• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Nguyễn Huệ #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Nguyễn Huệ #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom"

Copied!
22
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 29 Ngày soạn:9/04/2021

Ngày dạy: Thứ hai ngày 12 tháng 4 năm 2021 Buổi sáng:

TIẾNG VIỆT

BÀI 29A: NÓI DỐI HẠI THÂN

I. MỤC TIÊU

- HS đọc đúng và đọc trơn câu, đoạn trong bài. Đọc đúng các từ ngữ; bỗng , giả vờ, kêu toáng, tức tối, hốt hoảng. Bước đầu biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu.

- Kết hợp đọc chữ và nhìn tranh, hiểu được lời khuyên của câu chuyện: Không nên nói dối làm mất lòng tin của người khác, sẽ có lúc hại tới bản thân.

- Trả lời câu hỏi trong SGK

- Viết đúng tiếng có vần oe và tiếng có vần e ( sau âm đầu qu ). Chép đúng 1 đoạn trong bài Cậu bé nói dối

- Rèn HS kĩ năng trơn , đọc diễn cảm cả bài.

- Giáo dục HS lòng say mê yêu thích môn Tập đọc.

II. ĐỒ DÙNG, PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

- Giáo viên:Tranh phóng to hoạt động 1. Hai bộ tranh và thẻ chữ phóng to của HĐ3b, 2 giỏ để đựng thẻ chữ

- Học sinh: Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1, Tập II.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

TIẾT 1 1.HĐ khởi động:

HĐ 1: Nghe – nói

* Giới thiệu tranh và hỏi:

- Bức tranh vẽ cảnh gì?

+ Trong tranh, người mẹ cùng 2 con chuẩn bị làm gì? Chú ý các câu bóng nói của người anh, người em, người mẹ.

+ Từ câu nói này, em hãy đoán xem câu truyện của hai anh em kết thúc ra sao?

- GV nhận xét: Qua câu chuyện, các em thấy trong 2 anh em , ai lười hơn ai? Cuối cùng, 2 anh em vẫn phải đi lấy đồ dùng còn thiếu. Nếu ngay từ đầu, không ngại việc,

- HS quan sát tranh và trả lời theo ý hiểu

- HS lắng nghe

(2)

không nói dối để đẩy việc cho nhau, ba mẹ con đã đi chơi sớm hơn rồi.

- GV giới thiệu bài, ghi đầu bài.

- GV: Hôm nay ta học bài : “Nói dối hại thân”.

TIẾT 2 2. Hoạt động Khám phá : HĐ 2: Đọc

- GV đọc bài chậm, chú ý thể hiện chỗ ngát, nghỉ dừng hơi.

a,Đọc trơn

- Bài có mấy câu ?

- Khi đọc câu gặp dấu phẩy em phải làm gì ?

- Trong bài có 1 số từ ngữ dễ phát âm sai:

nói dối, đánh lừa.... Cô mời các bạn đọc lại - Cả lớp đọc đồng thanh

- HS đọc nối tiếp câu, nối tiếp đoạn đọc đồng thanh cả bài theo nhóm

-HS đọc nối tiếp đoạn giữa các nhóm ( mỗi nhóm cử 1 bạn đọc 1 đoạn )

-Bình chọn nhóm có bạn đọc tốt nhất.

b.Đọc hiểu

- GV đưa ra câu hỏi:

+ Vì sao các bác nông dân bực với cậu bé?

+ Nếu em là cậu bé, em nghĩ gì khi đàn cừu bị chó sói ăn thịt?

-Câu chuyện khuyên ta điều gì ? TIẾT 3

3.Hoạt động Luyện tập HĐ 3: Viết

- GV đọc lại đoạn cần chép

- GV nhắc nhở HS chú ý các chữ viết hoa -Gv đọc lại đoạn văn để HS soát và sửa lỗi b, Thi: Tìm nhanh thẻ từ viết đúng

-GV hướng dẫn cách thi: Lập thành 2 đội, mỗi đội 5 HS, mỗi HS nhận 1 thẻ. Khi nghe

- HS nhắc lại đầu bài.

-HS lắng nghe, đọc thầm theo GV

- Bài có 10 câu

- Khi đọc gặp dấu phẩy em phải ngắt hơi

- 2-3 HS đọc các từ dễ phát âm sai - HS đọc đồng thanh

- HS làm việc nhóm

- HS đọc nối tiếp đoạn

+ Vì cậu bé nói dối

+ Em rất ân hận vì mình đã nói dối...

-Không nên nói dối làm mất lòng tin của người khác, sẽ có lúc hại tới bản thân.

- HS lắng nghe -HS soát lỗi

- HS chơi trò chơi theo hướng dẫn của GV

(3)

Gv phát lệnh: Tìm từ viết đúng cho vào giỏ -Bắt đầu, 5 HS chạy thật nhanh cho thẻ từ viết đúng vần oe và vần e ( đúng sau âm qu ) cho vào giỏ, thẻ từ viết sai để cạnh giỏ.

-HS chơi trò chơi

- Nhận xét đội thắng cuộc ( để thẻ từ đúng và nhanh hơn )

- Gọi HS đọc thẻ từ trong giỏ

- Yêu cầu HS chọn 3 từ ngữ tìm được chép vào trong vở.

4.Hoạt động Vận dụng HĐ 4: Nghe – nói

-GV đưa ra câu hỏi : Vì sao không nên nói dối?

-Yêu cầu HS làm bài tập trong VBT

- HS chép 3 từ ngữ vào vở

+Vì nói dối không tốt / Nói dối làm mất lòng tin của mọi người với mình

--- Buổi chiều:

LUYỆN TIẾNG VIỆT

LUYỆN ĐỌC: ĐI CHƠI CÔNG VIÊN

I. MỤC TIÊU

- Đọc đúng và đọc trơn từ, câu, đoạntrong bài “Đi chơi công viên”.Biết nghỉ hơi sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ.Bước đầu biết đọc phân biệt lời kể chuyện với lời nhân vật.

-Đọc hiểu được nội dung bài đọc. Giúp học sinh hiểu và chăm chỉ học tập hơn.

II. ĐỒ DÙNG, PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

- Tranh trong SHS phóng to; tranh, ảnh - Sách Thực hành Tiếng việt

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC

Hoạt động của dạy của giáo viên Hoạt động học của học sinh - GV cho HS hát

- Giới thiệu bài 1. Khởi động (5’)

* HĐ 1: Hỏi- đáp

- Gọi học sinh đọc yêu cầu bài

-HS lắng nghe.

-HS mở vở.

- HS đọc yêu cầu bài ( Ghi vào chỗ

(4)

- Yêu cầu học sinh đọc phần trong khung - Tổ chức cho HS hỏi đáp nhóm bàn (2’) - GV nhận xét đánh giá

2. Khám phá (25’)

HĐ2: Đọc và trả lời câu hỏi

+ Gv đọc diễn cảm, hướng dẫn cách đọc - GV đọc mẫu toàn bài.

- GV hướng dẫn đọc:

Giọng người dẫn: thong thả,chậm rãi.

- GV chia đoạn

- Gv nêu câu hỏi:

+ Vì sao bố ngăn không cho bé Hoa hái hoa ở công viên?

+ Mẹ chỉ cho anh em Hùng tấm biển

“nội quy nhà hàng...để làm gì?

+ Mẹ chỉ chỗ đặt rác để làm gì?

- Nhận xét.

3. Củng cố - Dặn dò (5’) - Hôm nay học bài gì?

- Về học bài- Chuẩn bị bài sau.

trống ý kiến của em) - Đọc thầm

- Hỏi đáp trong nhóm

- Các nhóm lên trình bày trước lớp - HS nhận xét

- HS đọc yêu câu bài - Hs quan sát tranh - HS lắng nghe.

- Hs đọc bài (nối tiếp câu) - HS đọc nối tiếp đoạn - HS đọc toàn bài - HS đọc nhóm đôi

- Vì để cho mọi người cùng ngắm - Để mọi người làm theo các nọ quy nhà hàng đặt ra

- Để 2 chị em để rác đúng nơi quy định - Hs trả lời

- Hs lắng nghe và thực hiện

---

LUYỆN TIẾNG VIỆT

LUYỆN VIẾT

I. MỤC TIÊU

- Hs chép lại chính xác, đúng mẫu chữ trong bài

- Biết cách trình bày một bài thơ. Chữ đầu dòng viết hoa.

- Viết đúng các từ ngữ, điền từ thích hợp để hoàn thành câu.

- Học sinh có ý thức tự giác rèn chữ viết, giữ gìn vở sạch, viết đúng chính tả.

II. ĐỒ DÙNG, PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

- Gv: Bảng phụ.

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC

(5)

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1) Kiểm tra bài cũ (5’)

- GV nêu một số yêu cầu của bài chính tả; viết đúng,viết đẹp,chăm chỉ luyện tập, tư thế ngồi viết đúng.

2) Bài mới (33’) a) Giới thiệu bài

- Nêu yêu cầu, mục đích giờ học b) Hướng dẫn viết chính tả Củng cố nội dung

- GV đọc đoạn chép lần 1 - Gọi Hs đọc đoạn chính tả Nhận xét chính tả

- Tiếng khó:

Yêu cầu Hs đọc nhẩm bài tìm từ khó viết

- Gv nhận xét

Nhận xét cách trình bày:

- Đoạn chép có mấy câu?

- Những chữ nào trong bài chính tả được viết hoa?

- Chữ đầu câu được viết như thế nào?

c) Hs chép vào vở

- Trước khi chép bài mời một em nêu cách trình bày.

- Để viết đẹp các em ngồi như thế nào?

- Muốn viết đúng các em phải làm gì?

- GV đọc cho HS soát lỗi.

- GV theo dõi, uốn nắn.

d) Gv chữa bài - Gv chữa bài

- Gv nhận xét, đánh giá.

e) Hướng dẫn làm bài tập chính tả Bài tập 4

- Gọi Hs đọc yêu cầu bài tập

- Yêu cầu Hs làm bài cá nhân, 1 Hs làm trên bảng.

- Chú ý theo dõi sách giáo khoa

- 1, 2 HS đọc lại.

- Hs tìm

- Cuối mỗi câu có dấu chấm.

- Những chữ đầu câu được viết hoa

- HS nêu

- Ngồi ngay ngắn mắt cách bàn 25- 30cm

- Nhìn đọc đúng từng cụm từ viết chính xác

- HS chép bài vào vở.

- HS soát lỗi ghi ra lề vở - Đổi chéo vở soát lỗi

- Hs chú ý theo dõi

- Đọc yêu cầu bài tập

- Làm bài cá nhân, 1 Hs làm bài trên bảng

(6)

- Gv nhận xét, chốt kết quả đúng Bài tập 5

- Gọi Hs đọc yêu cầu bài tập - Gọi 1 HS làm mẫu

- Yêu cầu Hs làm bài cá nhân,

- Gv nhận xét, chốt kết quả đúng, tuyên dương

Bài tập 6

- Gọi Hs đọc yêu cầu bài tập

- Thỏ gọi sư tử vào trú mưa cùng. Sư tử đồng ý trú mưa cùng thỏ.

3) Củng cố, dặn dò (2’) - Gv nhận xét giờ học

- Dặn Hs về chuẩn bị bài học sau.

- Lớp nhận xét, bổ sung

- Đọc yêu cầu bài tập - 1 HS làm mẫu

- Yêu cầu Hs làm bài cá nhân, 1 Hs nói trước lớp.

- Lớp nhận xét

- HS quan sát tranh

- Nêu ý hiểu về nội dung bức tranh - Chia sẻ trước lớp, ghi vào vở

--- Ngày soạn:10/04/2021

Ngày dạy: Thứ ba ngày 13 tháng 4 năm 2021

TOÁN

PHÉP CỘNG DẠNG 25 + 4, 25 + 40 I. MỤC TIÊU

Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:

- Biết cách đặt tính và thực hiện phép cộng trong phạm vi 100 (cộng không nhớ dạng 25 + 4, 25 + 40).

- Vận dụng được kiến thức, kĩ năng về phép cộng đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế.

- Phát triển các NL toán học.

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

Các thẻ thanh chục và khối lập phương rời như SGK hoặc các thẻ chục que tính và các thẻ que tính rời trong bộ đồ dùng học toán; bảng con.

Một số tình huống đơn giản có liên quan đến phép cộng trong phạm vi 100.

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC

(7)

A.Hoạt động khởi động

-HS chơi trò chơi “Truyền điện” củng cố kĩ năng cộng nhẩm hai số tròn chục, cộng dạng 14 + 3.

-HS thảo luận nhóm bàn:

+ Bức tranh vẽ gì?

+ Nói với bạn về các thông tin quan sát được từ bức tranh.

-HS hoạt động theo nhóm

-Bạn nhỏ trong bức tranh đang thực hiện phép tính 25 + 4 = ? bằng cách gộp 25 khối lập phương và 4 khối lập phương.

B. Hoạt động thực hành, luyện tập Bài 1

GV hướng dẫn HS cách làm, có thể làm mẫu 1 phép tính.

GV chốt lại quy tắc cộng từ phải sang trái, viết kết quả thẳng cột

HS tính rồi viết kết quả phép tính vào vở.

HS đổi vở kiểm tra chéo, nói cách làm cho bạn nghe.

Bài 3

HS quan sát mẫu, nói cách thực hiện phép tính dạng 25 + 40.

GV chốt lại quy tắc cộng từ phải sang trái, viết kết quả thẳng cột.

-HS đổi vở kiểm tra chéo, nói cách làm cho bạn nghe.

Bài 4

GV chữa bài, chỉnh sửa các lỗi đặt tính và tính cho HS.

+ Đọc yêu cầu: 25 + 40 = ? + Đặt tính (thẳng cột).

+ Thực hiện tính từ phải sang trái:

5 cộng 0 bằng 5, viết 5.

2 cộng 4 bằng 6, viết 6.

+ Vậy 25 + 40 = 65.

C. Hoạt động vận dụng Bài 5

-HDHS thảo luận với bạn cùng cặp hoặc cùng bàn về cách trả lời câu hỏi bài toán đặt ra (quyết định lựa chọn phép cộng hay phép trừ để tìm câu trả lời cho bài toán đặt ra, tại sao).

-GV nhận xét

-HDHS tìm một số tình huống trong thực tế liên quan đến phép cộng đã học. Chẳng hạn: Huyền có 23 quyển truyện, mẹ mua thêm cho Huyền 3 quyển truyện nữa. Hỏi Huyền có tất cả bao nhiêu quyển truyện?

-HS đặt tính rồi tính.

-HS đổi vở kiểm tra chéo, nói cách làm cho bạn nghe.

D. Củng cố, dặn dò

-Bài học hôm nay, em biết thêm được điều gì?

- Khi đặt tính và tính em nhắn bạn càn lưu ý những gì?

-HS đọc bài toán, nói cho bạn nghe bài toán cho biết gì, bài toán hỏi gì.

-Phép tính: 25 + 20 = 45.

Trả lời: Mẹ làm được tất cả 45 chiếc

(8)

- GV đưa ra các phép tính, chẳng hạn:

24 + 1; 75 + 1; ...

về nhà, em hãy tìm tình huống thực tế liên quan đến phép cộng đã học, đặt ra bài toán cho mỗi tình huống đỏ để hôm sau chia sẻ với các bạn.

bánh.

--- TIẾNG VIỆT

BÀI 29B: ĐI LẠI AN TOÀN I. MỤC TIÊU

- Đọc đúng và đọc trơn câu, đoạn trong bài Biển báo giao thông; kết hợp đọc chữ và nhìn tranh; biết được ý nghĩa của biển báo giao thông và hiểu được việc phải nghiêm túc thực hiện những quy định trong biển báo mỗi khi tham gia giao thông.

- Viết đúng tiếng có vần oan và vần an ( sau âm đầu qu ).

- Nghe hiểu câu chuyện Thánh Giongs và kể lại được một đoạn câu chuyện.

II. ĐỒ DÙNG, PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC - Tranh phóng to HĐ2

- Tranh phóng to và câu hỏi phóng to của HĐ4 - Vở bài tập Tiếng Việt 1, tập 2.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò TIẾT 1

I. Hoạt động khởi động HĐ1: Nghe - nói

- GV yêu cầu HS quan sát tranh , đọc lời trong bóng nói.

- GV yêu cầu HS hỏi – đáp theo nội dung tranh

- GV nhận xét về nội dung hỏi – đáp và giới thiệu: Bài đọc hôm nay giúp các em hiểu được tầm quan trọng của biển báo giao thông và nhận biết 4 biển báo giao thông thường gặp.

II. Hoạt động khám phá HĐ2: Đọc

- Cả lớp quan sát

- HS hỏi – đáp theo cặp ( Bạn thấy những ai trong tranh?.. thấy bố mẹ và hai người con. Mẹ hỏi gì người con trai? … hỏi anh ấy ngã thế nào?Người con trai trả lời thế nào?...bị ngã vì không quan sát biển báo.

- Một vài cặp hỏi – đáp trước lớp - HS lắng nghe

- HS chỉ tay và đọc thầm theo GV

(9)

Nghe đọc

- GV đọc mẫu cả bài, chú ý cách đọc từng đoạn.

Đọc trơn

- GV yêu cầu HS phát hiện từ ngữ dễ phát âm sai

- Yêu cầu HS đọc nối tiếp đoạn theo nhóm

Chú ý: Phần đọc biển báo cần kết hợp với chỉ tranh

Đọc – hiểu

GV yêu cầu HS hỏi – đáp từng biển báo

- Yêu cầu HS quan sát tranh tìm ra bạn đi đúng, bạn đi sai

- GV nhận xét

TIẾT 2 III. Hoạt động luyện tập HĐ3: Viết

a, Nghe – viết một đoạn trong bài Biển báo giao thông

- GV đọc đoạn từ Anh đi nhầm … biển báo, GV nhắc những lỗi HS thường mắc phải, đọc từng cụm từ.

- GV đọc lần 2 để HS soát lỗi - GV nhận xét một số bài

b, Thi chọn nhanh các thẻ từ viết đúng - GV nói: Cô có các thẻ từ, trong đó có thẻ viết đúng và có thẻ viết sai tiếng có vần oan và tiếng có vần an ( sau âm đầu qu ). Hãy tìm những thẻ đúng vào giỏ.

- GV lưu ý vần an viết sau âm đầu qu Chú ý: chữ q bao giờ cũng đi kèm u;

- HS đọc từ ngữ dễ phát âm sai: reo lên, thế nào…

+ 2 – 3 HS đọc + Cả lớp đọc ĐT

- HS đọc nối tiếp đoạn theo nhóm ( 2 nhóm đọc )

- Đọc nối tiếp đoạn giữa các nhóm

- HS làm việc theo cặp

+ Đây là biển báo gì?... Đây là biển báo…

- Một số nhóm hỏi – đáp trước lớp

- Bạn gái đi đúng, bạn trai đi sai – không đi vào đường dành cho người đi bộ

- HS nghe, nhắc lại những lỗi hay mắc phải và viết bài vào vở.

- HS nghe GV đọc để sửa lỗi

- 2 HS lên bảng mỗi người 6 thẻ, khi GV phát lệnh chạy nhanh cho thẻ đúng vào giỏ ai nhanh thì thắng cuộc.

- HS đọc ĐT thẻ từ đúng

- HS viết vào vở 3 từ vừa tìm được.

(10)

qu là âm đầu và vần sau qu không thể là oan/ oang mà là an/ an

Chiều

TIẾT 3 HĐ4: Nghe – nói

a, Nghe kể câu chuyện Thánh Gióng - GV kể chuyện theo từng tranh

- GV kể lại từng đoạn theo tranh và nêu câu hỏi trong mỗi đoạn.

- GV nhắc lại câu trả lời b, Kể một đoạn câu chuyện - GV đặt câu hỏi

- Tổ chức thi kể.

GV dặn dò HS làm BT trong VBT

- HS nhìn tranh nghe GV kể - HS nghe và trả lời câu hỏi

- HS kể lại từng đoạn - Mỗi nhóm kể một đoạn - Thi kể giữa các nhóm - Thi kể trước lớp.

- Bình chọn nhóm kể hay

--- Ngày soạn:11/04/2021

Ngày dạy: Thứ tư ngày 14 tháng 4 năm 2021 TIẾNG VIỆT

BÀI 29C: CÙNG BẠN VUI CHƠI I. MỤC TIÊU

- Đọc: Đọc đúng, đọc trơn và rõ ràng các từ, các câu trong bài thơ: Thả diều; biết ngắt hơi ở chỗ kết thúc dòng thơ; kết hợp đọc chữ và xem tranh.

- Hiểu nội dung bài: Biết được niềm vui khi nghe thấy âm thanh và nhìn thấy hình ảnh của chiếc diều trong gió.

- Tô chữ hoa P, Q, viết từ có chữ hoa P, Q.

- Biết chọn từ ngữ để hoàn thành câu có tranh gợi ý.

- Tập làm phóng viên để hỏi – đáp về bạn lớp trưởng hoặc nhóm trưởng.

II. ĐỒ DÙNG, PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC 1. Giáo viên

- Tranh ảnh minh họa trong bài - Bảng phụ thể hiện chữ viết hoa:

+ P, Q + Phú Quốc 2. Học sinh

- SGK, VBT, bảng cài, bộ thẻ chữ, bảng con, phấn.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

(11)

Tiết 1

1. Hoạt động 1: Khởi động (Nghe – nói) Hỏi – đáp: Bạn thích trò chơi nào dưới đây?

- GV yêu cầu HS quan sát tranh, thảo luận nhóm 2 nói về các trò chơi mà các em thích cho bạn nghe

->Giáo viên nói: Tham gia trò chơi hay tham gia hoạt động làm cho cuộc sống của các em vui tươi hơn, bổ ích hơn, nên trong các em, ai cũng đều hòa mình vào các trò chơi, các hoạt động, phải không? Vậy để hiểu rõ hơn về điều đó, cô trò chúng mình cùng tìm hiểu bài thơ: Thả diều của nhà thơ Trần Đăng Khoa nhé!

Giáo viên ghi tên bài.

Tiết 2

2. Hoạt động 2: Khám phá (Đọc)

Mục tiêu: Đọc dúng và rõ ràng các từ, các câu trong bài, tốc độ đọc khoảng 60 tiếng trong 1 phút, ngắt nghỉ hơi ở chỗ dấu câu.

Phương pháp: Kĩ thuật, hình thức tổ chức, đọc thầm, đọc cá nhân, đọc nhóm.

a. Đọc thầm

- GV đọc, yêu cầu cả lớp đọc thầm - Giáo viên theo dõi lớp

b. Đọc tiếng, từ ngữ:

- GV cho HS tìm từ, tiếng khó đọc, tiếng hay phát âm sai ở địa phương trên side đã in đậm các từ khó: trên nong trời, lưỡi liềm,...

c. Luyện đọc trơn

- GV chia nhóm 4, yêu cầu HS đọc từng khổ thơ trong nhóm

- GV tổ chức thi đọc giữa các nhóm.

d. Luyện đọc hiểu

(?) Tìm câu thơ tả âm thanh của cánh diều trong khổ thơ 2?

- HS thảo luận và nói cho nhau nghe

- HS lắng nghe

- Đọc thầm bài văn.

- Đọc nhẩm theo GV, để ý chỗ ngắt nghỉ

- HS đọc

- HS đọc bài trong nhóm.

- Thi đọc nối tiếp 4 đoạn giữa 4 nhóm

- HSTL

(12)

- Yêu cầu HS thảo luận và đưa ra câu trả lời

- GV nhận xét, chốt câu đúng.

* GV yêu cầu HS đọc thuộc hai khổ thơ (tùy chọn)

- Tổ chức thi đọc thuộc 2 khổ thơ giữa 4 nhóm

- Đại diện nhóm trả lời

- 4 nhóm đọc, bình chọn nhóm đọc thuộc và hay nhất.

Tiết 3

3. Hoạt động 3: Luyện tập (Viết) a. Tô và viết

- GV hướng dẫn cách tô chữ hoa P, Q b. Viết lời khuyên của em cho cậu bé trong câu chuyện: Cậu bé nói dối

- GV nêu yêu cầu - GV nhận xét

4. Hoạt động 4: Vận dụng (Nghe – nói) - GV nêu yêu cầu: Nói 1 hoặc 2 câu về trò chơi em thường chơi ở nhà.

- GV nêu gợi ý:

+ Nêu tên trò chơi em hay chơi + Trò chơi đó chơi như thế nào?

- GV nhận xét.

- GV dặn dò HS về nhà làm BT trong VBT.

- HS quan sát

- HS tô chữ hoa: P, Q; viết từ: Phú Quốc

- HS trình bày ý kiến của mình trước lớp

- HS viết lời khuyên cho chàng lười vào vở.

- HS lắng nghe - HS thảo luận

- HS chia sẻ trước lớp.

--- Ngày soạn:12/04/2021

Ngày dạy: Thứ năm ngày 15 tháng 4 năm 2021 TIẾNG VIỆT

BÀI 29D: ĐIỀU EM GHI NHỚ I. MỤC TIÊU

- HS đọc trơn và đọc hiểu câu chuyện về chủ điểm: Em là búp măng non.

- Nghe – viết đoạn văn: Không phá tổ chim.

- Viết đúng các tiếng có vần oang hoặc vần ang - Nhìn tranh, viết được câu theo yêu cầu.

(13)

II. ĐỒ DÙNG, PHƯƠNG TIỆN DẠY- HỌC 1. Giáo viên

- Tranh ảnh minh họa trong bài

- 4 thẻ vần oang, 4 thẻ vần ang và 4 thẻ tranh (HĐ2c) 2. Học sinh

- SGK, VBT.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Tiết 1

1. Hoạt động 1: Khởi động (Nghe – nói)

- GV yêu cầu HS quan sát tranh, thảo luận nhóm 2 nói về cậu bé trong tranh đã chào ai, chưa chào ai?

- GV nhận xét, nhắc nhở HS những điều cần ghi nhớ.

->Giáo viên nói: Khi các con gặp người lớn, dù là không quen, nhưng chúng ta vẫn cần lễ phép chào hỏi.

- GV nhận xét tiết học

- Gv dặn hs về nhà chuẩn bị bài sau

- HS thảo luận và nói cho nhau nghe - Đại diện các nhóm trình bày

- HS lắng nghe

--- TOÁN

LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU

Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:

- Biết tính nhấm phép cộng (không nhớ) các số trong phạm vi 100 ở một số trường hợp đơn giản.

- Thực hành viết phép tính cộng phù họp với câu trả lời của bài toán có lời văn và tính đúng kết quả.

- Thực hành vận dụng tính nhẩm trong tình huống thực tiễn.

Phát triển các NL toán học.

II.ĐỒ DÙNG, PHƯƠNG TIỆN DẠY- HỌC Một số phép tính đơn giản để HS tính nhẩm.

Một số tình huống thực tế đơn giản có liên quan đến cộng nhẩm (không nhớ) các số trong phạm vi 100.

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC

A. Hoạt động khởi động

-Chơi trò chơi “Truyền điện” ôn tập cộng nhẩm trong phạm vi 10.

- HS Chơi trò chơi :

-HS chia sẻ: + Cách cộng nhẩm của mình.

(14)

-GV nhận xét + Để có thể nhẩm nhanh, chính xác cần lưu ý điều gì?

B. Hoạt động thực hành, luyện tập Bài l

- Cá nhân HS thực hiện các phép tính:

5 + 2 = ?; 65 + 2 = ? - Chia sẻ trước lớp.

--GV chốt cách nhẩm, lấy thêm các ví dụ khác để HS tính nhẩm và trả lời miệng kết quả phép tính (chẳng hạn: 37 + 1; 43 + 2;

71 + 4; ...).

-GV nhận xét

-HS thảo luận nhóm tìm cách tính kết quả phép tính 65 + 2 = ? mà không cần đặt tính, rồi nêu kết quả (5 + 2 = 7 nên 65 + 2 = 67).

-HS nhận xét,

-HS lấy ví dụ tương tự đố bạn tính nhẩm, trả lời miệng.

-HS kiếm tra lẫn nhau, nói cho bạn nghe cách làm.

Bài 2

HS thực hiện các thao tác:

-Tính nhẩm các phép tính.

Lưu ý: GV có thể tổ chức thành trò chơi để tăng hứng thú cho HS, GV có thể thay thế bằng các phép tính khác để HS thực hành tính nhẩm.

-Chỉ cho bạn xem phép tính tương ứng với kết quả đúng.

Bài 3

a) HDHS thực hiện các thao tác:

- Tính nhẩm rồi nêu kết quả.

- Kiểm tra lẫn nhau, nói cho bạn nghe cách làm.

- GV nhận xét

Tính nhẩm rồi nêu kết quả.

-Kiểm tra lẫn nhau, nói cho bạn nghe cách làm.

b) HS thực hiện theo cặp:

-HDHS Quan sát tranh, nói cho bạn nghe tranh vẽ gì.

-Hỏi nhau về số điểm của hai bạn (cả hai bạn đều đạt 55 điểm).

-Tính số điểm của mỗi bạn rồi nói cho bạn nghe cách tính.

Lưu ý: HS có thể có những cách tính điểm khác nhau, GV khuyến khích HS chia sẻ cách tính điểm của mình. Khi một HS hoặc một cặp HS chia sẻ, các HS khác có thể nhận xét, hoặc đặt câu hỏi cho bạn.

Quan sát tranh, nói cho bạn nghe tranh vẽ gì.

C. Hoạt động vận dụng Bài 4:

- Quan sát tranh vẽ, nhận biết bối cảnh bức tranh, có thể chia sẻ suy nghĩ, chẳng hạn: Tranh vẽ các bạn học sinh đang biểu diễn văn nghệ.

-

-HS đọc bài toán, nhận biết bài toán

(15)

-HDHS Thảo luận tìm phép tính để giải quyết bài toán, nói cho bạn nghe suy nghĩ của mình.

- Viết phép tính và nêu câu trả lời.

- GV gợi ý cho HS liên hệ tình huống bức tranh với thực tế trường, lóp mình. 

cho gì, hỏi gì.

-Phép tính: 31+8 = 39.

Trả lời: Tiết mục văn nghệ đó có tất cả 39 bạn

-HS kiểm tra lại phép tính và câu trả lời.

D. Củng cố, dặn dò

- Bài học hôm nay, em biết thêm được điều gì? Những điều đó giúp ích gì cho em trong cuộc sống hằng ngày?

- Em thích nhất bài nào? Vì sao?

--- Ngày soạn:13/04/2021

Ngày dạy: Thứ sáu ngày 16 tháng 4 năm 2021 Buổi sáng:

TOÁN

PHÉP TRỪ DẠNG 39 -15 I. MỤC TIÊU

Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:

- Biết cách đặt tính và thực hiện phép trừ trong phạm vi 100 (trừ không nhớ dạng 39 - 15).

- Vận dụng được kiến thức, kĩ năng về phép trừ đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế.

Phát triến các NL toán học.

II. ĐỒ DÙNG, PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

Các thẻ thanh chục và khối lập phương rời như SGK hoặc các thẻ chục que tính và các thẻ que tính rời trong bộ đồ dùng học toán; bảng con.

Một số tình huống đơn giản có liên quan đến phép trừ trong phạm vi 100.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC

A. Hoạt động khởi động

1. HS chơi trò chơi “Truyền điện” củng cố kĩ năng trừ nhẩm trong phạm vi 10, trừ dạng 17-2.

2. HS hoạt động theo nhóm và thực hiện lần lượt các hoạt động sau:

- Yêu cầu HS quan sát bức tranh (trong SGK hoặc trên máy chiếu).

- HS thảo luận nhóm bàn:

+ Bức tranh vẽ gì?

+ Nói với bạn về các thông tin quan sát được từ bức tranh. Bạn nhỏ trong bức tranh đang

-HS chơi trò chơi

-HS quan sát tranh thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi

-Chia sẻ thông tin

(16)

thực hiện phép tính 39 - 15 = ? bằng cách thao tác trên các khối lập phương.

B. Hoạt động hình thành kiến thức 1. HS tính 39-15 = ?

- Thảo luận nhóm về cách tìm kết quả phép tính 39 - 15 = ? (HS có thể dùng que tính, có thề dùng các khối lập phương, có thể tính nhẩm, ...).

- Đại diện nhóm nêu cách làm.

-HS thảo luận nhóm

-Đại diện nêu kết quả 2. GV hướng dẫn cách đặt tính và thực hiện

phép cộng dạng 39 - 15 = ? - HS đọc yêu cầu: 39 - 15 = ? - HS quan sát GV làm mẫu:

+ Đặt tính thẳng cột, hàng đơn vị thẳng hàng đơn vị, hàng chục thẳng hàng chục.

+ Thực hiện tính từ phải sang trái:

• Trừ đơn vị cho đơn vị.

• Trừ chục cho chục.

- GV chốt lại cách thực hiện, đề nghị một vài HS chỉ vào phép tính nhắc lại cách tính.

3. GV viết một phép tính khác lên bảng.

Chẳng hạn: 63 - 32 = ?

HS lấy bảng con cùng làm với GV từng thao tác: đặt tính, trừ từ phải sang rrái, đọc kết quả.

- HS đổi bảng con nói cho bạn bên cạnh nghe cách đặt tính và tính của mình.

- GV lấy một số bảng con đặt tính chưa thẳng hoặc tính sai để nhấn mạnh lại cách đặt tính rồi viết kết quả phép tính cho HS nắm chắc

-HS nêu yêu cầu

-Quan sát GV làm mẫu

-HS lắng nghe và nhắc lại

-Hs thực hiện ở bảng con

-HS trao đổi cách làm

4. HS thực hiện một số phép tính khác để củng cố cách thực hiện phép tính dạng 39 - 15 = ?

-HS thực hiện

C. Hoạt động vận dụng

HS tìm một số tình huống trong thực tế liên quan đến phép trừ đã học. Chẳng hạn: Tuấn có 37 viên bi, Tuấn cho Nam 12 viên bi. Hỏi Tuấn còn lại bao nhiêu viên bi?

D. Củng cố, dặn dò

- Bài học hôm nay, em biết thêm được điều gì? Khi đặt tính và tính em nhắn hạn cần lưu ý những gì?

- về nhà, em hãy tìm tình huống thực tế liên quan đến phép trừ đã học, đặt ra bài toán

-HS thực hành

(17)

cho mỗi tình huống đó để hôm sau chia sẻ với các bạn.

họ

--- TIẾNG VIỆT

BÀI 29D: ĐIỀU EM GHI NHỚ I. MỤC TIÊU

- HS đọc trơn và đọc hiểu câu chuyện về chủ điểm: Em là búp măng non.

- Nghe – viết đoạn văn: Không phá tổ chim.

- Viết đúng các tiếng có vần oang hoặc vần ang - Nhìn tranh, viết được câu theo yêu cầu.

II. ĐỒ DÙNG, PHƯƠNG TIỆN DẠY- HỌC 1. Giáo viên

- Tranh ảnh minh họa trong bài

- 4 thẻ vần oang, 4 thẻ vần ang và 4 thẻ tranh (HĐ2c) 2. Học sinh

- SGK, VBT.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Tiết 2

2. Hoạt động 2: Khám phá (Viết) a) Viết về 1 bức tranh

- GV nêu yêu cầu và hướng dẫn HS:

Chọn 1 tranh, quan sát kĩ để viết 1 – 2 câu về việc làm của 1 người trong tranh.

- GV nhận xét

Tiết 3 3. Khởi động (Nghe – nói)

- GV yêu cầu HS quan sát tranh, thảo luận nhóm 2 nói về cậu bé trong tranh đã chào ai, chưa chào ai?

- GV nhận xét, nhắc nhở HS những điều cần ghi nhớ.

->Giáo viên nói: Khi các con gặp người lớn, dù là không quen, nhưng chúng ta vẫn cần lễ phép chào hỏi.

- Hs lắng nghe

- HS trình bày bài viết của mình trước lớp

- HS thảo luận và nói cho nhau nghe - Đại diện các nhóm trình bày

- HS lắng nghe

4. Hoạt động 4: Vận dụng (Đọc mở rộng)

- GV nêu yêu cầu:

(18)

+ Tìm đọc đoạn, bài nói về chủ điểm:

Em là búp măng non (Về những điều trẻ em yêu thích, quan tâm hoặc cần ghi nhớ)

+ Giới thiệu tên câu chuyện, bài thơ về chủ điểm: “Em là búp măng non” đã biết, đã đọc cho cả lớp.

+ Chia sẻ với bạn hoặc người thân về những điều thú vị, đáng nhớ trong bài đọc.

- GV nhận xét.

- GV dặn dò HS về nhà làm BT trong VBT.

- HS tìm sách, truyện theo hướng dẫn của GV

- HS có thể đọc 2 bài đồng dao: Họ nhà chim và Họ nhà quả trong sách

- Nói với người thân, bạn bè về bài đã đọc.

--- Buổi chiều:

HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM

CHỦ ĐỀ 8: BẢO VỆ CẢNH QUAN TRÊN CON ĐƯỜNG TỚI TRƯỜNG I. MỤC TIÊU:

Với chủ đề này, HS:

- Giới thiệu được với bạn bè, người thân về vẻ đẹp của cảnh quan thiên nhiên trên đường tới trường.

- Nhận biết được thế nào là môi trường sạch, đẹp hoặc chưa sạch, đẹp.

- Thực hiện được một số việc làm cụ thể phù hợp với lứa tuổi để bảo vệ môi trường xung quanh luôn sạch, đẹp.

II. ĐỒ DÙNG, PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

* Giáo viên:

- Một số tranh phong cảnh: đồng lúa vàng, cảnh biển, cảnh vườn hoa công viên, cảnh hang cây phi lao thẳng tắp.

- Tranh ảnh một số phong cảnh địa phương quen thuộc, gần gũi với HS, cảnh đoạNđường gần đến trường và cảnh trong lớp học của các em HS.

- Ảnh về các hành vi bảo vệ/ không bảo vệ môi trường.

* Học sinh:

- SGK , vở bài tập Hoạt động trải nghiệm.

- Tranh vẽ về một cảnh đẹp trên con đường tới trường.

- Thẻ hình ngôi sao xanh, vàng, đỏ

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TIẾT 2

B.Rèn luyện kĩ năng và vận dụng – mở rộng

(19)

Hoạt động 3: Giữ gìn cảnh quan môi trường.

Mục tiêu: Giúp HS luôn có ý thức giữ vệ sinh chungđể bảo vệ cảnh quan môi trường. Thông qua hoạt động này, GV phát triển sự tự tin ở HS và củng cố việc thực hiện nhiệm vụ 2 SGK.

- GV cho HS nghe và cùng hát bài hát

“Trái đất này là của chúng mình” nhạc Trương Quang Lục, thơ Định Hải.

- GV cho HS chia sẻ về nội dung và ý nghĩa bài hát.

- GV cho HS quan sát tranh trong SGK trang 76 – 77 và vở bài tập, chia sẻ xem các bạn nhỏ trong tranh đã làm gì để bảo vệ môi trường?

- GV nhận xét.

- GV yêu cầu HS thảo luận về những việc mình đã làm để góp phần bảo vệ môi trường, giữ gìn cảnh quan trên con đường đến trường, cảnh quan của nhà trường?

- GV cùng HS phân loại xem có bao nhiêu loại việc mà HS đã thực hiện.

- GV chốt: Chúng ta luôn giữ vệ sinh mọi lúc, mọi nơi. Bây giờ cô và các em cùng dọn nhanh vị trí xung quanh chỗ mình ngồi sao cho sạch sẽ; chỉnh sửa lại bàn ghế cho ngay ngắn. Tất cả cùng ngắm lại không gian lớp học của mình và chia sẻ cảm xúc của mình nhé!

- GV nhận xét tổng kết hoạt động.

- HS cùng hát

- HS chia sẻ nội dung và ý nghĩa bài hát.

- HS thảo luận nhóm đôi.

- Đại diện một số nhóm chia sẻ, các nhóm khác nhận xét.

- HS thảo luận nhóm đôi, viết vào thẻ một việc làm mà mình thích nhất đính vào vị trí của nhóm.

- HS cùng thực hiện với GV.

- HS lắng nghe và chia sẻ cảm xúc.

Hoạt động 4: Khích lệ giữ gìn cảnh quan môi trường.

Mục tiêu: Giúp HS biết cách khích lệ mọi người tham gia giữ gìn cảnh quan môi trường và cảm kích về những việc làm ấy. Thông qua hoạt động này GV củng cố việc thuiwcj hiện nhiệm vụ 2,4 trong SGK.

* GV chiếu từng tranh ( tranh 1,2,3 trang 79) về việc nên là để bảo vệ cảnh quan.Cho HS thảo luận mỗi tranh.

VD tranh1: HS nhặt rác bỏ vào thùng.

GV nêu câu hỏi:

+ Ai đã thực hiện việc này?

- HS cả lớp quan sát.

- 2,3 HS trả lời.

- 2,3 HS nói điều mình muốn nói với bạn

(20)

+ Bây giờ chúng ta sẽ nói gì để khích lệ bạn?

- GV chiếu những tranh có những việc làm không tích cực, cho HS thảo luận mỗi tranh.

Ví dụ : Tranh bạn nhỏ vứt rác ra đường.

+ Ai vứt rác ra đường?

+ Chúng ta nên nói gì để bạn không vứt rác bừa bãi?

- GV nhận xét, tuyên dương HS.

* GV cho HS quan sát tranh 1, 2,3,4 trang 76 – 77, chia sẻ về cách khích lệ hoặc ngăn cản hành vi của các bạn nhỏ trong mỗi bức tranh.

- GV nhận xét, trao đổi về những việc HS đã làm để bảo vệ cảnh quan trong thời gian qua và nhắc nhở HS:

- Hãy làm những việc nhỏ nhặt như vứt rác đúng nơi quy định, không viết, vẽ, dán vào những chỗ không được phép;

nhắc nhở mọi người khi thấy ai đó không thực hiện tốt việc bảo vệ môi trường.

- Hãy khích lệ những bạn làm tốt và ngăn cản những bạn có hành vi sai.

- GV nhận xét và tổng kết hoạt động.

- Dặn HS về nhà vẽ một bức tranh về:

cảnh xung quanh nhà, cảnh trên đường đi học hoặc cảnh xung quanh cổng trường .. cho tiết học sau.

( Bạn thật đáng khen; Bạn là một tấm gương sáng...)

- HS cả lớp quan sát.

- 2,3 HS trả lời.

- 3,4 HS nói điều mình muốn nói với bạn ( Bạn nên bỏ rác vào thùng; Bạn không nên vứt rác làm ô nhiễm môi trường;...)

- HS quan sát tranh.

- 3,4 Hs chia sẻ trước lớp.

- HS lắng nghe.

--- SINH HOẠT

PHẦN 1: SINH HOẠT LỚP TUẦN 29 I. MỤC TIÊU:

- Giúp học sinh thấy được ưu, nhược điểm về nề nếp của lớp cũng như của mình trong tuần qua.

- Đánh giá ý thức của học sinh.

- HS có thói quen phê và tự phê.

(21)

- Giáo dục HS ý thức chấp hành nội quy trường lớp.

II. NỘI DUNG:

1. Hoạt động 1: Khởi động (3’)

GV tổ chức cho HS nghe và hát múa bài Hãy hàn gắn thế giới.

2. Hoạt động 2: Sinh hoạt lớp (10’)

2.1 Các tổ trưởng báo cáo tình hình nề nếp học tập tuần qua

- Lớp trưởng điều hành, gọi lần lượt các tổ báo cáo tình hình hoạt động của tổ mình.

- GV nhận xét chung:

+ Nề nếp: Các em có ý thức đi học đều, đúng giờ và dần đi vào nề nếp ....

+ Về học tập: Trong học tập nhiều em có tinh thần học tập rất tốt,...

+ Vệ sinh thân thể: Sạch sẽ, gọn gàng, mặc đúng đồng phục quy định,...

Tồn tại:

+ Một số em còn nói chuyện riêng,...

- Các tổ thảo luận và đề cử 1 bạn đạt thành tích tốt nhất trong học tập và các hoạt động của trường, lớp trong tổ để được khen thưởng.

- GV tuyên dương

2.2. Phương hướng tuần sau:

- Khắc phục những tồn tại và tiếp tục phát huy những ưu điểm.

- Thực hiện tốt nội quy lớp, nội quy của trường.

- Thực tốt luật ATGT, TNTT.

- Thực hiện đeo khẩu trang từ nhà đến trường, từ trường về nhà. Kiểm tra, đo thân nhiệt trước khi đến lớp.

--- PHẦN 2: HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM

CHỦ ĐỀ: BIẾT CÁCH SỬ LÍ MỘT SỐ TÌNH HUỐNG BV MÔI TRƯỜNG I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

-Nhận biết được thế nào là môi trường sạch, đẹp và chưa sạch, đẹp 2, Kĩ năng

- Thực hiện tốt mọt số việc làm cụ thể phù hợp với lứa tuổi để bảo vệ môi trường xung quanh luôn sạch đẹp.

3. Phát triển các năng lực chung và phẩm chất:

- Phát triển tính chủ đông, tích cực học tập của học sinh.

- Tích cực trong các hoạt động bảo vệ môi trường.

II.ĐỒ DÙNG, PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC - Giáo viên: nhạc, tranh ảnh

- Học sinh: Phấn

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của HS

(22)

I. Ổn định lớp( 1’) II. Bài mới

* Khởi động ( 3’)

- Khởi động bằng bài hát:

- Khởi động cùng học sinh

* Hoạt động 1: Xem video 1 số tình huống về bv môi trường

- Yêucầu học sinh đưa ra cách sử lí nên làm hay không nên làm ở các tình huống

* Hoạt động 2: Biết tham gia chơi trò chơi cùng bạn

- Nêu yêu cầu

- Thảo luận cặp đôi bàn về việc làm để bảo vệ môi trường

- Theo dõi, giúp đỡ các nhóm

- Tổ chức cho HS lên giới thiệu tranh về việc làm để bảo vệ môi trường

- Tuyên dương

III. Củng cố - dặn dò: (2’)

- Qua bài học chúng ta học được những gì?

- Nhắc nhở vận dụng vào thực tiễn.

- Nghe, vận động theo nhạc

- HS nêu

- Lắng nghe - Thảo luận

- Đại diện các nhóm chia sẻ - Nhóm khác nhận xét - HS nêu

- Theo dõi

Nguyễn Huệ, ngày ... tháng ... năm 2021 TTCM Kí, duyệt

Phạm Thị Hương

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Đọc đúng và đọc trơn từ, câu, đoạn, trong bài bồ câu và kiến vàng; kết hợp đọc chữ và nhìn tranh, nhận biết được hai chi tiêt quan trọng của câu chuyện ( bồ câu cứu

+ Đọc đúng và đọc trơn từ, câu, đoạn trong bài Bồ câu và kiến vàng, kết hợp đọc chữ và nhìn tranh, nhận biết được hai chi tiết quan trọng của câu chuyện (bồ

- Đọc đúng, đọc trơn câu, đoạn trong bài Sẻ con đáng yêu, kết hợp đọc chữ và nhìn tranh, nhận biết được những chi tiết quan trọng của câu chuyện, hiểu được vì

ViÒn mµu ®á.. Kh«ng

- Đọc đúng và đọc trơn từ, câu, đoạn trong bài Sẻ con đáng yêu; kết hợp đọc chữ và nhìn tranh, nhận biết được những chi tiết quan trọng của câu chuyện ; hiểu được tại sao

- Đọc đúng và đọc trơn câu, đoạn trong bài Biển báo giao thông; kết hợp đọc bài Biển báo giao thông; kết hợp đọc chữ và nhìn tranh; biết được ý nghĩa của biến báo

Dán chân biển báo màu nâu giữa trang tập sau đó dán hình tròn đỏ vào đầu trên chân biển báo.. Cách dán sản phẩm

Cấm tất cả các loại xe đi theo chiều đặt biển ( trừ xe