• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Nguyễn Huệ #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Nguyễn Huệ #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom"

Copied!
13
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

KẾ HOẠCH BÀI DẠY TUẦN 6

Thời gian xây dựng kế hoạch: 08/10/2021 Thời gian thực hiện: 11/10/2021

Lớp: 2D Buổi chiều:

Toán:

BÀI 19: BẢNG TRỪ CÓ NHỚ TRONG PHẠM VI 20 (TIẾT 2)

I. Mục tiêu: HS đạt các yêu cầu sau:

*Kiến thức, kĩ năng:

- Tìm được kết quả các phép trừ có nhớ trong phạm vi 20 và thành lập Bảng trừ có nhớ trong phạm vi 20.

- Vận dụng Bảng trừ (tra cứu Bảng trừ) trong thực hành tính nhẩm (chưa yêu cầu học sinh ngay lập tức phải học thuộc lòng Bảng trừ).

- Liên hệ kiến thức đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế cuộc sống hằng ngày trong gia đình, cộng đồng.

*Năng lực:

- Năng lực chung:Góp phần hình thành vàphát triển năng lực tự chủ, tự học giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo.

- Năng lực đặc thù: Phát triển NL sử dụng công cụ và phương tiện học toán, NL giải quyết vấn đề toán học, NL tư duy và lập luận toán học.

* Phẩm chất:

- Chăm chỉ: Biết chăm học tập và giáo dục thêm tình yêu với môn học.

II. Chuẩn bị:

1. GV: Các thẻ chấm tròn, các thẻ phép tính.

2. HS: Que tính, sách giáo khoa, vở Bài tập Toán 2, tập 1.

III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Khởi động ( 5p )

Mục tiêu: Tạo tâm thế hào hứng cho học sinh.

- GV cùng khởi động với hs.

Giới thiệu bài: Tiết học trước, các em đã biết cách lập bảng trừ có nhớ trong phạm vi 20, hôm nay các em cùng vận dụng để đi giải các bài tập có liên quan đến bảng trừ.

- GV ghi bảng:

Bài 19: Bảng trừ có nhớ trong phạm

- Cho lớp hát một bài. HS hát và vỗ tay theo nhịp.

Lắng nghe.

(2)

vi 20 (tiết 2)

- Trình chiếu mục tiêu.

2.Thực hành, luyện tập.

Bài 3:

Mục tiêu: HS biết vận dụng bảng trừ trong thực hành tính nhẩm và liên hệ giải quyết một số tình huống gắn với thực tế.

- Cho hs đọc yêu cầu và làm bài tập 3.

GV nhận xét, chốt đáp án đúng.

- Để điền được phép tính đúng, con đã làm thế nào?

- GV tuyên dương học sinh có sáng tạo.

Bài 4:

Mục tiêu:Liên hệ giải quyết một số tình huống gắn với thực tế.

- Gọi hs đọc đề bài.

- HDHS phân tích đề.

+ Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?

+ HS suy nghĩ, làm bài vào vở, sau đó chia sẻ với bạn.

- GV nhận xét, hỏi học sinh vì sao con làm phép trừ 13 – 7?

Với bài toán đi tìm đối tượng còn lại, ta làm phép tính trừ.

3.Vận dụng.

Mục tiêu: HS biết vận dụng bảng trừ có nhớ trong phạm vi 20 thực tế.

- Khuyến khích hs tự nghĩ ra một số tình huống trong thực tế có liên quan đến phép trừ có nhớ trong phạm vi 20.

HS mở sgk, đọc nối tiếp tên bài.

Đọc to mục tiêu.

HS đọc đề bài sau đó tự làm vào vở Bài tập Toán: viết phép tính thích hợp cho từng ô còn thiếu.

- Trao đổi với bạn về bài làm của mình.

- Chia sẻ trước lớp.

Con tra Bảng trừ/ Con lấy số bị trừ làm mốc và đặt câu hỏi: 11 trừ mấy bằng 8? 12 trừ mấy bằng 8?13 trừ mấy bằng 8….

- HS đọc to đề bài.

+ Bài toán cho biết giàn gấc nhà bà Nga có tất cả 13 quả, trong đó có 7 quả đã chin.

+ Bài toán hỏi: Giàn gấc còn mấy quả chưa chin?

- Làm bài cá nhân vào vở, sau đó chia sẻ với bạn trong nhóm đôi.

- 2- 3 hs chia sẻ trước lớp.

HS trả lời.

- HS nếu tình huống, mời bạn trả lời.

VD: Cô giáo mua về 15 chiếc bút chì, cô đã thưởng cho học sinh 9 chiếc. Hỏi cô giáo còn lại bao nhiêu chiếc bút chì?

(3)

GV nhận xét, tuyên dương hs đã biết vận dụng bảng trừ vào thực tế.

4.Củng cố, dặn dò ( 5p )

Mục tiêu: HS chia sẻ về nội dung bài.

- Hôm nay các em biết thêm được điều gì?

- Liên hệ về nhà, em hãy tìm tình huống thực tế liên quan đến phép trừ có nhớ trong phạm vi 20, hôm sau chia sẻ với các bạn.

Nhận xét tiết học.

Em được ôn tập về bảng trừ có nhớ trong phạm vi 20 và vận dụng vào tình huống thực tế.

Lắng nghe, thực hiện.

IV. Điều chỉnh sau tiết dạy ( Nếu có )

……….

……….

……….

--- Đạo đức:

BÀI 3: KÍNH TRỌNG THẦY GIÁO, CÔ GIÁO ( Tiết 1 ) I. Mục tiêu:

*Kiến thức, kĩ năng:

- HS biết được những việc mà thầy giáo, cô giáo đã làm cho em.

- HS biết những việc cần làm để thể hiện sự kính trọng thầy giáo, cô giáo.

*Phát triển năng lực và phẩm chất:

- Rèn năng lực phát triển bản thân, điều chỉnh hành vi.

- Hình thành phẩm chất nhân ái, chăm chỉ.

*THLM: Mỗi học sinh có một nơi yêu thích trong trường, tạo niềm vui cho các em mỗi ngày tới trường.

II. Đồ dùng dạy học:

- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài.

- HS: SGK.

III. Các hoạt động dạy học:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Kiểm tra ( 5p )

- Em đã làm gì để thể hiện tình yêu quê hương em?

- Nhận xét, tuyên dương HS.

- 2-3 HS nêu.

(4)

2. Dạy bài mới ( 25p ) 2.1. Khởi động:

- Cho HS nghe và vận động theo nhịp bài hát Bông hồng tặng cô.

- Bạn nhỏ trong bài hát đã làm gì để thể hiện sự kính yêu cô giáo?

- Nhận xét, dẫn dắt vào bài.

2.2. Khám phá:

*Hoạt động 1: Tìm hiểu những việc thầy giáo, cô giáo đã làm cho em.

- GV cho HS quan sát tranh sgk tr.14- 15, tổ chức thảo luận nhóm 4, YC HS trả lời câu hỏi:

+ Em hãy nêu những việc làm của thầy giáo, cô giáo trong các bức tranh trên.

+ Những việc làm của thầy cô giáo đem lại điều gì cho em?

- GV chốt: Thầy giáo, cô giáo dạy em biết đọc, biết viết, biết những kiến thức trong cuộc sống; thăm hỏi, động viên,

*Hoạt động 2: Tìm hiểu những việc cần làm để thể hiện sự kính trọng thầy giáo, cô giáo.

- GV cho HS quan sát tranh sgk/tr.14- 15, YC thảo luận nhóm đôi và trả lời câu hỏi: Các bạn trong tranh đang làm gì? Việc đó thể hiện điều gì?

- Tổ chức cho HS chia sẻ.

+ Em cần làm gì để thể hiện sự kính trọng thầy giáo, cô giáo?

- GV nhận xét, tuyên dương.

- GV chốt:

+ Những việc làm thể hiện sự kính trọng, biết ơn thầy giáo, cô giáo: chào hỏi, chú ý nghe giảng, học hành chăm chỉ, lễ phép, ……

+Những việc làm không thể hiện sự tôn trọng, biết ơn thầy giáo, cô giáo:

không chào hỏi, cãi lời, nói trống không, nói chuyện trong giờ học,

- HS thực hiện.

- HS chia sẻ.

- HS thảo luận nhóm 4 - 2-3 HS chia sẻ.

- 2-3 HS trả lời.

- HS lắng nghe.

- HS thảo luận theo cặp.

- HS chia sẻ.

- 3-4 HS trả lời.

- HS lắng nghe.

(5)

không học bài, không làm bài tập, không vâng lời,….

3. Củng cố, dặn dò ( 5p ) - Hôm nay em học bài gì?

*THLM:+ Em có thích tới trường không ?Vì sao ?

- Về nhà hãy vận dụng bài học vào cuộc sống.

- Nhận xét giờ học.

-Hs trả lời

- HS chia sẻ.

IV. Điều chỉnh sau tiết dạy ( Nếu có )

……….

……….

……….

--- Thời gian xây dựng kế hoạch: 09/10/2021

Thời gian thực hiện: 12/10/2021 Lớp: 2D

Buổi chiều:

Tự nhiên và xã hội : CHỦ ĐỀ 2: TRƯỜNG HỌC BÀI 5: MỘT SỐ SỰ KIỆN Ở TRƯỜNG

( Tiết 1 ) I. Mục tiêu

-Nêu được tên, ý nghĩa và các hoạt động của một đến hai sự kiện thường được tổ chức ở trường.

-Xác định được các hoạt động của HS khi tham gia các sự kiện ở trường.

Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.

-Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.

-Chia sẻ được cảm nhận của bản thân đối với một số sự kiện ở trường.

Làm được một số việc thiết thực để chuẩn bị cho một số sự kiện sẽ được tổ chức ở trường.

II. Chuẩn bị

1. Thiết bị dạy học a. Đối với giáo viên

- Giáo án.

- Các hình trong SGK.

- Vở Bài tập Tự nhiện và Xã hội 2.

- Một số thẻ ghi câu đố và đáp án trong trò chơi Đố bạn.

(6)

- Một số hình ảnh về hoạt động của HS trong một số sự kiện của nhà trường.

b. Đối với học sinh - SGK.

- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. Các hoạt động dạy học:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Tiết 1

1.Khởi động ( 5p )

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

b. Cách thức tiến hành:

- GV cho HS hát một bài hát liên quan đến trường học quen thuộc với các em (bài Vui đến trường).

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

+ Khi đến trường em có cảm nhận gì?

+ Ở trường em được tham gia những sự kiện nào? Vào thời gian nào?

- GV dẫn dắt vấn đề: Năm nay các em đã là học sinh lớp 2, các em đã quen thuộc hơn với một số sự kiện và hoạt động ở trường tiểu học. Vậy các em có biết ý nghĩa của một số hoạt đông thường được tổ chức ở trường không? Chúng ta sẽ cùng tìm câu trả lời trong bài học ngày hôm nay - Bài 5: Một số sự kiện ở trường học.

2.Hình thành kiến thức ( 25p ) Hoạt động 1: Một số sự kiện thường được tổ chức ở trường và ý nghĩa của sự kiện đó

a. Mục tiêu: Nêu được tên, ý nghĩa của một số sự kiện thường được tổ chức ở trường ở trường.

b. Cách tiến hành:

- GV tổ chức cho HS chơi trò

- HS trả lời tùy theo suy nghĩ và cảm nhận của từng em.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

HS trả lời câu hỏi.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

(7)

chơi Đố bạn.

- GV phổ biến luật chơi:

+ Nhóm 1 cử một bạn đọc câu đố, nhóm 2 trả lời

+ Nếu trả lời được, nhóm 2 sẽ đọc câu đố cho nhóm 1 trả lời. Nếu nhóm nào trả lời không đúng hoặc không trả lời được là thua.

- GV yêu cầu HS trả lời một số câu đố trong trò chơi Đố bạn:

+ Sự kiện nào được tổ chức vào tháng 3 để tôn vinh phụ nữ?

+ Sự kiện nào được tổ chức để chào mừng năm học mới?

+ Sự kiện nào được tổ chức để thúc đẩy phong trào thể dục,

thể thao của nhà trường?

+ Sự kiện nào được tổ chức vào tháng 11 để tôn vinh thầy, cô giáo

Việt Nam?

+ Sự kiện nào được tổ chức để tôn vinh giá trị của sách?

+ Sự kiện nào được tổ chức để chào đón tết Nguyên đán của dân tộc Việt Nam.

- GV chốt lại tên một số sự kiện thường được tổ chức ở trường và ý nghĩa của các sự kiện đó:

+ Ngày Khai giảng: chào mừng năm học mới.

+ Ngày Nhà giáo Việt Nam: tôn vinh thầy, cô giáo.

+ Ngày Quốc tế phụ nữ: tôn vinh phụ nữ.

HS trả lời.

HS quan sát tranh, trả lời câu hỏi.

- HS trả lời: Một số hoạt động trong Ngày Khai giảng: Đón học sinh lớp 1; Lễ chào cơ, hát Quốc ca; Hiệu trưởng đọc diễn văn khai giảng; Hiệu trưởng đánh trống khai giảng; Học sinh biểu diễn văn nghệ chào mừng Ngày Khai giảng.

- HS trả lời:

+ Một số hoạt động trong Ngày Khai giảng ở trường em: Đại diện phụ huynh học sinh tặng hoa cho nhà trường; trao bằng khen cho các học sinh có thành tích nổi bật,...

+ Ý nghĩa của Ngày Khai giảng:

“Khai” có nghĩa là mở ra, bắt đầu;

“giảng” có nghĩa là giảng giải, diễn giảng. “Khai giảng” có nghĩa là bắt đầu giảng dạy (nghĩa mở rộng). Hiểu một cách cụ thể hơn, “khai giảng” là

bắt đầu.

giảng dạy cho một năm học hay khóa học mới. Ngày khai giảng là ngày đầu

tiên của năm học hay khóa học đó.

(8)

+ Ngày Hội đọc sách: tôn vinh giá trị của sách.

+ Hội Chợ xuân: chào đón tết Nguyên đán của dân tộc Việt Nam.

+ Hội khỏe Phù Đổng: Thúc đẩy phong trào thể dục, thể thao của nhà trường.

- GV yêu cầu một số HS trả lời câu hỏi SGK trang 26: Hãy kể tên một số sự kiện được tổ chức ở trường.

Hoạt động 2: Nhận xét về nhà ở trong tình

huống cụ thể a. Mục tiêu: Nêu được một số hoạt động trong Ngày khai giảng.

b. Cách tiến hành:

Bước 1: Làm việc theo cặp - GV yêu cầu HS quan sát các hình từ Hình 1 đến Hình 5 SGK trang 27 và trả lời câu hỏi: Nói về một số hoạt động trong Ngày Khai giảng qua các hình dưới đây.

Bước 2: Hoạt động cả lớp

- GV mời một số cặp trình bày kết quả làm việc trước lớp. HS khác nhận xét.

- GV bổ sung câu trả lời của HS:

Ngày Khai giảng thường có hai phần, đó là phần Lễ và phần Hội. Phần Lễ:

chào cờ, hát Quốc ca, Hiệu trưởng đọc diễn văn khai giảng. Phần Hội là các tiết mục văn nghệ, đồng diễn thể dục, thể thao.

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

+ Kể về một số hoạt động trong Ngày Khai giảng ở trường em.

(9)

+ Nêu ý nghĩa của Ngày khai giảng.

4.Củng cố - dặn dò ( 5p ) - Nhận xét tiết học

- Dặn dò hs tiết sau

-Lắng nghe thực hiện yêu cầu IV. Điều chỉnh sau tiết dạy ( Nếu có )

……….

……….

……….

--- Thời gian xây dựng kế hoạch: 10/10/2021

Thời gian thực hiện: 13/10/2021 Lớp: 2D

Buổi chiều:

Tiếng việt:

BÀI 13: YÊU LẮM TRƯỜNG ƠI!

I. Mục tiêu:

*Kiến thức, kĩ năng:

- Đọc đúng từ ngữ, đọc rõ ràng bài thơ, ngữ điệu phù hợp với cảm xúc yêu thương của bạn nhỏ dành cho ngôi trường.

- Hiểu nội dung bài: tình cảm yêu thương và gắn bó của bạn nhỏ dành cho ngôi trường, thầy cô và bạn bè.

*Phát triển năng lực và phẩm chất:

- Giúp hình thành và phát triển năng lực văn học: khả năng quan sát sự vật xung quanh.

- Biết trân trọng, yêu thương thầy cô, bạn bè.

II. Đồ dùng dạy học:

- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.

- HS: Vở BTTV.

III. Các hoạt động dạy học:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Kiểm tra:

2. Dạy bài mới:

2.1. Khởi động:

- Cho HS hát: Em yêu trường em.

- GV hỏi:

+ Có những sự vật nào được nhức đến trong bài hát?

+ Bài hát nói về điều gì?

- GV dẫn dắt, giới thiệu bài.

2.2. Khám phá:

* Hoạt động 1: Đọc văn bản.

- HS thảo luận theo cặp và chia sẻ.

- 2-3 HS chia sẻ.

(10)

- GV đọc mẫu: giọng chậm rãi, ngữ điệu nhẹ nhàng.

- HDHS chia đoạn: ( 5 đoạn)

- Luyện đọc từ khó kết hợp giải nghĩa từ:

xôn xao, xanh trời,…

- Luyện đọc nối tiếp

- Luyện đọc đoạn: GV tổ chức cho HS luyện đọc đoạn theo nhóm năm.

* Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi.

- GV gọi HS đọc lần lượt 4 câu hỏi trong sgk/tr.56.

- GV HDHS trả lời từng câu hỏi đồng thời hoàn thiện vào VBTTV/tr.28.

- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu.

- Nhận xét, tuyên dương HS.

* Hoạt động 3: Luyện đọc lại.

- GV đọc diễn cảm cả bài thơ. Lưu ý giọng của .

- Gọi HS đọc toàn bài.

- Nhận xét, khen ngợi.

* Hoạt động 4: Luyện tập theo văn bản đọc.

Bài 1:

- Gọi HS đọc yêu cầu sgk/ tr.56.

- YC HS trả lời câu hỏi đồng thời hoàn thiện vào VBTTV/tr.28.

- Tuyên dương, nhận xét.

Bài 2:

- Gọi HS đọc yêu cầu sgk/ tr.56.

- HDHS nối cột A với cột B.

- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.

- 1 HS lên thực hiện.

- Cả lớp đọc thầm.

- HS đọc nối tiếp đoạn.

- HS luyện đọc.

- 2-3 HS đọc.

- HS thực hiện theo nhóm năm.

- HS lần lượt đọc.

- HS lần lượt chia sẻ ý kiến:

C1: Thứ tự tranh: 1,2,3

C2: Những câu thơ tả tả các bạn học sinh trong giờ ra chơi là:

Hồng hào gương mặt, Bạn nào cũng xinh.

C3: yêu hàng cây mát, yêu tiếng chim hót xôn xao như khúc nhạc trên vòm lá xanh, yêu khung cửa sổ có bàn tay lá quạt gió mát, yêu những lời giảng ngọt ngào của cô giáo.

C4: Bạn nhỏ nhớ: Lời cô ngọt ngào/ Thấm từng trang sách.

- HS lắng nghe, đọc thầm.

- 2-3 HS đọc.

- 2-3 HS đọc.

- 2-3 HS chia sẻ đáp án, nêu lí do vì sao lại chọn ý đó.

- 1-2 HS đọc.

- HS làm bài cá nhân vào VBT.

(11)

- Nhận xét chung, tuyên dương HS.

3. Củng cố, dặn dò ( 5p ) - Hôm nay em học bài gì?

- GV nhận xét giờ học.

- HS lên bảng.

- HS chia sẻ.

IV. Điều chỉnh sau tiết dạy ( Nếu có )

……….

……….

……….

--- Thời gian xây dựng kế hoạch: 11/10/2021

Thời gian thực hiện: 14/10/2021 Lớp: 2B

Buổi sáng:

Hoạt động trải nghiệm:

BÀI 6: GÓC HỌC TẬP CỦA EM I. Mục tiêu

- HS biết luôn quan tâm đến các đồ dùng học tập của mình, luôn để đúng chỗ, ngăn nắp.

- Bằng sự sáng tạo và bàn tay khéo léo, HS có thể tự làm các món đồ để đồ dùng học tập thật xinh xắn, gọn gàng.

- HS nói lên tình cảm, sự gắn bó của mình với một đồ dùng học tập.

THLM:Môn Đạo đức- Bài bảo quản đồ dùng cá nhân II. Đồ dùng dạy học:

- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài, bìa màu, màu vẽ hoặc bút dạ, bút chì màu, keo dán.

- HS: Sách giáo khoa; bìa màu, màu vẽ hoặc bút dạ, bút chì màu, keo dán.

III. Các hoạt động dạy học:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Mở đầu (5p): Chia sẻ về đồ dùng học tập của em.

- GV dẫn dắt để cả lớp đọc bài Rap về đồ dùng học tập, sử dụng câu hỏi:

“Cái bút để làm gì? – Cái bút dùng để viết”.

− GV mời 2 HS ngồi cạnh nhau chia sẻ về đồ dùng học tập mà em coi là

“người bạn thân nhất” của mình. GV đặt câu hỏi gợi ý: Em yêu quý đồ dùng học tập nào nhất? Vì sao?

“Người bạn” đó gắn với kỉ niệm nào

- HS theo dõi, thực hiện theo HD.

- HS chia sẻ nhóm đôi.

- 2-3 HS trả lời.

(12)

của em?

Kết luận: Mỗi đồ dùng học tập đều là những người bạn ở bên ta, giúp ta học tập hằng ngày.

- GV dẫn dắt, vào bài.

2. Hình thành kiến thức mới (15p):

*Hoạt động: Thực hành sắp xếp đồ dùng học tập của em.

− GV dành thời gian để HS tự quan sát cặp sách, các đồ dùng học tập, bàn học của mình và phát hiện những

“bạn” cần “chăm sóc” như thế nào.

(Ví dụ: Cặp có bẩn không? Bút chì đã mòn chưa? Mỗi đồ dùng đã để đúng chỗ chưa?)

− Sau khi quan sát, HS tự thực hiện các việc cần thiết để giữ gìn đồ dùng học tập của mình, sắp xếp lại cặp sách, bàn học cho ngăn nắp.

− GV cùng HS đánh giá và thưởng sticker cho HS làm nhanh và tốt.

Kết luận: Cả lớp cùng đọc to “Đồ đạc em thường dùng – Em chăm như bạn quý”.

3. Luyện tập , vận dụng(12p): Tự làm một số vật dụng để đựng đồ dùng học tập.

− GV giới thiệu một số sản phẩm mẫu để HS quan sát và chia HS theo nhóm dựa trên sản phẩm mà các em lựa chọn làm. Ví dụ: gấp ống đựng bút bằng lõi giấy vệ sinh, hộp đựng bút,...

− GV hướng dẫn HS cách làm sản phẩm. Khi HS thực hiện, GV theo dõi và hỗ trợ khi cần thiết. HS trưng bày và giới thiệu sản phẩm.

− GV khen, tặng sticker cho những HS có món đồ sáng tạo và đẹp mắt.

Kết luận: Khi mỗi đồ dùng học tập được để đúng chỗ, đúng cách, góc học tập sẽ luôn ngăn nắp.

- HS lắng nghe.

- HS quan sát và thực hiện cá nhân.

- HS thực hiện.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe.

- HS thực hiện.

- HS lắng nghe

- HS trả lời.

- HS thực hiện nhớ việc.

(13)

4. Cam kết, hành động: (3p) - Hôm nay em học bài gì?

- GV phát cho mỗi HS một thẻ chữ có hình cây bút để các em viết / vẽ nhớ việc sắp xếp và trang trí góc học tập ở nhà.

- GV đề nghị HS nhờ bố mẹ chụp ảnh lại góc học tập đã được xếp dọn gọn gàng, ngăn nắp của mình.

- HS nhắc bố mẹ chụp ảnh lại gửi cô giáo

IV. Điều chỉnh sau tiết dạy ( Nếu có )

……….

……….

……….

---

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Điều trị nội khoa có thể làm cho tình trạng lồi mắt tiến triển nặng lên nếu trong quá trình điều trị để trẻ rơi vào tình trạng suy giáp kéo dài do sử dụng thuốc KGTTH,

nhưng vì đặc thù của sản phẩm là xi măng, sắt thép nên hầu như là không có các chương trình khuyến mãi, việc hỗ trợ tư vấn khách hàng là do đại lý trực tiếp tư vấn

Việc tìm hiểu mức độ hài trong công việc của nhân viên, những yếu tố làm cho nhân viên cảm thấy hài lòng cũng như xem xét mức độ khác biệt của những yếu tố đó so với các

Em rèn luyện thói quen tự giác tham gia các hoạt động ở trường. Tham gia hoạt động

Em rèn luyện thói quen tự giác tham gia các hoạt động ở trường. Tham gia hoạt động

(1)Về hiệu quả công tác thanh tra chống chuyển giá: trên 64 % công chức thuế tham gia khảo sát đã đánh giá về kết quả hoạt động thanh tra chống chuyển

This research is a new quantitative study and aims to identify, analyze factors effecting customer evaluation for the satification of using event company’s services The Prob

Luận án sử dụng các phương pháp để đánh giá khá toàn diện và đầy đủ thực trạng quản trị rủi ro lãi suất của Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam thông