• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Đức Chính #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:105

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Đức Chính #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:105"

Copied!
26
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn: Tiết 29 Ngày giảng:

Bài 15:

QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ HỌC TẬP (T1)

I. MỤC TIÊU BÀI DẠY:

1. Kiến thức:

Giúp HS nêu được ý nghĩa của việc học tập, nêu được nội dung cơ bản của quyền và nghĩa vụ học tập của công dân nói chung và của trẻ em nói riêng.

2. Kỹ năng:

Biết phân biệt được hành vi đúng với hành vi sai trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ học tập.

3. Thái độ:

- Có thái độ tôn trọng quyền và nghĩa vụ học tập của mình và của người khác.

4. Năng lực hình thành:

- Năng lực tự học - Năng lực giải quyết vấn đề - Năng lực giao tiếp - Năng lực hợp tác

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ.

* Tích hợp:

- Giáo dục đạo đức: tôn trọng, trung thực, tự giác và mong muốn thực hiện tốt quyền học

tập và yêu thích việc học.

- Giáo dục kĩ năng sống: tư duy phê phán, trình bày suy nghĩ, hợp tác.

II. CHUẨN BỊ:

1. Chuẩn bị của thầy:

- Giáo án, SGK, phiếu học tập.

2. Chuẩn bị của trò:

- Đồ dùng học tập, đọc trước bài.

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC:

1. Phương pháp dạy học:

- Quy nạp, thực hành.

2. Kĩ thuật dạy học:

- Vấn đáp, nêu vấn đề, lấy vd, thảo luận nhóm, giải quyết tình huống, luyện tập.

3. Tích hợp kĩ năng sống:

- GD cho HS kĩ năng sống: tư duy phê phán, trình bày suy nghĩ , hợp tác.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

(2)

1. Ổn định tổ chức:

- Kiểm tra sĩ số:

2.Kiểm tra bài cũ:

Phần 1: Trắc nghiệm

Câu 1: Hình tròn viền đỏ, nền màu trắng, trên nền có hình vẽ màu đen thuộc loại biển báo nào?

A. Biển báo cấm.

B. Biển báo nguy hiểm.

C. Biển hiệu lệnh.

D. Biển chỉ dẫn.

Câu 2: Hình tam giác đều, viền đỏ, nền màu vàng, trên nền có hình vẽ màu đen thuộc loại biển báo nào ?

A. Biển báo cấm.

B. Biển báo nguy hiểm.

C. Biển hiệu lệnh.

D. Biển chỉ dẫn.

Câu 3: Hình tròn, nền màu xanh lam, trên nền có hình vẽ màu trắng thuộc loại biển báo nào ?

A. Biển báo cấm.

B. Biển báo nguy hiểm.

C. Biển hiệu lệnh.

D. Biển chỉ dẫn.

Câu 4: Trẻ em bao nhiêu tuổi được lái xe có dung tích xi lanh dưới 50 cm3? A. Từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi.

B. Từ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi.

C. Từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi.

D. Từ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi.

Phần 2: Tự luận

Câu 1: ( 3 điểm) Em hãy nêu nguyên nhân dẫn đến các vụ tai nạn giao thông nguyên nhân nào là phổ biến nhất?

Trả lời:

- Nguyên nhân tai nạn giao thông:

Hệ thống đường bộ chưa đáp ứng được yêu cầy đi lại của nhân dân.

Phương tiện cơ giới và thô sơ tăng nhanh và tập trung các thành phố.

Thiết bị cầu đường xuống cấp, giao cắt mặt bằng nhiều đường bộ, đường đô thị dễ gây tai nạn

Quản lí nhà nước về giao thông còn nhiều hạn chế.

- Nguyên nhân phổ biến nhất đó chính là sự kém ý thức của người tham gia giao thông như: vượt đèn đỏ, đi sai làn đường, đua xe trái phép, phóng nhanh vượt ẩu…

Câu 2: ( 3 điểm) Ý nghĩa của việc thực hiện trật tự an toàn giao thông:

Đảm bảo an toàn giao thông cho mình và cho mọi người, tránh tai nạn đáng tiếc xảy ra, gây hậu quả nghiêm trọng và đau lòng cho mình và cho người khác.

Đảm bảo giao thông được thông suốt, tránh gây ùn tắc giao thông.

(3)

3. Bài mới:

Hoạt động 1: Tìm hiểu truyện đọc

- Mục đích: HS đọc truyện, nắm được nội dung và đưa ra nhận xét về Quyền học tập của trẻ em ở huyện đảo Cô Tô.

- Thời gian: 15 phút

- Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình, thảo luận nhóm.

- Phương tiện tư liệu: Sách giáo khoa, máy chiếu.

Hoạt động của thầy và trò Nội dung chính GV: Gọi HS đọc truyện

HS: Đọc

GV: Đặt câu hỏi và chia làm hai nhóm lớn thảo luận

HS: Thảo luận và cử đại diện trả lời.

N1: Theo em cuộc sống trước đây ở huyện đảo Cô Tô như thế nào?

N2: Điều đặc biết ở sự thay đổi của huyện đảo Cô Tô ngày nay là gì?

GV: Nhận xét bổ xung và đặt câu hỏi

? Gia đình nhà trường xã hội làm gì để trẻ em được đến trường học tập?

GV: Kết luận

1. TRUYỆN ĐỌC:

a. Đọc:

- “Quyền học tập của trẻ em ở huyện đảo Cô Tô”.

b. Nhận xét:

-Là quần đảo hoang vắng rừng cây bị chặt phá, đồng ruộng thiếu nước và phần lớn bỏ hoang. Trình độ dân trí thấp, trẻ em thất học nhiều…

- Trẻ em đến tuổi đều được đi học, Hội khuyến học được thành lập, HS của các gia đình thương binh liệt sĩ khó khăn đều được giúp đỡ bằng tiền do nhân dân đóng góp. Có trường lớp học nội trú trường được xây dựng khang trang, có phong trào thi đua học tập sôi nổi.

- Quan tâm tạo điều kiện tất cả trẻ em đều được đến trường.

Hoạt động 2: Nội dung bài học

- Mục đích: HS nắm được quyền và nghĩa vụ của công dân nói chung và HS nói riêng.

- Thời gian: 15 phút

- Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình.

- Phương tiện tư liệu: Sách giáo khoa.

Hoạt động của thầy và trò Nội dung chính

GV: Đặt câu hỏi 2. NỘI DUNG BÀI HỌC:

(4)

HS: Trả lời cá nhân

Theo em học tập có ý nghĩa như thế nào?

? Pháp luật quy định như thế nào về việc học tập?

* Dành cho HS khuyết tật:

? Hằng ngày em đến trường để thực hiện quyền và nghĩa vụ gì ? - Quyền và nghĩa vụ học tập của

trẻ em.

GV: Nhận xét kết luận nội dung bài học.

a. Ý nghĩa của việc học tập:

- Có ý nghĩa đối với bản thân, gia đình, xã hội.

Bởi vì: Học tập là vô cùng quan trọng có học tập chúng ta có hiểu biết, có kiến thức được pháp triển toàn diện để trở thành người có ích cho xã hội, đóng

góp sức lực vào xây dựng quê hương đất nước.

b. Những quy định của pháp luật về học tập:

- Mọi công dân có thể học không hạn chế từ bậc GD Tiểu học đến Trung học (THCS, THPT) đến Đại học và sau đại học.

- Có thể học bất cứ ngành nghề nào thích hợp bản thân tùy điều kiện cụ thể bằng nhiều hình thức học suốt đời.

- Trẻ em trong độ tuổi từ 6 đến 14 tuổi có nghĩa vụ bắt buộc hoàn thành bậc GD Tiểu học (Từ lớp 1 đến lớp 5), là bậc học nền tảng trong hệ thống giáo dục nước nhà.

- Gia đình ( cha mẹ hoặc người đỡ đầu) có trách nhiệm tạo điều kiện cho con em hoàn thành nghĩa vụ học tập của mình, đặc biệt là ở bậc giáo dục tiểu học.

4. Củng cố:

- Mục đích: Củng cố lại nội dung bài học.

- Thời gian: 5 phút

- Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình.

- Phương tiện tư liệu: Sách giáo khoa.

Hoạt động của thầy và trò Nội dung chính GV: Đặt câu hỏi

Em hãy kể một vài tấm gương vượt khó vươn lên trong học tập mà em biết?

GV: Nhận xét, chốt nội dung bài học.

HS: Trả lời cá nhân

- Thầy Nguyễn Ngọc Kí…

5. Hướng dẫn học bài ở nhà:

(5)

- Học nội dung bài học, làm các bài tập SGK

- Tìm hiểu trách nhiệm của gia đình Nhà nước đổi với việc học của trẻ em - Chuẩn bị tiết sau : Quyền và nghĩa vụ học tập ( Tiếp).

V. Rút kinh nghiệm:

………

………

………

………

--- Ngày soạn: Tiết 26 Ngày giảng:

Bài 15:

QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ HỌC TẬP ( Tiếp)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức:

- Giúp HS nêu được trách nhiệm của gia đình đối với việc học tập của con em và vai trò của Nhà nước trong việc thực hiện công bằng xã hội về giáo dục.

2. Kỹ năng:

- Biết thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ học tập và giúp đỡ bạn bè em nhỏ cùng thực hiện.

3. Thái độ:

- Có thái độ tôn trọng quyền và nghĩa vụ học tập của mình và của người khác.

4. Năng lực:

- Năng lực tự học

- Năng lực giải quyết vấn đề - Năng lực giao tiếp

- Năng lực hợp tác

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ.

* Tích hợp:

- Giáo dục đạo đức: tôn trọng, trung thực, tự giác và mong muốn thực hiện tốt quyền học

tập và yêu thích việc học.

- Giáo dục kĩ năng sống: tư duy phê phán, trình bày suy nghĩ, hợp tác.

II. CHUẨN BỊ:

1. Chuẩn bị của thầy:

- Giáo án, SGK, phiếu học tập, máy chiếu.

(6)

2. Chuẩn bị của trò:

- Đồ dùng học tập, đọc trước bài.

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC:

1. Phương pháp dạy học:

- Quy nạp, thực hành.

2. Kĩ thuật dạy học:

- Vấn đáp, nêu vấn đề, lấy vd, thảo luận nhóm, giải quyết tình huống, luyện tập.

3. Tích hợp kĩ năng sống:

- GD cho HS kĩ năng sống: tư duy phê phán, trình bày suy nghĩ, hợp tác.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

1. Ổn định lớp:

- Kiểm tra sĩ số:

2: Kiểm tra bài cũ

- Mục đích: Kiểm tra vở bài tập của hs.

- Thời gian: 5 phút

- Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình - Phương tiện tư liệu: Sách giáo khoa.

Câu hỏi bài cũ:

Hoạt động của thầy - trò Nội dung chính - Nội dung kiểm tra:

? Nêu ý nghĩa của việc học tập? Trình bày những quy định của pháp luật về việc học tập?

- GV kiểm tra sách vở, đồ dùng của HS để phục vụ cho học tập.

- Số HS kiểm tra: 1 HS

- Dự kiến HS trả lời

* Ý nghĩa của việc học tập:

- Có ý nghĩa đối với bản thân, gia đình, xã hội. Bởi vì: Học tập là vô cùng quan trọng có học tập chúng ta có hiểu biết, có kiến thức được phát triển toàn diện để trở thành người có ích cho xã hội, đóng

góp sức lực vào xây dựng quê hương đất nước.

* Những quy định của pháp luật về học tập:

- Mọi công dân có thể học không hạn chế từ bậc GD Tiểu học đến Trung học (THCS, THPT) đến Đại học và sau đại học.

- Có thể học bất cứ ngành nghề nào thích hợp bản thân tùy điều kiện cụ thể bằng nhiều hình thức học suốt đời.

(7)

- Trẻ em trong độ tuổi từ 6 đến 14 tuổi có nghĩa vụ bắt buộc hoàn thành bậc GD Tiểu học (Từ lớp 1 đến lớp 5), là bậc học nền tảng trong hệ thống giáo dục nước nhà.

- Gia đình ( cha mẹ hoặc người đỡ đầu) có trách nhiệm tạo điều kiện cho con em hoàn thành nghĩa vụ học tập của mình, đặc biệt là ở bậc giáo dục tiểu học.

3. Giảng bài mới:

Hoạt động 1: Giới thiệu bài

- Mục đích: HS nắm được ý nghĩa của việc học tập.

- Thời gian: 03 phút

- Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình.

- Phương tiện tư liệu: Sách giáo khoa.

Hoạt động của thầy - trò Nội dung chính GV: Đặt câu hỏi

Việc học tập mang lại điều gì đối với riêng bản thân em?

GV: Chốt và chuyển nội dung bài học.

HS: Trả lời cá nhân.

- Kiến thức

- Hiểu biết xã hội - Giao tiếp, ứng xử....

Hoạt động 2: Nội dung bài học

- Mục đích: HS nắm được trách nhiệm của gia đình Nhà nước đối với việc học tập của trẻ em .

- Thời gian: 10 phút

- Phương pháp: Vấn đáp, thảo luận nhóm, thuyết trình.

- Phương tiện tư liệu: Sách giáo khoa.

Hoạt động của thầy và trò Nội dung chính GV: Yêu cầu HS nhắc lại nội dung

chính của tiết 1 HS: Trả lời cá nhân

GV: Nhận xét, đặt câu hỏi

?Trách nhiệm của gia đình Nhà nước đối với vệc học tập của trẻ em?

-HS thảo luận nhóm/ nhóm bàn/ 3 phút -HS: Đại diện nhóm trả lời.

2. NỘI DUNG BÀI HỌC:

a. Ý nghĩa của việc học tập:

b. Những quy định của pháp luật về học tập:

c.Trách nhiệm của gia đình Nhà nước đối với vệc học tập của trẻ em:

(8)

GV: Lớp nhận xét, bổ sung.

? Em hiểu như thế nào về câu danh ngôn:

“ Học, học nữa, học mãi”

( V.I.LÊ-NIN)

- Gia đình cha mẹ hoặc người đỡ đầu có trách nhiệm tạo điều kiện cho con em hoàn thành nghĩa vụ học tập của mình, đặc biệt là bậc giáo dục tiểu học.

- Nhà nước thực hiện nghĩa vụ công bằng xã hội trong giáo dục, tạo điều kiện để ai cũng được học hành, mở mang rộng khắp hệ thống trường lớp, miễn học phí cho học sinh tiểu học, quan tâm giúp đỡ trẻ em khó khăn,…

=> Những quy định trên thể hiện tính nhân đạo của pháp luật nước ta, chúng ta phải thực hiện tốt nghĩa vụ học tập của mình

Hoạt động 3 : Bài tập

- Mục đích: Củng cố kiến thức về quyền và nghĩa vụ học tập qua các bài tập - Phương pháp: Vấn đáp,thuyết trình,thảo luận nhóm...

- Thời gian: 20 phút

- Phương tiện, tư liệu: SGK, máy chiếu

Hoạt động của thầy và trò Nội dung chính Bài tập a/tr40:

GV: gọi HS đọc yêu cầu

? Em hãy kể những hình thức học tập mà em biết?

- HS trả lời cá nhân - Gv nhận xét, bổ sung:

- Học ở lớp học tình thương.

- Học bổ túc (Trung tâm giáo dục thường xuyên)

- Học từ xa

- Học trực tuyến qua mạng internet - Tự học qua sách báo vô tuyến.

- Học ở bạn bè, học ở người lớn…

Máy chiếu: Slides 1,2: Các hình thức học tập

Bài tập b/tr40 GV: gọi HS đọc yêu cầu

3.BÀI TẬP:

Bài tập a/tr40: Một số hình thức học tập - Học theo trường, lớp; tự học; vừa học vừa làm…

Bài tập b/tr40

(9)

? Em hãy nêu một vài tấm gương vượt khó vươn lên trong học tập.

- HS thảo luận nhóm bàn/ 2 phút - Đại diện nhóm trả lời.

-

Máy chiếu: Slides 3,4: Tấm gương Bác Hồ, thầy Nguyễn Ngọc Kí.

Bài tập c/tr40 GV: gọi HS đọc yêu cầu

- HS trả lời cá nhân.

-Trẻ em bị khuyết tật được học ở những lớp học dành cho trẻ khuyết tật.

-Trẻ em lang thang cơ nhỡ được học ở lớp học tình thương…

Máy chiếu: Slides 5,6,7, 8,9,10

* Câu hỏi dành cho HS khuyết tật:

? Em có được thực hiện quyền và nghĩa vụ học tập không?

GV: Trong lớp ta, bạn Thùy Dương là HS hòa nhập vậy các em đã làm gì để giúp đỡ bạn?

- HS trả lời cá nhân

Bài tập d/tr40: Máy chiếu: Slides 11 Nam là một HS chăm ngoan. Nhà em nghèo lắm, sau Nam còn có hai em.

Đang học lớp 6 thì mẹ mất, còn bố thì cũng đau ốm luôn. Nam có thể phải nghỉ học ở nhà để lao động giúp bố và nuôi các em.

Nếu là Nam, trong hoàn cảnh đó, em sẽ giải quyết khó khăn như thế nào?

HS: Thảo luận theo cặp/ 3 phút GV: Nhận xét cho điểm

Bài tập đ/tr41:

GV: Gọi HS lên bảng làm BT HS: Cá nhân lên bảng làm BT.

Theo em những biểu hiện thực hiện quyền và nghĩa vụ học tập sau đây là

Tấm gương vượt khó vươn lên trong học tập: Thầy Nguyễn Ngọc Kí, Nguyễn Hiền…

Bài tập c/tr40

-Trẻ em bị khuyết tật được học ở những lớp học dành cho trẻ khuyết tật.

-Trẻ em lang thang cơ nhỡ được học ở lớp học tình thương…

Bài tập d/tr 40:

- Đáp án:

+Nếu em là Nam em sẽ tìm thêm một công việc đan lát hoặc đồ mĩ nghệ làm tại gia đình tranh thủ thời gian rảnh dỗi.

+ Hình thức thứ hai là vừa học vừa làm

=>Nhằm mục đích học tập của mình được hoàn thiện

Bài tập đ/ tr41:

(10)

đúng hay sai? Vì sao?

-Chỉ chăm chú vào học tập ngoài ra không làm một việc gì?

-Chỉ học ở trên lớp thời gian còn lại vui chơi thoải mái.

-Ngoài giờ học ở trường có kế hoạch tự học ở nhà, lao động giúp đỡ cha mẹ vui chơi giải trí.

GV: Nhận xét, kết luận toàn bài

=>Biểu hiện sai: Vì ngoài việc học chúng ta còn phải giúp đỡ gia đình những công việc nhẹ nhàng như nấu cơm, rửa bát,…

=>Biểu hiện sai: Học ở trên lớp chưa đủ, mà ở nhà còn phải tự học, vui chơi chỉ là phần nhỏ.

=>Biểu hiện đúng: Ngoài giờ học ở trường phải tự học ở nhà, lao động giúp đỡ gia đình, vui chơi giải trí, rèn luyện thân thể để giúp học tập được tốt hơn.

4. Củng cố:

- Mục đích: Củng cố lại nội dung bài học.

- Thời gian: 5 phút

- Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình.

- Phương tiện tư liệu: Sách giáo khoa, máy chiếu.

Hoạt động của thầy và trò Nội dung chính GV: Đặt câu hỏi

Em hãy kể một vài câu ca dao tục ngữ danh ngôn nói về học tập mà em biết?

GV: Nhận xét, chốt nội dung bài học

Máy chiếu: Slides 12 trích thư Bác Hồ gửi HS

HS: Trả lời cá nhân

-“ Học một biết mười”

-“Đi một ngày đàng học một sàng khôn”

5. Hướng dẫn học sinh học ở nhà: Máy chiếu: Slides 13 - Học nội dung bài học, làm các bài tập SGK

- Ôn tập nội dung các bài đã học từ đầu học kì II , làm lại các bài tập chuẩn bị giờ sau làm bài kiểm tra 45 phút

V. Rút kinh nghiệm:

………

………

………

*****************************

Ngày soạn: 15/3/2019 Tiết 29 Ngày giảng: 19/3/2019

(11)

Bài 16:

QUYỀN ĐƯỢC PHÁP LUẬT BẢO HỘ VỀ TÍNH MẠNG THÂN THỂ, SỨC KHỎE, DANH DỰ VÀ NHÂN PHẨM (T1)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức:

- Giúp HS nêu được nội dung cơ bản của quyền bất khả xâm phạm về thân thể và quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng thân thể, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm.

2. Kỹ năng:

- Biết xử lý các tình huống phù hợp với quy định của pháp luật về quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm.

3. Thái độ:

- Có thái độ tôn trọng sức khỏe tính mạng danh dự nhân phẩm của người khác.

4. Năng lực:

- Năng lực tự học.

- Năng lực giải quyết vấn đề.

- Năng lực tự quản lí.

- Năng lực giao tiếp - Năng lực hợp tác.

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ.

* Tích hợp:

- Giáo dục đạo đức:

+ Tôn trọng sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm của người khác

+ Phản đối những hành vi xâm phạm thân thể, tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của công dân.

- Giáo dục kĩ năng sống: ra quyết định và giải quyết vấn đề, tư duy phê phán, ứng phó.

- GD QPAN: Ví dụ đơn giản về các quyền bảo hộ tính mạng, bất khả xâm phạm...

để cho học sinh dễ hiểu, dễ nhớ II. CHUẨN BỊ:

1.Chuẩn bị của thầy:

- Giáo án, SGK, SGV.

2.Chuẩn bị của trò:

- Đồ dùng học tập, đọc trước bài.

III/ PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC:

1. Phương pháp dạy học:

– Quy nạp, thực hành.

(12)

2. Kĩ thuật dạy học:

– Sd kĩ thuật động não, xử lí tình huống.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

1.Ổn định lớp:

Kiểm tra sĩ số:

2. Kiểm tra bài cũ:

- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS 3. Bài mới:

Hoạt động 1: Giới thiệu bài

- Mục đích: HS nắm được ý nghĩa của việc học tập.

- Thời gian: 03 phút

- Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình.

- Phương tiện tư liệu: Sách giáo khoa.

Hoạt động của thầy - trò Nội dung chính GV: Đưa ra tình huống

Trên đường đi học về em bị các anh HS lớp 9 bắt nạt và đánh lúc đó em sẽ làm gì?

GV: Chốt và chuyển nội dung bài học.

HS: Trả lời cá nhân.

- Báo với người lớn ở gần đó - Báo với các thầy cô giáo...

- Báo với bố mẹ, công an....

Hoạt động 2: Tìm hiểu truyện đọc

- Mục đích: HS đọc truyện, nắm được nội dung truyện “Một bài học”

- Thời gian: 10 phút

- Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình, thảo luận nhóm.

- Phương tiện tư liệu: Sách giáo khoa.

Hoạt động của thầy - trò Nội dung chính GV: Gọi HS đọc truyện

HS: Đọc

GV: Đặt câu hỏi và chia làm ba nhóm lớn thảo luận

HS: Thảo luận và cử đại diện trả lời.

N1: Theo em vì sao ông Hùng gây nên cái chết cho ông Nở? Hành vi đó có cố ý không?

I. TÌM HIỂU TRUYỆN ĐỌC:

1. Truyện đọc:

- “Một bài học”

2. Nhận xét:

- Bởi vì: Ông tìm cách cứu lúa là dùng cách chăng dây điện xung quanh thửa ruộng để làm bẫy chuột. Hành vi đó gây ra cái chết cho ông Nở là bị điện giật

(13)

N2: Việc ông Hùng bị khởi tố chứng tỏ điều gì?

N3: Theo em đối với mỗi người cái gì là đáng quý nhất? Nếu bị xâm hại về thân thể em sẽ làm gì?

GV: Nhận xét bổ sung và đặt câu hỏi

? Qua truyện đọc trên em rút ra được bài học gì cho bản thân?

GV: Kết luận

không phải là do cố ý mà chỉ là để bẫy chuột.

- Chứng tỏ: Pháp luật rất nghiêm minh và con người được pháp luật bảo vệ tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự nhân phẩm.

- Cái quý nhất của con người là tính mạng, danh dự. Nếu bị xâm hại cần phải phê phán tố cáo việc làm sai trái đó lên cơ quan công an để giải quyết.

- Bài học:

Đối với mỗi con người thì tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm là quý giá nhất. Mọi việc làm xâm phạm đến thân thể, tính mạng của người khác đều là phạm tội và đều bị xử phạt nghiêm khắc.

Hoạt động 3: Nội dung bài học

- Mục đích: HS nắm được quyền và nghĩa vụ của công dân nói chung và HS nói riêng.

- Thời gian: 15 phút

- Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình.

- Phương tiện tư liệu: Sách giáo khoa.

Hoạt động của thầy - trò Nội dung chính GV: Đặt câu hỏi

HS: Trả lời cá nhân

GV: Nhận xét, đặt câu hỏi

? Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể như thế nào?

Công dân có quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khỏe,

II. NỘI DUNG BÀI HỌC:

1. Nội dung cơ bản của quyền bất khả xâm phạm về thân thể và quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng thân thể, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm.

-> Là quyền cơ bản của công dân, quyền đó gắn liền với mỗi con người và là quyền quan trọng nhất đáng quý nhất của con người.

* Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể:

- Không ai được xâm phạm thân thể của người khác.

- Việc bắt giữ người phải theo đúng quy

(14)

danh dự nhân phẩm?

GV: Nhận xét, bổ sung và đưa ra Điều 93 – Bộ luật hình sự :” Tội giết người bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm,tù chung thân hoặc tử hình..”. trên máy chiếu.

GV: Yêu cầu HS cho một số ví dụ về việc VP quyền được PL ...tính mạng thân thể...của công dân mà em biết?

HS: Trả lời cá nhân.

GV: Cho HS xem video vụ bạo hành bé Như ý, một số hình ảnh trẻ em bị xâm hại..

định của pháp luật.

*Công dân có quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự nhân phẩm:

- Nghĩa là mọi người phải tôn trọng tính mạng, thân thể , sức khỏe danh dự nhân phẩm của người khác.

Hoạt động 4 : Bài tập

- Mục đích: Củng cố kiến thức về quyền và nghĩa vụ học tập qua các bài tập - Phương pháp: Vấn đáp,thuyết trình,thảo luận nhóm...

- Thời gian: 12 phút

- Phương tiện, tư liệu: SGK,VBT

Hoạt động của thầy - trò Nội dung chính GV: Đưa ra hai bài tập tình huống trên

máy chiếu

Tình huống 1: An đánh Nam, Nam nhỏ hơn không đánh được An.Nam đón đường bắt em của An. Em hãy nhận xét hành vi của An, Nam?

Tình huống 2: Anh B đi xe máy không đội mũ bảo hiểm, vượt đèn đỏ gây tai nạn chết người nhưng đã bỏ chạy,trốn tránh pháp luật. Nhận xét hành vi của anh B?

HS: Thảo luận theo cặp GV: Nhận xét cho điểm

GV: Đưa ra BT trên máy chiếu

Sơn và Thuỷ là học sinh lớp 6B ngồi cạnh nhau.Một hôm,Sơn bị mất chiếc bút máy rất đẹp vừa mua.Tìm mãi không thấy,Sơn đổ tội cho Thuỷ lấy

III. BÀI TẬP:

- Đáp án:

+ An đánh Nam là sai đã vi phạm thân thể bạn Nam là VPPL.

+ Nam đánh em của An cũng sai vi phạm quyền được PL...tính mạng, thân thể....VPPL.

- Anh B đã VP luật ATGT: Không đội mũ bảo hiểm, vượt đèn đỏ.

- Anh B VPPL gây ra tai nạn chết người, bỏ trốn.

- Đáp án:

Tổ1:Nhận xét cách ứng xử của hai bạn - Sơn sai: Vì chưa có chứng cứ đã khẳng định Thủy ăn trộm.Như vậy là Sơn đã xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm của

(15)

cắp.Thuỷ và Sơn to tiếng,tức quá Thuỷ đã xông vào đánh Sơn chảy cả máu mũi”.

Tổ1:Nhận xét cách ứng xử của hai bạn?

Tổ 2:Nếu là một trong hai bạn,em sẽ xử sự như thế nào?

Tổ 3:Nếu là bạn cùng lớp của Sơn và Thuỷ thì em sẽ làm gì?

Tổ 4:Hậu quả mà hai bạn phải gánh chịu là gì?

HS: Thảo luận theo tổ

GV: Nhận xét, kết luận toàn bài

*Dành cho HS khuyết tật:

?Qua bài học này em thấy mình có quyền gì sức khỏe, tính mạng, danh dự và nhân phẩm .

-Em được người khác tôn trọng sức khỏe, tính mạng, danh dự và nhân phẩm .

Thủy.

- Thủy sai: Vì không khéo léo giải quyết mà đánh Sơn chảy máu mũi.Như vậy,Thủy đã xâm hại bất hợp pháp đến thân thể Sơn, làm ảnh hưởng đến sức khỏe của Sơn.

Tổ 2: Bình tĩnh báo lại sự việc với GVCN để giải quyết

Tổ 3: Can ngăn 2 bạn hoặc đi báo với GVCN.

Tổ 4: 2 bạn sẽ bị đưa lên phòng Hội đồng kỷ luật.

4.Củng cố:

- Mục đích: Củng cố lại nội dung bài học.

- Thời gian: 05 phút

- Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình.

- Phương tiện tư liệu: Sách giáo khoa, máy chiếu.

Hoạt động của thầy - trò Nội dung chính GV: Cho HS đọc trên máy chiếu :Điều

104 – Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác.”

Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30%... thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù 6 tháng đến 3 năm.

-Phạm tội gây thương tích,gây tổn hại đến sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc dẫn đến chết người... thì bị phạt tù 5 năm đến 15

- HS đọc trên máy chiếu :

(16)

năm.

-Phạm tội dẫn đến chết nhiều người hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác,t hì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân.”

5.Hướng dẫn học sinh học ở nhà:

-Học nội dung bài học, làm các bài tập SGK

-Tìm hiểu ý nghĩa của các quyền đó đối với công dân

-Sưu tầm các bài báo nói về xâm phạm tính mạng, thân thể , danh dự…

-Chuẩn bị tiết sau luyện tập./.

V. Rút kinh nghiệm:

………

………

………

………

---

Ngày soạn: Tiết 30 Ngày giảng:

Bài 16:

QUYỀN ĐƯỢC PHÁP LUẬT BẢO HỘ VỀ TÍNH MẠNG THÂN THỂ , SỨC KHỎE, DANH DỰ VÀ NHÂN PHẨM

(Tiếp)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức:

- Giúp HS hiểu được ý nghĩa của quyền bất khả xâm phạm về thân thể và quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng thân thể, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của công dân.

2. Kỹ năng:

- Biết xử lý các tình huống phù hợp với quy định của pháp luật về quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm.

3. Thái độ:

- Có thái độ tôn trọng sức khỏe tính mạng danh dự nhân phẩm của người khác.

Phản đối những hành vi xâm phạm tính mạng thân thể danh dự nhân phẩm của người khác.

4. Năng lực:

- Năng lực tự học

- Năng lực giải quyết vấn đề

(17)

- Năng lực giao tiếp - Năng lực hợp tác

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ.

* Tích hợp:

- Giáo dục đạo đức:

+ Tôn trọng sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm của người khác

+ Phản đối những hành vi xâm phạm thân thể, tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của công dân.

- Giáo dục kĩ năng sống: ra quyết định và giải quyết vấn đề, tư duy phê phán, ứng phó.

- GD QPAN: Ví dụ đơn giản về các quyền bảo hộ tính mạng, bất khả xâm phạm...

để cho học sinh dễ hiểu, dễ nhớ II. CHUẨN BỊ:

1.Chuẩn bị của thầy:

- Giáo án, SGK, phiếu học tập.

2. Chuẩn bị của trò:

- Đồ dùng học tập, đọc trước bài.

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC:

1. Phương pháp dạy học:

- Quy nạp, thực hành.

2. Kĩ thuật dạy học:

- Vấn đáp, nêu vấn đề, lấy vd, thảo luận nhóm, giải quyết tình huống, luyện tập.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

1. Tổ chức:

Kiểm tra sĩ số:

2.Kiểm tra bài cũ:

- Mục đích: Kiểm tra kiến thức đã học ở bài trước.

- Thời gian: 5 phút

- Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình - Phương tiện tư liệu: Sách giáo khoa.

Hoạt động của GV và HS Nội dung chính GV: Đặt câu hỏi

? Trình bày nội dung quyền bất khả xâm phạm thân thể và quyền được pháp luật bảo hộ tính mạng thân thể sức khỏe danh dự nhân phẩm.

HS: Trả lời cá nhân.

-> Là quyền cơ bản của công dân, quyền đó gắn liền với mỗi con người và là quyền quan trọng nhất đáng quý nhất của con người.

* Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể:

(18)

GV: Chốt và chuyển nội dung bài học.

- Không ai được xâm phạm thân thể của người khác.

- Việc bắt giữ người phải theo đúng quy định của pháp luật.

*Công dân có quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự nhân phẩm:

- Nghĩa là mọi người phải tôn trọng tính mạng, thân thể , sức khỏe danh dự nhân phẩm của người khác.

3. Bài mới:

GV: Đặt câu hỏi

? Em hãy dự kiến cách ứng xử của mình trong những trường hợp bị xâm hại thân thể, sức khỏe, danh dự nhân phẩm?

HS: Trả lời cá nhân ( Báo cho gia đình mình biết và báo cho công an để giải quyết...)

GV: Chốt và chuyển nội dung bài học.

Hoạt động 1: Nội dung bài học

- Mục đích: HS nắm được quyền bất khả xâm phạm về thân thể và quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng thân thể, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của công dân.

- Thời gian: 15 phút

- Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình.

- Phương tiện tư liệu: Sách giáo khoa.

Hoạt động của GV và HS Nội dung chính GV: Đặt câu hỏi

HS: HS trả lời cá nhân

C1:Nêu ý nghĩa của quyền bất khả xâm phạm về thân thể và quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng thân thể, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm. ?

C2: Tính nhân đạo của pháp luật nước ta đối với các quyền đó như thế nào?

2. NỘI DUNG BÀI HỌC:

a. Nội dung cơ bản của quyền bất khả xâm phạm về thân thể và quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng thân thể, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm.

b. Ý nghĩa:

- Đem lại công bằng cho mọi công dân.

- Tố cáo những hành vi xâm phạm đến thân thể sức khỏe danh dự nhân phẩm.

c. Tính nhân đạo của pháp luật nước ta:

- Những quy định trên cho ta thấy Nhà

(19)

C3: Theo em HS chúng ta phải làm gì đối với các quyền trên?

GV: Nhận xét, kết luận và đưa ra bài tập ứng xử trên bảng phụ.

Trên đường đi học Lan trông thấy một số bạn nam tụ tập, dọa nạt trêu trọc các bạn HS nữ bắt các bạn nộp tiền mới được cho qua.

Nếu là Lan em sẽ xử trí như thế nào?

GV: Cho HS đọc BT HS: Đọc

GV: Cho HS thảo luận theo cặp HS: Thảo luận và cử đại diện trả lời GV: Nhận xét, cho điểm và cho HS đọc tư liệu tham khảo Điều 71 – HP 1992:” Công dân có quyền bất khả xâm phạm...”

* Dành cho HS khuyết tật:

? Qua bài học này em hiểu có trách nhiệm gì với sức khỏe tính mạng danh dự nhân phẩm của người khác?

- Có thái độ tôn trọng sức khỏe tính mạng danh dự nhân phẩm của người khác.

nước thực sự coi trọng tính mạng con người.

d.Trách nhiệm HS:

- Tôn trọng tính mạng, thân thể sức khỏe danh dự nhân phẩm của người khác.

- Biết tự bảo vệ quyền của mình.

- Phê phán tố cáo những việc làm trái những quy định của pháp luật.

- Phê bình cảnh cáo việc làm sai đó của các bạn HS nam cho GVCN, nhà trường, công an…

Hoạt động 4 : Bài tập

- Mục đích: Củng cố kiến thức về quyền được pháp luật bảo hộ tính mạng, thân thể qua các bài tập

- Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình, thảo luận nhóm...

- Thời gian: 15 phút

- Phương tiện, tư liệu: SGK,VBT

Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học GV: Đưa BT trên bảng phụ

Bài tập B/SGK 43

Tuấn và Hải ở cạnh nhà nhau. Do nghi

3. BÀI TẬP:

Bài tập B/SGK 43

(20)

ngờ Hải nói xấu mình, Tuấn đã chửi Hải và còn rủ anh trai đánh Hải

Theo em Tuấn có vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng thân thể… không? Trong trường hợp đó Hải có những cách ứng xử nào? Cách nào là tốt nhất?

Bài tập C/SGK

Hà là HS lớp 6 hàng ngày phải đi bộ trên con đường thường vắng vẻ thính thoảng em gặp một số con trai lớn hơn em nhóm này thường trêu trọc giật tóc, đụng chạm vào người Hà.

Em hãy lựa chọn cách ứng xử tốt nhất 1. Hà mắng và cãi nhau với bọn con

trai.

2. Hà sợ hãi không dám đi học nữa 3. Hà không có phản ững gì, không

nói cho bố mẹ

4. Hà tỏ thái độ phản đối nói cho bố mẹ và thầy cô giáo biết.

HS: Thảo luận theo tổ

GV: Nhận xét, kết luận toàn bài

-Tuấn vi phạm về quyền được pháp luật bảo hộ tính mạng, thân thể…Chửi bạn, đánh mạng xúc phạm đến danh dự, sức khỏe của Hải

-Anh trai Tuấn cũng phạm tội xâm phạm đến thân thể người khác.

-Nếu em là Hải em sẽ giải thích trực tiếp cho Tuấn hiểu là không nên đánh và chửi bạn. Nếu không nghe bảo cho GVCN, gia đình chính quyền địa phương để giải quyết.

Bài tập C/SGK

- Đáp án: 4

4.Củng cố:

- Mục đích: Củng cố lại nội dung bài học.

- Thời gian: 05 phút

- Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình.

- Phương tiện tư liệu: Sách giáo khoa, máy chiếu.

GV: Đưa ra BT trên phiếu học tập và chia làm 4 nhóm HS: Thảo luận và cử đại diện trả lời

Hành vi Đúng Sai

Công dân có quyền không bị ai xâm phạm vào thân thể X

Mọi việc bắt giữ người đều là phạm tội X

Chỉ cần giữ gìn thân thể…của mình còn của người khác X

(21)

không cần quan tâm

Khi bị người khác xâm phạm thì tốt nhất là im lặng X

Không được chửi và đánh đập người khác X

GV: Nhận xét cho điểm, kết luận nội dung toàn bài học.

5.Hướng dẫn học sinh học ở nhà:

Học nội dung bài học, làm các bài tập còn lại SGK Đọc trước bài 17:” Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở”./.

V. Rút kinh nghiệm:

………

………

………

---

Ngày soạn: Tiết 31 Ngày giảng:

Bài 18:

QUYỀN ĐƯỢC BẢO ĐẢM AN TOÀN VÀ BÍ MẬT THƯ TÍN, ĐIỆN THOẠI, ĐIỆN TÍN.

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức:

Giúp HS nêu được nội dung cơ bản của quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.

2. Kỹ năng:

- Phân biệt được hành vi thực hiện đúng và hành vi xâm phạm an toàn và bí mật thư tín, điện tín, điện thoại của công dân.

- Biết xử lí các tình huống phù hợp với các quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.

3. Thái độ:

- Có thái độ tôn trọng quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.

4. Phát triển năng lực:

- Năng lực tự học

- Năng lực giải quyết vấn đề - Năng lực giao tiếp

- Năng lực hợp tác

(22)

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ.

* Tích hơp:

- Giáo dục đạo đức: Tôn trọng, trung thực, hợp tác, trách nhiệm

+ Tôn trọng quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.

+ Phê phán tố cáo những hành vi vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.

- Giáo dục kĩ năng sống: ra quyết định và giải quyết vấn đề, tư duy phê phán, đánh giá.

- GD QPAN: Ví dụ đơn giản về các quyền bảo hộ tính mạng, bất khả xâm phạm...

để cho học sinh dễ hiểu, dễ nhớ II. CHUẨN BỊ:

GV: Giáo án, SGK, SGV, sổ tay pháp luật.

HS: Đồ dùng học tập, đọc trước bài.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Tổ chức:

2. Kiểm tra bài cũ: Nêu nội dung cơ bản của quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở?

Câu 1: Hành vi nào không vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở?

A. Tự ý xông vào nhà người khác.

B. Xông vào nhà hàng xóm tìm con gà bị mất.

C. Bắt đối tượng truy nã đang lần trốn tại đó.

D. Công an xã tự ý khám xét nhà người dân.

Câu 2: Cơ quan nào thực hiện việc khám xét chỗ ở hợp pháp theo quy định của pháp luật?

A. Công an.

B. Trưởng thôn.

C. Tòa án.

D. Hàng xóm.

Câu 3: Chỉ được khám xét nhà người khác khi nào?

A. Khi có quyết định của Tòa án hoặc phê chuẩn của Viện Kiểm sát.

B. Khi nghi ngờ có hành vi phạm tội.

C. Khi có công văn của Toàn án.

D. Khi có công văn của Viện Kiểm sát.

Câu 7: Người nào tự ý khám xét trái pháp luật chỗ ở của người khác thì có thể bị phạt bao nhiêu năm tù?

A. Từ 3 tháng đến 1 năm.

B. Từ 2 tháng đến 1 năm.

C. Từ 5 tháng đến 2 năm.

D. Từ 7 tháng đến 2 năm.

Bài tập b: Những hành vi như thế nào là vi phạm pháp luật về chỗ ở của công dân ?

Bài làm:

Những hành vi vi phạm pháp luật về chỗ ở của công dân:

(23)

 Tự ý đuổi người khác ra khỏi nhà ở của họ

 Tự ý khám xét nhà khi chưa có lệnh khám của cơ quan có thẩm quyền

 Vào nhà người khác, bới đồ bừa bãi khi họ đi vắng Bài tập đ: Em sẽ làm gì trong những trường hợp sau đây :

 - Đến nhà bạn để mượn quyển truyện, nhưng không có ai ở nhà.

 - Bố mẹ đi vắng, em ở nhà một mình, đang học bài thì có người gõ cửa và muốn vào nhà để kiểm tra đồng hồ điện.

Bài làm:

 - Đến nhà bạn để mượn quyển truyện, nhưng không có ai ở nhà.

 =>Khi đến nhà bạn nhưng bạn không ở nhà thì em sẽ về và lúc khác sang mượn bạn sau, hoặc nhắn bạn mai đi học mang theo để ngày mai mượn về nhà đọc.

 - Bố mẹ đi vắng, em ở nhà một mình, đang học bài thì có người gõ cửa và muốn vào nhà để kiểm tra đồng hồ điện.

 =>Em sẽ không mở cửa cho người lạ đó vào. Bảo với chú (bác) đi kiểm tra chỗ khác trước, đợi bố mẹ cháu đi làm về thì chú (bác) có thể quay lại sau.

Cháu không biết về mấy cái này nên cháu không thể mở cửa cho chú (bác ) vào được.

3. Bài mới:

Giới thiệu bài

GV: đưa ra tình huống

Nếu trên đường đi học về em nhặt được thư của bạn học cùng lớp em sẽ làm gì?

HS: Trả lời cá nhân

GV: Chốt và chuyển nội dung bài học.

Hoạt động 1: Tìm hiểu tình huống

- Mục đích: HS đọc truyện, nắm được nội dung truyện.

- Thời gian: 10 phút

- Phương pháp: Sắm vai, vấn đáp, thuyết trình, thảo luận nhóm.

- Phương tiện tư liệu: Sách giáo khoa.

Hoạt động của thầy và trò Nội dung chính Hoạt động 2:

GV: Gọi HS đọc truyện HS: Đọc

GV: Đặt câu hỏi và chia làm ba nhóm thảo luận

HS: Thảo luận và cử đại diện trả lời.

N1: Theo em Phượng có thể đọc thư của Hiền không mà không cần sự đồng ý của Hiền? Vì sao?

1. TÌNH HUỐNG:

a. Tình huống:

b. Nhận xét:

-Phượng không được đọc thư của Hiền.

Bởi vì: Đó không phải là thư của

(24)

N2: Em có đồng ý với giải pháp của Phượng không? Vì sao?

N3: Nếu là Loan em sẽ làm như thế nào?

GV: Nhận xét câu trả lời các nhóm kết luận chuyển nội dung bài học.

Phượng, dù Hiền là bạn thân nhưng nếu không được sự đồng ý của Hiền thì không được xem.

-Em không đồng ý bởi vì: làm như vậy là lừa dối bạn và vi phạm PL về quyền đảm bảo an toàn bí mật thư tín điện thoại điện tín…

- Em sẽ giải thích cho Phượng hiểu không được đọc thư của bạn khi chưa được bạn đồng ý. Nếu cố tình đọc là VPPL…

Hoạt động 2: Nội dung bài học

- Mục đích: HS nắm được quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.

- Thời gian: 15 phút

- Phương pháp: Đóng vai,thảo luận nhóm.

- Phương tiện tư liệu: Sách giáo khoa.

Hoạt động của thầy và trò Nội dung chính GV: Đặt câu hỏi

HS: Trả lời cá nhân

C1: Nêu nội dung cơ bản của quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín?

C2: Công dân có quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín như thế nào?

GV: Chiếu các điều luật 125, 144 GV: Gọi HS đọc

2. NỘI DUNG BÀI HỌC:

a. Nội dung cơ bản của quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín:

- Được quy định tại Điều 73 – HP 1992:” Thư tín, điện thoại điện tín của công dân bảo đảm an toàn bí mật…

Việc bóc mở kiểm soát, thu giữ…tiến hành theo quy định của pháp luật…”

b. Công dân có quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín:

+ Không ai được chiếm đoạt, tự ý mở thư tín điện thoại điện tín của người khác.

+ Không được nghe trộm điện thoại

Tài liệu tham khảo:

- HP 1992 – Điều 73

(25)

HS: Đọc

GV: Kết luận nội dung bài học

- Bộ luật hình sự 1999 – Điều 125

Hoạt động 3 : Bài tập

- Mục đích: Củng cố kiến thức về quyền và nghĩa vụ học tập qua các bài tập - Phương pháp: Vấn đáp,thuyết trình,thảo luận nhóm...

- Thời gian: 15 phút

- Phương tiện, tư liệu: SGK,VBT

Hoạt động của thầy và trò Nội dung chính Hoạt động 4:

GV: Đưa BT Bài tập b/SGK

Theo em những hành vi nào vi phạm pháp luật về thư tín, điện thoại, điện tín?

Bài tập C/sgk

Người vi phạm pháp luật về thư tín, điện thoại, điện tín sẽ bị xử lí như thế nào?

GV: Đưa ra tình huống

Nếu em gặp một bạn cùng lớp đang nghe trộm điện thoại của người khác em sẽ làm gì?

HS: Thảo luận theo cặp

GV: Nhận xét, kết luận toàn bài

3. BÀI TẬP:

- Đáp án:

+ Đọc trộm thư người khác + Nghe trộm điện thoại + Xem trộm điện tín

+ Tự ý thu giữ điện thoại của công dân - Người vi phạm pháp luật về thư tín, điện thoại, điện tín bị xử lí kỉ luật, phạt hành chính (Đuổi việc, đuổi học, phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 1 triệu đến 5 triệu, cải tạo không giam giữ 1 năm…) - Nhắc nhở bạn ấy, báo với GVCN để giải quyết…

4.Củng cố:

- Mục đích: Củng cố lại nội dung bài học.

- Thời gian: 05 phút

- Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình.

- Phương tiện tư liệu: Sách giáo khoa GV: Yêu cầu HS vẽ sơ đồ tư duy HS: Thực hiện vẽ nháp lên bảng vẽ

GV: Nhận xét chiếu sơ đồ tư duy, kết luận nội dung toàn bài học.

5. Dặn dò:

Học nội dung bài học, làm các bài tập còn lại SGK Xem lại các bài đã học tiết sau ôn tập học kì II.

V. Rút kinh nghiệm:

(26)

………

………

………

***************************

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Mục tiêu: Giúp học sinh biết xử lí các tình huống phù hợp với quy định của pháp luật về quyền được đảm bảo an toàn về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự,

Mục tiêu: Hiểu đc câu chuyện 1 bài học nắm quyền bất khả xâm phạm về thân thể và quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân

Theo Hiến pháp năm 2013, tại Chương II, Điều 14 ghi nhận: “Ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh

- Giúp HS nêu được nội dung cơ bản của quyền bất khả xâm phạm về thân thể và quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng thân thể, sức khỏe, danh

b/ Coâng daân coù quyeàn baát khaû xaâm phaïm veà choã ôû : b/ Coâng daân coù quyeàn baát khaû xaâm phaïm veà choã ôû : - Ñöôïc caùc cô quan nhaø nöôùc vaø moïi

Công dân có trách nhiệm gì đối với quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự.. và nhân

-Trách nhiệm của công dân trong việc thực hiện quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm.. - Gặp tình huống

Kiến thức : Kiểm tra, đánh giá kiến thức của học sinh về: Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm; Quyền bất khả xâm phạm