• Không có kết quả nào được tìm thấy

Hoàn thiện công tác kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Chi cục thuế huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Hoàn thiện công tác kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Chi cục thuế huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế"

Copied!
100
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đề tài luận văn thạc sĩ kinh tế:

Hoàn thiện công tác kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp vừa và nh tại Chi cục thuế huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế” là công trình nghiên cứu của riêng bản

thân tôi và chưa được công bố dưới bất kỳ hình thức nào. Các số liệu và kết

quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực, chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.

Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cám ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được ghi rõ

nguồn gốc.

Tác giả

Nguyễn Anh Tuấn

Trường Đại học Kinh tế Huế

(2)

LỜI CẢM ƠN

Luận văn được hoàn thành, cho phép tôi gửi lời cảm ơn đến tất cả những tổ chức và cá nhân đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập cũng như nghiên cứu đề tài.

Trước hết, tôi xin chân thành gửi lời cám ơn đến Cô giáo, PGS. TS. Nguyễn Thị Minh Hòa đã nhiệt tình dành nhiều thời gian và công sức, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu thực hiện luận văn này.

Trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu, Phòng Đào tạo Sau đại học, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế cùng toàn thể quý Thầy, Cô giáo đã giảng dạy, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tậpvà nghiên cứu.

Xin chân thành cảm ơn Lãnhđạo, chuyên viên cácĐộithuế thuộc Chi cục thuế huyệnQuảng Điền và các doanh nghiệp trên địa bànhuyện đã nhiệt tình giúpđỡ, cộng tác và và cung cấp những tài liệu cần thiết để tôi có thể hoàn thiện luận văn này.

Cám ơn sự hỗ trợ, chia sẽ, động viên, nhiệt tình giúp đỡ của các đồng nghiệp, bạn bè và người thân trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Mặc dù tác giả đã có nhiều cố gắng, nhưng luận văn hoàn thành không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. Kính mong quý Thầy, Cô giáo, các chuyên gia, bạn bè, đồng nghiệp tiếp tục giúp đỡ, đóng góp để luận văn được hoàn thiện hơn.

Trân trọng cảm ơn!

Tác giả

Nguyễn Anh Tuấn

Trường Đại học Kinh tế Huế

(3)

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

CQT

Cơ quan thuế

DN

Doanh nghiệp

DN VVN Doanh nghiệp vừavà nhỏ

GTGT

Giá trị gia tăng

NNT

Người nộp thuế

NSNN

Ngân sách Nhà nước

KTT Kiểm tra thuế

TNCN Thu

nhập cá nhân

TNDN

Thu nhập doanh nghiệp

TTĐB Tiêu thụ đặc biệt

TTH

Thừa Thiên Huế

CBCC Cán bộ công chức

Trường Đại học Kinh tế Huế

(4)

TÓM LƯỢC LUẬN VĂN KHOA HỌC THẠC SĨ KINH TẾ

Họ và tên học viên: Nguyễn Anh Tuấn

Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Khóa:2016 - 2018

Người hướng dẫn khoa học:PGS.TS. NGUYỄNTHỊMINH HÒA

Tên đề tài: Hoàn thiện công táckiểmtra thuế đối với doanh nghiệp vừa nhtạiChi cục thuếhuyệnQuảng Điền, tỉnhThừa Thiên Huế”.

1.Tính cấp thiết của đề tài:

Trong những năm qua,Chi cụcthuếhuyện Quảng Điền đã hoàn thành và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ thu ngân sách trên địa bàn, số thu năm sau luôn cao hơn năm trước trong bối cảnh nền kinh tế huyện nhà rất khó khăn. Kết quả chung của Chi cụcthuếhuyệnQuảng Điềncó phần đóng góp không nhỏ của công tác kiểmtra thuế. Đặc biệt, tại Văn phòng Chi cục thuế huyện Quảng Điền nơi quản lý số thu thuếngoài quốc doanh chiếm tỷ trọng lớn đối với các doanh nghiệp của huyệnnhà, công tác kiểm tra thuế tuy đã có nhiều đổi mới song vẫn còn những bất cập, chưa đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn.

Nhận thức được tầm quan trọng của công tác kiểmtra thuế đối vớicác doanh nghiệp vừavà nhỏ, tác giảnghiên cứu đề tài này.

2.Phương pháp nghiên cứu:

Nghiên cứusử dụng kết hợp các phương pháp thống kê mô tả.

3. Kết quả nghiên cứu và những đóng góp khoa học của đề tài:

Luận văn đã hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác kiểmtra thuế các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Chi cục thuế huyện Quảng Điền trên nhiều khía cạnh. Dựa vào các kết quả phân tích luận văn đãđưa ra các giải pháp vàđịnh hướng của ngành thuế trong thời gian tới là kiểm tra theo phương pháp quản lý rủi ro về thuế, kiểmtra theo mức độ các vi phạm về thuế.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(5)

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN...i

LỜI CẢM ƠN... ii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ... iii

TÓM LƯỢC LUẬN VĂN KHOA HỌC THẠC SĨ KINH TẾ...iv

MỤC LỤC...v

DANH MỤC BẢNG BIỂU...ix

DANH MỤC SƠ ĐỒ...x

PHẦN I. MỞ ĐẦU...1

1. Tính cấp thiết của đề tài: ...1

2. Mục tiêu nghiên cứu:...2

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:...3

4. Phương pháp nghiên cứu:...3

5. Kết cấu của luận văn:...4

PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU...5

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC KIỂM TRA THUẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ...5

1.1. Hoạt động kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp:...5

1.1.1. Một số khái niệm:...5

1.1.2. Vai trò, nguyên tắc và một số đặc điểm cơ bản của hoạt động kiểm tra thuế:...7

1.2. Nội dung và phương pháp kiểm tra thuế tại doanh nghiệp:...13

1.2.1. Nội dung kiểm tra thuế tạidoanh nghiệp:...13

1.2.2. Phân loại kiểm tra thuế:...14

1.2.3. Phương pháp kiểm tra thuế:...17

1.3. Quy trình kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp:...20

1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác kiểm tra thuế đối với DN vừa và nhỏ:....26

1.4.1. Hệ thốngchính sách pháp luật và cơ chế:...26

1.4.2. Trìnhđộ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ làm công tác kiểm tra thuế đối vớidoanh nghiệp:...27

Trường Đại học Kinh tế Huế

(6)

1.4.3. Cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ công tác kiểm tra:...28

1.4.4. Phối kết hợp với các cơ quan ban ngành:...28

1.4.5. Ý thức của các doanh nghiệp:...30

1.5. Đặc điểm của kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ:...31

1.5.1 Đặc điểm của doanh nghiệp vừa và nhỏ:...31

1.5.2. Kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ:...33

1.6. Kinh nghiệm kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp vừ a và n hỏ ở một số địa phương trong nước:...33

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM TRA THUẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI CHI CỤC THUẾ QUẢNG ĐIỀN...36

2.1. Tình hình cơ bản của Chi cục thuế Quảng Điền:...36

2.1.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy:...36

2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ:...36

2.1.3. Tình hình cán bộ công chức của Chi cục thuế Quảng Điền:...38

2.1.4. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ của Đội kiểm tra thuế trong cơ cấu tổ chức bộ máy Chi cục thuế Quảng Điền:...40

2.2 Thực trạng công tác kiểm tra thuế doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Chi cục thuế Quảng Điền:...42

2.2.1 Thực trạng bộ máy tổ chức phục vụ công tác kiểm tra thuế doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Chi cục thuế Quảng Điền:...42

2.2.2 Nguồn nhân lực phục vụ công tác kiểm tra thuế doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Chi cục thuế Quảng Điền: ...43

2.2.3 Tình hình cơ sở vật chấtphục vụ công tác kiểm tra thuế doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Chi cục thuế Quảng Điền:...45

2.2.4. Lập kế hoạch kiểm tra doanh nghiệp vừa và nhỏ:...45

2.2.5. Thực trạng tổ chức thực hiện kiểm tra tại trụ sở các doanh nghiệp vừa và nhỏ:...48

2.2.6. Kết quả kiểm tra đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ:...49

Trường Đại học Kinh tế Huế

(7)

2.2.7. Công tác phối hợp với các bộ phận và cơ quan liên quan đến công tác kiểm tra

thuế đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn huyện Quảng Điền:...54

2.3. Đánh giá của đối tượng điều tra về công tác kiểm trathuếcủa Chi cục thuế Quảng Điền:...55

2.3.1. Đặc điểm cơ bản của các đối tượng được điều tra:...55

2.3.2. Ý kiến đánh giá của các đối tượng điều tra về công tác kiểm tra thuế các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Chi cục thuế Quảng Điền:...56

2.4. Đánh giá chung về công tác kiểm tra thuế các DN VVN tại Chi cục thuế Quảng Điền:...62

CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM TRA THUẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI CHI CỤC THUẾ QUẢNG ĐIỀN...67

3.1. Định hướng công tác kiểm tra thuế các doanh nghiệp vừa và nhỏ:...67

3.2. Hệ thống giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kiểm trathuế đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Chi cục thuế Quảng Điền:...69

3.2.1. Lập và thực hiệnkế hoạchkiểm trathuếcác DN VVN: ...69

3.2.2.Tuyên truyền, giáo dục pháp luật về thuế và hỗ trợ cho các DN VVN nộp thuế:..71

3.2.3.Ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ công tác kiểm tra thuế DN VVN:....71

3.2.4. Phối hợp các ban ngành có liên quan trong việc kiểm tra thuế đối với DN VVN:...73

3.2.5.Tăng cường hình thức kiểm tra thuế tại cơ quan thuế và tập trung kiểm tra theo chuyên đề...74

3.2.6.Tăng cường số lượng vàchất lượng nhân lực đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm trathuế các DN VVN:...75

PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...77

1. Kết luận:...77

2. Kiến nghị:...78

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...80 QUYẾT ĐỊNH HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN

Trường Đại học Kinh tế Huế

(8)

BIÊN BẢN CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN NHẬN XÉT CỦA PHẢN BIỆN 1+2

BẢN GIẢI TRÌNH

XÁC NHẬN HOÀN THIỆN LUẬN VĂN

Trường Đại học Kinh tế Huế

(9)

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1. Tình hìnhđội ngũ tại CBNV Chi cục thuế Quảng Điền giai đoạn2015- 2017 ...38 Bảng 2.2. Số lượng cán bộ làm công tác kiểm tra của Chi cục thuế Quảng Điền giai đoạn 2015-2017 ...44 Bảng 2.3: Kế hoạch kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ của Chi cục thuếQuảng Điền giaiđoạn 2015-2017...46 Bảng 2.4: Tình hình thực hiện kế hoạch kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ củaChi cục thuế Quảng Điền giai đoạn2015-2017...47 Bảng 2.5: Tình hình thực hiện kiểm tra thuế tại trụ sở doanh nghiệp vừa và nhỏ củaChi cục thuế Quảng Điền giai đoạn 2015-2017...49 Bảng 2.6: Kết quả kiểm tra thuế tại trụ sở doanh nghiệp vừa và nhỏ của Chi cục thuế Quảng Điền giai đoạn 2015-2017...51 Bảng 2.7: Kết quả tập hợp hành vi vi phạm luật thuế của DN VVN qua kiểm tra thuế củaChi cục thuế Quảng Điền Huế giai đoạn2015-2017 ...53 Bảng 2.8: Đặc điểm cơ bản của các đối tượng điều tra...56 Bảng 2.9: Ý kiến đánh giá của CBCC Chi cục thuế Quảng Điền về công tác kiểm tra thuế các DN NVVhuỵên Quảng Điền...58 Bảng 2.10: Ý kiến đánh giá của doanh nghiệpvừa và nhỏ về công tác kiểm tra thuế củaChi cục thuế Quảng Điền...60

Trường Đại học Kinh tế Huế

(10)

DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 1.1: Quy trình kiểm tra thuế...21 Sơ đồ 2.1. Tổ chức bộ máy Chi cục thuế Quảng Điền...37 Sơ đồ 2.2 Hệ thống tổ chức kiểm tra thuếtạiChi cục thuế Quảng Điền...42

Trường Đại học Kinh tế Huế

(11)

PHẦN I. MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài:

Nguồn thu từ thuế có vai trò rất quan trọng, là nguồn thu chủ yếu của Cục thuế tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung cũng như của Chi cục thuế huyện Quảng Điền nói riêng. Đây là biện pháp động viên bắt buộc của các thể nhân và các pháp nhân trích một phần thu nhập do kinh doanh, do lao động, do đầu tư tài chính mang lại nộp vào Ngân sách Nhà nước nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu của tỉnh, của huyện nhà. Thật vậy, nền kinh tế của Huyện Quảng Điền hiện nay đã và đang hội nhập ngày càng sâu rộng với nền kinh tế của tỉnh và cả nước. Dòng vốn đầu tư của các doanh nghiệp vừa và nhỏ đã đóng góp một phần không nhỏ cho ngân sách nhà nước dưới hình thức nộp thuế. Hoạt động của các doanh nghiệp vừa và nhỏ đã góp phần vào sự phát triển của nền kinh tế tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung, huyện Quảng Điền nói riêng trong quá trình chuyển dịch từ một nền kinh tế tập trung sang nền kinh tế thị trường.

Bên cạnh những thành tựu mà các doanh nghiệp VVN mang lại cho nền kinh tế huyện nhà, vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề bất cập đó là tình trạng lợi dụng kẽ hở của các chính sách, chế độ, luật thuế hoặc dựa vào tính chất phức tạp trong hoạt động kinh doanh, khó kiểm soát để khai man, trốn lậu thuế, chậm nộp thuế. Do đó, để tạo ra một môi trường đầu tư thật hấp dẫn thu hút nguồn vốn các doanh nghiệp VVN, đồng thời đảm bảo nguồn thu ngân sách nhà nước, yêu cầu quản lý nhà nước ngày càng trở nên cấp thiết.Trong đó,tăng cường công tác kiểm tra thuế là nhiệm vụ trọng tâm không thể thiếu được trongcông tác quản lý thuế.

Hoạt độngkiểmtra thuếlà mộttrong nhữnghoạt độngquan trọngnhấtcủa quản lý thuế.Kiểmtra thuếlà công tác giám sát của Chi cục thuế Quảng Điền đối với các hoạt động, giao dịch liên quan đến phát sinh nghĩa vụ thuế và tình hình thực hiện thủ tục hành chính thuế, chấp hành nghĩa vụ nộp thuế của DN VVN, nhằm đảm bảo pháp luật thuế được thực thi nghiêm chỉnh trong đời sống kinh tế - xã hội; Là một trong các chức năng cơ bản giúp Chi cục thuế Quảng Điền phát hiện, ngăn ngừa và

Trường Đại học Kinh tế Huế

(12)

xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm pháp luật thuế, đảm bảo tính công bằng trong thực thi pháp luật thuế. Đồng thời, làm cho DN VVN luôn ý thức rằng có một hệ thống giám sát hiệu quả tồn tại từ đó thúc đẩy DN VVN tự giác tuân thủ pháp luật thuế. Kiểm tra thuế cũng giúp phát hiện những bất hợp lý trong chính sách thuế và pháp luật thuế để nghiên cứubổ sung, sửa đổikịp thời nhằm pháthuy tốt nhất vai trò của thuế trong việc đảm bảo số thucho ngân sách nhànướcvàđiềutiết vĩmô nềnkinh tế. Chính vì vậy, muốnnâng cao hiệu quảquảnlý thuế, một trong những hoạt động mà Chi cục thuế Quảng Điền phảilàm là thường xuyên hoàn thiệnvà nâng cao hiệu quả công tác kiểmtra thuế đối với DN VVN.

Thật vậy, trong những năm qua, Chi cục thuế Quảng Điền mặc dù đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ thu ngân sách, tốc độ tăng trưởng năm sau luôn cao hơn năm trước.Mặc dù vậy,công tác kiểmtra thuếtạiChi cục thuế Quảng Điền vẫncòn những hạnchế nhất định,cần nghiên cứu hoàn thiện để góp phần nâng cao hiệu quả quản lý thuế đối với doanh nghiệpvừa và nhỏ.Đây chínhlà một trong những nguyên nhân chủ yếu làm giảm hiệu quả của hoạt động kiểm tra thuế đối với loại hình doanh nghiệp này. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác kiểm tra thuế đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tác giả chọn đề tài: “Hoàn thiện công tác kiểm tra thuế đối vớidoanh nghiệp vừa và nhỏ tại Chi cục thuế huyện Quảng Điền, tỉnhThừa Thiên Huế”làm đề tài nghiên cứu cho luận văn Thạc sĩ của mình.

2. Mục tiêu nghiên cứu:

2.1. Mục tiêu chung:

Phân tíchthực trạngcông tác kiểmtra thuế đối với các doanhnghiệpvừa và nhỏ tạiChi cục thuế Quảng Điềntrong những năm qua,đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kiểmtra thuế đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Chi cục thuế Quảng Điền trong những năm đến.

2.2. Mục tiêu cụthể:

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ;

- Phân tích thực trạng công tác kiểmtra thuế đốivới doanh nghiệpvừa và nhỏ tạiChi cục thuế Quảng Điền giai đoạn 2015 - 2017;

Trường Đại học Kinh tế Huế

(13)

- Đề xuất định hướng, giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kiểmtra thuế đối với doanh nghiệpvừa và nhỏtạiChi cục thuế Quảng Điềntrong nhữngnăm tiếptheo.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

*Đối tượngnghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề liên quan đến công tác kiểm tra thuế đối với doanh nghiệpvừa và nhỏtạiChi cục thuế Quảng Điền.

* Phạm vi nghiên cứu:

+ Về mặt nội dung: luận văn chỉ nghiên cứu công táckiểmtra thuế đối với các doanh nghiệpvừa và nhỏ.

+ Về không gian: đề tài được nghiên cứu trên địa bàn Huyện Quảng Điền.

+ Về mặt thời gian: luận văn giới hạn nghiên cứu thực trạng giai đoạn 2015 - 2017.

Nghiên cứu ý kiến đánh giá năm 2018và đề xuất giải phápnhững năm tiếp theo.

4.Phương pháp nghiên cứu:

* Phương pháp tiếp cận:

Hệ thống các yếu tố liên quan đến công tác kiểm tra thuế. Trên cơ sở đó xác định rõ thực trạng hoạt độngkiểmtra thuế đối vớicác doanh nghiệpvừa và nhỏtrên địa bàn Huyện Quảng Điền và đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ của Chi cục thuế Quảng Điền trong thời gian tới.

*Phương pháp thu thập tài liệu:

- Nguồn tài liệu thứ cấp: Thu thập từ sách, báo, tạp chí, các văn bản của các cơ quan ban ngành trung ương đến địa phương và các tài liệu do Chi cục thuế Quảng Điền, Cục thuế Thừa Thiên Huế, Niên giám thốngkê huyệnQuảng Điền... cung cấp có liên quan đến đề tài như báo cáo tổng kết và các số liệu khác....

- Nguồn tài liệu sơ cấp: Để tiến hành phân tích đánh giá thực trạng công tác kiểm tra thuế các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn huyện Quảng Điền, đề tài sử dụng nguồn sốliệu sơ cấp được thu thập thông tin sơ cấp ý kiến đánh giá của các đối tượng điều trathông qua bảng hỏi. Điều tra 25 CBNV Chi cục thuế đã làm qua công tác kiểm tra thuế đối với các doanh nghiệp và 50 người đại diện doanh nghiệp vừa và nhỏ có liên quan đếnkiểmtra thuế.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(14)

- Phương pháp chọn mẫu được thực hiện là phương pháp chọn mẫu phân tầng.

Theo đó, cỡ mẫu được phân bổ về các địa bàn theo Xã, thị Trấn.

* Phương phápphân tích:

- Phương pháp thống kê mô tả: phương pháp này dùng để mô tả mức độ của hiện tượng qua sốtuyệt đối, sốtương đối và sốbình quân mô tảtình hình biến động (chủyếuqua dãy sốthờigian) và mô tảcác mốiquan hệ.

- Phương pháp thống kê so sánh: phương pháp này dùng để so sánh thực hiện với kế hoạch, so sánh theo thời gian và so sánh theo không gian để thấy được mức độ biến động và phát triển của hiện tượng ở những địa điểm khác nhau.

- Phương pháp đánh giá cho điểm: Nghiên cứu sử dụng phương pháp đánh giá cho điểm để đánh giá hoạt động kiểmtra thuế đối vớicác doanh nghiệp vừa và nhỏ tạiChi cục thuế Quảng Điền.

* Phương pháp chuyên gia: Thu thập ý kiến của lãnh đạo, các cán bộ công chức tại Chi cục thuếQuảng Điền nhằm làm phong phú và tăng độtin cậy các nhận xét, đánh giá.

5. Kết cấu của luận văn:

Luận văn gồm 3 phần: Phần mở đầu, Phần nội dung nghiên cứu và Phần kết luận, kiến nghị. Phần nội dung nghiên cứu gồm ba chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về công táckiểmtra thuế đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ;

Chương 2: Thực trạng công táckiểm tra thuế đối với doanh nghiệpvừa và nhỏtại Chi cục thuế Quảng Điền;

Chương 3: Định hướng, mục tiêu, giải pháp nhằm hoàn thiện công táckiểmtra thuế đối với doanh nghiệp

Trường Đại học Kinh tế Huế

vừa và nhỏtạiChi cụcthuế Quảng Điền.
(15)

PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC KIỂM TRA THUẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ

1.1. Hoạt độngkiểmtra thuế đối với doanh nghiệp:

1.1.1. Một sốkhái niệm:

1.1.1.1. Kiểmtra thuế:

* Kiểmtra: Kiểmtra với vai trò là danh từ chung có thể được hiểu là mộtthực thể pháp lý, một thiết chế nhà nước về kiểm tra để chỉ các cơ quan, các tổ chức kiểmtra hoặc các bộ phận, lĩnh vực kiểmtra nhất định.

Kiểmtra là sự xem xét, đánh giá và xử lý việc thực hiện pháp luật của tổ chức, cá nhân do tổ chức, người có thẩm quyền thực hiện theo trình tự pháp luật quy định nhằm phục vụ cho hoạt động quản lý nhà nước, bảo vệ lợi ích nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể quyền sở hữu công nghiệp và tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp khác.

* Kiểm tra thuế: là một chức năng thiết yếu trong quản lý thuế nhằm mục đích kiểm tra, xem xét việc tuân thủ pháp luật thuế của người nộp thuế được cơ quan thuế thực hiện theo trình tựthủ tục do pháp luật quy định nhằm kết luận đúng sai, đánh giá ưu điểm, khuyết điểm, phát huy nhân tố tích cực, phòng ngừa, xử lý các vi phạm pháp luật về thuế, góp phần hoàn thiện cơ chế quản lý thuế, chính sách thuế, pháp luật thuế, tăng cường pháp chế Xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, các quyền, lợi ích hợp pháp của người nộp thuế.

Nói tóm lại,kiểm tra thuế là một loại hình kiểm tra chuyên ngành, theo đó cơ quan thuế thực hiện hoạt độngkiểmtrađối với các đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân chịu sự quản lý trong việc thực hiện pháp luật về thuế, xử lý các vi phạm pháp luật thuế nhằm nâng cao tính tuân thủ của người nộp thuế, đồng thời đề xuất hoàn thiện cơ chế chính sách pháp luật thuế.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(16)

1.1.1.2. Phân biệt kiểm tra thuế và thanh tra thuế:

Trong thực tế, người ta thường hay nhầm lẫn giữa khái niệm kiểm tra thuế và thanh tra thuế. Do đó, cần phân biệt điểm giống và khác nhau giữa hoạt động kiểm tra thuế và thanh tra thuế trong CQT.

Về mặt lý luận, kiểm tra thuế và thanh tra thuế là hai hoạt động không thể thiếu được của công tác lãnhđạo, quản lý của CQT nhằm đảm bảo pháp luật về thuế được thực thi đúng đắn và hiệu quả. Kiểm tra và thanh tra thuế có những điểm giống nhau và khác nhau chủ yếu sau:

*Giống nhau: Kiểmtra thuếvà thanh tra thuế đều giống nhau ở tính mục đích.

Thông qua kiểm tra thuếvà thanh tra thuế nhằm phát huy những nhân tố tích cực, phát hiện hoặc phòng ngừa những vi phạm, góp phần thúc đẩy và hoàn thành nhiệm vụ trong hoạt động quản lý Nhà nước, từ đó tạo điều kiện để từng bước hoàn thiện cơ chế quản lý, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích Nhà nước, tổ chức và cá nhân.Như sau:

+ Về mục đích: Phòng ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật thuế.

+ Về cách thức tiến hành: Xem xét hoạt động thực tế của đối tượng để phân tích, đánh giá, phát hiện và xử lý theo quy định pháp luật về thuế.

+ Về nội dung: đều xem xét doanh thu, chi phí, lợi nhuận.

+ Về phương pháp: đều phải phân tích xác định rủi ro, truy lần lại việc xử lý dữ liệu, tính toán lại và xác minh.

*Khác nhau:

+ Về đối tượng: kiểmtra áp dụng cho các đối tượng có ngành nghề kinh doanh ở một số lĩnh vực chủ yếu, phạm vi kinh doanh hẹp, quy mô doanh nghiệp nhỏ, cơ cấu tổ chức đơn giản.

+ Về phạm vi: nội dung kiểm tra thường đơn giản và dễ dàng nhận thấy, ngược lại nội dungthanhtra thường đa dạng phức tạp hơn. Tuy nhiên, sự phân biệt này chỉ có ý nghĩa tương đối vì trên thực tế có những vụ, việc kiểm tra không hoàn toàn đơn giản.

+ Về biện pháp áp dụng: thanh tra được áp dụng các biện pháp mạnh hơn so với kiểm tra.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(17)

+ Về hình thức tổ chức: thanh tra có thể tổ chức thành các Tổ để đi sâu vào từng nội dung kiểm tra. Tuy nhiên, kiểm tra chỉ thành lập được một đoàn kiểm tra với 3 thành viên.

+ Về thời gian tiến hành: trong hoạt động thanh tra thường có nhiều vấn đề cần phải xác minh, đối chiếu rất công phu, nhiều mối quan hệ cần được làm rõ, cho nên thường phải sử dụng nhiều thời gian hơn so với kiểm tra. Thời gian thanh tra thường là không quá 30 ngày, thời gian kiểm tra thường không quá 5 ngày. Ngoài ra, đối với những cuộc kiểm tra phức tạp, cần nhiều thời gian hơn để xác minh thì được gia hạn thời gian kiểm tra không quá 5 ngày.

+ Về trình độ nghiệp vụ: hoạt động thanh tra đòi hỏi kiểm tra viên phải có nghiệp vụ giỏi, am hiểu về kinh tế - xã hội, có khả năng chuyên sâu vào lĩnh vực kiểm tra hướng đến. Như vậy mới có khả năng đi sâu tìm hiểu vụ việc, thu thập được thông tin, chứng cứ, xác minh, đối chiếu, phân tích, đánh giá tình hình đi đến kết luận chính xác, khách quan. Đối với hoạt động kiểm tra, do nội dung hoạt động kiểm tra ít phức tạp hơn thanh tra nên nói chung trình độ nghiệp vụ kiểm tra không nhất thiết đòi hỏi như nghiệp vụthanh tra. Mặc dù, có sựphân biệtkiểm tra thuế và thanh tra thuế là đểlàm rõ ý nghĩa về mặt lý luận. Ngoài ra, còn làm rõ về mặt thực tiễn trong việc tổ chức, chỉ đạo, điều hành để tránh sự chồng chéo giữa kiểmtra và thanh tra, giảm phiền hà cho các tổ chức, các cá nhân là đối tượng đượckiểmtra và thanh tra, nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tácthanh tra, kiểmtra.

Tóm lại, kiểm tra thuế và thanh tra thuế là hai khái niệm khác nhau nhưng có mối liên hệ qua lại, gắn bó chặt chẽ và đều là những hoạt động không thể thiếu trong công tác quản lý thuế.

1.1.2. Vai trò, nguyên tắc và một số đặc điểm cơ bản của hoạt động kiểm tra thuế:

1.1.2.1. Vai trò hoạt độngkiểmtra thuế:

Công tác kiểmtra thuế có vai trò rất quan trọngvà cấp thiếttrong việc hướng dẫn, giúp đỡ đối tượng nộp thuế nắm được nghĩa vụ và quyền hạn của đơn vị mình khi thực hiện luật thuế; đồng thời nâng cao trách nhiệm của công chức ngành thuế khi thi hành công vụ.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(18)

Mặt khác, hệ thống thuế ở nước ta hiện nay bao gồm nhiều sắc thuế khác nhau. Vì vậy, mỗi sắc thuế điều tiết đến một số đối tượng xã hội nhất định và có những phương pháp quản lý thu thuế khác nhau. Về cơ bản mỗi sắc thuế khi được ban hành đều đãđược nghiên cứu kỹ và chuẩn bị chu đáo. Nhưng do đặc điểm nền kinh tế nước ta đang ở thời kỳ chuyển đổi và hội nhập ngày càng sâu vào nền kinh tếthị trườngthế giới nên không trách khỏi nhữnghạn chế, bất cập. Do vậy,kiểmtra thuế là nơi cung cấp các căn cứ, các bằng chứng, các tài liệucụ thể. Phản ánh một cách chân thực, sống động các hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra trong thực tế, để phục vụ cho việc hoàn thiện, bổ sung các chính sách cho phù hợp.

Kiểm tra thuế là phương tiện phòng ngừa, hạn chế, răn đe, chấn chỉnh các hành vi vi phạm pháp luật thuế và tội phạm nảy sinh trong việc thực hiệncác chính sách pháp luật thuế.

Kiểmtra thuếlà một hoạt động phân tích thông tin, thu thập dữ liệu liên quan đến người nộp thuế. Đánh giá việc chấp hành pháp luật của người nộp thuế, xác minh và thu thậpbằngchứng để xác định hành vi vi phạm pháp luật về thuế.

Tóm lại, qua việc kiểm tra thuế giúp cơ quan thuế phát hiện kịp thời những người nộp thuế thực hiện không đủ và không đúng các thủ tục hành chính thuế. Từ đó, có các biện pháp chấn chỉnh và phát hiện những khiếm khuyết, những thủ tục không phù hợp với thực tế để kiến nghị bổ sung hoàn thiện và nâng cao hiệu lực pháp luật thuế.

1.1.2.2. Nguyên tắchoạt độngkiểmtra thuế:

Để công táckiểmtra thuế đạt chất lượng và hiệuquảcần đảm bảo những nguyên tắccơbảnsau:

- Kiểm trathuế phải thực hiện đúng quy trình kiểm tra thuế.

- Kiểm tra thuế phải trên cơ sở phân tích thông tin, thu thập dữ liệu liên quan đến NNT; đánh giá việc chấp hành pháp luật của NNT; xác minh và thu thập chứng cứ để xác địnhcác hành vi vi phạm pháp luật về thuế. Trong quá trình kiểmtra thuế phải tuân thủ theo pháp luật thuế, đảm bảo tính đúng đắn khách quan, công bằng, công khai, dân chủ, khi kết luận một vấn đề phải có chứng lý, không được suy diễn, ápđặt.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(19)

- Căn cứ vào mục đích của các cuộc kiểm tra thuế để ra quyết định thành lập cácĐoàn kiểm tra có trìnhđộ kỹ năng nghiệp vụ phù hợp.

- Việc tiến hành kiểm tra thuế phải thực hiện theo kế hoạch và nội dung đã được duyệt.

- Nghiêm cấm cán bộ làm công tác kiểmtra thuế cố ý làm sai lệch nội dung;

lợi dụng chứcvụ, quyền hạn để sách nhiễu gây phiền hà cho đơn vị, bao che người vi phạm hoặc truy ép đơn vị trong việc giải trình, trả lời chất vấn.

- Khi kiểm tra thuế phải được sự đồng tìnhủng hộ của quần chúng, của NNT.

phát huy dân chủ, động viên tham gia cung cấp tài liệu số liệu cho Đoàn kiểmtra.

1.1.2.3. Các nội dung về kiểmtra thuế:

Dựa vào nguồn nhân lực hiện có, tình hình chấp hành pháp luật thuế trên địa bàn và mục tiêu quản lý thuế.Chi cụcthuếxây dựng kế hoạchkiểmtra và trình Cục thuếtỉnhphê duyệt đểtổ chức thực hiện kế hoạch kiểmtra thuếhàng năm. Kiểmtra thuế đột xuất được tiến hành khi phát hiện tổ chức, cá nhân có dấu hiệu vi phạm pháp luật thuế, theo yêu cầu của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo hoặc do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyềngiao.

* Hình thức kiểm tra thuế là kiểmtra toàn diện:

Kiểmtra toàn diện: Là hình thức kiểmtra tổng hợp về mọi sắc thuế thu nhập, GTGT, TTĐB và các sắc thuế khác trên cơ sở tờ khai thuế hàng năm. Đây là loại hình kiểm tra sâu và phạm vi rộng cho phép kết luận về những vấn đề mà NNT chưa tuân thủ pháp luật thuế.Kiểmtra toàn diện liên quan đếncác vấn đềsau:

+ Nhiều kỳ tính thuế: đối với những sắc thuế nộp tờ khai năm thì thời kỳ kiểm tra là những kỳ tính thuế gần nhất và chỉ khi có các phát hiện trong quá trình kiểm tra thấy cần thiết mới mở rộng phạm vi kiểm tra và làm thủ tục chuyển thanh tra Cục thuế Thừa Thiên Huế.

+ Nhiều sắc thuế: nghĩa là kiểm tra tổng hợp các sắc thuế TNDN, GTGT, TNCN và các sắc thuế khác theo pháp luật thuế.

+ Phần lớn đối tượng củakiểm tra toàn diện là các NNT có quy mô nhỏ, hoạt động kinh doanh theo các ngành nghề xây dựng, thương mại, dịch vụ.

+ Thời gian cuộc kiểm tra: thời gian kiểm tra toàn diện NNT là không quá 05

Trường Đại học Kinh tế Huế

(20)

ngày làm việc.

+ Thời kỳ kiểm tra từ 02-05 năm khi các kết quả của công tác đánh giá rủi ro hoặc các phát hiện trong quá trình kiểmtra chứng minh sự cần thiết.

+ Địa điểm tiến hành:thường ở trụ sở của NNT chứ không ở CQT.

* Theo địa điểm tiến hành kiểmtra có hai hình thức là kiểmtra tại trụ sở CQT và kiểmtra tại trụ sở NNT.

Kiểm tra tại trụ sở cơ quan thuế còn gọi là kiểm tra tại bàn: Việc kiểm tra tại bàn có thể áp dụng đối với bất kỳ tờ khai thuế nào, bao gồm kiểm tra các chỉ tiêu thu nhập, chi phí hoặc hoàn thuế.

Kiểm tra tại bàn không cần đến tận cơ sở NNT. Phạm vi kiểm tra thường hạn chế chỉ để xác minh một số vấn đề cụ thể đãđược cán bộ rà soát tờ khai lưu ý hoặc được lưu chuyển qua các khâu.

Kiểm tra tại bàn thực hiện đối chiếu chéo những thông tin kê khai trong tờ khai cụ thể, xác minh các phép tính về trừ chi phí sử dụng vốn và kiểm tra chéo dữ liệu thông qua việc yêu cầu NNT mang đến và xuất trình sổ sách, chứng từ mua vào, bán ra tại CQT. Thông thường kiểm tra tại bàn đối với NNT qui nhỏ và vừa là 1 ngày. Kiểm tra tại bàn bao gồm:

+ Một kỳ tính thuế.

+ Một sắc thuế hoặc một chỉ tiêu - chỉ kiểm tra hoặc xác minh một sắc thuế như thuế TNDN, GTGT, TNCN. Kiểm tra tại bàn cũng được áp dụng để kiểm tra một hạng mục chi phí hoặc chỉ tiêu nào đó trên tờ khai.

+ Địa điểm tiến hành - CQT.

+ Phạm vi hạn chế hoặc hẹp - đối chiếu chéo những thông tin kê khai trong tờ khai cụ thể, xác minh các phép tính về trừ chi phí sử dụng vốn và kiểm tra chéo dữ liệu thông qua việc yêu cầu NNT mang đến, xuất trình sổ sách, chứng từ mua vào, bán ra tại CQT.

Kiểmtra tại trụ sở của NNT: Kiểm tra thuế tại trụ sở NNT là một công cụ chủ yếu trong chương trình kiểm tra của CQT. Thời gian cần thiết để thực hiện công việc này là từ một vài ngày cho đến vài tuần tuỳ thuộc bản chất của cuộc kiểmtra,

Trường Đại học Kinh tế Huế

(21)

quy mô và tính phức tạp của hoạt động của NNT được kiểm tra. Kiểm tra tại trụ sở NNT thường là việc kiểm tra chi tiết nhưng cũng có lúc chỉ là việc kiểm tra một phần sổ sách kế toán thông thường của NNT ngay tại trụ sở làm việc của NNT.

Kiểmtra tại trụ sở NNT được tiến hành một đoàn kiểmtra.

Quy trình kiểmtra thuế là các trình tự, các bước công việc cụ thể bắt buộc phải tuân thủ khi thực hiện một quyết địnhkiểmtra thuế, một chương trình kiểmtra hay một kế hoạch kiểmkiểmtra cụ thể. Ngoài ra, công tác lập kế hoạch kiểmtra hàng năm và công tác báo cáo thực hiện kết quảkiểmtra thì kiểmtra bao gồm một loạt các bước lô- gic với nhau từ lúc cán bộkiểmtra tiếpnhận hồ sơ cho đến khi hoàn thành hồsơ.

Công tác kiểm tra thuế thực hiện theo các quy trình do Tổng cục Thuế ban hành. Quy trình kiểm tra thuế được ban hành theo Quyết định số 746/QĐ-TCT ngày 20 tháng 4 năm 2015 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế về việc ban hành quy trình kiểm tra thuế. Nội dung của các quy trình kiểmtrađang áp dụng trên hệ thống ngành thuế toàn quốc được tóm lược theo hai sơ đồsau:

1.1.2.4. Tổ chức kiểm tra thuế:

Hệ thống kiểm tra thuế được tổ chức theo hệ thống dọc gắn với mô hình tổ chức CQT. Hoạt động kiểm tra thuế được phân cấp theo mô hình tổ chức cấp Cục thuế và Chi cục thuế. Bộ phận thanh tra ở Cục thuế chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch kiểmtra cho các Chi cục thuế, chuyển tải các mục tiêu của kế hoạch cho các cán bộ kiểm tra ở Chi cục thuế và giám sát việc thực hiện kế hoạch. Kiểm tra của Cục thuếchịu trách nhiệm chung về việc xây dựng kế hoạchkiểmtrahàng năm, các Chi cục thuế sẽ chịu trách nhiệm cung cấp đầu vào liên quan đến các NNT mà họ quản lý để xây dựng kế hoạchkiểmtra toàn Cụcthuếtỉnh.

1.1.2.5. Kiểm tra thuếtrong hệthống tựkhai tựnộp:

Trong quản lý thuế, có hai phương thức chủ yếu là kiểm tra trước khi chấp nhận và tựkhai, tựnộp và tựchịu trách nhiệm:

- Kiểm tra trước khi chấp nhận là phương thức mà trong đó các tờ khai thuế phải được kiểm tra, rà soátở một mức độ nhất định trước khi thông báo chính thức sốthuếphải nộp cho NNT.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(22)

- Tựkhai, tựnộp là phương thức mà trong đó các tờkhai thuế được chấp nhận ngay. Sau đó, tờ khai thuế sẽ được chọn mẫu đểkiểm tra ngẫu nhiên. Mặc dù, còn những tranh luận nhất định nhưng phương thức tự khai tự nộp được xem là một phương thức có nhiều ưu điểm hơn và được áp dụng ngày càng rộng rãi với mục đích cải thiện tính chấp hành thông qua việc thu được tiền thuếsớm hơn, thực hiện một chương trình kiểm tra thuếcó trọng tâm. Hệthống tựkhai, tựnộp, tựchịu trách nhiệm nhấn mạnh đến sự tựgiác, tuân thủcủa NNT nhưng nó phải đi kèm với một hệ thống kiểm tra thuế chặt chẽ và các hình phạt nghiêm khắc cho các hành vi vi phạm pháp luật thuế. Do đó, một trong những vấn đề cốt lõi để bảo đảm tính tuân thủ hệthống tự khai, tự nộp, tự chịu trách nhiệm là việc kiểm tra thuế có hiệu quả hay không. Việc kiểm tra thuế trong hệ thống tự khai tự nộp, tự chịu trách nhiệm nhằmđáp ứng các mục tiêu sau:

- Phát hiện các hành vi trốn thuế, gian lận thuếvà truy thu sốthuế đã gian lận.

-Thúc đẩy sựtựgiác tuân thủpháp luật thuế. Bởi vì, NNT hiểu rằng nếu sai phạm trong việc khai thuế và nộp thuếthì sẽbị phát giác và bị phạt, NNT sẽquyết định lựa chọn việc tuân thủluật thuế.

- Thu thập thông tin cho việc hoàn thiện hệ thống. Với các dữ liệu thu thập được qua quá trình kiểm tra thuế sẽ hình thành được một thống cơ sở dữ liệu phục vụcho việc phát triển các công cụ đánh giá rủi ro sai lệch thuế, đồng thời điều chỉnh những điểm chưa rõ ràng trong luật định. Kiểm tra thuế trong hệ thống tự khai tự nộp, việc lựa chọn đối tượng kiểm tra là một vấn đề hết sức quan trọng. Nó quyết định sựthành công của các mục tiêu đềra cho hoạt động kiểm tra thuế. Cụthểlà:

+ Nếu các đối tượng được chọn để kiểm tra theo một khuôn mẫu cố định, một số NNT có thể không bao giờ được chọn để kiểm tra, điều này sẽ không khuyến khích được sự tuân thủ.

+ Nếu chọn các đối tượng có rủi ro sai lệch thuế thấp để kiểm tra sẽtốn kém thời gian mà không phát hiện được các trường hợpẩn lậu thuế, không thu hồi được các khoản thuếbị ẩn lậu.

+ Việc thu thập thông tin để đánh giá mức độ tuân thủ luật thuế, xây dựng cơ sở dự liệu chuẩn cũng như phát triển các công cụ đánh giá rủi ro theo luật định và

Trường Đại học Kinh tế Huế

(23)

hoàn thiện các quy định thuế đòi hỏi cách thức lựa chọn các đối tượng kiểmtra phải tính toán để có được các kết quả phù hợp.

1.2. Nội dung và phương phápkiểm tra thuếtại doanh nghiệp:

1.2.1. Nội dung kiểm tra thuếtại doanh nghiệp:

Kiểmtra thuế là một trong các chức năng cơ bản của cơ quan quản lý thuế nhằm phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời, chính xác các trường hợp vi phạm pháp luật thuế, bảo đảm tính công bằng trong thực thi pháp luật thuế; đồng thời, làm cho NNT luôn ý thức rằngcó một hệ thống giám sát thường xuyên. Từ đó, thúc đẩy họ tự giác tuân thủ pháp luật thuế. Vì vậy, nội dung cơ bản củacông tác kiểmtra thuế là kiểmtra việc chấp hành pháp luật thuế của NNT, trong đó bao gồm các nội dung cụ thể sau:

Kiểmtra hồ sơ pháp lý, tính trung thực của các tài liệu của NNT có liên quan tới pháp luật thuế như: Giấy chứng nhận mã số DN, mã số thuế,…nhằm phát hiện và xử lý nhữngcác gian lận trong kê khai vàđăng ký thuế. Cần tiến hành việc kiểm tra nội dung ghi trong đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế vì đây là khâu đầu tiên trong quy trình quản lý thu thuế để tránh bỏ sót đối tượng nộp thuế, đối tượng chịu thuế, bỏ sót nguồn thu. Việc kiểm tra tính pháp lý của tờ khai thuế gốc, báo cáo tài chính, các hợp đồng kinh tế gốc, hồ sơ tài liệu đã đủ chữ ký của người có thẩm quyền hay chưa, sổ sách, chứng từ, hóa đơn có đủ tính chất pháp lý hay không, … nhằm đảm bảo hồ sơ kiểm tra là đủ cơ sở pháp lý để tiến hành kiểm tra, đảm bảo nguyên tắc an toàn, hợp pháp khi kiểmtra thuế.

Kiểm tra việc chấp hành chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ, sổ sách. Việc thực hiện chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ, sổ sách có liên quan chặt chẽ đến việc tính và khai thuế, nộp thuế của NNT.Kiểmtra việc tổ chức thực hiện luật kế toán, chuẩn mực kế toán của NNT, kiểm tra việc mở sổ sách kế toán; việc quản lý và sử dụng các loại chứng từ, hóa đơn theo chế độ quy định; hình thức hạch toán, chế độ ghi chép cập nhật sổ sách… Xác định tính hợp lý, trung thực của từng loại chứng từ, hóa đơn có liên quan như: hóa đơn bán hàng, phiếu thu, phiếu chi, phiếu xuất kho, chứng từ thu, chi… nhằm đảm bảo chính xác các căn cứ tính thuế, ngăn chặn việc hạch toán sai để trốntránh nộpthuế. Do đó, đây là một nội dung quan trọng, đòi hỏi

Trường Đại học Kinh tế Huế

(24)

công chức làm công tác kiểmtra thuế phải am hiểu, thành thạo Luật kế toán, chuẩn mực kế toán.

Kiểm tra việc thực hiện kê khai thuế, tính thuế, nộp thuế là việc kiểm tra căn cứ tính thuế nhằm mục đích xác định đúng,đủ số thuế phải nộp, số thuế đã nộp, số thuế nợ, số thuế được miễn giảm, số thuế được hoàn trong kỳ của NNT. Đồng thời, xác định đúng đối tượng chịu thuế, đối tượng nộp thuế theođúng với quy định của từng sắc thuế là bước quan trọng để xác định mức thuế phải nộp, tránh bỏsót nguồn thu. Kiểm tra căn cứ tính thuế thực hiện thông qua việc xem xét, đối chiếu các sổ sách kế toán, chứng từ hóa đơn và các tài liệu có liên quan: các tờ khai,các bảng kê mua vào bán ra, các tờ khai tự quyết toán, … NNT tự tính so với các quy định hiện hành và thực tế sản xuất kinh doanh để phát hiện số thuế đơn vị khai thiếu, số thuế ẩn lậu… Đây là một khâu rất quan trọng trong quy trình kiểm tra thuế, đòi hỏi cán bộ thuế phải nắm vững nội dung quy định của các sắc thuế, các văn bản hướng dẫn thực hiện, đồng thời cần thông thạo nghiệp vụ kế toán.

Kiểm tra việc chấp hành nghĩa vụ kê khai và nộp thuế của NNT là xác định xem NNT có thực hiện nghiêm túc quy định về thời hạn nộpcác tờ khai và tiền thuế theo luật quản lý thuế hay không. Nếu nợ đọng thì xác định nguyên nhân nợ để đôn đốc thu nợ. Kiểm tra nội dung này cầnkiểm tra số thuế phải nộp trên tờ khai và giấy nộp tiền vào NSNN xem có nộp nhầm, nộp thừa vào các tài khoản khác không hay chưa nộp.

Xác định chính xác nội dung kiểmtra rất quan trọng, làm tiền đề để CQT tiến hành kiểm tra NNT. Tùy theo tính chất, yêu cầu quản lý thuế theo từng thời kỳ và nguồn lực mà CQT đặt giới hạn, trọng tâm nội dungkiểmtra cho phù hợp. Xác định đúng nội dung trọng tâm, trọng điểm từng cuộckiểmtra dựa trên cơ sở phân tích rủi ro là cơ sở để nâng cao hiệu quả công tác kiểmtra thuế, nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế.

1.2.2. Phân loại kiểm tra thuế:

Căn cứ vào các tiêu chí lựa chọn khi tiến hành kiểmtra thuế và mục tiêu của kiểmtra thuế, có thể phân loại như sau:

Trường Đại học Kinh tế Huế

(25)

- Dựa vào tính kế hoạch của kiểmtra thuế:Nếu xét theo tính kế hoạch, có thể phân kiểmtra thuế thành hai loại: kiểmtra theo kế hoạch,kiểmtrađột xuất.

Kiểmtra theo kế hoạch đãđượcphê duyệt: căn cứ vào nguồn lực hiện có, tình hình chấp hành pháp luật thuế trên địa bàn và mục tiêu quản lý thuế, CQT xây dựng kế hoạch kiểm tra và trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện theo kế hoạch kiểm tra đã được phê duyệt. Loại hình kiểm tra này có ưu điểm là việc kiểmtra được lập kế hoạch từ trước trên cơ sở phân tích rủi ro NNTtrên phần mềm TPR nên được chuẩn bị chu đáo từ khâu phân tích thông tin đến khâukiểmtra thực tế.

Kiểm tra đột xuất được tiến hành khi: CQT phát hiện NNT có dấu hiệu vi phạm pháp luật thuế, theo yêu cầu của cơ quan quản lý cấp trên, cơ quan chức năng có thẩm quyền giao. Kiểmtra đột xuất giúp CQT kịp thời phát hiện ra bằng chứng vi phạm pháp luật của NNT, giúp CQT nắm được lập tức tình trạng sản xuất kinh doanh, việc tuân thủ pháp luật thuế của NNT có thường xuyên, tự giác không.

- Theo quy mô và phạm vi tiến hành kiểmtra: Theo tiêu chí này, kiểmtra thuế được chia thành hai loại là kiểmtra toàn diện và kiểmtra theochuyên đề.

Kiểm tra toàn diện: là loại hình kiểmtra tổng hợp, toàn diện tình hình tuân thủ pháp luật thuế của DN mà DN đó có nghĩa vụ thực hiện và ngành thuế có trách nhiệm quản lý. Kiểm tra toàn diện là hình thức kiểm tra được tiến hành một cách đồng bộ đối với tất cả các sắc thuế: TNDN, GTGT, TTĐB và các loại thuế khác trong kỳ kê khai thuế. Kiểm tra toàn diện thường chỉ được thực hiện đối với một hoặc hai kỳ kê khai thuế thuế gần nhất trừ trường hợp phát hiện người nộp thuế có dấu hiệu không tuân thủ có giá trị trọng yếu. Các cán bộkiểm tra cần áp dụng kỹ thuật chọn mẫu và mức độ công việc kiểmtra và số các kỳ tài chính cần kiểmtra sẽ được mở rộng khi các phát hiện của Đoàn kiểmtra yêu cầu phải mở rộng phạm vikiểmtra.

Kiểm tra theo chuyên đề: giới hạn phạm vi kiểmtra ở một sắc thuế, một hoặc một số kỳ tính thuế, hoặc theo một số chuyên đề chuyên sâu hoặc một khía cạnh hoạt động sản xuất kinh doanh nhất định, giá cả sản phẩm hoặc một tài khoản nhất định.

Loại hình kiểmtra nàythường được bắt nguồn từ đề xuất của bộ phận kiểm soát hồ sơ

Trường Đại học Kinh tế Huế

(26)

khai thuế, hoặc do CQT cấp trên chỉ đạo, hoặc theo yêu cầu của cơ quan chức năng.

Kiểmtratheo chuyên đề không bao gồm các phép thử hay các bước tuần tự kiểmtra cần thiết cho phép công chức làm công tác kiểm tra đánh giá được tổng thể mức độ tuân thủ hay không tuân thủ pháp luật thuế của NNT được kiểm tra. Kiểm tra theo chuyên đề tốn ít nguồn lực hơn kiểm tra toàn diện, giúp CQT tìm ra các gian lận, sai sót, chống thất thu thuế theo từng lĩnh vực chuyên sâu, chuyên ngành,...nhằm tăng tính tuân thủ của NNT trong các ngành, lĩnh vựckiểmtratheo chuyên đề.

- Theo địa điểm tiến hành kiểmtra thuế:Theo tiêu chí này, kiểmtra thuế được chia thành hai loại là kiểmtra tại CQT và kiểmtra tại cơ sởNNT:

Kiểmtra tại trụ sở CQT có địa điểm tiến hành tại trụ sở CQT.Kiểmtra tại trụ sở cơ quan thuế được thực hiện thường xuyên đối với các hồ sơ thuế nhằm đánh giá tính đầy đủ, chính xác của các thông tin, chứng từ trong hồ sơ thuế, sự tuân thủ pháp luật thuế của người nộp thuế. Kiểm tra tại trụ sở cơ quan thuế là việc so sánh, đối chiếu các nguồn thông tin kê khai của người nộp thuế, phân tích so sánh thông tin về người nộp thuế qua các kỳ với nhau và với các biến động của ngành để xác định mức độ ổn định và tuân thủ của người nộp thuế. Theo hình thức kiểmtra này, mà CQT không đến làm việc trực tiếp tại cơ sở NNT mà tiến hành các bước kiểm tra tình hình tuân thủ pháp luật của NNT ngay tại trụ sở CQT, dựa trên những dữ liệu, thông tin và hồ sơ hiện có của mình về NNT trên hệ thống để kiểm tra tính đúng, sai trong việc thực thi luật thuế về các nội dung: sự khớp đúng của hồ sơ khai thuế; tính đầy đủ của hồ sơ; sự sai sót trong tính toán số thuế phải nộp….Quá trình kiểm tra CQT có thể thông báo yêu cầu NNT lên làm việc tại trụ sở CQT để đối chiếu số liệu, sổ sách và giải trình những chênh lệch, nghi vấn của CQT. Kết thúc kiểmtra CQT yêu cầu NNT phải chỉnh sửa, hoàn thiện hồ sơ cho đúng quy định.

Kiểmtra tại cơ sở NNT: Đây là hình thứckiểmtra mà CQT kiểm tra, xem xét, rà soát lại toàn bộ chứng từ, hồ sơ có liên quan đến tình hình tuân thủ pháp luật của NNT tại cơ sở của NNT mà CQT nghi ngờ có những rủi ro về thuế lớn, có dấu hiệu gian lận, trốn thuế cần phải thu thập những bằng chứng thực tế, xác đáng để kết luận. Khi kiểm tra tại cơ sở NNT, công chức làm công tác kiểm tra các tài liệu

Trường Đại học Kinh tế Huế

(27)

không cóở CQT mà chỉ có ở doanh nghiệp để xác minh, đối chiếu hồ sơ, chứng từ nhằm tìm ra bằng chứng kiểm trao đổi với NNT, quan sát, đánh giá, yêu cầu cung cấpthông tin...

Thực hiện việc kiểmtra tại cơ sở NNT cho CQT bằng chứng xác thực, kết luận kiểmtrakhách quan hơn; Cuộc kiểmtra được tiến hành đầy đủ, toàn diện và thu thập được những chứng cứ xác đáng. Hình thức này cho phép công chức làm công tác kiểm tra tiếp cận trực tiếp với tài sản, máy móc, tài liệu sổ sách chứng từ, quỹ tiền mặt thực tế… tạidoanh nghiệp, có thể quan sát, thẩm định, ra biên bản trực tiếp.

1.2.3. Phương phápkiểm tra thuế:

Phương pháp kiểm tra thuế được hiểu là cách thức, biện pháp mà CQT áp dụng khi tiến hành kiểm tra thuế nhằm thực hiện mục tiêu quản lý. Có một số phương phápkiểmtra chủ yếu sau:

Phương pháp phân tích rủi ro: Phân tích rủi ro là phân tích những dấu hiệu, xu hướng phát triển có khả năng gây thất thu thuế và không tuân thủ pháp luật thuế.

Phân tích rủi ro cần một khối lượng lớn thông tin lịch sử và dữ liệu tài chính của NNT nhằm mục đích đối chiếu.

Kiểmtra thuế trên cơ sở phân tích rủi ro là phương pháp CQT áp dụng kỹ thuật phân tích rủi ro về thuế của NNT theo phần mềm TPR; trong kiểmtra thuế ở các nội dung tính thuế, khai thuế, nộp thuế nhằm đánh giá, phát hiện những NNT có rủi ro về thuế cao nhất để đưa vào diệnkiểm tra. Để phân tích được rủi ro về thuế, CQT phải thu thập, lưu giữ các thông tin có hệ thống về NNT, từ những thông tin này CQT tiến hành đánh giá mức độ rủi ro, xếp hạng rủi ro theo các mức độ từ cao xuống thấp dựa trên các tiêu chí xác định rủi ro. NhữngNNT bị xếp hạng rủi ro cao sẽ phải tiến hành kiểmtra trước; nếu rủi ro rất cao thì phảikiểmtra kỹ lưỡng hơn. Đối với những NNT có độ rủi ro thấp, thường xuyên chấp hành tốt pháp luật thuế, không nợ thuế quá hạn, số thuế nộp thường xuyên cao vàổn định... thì ít tiến hành kiểmtra.

Phân tích chiều dọc: là sự phân tích diễn biến của mỗi chỉ tiêu trong bản cân đối kế toán bằng tỷ lệ % trên tổng tài sản và diễn biến của mỗi chỉ tiêu trong báo cáo thu nhập bằng tỷ lệ % trên doanh thu. Phân tích theo chiều dọc có thể sử dụng

Trường Đại học Kinh tế Huế

(28)

cho một năm,có thể sử dụng cho một giai đoạn nhiều năm. Qua phân tích xu hướng biến đổi cơ cấu trong nhiều năm có thể xác định được các thay đổi căn bản trong xu thế, các bất hợp lý trong cơ cấu, xác định tỷ trọng của từng yếu tố cấu thành lên tổng để thấy được sự biến đổi của các tiêu chí so với tỷ trọng có tính phổ biến trong từng chỉ tiêu liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có nguy cơ xảy ra rủi ro về thuế.

Phân tích chiều ngang: là phân tích diễn biến của từng chỉ tiêu trong bản cân đối kế toán, báo cáo thu nhập qua một số năm. Sự phân tích này cho thấy xu hướng biến đổi của từng chỉ tiêu qua các năm. Từ đó, phát hiện những bất hợp lý hoặc những bất thường trong từng chỉ tiêu liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có nguy cơ xảy ra rủi rocao về thuế.

Phân tích tỷ suất: là phân tích mối quan hệ giữa hai hoặc nhiều mục trong báo cáo tài chính. Tỷ suất tài chính thường được phản ánh bằng tỷ lệ phần trăm hoặc số lần. Tỷ suất thường rất có ích khi so sánh chính NNT này qua các thời kỳ khác nhau hoặc so sánh cùng thời kỳ với các NNT khác hoặc số liệu chuẩn của ngành. Các tỷ suất thường được áp dụng: các hệ số kiểm khoản; các tỷ suất sinh lời; các tỷ suất đòn bẩy;các tỷ suất hiệu; các tỷ suất vềthuế.

Phân tích mức độ tuân thủ về kê khai, nộp thuế của NNT: là phân tích tình hình tuân thủ nộp hồ sơ khai thuế; tỷ lệ nợ đọng trên tổng số thuế phải nộp, mức độ chấp hành các quyết định của cơ quan thuế về truy thu, xử phạt thuế, và lịch sử hành vi vi phạm về thuế… Phương pháp phân tích mức độ tuân thủ nghĩa vụ thuế cho phép cán bộ kiểm tra có thể đánh giá, phân tích được khả năng tuân thủ của NNT đến đâu, từ đó xác định được mức độ rủi ro cao hay thấp của NNT.

Sau đó, cơ quan thuế chấm điểm đối với từng loại rủi ro của NNT theo từng tiêu chí khác nhau và tổng hợp điểm số. Thông thường NNT được chọn để kiểm tra là những NNT có tỷ lệ rủi ro cao về thuế, sốthuếnộp thấp. Kiểmtra thuế trên cơ sở phân tích rủi ro không đưa vào kế hoạch kiểm tra tràn lan, không chọn lọc mọi NNT, mà có sự lựa chọn và cân nhắc NNT rủi ro cao để đưa vào diệnkiểmtra theo

Trường Đại học Kinh tế Huế

(29)

các tiêu chí xác định rủi ro, phân tích và đánh giá mức độ rủi ro, ảnh hưởng của rủi ro. Từ đó, có biện pháp xử lý rủi ro nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực của nó đến hiệu quả kiểm tra thuế cũng như hiệu quả quản lý thuế. Áp dụng phân tích rủi ro trong kiểmtra thuế, cơ quan thuếsẽ xác định được chính xác tương đối mức độ tuân thủ pháp luật thuế của NNT, tạo sự công bằng cho NNT. Từ đó, khuyến khích NNT tự nguyện tuân thủ pháp luật thuế.

Phương pháp đối chiếu, so sánh: Đây là phương pháp nghiệp vụ được cán bộ công chức kiểm tra sử dụng chủ yếu trong suốt quá trình tiến hành một cuộc kiểm tra thuế. Nội dung của phương pháp này là việc tiến hành so sánh, đối chiếu các nội dung cần kiểm tra để xác định tính hợp lý, khách quan, trung thực của nội dung kiểm tra. Cụ thể là đối chiếu tài liệu, số liệu của đơn vị được kiểm tra với các quy định, chuẩn mực hoặc đối chiếu với các đơn vị khác cùng ngành nghề, quy mô sản xuất kinh doanh; đối chiếu giữa báo cáo kế toán với sổ kế toán, giữa sổ tổng hợp và sổ chi tiết, giữa sổ sách kế toán với chứng từ kế toán, đối chiếu giữa số liệu báo cáo thống kê với thực tế về hiện vật; đối chiếu giữa nội dung tài liệu, báo cáo quyết toán, sổ sách chứng từ với các chuẩn mực chung của ngành; cũng nhưnội dung thu, chi thực tế với chính sách, chế độ quy định...

Phương pháp kiểm tra từ tổng hợp đến chi tiết: Trình tự hạch toán kế toán phải theo nguyên tắc đi từ chi tiết đến tổng hợp. Tuy nhiên trong công tác kiểm tra thuế phương pháp tối ưu để kiểm tra số liệu là đi từ tổng hợp đến chi tiết. Trước tiên CBKT cần xem xét tổng quát về số liệu tổng hợp, sau đó mới kiểm tra số liệu chi tiết và đối chiếu với số tổng hợp. Kiểm tra số liệu chi tiết đi sâu vào số liệu của từng nghiệp vụ kinh tế phát sinh, thể hiện trên chứng từ gốc hoặc bảng kê chi tiết. Việc kiểm tra số liệu được tiến hành với các số liệu đãđược tổng hợp theo nội dung kinh tế, phản ánh trên các báo cáo tổng hợp như bảng cân đối kế toán, kết quả kinh doanh, bảng cân đối số phát sinh tài khoản...

Phương pháp này giúp chocán bộcông chức làm công tác kiểmtra nắm được những vấn đề chính, phát hiện được những mâu thuẫn và những bất thường trên

Trường Đại học Kinh tế Huế

(30)

những số liệu tổng hợp, sau đó nếu thấy nghi ngờ sẽ đi vào kiểm tra sâu số liệu chi tiết để đảm bảo tính khớp đúng của số liệu. Phương pháp này giúp cán bộ công chức làm công tác kiểm tra tránh bị sa vào những việc vụn vặt hoặc sa lầy, không đúng trọ tâm, trọng điểm.

Phương pháp kiểm tra chứng từ gốc: Chứng từ gốc là cơ sở pháp lý cho mọi số liệu, tài liệu về tài chính, kế toán của NNT, là cơ sở pháp lý cho việc kiểm tra tình hình chấp hành pháp luật thuế của NNT. Số liệu, tài liệu kế toán phản ánh các hoạt động kinh tế tài chính của đơn vị đều phải được ghi chép, tính toán trên cơ sở số liệu của chứng từ gốc. Kiểm tra chứng từ gốc là việc xem xét tính hợp pháp,hợp lý của hoạt động kinh tế tài chính ghi trong chứng từ gốc. Kiểm tra chứng từ gốc có ý nghĩa quan trọng trongkiểmtra thuế vì chứng từ gốc là thông tin cơ sở, là căn cứ pháp lý ghi nhận nghiệp vụ kinh tế phát sinh và thực sự hoàn thành, là cơ sở của mọi số liệu kế toán và kê khai, tính nộp thuế của NNT.

Các phương pháp kiểm tra bổ trợ: Bên cạnh các phương phápkiểmtra chủ yếu được sử dụng nêu trên, kiểmtra thuế còn sử dụng các phương pháp, kỹ năng kiểm tra như quan sát,phỏng vấn,xác minh...

Tóm lại, qua tổng hợp các phương pháp kiểm tra thuế ta thấy phương pháp kiểm tra thuế theo kỹ thuật quản lý rủi ro là phương pháp tiếp cận mới, áp dụng phân tích rủi ro trong kiểm tra thuế, CQT sẽ xác định được chính xác mức độ tuân thủ pháp luật thuế củaNNT.

1.3. Quy trình kiểmtra thuế đối với doanh nghiệp:

Kiểm tra thuế nói chung và kiểm tra thuế doanh nghiệp vừa và nhỏ nói riêng đều có nội dung và tuân theo quy trình kiểm tra đối tượng nộp thuế được quy định trong Luật quản lý thuế.

Để chuẩn hoá hoạt động kiểm tra thuế và hướng dẫn cán bộ thuế tiến hành kiểm tra đảm bảo các nguyên tắc của kiểmtra thuế, Tổng cục thuế đã ban hành Quy trình kiểmtra thuế. Hiện nay, hoạt độngkiểmtra thuế được tổ chức tiến hành theo Quy trình kiểmtra ban hành theo Quyết định số 746/QĐ-TCT ngày 20 tháng 4 năm 2015 của Tổng cục trưởng Tổng cục thuếvề việcban hành quy trình kiểm tra thuế.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(31)

Sơ đồ 1.1: Quy trình kiểm tra thuế (Nguồn: Chi cục thuế huyện Quảng Điền)

Quy trình kiểm tra thuế gồm 3 phần cơ bản: lập kế hoạch kiểm tra năm, tổ chức kiểmtra tại trụ sở người nộp thuế và xử lý kết quả sau kiểmtra.

* Lập kế hoạchkiểm tra năm:

Bước 1. Thu thập, khai thác thông tin dữ liệu về người nộp thuế:

a. Bộ tiêu chí phân tích thông tin rủi ro phục vụ lập kế hoạch kiểm tra được xây dựng dựa trên nguyên tắc:

QUY TRÌNH KIỂM TRA

LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TRA NĂM

Bước 1. Thu thập, khai thác thông tin dữ

liệu về NNT

Bước 2. Đánh giá, phân tích để lựa chọn

đối tượng lập kế hoạch kiểm tra

Bước 3. Trình, duyệt kế hoạch kiểm tra

thuế năm.

Bước 4. Điều chỉnh, bổ sung kế hoạch

kiểm tra.

TỔ CHỨC KIỂM TRA TẠI TRỤ SỞ CỦA NGƯỜI NỘP THUẾ

Bước 1. Chuẩn bị kiểm tra.

Bước 2. Công bố Quyết định kiểm tra thuế Bước 3. Phân công công việc và lập nhật ký kiểm

tra thuế.

Bước 4. Thực hiện kiểm tra theo các nội dung trong Quyết định kiểm

tra.

Bước 5. Thay đổi, bổ sung nội dung kiểm tra hoặc gia

hạn thời gian kiểm tra

Bước 6. Lập Biên bản kiểm tra thuế.

Bước 7. Công bố công khai Biên bản kiểm tra.

XỬ LÝ KẾT QUẢ SAU KIỂM TRA

Bước 1. Báo cáo Lãnh đạo bộ phận kiểm tra

kết quả kiểm tra

Bước 2. Thủ trưởng CQT ký kết luận kiểm tra; QĐ xử lý truy thu thuế; QĐ xử phạt vi

phạm HC Bước 3. Ban hành Kết luận kiểm tra; QĐ xử lý

truy thu thuế; QĐ xử phạt vi phạm HC

Bước 5. Nhập kết quả vào hệ thống cơ sở dữ liệu hỗ trợ kiểm tra thuế

Trường Đại học Kinh tế Huế

(32)

- Đánh giá lịch sử tuân thủ pháp luật về thuế của NNT gồm:

+ Lịch sử tuân thủ khai thuế, tính thuế.

+ Lịch sử tuân thủ nộp thuế.

+ Mức độ tuân thủ qua kết quả kiểmtra.

- Đánh giá sự biến động về kê khai thuế của NNT qua các năm.

- Đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của NNT.

b. Nguồn dữ liệu phân tích dựa trên cơ sở dữ liệu ngành Thuế hiện có. Cụ thể bao gồm các nguồn dữ liệu sau đây:

- Thông tin đăng ký thuế.

- Thông tin từ các tờ khai thuế (GTGT, TNDN, TNCN, TTĐB).

- Thông tin về tình hình thực hiện tuân thủ nghĩa vụ thuế của NNT.

- Thông tin từ Báo cáo tài chính doanh nghiệp.

- Thông tin về kết quả kiểmtra.

Bộ phận kiểmtra thuế và cán bộkiểm tra thuế thu thập, khai thác thông tin về người nộp thuế từ các nguồn thông tin, dữ liệu của ngành thuế, của các cơ quan thuộc ngành Tài chính như: Phòng tài chính, Kho bạc Nhà nước, ngân hàng... và của các cơ quan khác có liên quan: Kiểm toán Nhà nước; Thanh tra tỉnh, huyện;

Bảo hiểm xã hội; thông tin từ các cơ quan truyền thông, truyền hình, báo chí...

Bước 2. Đ

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Bài viết đã đưa ra được những hạn chế và đề ra được giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kiểm tra thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh

Trường hợp người nộp thuế đã giải trình hoặc bổ sung thông tin, tài liệu mà không đủ căn cứ chứng minh số thuế đã khai là đúng thì công chức kiểm tra báo cáo trưởng

Đánh giá sự hài lòng của nhân viên đối với công việc tại Công ty theo một vài đặc tính cá nhân (tuổi tác, giới tính, vị trí công tác, thâm niên công tác, thu nhập), từ

Từ mô hình nghiên cứu ban đầu được xây dựng dựa trên lý thuyết và quan sát thực tiễn của tác giả đối với sản phẩm đồng phục của Đồng phục Lion thuộc

miễn, giảm thuế; hoàn thuế; xử phạt vi phạm thuế; cưỡng chế thuế; khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo về thuế...; Xây dựng cơ chế quản lý thuế,

Phân tích, đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến cảm nhận của hộ gia đình sau khi sử dụng dịch vụ cho vay tại ngân hàng Agribank huyện Quảng Điền để từ đó đề xuất các

Song song với sự phát triển đó, để đảm bảo nguồn thu cho NSNN theo tiêu chí của ngành thuế “thu đúng, thu đủ, kịp thời” thì người nộp thuế và hệ thống kiểm soát thuế cùng

Huyện Quảng Điền là một huyện thuần nông, với diện tích đất nông nghiệp lớn và người dân chủ yếu sống nhờ vào sản xuất nông nghiệp.Nắm được điều