• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương. #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{wid

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương. #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{wid"

Copied!
7
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn: 8/11/2019

Ngày giảng: 13/11 Tiết: 24

CHƯƠNG 5: NGÀNH CHÂN KHỚP Mục tiêu chung

1. Kiến thức

- Nêu được đặc điểm chung của ngành chân khớp : Bộ xương ngoài bằng ki tin, có chân phân đốt, khớp động, sinh trưởng qua lột xác.

- Nêu rõ được các đặc điểm đặc trưng của mỗi lớp: giáp xác, hình nhện, sâu bọ qua các tiêu chí. Đặc điểm riêng phân biệt các lớp trong ngành: lớp vỏ bên ngoài, hình dạng cơ thể, số lượng chân bò, có cánh bay hay không.

- Thấy được tính đa dạng và phong phú của ngành chân khớp, tính thống nhất trong cấu tạo của 3 nhóm chân khớp chính: Lớp giáp, lớp hình nhện, lớp sâu bọ.

- Nêu được vai trò thực tiễn của chúng (TN, con người) 2. Kĩ năng

- Biết mổ và quan sát tôm sông một đại diện của ngành chân khớp.

- Nhận dạng các đại diện của chân khớp (cả có ích, cả có hại) và nhận biết các tập tính của chúng.

- Biết liên hệ đến các chân khớp có ở địa phương để biết loài nào có ích, có hại nhằm có cách ứng xử với chúng thích hợp.

3. Thái độ

- Giáo dục HS ý thức tôn trọng mối quan hệ giữa sinh vật với môi trường.

- Giáo dục HS có ý thức bảo vệ ĐV chân khớp có ích.

4. Giáo dục kĩ năng sống:

- Kĩ năng giao tiếp, lắng nghe tích cực trong hoạt động nhóm.

- Kĩ năng tự tin trong trình bày ý kiến trước tổ, lớp.

- Kĩ năng thu thập và xử lí thông tin.

5. Các năng lực hướng tới:

* Năng lực chung:

- Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, năng lực tự quản lí.

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác.

(2)

- Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông

* Năng lực chuyên biệt:

- Năng lực kiến thức Sinh học: Cấu tạo của các đại diện trong ngành chân khớp, đa dạng của ngành chân khớp

- Năng lực nghiên cứu khoa học: quan sát, đo đạc, phân loại, đề xuất dự đoán, thiết kế thí nghiệm, thu thập, xử lí kết quả, đưa kết luận.

- Năng lực thực hiện trong phòng thí nghiệm: Sử dụng kính lúp, thực hiện an toàn phòng thí nghiệm, bảo quản mẫu vật thật.

LỚP GIÁP XÁC

BÀI 22: THỰC HÀNH: QUAN SÁT CẤU TẠO NGOÀI VÀ HOẠT ĐỘNG SỐNG CỦA TÔM SÔNG

I/ Mục tiêu bài học 1 Kiến thức

- Quan sát, mô tả được cấu tạo ngoài (vỏ, các phần phụ), di chuyển, dinh dưỡng của tôm sông . Trình bày được tập tính hoạt động của tôm sông thích nghi với môi trường sống và lối sống.

- Giải thích được cách di chuyển, dinh dưỡng và sinh sản của tôm sông.

2 Kĩ năng

- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin khi đọc SGK, quan sát tranh ảnh, mẫu vật để tìm hiểu về tôm sông

* Kĩ năng sống

- Kĩ năng giao tiếp, lắng nghe tích cực trong hoạt động nhóm.

- Kĩ năng tự tin trong trình bày ý kiến trước tổ, lớp.

3 Thái độ

* Tích hợp giáo dục đạo đức:

- Giáo dục ý thức học tập bộ môn, có tính tự giác, kiên trì.

- Tôn trọng mối quan hệ giữa cấu tạo cơ thể và môi trường 4. Các năng lực hướng tới:

* Năng lực chung:

- Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, năng lực tự quản lí.

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác.

(3)

- Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông

* Năng lực chuyên biệt:

- Năng lực kiến thức Sinh học: Cấu tạo và hoạt động sống của Tôm sông

- Năng lực nghiên cứu khoa học: quan sát, phân loại, đề xuất dự đoán, thu thập, xử lí kết quả, đưa kết luận.

- Năng lực thực hiện trong phòng thí nghiệm: Thực hiện an toàn phòng thí nghiệm, bảo quản mẫu vật thật.

II. Chuẩn bị

1. GV: + Tranh vẽ H 22, 23.3, mô hình con tôm sông. Mẫu vật tôm sông + Bảng phụ nội dung bảng 1

2. HS: + Mẫu vật: Tôm sống trong lọ III. Phương pháp

- Phương pháp thực hành, quan sát. Hoạt động nhóm. Vấn đáp - Tìm tòi IV.Tiến trình giờ dạy

1. Ổn định tổ chức (1p) 2. Kiểm tra bài cũ (5p)

? Nêu đặc điểm chung của nghành thân mềm? Vai trò thực tiễn? Cho VD?

HS nêu được:

- Thân mềm, không phân đốt

- Có vỏ đá vôi, có khoang áo phát triển, hệ tiêu hoá phân hoá, cơ quan di chuyển thường đơn giản

- Riêng mực và bạch tuộc thích nghi với lối săn mồi và di chuyển tích cực nên vỏ tiêu giảm, cơ quan di chuyển thường phát triển.

3 . Các hoạt động dạy học:

Mở bài: GV Chân khớp là ngành có số lượng lớn. Chiếm 2/3 số loài ĐV đã biết. Chúng có bộ xương ngoài bằng ki tin, các phần phụ phân đốt khớp động với nhau. Vì thế chúng được gọi là ngành chân khớp. Ngành chân khớp có 3 lớp :

+ Lớp giáp xác: Tôm sông.

+ Lớp hình nhện : Con nhện.

+ Lớp sâu bọ : Con châu chấu.

(4)

Tôm là đại diện điển hình của lớp giáp xác sống ở nước ngọt và nước mặn.

Chúng có cấu tạo ngoài, cấu tạo trong, sinh sản và có tập tính tiêu biểu cho giáp xác nói riêng và chân khớp nói chung.

Hoạt động 1: Tìm hiểu cấu tạo ngoài và di chuyển của tôm sông (18p) - Mục tiêu: HS giải thích được các đặc điểm cấu tạo ngoài của tôm thích nghi với đời sống ở nước, xác định được vị trí, chức năng của các phần phụ, biết cách di chuyển của tôm

- Hình thức tổ chức: dạy học phân hóa

- PP dạy học: pp thực hành, pp hoạt động nhóm tích cực - Tiến hành:

Hoạt động của Thầy và Trò Nội dung GV: kiểm tra sự chuẩn bị mẫu vật của HS 

nhận xét

GV hướng dẫn HS quan sát mẫu tôm, thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi:

1. Cơ thể tôm gồm mấy phần?

2. Nhận xét màu sắc vỏ tôm?

3. Bóc một vài khoanh vỏ, nhận xét độ cứng?

HS: Các nhóm quan sát mẫu theo hướng dẫn, đọc thông tin SGK trang 74, 75 thảo luận nhóm thống nhất ý kiến.

Gọi đại diện HS trình bày HS khác nhận xét và bổ sung GV chốt lại kiến thức.

GV cho HS quan sát tôm sống ở các địa điểm khác nhau, giải thích ý nghĩa hiện tượng tôm có màu sắc khác nhau

HS: Đại diện nhóm phát biểu, các nhóm khác bổ sung, rút ra đặc điểm cấu tạo vỏ cơ thể, màu sắc môi trường  tự vệ.

GV: Khi nào vỏ tôm có màu hồng ?

GV yêu cầu HS quan sát tôm theo các bước:

+ Quan sát mẫu, đối chiếu hình 22.1 SGK, xác

I. Cấu tạo ngoài và di chuyển 1. Vỏ cơ thể

- Cơ thể gồm 2 phần: Đầu – ngực và bụng.

- Vỏ:

+ Ki tin ngấm canxi, tác dụng cứng che chở và là chỗ bám cho cơ thể.

+ Có sắc tố giúp màu sắc của tôm giống màu sắc của môi trường.

2. Các phần phụ và chức năng

Cơ thể tôm sông gồm:

- Đầu ngực:

(5)

định tên, vị trí phần phụ trên con tôm sông.

+ Quan sát tôm hoạt động để xác định chức năng phần phụ.

HS nhóm quan sát mẫu theo hướng dẫn, ghi kết quả quan sát ra giấy.

GV yêu cầu HS hoàn thành bảng 1 trang 75 SGK.

HS: Các nhóm thảo luận điền bảng 1. Đại diện nhóm hoàn thành trên bảng phụ.

Gv yêu cầu HS Kể tên các phần phụ và trình bày chức năng các phần phụ.

GV yêu cầu HS quan sát mẫu tôm di chuyển trong chậu và cho biết:

+ Tôm có những hình thức di chuyển nào?

+ Hình thức nào thể hiện bản năng tự vệ của tôm?

HS suy nghĩ, vận dụng kiến thức và trả lời.

+ Mắt, râu định hướng phát hiện mồi.

+ Chân hàm: Giữ và xử lí mồi.

+ Chân ngực: Bò và bắt mồi.

- Bụng:

+ Chân bụng: Bơi, giữ thăng bằng, ôm trứng (con cái).

+ Tấm lái: Lái, giúp tôm nhảy.

3. Di chuyển - Di chuyển:

+ Bò

+ Bơi: Tiến, lùi.

+ Nhảy.

Hoạt động 2: Tìm hiểu dinh dưỡng của tôm sông (7p) - Mục tiêu: HS nắm được đặc điểm tiêu hoá, hô hấp, bài tiết của tôm - Hình thức dạy học: phân hóa

- PP dạy học: thảo luận nhóm, kĩ thuật tia chớp - Tiến hành:

Hoạt động của Thầy và Trò Nội dung GV yêu cầu HS thảo luận trong 2 phút trả

lời các câu hỏi:

1. Tôm kiếm ăn vào thời gian nào trong ngày? Thức ăn của tôm là gì?

2. Người ta dùng thính thơm để câu hay cất vó tôm là dựa vào đặc điểm nào của tôm?

HS thảo luận nhóm, tự rút ra nhận xét.

GV cho HS đọc thông tin SGK và chốt lại kiến thức.

II. Dinh dưỡng - Tiêu hoá:

+ Tôm ăn tạp, hoạt động về đêm.

+ Thức ăn được tiêu hoá ở dạ dày, hấp thụ ở ruột.

- Hô hấp: thở bằng mang.

- Bài tiết: qua tuyến bài tiết.

Hoạt động 3: Tìm hiểu sinh sản của tôm sông (9p)

(6)

- Mục tiêu: HS nắm được tôm phân tính, lớn lên qua nhiều lần lột xác - Hình thức dạy học: phân hóa

- PP dạy học: thảo luận nhóm, kĩ thuật tia chớp - Tiến hành:

Hoạt động của Thầy- Trò Nội dung

GV yêu cầu HS quan sát tôm, phân biệt tôm đực và tôm cái.

HS: Các nhóm thảo luận quan sát tôm và trả lời.

GV nêu câu hỏi:

1. Tôm mẹ ôm trứng có ý nghĩa gì?

2. Vì sao ấu trùng tôm phải lột xác nhiều lần để lớn lên?

HS trả lời

GV: Giải thích quá trình lột xác: Vỏ chân khớp có khả năng đàn hồi kém vì thế để lớn lên được tôm phải lột xác nhiều lần. Khi lột xác  Phần lưng nứt vỏ, cơ thể bật khỏi vỏ, trong lúc chờ lớp vỏ mới chưa kịp cứng rắn lại  Thời gian chờ vỏ cứng lại được gọi là tôm bấy  Cơ thể tôm lớn lên nhanh chóng.

GV: Ở địa phương em thường nuôi và khai thác những loại tôm nào làm thực phẩm ?

HS dựa vào những kiến thức thực tế trả lời câu hỏi.

GV: Chúng ta cần phải bảo vệ và sử dụng hợp lí nguồn tôm trong tự nhiên.

III. Sinh sản

- Tôm phân tính + Tôm đực: càng to.

+ Tôm cái: ôm trứng.

- Lớn lên qua nhiều lần lột xác.

4. Củng cố (3p)

- GV: yêu cầu HS trả lời câu hỏi 1, 2 SGK tr. 76 5. Hướng dẫn học ở nhà (2p)

- Học thuộc bài, làm bài tập.

- Đọc mục em có biết.

- Chuẩn bị bài sau: Mỗi nhóm 2 con tôm sông sống giờ sau thực hành yêu cầ các nhóm đọc trước cách tiến hành mổ tôm theo bài 23

V/ Rút kinh nghiệm

(7)

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Nguyên lí làm việc của động cơ điện dựa vào tác dụng từ của dòng điện, biến đổi điện năng thành cơ năng.. Khi đóng điện sẽ có dòng điện chạy trong dây quấn stato và

Ở bài trước các em đã tìm hiểu về đặc điểm cấu tạo ngoài của cá chép thích nghi với môi trường nước, và lối sống tự do bơi lội.. Hôm nay chúng ta tiếp tục tìm hiểu

Hoạt động 2: Cấu tạo ngoài và di chuyển Mục tiêu: Giải thích được đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch đồng thích nghi với đời sống vừa ở nước vừa ở cạn.. Nêu được cách di

Hoạt động 2: Cấu tạo ngoài và sự di chuyển Mục tiêu: Thấy được cấu tạo ngoài thích nghi với đời sống và tập tính lẩn trốn kẻ thù.. Cấu

Sự thống nhất của các thành viên đa dạng, phong phú về tổ chức, phương thức hoạt động trong hệ thống chính trị đã tạo điều kiện để phát huy sức mạnh

Nêu một số điểm giống nhau và khác nhau của những loài cá có trong hình1. Loài cá nào sống ở

Giải thích: Vì thân xilanh và nắp máy bao quanh buồng cháy nên nhiệt độ rất cao, cần làm mát để bảo vệ chi tiết.. Dưới cacte xa buồng cháy nên không cần làm mát, hơn

HÌNH NHỆN LỚP LỚP SÂU BỌ GIÁP XÁC LỚP.. Sô lượng loài lớn , có vai trò