• Không có kết quả nào được tìm thấy

Nghiên cứu nồng độ ST2 huyết tương hòa tan ở bệnh nhân bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tính

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Nghiên cứu nồng độ ST2 huyết tương hòa tan ở bệnh nhân bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tính"

Copied!
5
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày nhận bài: 28/10/2020 Ngày phản biện: 10/12/2020 Ngày chấp nhận đăng: 24/12/2020

Nghiên cứu nồng độ ST2 huyết tương hòa tan ở bệnh nhân bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tính

Thái Sơ 1, Lưu Quang Minh1, Nguyễn Văn Hùng2 Lương Công Thức2, Trần Viết Tiến2

1Hệ Sau Đại học, Học viện Quân y

2Bệnh viện Quân y 103, Học viện Quân y

TÓM TẮT

Mục tiêu: Khảo sát nồng độ ST2 huyết tương hòa tan ở bệnh nhân bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tính (BTTMCBMT).

Đối tượng và phương pháp: 97 bệnh nhân được chia thành 2 nhóm: nhóm bệnh gồm 67 bệnh nhân BTTMCBMT có chụp ĐMV tổn thương hẹp

≥50% và nhóm chứng gồm 30 người trưởng thành khỏe mạnh. Các đối tượng được khám lâm sàng, xét nghiệm ST2 huyết tương. So sánh nồng độ ST2 huyết tương hòa tan ở bệnh nhân BTTMCBMT với nhóm chứng, tìm điểm cut-off của giá trị ST2 huyết tương trong chẩn đoán BTTMCBMT.

Kết quả nghiên cứu: Tuổi trung bình của bệnh nhân BTTMCBMT là 68,51±9,52, nam giới chiếm tỉ lệ 77,6%. Nồng độ ST2 huyết tương trung bình của bệnh nhân BTTMCBMT là 12,22±9,51 ng/

ml, cao hơn nồng độ ST2 huyết tương trung bình của nhóm chứng là 2,19±0,78ng/ml, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p< 0,05). Nồng độ ST2 huyết tương có giá trị chẩn đoán BTTMCBMT tốt với AUC là 0,995 (95% CI: 0,986 - 1,000). Điểm cut- off của ST2 là 3,55 ng/ml với độ nhạy 97%, độ đặc hiệu 100%. Hầu hết bệnh nhân BTTMCBMT có

nồng độ ST2 huyết tương cao hơn ngưỡng cut-off (97%), trong khi 100% người khỏe mạnh có nồng độ ST2 huyết tương dưỡi ngưỡng cut-off, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,01.

Kết luận: Nồng độ ST2 huyết tương của bệnh nhân BTTMCBMT cao hơn người bình thường khỏe mạnh. Điểm cut-off của ST2 trong chẩn đoán BTTMCBMT là 3,55 ng/ml.

Từ khóa: Bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tính, ST2 huyết tương hòa tan.

ĐẶT VẤN ĐỀ

Bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tính còn gọi là đau thắt ngực ổn định (ĐTNÔĐ) hoặc bệnh động mạch vành ổn định. Đây là bệnh khá thường gặp ở các nước phát triển và có xu hướng gia tăng rất mạnh ở các nước đang phát triển [1]. Theo ước tính hiện ở Mỹ có khoảng gần 7 triệu người bị bệnh động mạch vành (đau thắt ngực ổn định) và hàng năm có thêm khoảng 350.000 người bị đau thắt ngực mới. Tỷ lệ này ở các nước phát triển khác cũng rất đáng lo ngại.

Tại châu Âu, có tới 600.000 bệnh nhân tử vong mỗi năm do bệnh ĐMV và là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong. Trong số các bệnh

(2)

ĐMV nói chung, ĐTNÔĐ chiếm tới khoảng hơn một nửa số bệnh nhân. Đối với các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam, bệnh ĐMV đang có xu hướng gia tăng nhanh chóng và gây nhiều thay đổi trong mô hình bệnh tim mạch [1]. Tổ chức y tế thế giới (WHO) dự báo rằng cho đến năm 2020, con số tử vong toàn cầu do BTTMCBMT sẽ tăng từ 7,6 triệu người năm 2005 lên 11,1 triệu người.

ST2 (Suppression of Tumorigenicity 2) chất ức chế hoạt tính gây ung thư thứ 2, là một glycoprotein xuyên màng thuộc họ receptor Toll-like/IL-1, có vai trò tu sửa thất trái, chống xơ hóa và phì đại cơ tim.

Biến đổi nồng độ ST2 hòa tan có liên quan đến sự bảo tồn phân suất tống máu và cải thiện tiên lượng sống [6]. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh vai trò của ST2 trong chẩn đoán và tiên lượng bệnh nhân bệnh mạch vành và suy tim. Khuyến cáo của hội tim mạch Châu âu năm 2012, cũng như khuyến cáo của hội tim mạch Việt nam năm 2015 đã đưa ST2 là chất chỉ điểm sinh học mới về sợi hóa cơ tim trong chẩn đoán, phát hiện yếu tố làm nặng, theo dõi điều trị và tiên lượng bệnh nhân suy tim [2]. Tuy vậy, giá trị cụ thể của nồng độ ST2 được coi là tăng còn chưa thống nhất giữa các nghiên cứu. Tại Việt Nam hiện có rất ít nghiên cứu về ST2 trong bệnh lý bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tính vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu nồng độ ST2 huyết tương hòa tan ở bệnh nhân bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tính”.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP Đối tượng nghiên cứu

97 bệnh nhân được chia thành 2 nhóm: nhóm bệnh gồm 67 bệnh nhân BTTMCBMT có chụp ĐMV tổn thương hẹp ≥50% và nhóm chứng gồm 30 người trưởng thành khỏe mạnh tại Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện Quân y 103 từ tháng 10/2017 đến tháng 10/2018. Tất cả đối tượng đều đồng ý tham gia nghiên cứu.

Phương pháp nghiên cứu:

- Thiết kế nghiên cứu: mô tả cắt ngang.

- Khám lâm sàng, đánh giá các yếu tố nguy cơ của BTTMCBMT. Xét nghiệm nồng độ ST2 hòa tan trong huyết tương. Mẫu máu tĩnh mạch được lấy trong cùng ngày thăm khám bệnh nhân và làm siêu âm tim. Định lượng nồng độ ST2 hòa tan trong huyết tương theo phương pháp ELISA được chuẩn hóa The Critical Diagnostics Presage® ST2 Assay.

- Khảo sát nồng độ ST2 huyết tương hòa tan ở bệnh nhân bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tính, có so sánh với nhóm chứng. Tìm điểm cut-off của giá trị ST2 huyết tương trong chẩn đoán BTTMCBMT.

- Xử lí số liệu: số liệu được trình bày dưới dạng số trung bình ± độ lệch chuẩn hoặc tỷ lệ phần trăm.

So sánh giá trị trung bình giữa các nhóm bằng test t – student (nếu số liệu tuân theo quy luật phân phối chuẩn) hoặc Mann – Whitney (nếu số liệu không tuân theo quy luật phân phối chuẩn). So sánh biến định tính bằng thuật toán Chi – square. Dùng đường cong ROC để đánh giá giá trị chẩn đoán và điểm cut-off của chỉ số ST2, diện tích dưới đường cong (AUC) ≥ 0,8 được xem là tốt. Xác định độ nhạy, độ đặc hiệu của chỉ số ST2 trong tiên lượng BTTMCBMT. Giá trị p < 0,05 được coi có ý nghĩa thống kê. Xử lí số liệu bằng phần mềm SPSS 22.0 (IBM Inc, Mỹ).

KẾT QUẢ

Bảng 1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu

Nhóm Đặc điểm

Nhóm chứng (n=30)

Nhóm bệnh (n=67)

p

Tuổi (năm) 39,87±6,27 68,51±9,52 <0,05 Nam giới (n,%) 14 (46,7%) 52 (77,6%) <0,05 BMI (kg/m2) 22,34±1,96 22,27±2,48 >0,05

(3)

Nhận xét: Tuổi trung bình của nhóm bệnh nhân BTTMCBMT là 68,51±9,52, cao hơn nhóm chứng có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Nam giới chiếm 77,6% ở nhóm bệnh, cao hơn so với nhóm chứng (46,7%) có ý nghĩa thống kê. Không thấy sự khác biệt về chỉ số BMI trung bình giữa hai nhóm.

Bảng 2. Nồng độ ST2 huyết tương của đối tượng nghiên cứu.

Đặc điểm Nhóm chứng (n=30)

Nhóm bệnh (n=67) p ST2 (ng/ml) 2,19±0,78 12,22±9,51 p<0,05

Nhận xét: Nồng độ ST2 huyết tương trung bình của nhóm bệnh là 12,22±9,51 ng/ml cao hơn nồng độ ST2 huyết tương của nhóm chứng là 2,19±0,78 ng/ml, sự khác biệt giữa hai nhóm có ý nghĩa thống kê (p<0,05).

Biểu đồ 1. Đường cong ROC của chỉ số ST2

Nhận xét: Diện tích dưới đường biểu diễn ROC của chỉ số ST2 trong tiên lượng bệnh nhân BTTMCBMT là 0,995 (95% CI: 0,986 - 1,000).

Điểm cut-off của ST2 là 3,55 ng/ml với độ nhạy 97%, độ đặc hiệu 100%.

Bảng 3. Liên quan giữa nồng độ ST2 huyết tương và BTTMCBMT

Đặc điểm

Nhóm chứng (n=30)

Nhóm bệnh

(n=67) p

n % n %

ST2 ≥3,55 ng/ml 0 0 65 97

p<0,01

ST2 <3,55 ng/ml 30 100 2 3

Tổng 30 100 67 100

Nhận xét: 97% bệnh nhân BTTMCBMT có nồng độ ST2 huyết tương cao hơn ngưỡng cut-off, trong khi đó 100% người khỏe mạnh có nồng độ ST2 huyết tương dưỡi ngưỡng cut-off, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê.

BÀN LUẬN

Trong nghiên cứu của chúng tôi, độ tuổi trung bình của bệnh nhân BTTMCBMT là 68,51±9,52, độ tuổi trung bình của nhóm chứng là 39,87±6,27. Nhóm chứng trong nghiên cứu là

những cán bộ, công nhân viên của Học viện quân y, khám sức khỏe định kỳ tại Học viện Quân y được tuyển chọn sau khi khám lâm sàng, cận làm sàng các chỉ số bình thường, chẩn đoán là người khỏe mạnh. Độ tuổi trung bình của nhóm bệnh là tương đối cao, tương tự với các tác giả trong nước nhưng cao hơn so với các nghiên cứu nước ngoài.

Sở dĩ có sự khác nhau này là do điều kiện kinh tế xã hội và thiếu các thiết bị y tế nên ở nước ta bệnh nhân thường được chẩn đoán muộn hơn. Chúng tôi nhận thấy ở bệnh nhân BTTMCBMT nam

(4)

giới chiếm tỉ lệ 77,6%, nữ giới là 22,4% (nam/nữ:

52/15). Kết quả này cũng tương tự với các tác giả khác. Dieplinger và cộng sự khảo sát 1345 bệnh nhân BTTMCBMT có 1008 nam giới (75%) và 337 nữ giới (25%) với độ tuổi trung bình 65 tuổi [3]. BMI trung bình ở nhóm bệnh là 22,27±2,48 kg/m2, thấp hơn nhóm chứng có chỉ số BMI trung bình là 22,34±1,96 kg/m2, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).

ST2 hay Suppression of Tumorigenicity 2, là một protein trong họ receptor IL-1, bao gồm hai dạng chính là dạng nằm xuyên qua màng tế bào (ST2L) và dạng hòa tan lưu hành trong huyết tương (sST2: soluble ST2) có thể định lượng được bằng phương pháp miễn dịch gắn men (ELISA), tồn tại chủ yếu ở tế bào cơ tim và tế bào xơ cơ tim [4]. Nhiều nghiên cứu cho thấy ST2 là một yếu tố dự báo độc lập về nguy cơ tử vong do mọi nguyên nhân ở bệnh nhân BTTMCBMT [3]. Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy nồng độ ST2 huyết tương trung bình của bệnh nhân BTTMCBMT là 12,22±9,51 ng/ml, cao hơn nồng độ ST2 huyết tương trung bình của nhóm chứng là 2,19±0,78ng/ml, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p< 0,05). Tương tự nghiên cứu của chúng tôi, Dieplinger B. và cộng sự (2014) nghiên cứu trên 1345 bệnh nhân BTTMCBMT thấy rằng nồng độ ST2 huyết tương trung bình trong nghiên cứu (19,4 ng/ml) cao hơn rõ rệt so với nồng độ ST2 huyết tương trung bình ở người hiến máu khỏe mạnh (11,1 ng/ml) [3]. Lý giải cho kết quả này, các tác giả đều cho rằng ở bệnh nhân BTTMCBMT, tình trạng hẹp động mạch vành sẽ gây tổn thương thiếu máu, viêm do vữa xơ, quá tải áp lực lên cơ thất trái, làm cơ thất trái tăng cường co bóp hoạt động gây ra sự căng giãn mạnh lên tế bào cơ tim và tế bào xơ cơ tim, hai loại tế bào tế cơ đáp ứng tăng biểu hiện của ST2L và sST2, dẫn đến tăng nồng độ ST2 huyết tương ở

bệnh nhân BTTMCBMT [3], [5].

Khi khảo sát giá trị tiên lượng của nồng độ ST2 huyết tương bằng đường cong ROC, chúng tôi nhận thấy diện tích dưới đường cong (AUC) của chỉ số ST2 trong tiên lượng bệnh nhân BTTMCBMT là 0,995 (95% CI: 0,986 - 1,000).

Điểm cut-off của ST2 là 3,55 ng/ml với độ nhạy 97%, độ đặc hiệu 100%. Bệnh nhân BTTMCBMT có nồng độ ST2 huyết tương cao hơn ngưỡng cut- off chiếm tỷ lệ chủ yếu (97%), trong khi đó 100%

người khỏe mạnh có nồng độ ST2 huyết tương dưỡi ngưỡng cut-off, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,01. Tương tự với chúng tôi, sau khi phân tích trên dữ liệu của nghiên cứu Framingham, Wang T. J. (2012) nhận thấy so với người trưởng thành khỏe mạnh, nồng độ ST2 huyết tương ở bệnh nhân BTTMCBMT tương đối cao (ngưỡng 23,6 ng/mL đối với nam và 18,8 ng/mL với nữ) [5]. Đồng thời, tác giả nhận thấy ST2 huyết tương còn có mối tương quan với tuổi cao, nam giới và huyết áp tâm thu, đóng vai trò như một nguy cơ của bệnh lý tim mạch chuyển hóa.

KẾT LUẬN

Tuổi trung bình của bệnh nhân BTTMCBMT là 68,51±9,52, nam giới chiếm tỉ lệ 77,6%. Nồng độ ST2 huyết tương trung bình của bệnh nhân BTTMCBMT là 12,22±9,51 ng/ml, cao hơn nồng độ ST2 huyết tương trung bình của nhóm chứng là 2,19±0,78ng/ml, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p< 0,05). Nồng độ ST2 huyết tương có giá trị chẩn đoán BTTMCBMT tốt với AUC là 0,995 (95% CI: 0,986 - 1,000). Điểm cut-off của ST2 là 3,55 ng/ml với độ nhạy 97%, độ đặc hiệu 100%.

Hầu hết bệnh nhân BTTMCBMT có nồng độ ST2 huyết tương cao hơn ngưỡng cut-off (97%), trong khi 100% người khỏe mạnh có nồng độ ST2 huyết tương dưỡi ngưỡng cut-off, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,01.

(5)

SUMMARY

Plasma soluble ST2 level in patients with stable coronary artery disease

Objectives: To investigate plasma soluble ST2 (sST2) level in stable coronary artery disease (CAD) patients.

Subjects and methods: 67 patients with stable CAD determined by coronary angiography and 30 normal participants. sST2 plasma level was measured in all patients.

Results: Mean age of stable CAD patients was 68.51±9.52 years, with 77.6% of the patients was male.

Plasma soluble ST2 level in patients with stable CAD was 12,22±9,51 ng/ml, significantly higher than normal subjects (2,19±0,78ng/ml) with p<0,05. The AUC of sST2 = 0.995 (95% CI: 0.986 – 1.000), while cut-off value of sST2 was 3.55 ng/ml, Se = 97%, Sp = 100%. Almost all CAD patients had increased sST2 plasma level.

Conclusions: Plasma soluble ST2 level in patients with stable CAD is significantly higher than normal persons. Cut-off value of sST2 is 3.55 ng/ml.

Keywords: Stable coronary artery disease, sST2 concentrations.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Hội Tim mạch học Việt Nam (2008), “Khuyến cáo 2008 của Hội Tim mạch học Việt Nam về xử trí bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tính (Đau thắt ngực ổn định),” Khuyến cáo 2008 về các bệnh tim mạch và chuyển hóa, Nhà xuất bản y học, tr.329-350.

2. Hội Tim mạch học Việt Nam (2015), “Khuyến cáo của Hội Tim mạch học Việt Nam về chẩn đoán và điều trị suy tim: Cập nhật 2015”, Nhà xuất bản y học, tr.1-35.

3. Dieplinger B., Egger M., Haltmayer M., et al. (2014), “Increased soluble ST2 predicts long- term mortality in patients with stable coronary artery disease: results from the Ludwigshafen risk and cardiovascular health study”, Clin Chem, 60(3), 530-40.

4. Pfetsch V., Sanin V., Jaensch A., et al. (2017), “Increased Plasma Concentrations of Soluble ST2 Independently Predict Mortality but not Cardiovascular Events in Stable Coronary Heart Disease Patients:

13-Year Follow-up of the KAROLA Study”, Cardiovasc Drugs Ther, 31(2), 167-177.

5. Wang T. J., Wollert K. C., Larson M. G., et al. (2012), “Prognostic utility of novel biomarkers of cardiovascular stress: the Framingham Heart Study”, Circulation, 126(13), 1596-604.

6. Weir R. A., Miller A. M., Murphy G. E., et al. (2010), “Serum soluble ST2: a potential novel mediator in left ventricular and infarct remodeling after acute myocardial infarction”, J Am Coll Cardiol, 55(3), 243-50.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Nghiên cứu đã được thực hiện kết hợp chặt chẽ giữa lâm sàng và phòng xét nghiệm: những kết quả xét nghiệm thu được (phát hiện bệnh nhân có.. kháng thể

Bên cạnh việc phát hiện mối liên quan giữa những dấu ấn viên với phát triển ung thư, thì gần đây cũng có một số nghiên cứu về những bất thường đông cầm máu trên bệnh

Có thể giải thích rằng thiếu máu trong lao phổi chủ yếu là do quá trình viêm, do rối loạn chuyển hóa sắt, do ức chế tủy xương sinh máu; khi được

Và theo Mizuno, Y.Suzuki, T.Nakagawa [128] trong một nghiên cứu phân tích gộp trên các đối tượng là bệnh nhân tâm thần phân liệt về chiến lược để đối phó với việc

Theo hiểu biết của chúng tôi, tại Việt Nam, hiện chƣa có báo cáo nghiên cứu với số lƣợng mẫu đủ lớn để khảo sát nồng độ lipid máu ở bệnh nhân vảy nến cũng nhƣ chƣa

Kháng insulin là một yếu tố bệnh sinh chính của ĐTĐTK và thiếu vitamin D có liên quan với tăng kháng insulin, do đó nghiên cứu mối liên quan giữa nồng

Để có thêm cơ sở chẩn đoán bệnh đơn giản, dễ thực hiện, phù hợp với tuyến y tế cơ sở, đồng thời theo dõi phát hiện các tổn thƣơng gan mật phối hợp khác là rất cần

Tuy nhiên, tỷ số khả dĩ dƣơng tính cho mối liên quan giữa nồng độ KT kháng dsDNA với đợt cấp thận lupus cũng khá thấp, có nghĩa là xét nghiệm này cũng không có nhiều