• Không có kết quả nào được tìm thấy

BÀI 12. NHIÊN LIỆU VÀ AN NINH NĂNG LƯỢNG

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "BÀI 12. NHIÊN LIỆU VÀ AN NINH NĂNG LƯỢNG "

Copied!
3
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

BÀI 12. NHIÊN LIỆU VÀ AN NINH NĂNG LƯỢNG

I. MỘT SỐ NHIÊN LIỆU THÔNG DỤNG

- Nhiên liệu (chất đốt) khi cháy đều toả nhiệt và ánh sáng.

- Dựa vào trạng thái, người ta phân loại nhiên liệu thành nhiên liệu khí đốt (gas, biogas, khí than,...); nhiên liệu lỏng (xăng, dẩu, cồn,...); nhiên liệu rắn (củi, than đá, nến, sáp,...).

- Người ta còn phân loại nhiên liệu thành:

+ Nhiên liệu hạt nhân + Nhiên liệu hóa thạch + Nhiên liệu tái tạo

+ Nhiên liệu không tái tạo + Nhiên liệu sinh học

II. MỘT SỐ TÍNH CHẤT VÀ ỨNG DỤNG CỦA NHIÊN LIỆU.

Tính chất đặc trưng của nhiên liệu là khả năng cháy và toả nhiệt. Dựa vào tính chất của nhiên liệu mà người ta sử dụng chúng vào những mục đích khác nhau.

Ví dụ:

- Đốt cháy than, củi, khí tự nhiên để đun nấu, sưởi ấm;

- Sử dụng xăng dầu để chạy động cơ.

- Sử dụng nhiệt để hàn cắt kim loại, nung gốm sứ.

- Biến năng lượng hạt nhân thành điện năng để sản xuất điện.

III. SỬ DỤNG NHIÊN LIỆU AN TOÀN HIỆU QUẢ.

- Lợi ích:

Tránh cháy nổ gầy nguy hiểm đến con người và tài sản.

Giảm thiểu gây ô nhiễm môi trường.

Làm cho nhiên liệu cháy hoàn toàn và tận dụng lượng nhiệt do quá trình cháy tạo ra.

- Biện pháp:

Cung cấp đủ oxygen cho quá trình cháy.

Tăng diện tích tiếp xúc giữa không khí và nhiên liệu.

Điều chỉnh nhiên liệu để duy trì sự cháy ở mức cần thiết nhằm cung cấp lượng nhiệt vừa đủ với nhu cẩu sử dụng, tránh lãng phí nhiên liệu.

 Sử dụng nhiên liệu an toàn, hiệu quả sẽ giúp giảm thiểu các nguy cơ cháy nổ; tiết kiệm chi phí trong cuộc sống và sản xuất.

IV. SỬ DỤNG NHIÊN LIỆU BẢO ĐẢM SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG – AN NINH NĂNG LƯỢNG

- An ninh năng lượng là sự đảm bảo đẩy đủ năng lượng dưới nhiều dạng khác nhau, ưu tiên các nguồn năng lượng sạch và giá thành rẻ.

- Sử dụng các nhiên liệu tái tạo như nhiên liệu sinh học, nhiên liệu xanh thay thế các nhiên liệu hoá thạch là giải pháp sử dụng nhiên liệu thân thiện với môi trường có tính bền vững và bảo đảm an ninh năng lượng.

BÀI TẬP

Câu 1. Giải thích tác dụng của các việc làm sau đây.

a) Chẻ nhỏ củi khi đun nấu. b) Tạo các lỗ trong viên than tồ ong.

c) Quạt gió vào bếp lò khi nhóm lửa. d) Đậy bớt cửa lò khi ủ bếp.

Câu 2. Tại sao phải sử dụng các nhiên liệu tái tạo thay thế dãn các nguổn nhiên liệu hoá

(2)

thạch?

Câu 3. Để sử dụng nhiên liệu tiết kiệm và hiệu quả cẩn phải cung cấp một lượng không khí hoặc oxygen

A. vừa đủ. B. thiếu. C. dư. D. tuỳ ý.

Câu 4. Thế nào là nhiên liệu?

A. Nhiên liệu là một số chất hoặc hỗn hợp chất được dùng làm nguyên liệu đầu vào cho các quá trình sản xuất hoặc chế tạo.

B. Nhiên liệu là những chất được oxi hoá để cung cấp năng lượng cho hoạt động của cơ thể sống.

C. Nhiên liệu là những vật liệu dùng trong quá trình xây dựng.

D. Nhiên liệu là những chất cháy được để cung cấp năng lượng dạng nhiệt hoặc ánh sáng nhằm phục vụ mục đích sử dụng của con người.

Câu 5. Nhiên liệu nào sau đây không phải nhiên liệu hoá thạch?

A. Than đá. B. Dầu mỏ.

C. Khí tự nhiên. D. Ethanol.

Câu 6. Để củi dễ cháy khi đun nấu, người ta không dùng biện pháp nào sau đây?

A. Phơi củi cho thật khô.

B. Cung cấp đầy đủ oxygen cho quá trình cháy.

C. Xếp củi chồng lên nhau, càng sít nhau càng tốt.

D. Chẻ nhỏ củi.

Câu 7. Để sử dụng gas tiết kiệm, hiệu quả người ta sử dụng biện pháp nào sau đây?

A. Tuỳ nhiệt độ cần thiết để điểu chỉnh lượng gas.

B. Tốt nhất nên để gas ở mức độ lớn nhất.

C. Tốt nhất nên để gas ở mức độ nhỏ nhất.

D. Ngăn không cho khí gas tiếp xúc với carbon dioxide.

Câu 8. Nhiên liệu hoá thạch A. Là nguón nhiên liệu tái tạo.

B. Là đá chứa ít nhất 50% xác động và thực vật.

C. Chỉ bao gồm dầu mỏ, than đá.

D. Là nhiên liệu hình thành từ xác sinh vật bị chôn vùi và biến đổi hàng triệu năm trước.

(3)

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Từ kết quả thu được cho thấy, các mẫu compozit được chế tạo từ BT biến tính PVA trong dung dịch có độ bền kéo và độ dãn dài khi đứt cao hơn so với các mẫu compozit

+ Thể khí/hơi: các hạt chuyển động tự do, có hình dạng và thể tích không xác định, dễ bị nén.. + Màu sắc, mùi, vị, hình dạng, kích thước,

Bài 8.13 trang 22 SBT Khoa học tự nhiên 6: Đường saccharose (sucrose) là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng quan trọng cho con người. Đường saccharose là.. chất rắn,

+ Một số tính chất vật lí của chất: thể, màu sắc, mùi vị, khối lượng, thể tích, tính tan, tính dẻo, tính cứng, tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt, nhiệt độ sôi ….. Ví dụ:

Khả năng tan trong nước, màu sắc, khả năng bị cháy. Tính dẫn điện, nhiệt độ sôi, khả năng tác dụng với nước. Khả năng tan trong nước, nhiệt độ sôi, màu sắc. Tính dẫn

a) Ưu điểm: tạo ra nhiều sản phẩm hữu ích phục vụ cho cuộc sống con người như: chai nhựa, ghế nhựa, hộp đựng đồ ăn, cốc nhựa,... Nhược điểm: nhựa thải vào đại dương

Trong những năm gần đây, hệ vật liệu perovskites đã được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu bởi chúng có một số tính chất đặc biệt thú vị, thể hiện tiềm năng

Thí nghiệm được thực hiện để đánh giá ảnh hưởng của pH dung dịch amoni đến hiệu quả hấp phụ bằng SNa-CL với nồng độ amoni đầu vào là 100 mg/L tại 298K trong thời