• Không có kết quả nào được tìm thấy

PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG THÔNG TIN

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG THÔNG TIN"

Copied!
1
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TRƯỜNG ĐH NÔNG LÂM TPHCM CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM KHOA: CÔNG NGHỆ THÔNG TIN Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC

PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG THÔNG TIN

1. Thông tin về giảng viên:

Họ và tên: Lê Phi Hùng

Chức danh, học hàm, học vị: Thạc sĩ

Thời gian, địa điểm làm việc: Khoa Công Nghệ Thông Tin, Đại Học Nông Lâm Tp.HCM Địa chỉ liên hệ: 39/6 Trương Minh Ký, phường 13, quận Gò Vấp, TP.HCM

Điện thoại, email: 0908005585, hunglephi@hcmuaf.edu.vn, hunglephi@yahoo.com Các hướng nghiên cứu chính: Nhận dạng và xử lý ảnh, Data mining, Software Engineering 2. Thông tin chung về môn học

- Tên môn học: Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin - Tên tiếng Anh: Information System Analysis and Design - Mã môn học: 214461

- Số tín chỉ: 4

- Môn học: Bắt buộc - Các môn học tiên quyết:

- Các môn học trước : Nhập môn cơ sở dữ liệu, Thiết kế hướng đối tượng.

- Các môn học kế tiếp: Thị trường CNTT - Giờ tín chỉ đối với các hoạt động:

 Nghe giảng lý thuyết: 3

 Làm bài tập trên lớp:

 Thảo luận:

 Thực hành: 1

 Hoạt động theo nhóm:

 Tự học:

Địa chỉ Khoa/ bộ môn phụ trách môn học: Bộ môn Hệ thống Thông tin, Khoa Công Nghệ Thông Tin, Đại học Nông Lâm Tp.HCM, Khu phố 6, Phường Linh Trung, Quận Thủ Đức 3. Mục tiêu của môn học

Sau khi hoàn tất học phần, sinh viên có khả năng :

 Miêu tả quy trình phát triển phần mền hướng đối tượng bao gồm phương pháp luận và dòng công việc thực hiện.

 Thu thập yêu cầu hệ thống từ các người liên quan bằng các kỹ thuật truyền thống và hiện đại.

 Phân tích yêu cầu hệ thống để xác định các usecase và mô hình miền của bài toán.

 Dùng ngôn ngữ UML để mô hình và viết sưu liệu cho hệ thống.

 Chuyển lược đồ phân tích thành lược đồ thiết kế: Thiết kế hệ thống, Thiết kế đối tượng và thiết kế dữ liệu.

4. Tóm tắt nội dung môn học

Môn học tổ hợp các kiến thức về quy trình phát triển phần mềm, kỹ thuật hướng đối tượng, ngôn ngữ UML, và các kỹ thuật cần thiết nhằm xây dựng hệ thống hướng đối tượng mạnh mẽ.

Nội dung môn học trình bày một sơ đồ phân tích và thiết kế hướng đối tượng có tính thực hành cao và đầy đủ từ giai đoạn thu thập yêu cầu cho đến giai đoạn triển khai hệ thống.

(2)

Sinh viên được cung cấp một tiếp cận thực tế để phát triển phần mềm hướng đối tượng dùng một phương pháp luận được chấp nhận rộng rãi là Unified Process, và một đặc tả UML mới nhất. Tiến trình môn học đi qua các nội dung: căn bản về kỹ thuật hướng đối tượng và phương pháp phát triển phần mềm, phân tích và thu thập yêu cầu (bao gồm việc phỏng vấn người dùng liên quan), thiết kế và kiến trúc hệ thông, cài đặt, kiểm thử và triển khai.

5. Nội dung chi tiết môn học

Phần 1: Giới thiệu về hệ thống thông tin và quy trình phát triển phần mềm - Các khái niệm

+ Khái niệm dữ liệu và thông tin và hệ thống + Định nghĩa hệ thống thông tin

- Phân loại hệ thống thông tin + Phân loại theo chức năng

+ Phân loại theo các mức quản lý tổ chức - Các thực hành tốt nhất trong phát triển phần mềm

+ Develop Iteratively, Manage Requirements, Use Component Architectures, Model Visually (UML), Continuously Verify Quality, Manage Change - Quy trình RUP – Rational Unified Process

Phần 2: Thu thập yêu cầu

- Định nghĩa yêu cầu, Phân loại yêu cầu - Các kỹ thuật phát hiện yêu cầu

- Mô hình nghiệp vụ (Business Model) bằng lược đồ Activity

Phần 3: Mô hình yêu cầu - Mô hình Use case

+ Nhận diện Actor, Usecase + Lược đồ Use case

+ Đặc tả Use case

+ Mô hình dòng sự kiện usecase bằng lươc đồ Activity + UI Prototype

- Glossary - Đặc tả bổ sung

- Ví dụ về mô hình yêu cầu

Phần 4: Mô hình miền

- Nhận diện các khái niệm chính trong lĩnh vực bài toán

(3)

- Phân tích CRC (Class – Responsibility – Colaboration) - Xây dựng lược đồ lớp miền

+ Nhận diện các lớp miền.

+ Nhận diện các thuộc tính, quan hệ association ngữ nghĩa giữa các lớp.

+ Phân tích các quan hệ cấu trúc giữa các lớp: aggregation, generalization - Một số mẫu phân tích miền

Phần 5: Phân tích usecase

- Lược đồ lớp trong phân tích usecase - Các bước phân tích usecase

- Các lớp phân tích

+ Lớp biên (Boundary) + Lớp điều khiển (Control) + Lớp thực thể (Entity)

- Hiện thực usecase bằng lược đồ tương tác + Mô hình tương tác và việc gán trách nhiệm + Lược đồ trình tự (Sequence Diagram) + Lược đồ cộng tác (Collaboration Diagram) + Kiểm tra chéo lược đồ tương tác và lược đồ lớp

Phần 6: Mô hình trạng thái

- Các khái niệm về lược đồ trạng thái

- Mô hình vòng đời đối tượng bằng lược đồ trạng thái - Xây dựng lược đồ trạng thái từ lược đồ tương tác - Kiểm tra chéo các lược đồ

Phần 7: Nhận diện các thành phần thiết kế - Chuyển lớp phân tích thành lớp thiết kế - Các khái niệm: sub-system, package

- Tiếp cận phân chia hệ thống thành các hệ thống con: Layering and Partitioning

Phần 8: Thiết kế lớp

- Thiết kế đối tượng:

+ Định nghĩa thuộc tính, phép toán, phạm vi, kiểu, hướng và cài đặt quan hệ, tập hợp

(4)

- Áp dụng các mẫu thiết kế

Phần 9: Thiết kế cơ sở dữ liệu và quản lý dữ liệu - Các cách khác nhau để lưu trữ đối tượng - Cơ sở dữ liệu đối tượng

- Lưu trữ đối tượng vào mô hình dữ liệu quan hệ - Thiết kế tầng quản lý dữ liệu

Phần 10: Thiết kế Thiết kế giao diện - Các nguyên lý thiết kế giao diện - Một số mẫu thiết kế giao diện 6. Học liệu

1. Bennett, McRobb and Farmer, Object-Oriented Systems Analysis and Design Using UML, McGraw Hill, 2002.

2. Martin Fowler, UML Distilled: A Brief Guide to the Standard Object Modeling Language, 3nd Edition, Addison Wesley, 2003

3. Craig Larman, Applying UML and Patterns: An Introduction to Object-Oriented Analysis andDesign and Iterative Development, Addison Wesley, 2004

4. MACIASZEK, L.A., Requirements Analysis and System Design. Developing Information Systems with UML, Addison Wesley, 2001

7. Hình thức tổ chức dạy học

* Lịch trình chung: (Ghi tổng số giờ cho mỗi cột) Nội dung

Hình thức tổ chức dạy học môn học

Tổng Lên lớp

Thực hành

Tự học, tự nghiên cứu

thuyết Bài tập Thảo luận Phần 1: Giới thiệu về hệ thống thông

tin và quy trình phát triển phần mềm

3 3

Phần 2: Thu thập yêu cầu 3 3 2 8

Phần 3: Mô hình yêu cầu 6 2 6 3 17

Phần 4: Mô hình lớp miền 3 1 3 2 9

Phần 5: Phân tích usecase 6 2 6 3 17

Phần 6: Mô hình trạng thái 3 2 5

Phần 7: Nhận diện các thành phần thiết kế

3 3

Phần 8: Thiết kế kiến trúc hệ thống 3 3 2 8

Phần 9: Thiết kế lớp 4 3 2 9

Phần 10: Thiết kế cơ sở dữ liệu và quản lý dữ liệu

4 3 2 9

Phần 11: Thiết kế giao diện 3 3 2 8

8. Chính sách đối với môn học và các yêu cầu khác của giảng viên

(5)

Môn học này bao gồm lý thuyết, thực hành và bài tập nhóm (đồ án). Cụ thể như sau:

Học trên lớp

Sinh viên phải tham dự đầy đủ các buổi học trên lớp. Số tiết vắng không quá 30%

Bài giảng bằng tiếng Việt thông qua slide bài giảng tiếng Anh. Sinh viên đọc giáo trình bằng tiếng Anh.

Thực hành

Thực hành trên máy qua các ví dụ trong bài giảng và làm các bài tập thêm.

Sinh viên làm bài tập dưới sự hướng dẫn của trợ giảng.

Thảo luận nhóm để thực hiện đồ án Đồ án:

 Sinh viên được chia thành từng nhóm để hoàn thành một đồ án là một ứng dụng vừa áp dụng các kiến thức đã học. Sinh viên cần phải phân chia công việc cụ thể cho các thành viên trong nhóm để thực hiện, có bản báo cáo cho đồ án mà mình được giao. Dựa trên công việc hoàn tất, nhóm sinh viên phải cùng nhau làm một bài thuyết trình trước lớp và giảng viên phụ trách môn học.

9. Phương pháp, hình thức kiểm tra - đánh giá kết quả học tập môn học Phân chia các mục tiêu cho từng hình thức kiểm tra - đánh giá

9.1. Kiểm tra – đánh giá thường xuyên 9.2. Kiểm tra - đánh giá định kì:

 Tham gia học tập trên lớp (đi học đầy đủ, chuẩn bị bài tốt và tích cực thảo luận): 10%

 Bản thu hoạch đồ án 30%

 Thuyết trình 20%

 Kiểm tra - đánh giá cuối kì: 40%

9.3. Tiêu chí đánh giá các loại bài tập 9.4. Lịch thi, kiểm tra (kể cả thi lại):

Lần thi đầu tiên được tổ chức trong khoảng từ 2-3 tuần sau khi kết thúc môn học. Đối với các sinh viên không đạt kỳ thi lần 1 sẽ tiến hành thi lại lần hai trong khoảng 4 tuần sau khi có kết quả thi lần một. Các sinh viên không đạt hai lần thi sẽ phải học lại từ đầu môn học vào năm học sau.

Giảng viên Duyệt Chủ nhiệm bộ môn Thủ trưởng đơn vị đào tạo (Ký tên) (Ký tên) (Ký tên)

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Để khắc phục những vấn đề này, trong những năm gần đây nhiều nghiên cứu đã được thực hiện trong lĩnh vực điều khiển thông minh như là mạng nơron và logic mờ, bởi

Từ vấn đề trên, tác giả đã tập trung nghiên cứu mô phỏng thiết bị ROV với các mô hình động lực học và các yếu tố tác động đến ROV khi làm việc trong môi trường

ĐỌC BẢN ĐỒ- PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ ẢNH CỦA TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP CỦA TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ. 2.Phân tích ảnh hưởng của tài nguyên khoáng

Hệ thống thiết kế đã ứng dụng và minh chứng các kĩ thuật truyền dữ liệu có dây và không dây, cùng với các cảm biến cần thiết có thể được sử dụng để theo dõi các

Thứ hai, đề tài đã xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng của người tiêu dùng đối với sản phẩm thiết kế và thi công nội thất của công ty Woodpark bao

Để giải quyểt bài toán này học sinh phải nhớ công thúc tính diện tích của hình phẳng giới hạn bởi hai đường; thiết lâp phương trình hoành độ giao điểm, biển đổi và thiết

Bản đồ phân vùng nguy cơ trượt lở đất Thành phố Đà Lạt đã được thành lập qua sử dụng phương pháp phân tích thứ bậc AHP và công nghệ GIS, được kiểm chứng bằng cách so

+ Điều khiển đóng cắt máy cắt, các công tắc tơ tủ thiết bị phân phối và tủ bù công suất, ngoài ra giám sát hệ thống làm việc các thông số điện áp pha với pha, pha