• Không có kết quả nào được tìm thấy

Sự nở vì nhiệt của chất rắn Câu 1: Khi nút thủy tinh của một lọ thủy tinh bị kẹt

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Sự nở vì nhiệt của chất rắn Câu 1: Khi nút thủy tinh của một lọ thủy tinh bị kẹt"

Copied!
4
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ ĐƯA LÊN WEBSITE TRƯỜNG Họ tên giáo viên: Trần Thị Thuyền Quyên

Môn dạy: Vật Lí

Nội dung đưa lên Website:

Hệ thống kiến thức VẬN DỤNG 1 CHỦ ĐỀ SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CÁC CHẤT - Khối 6

Chủ đề: SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CÁC CHẤT VẬN DỤNG CHẤT RẮN – CHẤT LỎNG 1. Sự nở vì nhiệt của chất rắn

Câu 1: Khi nút thủy tinh của một lọ thủy tinh bị kẹt. Phải mở nút bằng cách nào dưới đây?

A. Làm nóng nút. B. Làm nóng cổ lọ.

C. Làm lạnh cổ lọ. D. Làm lạnh đáy lọ.

Trả lời: Khi nút thủy tinh của một lọ thủy tinh bị kẹt. Phải mở nút bằng cách làm nóng cổ lọ. ⇒ Đáp án B

Câu 2: Các trụ bê tông cốt thép không bị nứt khi nhiệt độ ngoài trời thay đổi vì:

A. Bê tông và lõi thép không bị nở vì nhiệt.

B. Bê tông nở vì nhiệt nhiều hơn thép nên không bị thép làm nứt.

C. Bê tông và lõi thép nở vì nhiệt giống nhau.

D. Lõi thép là vật đàn hồi nên lõi thép biến dạng theo bê tông.

Trả lời : Các trụ bê tông cốt thép không bị nứt khi nhiệt độ ngoài trời thay đổi vì bê tông và lõi thép nở vì nhiệt giống nhau ⇒ Đáp án C

Câu 3: Khi một vật rắn được làm lạnh đi thì đại lượng nào thay đổi?

Trả lời : Khi một vật rắn được làm lạnh đi thì vật co lại và thể tích của vật giảm đi.

(2)

Câu 4: Cho ba thanh kim loại đồng, nhôm, sắt có cùng chiều dài ban đầu là 100 cm. Khi tăng thêm 500C thì độ tăng chiều dài của chúng theo thứ tự trên lần lượt là 0,12 cm; 0,086 cm; 0,060 cm. Trong ba chất đồng, nhôm và sắt, cách sắp xếp nào sau đây là đúng theo thứ tự từ chất dãn nở vì nhiệt nhiều nhất đến chất dãn nở vì nhiệt ít nhất?

A. Nhôm – Đồng – Sắt B. Nhôm – Sắt – Đồng C. Sắt – Nhôm – Đồng D. Đồng – Nhôm – Sắt

Trả lời: Độ dãn nở vì nhiệt của nhôm > đồng > sắt ⇒ Chọn A

Câu 5: Gối cầu là bộ phận trung gian nằm giữa kết cấu nhịp và mố trụ cầu.

Gối cầu có tác dụng như tấm đệm chịu tải trọng và giảm lực cắt ngang của kết cấu nhịp truyền xuống mố trụ. Đồng thời gối cầu giúp cho kết cấu làm việc theo mô hình tính toán, giúp kết cấu nhịp dịch chuyển, co giãn ít mà bị cản trở. Các loại gối cầu rất đa dạng nhưng chia ra hai loại chính là gối cố định và gối di động, gối có thể cứng (thép, gối chậu) hoặc đàn hồi (gối cao su, cao su bản thép). Khi xây cầu, thông thường một đầu cầu người ta cho gối lên các con lăn. Hãy giải thích cách làm đó?

Trả lời : Khi xây cầu, thông thường một đầu cầu người ta cho gối lên các con lăn để khi có sự dãn nở con lăn sẽ di chuyển → tránh hiện tượng bị cong do tác hại của sự dãn nở vì nhiệt.

2. Sự nở vì nhiệt của chất lỏng

Câu 1: Hai bình A và B giống nhau, cùng chứa đầy chất lỏng. Ban đầu nhiệt độ của chất lỏng trong hai bình là như nhau. Đặt hai bình vào trong cùng một chậu nước nóng thì thấy mực nước trong bình A dâng cao hơn bình B. Kết luận nào sau đây là đúng khi nói về các chất lỏng chứa trong hai bình?

A. Chất lỏng ở hai bình giống nhau nhưng nhiệt độ của chúng khác nhau.

B. Chất lỏng ở hai bình khác nhau, nhiệt độ của chúng khác nhau.

C. Hai bình A và B chứa cùng một loại chất lỏng.

D. Hai bình A và B chứa hai loại chất lỏng khác nhau.

(3)

Trả lời: Hai bình như nhau, chứa lượng chất lỏng như nhau, nhiệt độ ban đầu như nhau. Khi cho vào nước nóng thì nước bình A dâng cao hơn bình B → Chất lỏng trong bình A nở nhiều hơn bình B → Hai chất lỏng nở khác nhau → hai chất lỏng khác nhau.

⇒ Đáp án D

Câu 2: Chọn câu trả lời đúng. Có hai bình giống hệt nhau chứa đầy chất lỏng.

Một bình chứa rượu và bình còn lại chứa nước. Khi đun nóng cả hai bình ở cùng một nhiệt độ như nhau, hỏi lượng rượu hay nước trào ra khỏi bình nhiều hơn? Biết rằng rượu nở vì nhiệt lớn hơn nước.

A. Nước trào ra nhiều hơn rượu B. Nước và rượu trào ra như nhau C. Rượu trào ra nhiều hơn nước D. Không đủ cơ sở để kết luận

Trả lời: Khi đun nóng cả hai bình ở cùng một nhiệt độ như nhau, lượng rượu trào ra khỏi bình nhiều hơn lượng nước vì rượu nở nhiều vì nhiệt hơn nước. ⇒ Đáp án C

Câu 3: Kết luận nào sau đây là đúng khi nói về sự đóng băng của nước trong hồ ở các xứ lạnh? Về mùa đông, ở các xứ lạnh

A. nước dưới đáy hồ đóng băng trước.

B. nước ở giữa hồ đóng băng trước.

C. nước ở mặt hồ đóng băng trước.

D. nước trong hồ đóng băng cùng một lúc.

Trả lời: Sự đóng băng của nước trong hồ ở các xứ lạnh là nước ở mặt hồ đóng băng trước ⇒ Đáp án C

Câu 4: Đun nóng một lượng nước đá từ 0oC đến 100oC. Khối lượng và thể tích lượng nước đó thay đổi như thế nào?

(4)

Trả lời: - Khối lượng không phụ thuộc vào nhiệt độ.

- Với nước, tại nhiệt độ 4oC nước có khối lượng riêng lớn nhất → thể tích nhỏ nhất. Do đó, khi nhiệt độ tăng từ 0oC đến 4oC thể tích giảm dần, khi nhiệt độ tăng từ 4oC đến 100oC thể tích tăng dần. (đọc thêm phần có thể em chưa biết bài 19 SGK 61)

Câu 5: Khi đặt bình cầu đựng nước vào nước nóng, người ta thấy mực chất lỏng trong ống thủy tinh mới đầu tụt xuống một ít, sau đó mới dâng lên cao hơn mức ban đầu. giải thích hiện tượng trên.

Trả lời: Khi đặt bình cầu đựng nước vào nước nóng, bình cầu và nước nóng lên nở ra. Nhưng bình cầu nóng trước làm bình nở ra ( thể tích bình tăng) làm cho mực nước tuột xuống sau đó mực nước tăng lên lại chứng tỏ thể tích nước tăng nhanh hơn. Điều đó chứng tỏ thể tích của bình tăng trước, của nước tăng sau và tăng nhiều hơn.

Duyệt của Ban giám hiệu KT HIỆU TRƯỞNG PHÓ HIỆU TRƯỞNG

________

GIÁO VIÊN BỘ MÔN

Trần Thị Thuyền Quyên _______

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Khi trời nóng ,đường ray dài ra do đó nếu không để khe hở ,sự nở vì nhiệt của đường ray bị ngăn cản ,gây ra lực rất lớn làm cong đường ray.. C6: Không giống nhau .Một

C2: Sau đó đặt bình cầu vào nước lạnh thì có hiện tượng gì xảy ra với mực nước trong ống thủy tinh4.

Khi cho quả bóng bàn bị bẹp(móp) vào nước nóng, không khí trong quả bóng bị nóng lên, nở ra làm cho quả bóng phồng lên như cũ với điều kiện quả bóng bàn đó

Khi nói về sự nở vì nhiệt của các chất, câu kết luận không đúng là:.. Các chất rắn khác nhau, nở vì nhiệt

Vì chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn nên không khí trong quả bóng bị nóng lên, nở ra làm cho quả bóng phồng lên..

Trời lạnh, không khí trong bình co lại, thể tích giảm mức nước lại dâng lên trong ống... BT 1 : Khi chất khí trong bình nóng lên thì đại lượng nào sau

Khi tăng nhiệt độ của một lượng khí đựng trong bình kín làm bằng inva (một chất rắn hầu như không dãn nở vì nhiệt) thì đại lượng nào sau đây

 Nhiệt kế thường dùng hoạt động dựa trên sự dãn nở vì nhiệt của các chất..  Các loại nhiệt kế thường gặp và công dụng của từng