• Không có kết quả nào được tìm thấy

THỰC TRẠNG THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY HÒA THỌ, CHI NHÁNH DUY XUYÊN, QUẢNG NAM

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "THỰC TRẠNG THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY HÒA THỌ, CHI NHÁNH DUY XUYÊN, QUẢNG NAM"

Copied!
112
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

THỰC TRẠNG THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY

HÒA THỌ, CHI NHÁNH DUY XUYÊN, QUẢNG NAM

NGÔ THỊ LAI

Niên khóa 2015 - 2019

Trường Đại học Kinh tế Huế

(2)

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

THỰC TRẠNG THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY

HÒA THỌ, CHI NHÁNH DUY XUYÊN, QUẢNG NAM

Sinh viên thực hiện Ngô ThịLai Lớp: QTKD K49–QT Niên khóa: 2015 - 2019

Giáo viên hướng dẫn TS. Hoàng Trọng Hùng

Huế, tháng 5 năm 2019

Trường Đại học Kinh tế Huế

(3)

Lời Cảm Ơn

Để khóa luận này đạt kết quả tốt nhất, tôi đã nhận được sự hỗ trợ, giúp đỡ của nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân. Với tình cảm sâu sắc, chân thành, cho phép tôi được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến tất cả các cá nhân và cơ quan đã

tạo điều kiện giúp đỡ trong quá trình học tập và nghiên cứu đề tài.

Trước hết tôi xin gửi tới quý thầy cô khoa Quản trị kinh doanh trường Đại học Kinh tế- Đại học Huế lời chào trân trọng, lời chúc sức khỏe và lời cảm

ơn sâu sắc. Với sự quan tâm, dạy dỗ, chỉ bảo tận tình chu đáo của thầy cô, đến nay tôi đã có thể hoàn thành khóa luận này. Đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới thầy giáo Hoàng Trọng Hùng đã quan tâm giúp đỡ, hướng dẫn tôi hoàn thành tốt khóa luận này trong thời gian qua.

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến lãnh đạo Trường Đại học Kinh tế Huế, các Khoa Phòng ban chức năng đã trực tiếp và gián tiếp giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu đề tài.

Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Công ty cổ phần may Hòa Thọ- Duy Xuyên cùng sự giúp đỡ nhiệt tình của các anh chị trong phòng nhân sự đã tạo điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong suốt thời gian thực tập tại Công ty.

Với điều kiện thời gian cũng như kinh nghiệm còn hạn chế của một sinh viên

đi thực tập, khóa luận này không thể tránh được những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của các thầy cô để tôi có điều kiện bổ sung, nâng cao ý thức, tích góp thêm kinh nghiệm của mình, phục vụ tốt hơn cho công tác thực tế và những công việc sau này.

Huế, thỏng 05 năm 2019 Sinh viờn

Ngụ Thị Lai

Trường Đại học Kinh tế Huế

(4)

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các sốliệu thu thập và kết quả phân tích trong đềtài là trung thực, đềtài không trùng với bất kỳ đềtài nghiên cứu khoa học nào

Trường Đại học Kinh tế Huế

(5)

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TỪVIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG

DANH MỤC HÌNH

PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ...1

1.Tính cấp thiết của đề tài...1

2.Mục tiêu nghiên cứu...2

2.1 Mục tiêu chung ...2

2.2 Mục tiêu cụ thể...2

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...3

3.1. Đối tượng nghiên cứu...3

3.2. Phạm vi nghiên cứu...3

4. Phương pháp nghiên cứu...3

4.1. Nghiên cứu định tính:...3

4.2.Nghiên cứu định lượng...3

4.2.1 Xây dựng khung nghiên cứu...3

4.2.2. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp:...5

4.2.3. Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp:...5

4.2.4 Phương pháp chọn mẫu:...5

4.2.5 Thiết kế bảng hỏi...6

4.2.6. Phương pháp phân tích:...6

5. Kết cấu của đề tài...8

PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢNGHIÊN CỨU...9

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VIỆC THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG ...9

1. Cơ sở lý luận...9

1.1. Khái niệm về trách nhiệm xã hội...9

Trường Đại học Kinh tế Huế

(6)

1.3. Sự cần thiết của việc thực hiện trách nhiệm xã hội trong doanh nghiệp...10

1.4. Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp (CSR) và các bên liên quan ...11

1.5. Thành phần của trách nhiệm xã hội doanh nghiệp (CSR)...12

1.6 Nội dung thực hiện trách nhiệm xã hội doanh nghiệp đối với người lao động...15

1.6.1. Thu nhập...17

1.6.2 Phúc lợi...18

1.6.3. Điều kiện làm việc...18

1.6.4. Lãnhđạo...18

1.6.5. Đào tạo và phát triển...18

2. Cơ sở thực tiễn...19

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY HÒA THỌCHI NHÁNH DUY XUYÊN - QUẢNG NAM ...25

1. Tổng quan về công ty...25

1.1. Giới thiệu về công ty...25

1.2.Lịch sử hình thành và phát triển của Tổng công ty...25

1.3. Logo công ty...28

1.4. Bộ máy quản lý công ty...29

1.5. Tầm nhìn-Sứ mệnh...32

1.6.Triết lí kinh doanh...32

1.7.Định hướng phát triển của công ty...32

1.8. Nhãn hàng tiêu biểu của công ty...32

1.9.Các thành tích, giải thưởng tiêu biểu của công ty cổ phần may Hòa Thọ -Duy Xuyên...33

1.10 Tình hình lao tại công ty cổ phần may Hòa Thọ, Duy Xuyên trong giai đoạn 2016-2018 ...33

1.11 Tình hình hoạt động kinh doanh qua các năm của công ty...35

2.Thực trạng thực hiện trách nhiệm xã hội đối với người lao động theo bộ tiêu chuẩn SA8000 tại công ty cổ phần may Hòa Thọ- Duy Xuyên, Quảng Nam...36

2.1. Thu nhập

Trường Đại học Kinh tế Huế

...36
(7)

2.2. Phúc lợi...39

2.3. Điều kiện lao động...41

2.3.1 Lao động trẻ em...41

2.3.2 Lao động cưỡng bức...41

2.3.3 An toàn ...42

2.3.4.Sức khỏe...44

2.3.5. Giờ làm việc...45

2.3.6. Bảo vệ môi trường...47

2.3.7. Chống mua bán người và sử dụng lao động nô lệ...48

2.4. Hệ thống quản lí...49

2.5: Đào tạo và phát triển...50

3.Thực trạng thực hiện trách nhiệm xã hội đối với người lao động tại công ty cổ phần May Hòa Thọchi nhánh Duy Xuyên, Quảng Nam qua kết quả khảo sát...50

3.1 Đặc điểm đối tượng khảo sát...50

3.1.1. Đối tượng khảo sát theo giới tính...51

3.1.2. Đối tượng khảo sát theo độ tuổi...52

3.1.3 Đối tượng khảo sát theo thu nhập...52

3.1.4 Đối tượng khảo sát theo thâm niên làm việc tại công ty...52

3.1.5 Đối tượng khảo sát theo phòng ban...52

3.2 Kiểm định độ tin cậy của thang đo Conbach's Alpha ...52

3.3. Đánh giá của người lao động về việc thực hiện trách nhiệm xã hội tại công ty....55

3.3.1 Đánh giá về yếu tố thu nhập...56

3.3.2 Đánh giá về yếu tố Phúc lợi...57

3.3.3. Đánh giá về yếu tố Điều kiện làm việc...58

3.3.4. Đánh giá về yếu tố Lãnhđạo...59

3.3.5. Đánh giá về yếu tố biến đào tạo và phát triển...59

3.4. Sự khác biệt trong đánh giá giữa các nhóm yếu tố theo giới tính...60

3.4.1. Kết quả kiểm định Independent- sample T- test nhân tố thu nhập theo giới tính ...60 3.4.2. Kết quả kiểm định Independent- sample T- test nhân tố phúc lợi theo giới tính

Trường Đại học Kinh tế Huế

62
(8)

3.4.3 Kết quả kiểm định Independent- sample T- test nhân tố điều kiện làm việc theo

giới tính...63

3.4.4 Kết quả kiểm định Independent- sample T- test nhân tố lãnhđạo theo giới tính 64 3.4.5. Kết quả kiểm định Independent- sample T- test nhân tố Đào tạo và phát triển theo giới tính...65

CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI CÔNG CÔNG TY CỔ PHẦN MAY HÒA THỌCHI NHÁNH DUY XUYÊN, QUẢNG NAM ...68

3.1 Nhóm giải pháp về Thu nhập...68

3.2. Nhóm giải pháp về phúc lợi...69

3.3. Nhóm giải pháp về Điều kiện làm việc ...69

3.4.Nhóm giải phápvề Đào tạo phát triển...69

3.5. Nhóm giải pháp cải thiện mối quan hệ giữa lãnh đạo với nhân viên, giữa đồng nghiệp với nhau...70

PHẦN 3. KẾT LUẬN VÀ ĐỀXUẤT, KIẾN NGHỊ...72

1. Kết luận...72

2. Đề xuất, kiến nghị...72

2.1. Kiến nghị với nhà nước, chính phủ...72

2.2. Đối với Công ty cổ phần May Hòa Thọ- Duy Xuyên, Quảng Nam...73

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...74 PHỤLỤC

Trường Đại học Kinh tế Huế

(9)

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

CSR: Trách nhiệm xã hội DN: Doanh nghiệp

NLĐ: Người lao động

SA8000:Bộtiêu chuẩn trách nhiệm xã hội CBCNV: Cán bộcông nhân viên

BHYT: Bảo hiểm y tế BHXH: Bảo hiểm xã hội PCCC: Phòng cháy chữa cháy TGĐ: Tổng giám đốc

KSC: Bộphận làm công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm KHKT: Khoa học kĩ thuật

Trường Đại học Kinh tế Huế

(10)

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1: Cơ cấu lao động tại công ty cổphần may Hòa Thọ qua các năm từ 2016-2018

...34

Bảng 2: So sánh lợi nhuận của công ty từ năm 2016 đến năm 2017...35

Bảng 3: Đặc điểm của đối tượng khảo sát...51

Bảng 4: Kiểm định độtin cậy của thang đo Conbach's Alpha cho từng biến quan sát.53 Bảng 5: Đánh giá của người lao động vềyếu tốThu nhập ...56

Bảng 6: Đánh giá của người lao động vềyếu tốPhúc lợi ...57

Bảng 7: Đánh giá củangười lao động vềyếu tố Điều kiện làm việc ...58

Bảng 8: Đánh giá của người lao động vềyếu tốlãnhđạo...59

Bảng 9: Đánh giá của người lao động vềyếu tố đào tạo và phát triển...59

Bảng 10. Kết quả kiểm định Independent- sample T- test nhân tố thu nhập theo giới tính...61

Bảng 11: Kết quả kiểm định Independent- sample T- test nhân tố phúc lợi theo giới tính...62

Bảng 12: Kết quả kiểm định Independent- sample T- test nhân tố điều kiện làm việc theo giới tính ...63

Bảng 13: Kết quả kiểm định Independent- sample T- test nhân tố lãnh đạo theo giới tính...64

Bảng 14: Kết quảkiểm định Independent- sample T- test nhân tố đào tạo và phát triển theo giới tính ...65

Trường Đại học Kinh tế Huế

(11)

DANH MỤC HÌNH

Hình 1: Quy trình nghiên cứu...4

Hình 2: Mô hình kim tựtháp vềCSR...13

Hình 3: Bộmáy quản lý công ty...29

Hình 4: Công ty giải quyết chế độ cho đối tượng lao động nữmang thai ...38

Hình 5: Công ty thực hiện đóng bảo hiểm 100% cho người lao động ...40

Hình 6: Cảnh sát PCCC chuyên nghiệp đang phối hợp với lực lượng PCCC tại công ty trong buổi diễn tập. ...43

Trường Đại học Kinh tế Huế

(12)

PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ

1.Tính cấp thiết của đềtài

Ở Việt Nam, doanh nghiệp có những bước phát triển mạnh mẽ. Việt Nam đã trở thành một trong số các nước xuất khẩu lớn trên thếgiới vềhàng dệt, may mặc, da giày, nông, thuỷsản, đồ gỗ và hàng thủcông mỹ nghệ... Xuất khẩu đã giúp cho các doanh nghiệp Việt Nam hội nhập sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu mà ở đó các nguyên tắc thương mại mang tính ràng buộc được áp dụng rộng rãi. Tuy nhiên, nhận thức và thực tiễn thực hiện trách nhiệm xã hội (TNXH) của doanh nghiệp (DN) ở Việt Nam đang gặp những khó khăn nhất định, bởi đây vẫn là vấn đề mới mẻ, chỉ xuất hiện vài thập niên gần đây và còn ít doanh nghiệp quan tâm. Đa phần các doanh nghiệp ở Việt Nam là doanh nghiệp vừa và nhỏ, vốn ít, thiếu kinh nghiệm hoạt động trong kinh tếthị trường, do đó các chủ doanh nghiệp mới chỉ quan tâm tới số lượng, ít nhiều tới chất lượng sản phẩm, chưa quan tâm tới lợi ích người lao động, người tiêu dùng, cộng đồng xã hội; hoạt động bảo vệ môi trường... Nhận thức về TNXH của DN chỉ đơn giản là xây dựng hình ảnh của doanh nghiệp để thu hút các nhà đầu tư, khách hàng hoặc làm từthiện. Trên thực tế, các hành vi thiếu TNXH của DN gây ra những hậu quả nghiêm trọng tới đời sống xã hội khiến dư luận bức xúc như lén lút xả chất thải độc hại, gây ô nhiễm môi trường, gian lận, trốn thuế, sản xuất hàng giả, hàng kém chất lượng, xâm hại quyền lợi của người tiêu dùng, không đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động, hàng nghìn tai nạn lao động, ngộ độc thức ăn của công nhân ở các khu công nghiệp...

Những hậu quả này ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống xã hội, môi trường sống của thếhệ sau mà chúng ta không thể không kiểm soát. Do đó, việc xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý trách nhiệm xã hội theo tiêu chuẩn SA 8000 đem lại cho doanh nghiệp khả năng phát huy tối đa nguồn nhân lực đểcạnh tranh thắng lợi.

Một doanh nghiệp phát triển bền vững không chỉ là mỗi năm tạo ra doanh thu nhiêu, lợi nhuận thu về như thế nào, nộp ngân sách bao nhiêu, hay tạo ra bao nhiêu công ăn việc làm, bởi đó chỉ là điều kiện cần cho sự phát triển. Điều kiện đủ cho sự phát triển bền vững vẫn phải đánh giá đến yếu tốphi tài chính, trong đó bao hàm trách nhiệm xã hội, tức là đóng góp cho sự

Trường Đại học Kinh tế Huế

phát triển xã hội. Hoạt động trách nhiệm xã hội
(13)

của doanh nghiệp không còn chỉ là các hoạt động từ thiện, mà nó đãđược nâng lên thành một yếu tố cấu thành cho sựphát triển bền vững. Mỗi doanh nghiệp muốn phát triển bền vững phải nhận thức được rằng họ có trách nhiệm với xã hội trong toàn bộ tác động của họvới môi trường xã hội, môi trường tựnhiên và tuân thủ pháp lý, đó là những chuẩn mực về bảo vệ môi trường, bình đẳng giới, an toàn lao động, đào tạo và phát triển nhân viên, phát triển cộng đồng. Cho nên trách nhiệm xã hội là yếu tố rất căn bản cấu thành sự phát triển bền vững cho xã hội nói chung và nền kinh tế nói riêng. Công ty Cổphần may Hòa Thọchi nhánh Duy Xuyên, Quảng Nam với bềdày lịch sử khá lâu trong lĩnh vực dệt may ở Việt Nam, là công ty dệt may đầu tiên nằm trên mảnh đất Duy Xuyên đầy tiềm năng như hiện nay. Bên cạnh đó, việc thực hiện trách nhiệm xã hội đối với người lao động tại công ty còn nhiều hạn chếdẫn đến nhiều trường hợp xin nghỉ việc và chuyển công ty. Thực trạng trên, ban lãnh đạo công ty cùng phòng nhân sự đã trực tiếp nói chuyện với người lao độngđể tìm ra nguyên nhân và khắc phục tình hình đó. Nhận thức được vấn đề này trong thời gian thực tập tại công ty cổphần may Hòa Thọchi nhánh Duy Xuyên, Quảng Nam, tôi quyết định thực hiện đề tài "THỰC TRẠNG THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY HÒA THỌ CHI NHÁNH DUY XUYÊN- QUẢNG NAM" đểlàm khóa luận tốt nghiệp của mình.

2.Mục tiêu nghiên cứu 2.1 Mục tiêu chung

Đánh giá thực trạng thực hiện trách nhiệm xã hội đối với người lao động tại công ty cổ phần may Hòa Thọ chi nhánh Duy Xuyên, Quảng Nam và đưa ra giải pháp góp phần nâng cao việc thực hiện trách nhiệm xã hội đối với người lao động tại công ty.

2.2 Mục tiêu cụthể

- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn vềtrách nhiệm xã hội nói chung vàđối với người lao động nói riêng.

-Phân tích và đánh giá thực trạng thực hiện trách nhiệm xã hội đối với người lao động của công ty cổphần may Hòa Thọchi nhánh Duy Xuyên, Quảng Nam

-Đềxuất giải pháp nâng cao trách nhiệm xã hội của công ty đối với người lao động

Trường Đại học Kinh tế Huế

(14)

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1.Đối tượng nghiên cứu

- Trách nhiệm xã hội đối với người lao động tại tổng công ty cổphần may Hòa Thọ , Duy Xuyên, Quảng Nam.

- Bộtiêu chuẩn trách nhiệm xã hội SA 8000

- Đối tượng điều tra: Công nhân viên tại công ty cổ phần may Hòa Thọ, Duy Xuyên, Quảng Nam.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi không gian: Nghiên cứu được tiến hành trong phạm vi công ty cổ phần dệt may Hòa Thọchi nhánh Duy Xuyên, Quảng Nam.

- Phạm vi thời gian:

- Dữliệu thứcấp được thu thập trong phạm vi thời gian từ năm 2016đến năm 2018 - Các dữliệu sơ cấp được thu thập từ tháng 1/2019 đến tháng 4/2019.

4.Phương pháp nghiên cứu 4.1. Nghiên cứu định tính:

- Quan sát thái độ cách làm việc của cán bộ công nhân viên trong công ty để nhận xét trách nhiệm làm việc của mỗi người đối với công ty.

- Phỏng vấn, trao đổi với bộ phận nhân sự ở công ty để kiểm tra đối chiếu kết quả đãđược quan sát.

4.2.Nghiên cứu định lượng

4.2.1 Xây dựng khung nghiên cứu

Quy trình nghiên cứu có thểtóm tắt theo sơ đồsau:

Trường Đại học Kinh tế Huế

(15)

Hình 1: Quy trình nghiên cu Xác định vấn đềvà mục tiêu nghiên

cứu

Cơ sởlý thuyết

Xây dựng thang đo

Nghiên cứu định tính, phỏng vấn ban lãnhđạo đểhiệu chỉnh thang đo

Khảo sát

( nghiên cứu định lượng n = 120)

Chọn công cụphân tích - Mã hóa, nhập dữliệu

- Làm sạch dữliệu - Thống kê mô tả - Crombach’s Alpha

- Kiểm định giá trịtrung bình

kiểm định Independent- sample T- test

Phân tích kết quảvà viết báo cáo

Điều chỉnh thang đo

Trường Đại học Kinh tế Huế

(16)

4.2.2.Phương pháp thu thập sốliệu thứcấp:

Thu thập thông tin về tình hình tài chính, cơ cấu doanh nghiệp, thông tin nhân sự,…. Từphòng hành chính, phòng nhân sự, phòng kếtoán

Website: http://www.thongtincongty.com/company/1279c90cf-cong-ty-cp-may-hoa -tho-duy-xuyen/#ixzz5lX4GTWJW

4.2.3. Phương pháp thu thập dliệu sơ cấp:

Thông tin được thu thập từ việc thực hiện nghiên cứu khảo sát đối với người lao động.

Tiến hành khảo sát nhân viên tại công ty cổ phần may Hòa Thọ chi nhánh Duy Xuyên, Quảng Nam, thu thập dữliệu định lượng từbảng câu hỏi , dùng SPSS đểxửlí và phân tích dựliệu định lượng.

4.2.4 Phương pháp chọn mu:

Tác giảsửdụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện đểcó thểdễtiếp cận với đối tượng khảo sát. Số lượng đối tượng khảo sát được tính toán hợp lí tại các bộphận quản lí, chuyền may, kĩ thuật, bảo vệvà nhà ăn.

Do quá trình thực tập tìm hiểu tại công ty còn nhiều hạn chếvềthời gian, khả năng tiếp cận nhân viên nên tác giảthực hiện phương phápchọn mẫu thuận tiện . Tuy nhiên, tác giảcốgắng có sự đồng đều vềcác bộ nhân viên giữa các bộphận trong công ty.

* Phương pháp xác định cỡ mẫu

Theo Hair & cộng sự (1998) để phân tích nhân tốkhám phá EFA, cần ít nhất 5 mẫu trên một biến quan sát. Như vậy, với 23 biến định lượng được đưa ra trong bảng khảo sát, kích cỡmẫu (n) tối thiểu là:

5 x 23=115 (1) Fidell (1996) cho rằng:

Đểtiến hành phân tích hồi quy một cách tốt nhất. Tabachhnick & Fidell (1996) cho rằng kích thướt mẫu phải đảm bảo theo công thức: n>=8m+ 50 (2)

Trong đó: n là cỡ mẫu, m là số lượng biến phụ có trong mô hình, với 5 biến phụ thuộc đưa ra trong mô hìnhđềxuất ta có: 8m + 50=8 x 5 + 50= 90

Ta thấy (1) > 90. Thỏa mãnđược (2).

Vậy số lượng mẫu điều tra tối thiểu là 115, nhưng đểtránh các rủi ro trong quá trình điều tra , tác giả

Trường Đại học Kinh tế Huế

tiến hành điều tra 120 nhân viên.
(17)

4.2.5 Thiết kếbảng hỏi

Công cụ thu thập thông tin là bảng câu hỏi dùng để thăm dò lấy ý kiến của các đối tượng, trong đó đa phần là câu hỏi đóng, có một câu hỏi mở.

-Dạng câu hỏi là câu có cấu trúc mở, người được khảo sát viết câu trảlời vào chỗ chấm.

- Dạng câu hỏi là câu có cấu trúc đóng với các loại câu hỏi và câu trảlời đã liệt kê sẵn và người được khảo sát chọn câu hỏi một câu trả lời hoặc nhiều câu trả lời, đánh giá theo thang điểm cho trước.

4.2.6. Phương pháp phân tích:

Đềtài sửdụng phần mềm SPSS 20.0 để phân tích sốliệu. Trong quá trình phân tích sốliệu được tiến hành như sau:

Với tập dữliệu thu về, sau khi hoàn tất việc gạn lọc, kiểm tra mã hóa, nhập dữliệu, làm sạch dữliệu một số phương pháp phân tích sẽ được sửdụng như sau:

+ Phương pháp thống kê mô tả: Sử dụng bảng tần số để mô tả các thuộc tính của nhóm khảo sát như giới tính, độtuổi, thu nhập, phòng ban và thâm niên công tác

+ Kiểm định giá trịtrung bình của các biến quan sát

+ Đánh giá độtin cậy của thang đo thông qua đại lượng Cronbach's Alpha

- Loại các biến quan sát có hệ số tương quan biến tổng nhỏ ( nhỏ hơn 0,3); tiêu chuẩn chọn thang đo khi có độ tin cậy Alpha lopwsn hơn 0,6 ( Alpha càng lớn thì độ tin cậy càng cao) ( Nunally & Burnstein 1994; dẫn theo Nguyễn Đình Thọ& Nguyễn ThịMai Trang, 2009).

- Các mức giá trị của Alpha: lớn hơn 0,8 là thang đo lường tốt, từ 0,7 đến 0,8 là có thể sử dụng trong trường hợp khái niệm nghiên cứu( Nunally, 1978; Peterson, 1994;

Slater, 1995; dẫn theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005)

- Các biến quan sát có tương quan biến tổng nhỏ ( nhỏ hơn 0,4) được xem là biến rải rác thì sẽ được loại ra và thang đo được chấp nhận khi hệsốtin cậy Alpha đạt yêu cầu lớn 0,7.

Dựa trên thông tin trên, nghiên cứu thực hiện đánh giá thang đo dựa trên các tiêu chí:

- Loại các biến quan sát có hệ

Trường Đại học Kinh tế Huế

số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0,4( đây là những
(18)

biến không đóng góp nhiều cho sự mô tả của khái niệm cần đo và nhiều nghiên cứu trước đây đã sửdụng tiêu chí này).

Trường Đại học Kinh tế Huế

(19)

- Chọn thang đo có độ tin cậy Alpha lớn hơn 0,6( các khái niệm trong nghiên cứu này là tương đối mới đối với đối tượng nghiên cứu khi tham gia trảlời).

+ Kiểm định Independent T-test theo nhân tốgiới tính 5. Kết cấu của đềtài

Ngoài phần đặt vấn đề và kết luận, kiến nghị, khóa luận được kết cấu trong 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiến về việc thực hiện trách nhiệm xã hội đối với người lao động

Chương 2: Thực trạng thực hiện trách nhiệm xã hội đối với người lao động tại công ty cổphần may Hòa Thọ, chi nhánh Duy Xuyên-Quảng Nam.

Chương 3: Giải pháp hoàn thiện việc thực hiện trách nhiệm xã hội đối với người lao động tại công ty cổphần may Hòa Thọchi nhánh Duy Xuyên- Quảng Nam.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(20)

PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢNGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1: CƠ SỞLÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀVIỆC THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG

1.Cơ sởlý luận

1.1. Khái niệm vềtrách nhiệm xã hội

CSR là viết tắt của cụm từ Corporate social responsibility được dịch là Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp là cam kết của DN (doanh nghiệp) đối với đạo đức kinh doanh và đóng góp vào phát triển kinh tế bền vững, nâng cao chất lượng cuộc sống chongười laođộng và giađình họ, cộngđồngđịaphươngvà xã hội nói chung.

CSR được coi là 1 yếu tố quan trọng như những yếu tố truyền thống khác như chi phí, chất lượng và giao hàng trong kinh doanh. CSR được lồng ghép vào chiến lược của DN và trởthànhđiều kiện bắt buộcđể DN tồn tại và phát triển.

Tuy nhiên, khái niêm CSR còn mới với nhiều DN tại Việt Nam và nănglực quản lý, kiến thức chuyên môn trong thực hiện CSRởDN còn hạn chế.

- Năm 1973 Keith Davis đã đưa ra một khái niệm khá rộng: "CSR là sự quan tâm và phảnứng của doanh nghiệp với các vấnđề vượt ra ngoài việc thỏa mãn

Những yêu cầu pháp lý,kinh tế, công nghệ".

- Archie Carroll (1990) còn cho rằng CSR có phạm vi khá rộnghơn"CSR bao gồm sự mong đợi của xã hội vềkinh tế, pháp luật, đạođức và lòng từ thiện đối với các tổ chức tại một tổchức tại một thời điểm nhấtđịnh."

- Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp là điều kiện ràng buộc đối với các hợp đồng xuất khẩu sang các nền kinh tếphát triển, buộc phải tuân thủkhi ký hợpđồng.

- Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp thểhiện qua các yêu cầu vềtuân thủchế độ lao động tốt, an toànvệsinh thực phẩm, sản phẩm sạch và bảo vệmôitrường.

- Hội đồng doanh nghiệp thế giới vì sự phát triển bền vững: " CSR là sự cam kết trong việc ứng xử hợp lí và đóng góp vào sự phát triển kinh tế , đồng thời cải thiện chấtlượng cuộc sống của lựclượng laođộng và giađình, cũng nhưcủa cộngđồngđịa phươngvà của toàn xã hội nói chung".

Trường Đại học Kinh tế Huế

(21)

- Phát triển kinh tế tý nhân của Ngân hàng Thếgiới (WB):" CSR là sựcam kết của doanh nghiệpđóng góp cho sựphát trền kinh tế bền vững, thông qua những việc làm nâng cao chất lượng đời sống của người lao động và các thành viên trong gia đình của họ, cho cộng đồng và của toàn xã hội, theo cách có lợi cho cả doanh nghiệp cũng nhưphát triển chung của xã hội".

1.2. Khái niệm người lao động

Tại Việt Nam, khoản 1 Điều 3 Bộ luật lao động năm 2012 định nghĩa: Người lao động là người từ đủ 15 tuổi trởlên, có khả năng laođộng, làm việc theo hợpđồng lao động,được trả lươngvà chịu sựquản lý,điều hành củangười sửdụng laođộng.

Người laođộng có thểlàngười:

- Lao động phổ thông, lao động chân tay (có tay nghề hoặc không có tay nghề):

công nhân, thợ, nông dân làm thuê(táđiền),người giúp việc,..

- Laođộng trí óc hoặc lao động vănphòng: nhân viên (công chức, tưchức), cán bộ, chuyêngia,…

Tại nhiều quốc gia như Đức kể từ khi cải cách pháp luật hông qua Đạo luật Hiến pháp trình trong năm 2001, theo pháp lý không còn phân biệt giữa nhân viên và công nhân.

Luật này tácđộngđến một thỏa thuậnthương lươngtập thểcủaĐức.Như vậy,trong những năm gần đây,sự tách biệt và phân biệt đối xửgiữa công nhân, viên chức, nhân viên hoặc cán bộ - thực hiện các hoạt động trong nhiều ngành công nghiệp tương tự,hoặc hoạt động tương tự được bãi bỏ, như trong các thỏa ước tập thể cho dịch vụ công cộng và trong các thỏaước tập thểvềkhuôn khổcủa hợpđồng làm việc.

1.3. Sựcần thiết của việc thực hiện trách nhiệm xã hội trong doanh nghiệp

Phần nhiều các tập đoàn nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam thực hiện CSR chủ yếu do được thừa hưởng chính sách, chương trình từ tập đoàn mẹ. Bên cạnh trách nhiệm của doanh nghiệp như các định nghĩa về CSR nói trên, các doanh nghiệp thực hiện các chương trình hướng tới cộng đồng, xã hội còn vì một số lý do. Đầu tiên, là để đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế của các bên cho vay. Ví dụ các dự án hoặc các công tylớn đều đi vay vốn của các định chế tài chính như Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Phát triển châu Á, JBIC, KFW… Tất cả định chế này đều áp dụng một số bộ tiêu chuẩn,

Trường Đại học Kinh tế Huế

(22)

như bộ tiêu chuẩn thực hiện về phát triển bền vững môi trường và xã hội của Công ty Tài chính quốc tế (IFC) trực thuộc Ngân hàng Thế giới. Bộ tiêu chuẩn này gồm 8 tiêu chuẩn liên quan đến đất đai, sức khỏe, an toàn, môi trường và xã hội...

Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng phải đáp ứng các yêu cầu của khách hàng. Ví dụ, khi gia công giày cho Adidas hay New Balance, các công ty phải tuân thủ các quy định mà khách hàng này đưa ra như không sử dụng lao động trẻ em, đảm bảo điều kiện làm việc an toàn và các yêu cầu về môi trường. Những yêu cầu này thường được cụ thể hóa trong những bộ quy tắc ứng xử trách nhiệm xã hội như SA 8000.

Thứ hai, thực hiện CSR là chiến lược để các công ty quản lý rủi ro và tạo sự đồng thuận xã hội. Thông thường công ty sẽ đối mặt với hai loại rủi ro chính: (1) rủi ro xã hội - là những rủi ro mà công ty có thể gây ra cho cộng đồng sinh sống xung quanh như tiếng ồn, khói, bụi, cháy nổ; (2) rủi ro công ty- là rủi ro mà cộng đồng sinh sống xung quanh có thể gây ra cho công ty như biểu tình, chặn đường ra vào công ty, phá hoại cơ sở vật chất và tài sản công ty… Thực hiện CSR sẽ giúp doanh nghiệp ngăn ngừa và hóa giải những rủi ro thông qua cung cấp thông tin hai chiều, đối thoại hoặc có những hỗ trợ thiết thực giúp cộng đồng phát triển sinh kế để bù đắp lại những thiệt hại nếu có (ví dụ, mất đất nông nghiệp cho việc xây dựng nhà máy, bị ảnh hưởng bởi khói bụi, tiếng ồn…).

Tất nhiên, nếu doanh nghiệp cố tình gây ô nhiễm môi trường, vi phạm luật lao động hay làm những điều trái với quy định của pháp luật thì có thực hiện CSR cũng chẳng ích gì, bởi CSR lúc này chỉ là biện pháp trá hình mà không phải là một chiến lược xuất phát từ thực tâm của công ty.

Thứ ba, CSR còn là chiến lược tạo sự khác biệt về thương hiệu, xây dựng sự yêu thích từ khách hàng, người tiêu dùng. Đây đang là xu hướng được nhiều tập đoàn trên thế giới coi trọng.

1.4. Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp (CSR) và các bên liên quan

Các bên liên quan/hữu quan (stakeholder) của một doanh nghiệp theo mô hình lý thuyết của CSR là các cá nhân và tổ chức có quyền lợi, trách nhiệm, có ảnh hưởng và chịu ảnh hưởng bởi các hoạt động của

Trường Đại học Kinh tế Huế

doanh nghiệp (Freeman, 1984). Các bên liên
(23)

quan là khách hàng, nhân viên, nhà cung cấp, ban giám đốc, chủ sở hữu, cổ đông, cơ quan nhà nước, đoàn thể, các nhóm chính trị, các phương tiện truyền thông, và những người khác.

Nhân viên là một trong các nhóm của các bên liên quan quan trọng nhất mà lợi ích của họ phải được đề cập đến (Clarkson, 1995). Vì họ có hành viảnh hưởng đến hoạt động của tổ chức, các nhân viên đóng một vai trò quan trọng trong sự thành công hay thất bại của tổ chức. Do đó, hành vi của nhân viên có khả năng bị ảnh hưởng bởi các hoạt động CSR của doanh nghiệp và họ có những phản ứng khác nhau tại nơi làm việc (Koh và Boo, 2001; Peterson 2004). Là thành viên của tổ chức nhân viên có liên quan, có những đóng góp và phản ứng với việc thực hiện trách nhiệm xã hội tại doanh nghiệp (Rupp và cộng sự, 2006). Nhân viên không chỉ mong đợi công ty cư xử một cách có trách nhiệm với xã hội, cộng đồng mà họ còn là là tác nhân quan trọng của CSR (Peterson, 2004; Rupp và cộng sự, 2006). Vì vậy, cuối cùng việc thực thi các chiến lược CSR một cách thường xuyên là trách nhiệm của nhân viên. Thành tựu của các kế hoạch CSR sẽ phụ thuộc phần lớn vào sự tự nguyện của nhân viên khi hợp tác và tuân thủ chiến lược CSR (Collier và Esteban, 2007; trích bởi Phạm Thị Thanh Hương, 2013). Khi nhân viên nhận thức rõ về việc thực hiện trách nhiệm xã hội tại doanh nghiệp của mình họ sẽ phản ứng lại bằng tình cảm, thái độ và hành vi; do đó CSR là một chủ đề quan tâm của học giả, của nhà quản lý và của các doanh nghiệp (Rupp và cộng sự, 2006).

1.5. Thành phần của trách nhiệm xã hội doanh nghiệp (CSR)

Trách nhiệm xã hội đã trở nên phổ biến và có rất nhiều quan điểm khác nhau về nội dung và phạm vi cũng như những nhân tố thúc đẩy các doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm xã hội. Trongsố đó, mô hình “kim tự tháp” của Carroll (1979) có tính toàn diện và được sử dụng rộng rãi nhất. Do đó, nghiên cứu này dựa trên phương pháp luận là mô hình kim tự tháp của Carroll (1979).

Theo mô hình kim tự tháp Carroll (1979), CSR bao gồm bốn yếu tố:

-Trách nhiệm từ thiện/nhân đạo: Là một công dân doanh nghiệp tốt Có đóng góp nguồn lực cho cộng đồng, cải thiện chất lượng cuộc sống

Trường Đại học Kinh tế Huế

(24)

-Trách nhiệm đạo đức: Thực hiện đúng những gì được coi là công bằng, đúng đắn, hợp lý

- Trách nhiệm pháp luật/pháp lý: Cần phải hoạt động theo đúng pháp luật

- Trách nhiệm kinh tế: Cần phải có lợi nhuận. Đây là nền tảng của mọi trách nhiệm khác

Trách nhiệm từ thiện, nhân đạo Là một công dân doanh nghiệp tốt Có đóng góp nguồn lực cho cộng đồng, cải thiện chất lượng cuộc sống

Trách nhiệm đạo đức

Thực hiện đúng những gìđược coilà công bằng, đúng đắn, hợp lí

Trách nhiệm pháp luật, pháp lí Cần phải hoạt động theo đúng pháp luật

Trách nhiệmKinh tế Cần phải có lợi nhuận

Đây là nền tảng của mọi trách nhiệm khác

Hình 2: Mô hình kim ttháp vCSR

Nguồn: Carroll (1979, 1991)

* Trách nhiệm kinh tế (economic responsibility): tối đa hóa lợi nhuận, cạnh tranh, hiệu quả và tăng trưởng là điều kiện tiên quyết bởi doanh nghiệp được thành lập trước hết từ động cơ tìm kiếm lợi nhuận của doanh nhân. Hơn thế, doanh nghiệp là các tế bào kinh tế căn bản của xã hội. Vì vậy, chức năng kinh doanh luôn phải được đặt lên hàng đầu. Các trách nhiệm còn lại đều phải dựa trên ý thức trách nhiệm kinh tế của doanh nghiệp (Carroll, 1979).

* Trách nhiệm pháp luật/pháp lý (legal responsibility): Trong quá trình hoạt động doanh nghiệp có nghĩa vụ tuân theo các luật lệ, luật pháp của địa phương, của đất nước và cả luật quốc tế. Đó chính là sự cam kết của doanh nghiệp với xã hội. Các doanh

Trường Đại học Kinh tế Huế

(25)

nghiệp theo đuổi mục tiêu kinh tế trong khuôn khổ pháp luật một cách công bằng và đáp ứng được các chuẩn mực và giá trị cơ bản mà xã hội mong đợi. Trách nhiệm kinh tế và pháp lý là hai bộ phận cơ bản, không thể thiếu của trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (Carroll, 1979).

* Trách nhiệm đạo đức (ethical responsibility): Là những quy tắc, giá trị được xã hội chấp nhận nhưng chưa được đưa vào văn bản luật. Doanh nghiệp tuân thủ pháp luật chỉ được coi là sự đáp ứng những đòi hỏi, chuẩn mực tối thiểu mà xã hội đặt ra.

Doanh nghiệp còn cần phải thực hiện cả các cam kết ngoài luật (ví dụ như tránh gây thiệt hại, tổn thương cho xã hội; tôn trọng quyền con người; chỉ làm những điều đúng và công bằng...). Trách nhiệm đạo đức là tự nguyện, nhưng lại chính là trung tâm của trách nhiệm xã hội. Ví dụ: ngày nghỉ thứ 7, tiền làm thêm giờ, điều kiện lao động, quan hệ với cộng đồng, thông tin cho người tiêu dùng, uy tín với đối tác... đều là các vấn đề mở và mức độ cam kết như thế nào phụ thuộc vào trách nhiệm đạo đức của doanh nghiệp. Trách nhiệm đạo đức bao gồm những hoạt động mở rộng ra ngoài những hạn chế của trách nhiệm pháp lý (Carroll, 1979).

*Trách nhiệm nhân đạo/từ thiện (philanthropic responsibility): là những hành vi của doanh nghiệp vượt ra ngoài sự trông đợi của xã hội, như quyên góp ủng hộ người khó khăn, tài trợ học bổng, đóng góp cho các dự án cộng đồng...Điểm khác biệt giữa trách nhiệm từ thiện và đạo đức là doanh nghiệp hoàn toàn tự nguyện. Doanh nghiệp phải đáp ứng được các kỳ vọng từ xã hội như là những công dân tốt (be a good corporate citizens). Ví dụ về trách nhiệm nhân đạo như doanh nghiệp đóng góp về nguồn lực tài chính, công sức cho các hoạt động nghệ thuật, giáo dục và các hoạt động cộng đồng. Nếu doanh nghiệp không thực hiện trách nhiệm xã hội đến mức độ này vẫn được coi làđáp ứng đủ các chuẩn mực mà xã hội trông đợi (Carroll, 1979).

Mô hình trên có tính toàn diện và khả thi cao, là quan điểm được nhiều nghiên cứu cả thực tiễn và học thuật chấp nhận. Các vấn đề liên quan được đề cập trong định nghĩa CSR được tách ra và ngày càng phát triển. Dựa trên cái nhìn tổng quan về sự phát triển trong việc xác định trách nhiệm xã hội, có thể kết luận rằng định nghĩa CSR của Carroll là được chấp nhận rộng rãi nhất và được sử dụng trong nghiên cứu thực nghiệm. Carroll (1979) ghi nhận và tích hợp các khía cạnh hiện tại vào một định nghĩa

Trường Đại học Kinh tế Huế

(26)

để mà giải thích hoàn toàn những gì về CSR . “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp bao gồm kinh tế, pháp lý, đạo đức và kỳ vọng mà xã hội mong chờ các tổ chức tại một thời điểm nhất định” (Carroll, 1979, trang 500).

Một cách tiếp cận để phân loại giải thích định nghĩa CSR của Carroll được đưa ra bởi Banerjee (2007) bao gồm một số chủ đề chính: Đầu tiên, nghĩa vụ trong ngắn hạn được xác định để phản ánh những gì một công ty cần xây dựng các chính sách và hành động của mình. Thứ hai, CSR thường vượt quá yêu cầu pháp lý bắt buộc, chẳng hạn như quan tâm đến nhân viên của mình. Thứ ba, hoạt động tình nguyện được đề cập như trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Và cuối cùng, mối quan tâm của “xã hội” và

“lợi ích xã hội” thuật ngữ “các bên liên quan” và thu hẹp trách nhiệm mà một công ty phải đáp ứng. Banerjee (2007) khẳng định rằng định nghĩa của Carroll (1979) phản ánh bản chất và loại trách nhiệm của doanh nghiệp.

Một cách giải thích khác về CSR cũng khẳng định tính toàn diện về định nghĩa của Carroll: Đầu tiên, CSR có thể được giải thích với hai chức năng cụ thể là: nghĩa vụ kinh tế - xã hội và xã hội con người. Thứ hai, trách nhiệm xã hội được xác định từ quan điểm của lý thuyết tính hợp pháp và lý thuyết các bênliên quan, trong đó nó trực tiếp ảnh hưởng đến quyết định kinh doanh (Stratling, 2007). Cuối cùng, cách để xác định trách nhiệm xã hội được dựa trên quan điểm của vấn đề quản lý xã hội và quản lý các bên liên quan (Gao, 2009; trích bởi Le Thi Thanh Xuan vàTeal, 2011). Định nghĩa Carroll thuộc về quan điểm đầu tiên, nhưng nó cũng có thể bao gồm những những quan điểm khác.

Việc xem xét các tài liệu cho thấy, định nghĩa CSR của Carroll là toàn diện hơn những người khác vì nó có thể tích hợp tất cả các khía cạnh hiện tại và có thể được giải thích bởi tất cả các phương pháp tiếp cận xác định trách nhiệm xã hội .

1.6 Nội dung thực hiện trách nhiệm xã hội doanh nghiệp đối với người lao động.

Cùng với công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, sự thành công trong việc đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế đang đặt ra cho đất nước nhiều vấn đề về môi trường và xã hội bức xúc. Chính những vấn đề đó đang đòi hỏi các chủ thể kinh tế, trong đó có cả các doanh nghiệp, phải có trách nhiệm để

Trường Đại học Kinh tế Huế

góp phần giải quyết, nếu không bản
(27)

thân của sự phát triển sẽ không bền vững, sẽ phải trả giá rất đắt về môi trường và những vấn đề xã hội. Doanh nghiệp muốn phát triển bền vững luôn phải tuân theo những chuẩn mực về môi trường, bình đẳng giới,an toàn lao động, trả lương công bằng, đào tạo và phát triển nhân viên và phát triển cộng đồng.

Trên thực tế, không phải đến bây giờ vấn đề trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp mới được đặt ra, mà trái lại, ngay trong thời bao cấp người ta cũng đã nói nhiều về trách nhiệm xã hội của các xí nghiệp đối với nhà nước và người lao động, cũng như đối với cộng đồng nói chung. Trong những năm gần đây, trách nhiệm xã hội được hiểu một cách rộng rãi hơn, không chỉtừ phương diện đạo đức mà cả phương diện pháp lý.

Những tác hại về môi trường do một số doanh nghiệp gây ra trong thời gian qua không những bị dư luận lên án vềmặt đạo đức , mà phần quan trọng hơn cần được xử lý nghiêm khắc vềmặt pháp lý .Do đó, không phải ngẫu nhiên, trong những năm gần đây, trên sách báo và thông tin đại chúng ở Việt Nam, thuật ngữ trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đã vàđang được sửdụng ngày càng phổbiến.

Mục đích của SA8000 là cải thiện điều kiện làm việc trên toàn cầu đưa ra các yêu cầu chung liên quan đến điều kiện làm việc cho tất cả các ngành nghề và quốc gia.

Phối hợp với các tổchức nhân quyền và lao động trên khắp thếgiới. Khuyến khích sự hợp tác gữa giới chủ, công nhân và các tổ chức dân sự. Mang lại lợi ích cho cả cộng đồng kinh doanh và người tiêu dùng thông qua phương thức đôi bên cùng có lợi.

Khi tổchức quyết định áp dụng SA 8000 thì có nhiều lý do để áp dụng trong đó có những lý do chính sau:

+ Muốn cải thiện môi trường làm việc

+ Muốn cải thiện đời sống sức khỏe trong tổchức + Muốn cải thiện hìnhảnh của doanh nghiệp

+ Muốn cải thiện mối quan hệvới chính quyền địa phương

+ Bịkhách hàng ép buộc,bị các nước nhập khẩu bắt buộc ( rào cản phi thuếquan) Nội dung được thểhiện qua các yếu tốsau:

Trường Đại học Kinh tế Huế

(28)

1.6.1. Thu nhập

- Người lao động làm việc tại Công ty được phân công làm việc theo trình độ chuyên môn nghiệp vụ và làm công việc gì hưởng lương theo công việc đó.

Người lao động được nâng bậc lương khi đến thời hạn và được nâng lương trước thời hạn khi người lao động có thành tích xuất sắc trong lao động sản xuất.

Người lao động được đảm bảo mức tiền lương không thấp hơn mức tiền lương tối thiểu nhà nước quy định; nếu thấp hơn sẽ được bù.

Người lao động hưởng lương theo sản phẩm và theo tính chất công việc được giao sẽ được trả lương vào ngày 10 đến ngày 15 hằng tháng (Kèm theo phương án trả lương của Công ty đã được phê duyệt và được niêm yết tại bảng tin của Công ty) và được nhận tiền thưởng chuyên cần, thưởng thành tích xuất sắc và được hưởng lương tháng thứ 13 vào cuối năm.

Các khoản thu nhập của người lao động được công khai trên bảng lương chi tiết hằng tháng.

Người lao động làm thêm giờ được trả làm thêm giờ bằng 150% tiền lương làm thêm vào ngày bình thường và bằng 200% làm thêm vào ngày chủ nhật, 300% vào những ngày nghỉ Lễ, Ngày nghỉ có hưởng lương, chưa kể tiền lương ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày. Người lao động làm việc vào ban đếm, thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc của ngày làm việc bình thường. Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày.

Thời gian làm thêm của người lao động khi cần thiết vào những ngày bình thường tối đa không quá 04giờ/Ngày, 30 giờ/ tháng, 300 giờ/năm.

-- Tiềnlương: tiền lương hàng tuần (hoặc hàng tháng) phải đáp ứng các yêu cầu của Luật pháp và phải trang trải đủ những nhu cầu cơ bản của công nhân và gia đình;

không được trừ lương vì lý do vi phạm kỷluật.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(29)

1.6.2 Phúc lợi

- Quyền tựdo hội họp và thỏa ước tập thể: Tôn trọng quyền thành lập công đòan và gia nhập công đòan, khôngđe dọa, ngăn cản hội họp công đòan.

- Sựphân biệt đối xử: không phân biệt đối xửvới các lý do sắc tộc, đẳng cấp, nguồn gốc, tôn giáo, giới tính, tổchức chính trị, tuổi tác, không quấy rối tình dục.

1.6.3. Điều kiện làm việc

- Lao động trẻ em: không được tuyển công nhân dưới 15 tuổi( dưới 14 tuổi đối với các nước đang phát triển theo Công ước 138 của ILO) và biện pháp khắc phục nếu phát hiện có trẻ em đang làm việc.

-Lao động cưỡng bức: không được ràng buộc vềnợ và lao động khổsau, tổchức và các nhà thầu phụ, nhà gia công của tổchức không được giữtiền đặt cọc và giấy tờtùy thân của người lao động.

- An tòan và sức khỏe: cung cấp một môi trường làm việc an tòan và bảo đảm sức khỏe, thực hiện phòng ngừa tai nạn lao động, đào tạo công nhân vềan tòan và bảo đảm sức khỏe, có đầy đủnhà tắm, nhà vệ sinh, nước uống cho người lao động.

- Giờ làm việc: tuân theo luật hiện hành, nhưng không được nhiều hơn 48giờ/ tuần.

Làm 7 ngày được nghỉ1 ngày. Thời gian tăng ca không quá 12 giờ/ tuần.

1.6.4. Lãnhđạo

- Hệthống quản lý bao gồm: Có chính sách trách nhiệm xã hội, phải tổchức họp lãnh đạo định kỳ đểxem xét tình hình thực hiện hệ thống trách nhiệm xã hội, phải có người đại diện để quản lý hệ thống trách nhiệm xã hội, phải kiểm sóat các nhà cung cấp/ nhà thầu phụ, thực hiện khắc phục và phòng cácđiểm không phù hợp, lưu trữhồ sơ.

1.6.5. Đào tạo và phát triển

Công ty có những chính sách đào tạo và phát triển tuân thủ theo các quy định và chuẩn mực xã hội bao gồm hệthống đào tạo chuyên nghiệp và bộphận xửlí kỉluật.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(30)

2. Cơ sởthực tiễn

Trách nhiệm xã hội của DN được quy định trong các CoC được hiểu là trách nhiệm của DN đối với toàn xã hội thông qua sản phẩm của mình. Đây là việc làm thường xuyên, liên tục, chủ yếu ngay tại nơi làm việc. Đó cũng chính là quá trình chuyển từ mối quan tâm thuần tuý đến tăng trưởng của mỗi DN, của mỗi nền kinh tế sang mối quan tâm đến sự phát triển mà mỗi DN đóng góp vào sự phát triển chung của xã hội.

Việc thực hiện các quy định thể hiện Trách nhiệm xã hội của DN trong các CoC là một khoản chi phí mang tính chất đầu tư của DN, được thực hiện trước và trong khi làm ra sản phẩm, chứ không phải là một đóng góp của DN mang tính chất nhân đạo, từ thiện được tríchra từ lợi nhuận của DN sau khi đã bán sản phẩm.Thực hiện Trách nhiệm xã hội của DN Việt Nam là một công việc không thểbỏ qua trên con đường hội nhập, vừa lợi ích cho DN, vừa lợi ích cho xã hội, đặc biệt là nâng cao khả năng cạnh tranh của DN, của quốc gia và hỗtrợthực hiện tốt hơn luật pháp lao động tại Việt Nam, cũng là nội dung quan trọng trong xây dựng văn hoá DN trong nền kinh tếhiện đại. Công việc này đối với DN Việt Nam mới chỉ là bắt đầu song sẽlà vấn đềmang tính chất lâu dài.

Bởi vậy, ngay từ bây giờ chúng ta phải có những hành động định hướng và tạo điều kiện cho DN thực hiện tốt trách nhiệm xã hội của mình.Thời gian gần đây, dư luận đang quan tâm chặt chẽ và bức xúc đối với hàng loạt vụ vi phạm đạo đức kinh doanh, xâm hại môi trường và sức khỏe con nguời ở mức độ nghiêm trọng; điển hình là vụ sữa nhiễm melamine của Trung Quốc và vụ xả trực tiếp chất thải không qua xử lý ra sông Thị Vải của công ty Vedan ở Việt Nam. Sự đúng – sai trong những vụ việc trên là rõ ràng. Tuy nhiên, đối với xã hội và hàng ngàn doanh nghiệp dang hoạt dộng khác, bài toán về Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) lại đuợc đặt ra và cần đuợc thảo luận nghiêm túc cả về mặt lý luận chính sách và thực tiễn.

Trên thế giới, đối với các nước có nền kinh tế thị trường phát triển, trách nhiệm xã hội không còn là vấn đề xa lạ. Các doanh nghiệp nếu thực hiện tốt trách nhiệm xã hội của mình sẽ đạt được một chứng chỉ quốc tế hoặc áp dụng những bộ Qui tắc ứng xử (Code of Conduct hay gọi tắt là CoC). Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, những người tiêu dùng, nhà đầu tư, nhà hoạch định chính sách và các tổ chức phi chính phủ trên toàn cầu ngày càng quan tâm hơn tới ảnh hưởng của việc toàn cầu hoá đối với

Trường Đại học Kinh tế Huế

(31)

quyền của người lao động, môi trường và phúc lợi cộng đồng. Những doanh nghiệp không thực hiện trách nhiệm xã hội có thể sẽ không còn cơ hội tiếp cận thị trường quốc tế.

Thực tế trên thế giới đã chỉ ra rằng, doanh nghiệp nào thực hiện tốt trách nhiệm xã hội thì lợi ích của họ không những không giảm đi mà còn tăng thêm. Những lợi ích mà doanh nghiệp thu được khi thực hiện trách nhiệm xã hội bao gồm giảm chi phí, tăng doanh thu, tăng giá trị thương hiệu, giảm tỷ lệ nhân viên thôi việc, tăng năng suất và thêm cơ hội tiếp cận những thị trường mới. Chúng ta có thể dẫn ra đây một số ví dụ về lợi ích của việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.

Thứ nhất, thực hiện trách nhiệm xã hội góp phần giảm chi phí và tăng năng suất.

Một doanh nghiệp có thể tiết kiệm được chi phí sản xuất nhờ đầu tư, lắp đặt các thiết bị mới. Chẳng hạn, một doanh nghiệp sản xuất bao bì lớn của Ba Lan đã tiết kiệm được 12 triệu đô la Mỹ trong vòng 5 năm nhờ việc lắp đặt thiết bị mới, nhờ đó làm giảm 7% lượng nước sử dụng, 70% lượng chất thải nước và 87% chất thải khí(5).

Chi phí sản xuất và năng suất lao động phụ thuộc chặt chẽ vào hệ thống quản lý nhân sự. Một hệ thống quản lý nhân sự hiệu quả cũng giúp doanh nghiệp cắt giảm chi phí và tăng năng suất lao động đáng kể. Chế độ lương, thưởng hợp lý, môi trường lao động sạch sẽ và an toàn, các cơ hội đào tạo và chế độ bảo hiểm y tế và giáo dục đều góp phần giảm tỷ lệ nhân viên nghỉ, bỏ việc, do đó giảm chi phí tuyển dụng và đào tạo nhân viên mới. Tất cả cái đó góp phần giảm chi phí sản xuất, tăng năng suất lao động.

Thứ hai, thực hiện trách nhiệm xã hội góp phần tăng doanh thu. Mỗi doanh nghiệp đều đứng trên địa bàn nhất định. Do đó, việc đầu tư hỗ trợ phát triển kinh tế địa phương có thể tạo ra một nguồn lao động tốt hơn, nguồn cung ứng rẻ và đáng tin cậy hơn và nhờ đó tăng doanh thu. Chẳng hạn, Công ty Hindustan Lever, một chi nhánh của tập đoàn Unilever tại Ấn Độ, vào đầu những năm 70 chỉ hoạt động được với 50%

công suất do thiếu nguồn cung ứng sữa bò từ địa phương và do vậy, đã bị lỗ trầm trọng. Để giải quyết vấn đề này, công ty đã thiết lập một chương trình tổng thể giúp nông dân tăng sản lượng sữa bò. Chương trình này bao gồm đào tạo nông dân cách chăn nuôi, cải thiện cơ sở hạ tầng cơ bản và thành lập một ủy ban điều phối những nhà cung cấp địa phương. Nhờ đó, số lượng làng cung cấp sữa bò

Trường Đại học Kinh tế Huế

đã tăng từ 6 tới hơn400,
(32)

giúp cho công ty hoạt động hết công suất và đã trở thành một trong những chi nhánh kinh doanh lãi nhất tập đoàn.

Thứ ba, thực hiện trách nhiệm xã hội góp phần nâng cao giá trị thương hiệu và uy tín của công ty. Trách nhiệm xã hội có thể giúp doanh nghiệp tăng giá trị thương hiệu và uy tín đáng kể. Đến lượt nó, uy tín giúp doanh nghiệp tăng doanh thu, hấp dẫn các đối tác, nhà đầu tư và người lao động. Trên thế giới, những công ty khổng lồ đang chi một khoản tiền rất lớn để trở thành hình mẫu kinh doanh lý tưởng. Chẳng hạn, hãng điện tử dân dụng Best Buy đã có chương trình tái chế sản phẩm; hãng cà phê nổi tiếng Starbucks đã và đang bắt tay vào các hoạt động cộng đồng; hãng nước khoáng nổi tiếng của Pháp Evian phân phối sản phẩm của mình trong những chai nước thân thiện với môi trường. Những tập đoàn đa quốc gia như The Body Shop (tập đoàn của Anh chuyên sản xuất các sản phẩm dưỡng da và tóc) và IKEA (tập đoàn kinh doanh đồ dùng nội thất của Thụy Điển) là những ví dụ điển hình. Cả hai công ty này đều nổi tiếng không chỉ vì các sản phẩm có chất lượng và giá cảhợp lý của mình, mà còn nổi tiếng là các doanh nghiệp có trách nhiệm đối với môi trường và xã hội(7).

Thứ tư, thực hiện trách nhiệm xã hội góp phần thu hút nguồn lao động giỏi. Nguồn lao động giỏi, có năng lực là yếu tố quyết định năng suất và chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp. Có một thực tếlà,ở các nước đang phát triển, nguồn nhân lực được đào tạo có chất lượng cao không nhiều. Vấn đề đặt ra đối với các doanh nghiệp là làm thế nào thu hút, giữchân họvà phát huy hết khả năng của họtrong hoạt động quản lý, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Do vậy, việc thu hút và giữ được nhân viên có chuyên môn tốt là một thách thức lớn đối với các doanh nghiệp. Trong điều kiện của nền kinh tế thị trường, những doanh nghiệp trả lương thỏa đáng và công bằng, tạo cho nhân viên cơ hội đào tạo, có chế độ bảo hiểm y tế và môi trường làm việc sạch sẽ có khả năng thu hút và giữ được nguồn nhân lực có chất lượng cao.

Tất cả những điều nói trên là cơ sở để luận chứng cho sự cần thiết phải thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp nói chung, đồng thời là những kinh nghiệm bổ ích, có giá trị tham khảo cho các doanh nghiệp Việt Nam.

Trên thực tế, ở Việt Nam, vấn đề trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp mặc dù là vấn đề mới mẻ, nhưng bước đầu đã

Trường Đại học Kinh tế Huế

được một số bộ, ngành quan tâm, chú ý. Bằng
(33)

chứng là, từ năm 2005, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Bộ Công thương cùng với các hiệp hội Da giày, Dệt may trao giải thưởng “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp hướng tới sự phát triển bền vững”

nhằm tôn vinh các doanh nghệp thực hiện tốt trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong bối cảnh hội nhập. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp lớn ở Việt Nam đã nhận thấy rằng, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đã trở thành một trong những yêu cầu không thể thiếu được đối với doanh nghiệp, bởi lẽ, trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, nếu doanh nghiệp không tuân thủ trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp sẽ không thể tiếp cận được với thị trường thế giới. Nhiều doanh nghiệp khi thực hiện trách nhiệm xã hội đã mang lại những hiệu quả thiết thực trong sản xuất kinh doanh.

Kết quả khảo sát gần đây do Viện Khoa học lao động và xã hội tiến hành trên 24 doanh nghiệp thuộc hai ngành Giầy da và Dệt may cho thấy, nhờ thực hiện các chương trình trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, doanh thu của các doanh nghiệp này đã tăng 25%, năng suất lao động cũng tăng từ 34,2 triệu đồng lên 35,8 triệu đồng/1 lao động/năm; tỷ lệ hàng xuất khẩu tăng từ 94% lên 97%. Bên cạnh hiệu quả kinh tế, các doanh nghiệp còn củng cố được uy tín với khách hàng, tạo được sự gắn bó và hài lòng của người lao động đối với doanh nghiệp, thu hút được lực lượng lao động có chuyên môn cao(8).

Do nhận thức được tầm quan trọng và ích lợi của việc thực hiện trách nhiệm xã hội trong điều kiện toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, một số doanh nghiệp lớn của Việt Nam, ngoài trách nhiệm đóng thuế cho nhà nước, đãđăng ký thực hiện trách nhiệm xã hội dưới dạng các cam kết đối với xã hội trong việc bảo vệ môi trường, với cộng đồng địa phương nơi doanh nghiệp đóng và với người lao động.

Tuy nhiên, bên cạnh đó, phải thừa nhận rằng, trong thời gian qua ở Việt Nam, nhiều doanh nghiệp đã không thực hiện một cách nghiêm túc trách nhiệm xã hội của mình.

Điều đó thể hiện ở các hành vi gian lận trong kinh doanh, báo cáo tài chính, không bảo đảm an toàn lao động, sản xuất, kinh doanh hàng kém chất lượng, cố ý gây ô nhiễm môi trường. Điển hình là các vụ xả nước thải không qua xử lý gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng cho các dòng sông và cộng đồng dân cư của các Công ty Miwon, Công ty thuộc da Hào Dương, Công ty Giấy Việt Trì, công ty Hyundai Vinashin (Khánh

Trường Đại học Kinh tế Huế

(34)

Hòa), các vụ sản xuất thực phẩm chứa chất có hại cho sức khỏe con người, như nước tương có chứa chất 3-MCPD gây ung thư, bánh phở chứa phormol, thực phẩm chứa hàn the, sữa có chứa melamine. Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp vi phạm các quy định pháp luật về lương bổng, chế độ bảo hiểm, vấn đề an toàn lao động cho người lao động cũng không còn là hiện tượng hiếm thấy, đãvà đang gây bức xúc cho xã hội.

Vấn đề đặt ra hiện nay là, cần tìm nguyên nhân của các hiện tượng và những giải pháp để khắc phục tình trạng đó.

Hiện đang có những ý kiến khác nhau về nguyên nhân dẫn đến việc không thực hiện trách nhiệm xã hội của nhiều doanh nghiệp ở Việt Nam. Một số người cho rằng, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ở Việt Nam chưa được luật hóa ở tất cả các doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp lớn có thị trường xuất khẩu, do yêu cầu của khách hàng nên buộc phải thực hiện trách nhiệm xã hội, còn đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ, do khó khăn về tài chính và thiếu ràng buộc về pháp lý nên nhiều doanh nghiệp chỉ hiểu trách nhiệm xã hội là “các khoản đóng góp từ thiện”. Một số người khác cho rằng, việc thực hiện trách nhiệm xã hội sẽ làm tăng chi phí cho doanh nghiệp, làm giảm khả năng cạnh tranh ban đầu mà chưa thấy ngay được lợi ích trước mắt, do đó các doanh nghiệp vừa và nhỏ khôngmuốn thực hiện trách nhiệm xã hội. Nói tóm lại, việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ở Việt Nam còn tương đối khó khăn. Sở dĩ như vậy trước hếtlà do sự hiểu biết chưa đầy đủ của doanh nghiệp về trách nhiệm xã hội; trách nhiệm xã hội doanh nghiệp chỉ đơn thuần được hiểu là các khoản đóng góp từ thiện.Thứ hai, việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp cũng gây ra những khó khăn không nhỏ cho các doanh nghiệp do thiếu nguồn vốn và kỹ thuật để thực hiện các chuẩn mực trách nhiệm xã hội. Điều này đặc biệt khó khăn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, trong khi đó hầu hết các doanh nghiệp ở Việt Nam là những doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Nói một cách toàn diện hơn, theo nghiên cứu năm 2002 của Ngân hàng thế giới tại Việt Nam, những rào cản và thách thức lớn nhất cho việc thực hiệntrách nhiệm xã hội của doanh nghiệp bao gồm:

1. Nhận thức về trách nhiệm xã hội trong và giữa các doanh nghiệp Việt Nam còn

có sự khác nhau khá lớn.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(35)

2. Năng suất lao động bị ảnh hưởng khi phải thực hiện đồng bộ nhiều bộ quy tắc ứng xử (CoC).

3. Thiếu nguồn tài chính và kỹ thuật để thực hiện các chuẩn mực trách nhiệm xã hội doanh nghiệp (đặc biệt là đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ).

4. Sự khác biệt giữa Bộ luật lao động và bộ quy tắc ứng xử của khách đặt hàng gây nhầm lẫn cho doanh nghiệp, chẳng hạn như vấn đề làm thêm hay hoạt động của công đoàn.

5. Sự thiếu minh bạch trong việc áp dụng trách nhiệm xã hội doanh nghiệp trên thực tế đang cản trở lợi ích thị trường tiềm năng mang lại cho doanh nghiệp.

6. Mâu thuẫn trong các quy định của nhà nước khiến cho việc áp dụng bộ quy tắc ứng xử không đem lại hiệu quả mong muốn, ví dụ như mức lương, phúc lợi và các điều kiện tuyển dụng(9).

Trường Đại học Kinh tế Huế

(36)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY

HÒA THỌ CHI NHÁNH DUY XUYÊN - QUẢNG NAM

1. Tổng quan vềcông ty 1.1. Giới thiệu vềcông ty

Được thành lập từ 1962, Hòa Thọ là một trong những doanh nghiệp dệt may có bề dày lịch sử và quy mô lớn với 2 lĩnh vực chính :

1- Sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu các loại sản phẩm may mặc,các loại sợi.

2- Nhập khẩu nguyên liệu, thiết bị thiết yếu dùng để kéo sợi và sản xuất hàng may mặc

Không chỉ là một hệ thống cung ứng Sợi - May hàng đầu Việt Nam, Hòa Thọ còn giữ vai trò nòng cốt, trong các hoạt động của Vinatex và Vitas, tích cực đóng góp to lớn vào ngành dệt may Việt Nam trong nhiều thập kỷ qua.

Với chủng loại sản phẩm đa dạng gồm Suit, quần tây, áo khoác, bảo hộ lao động,....cùng chất lượng đảm bảo, mẫu mã hợp thời trang, sản phẩm Hòa Thọ được khách hàng đánh giá cao, kể cả những thị trường với nhiều tiêu chuẩn khắt khe như Hòa Kỳ, Châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc....

Cùng với bề dày lịch sử lâu đời, quy mô sản xuất lớn, đội ngũ nhân sự tâ

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Nghiên cứu định lượng nhằm đo lường mức độ thỏa mãn công nhân sản xuất đang làm việc tại Công ty cổ phần Dệt may Huế trên cơ sở thu thập ý kiến của họ về

Sau khi phân tích và xem xét cũng như dựa vào các nhân tố Nguồn nhân lực, Trình độ văn hóa, Trình độ chuyên môn, Tình trạng sức khỏe, Thái độ lao động, Kỷ

Với mục tiêu khảo sát sự hài lòng của nhân viên về môi trường làm việc khi làm việc tại công ty Cổ phần Viễn thông FPT Chi nhánh Huế dưới sự tác động của các

Brooks (2007) Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng việc kết hợp giữa hai yếu tố thiết lập mục tiêu và sự hài lòng trong công việc là cách tốt nhất dự đoán động lực làm

Sau khi tiến hành phân tích nhân tố khám phá, tìm ra được 6 nhân tố là yếu tố ảnh hưởng động lực làm việc của nhân viên, nghiên cứu tiếp tục hồi

Do đó, việc thực hiện nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của nhân viên trong công việc tại Công ty Cổ phần Viễn thông FPT chi nhánh Huế là một việc

Mô hình nghiên cứu được xây dựng dựa trên nền tảng từ các học thuyết liên quan kết hợp với quan sát thực tế tại đơn vị thực tập nêu trên, tác giả đề xuất

Xuất phát từ những lý do đó, tôi đã chọn đề tài: “Phân tích những nhân tố tác động đến sự cam kết gắn bó với tổ chức của người lao động trực tiếp tại Công ty