• Không có kết quả nào được tìm thấy

TẢI XUỐNG WORD

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2023

Chia sẻ "TẢI XUỐNG WORD"

Copied!
3
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

ĐỀ CHÍNH THỨC TRƯỜNG THPT QUẾ SƠN

TỔ: VẬT LÝ

(Đề gồm có 02 trang)

KIỂM TRA CUỐI KỲ 1- NĂM HỌC 2022-2023 Môn: Vật lý – Lớp 10

Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian giao đề)

MÃ ĐỀ 201

I. TRẮC NGHIỆM ( 15 câu- 5 điểm )

Câu 1. Với là lực tác dụng, m là khối lượng, là gia tốc, hệ thức nào sau đây là đúng theo định luật II Niuton.

A. F ma

. B. a F

 m . C. a F

 m

 . D. F m.a  

. Câu 2. Theo định luật III Niu-tơn thì lực và phản lực là cặp lực

A. cùng độ lớn và cùng chiều. B. có cùng điểm đặt.

C. xuất hiện hoặc mất đi đồng thời. D. cân bằng.

Câu 3. Cho 2 lực cùng phương, cùng chiều, có độ lớn bằng 4 N và 3 N. Độ lớn hợp lực của hai lực này bằng

A. 7 N. B. 1 N. C. 12 N. D. 5 N.

Câu 4. Gia tốc là một đại lượng

A. vectơ, cho biết sự thay đổi nhanh hay chậm của sự thay đổi vận tốc B. vô hướng, đặc trưng cho sự biến thiên nhanh hay chậm của chuyển động.

C. vectơ, đặc trưng cho sự biến thiên nhanh hay chậm của chuyển động.

D. vô hướng, đặc trưng cho tính không đổi của vận tốc.

Câu 5. Gọi F1, F2 là độ lớn của hai lực thành phần đồng qui, F là độ lớn hợp lực của chúng. Câu nào sau đây là đúng?

A. F luôn luôn lớn hơn cả F1 và F2. B. F không bao giờ nhỏ hơn cả F1 và F2. C. Trong mọi trường hợp: F1F2  F F1F2 . D. F không bao giờ bằng F1 hoặc F2. Câu 6. Một xe khách đang chuyển động với vận tốc 50km/h thì bất ngờ tăng tốc độ đột ngột, ngay lúc đó các hành khách ngồi trên xe sẽ

A. ngả người về phía sau. B. chúi người về phía trước.

C. ngả người sang bên trái. D. ngả người sang bên phải.

Câu 7. Rơi tự do là chuyển động

A. thẳng đều không vận đầu. B. thẳng chậm dần đều .

C. thẳng nhanh dần đều không vận đầu. D. thẳng nhanh dần không vận đầu.

Câu 8. Điều nào sau đây là sai khi nói về đặc điểm hai lực cân bằng?

A. Hai lực có điểm đặt trên hai vật khác nhau. B. Hai lực có cùng giá.

C. Hai lực có cùng độ lớn. D. Hai lực ngược chiều nhau.

Câu 9. Đồ thị độ dịch chuyển theo thời gian của vật chuyển động thẳng đều trong hệ tọa độ (dOt)

A. đường thẳng song song với trục thời gian.

B. đường thẳng xiên góc.

C. đường cong parabol.

D. đường thẳng vuông góc với trục thời gian

Câu 10. Kết luận nào sau đây là đúng khi nói về độ dịch chuyển và quãng đường đi được của một vật.

A. Độ dịch chuyển và quãng đường đi được đều là đại lượng vectơ.

Mã đề 201/1

(2)

B. Độ dịch chuyển và quãng đường đi được đều là đại lượng vô hướng.

C. Độ dịch chuyển là đại lượng vectơ còn quãng đường đi được là đại lượng vô hướng.

D. Độ dịch chuyển và quãng đường đi được đều là đại lượng không âm.

Câu 11. Nếu gọi v0 là vận tốc đầu, v là vận tốc ở thời điểm t, d là độ dịch chuyển, a là gia tốc, công thức nào sau đây không liên quan đến chuyển động thẳng biến đổi đều?

A. d = v0t + . B. v2 – v02 = 2ad. C. d = v.t. D. v = v0 + at.

Câu 12. Định luật quán tính là tên gọi thay thế cho định luật nào?

A. Định luật II Newton. B. Định luật bảo toàn năng lượng.

C. Định luật I Newton. D. Định luật III Newton.

Câu 13. Một chất điểm chuyển động thẳng biến đổi đều có độ dịch chuyển mô tả bằng phương trình d = 2t2 + 4t. Trong đó thời gian t tính bằng giây (s), độ dịch chuyển d tính bằng mét (m). Gia tốc của chất điểm bằng

A. 4 m/s2. B. 8m/s2 C. 2 m/s2. D. 1 m/s2.

Câu 14. Hai vật ở cùng một độ cao, vật I được ném ngang với vận tốc đầu v0, cùng lúc đó vật II được thả rơi tự do không vận tốc đầu. Bỏ qua sức cản không khí. Kết luận nào đúng?

A. Thời gian rơi phụ thuộc vào khối lượng của mỗi vật.

B. Vật I chạm đất trước vật II.

C. Vật I chạm đất sau vật II.

D. Vật I chạm đất cùng một lúc với vật II.

Câu 15. Trọng lượng của một vật là

A. phương của trọng lực tác dụng lên vật đó.

B. độ lớn của trọng lực tác dụng lên vật đó.

C. khối lượng của trọng lực tác dụng lên vật đó.

D. chiều của trọng lực tác dụng lên vật đó.

TỰ LUẬN( 3 bài- 5 điểm )

Bài 1. Một vật được ném theo phương ngang từ độ cao 125m so với mặt đất, có tầm xa trên mặt đất là 100m. Bỏ qua sức cản của không khí.

Lấy g = 10m/s2.

a. Sau bao lâu kể từ lúc ném thì vật chạm mặt đất ? b. Tính vận tốc ban đầu của vật?

Bài 2: Hai người đi xe đạp từ A đến C, người thứ nhất đi theo đường từ A đến B rồi từ B đến C. Người thứ 2 đi thẳng từ A đến C như hình vẽ. Cả hai người đều về đích cùng lúc. Tính quãng đường đi được và độ lớn độ dịch chuyển của người thứ nhất và người thứ hai ?

Bài 3: Một vật có khối lượng m = 1 kg đang nằm yên trên mặt phẳng ngang nhẵn thì chịu tác dụng đồng thời của lực kéo Fk

và lực cản song song với mặt phẳng ngang và ngược chiều nhau làm vật chuyển động thẳng nhanh dần đều theo hướng của lực kéo, sau 3s vận tốc tăng lên đến 6m/s. Biết độ lớn lực cản không đổi bằng 2N trong suốt qua trình chuyển động của vật. Cho rằng vật chuyển động thẳng theo một chiều và chọn chiều đó làm chiều dương.

a. Tính gia tốc của vật và độ lớn của lực kéo?

b. Sau 5 giây, lực kéo ngừng tác dụng.Tính thời gian vật đi được quãng đường 16m kể từ khi lực kéo ngừng tác dụng?

--- HẾT ---

Mã đề 201/2

(3)

Mã đề 201/3

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Trong bài báo này, một phương pháp tổng quát để khảo sát chuyển động song phẳng của vật rắn có dạng thanh được đề xuất. Phương pháp tổng quát được thực hiện qua ba

+ Để khai thác tính chất đường trung bình trong tam giác, ta chú ý tới các yếu tố trung điểm có sẵn trong đề bài từ đó xây dựng thêm một trung điểm mới để thiết lập đường

- Trượt hai vectơ lực đó trên giá của chúng đến điểm đồng quy. - Áp dụng quy tắc hình bình hành để tìm hợp lực.. Bài 5 trang 100 Vật lí 10: Điều kiện cân bằng của một

Bài 1: Cho hình chóp S.ABCD đáy là hình bình hành tâm O. Gọi M, N lần lượt là trung điểm của SA và CD... Gọi AE, AF là các đường phân giác trong của ∆ ACD và ∆ SAB.

• Nếu hai mặt phẳng phân biệt cùng song song với một đường thẳng thì giao tuyến của chúng ( nếu có) cũng song song với đường thẳng đó...

Tìm giao điểm của MN với (SBD). Cho hình chóp S.ABCD có AB và CD không song song. Gọi M là một điểm thuộc miền trong của tam giác SCD. Cho hình chóp S.ABCD. Gọi M, N

Mặt phẳng (ABM) cắt cạnh SD tại điểm N. Gọi M, N lần lượt là trung điểm của SA và SB. b) Tìm giao điểm P của SC và mặt phẳng (ADN). c) Kéo dài AN và DP cắt nhau

lấy 3 ví dụ về lực tác dụng lên một vật làm thay đổi tốc độ chuyển động, thay đổi hướng chuyển động hoặc làm vật bị biến dạng.. Khi quả bóng đập vào tường, lực do