• Không có kết quả nào được tìm thấy

Phiếu tự ôn tập kiến thức trong hè môn Tiếng Việt - Lớp 5 ( Số 2)

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2023

Chia sẻ "Phiếu tự ôn tập kiến thức trong hè môn Tiếng Việt - Lớp 5 ( Số 2)"

Copied!
9
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

PHIẾU ÔN HÈ TIẾNG VIỆT LỚP 5- SỐ 2

Họ và tên:………..Lớp…………

Luyện từ và câu

a. Mở rộng vốn từ: Nam và nữ

Một số từ ngữ nói về phẩm chất của người phụ nữ Việt Nam

chăm chỉ, cần cù, nhân hậu, khoan dung, độ lượng, dịu dàng, biết quan tâm đến mọi người, đức hi sinh, nhường nhịn, anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang...

Một số thành ngữ, tục ngữ nói về phẩm chất của người phụ nữ Việt Nam:

- Chỗ ướt mẹ nằm, chỗ ráo con lăn. ( Lòng thương con, đức hi sinh của người mẹ.).

- Nhà khó cậy vợ hiền, nước loạn nhờ tướng giỏi. (Phụ nữ rất đảm đang, giỏi giang, là người giữ gìn hạnh phúc, giữ gìn tổ ấm gia đình.)

- Giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh. (Phụ nữ dũng cảm, anh hùng.) b. Chức năn dấu phẩy

* Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu.

VD: Lan, Nga,Hùng, Thoa đều là những học sinh học giỏi trong lớp.

* Ngăn cách trạng ngữ ngữ với chủ ngữ và vị ngữ.

VD: Khi phương đông vừa vẩn bụi hồng, con chim họa mi ấy lại hót vang lừng.

* Ngăn cách các vế câu trong câu ghép.

VD: Bố đi công tác, mẹ đi làm, chị Lan chăm lo mọi công việc trong nhà thay bố mẹ.

Kiến thức cần nhớ

(2)

BÀI TẬP THỰC HÀNH I. ĐỌC HIỂU:

Đọc thầm bài văn:

THAI NGHÉN MÙA XUÂN

Mùa xuân được thai nghén thật lặng lẽ. Những chiếc lá vàng nhè nhẹ rụng cuối thu; các đợt gió mùa đông bắc giúp cho cây cối sửa soạn thay áo mới!

Xem kìa, một đôi chích chòe lặng lẽ bay là là trong vườn. Chúng nối đuôi nhau vèo lên cây khế, lượn xuống bể non bộ, bắt sâu bắt kiến, không một tiếng động.

Cây bưởi bắt đầu mai phục những nhánh lá non và những nụ hoa tròn bé xíu. Cóc, thằn lằn, thạch sùng đều im lặng trốn đi đâu hết.

Gió, gió rét.

Cây đào lỗ đỗ lá úa đỏ, từ những vết thương do sâu đục thân ứa ra những dòng nhựa đặc và trong như ngọc. Sâu bọ đang cố ngăn cây đào sửa soạn đón xuân, nhưng ngăn làm sao được!

Trong ngày đông tháng giá, những con chim sâu cần mẫn, gan góc, tí tách chuyền cành đi kiếm ăn; chúng không tự biết rằng chúng là những hiệp sĩ vô danh bảo vệ cho cây cối đón xuân.

Lá cứ lặng lẽ rụng. Chim cứ lặng lẽ chuyền cành. Các giống hoa cứ lặng lẽ đơm nụ. Như chưa có sự chỉ huy của tổng đạo diễn vô hình, thời gian thầm thì gọi mùa xuân đến, không vội vàng mà chắc chắn.

Mây trời chuyển động. Mặt dất rì rầm. Cây lá lao xao.

Bỗng một buổi sớm, tiếng chích chòe vang lên lảnh lót, hương hoa bưởi lan tỏa khắp khu vườn. Những chú ong mật tíu tít bay đến những chùm hoa chúm chím. Cây đào thân trụi lá đã lốm đốm những nụ phớt hồng. Mùa xuân cất tiếng. Mùa xuân đã đến rồi đấy, thật bất ngờ như đã được mong đợi từ lâu.

Theo VŨ NAM

(3)

Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng:

1. Cây bưởi ra hoa vào mùa nào ?

a. Mùa thu b. Mùa xuân c. Mùa hạ d. Mùa đông 2. Ở miền Bắc, hoa nào nở báo hiệu mùa xuân đã đến ?

a. Hoa bưởi b. Hoa hồng c. Hoa đào d. Hoa mai 3. Những sự vật nào trong bài được nhân hóa ?

………

………...………

4. Những điều gì cho thấy mùa xuân đang được thai nghén?

a) Cây cối sửa soạn thay áo mới, đôi chích chòe lặng lẽ bay là là trong vườn.

b) Những chiếc lá chuyển màu vàng, chim sâu tí tách chuyền cành đi kiếm ăn.

c) Cây bưởi mai phục những nhánh lá non và những nụ hoa tròn bé xíu.

d) Tất cả các ý trên

5. Các điệp từ lặng lẽ và cụm từ thời gian thầm thì gọi màu xuân đến cho thấy mùa xuân được thai nghén như thế nào?

a) Mùa xuân được thai nghén một cách âm thầm, chắc chắn.

b) Mùa xuân được thai nghén một cách nhịn nhịp, vội vã.

c) Mùa xuân được thai nghén một cách tưng bừng, hối hả.

e) Tất cả các ý trên.

6. Những hình ảnh nào cho thấy mùa xuân đã đến thật gần?

a) Mây trời chuyển động.

b) Mặt đất rì rầm, cây lá lao xao.

c) Cóc, thằn lằn trốn đi đâu hết.

d) Cây đào lỗ đỗ lá úa đỏ.

7. Đoạn văn cuối bài cho em thấy điều gì?

8. Em hãy đặt tên khác cho bài văn trên.

(4)

II. LUYỆN TỪ VÀ CÂU

Bài 1: Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng

a. Dấu phẩy trong câu nào dưới đây được sử dụng không hợp lí:

A. Lớp 5B, phụ trách văn nghệ, lớp 5C phụ trách đón tiếp đại biểu.

B. Trên mặt nước phẳng lặng như gương, những con chim đang bay lượn.

C. Trong lớp, các bạn học sinh chăm chú nghe cô giảng bài.

D. Lan là một học sinh chăm ngoan, học giỏi

b. Dấu phẩy trong câu nào dưới đây có tác dụng ngăn cách các bộ phận cùng giữ chức vụ chủ ngữ trong câu.

A. Những chú chim bói cá xinh đẹp, nhanh nhẹn.

B. Chiều nay, câu tới sớm 10 phút nhé.

C. Vừa lúc đó, sứ giả đem ngựa sắt roi sắt áo giáp sắt đến.

D. Xe ô tô, xe máy, xe đạp đi lại nườm nượp trên đường phố.

c. Dấu phẩy trong câu: Bố đi công tác, mẹ đi làm, chị Lan chăm lo mọi công việc trong nhà thay bố mẹ. có tác dụng gì?

A. Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ chủ ngữ trong câu.

B. Ngăn cách trạng ngữ ngữ với chủ ngữ và vị ngữ.

C. Ngăn cách các vế câu trong câu ghép.

D. Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ vị ngữ trong câu.

d. Câu tục ngữ Chỗ ướt mẹ nằm, chỗ ráo con lăn. nói lên phẩm chất gì của người phụ nữ Việt Nam?

A. Kiên cường B. Trung hậu C. Đảm đang D. Giàu đức hi sinh

Bài 2: Điền dấu phẩy vào vị trí phù hợp trong câu sau và nêu tác dụng của dấu phẩy trong mỗi câu:

a) Cậu bé đi ra vườn hái quả ăn.

b) Vì trời mưa tớ không đến thăm cậu được.

c) Ngày mai tất cả lớp mình đi tham quan.

d) Người lái buôn mang về chú vẹt mào đỏ chót lông xanh biếc.

(5)

Bài 3: Điền từ trai hay nam, gái hay nữ vào chỗ trống trong các thành ngữ, tục ngữ, câu văn dưới đây sao cho thích hợp.

a. Làm …… cho đáng nên ……..

Phú Xuân cũng trải, Đồng Nai đã từng.

b. Luật pháp đã quy định rõ quyền bình đẳng giữa ………. và ………

c. ………..tài…………đảm.

d. Những bộ đồng phục…………. , đồng phục ……….của trường em rất đẹp.

e. ……….mà chi, ………..mà chi Sinh con có nghĩa có nghì là hơn.

Bài 4: Đọc đoạn thơ trong bài Mẹ Suốt của nhà thơ Tố Hữu:

Gan chi gan rứa, mẹ nờ?

Mẹ rằng: cứu nước, mình chờ chi ai?

Chẳng bằng con gái, con trai Sáu mươi còn một chút tài đò đưa

Tàu bay hắn bắn sớm trưa Thì tui cứ việc nắng mưa đưa đò…

Tìm những từ ngữ chỉ phẩm chất của mẹ Suốt và ghi vào chỗ trống:

M: yêu nước ,……….

……….

Bài 5: Ghi tác dụng của dấu phẩy trong câu ở cột bên trái vào ô trống tương ứng ở cột bên phải

Câu Tác dụng của dấu phẩy trong câu

a) Chị Sáu đầy khí phách, kiên cường, bất khuất ...

...

b) Chị rút bông hoa gài trên mái tóc tặng cho những người tù, họ nghẹn ngào không nói nên lời.

...

...

c) Trước họng súng, chị hô vang những lời cuối cùng “Hồ Chí Minh muôn năm!”

...

...

Bài 6: Tìm và xếp thành 2 nhóm những từ ngữ có chứa tiếng nam và những từ ngữ có chứa tiếng nữ.

(6)

Những từ ngữ có chứa tiếng nam Những từ ngữ có chứa tiếng nữ.

……….

……….

……….

……….……….

……….……….

……….……….

Bài 7: Đặt câu:

5 câu có dấu phẩy dùng để ngăn cách các bộ phận trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ trong câu.

5 câu có dấu phẩy dùng để ngăn cách các vế trong câu ghép.

5 câu có dấu phẩy dùng để ngăn cách các bộ phận cùng giữ chức vụ trong câu.

Bài 8: Dùng các quan hệ từ và cặp quan hệ từ sau để đặt câu. Xác định các thành phần câu trong các câu em vừa đặt

Nếu...thì..., là, mà, nên, không những...mà còn...

Mẫu: Nếu chúng ta không biết bảo vệ rừng đầu nguồn thì bão lũ sẽ luôn là thảm họa hằng năm.

(7)

Bài 9*: Trong bài Cây tre Việt Nam, nhà văn Thép Mới có viết : Cối xay tre nặng nề quay, từ nghìn đời nay, xay nắm thóc.

Cách dùng dấu phẩy của tác giả trong câu trên tạo ra nhịp điệu như thế nào cho câu văn ? Nhịp điệu ấy góp phần diễn tả điều gì ?

Bài 10*

a. Từ gia đình có thể thay thế cho từ nhà của câu nào trong hai câu sau? Tại sao từ gia đình có thể thay thế cho từ nhà của câu đó mà không thể thay thế cho từ nhà của câu còn lại?

- Nhà em có bốn người.

- Nhà cô Hoa rất đẹp.

b. Chỉ ra từ dùng sai trong câu sau, giải thích sai vì sao và chữa lại cho đúng:

- Bạn Bình chạy bon bon.

Bài 11. Câu nào là câu ghép?

(8)

a. Bà già Nô-en sẽ chẳng bao giờ chịu cảnh đi một mình trong tuyết rơi và nhìn gia đình người khác sum họp đâu…

b. Con trai chẳng thích đi mua sắm, bởi vậy chỉ có bà già Nô-en mời có thể đẩy xe đi khắp siêu thị mua đủ loại quà cho trẻ em khắp thế giới.

c. Con trai không đời nào đủ kiên nhẫn để trả lời quá nhiều thư theo yêu câu như vậy.

Bài 12. Trong câu ghép “Chỉ có con trai mới có thể vừa mua quà vừa xuất phát nhanh vì họ không cần phải trang điểm và làm tóc.” từ nào nối các vế câu?

a. vừa… vừa… b. chỉ có c. vì

Bài 13. Dấu phẩy thứ hai trong câu “Giáng sinh là dịp để bạn bè gặp gỡ, hội họp, con trai cũng chẳng chịu từ bỏ để đi phân phát quà đâu” có tác dụng gì?

a. Ngăn cách các vế câu ghép.

b. Ngăn cách trạng ngữ với vế câu.

c. Ngăn cách các từ cùng làm vị ngữ.

Bài 14. Viết một câu văn (có sử dụng dấu phẩy ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ) giải thích vì sao đàn ông cần giúp đỡ phụ nữ làm các công việc nhà.

Bài 15. Viết lại các danh hiệu sau vào chỗ rống cho đúng quy tắc chính tả:

a) Nghệ sĩ nhân dân:……….

b) Nghệ sĩ ưu tú:……….………..

c) Quả bóng vàng:………

d) Đôi giày vàng:………

Bài 16. Dòng nào dưới đây viết đúng chính tả (đúng quy tắc viết hoa) a) Kỉ niệm chương Vì sự nghiệp giáo dục

b) Huy chương vì sự nghiệp khoa học và công nghệ

c) Kỉ niệm chương Vì sự nghiệp bảo vệ và chăm sóc trẻ em Việt Nam d) Giải nhất cuộc thi Viên phấn Vàng

Bài 17. Tìm 3 từ ngữ chỉ phẩm chất của người phụ nữ Việt Nam

Bài 18. Đặt câu vơi một trong các từ ngữ vừa tìm được ở bài 7

(9)

Bài 19. Khoanh vào chữ cái đặt trước câu tục ngữ nói lên phẩm chất của người phụ nữ Việt Nam:

a) Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh.

b) Chim có tổ người có tông.

c) Chỗ ướt mẹ nằm, chô ráo con lăn.

d) Nắng chóng trưa, mưa chóng tối.

Bài 20. Điền dáu phẩy vào những chỗ thích hợp trong các câu văn sau:

a) Lúc hoàn hôn Ăng-co Vát thật huy hoàng.

b) Mặt trời lặn ánh sáng chiếu soi vào bóng tối cửa đền.

c) Con sôn Nậm-khan ra đến đấy còn làm duyên nũng nịu uốn mình một quãng rồi mới chịu hòa vào Mê-công.

Nêu tác dụng của dấu phẩy trong mỗi câu a, b, c ở trên

III. TẬP LÀM VĂN

Lập dàn ý miêu tả một trong các cảnh sau : a) Một ngày mới bắt đầu ở quê em.

b) Một đêm trăng đẹp.

c) Trường em trước buổi học.

d) Một khu vui chơi, giải trí mà em thích.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Gv: Phương Anh... Gv:

Gv: Phương Anh... Gv:

Gv: Phương Anh... Gv:

Gv: Phương Anh... Gv:

Cô mèo ấy trông mới điệu làm sao! ... Bên con đường làng có một cái đầm rộng, trong đó lũ vịt bầu đang ngụp lặn, bơi lội kiếm mồi. Chẳng biết bầy vịt này

II. Điền vào chỗ trống từ ngữ chứa tiếng ở cột bên trái. Gạch dưới các từ chỉ cảm giác vui trong mỗi câu sau đây:.. Em bé thích chí, cười khanh khách. Nét mặt

A. Con mèo : khôn thật đấy, nó biết bọn chuột vẫn đến đó kiếm ăn. Con mèo khôn thật đấy nó biết bọn chuột vẫn đến đó kiếm ăn : C. Con mèo khôn thật đấy : nó

Người thứ ba và người thứ nhất cùng quét vôi bức tường đó thì sau 40 phút sẽ làm xong. Hỏi một cụm bèo trôi từ A về B hết