• Không có kết quả nào được tìm thấy

HIỆU QUẢ CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH QUẢNG BÌNH

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "HIỆU QUẢ CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH QUẢNG BÌNH"

Copied!
110
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

HOÀNG ĐỨC TÂM

HIỆU QUẢ CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG

VIỆT NAM - CHI NHÁNH QUẢNG BÌNH

Chuyên ngành: QUẢN LÝ KINH TẾ Mã số: 8340410

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS.TS TRẦN VĂN HÒA

HUẾ – NĂM 2018

Trường Đại học Kinh tế Huế

(2)

LỜI CAM ĐOAN

Tôi là Hoàng Đức Tâm, xin cam đoan bản luận văn là công trình nghiên cứu khoa học, độc lập của tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong Luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng.

Tác giả luận văn Hoàng Đức Tâm Học viên lớp Cao học K17B4 Chuyên ngành: Quản lý kinh tế

Trường Đại học Kinh tế Huế

(3)

LỜI CẢM ƠN

Thật tự hào được gắn bó suốt hai năm học tập và rèn luyện dưới mái trường mang tên Đại học Kinh tếHuế, và thực tế cho thấy những sự thành công nào cũng đều gắn liền với sự hỗ trợ, giúp đỡ chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, trong suốt quá trình học tập và làm luận văn.

Với tấm lòng biết ơn vô cùng sâu sắc, tôi xin bày tỏ tấm lòng cảm ơn sâu sắc tới Ban lãnh đạo Trường, quý Thầy Cô của khoa... và các phòng ban chức năng ...

đã tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và làm luận văn ... quý Thầy cô đã dồn hết tri thức và tâm huyết của mình để có thể truyền đạt cho tất cả chúng tôi những kiến thức vô cùng quý báu suốt thời gian học tại trường ...

Đặc biệt, tôi xin gữi lời cảm ơn chân thành nhất tới thầy giáo PGS-TS. Trần Văn Hòa ... đã luôn quan tâm giúp đỡ tôi qua từng buổi học, từng buổi nói chuyện và thảo luận về đề tài nghiên cứu. Nhờ có sự hướng dẫn rất tận tâm giúp đỡ và chỉ bảo của thầy, tôi đã hoàn thành một cách tốt nhất về khóa luận văn này.

Tôi xin gửi lời cảm ơn đến quý Ban Lãnh đạo và tập thể cán bộ công nhân viên Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Quảng Bình đã nhiệt tình giúp đỡ, cung cấp những thông tin, tài liệu cần thiết làm cơ sở cho việc thực hiện luận văn.

Tôi xin chân thành cảm ơn tới bạn bè đã ghi nhận công sức và những góp ý quý báu, nhiệt tình, cùng với sự quan tâm động viên, khuyến khích và cảm thông sâu sắc của gia đình.

Với điều kiện và vốn kiến thức còn hạn chế, và bỡ ngỡ nên bài luận văn này không thể tránh khỏi nhiều thiếu sót ... Vì vậy rất mong được sự góp ý, nhận xét và phê bình của quý Thầy Cô, để bản thân thêm học tập và nâng cao kiến thức của mình để phục vụ tốt hơn nữa trong thực tiễn cũng như quá trình công tác của tôi sau này.

Tôi xin chân thành cảm ơn !

Trường Đại học Kinh tế Huế

(4)

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CCTG Chứng chỉ tiền gửi ĐCTC Định chế tài chính ĐT&XD Đầu tư và Xây dựng GTCG Giấy tờ có giá

HĐV Huy động vốn

NH Ngắn hạn

NHNN Ngân hàng Nhà nước NHTM Ngân hàng thương mại NHTƯ Ngân hàng Trung ương TCTD Tổ chức tín dụng

TCKT Tổ chức kinh tế

TDH Trung dài hạn

TMCP Thương mại cổ phần

VCB Vietcombank

VCB QB Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam- Chi nhánh Quảng Bình

Trường Đại học Kinh tế Huế

(5)

MỤC LỤC

Lời cam đoan...ii

Lời cảm ơn... iii

Danh mục các chữ viết tắt...iv

Mục lục...v

Danh mục các bảng ...ix

MỞ ĐẦU ...1

1. Tính cấp thiết của đề tài ...1

2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài...2

3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu...2

4. Phương pháp nghiên cứu...3

5. Kết cấu đề tài ...3

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ HIỆU QUẢ CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ...4

1.1. NGUỒN VỐN VÀ HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ...4

1.1.1. Vốn đầu tư trong nền kinh tế...4

1.1.2. Nguồn vốn của Ngân hàng thương mại ...5

1.1.3.Huy động vốn của Ngân hàng thương mại ...9

1.1.4. Vai trò của nguồn vốn huy động đối với hoạt động kinh doanh của NHTM....17

1.2. HIỆU QUẢ CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN CỦA NHTM ...18

1.2.1. Quan niệm vềhiệu quả công tác huy động vốn ...18

1.2.2. Sựcần thiết nâng cao hiệu quả công tác huy động vốn ...19

1.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả công tác huy động vốn...21

1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ...25

1.3.1. Nhân tốkhách quan...25

1.3.2. Nhân tốchủquan ...26

1.4. KINH NGHIỆM VỀ CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN CỦA MỘT SỐ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM...28

1.4.1.Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt nam–Chi nhánh Quảng Bình ...28

Trường Đại học Kinh tế Huế

(6)

1.4.2. Ngân hàng TMCP Côngthương Việt Nam–Chi nhánh Quảng Bình...30

1.4.3. Bài học kinh nghiệm cho Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Quảng Bình...31

CHƯƠNG 2. HIỆU QUẢ CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH QUẢNG BÌNH...33

2.1. TỔNG QUAN VỀNGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH QUẢNG BÌNH ...33

2.1.1. Sự ra đời và phát triển của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Quảng Bình...33

2.1.2. Cơ cấu tổchức và nguồn nhân lực của Ngân hàng thương mại Cổphần Ngoại Thương Việt Nam - Chi nhánh Quảng Bình ...35

2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam - Chi nhánh Quảng Bình ...37

2.1.4. Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam - Chi nhánh Quảng Bình giaiđoạn 2015–2017...38

2.2. THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM–CHI NHÁNH QUẢNG BÌNH GIAIĐOẠN 2015 - 2017 ..51

2.2.1. Hiệu quả công tác huy động vốn của Vietcombank Quảng Bình giai đoạn 2015 -2017 ...51

2.2.2. Hoạt động sửdụng vốn của Vietcombank Quảng Bình giaiđoạn 2015-201758 2.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến huy động vốn và hiệu quả công tác huy động vốn của Vietcombank Quảng Bình ...61

2.3. ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN TẠI VIETCOMBANK QUẢNG BÌNH GIAIĐOẠN 2015-2017...62

2.3.1. Những kết quả đạt được ...64

2.3.2. Những tồn tại, hạn chế...67

2.3.3. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế...69

CHƯƠNG 3.NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH QUẢNG BÌNH...73

Trường Đại học Kinh tế Huế

(7)

3.1. BỐI CẢNH KINH TẾ- XÃ HỘI VÀ XU HƯỚNG THỊ TRƯỜNG HUY ĐỘNG VỐN THỜI GIAN TỚI...73 3.1.1. Nhận định về xu hướng thị trường thời gian tới ...73 3.1.2. Nhận định về môi trường hoạt động kinh doanh ngân hàng trên địa bàn tỉnh Quảng Bình trong thời gian tới ...74 3.2. ĐỊNH HƯỚNG VÀ QUAN ĐIỂM NÂNG CAO HIỆU QUẢCÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH QUẢNG BÌNH ...75 3.2.1.Định hướng công tác huy động vốn của Vietcombank Quảng Bình ...75 3.2.2. Quan điểm nâng cao hiệu quả công tác huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Quảng Bình ...78 3.3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH QUẢNG BÌNH ...80 3.3.1. Hoạch định, xây dựng chiến lược kinh doanh và kế hoạch kinh doanh phù hợp trong từng thời kỳcụthể...80 3.3.2. Tăng cường phát triển sản phẩm, không ngừng đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ ngân hàng, đặc biệt là các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại ...81 3.3.3. Thường xuyên bám sát diễn biễn lãi suất thị trường và thực hiện linh hoạt cơ chế điều hành lãi suất ...83 3.3.4. Cần có sự phối hợp, gắn kết chặt chẽ giữa công tác huy động vốn với công tác sửdụng vốn ...84 3.3.5. Tập trung đẩy mạnh các hoạt động marketing, quảng bá các sản phẩm dịch vụ ngân hàng, trong đó có sản phẩm huy động vốn đểnâng cao vị thế, uy tín và thương hiệu của ngân hàng...84 3.3.6. Tiếp tục triển khai mạnh mẽ cơ chế động lực, khen thưởng trong công tác huy động vốn ...86 3.3.7. Quan tâm đẩy mạnh việc phát triển mở rộng mạng lưới giao dịch và các kênh phân phối bán hàng ...87

Trường Đại học Kinh tế Huế

(8)

3.3.8. Đẩy mạnh việc phát triển nguồn nhân lực, đổi mới phong cách giao dịch,

nâng cao chất lượng phục vụkhách hàng ...88

3.4. ĐIỀU KIỆN ĐỂTHỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP ...90

3.4.1. Đối với Chính phủ...90

3.4.2.Đối với Ngân hàng Nhà nước ...93

3.4.3.Đối với Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam ...97

KẾT LUẬN ...99 TÀI LIỆU THAM KHẢO

QUYẾT ĐỊNH VỀVIỆC THÀNH LẬP HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN THẠC SĨ BIÊN BẢN CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VẮN THẠC SĨ KINH TẾ

NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ CỦA PHẢN BIỆN 1 NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ CỦA PHẢN BIỆN 2 BẢN GIẢI TRÌNH CHỈNH SỬA LUẬN VĂN

XÁC NHẬN HOÀN THIỆN LUẬN VĂN

Trường Đại học Kinh tế Huế

(9)

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1. Cơ cấu nguồn vốn theo hình thức huy động

giai đoạn 2015–2017 ...39

Bảng 2.2. Thị phần huy động vốn các ngân hàng trên địa bàn tỉnh Quảng Bình năm 2015-2017...42

Bảng 2.3. Cơ cấu dư nợcủa Vietcombank Quảng Bình giai đoạn 2015-2017...45

Bảng 2.4. Thị phần tín dụng các ngân hàng trên địa bàn tỉnh Quảng Bình năm 2015-2017...47

Bảng 2.5. Cơ cấu huy động vốn giai đoạn 2015 -2017 (sốtuyệt đối)...52

Bảng 2.6. Một số chỉ tiêu hiệu quả huy động vốn giai đoạn 2015-2017...56

Bảng 2.7. Cơ cấu sửdụng vốn giai đoạn 2015-2017 ...59

Bảng 2.8. Cân đối huy động vốn - Sửdụng vốn của Vietcombank Quảng Bình 2015 -2017 ...60

Trường Đại học Kinh tế Huế

(10)

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Vốn luôn là một trong những yếu tố đầu vào cơ bản và quan trọng trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi chủ thể kinh tế. Để thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của đất nước nói chung và các mục tiêu chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp nói riêng, vốn lại càng có ý nghĩa hết sức quan trọng và cần thiết.

Việc huy động các khoản tiền nhàn rỗi trong nền kinh tế, hoạt động của các tổ chức tín dụng cũng đã góp phần không nhỏ trong việc thu hút được lượng vốn lớn để cho các doanh nghiệp vay, thực hiện tái đầu tư để thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Đây chính là hoạt động truyền thống, chủ yếu của Ngân hàng. Chính vì vậy kết quả huy động vốn và sử dụng vốn của các tổ chức tín dụng có ảnh hưởng không chỉ tới sự tồn tại và phát triển của bản thân tổ chức tín dụng mà còn tác dụng trực tiếp đến nền kinh tế.

Là một bộ phận cấu thành trong guồng máy của hệ thống Ngân hàng. Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Quảng Bình đã góp phần không nhỏ vào sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam nói chung và khu vực tỉnh Quảng Bình nói riêng. Song cũng không tránh khỏi những khó khăn chung. Nâng cao hiệu quả của hoạt động huy động vốn để củng cố sự tồn tại và phát triển của Ngân hàng đã,đang và sẽ là những vấn đề đượcquan tâm bởi Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Quảng Bình và hệ thống ngân hàng.

Trong thời gian tới, cùng với sự phát triển chung của nền kinh tế đất nước, với những đòi hỏi về nhu cầu vốn ngày càng tăng cao và phải được đáp ứng một cách nhanh chóng, kịp thời. Để phát huy hơn nữa vai trò của ngân hàng trong việc đáp ứng vốn cho việc phát triển kinh tế xã hội nói chung cũng như bản thân các ngân hàng thương mại nói riêng, việc nâng cao hiệu quả huy động vốn với chi phí hợp lý và mang tính ổn định cao là yêu cầu cấp thiết và quan trọng để các ngân hàng có thể tồn tại và đứng vững trong nền kinh tế thị trường cũng như góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(11)

Xuất phát từ những vấn đề lý luận và thực tiễn nêu trên, tôi quyết định lựa chọn đề tài “Hiệu quả công tác huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam - Chi nhánh Quảng Bình” làm đề tài Luận văn Thạc sỹ với mục tiêu nâng cao nhận thức về lý luận và kinh nghiệm thực tiễn cho bản thân, trên cơ sở làm rõ những vấn đề cơ bản về hiệu quả huy động vốn và một số kiến nghị, đề xuất cụ thể, hy vọng đề tài sẽ đóng góp một phần hoàn thiện việc nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn củaNgân hàng TCMP Ngoại thương Việt Nam- Chi nhánh Quảng Bình.

2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2.1 Mục tiêu chung

- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động huy động vốn và hiệu quảcông tác huy động vốn của Ngân hàng thương mại.

2.2 Mục tiêu cụ thể

- Phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động huy động vốn và hiệu quả công tác huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam - Chi nhánh Quảng Bình giaiđoạn 2015 - 2017.

- Trên cơ sở phân tích thực trạng về công tác huy động vốn của Ngân hàng TCMP Ngoại thương Việt Nam –Chi nhánh Quảng Bình, luận văn đề xuấtcác giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam- Chi nhánh Quảng Bình.

3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hoạt động huy động vốn và hiệu quả công táchuy động vốn của Ngân hàng thương mại.

- Phạm vi nghiên cứu:

+ Hoạt động huy động vốn và hiệu quảcông táchuy động vốn tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam- Chi nhánh Quảng Bình.

+ Thời gian phân tích và đánh giá thực trạng: từ năm 2015đến năm 2017.

+ Đề xuất các giải pháp cho giai đoạn đến năm 2020.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(12)

4.Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình nghiên cứu, hoàn thiện, luận văn dựa trên cơ sở vận dụng phép duy vật biện chứng kết hợp với các phương pháp như:

Phương pháp phân tích.

Phương pháp thống kê.

Phương pháp tổng hợp.

Phương pháp so sánh.

Số liệu sử dụng trong luận văn chủ yếu là các số liệu thứ cấp trích dẫn từ các nguồn tài liệu công bố chính thức như số liệu thống kê, báo cáo, các tài liệu vàấn phẩm. Trong phân tích tác giả sử dụng các bảng biểu để so sánh, minh họa, rút ra những kết luận cần thiết.

Đồng thời dựa vào các lý luận, quan điểm kinh tế, tài chính và định hướng phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước, xuất phát từ thực tiễn để làm sáng tỏ các vấn đề nghiên cứu.

5. Kết cấu đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, và tài liệu tham khảo, Luận văn được chia làm 3 chương:

Chương 1: sở khoa học về hiệu quả công tác huy động vốn của Ngân hàng thương mại.

Chương 2: Hiệu quả công tác huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam- Chi nhánh Quảng Bình.

Chương 3:Nâng cao hiệu quả công tác huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam- Chi nhánh Quảng Bình.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(13)

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ HIỆU QUẢ CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1. NGUỒN VỐN VÀ HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1.1. Vốn đầu tư trong nền kinh tế

Trong nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp, việc tạo nguồn vốn cho đầu tư phát triển là công việc của Nhà nước, có nghĩa là Nhà nước đóng vai trò vừa là người cấp phát vốn đầu tư cho các thành phần kinh tế, đồng thời là người tiêu thụ các sản phẩm của các thành phần kinh tế đó sản xuất ra. Thời kỳnày, vốn của các doanh nghiệp chủyếu do ngân sách Nhà nước cấp hoặc vay tín dụng Ngân hàng với lãi suất thấp. Thực tế cho thấy nhu cầu vốn của các doanh nghiệp là rất lớn trong khi nguồn vốn ngân sách Nhà nước cấp có hạn, việc thu hút nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư hạn chế do chính sách huy động vốn chưa hợp lý, thủtục gửi tiền, rút tiền còn rườm rà ... Có thể nói, cơ chếbao cấp đã làm chođồng tiền khôngđược lưu thông và sử dụng có hiệu quả. Mặt khác, cơ chế huy động vốn và sửdụng vốn thời kỳ này chưa được quan tâm đúng mức, có ý nghĩa thiết thực và hiệu quả.

Khi nền kinh tếchuyển sang cơ chếkinh tếthị trường, Đảng và Nhà nước ta có chủ trương phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, đồng thời khuyến khích các thành phần kinh tế tự bỏvốn đầu tư, điều đó đã làm cho vốn trở thành yếu tố quan trọng hàng đầu, tiên quyết của mọi quá trình đầu tư, sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và buộc các doanh nghiệp ngoài việc dựa vào nguồn vốn Ngân sách cấp họ phải tìm mọi cách huy động vốn trên thị trường tài chính. Thông qua thị trường này, vốn được lưu chuyển rộng rãi và thể hiện đầy đủchức năng, vai trò và bản chất của mình. Như C.Mác đã định nghĩa về vốn: “Vốn là tư bản, là giá trị mang lại thặng dư”.

Vốn được biểu hiện dưới hình thức giá trịcủa tài sản, phản ánh giá trịthực của tài sản nhất định. Biểu hiện của vốn không chỉ bằng tiền (tiền giấy, vàng bạc, đá quý…) và phản ánh giá trị của tài sản hữu hình (máy móc, thiết bị, đất đai, nhà cửa…) mà còn được biểu hiện bằng giá trị của những tài sản vô hình (uy tín, trình

Trường Đại học Kinh tế Huế

(14)

độ, phát minh, sáng chế, thông tin, công nghệ…). Với sựbiểu hiện bằng các giá trị phong phú và đa dạng đó, vốn cần được khai thác, sửdụng có hiệu quả, đem lại lợi nhuận cao cho các doanh nghiệp.

Từ những nội dung phân tích trên, có thể đưa ra khái niệm về vốn đầu tư như sau: Vốn đầu tư là giá trịtài sản xã hội được bỏ vào đầu tư nhằm mang lại hiệu quả lớn hơn trong tương lai. Vốn đầu tư là động lực vật chất trực tiếp quyết định đến tốc dộ phát triển kinh tế của đất nước. Vốn đầu tư bao gồm nguồn vốn trong nước và vốn nước ngoài. Nguồn vốn đầu tư trong nước bao gồm các nguồn vốn thu được từ hoạt động của Ngân sách nhà nước, vốn huy động từ các tổ chức tài chính trung gian, thị trường vốn, thị trường chứng khoán và nguồn vốn huy động được từ các hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quảtrong nền kinh tế... Vốn nước ngoài bao gồm các nguồn vốn viện trợphát triển ODA và nguồn vốn từthu hút trực tiếp nước ngoài FDI.

Các tổ chức tài chính trung gian là các tổ chức tài chính thực hiện chức năng dẫn vốn từ người có vốn tời người cần vốn. Điều đó có nghĩa là người cần vốn muốn có được vốn phải thông qua người thứ ba, đó chính là các tổ chức tài chính gián tiếp hay các tổ chức tài chính trung gian. Các tổ chức tài chính trung gian có thể là ngân hàng, các công ty chứng khoán, các hiệp hội cho vay, các liên hiệp tín dụng, các công ty bảo hiểm, công ty tài chính...ỞViệt Nam hiện nay, có đầy đủ các loại hình tổ chức tài chính trung gian bao gồm: Ngân hàng thương mại, Công ty chứng khoán, Công ty bảo hiểm, Quỹ đầu tư.

Cũng giống như các chủ thểkhác trong nền kinh tế, hoạt động kinh doanh của ngân hàng muốn đạt được hiệu quả cao thì công tác huyđộng vốn và sửdụng hiệu quảnguồn vốn đã huyđộng là nhiệm vụphải được quan tâm đặt lên hàng đầu trong các hoạt động kinh doanh của mình.

1.1.2. Nguồn vốn của Ngân hàng thương mại 1.1.2.1. Ngân hàng thương mại

Điều 4 khoản 3 của Luật các Tổchức tín dụng năm 2010 đã nêu:“Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật này nhằm mục tiêu lợi

Trường Đại học Kinh tế Huế

(15)

nhuận”. Đồng thời, khoản 12 điều này cũng đã quy định: Hoạt động ngân hàng là việc kinh doanh, cungứng thường xuyên một hoặc một số các nghiệp vụ: nhận tiền gửi, cấp tín dụng và cung ứng dịch vụthanh toán qua tài khoản.

Như vậy có thể hiểu rằng Ngân hàng thương mại là doanh nghiệp đặc biệt, kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng. Việc tạo lập, tổchức và quản lý vốn của NHTM là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu không chỉ vì lợi ích riêng của bản thân các NHTM mà còn vì sựphát triển chung của nền kinh tế.

1.1.2.2. Nguồn vốn của ngân hàng thương mại

Nguồn vốn của NHTM được hiểu là toàn bộcác nguồn tiền tệmà ngân hàng tạo lập, huy động được để cho vay, đầu tư và thực thi các dịch vụngân hàng. Nguồn vốn của NHTM bao gồm: vốn chủsởhữu, vốn huy động, vốn đi vay và một sốvốn khác.

* Vốn chủ sở hữu:

Vốn chủ sở hữu là số vốn thuộc quyền sở hữu của NHTM. Vốn chủ sở hữu của NHTM chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn (thường chỉ khoảng 5%) nhưng có vai trò cực kỳquan trọng. Do tính chất thường xuyên vàổn định nên ngân hàng có thểsửdụng nó vào các mục đích khác nhau như trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật, tạo tài sản cố định phục vụcho bản thân ngân hàng; cho vay, đầu tư, góp vốn liên doanh. Mặt khác, vốn chủ sở hữu của ngân hàng được coi như là tài sản đảm bảo, gây lòng tin với khách hàng. Nó là một căn cứ quyết định quy mô và khối lượng vốn huy động, tính toán các chỉ tiêu đảm bảo an toàn và giới hạn mức cho vay và bảo lãnh của ngân hàng.

Vốn chủsởhữu của ngân hàng bao gồm:

+ Vốn điều lệ: là sốvốn được ghi trong điều lệhoạt động của ngân hàng. Tùy theo hình thức sở hữu mà vốn điều lệ của NHTM được hình thành từ các nguồn khác nhau. Đối với NHTM nhà nước, vốn điều lệdo NSNN cấp.ỞNHTM cổphần, vốn này do các cổ đông đóng góp. Đối với ngân hàng liên doanh thì do các bên tham gia liên doanh đóng góp. Còn đối với chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam thì do ngân hàng mẹ ở nước ngoài cấp. Vốn điều lệ tối thiểu bằng vốn pháp định và sẽ được bổ sung thêm trong suốt quá trình hoạt động của ngân hàng.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(16)

+ Các quỹ dự trữ bao gồm quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, quỹ dự trữ tài chính, các quỹ khác (đầu tư phát triển, khen thưởng, phúc lợi,…).

+ Các tài sản nợ khác theo quy định của phát luật: vốn đầu tư xây dựng và mua sắm tài sản do Nhà nước cấp, các khoản chênh lệch do đánh giá lại tài sản, chênh lệch tỷgiá, lợi nhuận được đểlại chưa phân bổcho các quỹ.

* Vốn huy động:

Vốn huy động của NHTM bao gồm nội tệ và ngoại tệ được hình thành từhai bộphận là vốn huy động từ tiền gửi và vốn huy động thông qua phát hành các giấy tờcó giá.

- Vốn huy động từtiền gửi bao gồm:

+ Tiền gửi thanh toán: là tiền gửi của các tổ chức và cá nhân, theo đó ngân hàng có trách nhiệm thực hiện các khoản chi trảcho khách hàng một cách kịp thời, đầy đủvà chính xác. Mục đích của loại tiền gửi thanh toán là nhằm đảm bảo an toàn về tài sản và thực hiện các khoản chi trả trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng.

+ Tiền gửi có kỳ hạn: các tổ chức và cá nhân có thu nhập tạm thời chưa sử dụng đến trong một thời gian nhất định có thể gửi vào ngân hàng dưới hình thức tiền gửi có kỳhạn và chỉ được rút ra khi đến hạn. Đối với các ngân hàng, tiền gửi có kỳhạn là nguồn vốn ổn định trong kinh doanh, nên lãi suất mà ngân hàng phải trả cho tiền gửi này cao hơn lãi suất trảcho tiền gửi thanh toán. Thông thường, tiền gửi có kỳhạn càng dài, lãi suất càng cao.

+ Tiền gửi tiết kiệm: Đây là hình thức huy động vốn truyền thống của ngân hàng. Sau khi gửi tiền, người gửi tiết kiệm được ngân hàng giao cho một sổ tiết kiệm. Trong thời gian gửi tiền, sổtiết kiệm có thểdùng làm vật cầm cố hoặc được chiết khấu để vay vốn ngân hàng. Tiền gửi tiết kiệm bao gồm tiền gửi tiết kiệm không kỳhạn và tiền gửi tiết kiệm có kỳhạn.

+ Tiền gửi khác: tiền gửi của tổ chức tín dụng khác, tiền gửi của kho bạc nhà nước, tiền gửi của các tổchức đoàn thểxã hội,…

- Vốn huy động thông qua phát hành các GTCG: đây là phần vốn mà NHTM có được thông qua việc phát hành các GTCG như kỳ phiếu ngân hàng, trái phiếu

Trường Đại học Kinh tế Huế

(17)

ngân hàng, chứng chỉ tiền gửi. Đối tượng mua GTCG do ngân hàng phát hành là các tổ chức, cá nhân trong nền kinh tế. Họ sử dụng tiền tạm thời nhàn rỗi để mua, với mục đích đầu tư lâu dài.

Tóm lại, vốn huy động là nguồn vốn chủyếu, chiếm tỷtrọng lớn trong toàn bộ vốn kinh doanh của NHTM. Đây là nguồn vốn cóảnh hưởng rất lớn đến chi phí và khả năng mở rộng kinh doanh của ngân hàng. Nguồn vốn này có xu hướng ngày càng gia tăng phù hợp với xu hướng tăng trưởng vàổn định của nền kinh tế, việc cải tiến và nâng cao chất lượng dịch vụcủa ngân hàng, với việc gia tăng nhu cầu thanh toán của dân cư.

* Vốn đi vay:

Vốn đi vay của NHTM bao gồm vốn vay của TCTD khác và vốn vay của ngân hàng trung ương.

- Vốn vay của TCTD khác: Khi tạm thời thiếu vốn, các chi nhánh ngân hàng trong hệ thống có thể được điều chuyển vốn từ hội sở chính, hoặc giữa các ngân hàng diễn ra hoạt động vay nóng, vay qua đêm với lãi suất nhất định, trên cơ sở quy định của NHNN.

- Vốn vay của NHTƯ: Các NHTM cũng có thể được vay vốn từ ngân hàng trung ương khi cần thiết. Ngân hàng trung ương với tư cách là người cho vay cuối cùng trong nền kinh tế, cho các NHTM vay dưới hình thức: cho vay lại theo hồ sơ tín dụng; chiết khấu, tái chiết khấu; cho vay có đảm bảo bằng cầm cố thương phiếu và các giấy tờcó giá ngắn hạn khác.

Vốn vay của TCTD khác và vay của NHTWthường chiếm tỷtrọng không lớn trong tổng vốn kinh doanh của NHTM, nhưng nó góp phần gia tăng nguồn vốn, mở rộng kinh doanh của ngân hàng, bảo đảm khả năng thanh toán thường xuyên và nâng cao hiệu suất sửdụng vốn của NHTM.

* Nguồn vốn khác:

Bên cạnh các nguồn vốn nêu trên, trong quá trình hoạt động các NHTM có thể tạo lập vốn cho mình từnhiều nguồn khác như:

+ Vốn trong thanh toán: là sốvốn có được do ngân hàng làm trung gian thanh toán trong nền kinh tế.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(18)

+ Vốnủy thác đầu tư: đây là nguồn vốn có được do ngân hàng làm đại lý nhận uỷthác, thực hiện đầu tư trong các chương trình, dựán phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. Ngoài ra ngân hàng còn tạo vốn từ việc làm đại lý bán cổ phiếu, trái phiếu cho các doanh nghiệp hay kho bạc nhà nước.

Các nguồn vốn khác của ngân hàng có thểkhông nhiều, thời gian sử dụng đôi khi rất ngắn nhưng ngân hàng không phải tốn kém nhiều chi phí huy động, thậm chí thu được phí từcác dịch vụ đó nên xét trên góc độhiệu quảcác ngân hàng rất quan tâm đến nguồn vốn này.

Tóm lại, vốn huy động là loại vốn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn của NHTM. Vốn huy động là công cụchính và giữ vị trí vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động kinh doanh của NHTM, có quyết định trực tiếp tới lợi nhuận, hiệu quảvà vị thế, uy tín của ngân hàng.

1.1.3. Huy động vốn của Ngân hàng thương mại 1.1.3.1.Khái niệm về huy động vốn của NHTM:

Huy động vốn của NHTM là cách thức ngân hàng sử dụng các công cụnhằm huy động mọi nguồn vốn trong nền kinh tếtạo thành nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh của mình,đồng thời ngân hàng phải bỏra chi phí lãi cho khách hàng cho việc sử dụng khoản nguồn vốn đó. Nhìn chung, khái niệm huy động vốn được dùng chủ yếu đềcập đến một hoạt động đặc trưng nhất của NHTM đó là nhận tiền gửi.

Hoạt động huy động vốn của các NHTM bao gồm:

- Nhận tiền gửi: Ngân hàng được nhận tiền gửi của tổ chức, cá nhân và các TCTD khác.

- Phát hành giấy tờ có giá: NHTM được phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu và GTCG khác để huy động vốn của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của NHNN.

- Vay vốn giữa các TCTD: NHTM được vay vốn của nhau và của TCTD nước ngoài.

- Vay vốn của NHNN: NHTM được vay vốn ngắn hạn của NHNN dưới hình thức tái cấp vốn theo quy định của Luật NHNN Việt Nam.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(19)

1.1.3.2. Nguyên tắc và mục tiêu trong hoạt động huy động vốn của NHTM:

* Nguyên tắc huy động vốn của NHTM:

- Việc huy động vốn phải trên cơ sở nhu cầu cho vay. Ngân hàng phải tính toán nhu cầu cho vay để xác định số vốn cần huy động, đảm bảo cân đối giữa huy động vốn và sửdụng vốn vềquy mô, thời hạn, cơ cấu đểnâng cao hiệu quảsửdụng vốn của ngân hàng.

- Ngân hàng nhận tiền gửi của khách hàng phải có trách nhiệm hoàn trả đầy đủ, đúng hạn cảvốn lẫn lãi theo thỏa thuận trước giữa ngân hàng và khách hàng. Để đảm bảo khả năng thanh toán theo nguyên tắc trên, NHNN quy định các NHTM phải mở tài khoản tiền gửi tại NHNN và duy trì trên tài khoản đó sốtiền dựtrữbắt buộc. Hiện tại, tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với TCTD quy định tại Quyết định số 379/QĐ-NHNN ngày 24/02/2009 áp dụng từkỳdựtrữbắt buộc tháng 03 năm 2009 (đối với VND: Tiền gửi không kỳhạn và có kỳhạn dưới 12 tháng là 3% và tiền gửi từ 12 tháng trở lên là 1%) và Quyết định số 1925/QĐ-NHNN ngày 26/8/2014áp dụng từ kỳ dự trữ bắt buộc tháng 9 năm2015(đối với ngoại tệ: Tiền gửi không kỳ hạn và có kỳhạn dưới 12 tháng là 8% và tiền gửi từ12 tháng trởlên là 6%).

- Ngân hàng không được huy động vốn thông qua việc phát hành trái phiếu mà việc phát hành trái phiếu đó tạo cho các chủsở hữu giành được quyền quản lý trực tiếp và gián tiếp đối với ngân hàng.

*Mục tiêu trong hoạt động huy động vốn của NHTM: Mục tiêu trong công tác huy động vốn là cơ sởcho việc đềra kếhoạch và chiến lược vềnguồn vốn của ngân hàng. Cụthể, mục tiêu trong công tác huy động vốn của NHTM bao gồm:

- Tìm kiếm nguồn vốn rẻ, chi phí phù hợp. Việc tính chi phí của từng nguồn vốn cụ thể cho phép các nhà quản lý xác định nguồn vốn nào rẻ hơn, có nên thay đổi lãi suất hay không, thu nhập từtài sản tăng thêm có đủ bù đắp chi phí của nguồn vốn tăng thêm hay không. Thông thường, những nguồn vốn có thời hạn càng ngắn và tínhổn định thấp thì chi phí huyđộng cũng thấp. Tuy nhiên, nguồn vốn rẻthì lại đồng nghĩa với việc giảm tính cạnh tranh của ngân hàng. Tính chi phí một cách chính xác cho phép ngân hàng chủ động lựa chọn những nguồn vốn khác nhau, đem lại tỷlệthu nhập mong đợi.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(20)

- Tạo ra nguồn vốn ổn định và cơ cấu phù hợp. Cơ cấu huy động vốn cần đa dạng, thể hiện ở việc duy trì một tỷ lệ giữa huy động ngắn hạn và dài hạn, giữa vốn nội tệ và ngoại tệ. Một ngân hàng có chất lượng huy động vốn cao sẽ có nguồn vốn dồi dào và cơ cấu vốn cân đối, tránh cho ngân hàng rơi vào tình trạng căng thẳng về thanh khoản trong điều kiện môi trường kinh doanh thường xuyên biến động, thay đổi.

- Xây dựng quy mô và sự tăng trưởng nguồn vốn ổn định. Chất lượng huy động vốn tốt nghĩa là khối lượng vốn huy động phải đạt quy mô nhất định theo kế hoạch huy động của ngân hàng, đồng thời nguồn vốn đó có tốc độ tăng trưởng ổn định. Đểthực hiện tốt vấn đề này cần kết hợp hài hòa các yếu tố khác như lãi suất, chính sách Marketing khách hàng, các hình thức huy động vốn, uy tín của ngân hàng… Ngân hàng cần kiểm soát, dự đoán được xu hướng của dòng tiền gửi vào và rút ra trong giai đoạn tiếp theo đểchủ động sửdụng các nguồn vốn.

- Quản lý, điều hành tốt nguồn vốn phục vụ kinh doanh. Trong hoạt động ngân hàng thường xuyên xảy ra tình trạng không cân đối vềvốn giữa các chi nhánh trong cùng hệthống hay giữa các ngân hàng. Nếu công tác quản lý huy động vốn hợp lý, ngân hàng sẽlinh hoạt hơn trong việc giải quyết tình trạng thừa, thiếu tạm thời này.

Một số biện pháp thường sử dụng như: điều chuyển vốn giữa các chi nhánh (khi mất cân đối nội bộ), vay các ngân hàng khác, vay NHTƯ…

1.1.3.3. Các hình thức huy động vốn chủ yếu của NHTM:

* Phân loại theo thời gian: Việc phân loại theo thời gian có ý nghĩa quan trọng đối với ngân hàng vì nó liên quan mật thiết đến tính an toàn và khả năng sinh lợi của nguồn vốn huy động, cũng như thời gian phải hoàn trả khách hàng. Theo thời gian, các hình thức huy động vốn được chia thành:

- Huy động vốn ngắn hạn: Đây là hình thức huy động chủ yếu trong các NHTM thông qua việc phát hành các công cụ nợ ngắn hạn trên thị trường tiền tệvà các nghiệp vụ nhận tiền gửi ngắn hạn, tiền gửi thanh toán....Phần lớn số này được dùng để cho vay ngắn hạn (dưới 1 năm) hoặc được chuyển hoán kỳ hạn để thực hiện cho vay trung hạn. Do thời gian ngắn nên lãi suất huy động ngắn hạn thường thấp, tuy nhiên tínhổn định lại kém.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(21)

- Huy động vốn trung hạn: Đây là nguồn huy động vốn ngân hàng qua phát hành các công cụnợ trung hạn trên thị trường vốn hoặc nhận tiền gửi trung hạn (từ 1 đến 5 năm). Vốn huy động này ngân hàng có thể sử dụng tương đối dài và thuận tiện. Tuy nhiên, lãi suất huy động nguồn vốn này thường cao hơn nguồn ngắn hạn.

Nguồn huy động trung hạn rất quan trọng và cần thiết để ngân hàng thực hiện các hoạt động đầu tư, thay đổi công nghệvà cho vay trung, dài hạn với lãi suất cao.

- Huy động vốn dài hạn: Đây là hoạt động huy động vốn dài hạn của ngân hàng trên thị trường vốn. Với nguồn huy động này, ngân hàng có thể sử dụng dễ dàng, có tínhổn định cao (thời hạn từ 5 năm trởlên). Do vậy, lãi suất mà ngân hàng phải trảcũng rất cao.

́* Phân loại theo đối tượng huy động:

- Huy động vốn trong dân cư:

+ Huy động tiết kiệm: Là hình thức mà người dân chủ yếu dành một phần thu nhập của mình gửi vào ngân hàng nhằm mục đích tích luỹ để dành, hưởng lợi nhuận (lãi) hoặc phục vụ chi tiêu thông thường.

Căn cứ vào kỳhạn gửi tiền, tiết kiệm được chia thành hai loại:

Tiết kiệm không kỳ hạn: theo hình thức này, người gửi có thểgửi nhiều lần và rút ra theo nhu cầu sử dụng. Loại tiền gửi này thường được áp dụng với đối tượng dân cư, là những người gửi tiền tạm thời nhàn rỗi để phục vụ chi dùng, chưa kế hoạch được thời gian thực hiện.

Tiết kiệm có kỳ hạn: là hình thức huy động tiền nhàn rỗi của dân cư trên cơ sở họ đãđịnh được kếhoạch sửdụng trong tương lai. Mặt khác, tiết kiệm có kỳhạn có lãi suất cao hơn và thông thường, kỳhạn càng dài lãi suất càng cao.

Căn cứ vào việc đáp ứng yêu cầu chi dùng thường xuyên, tiết kiệm có:

Gửi gọn rút lẻ: chủ yếu đáp ứng yêu cầu sinh hoạt thường ngày, họ không muốn giữ tiền trong người, khi dùng đến đâu rút tới đó đảm bảo an toàn cho bản thân và không bịrủi ro khi giữtiền.

Gửi một nơi rút nhiều nơi: nhằm đáp ứng yêu cầu công tác của một sốkhách hàng, người gửi tiền tiết kiệm có quyền rút tiềnở bất kỳ nơi nào trong phạm vi quốc

Trường Đại học Kinh tế Huế

(22)

gia. Hình thức này rất linh hoạt, phù hợp cho nhiều đối tượng khi họ ở các khu vực khác nhau muốn gửi và rút tiền tiết kiệm.

+ Tiền gửi thu nhập: Khách hàng chủ động gửi toàn bộ thu nhập vào ngân hàng. Khi cần chi dùng, họ đi rút tiền hoặc thanh toán qua máy rút tiền tự động ATM hoặc các dịch vụthanh toán, thanh toán qua thẻcủa ngân hàng. Loại hình này đòi hỏi phía khách hàng là những người có thu nhập khá ổn định, phía ngân hàng đòi hỏi có công nghệ, trang thiết bị hiện đại đáp ứng nhanh nhất yêu cầu gửi, rút tiền của khách hàng.

- Huy động vốn từ các tổ chức kinh tế:Trong kinh doanh, có một bộphận tiền tệ tạm thời tách khỏi sự vận động của hàng hoá như quá trình bán hàng hoá thu được tiền, tiền đểchờmua vật tư, nguyên nhiên vật liệu, tiền chuẩn bịtrả lương cho công nhân,…Khoản tiền tạm thời nhàn rỗi đó được gửi vào ngân hàng dưới các hình thức sau:

+ Tiền gửi thanh toán: Đó là các khoản tiền gửi vào ngân hàng được sửdụng để thanh toán, chi trả cho các hoạt động mua sắm hàng hóa, dịch vụ và các khoản chi khác. Tiền gửi thanh toán thường được bảo quản tại ngân hàng trên 2 loại tài khoản: tài khoản tiền gửi thanh toán và tài khoản tiền gửi vãng lai. Đối với tài khoản tiền gửi thanh toán, việc rút tiền hoặc chi trả cho bên thứ ba thường được thực hiện bằng séc hay chuyển khoản. Tài khoản vãng lai là tài khoản có lúc dư nợ, có lúc dư có. Với tài khoản này, khách hàng còn có thể được ngân hàng đáp ứng nhu cầu tín dụng trong một khoảng thời gian nhất định. Đứng trên góc độ ngân hàng, tiền gửi không kỳhạn là một khoản nợ mà ngân hàng luôn phải chủ động trả cho khách hàng vào bất cứlúc nào, vì vậy dựtrữ để đảm bảo tính thanh khoản cho các tài khoản này cao hơn và lãi suất cho những khoản này sẽrất thấp.

+ Tiền gửi không kỳ hạn:Đây là khoản tiền được ký gửi với mục đích an toàn tài sản, không mang tính chất phục vụ thanh toán. Khi cần, khách hàng có thể đến ngân hàng rút ra để chi tiêu. Cũng giống như tiền gửi thanh toán, ngân hàng phải thỏa mãn yêu cầu rút tiền của khách hàng bất cứ lúc nào và chỉ được phép sửdụng khi đãđảm bảo khả năng thanh toán, chi trả.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(23)

+ Tiền gửi có kỳ hạn: Đây là loại tiền gửi có sự thỏa thuận trước giữa khách hàng và ngân hàng về thời gian rút tiền. Đại bộphận nguồn tiền gửi này có nguồn gốc từtích lũy và xét vềbản chất chúng được ký thác với mục đích hưởng lãi. Tiền gửi có kỳhạn không được sử dụng để thanh toán. Đổi lại, tiền gửi có kỳhạn được hưởng lãi suất cao. Đây là nguồn tiền tương đối ổn định, ngân hàng có thểsửdụng phần lớn vào kinh doanh. Chính vì vậy, các NHTM luôn tìm cách đa dạng hóa loại tiền gửi này bằng cách áp dụng nhiều kỳhạn khác nhau, với các mức lãi suất khác nhau, nhằm đáp ứng nhu cầu của mọi đối tượng khách hàng.

- Huy động từ các tổ chức xã hội và TCTD khác:Các tổ chức bao gồm: Cơ quan Nhà nước, đơn vị vũ trang, tổchức chính trị, tổchức chính trị- xã hội, tổchức xã hội, tổchức xã hội nghềnghiệp, quỹxã hội, quỹtừthiện,... Trong quá trình hoạt động, bản thân các tổchức này cũng có những khoản tiền tạm thời nhàn rỗi, họgửi vào ngân hàng nhằm mục đích thanh toán, chi tiêu và được sửdụng các dịch vụcủa ngân hàng. Khi đó, ngân hàng được quyền tạm thời sử dụng khoản tiền tạm thời nhàn rỗi này. Đây là khoản tiền gửi vì mục tiêu thanh toán của khách hàng nên ngân hàng cũng phải đáp ứng yêu cầu thanh khoản của khách hàng.

*Phân loại theo bản chất nghiệp vụ huy động vốn: Hình thức phân loại này là hình thức phân loại chủ yếu được các NHTM sử dụng hiện nay. Phân loại theo nghiệp vụ huy động vốn rõ ràng tạo sự thuận tiện cho ngân hàng khi tiến hành huy động. Các hình thức huy động phân loại theo cách này, bao gồm:

-Huy động vốn qua nghiệp vụ nhận tiền gửi

+Huy động tiền gửi không kỳ hạn: Đây là phần tiền huy động tương đối quan trọng ở những nước phát triển có tỷ lệ thanh toán không dùng tiền mặt cao. Mục đích của các khoản tiền gửi này không phải là để lấy lãi mà chủ yếu dùng để thanh toán. Khách hàng gửi tiền phần lớn là những TCKT, các doanh nghiệp, các cá nhân làm ăn buôn bán phải thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụliên tục. Người gửi tiền có thểrút tiền ra bất cứlúc nào hoặc để chi trả cho người thứ ba. Hình thức rút có thể là tiền mặt hay lấy qua hình thức thanh toán bằng séc, chuyển khoản. Đặc biệt, người gửi tiền có thểkhông cần trực tiếp đến ngân hàng lấy tiền mà có thểrút tiền qua các máy giao dịch tự động (ATM). Với mục đích chủ yếu khi gửi tiền là để sử

Trường Đại học Kinh tế Huế

(24)

dụng các dịch vụngân hàng nên mức lãi suất mà ngân hàng trả cho người gửi tiền là rất thấp, thậm chí không phải trả lãi. Tuy nhiên, ở nhiều nước có tỷ lệ thanh toán không dùng tiền mặt thấp (trong đó có Việt Nam) và để tăng mức động viên tiền gửi, ngân hàng vẫn trảlãi cho tiền gửi này (thường được trảngang bằng với lãi suất tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn). Tỷ lệ huy động từ nguồn này sẽ là khá cao nếu ngân hàng có các dịch vụ đa dạng, sản phẩm ngân hàng chất lượng cao, hệ thống mạng lưới rộng rãi,đáp ứng tốt các nhu cầu của người gửi tiền.

+ Huy động tiền gửi có kỳ hạn: Là các khoản tiền gửi của các TCKT, cá nhân gửi vào ngân hàng và rút ra sau một thời hạn nhất định. Khoản này thường gắn với các khách hàng có chu kỳkinh doanh gần như xác định, thời gian thanh toán tiềnổn định, ít có sựbiến động. Phần tiền gửi này, ngân hàng sửdụng dễdàng nên mức lãi suất mà ngân hàng phải trả cũng cao hơn. Người gửi tiền ngoài mục đích sử dụng các dịch vụ ngân hàng còn có mục đích kiếm lời. Do đó, sự thay đổi lãi suất sẽ có tác động rất nhanh và rõ nétđối với nguồn vốn huy động của ngân hàng.

+ Huy động tiền gửi tiết kiệm: Đây là hình thức phổbiến nhất, lâu đời nhất của các NHTM. Bao gồm: Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn: Hình thức này gần giống với hình thức huy động tiền gửi không kỳhạn. Tuy nhiên, so với tiền gửi không kỳ hạn thì số dư của phần vốn này ổn định hơn, ít biến động hơn nên ngân hàng phải trảlãi suất cao hơn.Tiền gửi tiết kiệm có kỳhạn: Đây là loại hình tiết kiệm phổbiến nhất, quen thuộc nhất ở nước ta. Người gửi tiền gửi vào ngân hàng và rút ra sau những thời hạn xác định: 3 tháng, 6 tháng,... Người gửi không được rút trước, nếu rút trước hạn thì sẽ bị phạt (có thể chỉ được hưởng lãi không kỳ hạn hoặc không được hưởng lãi). Đây là những khoản tiền có tính ổn định cao nên ngân hàng phải trả khách hàng với lãi suất gần như là cao nhất. Tuy nhiên, ở nước ta hiện nay, để tăng sức cạnh tranh, thu hút được vốn các ngân hàng đã rất linh hoạt trong việc trả lãi khi khách hàng rút ra trước thời hạn: có ngân hàng thì tính lãi cho khách hàng với lãi suất không kỳhạn, có ngân hàng vẫn tính với lãi suất tương ứng với sốngày gửi thực tế...Tiền gửi tiết kiệm có thời hạn dài: Loại hình này khá phổbiếnởnhững nước phát triển nhưng ở nước ta còn khá mới mẻ. Người gửi có thểgửi tiền vào bất cứlúc nào và chỉ được rút ra khi đến hạn (thời hạn tương đối dài, có thể đến 15-20

Trường Đại học Kinh tế Huế

(25)

năm). Loại hình này giúp cho ngân hàng có nguồn vốn ổn định để có thể đầu tư trung và dài hạn.

-Huy động vốn qua đi vay NHTƯ và các TCTD khác: Hình thức này ngày càng chiếm vai trò quan trọng trong môi trường kinh doanh đầy biến động như hiện nay.

Các NHTM có thểvay vốn từnhiều nguồn: Vay từ các TCTD: Đó là các khoản vay thông thường mà các ngân hàng vay lẫn nhau trên thị trường liên ngân hàng hay thị trường tiền tệ. Các ngân hàng thường xây dựng các mối quan hệtốt đểkhi thiếu hụt vốn có thể vay lẫn nhau chứ không vay ngân hàng trung ương.Vay từ NHTƯ: Khi NHTM xảy ra tình trạng thiếu hụt dựtrữ bắt buộc hay mất khả năng thanh toán thì người cuối cùng mà các ngân hàng có thể cầu cứu là NHTƯ. NHTƯ cho vay dưới hình thức tái chiết khấu thương phiếu. Các NHTM có thể mang các thương phiếu lên NHTƯ đểvay. Tuy nhiên, việc vay này cũng có một số khó khăn do NHTƯ chỉ cho NHTM một hạn mức tái chiết khấu và việc cho vay này lại nằm trong định hướng của chính sách tài chính quốc gia. Dẫu sao, đây cũng là một hình thức bổ sung vốn cho NHTM cực kỳquan trọng trong những thời điểm nhất định.

- Huy động qua phát hành các công cụ nợ: Đây là hình thức huy động vốn có hiệu quả khá cao của các NHTM. Trong quá trình hoạt động, ở những thời điểm nhất định, ngân hàng thấy cần phải huy động thêm vốn trước những cơ hội kinh doanh đầy hấp dẫn. Điều đó có nghĩa là ngân hàng huy động vốn ở thế chủ động, hay nói cách khác, là có đầu ra mới tính đầu vào. Ngân hàng xác định rõ quy mô vốn huy động, loại tiền huy động và đưa ra các mức chi phí hợp lý sao cho việc tạo vốn của ngân hàng thành công nhanh chóng. Để vay trên thị trường, ngân hàng có thểphát hành kỳ phiếu và trái phiếu: Kỳphiếu ngân hàng: là một loại giấy tờ nhận nợ ngắn hạn do ngân hàng phát hành nhằm huy động vốn trong dân, chủ yếu là để phục vụcho những kếhoạch kinh doanh đã xác định của ngân hàng như một dựán, một chương trình kinh tế...Trái phiếu ngân hàng: là một loại giấy tờ có giá, xác nhận khoản nợ của ngân hàng đối với khách hàng với những cam kết như: thanh toán một số tiền xác định, vào một ngày xác định trong tương lai với thời hạn xác định cho trước. Trái phiếu được phát hành trong toàn bộ hệ thống ngân hàng, chủ yếu là để huy động vốn trung và dài hạn.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(26)

- Huy động vốn qua các hình thức khác: Để tăng cường huy động vốn nhàn rỗi từ dân cư, các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp, các NHTM còn sử dụng các hình thức khác về dịch vụ như: làm dịch vụ bảo lãnh, đại lý phát hành chứng khoán, trung gian thanh toán, đầu mối trong hợp đồng đồng tài trợ,... Nền kinh tếcàng phát triển, các dịch vụtrên càng mang lại cho ngân hàng những nguồn huy động lớn giúp cho ngân hàng có thểkinh doanh một cách an toàn và hiệu quả.

1.1.4. Vai trò của nguồn vốn huy động đối với hoạt động kinh doanh của NHTM NHTM là doanh nghiệp đặc biệt hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ, trong đó tiền là nguyên liệu chính trong việc tạo ra sản phẩm dịch vụngân hàng. Hoạt động tìm kiếm tư liệu sản xuất của ngân hàng chính là hoạt động huy động vốn. Đồng thời, ngân hàng tìm mọi biện pháp đểsửdụng nguồn vốn huy động sao cho hiệu quả nhất và đảm bảo tăng trưởng vềlợi nhuận trong quá trình hoạt động kinh doanh. Vì vậy, nguồn vốn huy động của ngân hàng giữvai trò vô cùng quan trọng.

- Thứ nhất, nguồn vốn huy động cóảnh hưởng trực tiếp đến quy mô hoạt động của các ngân hàng. Nguồn vốn khảdụng của ngân hàng có ảnh hưởng trực tiếp đến việc mở rộng hay thu hẹp tín dụng, hoạt động bảo lãnh hay trong hoạt động thanh toán của ngân hàng. Các ngân hàng lớn có khoản mục đầu tư, cho vay đa dạng, phạm vi và khối lượng tín dụng lớn; họ có thể chủ động mở rộng quy mô khối lượng tín dụng, tài trợ cho các dự án lớn và sẵn sàng đáp ứng nhu cầu của khách hàng vềcác dịch vụcủa ngân hàng.

- Thứ hai, nguồn vốn huy động giúp ngân hàng chủ động kinh doanh. Một ngân hàng không thể hoạt động chỉ với vốn tự có và vốn đi vay vì vốn tự có của ngân hàng chỉ chiếm một tỷ trọng rất nhỏ. Còn vốn đi vay thì ngân hàng phải phụ thuộc vào đối tượng cho vay về thời hạn, số lượng và các chi phí khác. Với nguồn vốn huy động lớn, ngân hàng có thể hoàn toàn chủ động trong hoạt động của mình như đa dạng hóa các hình thức và phương thức hoạt động nhằm phân tán rủi ro và gia tăng lợi nhuận.

- Thứ ba, vốn huy động giúp ngân hàng nâng cao vị thế, tạo được niềm tin với khách hàng. Điều này thểhiện ở khả năng sẵn sàng thanh toán cho khách hàng khi họ có nhu cầu. Khả năng thanh toán của ngân hàng là cao chỉ khi ngân hàng có

Trường Đại học Kinh tế Huế

(27)

nguồn vốn khả dụng lớn. Mặt khác, uy tín của ngân hàng còn thể hiện ở khả năng cho vay và đầu tư của ngân hàng. Ngân hàng có thểcho vay những dự án lớn, thời hạn dài nếu có nguồn vốn lớn vàổn định.

- Thứ tư, vốn huy động quyết định năng lực cạnh tranh của ngân hàng. Để có thểchiến thắng trong cạnh tranh thì ngoài việc phải có chiến lược kinh doanh hợp lý, hiệu quảthì yếu tố vềkhả năng tài chính luôn giữvai trò quyết định cuối cùng. Nếu ngân hàng có nguồn vốn khảdụng lớn thì có thểchủ động mởrộng quan hệtín dụng với các thành phần kinh tế, điều chỉnh lãi suất cho vay để thu hút khách hàng. Đồng thời, vốn khả dụng lớn giúp ngân hàng có khả năng kinh doanh đa năng trên thị trường, không chỉ đơn thuần là cho vay mà còn mở rộng hình thức liên doanh liên kết, kinh doanh dịch vụ thuê mua, mua bán nợ, kinh doanh trên thị trường chứng khoán,… góp phần phân tán rủi ro trong hoạt động kinh doanh và tạo thêm vốn cho ngân hàng, đồng thời tăng sức cạnh tranh của ngân hàng trên thương trường.

Nhận thức được vai trò của nguồn vốn huy động trong hoạt động của NHTM, từng ngân hàng phải hoạch định chiến lược huy động vốn cho đơn vị mình nhằm chủ động tạo lập được nguồn vốn ổn định và không ngừng tăng trưởng để phục vụ cho hoạt động kinh doanh của mình. Đó là yếu tố đầu tiên quyết định đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng.

1.2. HIỆU QUẢ CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN CỦA NHTM 1.2.1. Quan niệm về hiệu quả công tác huy động vốn

Hiệu quả là cái đích, là mục tiêu cao nhất mà mọi chủthểsản xuất kinh doanh đều mong muốn hướng tới. Đối với các NHTM, hiệu quả kinh doanh luôn được quan tâm và đặt lên hàng đầu, một ngân hàng muốn hoạt động có hiệu quảthì yếu tố đầu vào nguyên liệu - huy động vốn giữ vị trí quan trọng bởi vì đây là hoạt động đầu tiên trong quy trình kinh doanh của một NHTM, nó có ảnh hưởng trực tiếp và quyết định đến việc tồn tại và phát triển của NHTM.

Hiệu quảcông táchuy động vốn của NHTM là kết quả huy động vốn mà ngân hàng đạt được trên cơ sở đảm bảo an toàn, hiệu quả, huy động với chi phí bỏ ra là thấp nhất và hợp lý. Đồng thời, nguồn vốn huy động được phải phù hợp với nhu cầu sử dụng vốn, tạo khả năng sinh lợi cao cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(28)

Hiệu quả huy động vốn là một phạm trù mang tính tổng hợp có thể được phân tích đánh giá và nhìn nhận dưới nhiều góc độ và nhiều chỉ tiêu khác nhau.

1.2.2. Sự cần thiết nâng cao hiệu quả công tác huy động vốn

Xuất phát từvai trò quan trọng của vốn là yếu tố đầu vào cơ bản của quá trình hoạt động kinh doanh của mỗi doanh nghiệp, mặt khác để thực hiện các mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp nói riêng và các mục tiêu phát triển kinh tếxã hội của Nhà nước nói chung thìđiều kiện tiên quyết là phải có vốn.

Đối với các NHTM với tư cách là doanh nghiệp đặc biệt, là định chế tài chính trung gian hoạt động trong lĩnh vực tiền tệ thì việc huy động vốn và sử dụng vốn sao cho có hiệu quảnhất là vấn đề hết sức quan trọng. Cần thiết phải nâng cao hiệu quả huy động vốn bởi những lý do sau đây:

* Vốn huy động là nguồn vốn chủ yếu (chiếm tỷ trọng lớn) trong nguồn vốn kinh doanh của NHTM.

Từkhi nền kinh tế nước ta chuyển sang cơ chếkinh tếthị trường, với sựtựdo hoá cạnh tranh, các NHTM phải tự bươn chải để thu hút cho mình càng nhiều vốn kinh doanh càng tốt. Trong tổng nguồn vốn kinh doanh của NHTM. Vốn huy động thường chiếm tỷ lệ lớn (khoảng trên 70% nguồn vốn kinh doanh của ngân hàng).

Mặt khác, do sốvốn tự có hạn chế nên để hoạt động kinh doanh được diễn ra thuận lợi, đáp ứng nhu cầu vềvốn cho các chủthểtrong nền kinh tế, các NHTM cần thiết phải đẩy mạnh công tác huy động vốn, nhất là khi nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư vẫn còn nhiều tiềm năng.

* Hiệu quả công tác huy động vốn phản ánh trình độ và khả năng đảm bảo thực hiện hoạt động huy động vốn có kết quảcao, chi phí thấp.

Trong tổng nguồn vốnhuy động thì nguồn vốn huy động trong dân cưchiếm tỷ trọng lớn, song chi phí bỏ ra để huy động nguồn vốn dân cư không nhỏ. Ngược lại nguồn vốn thanh toán của các tổ chức kinh tế thường có chi phí thấp nhưng lại không có tính ổn định cao, vậy làm thế nào và bằng hình thức huy động nào, cách thức ra sao để tốn ít chi phí nhất là một bài toán luôn khiến các nhà kinh doanh trong lĩnh vực ngân hàng trăn trở. Nếu các chi phí để huy động bỏ ra như: tiền thuê địađiểm, tiếp thị, quảng cáo, quà tặng quá lớn sẽlàm giảm thu nhập của ngân hàng.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(29)

Ngược lại, huy động vốn chi phí thấp sẽ tiết kiệm chi phí kinh doanh và gia tăng thêm lợi nhuận cho ngân hàng. Vì thế, đẩy mạnh hiệu quả công tác huy động vốn là vấn đềcó ý nghĩa sống còn với các NHTM.

* Đảm bảođủ vốn kinh doanh của ngân hàng

Không chỉ cóý nghĩa chung đối với nền kinh tế đất nước mà việc nâng cao hiệu quả công tác huy động vốn còn đóng vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của NHTM.

Rõ ràng nếu hiệu quả huy động vốn thấp thì NHTM khó có thểkinh doanh tốt.

Bởi nếu NHTM từchối các dự án, các hợp đồng tín dụng vì lý do thiếu vốn thì sẽ gây mất lòng tin đối với khách hàng và cũng làm mất đi thói quen giao dịch của khách hàng với ngân hàng. Đây là điều bất lợi với ngân hàng.

Đảm bảođủ vốn không chỉ tính đến số lượng mà còn phải tính đến sự cân đối về kỳ hạn nguồn vốn (ngắn, trung và dài hạn) cũng như loại tiền tệ (VND, USD, EUR…). Hiện nay hình thức huy động vốn mà chủ yếu là tiền gửi tiết kiệm, kỳ phiếu, chứng chỉtiền gửi có thời hạn ngắn, chỉcó chứng chỉ tiền gửi có thời hạn cao nhất đến 05 năm. Trong khi đó nhu cầu vốn trung dài hạn lại rất lớn, nếu dùng nguồn vốn ngắn hạn đểmởrộng đầutư trung, dài hạn với tỷtrọng cao (khoảng 30%

trởlên) ngân hàng sẽ có nguy cơ rủi ro, rất dễdẫn đến mất khả năng thanh toán làm giảm, thậm chí mất lòng tin của người gửi vào hệthống ngân hàng.

* Đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng.

Vốn được tạo ra trong quá trình tích luỹ, tiết kiệm của mỗi cá nhân, doanh nghiệp và nhà nước trong nền kinh tế. NHTM là chủthểchính đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh. Bằng vay vốn huy động được. NHTM sẽ cung cấp vốn cho mọi hoạt động kinh tếvà đáp ứng một cách kịp thời cho quá trình tái sản xuất.

Nhờ có vốn, các doanh nghiệp có điều kiện mở rộng sản xuất, cải tiến công nghệ, tăng năng suất lao động, nâng cao hiệu quả huy động vốn để đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh của xã hội.

* Khơi thông dòng chảy của vốn huy động.

Theo nguyên tắc kinh doanh, có đầu ra cho vốn thì các NHTM mới đẩy mạnh được huy động vốn. Nếu vốn được huy động bị ứ đọng do không cho vay ra được

Trường Đại học Kinh tế Huế

(30)

trong khi vẫn phải trả chi phí đầu vào dẫn đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng phải huy động cầm chừng. Do đó ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng cũng như việc cung ứng vốn cho nền kinh tế. Ngân hàng phải có biện pháp tiếp cận dự án khảthi, tìm kiếm thị trường ổn định để đảm bảo sựhấp thụ vốn của nền kinh tếcó hiệu quảvà ngày càng mởrộng.

Huy động vốn là một trong những hoạt động cơ bản, chủyếu và mang tính sống còn của một NHTM. Do vậy, việc tìm hiểu, nghiên cứu đềra các biện pháp để nâng cao hiệu quả công tác huy động vốn của các NHTM làđiểu tất yếu và cần thiết.

Để tăng cường hiệu quả huy động vốn bên cạnh nghiên cứu các hình thức huy động vốn, cầnđi sâu phân tích các tiêu chí đánh giá hiệu quả công tác huy động vốn.

1.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả công tác huy động vốn

Các NHTM hoạt động trong nền kinh tếthị trường có tính cạnh tranh cao, tiếp xúc với nhiều nguồn vốn phong phú. Vì vậy, mở rộng công tác huy động vốn qua hệ thống NHTM là một vấn đề tất yếu, đảm bảo đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng, phục vụ mục tiêu an toàn, hiệu quả và phát triển của nền kinh tế nói chung và hệ thống NHTM nói riêng. Để đánh giá hiệu quả trong công tác huy động vốn, người ta chủyếu dựa vào đánh giá định lượng và đánh giá định tính.

1.2.3.1. Các chỉ tiêu định tính

Công tác huy động vốn ngân hàng liên quan đến nhiều chủthể trong nền kinh tế. Vì vậy, các chỉ tiêu định tính luôn được xem xét nhằm đảm bảo lợi ích của các bên liên quan trong quan hệ huy động vốn: ngân hàng, người gửi tiền, người sử dụng vốn và toàn bộnền kinh tế. Các chỉ tiêu định tính được quan tâm là:

- Mức độ đa dạng các hình thức huy động: Được thể hiện bằng sựphong phú của các loại hình sản phẩm dịch vụ huy động mà ngân hàng đưa vào áp dụng tại một thời điểm nhất định như: việc sử dụng nhiều loại kỳ hạn, nhiều cách thức trả lãi, nhiều loại ngoại tệ… Khách hàng có thểcó rất nhiều lựa chọn khi sử dụng sản phẩm của ngân hàng.

- Mức độ thuận tiện cho khách hàng khi giao dịch: Được thể hiện quy trình giao dịch nhanh gọn, nhanh chóng giải phóng khách hàng tại quầy,…

Trường Đại học Kinh tế Huế

(31)

- Mức độ tuân thủ các chỉ tiêu về giới hạn an toàn, sự tuân thủ các quy định pháp luật vềhoạt động ngân hàng, tính lành mạnh trong hoạt động kinh doanh.

- Khả năng mởrộng và phát triển hoạt động từthị trường dịch vụtài chính của ngân hàng.

Hiệu quả huy động vốn còn được đánh giá thông qua sự điều chỉnh kếhoạch huy động vốn, khả năng giữ vững kết quảkinh doanh trong những tình huống biến động của thị trường, khả năng giảm thiểu các tổn thất và khả năng phát triển các sản phẩm phái sinh làm cơ sở đểphát triển thị trường tài chính...

1.2.3.2. Các chỉtiêuđịnh lượng

- Tỷ trọng nguồn vốn huy động trong tổng nguồn vốn: đây là một trong những chỉtiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả huy động vốn của một NHTM.

Chỉ tiêu này được tính như sau:

Tỷtrọng nguồn vốn huy động

Nguồn vốn huy động Tổng nguồn vốn

Thông thường một ngân hàng được đánh giá là hoạt động tốt khi nguồn vốn huy động chiếm tỷtrọng khoảng 80% - 90% tổng nguồn vốn.

- Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động: chỉ tiêu này được tính bằng cách so sánh tổng nguồn vốn huy động qua các năm. Thông thường, nguồn vốn huy động được đánh giá là tăng trưởng tốt, hợp lý khi tốc độ tăng ổn định, bền vững và phù hợp với tốc độ tăng trưởng của sửdụng vốn.

Chỉ tiêu này được tính như sau:

Tốc độ tăng trưởng vốn huy động

Vốn huy động năm nay- Vốnhuy động năm trước Vốn huy động năm trước

- Cơ cấu nguồn vốn huy động: chỉ tiêu này được tính bằng cách so sánh từng loại vốn huy động so với tổng nguồn vốn huy động. Thông qua chỉ tiêu này, ngân hàng xác định được loại vốn nào đang được huy động tốt đểcó biện pháp kích thích hoặc mở rộng hình thức huy động vốn. Bên cạnh đó, qua đánh giá từng loại vốn trên góc độ kỳ hạn huy động, ngân hàng còn chủ động được nguồn v

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Cụ thể: Chỉ đạo phương hướng hoạt động tín dụng của chi nhánh là phải nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng cá nhân, tạo cơ chế để chi nhánh chủ động hơn trong việc

Thứ tư, trên cơ sở phát huy lợi thế về màng lưới, hệ thống công nghệ thông tin và nguồn nhân lực của ngân hàng, Agribank tập trung nghiên cứu, xây dựng các

Đối với các nhà sản xuất kinh doanh, trước khi đưa ra thị trường sản phẩm hay một dịch vụ nào đó thì không thể chỉ đơn thuần nghiên cứu về mặt kĩ

Lại xét ở thị trường kinh doanh bán lẻ tại Việt Nam nói chung và Thừa Thiên Huế nói riêng, với sự tồn tại của đối thủ cạnh tranh như Big C, các khu chợ lớn…Việc nâng

NHTM đã dự thảo thông tư quy định hoạt động tín dụng tiêu dùng của công ty tài chính đối với khách hàng cá nhân và hộ gia đình để đáp ứng nhu cầu, mục đích tiêu dùng

Là thành viên của nhóm 12 ngân hàng hàng đầu Việt Nam (G12), VPBank đang từng bước khẳng định uy tín của một ngân hàng năng động, có năng lực tài chính ổn định và

Ngân hàng thường xuyên quan tâm và chăm sóc khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện tại, nhằm tạo mối quan hệ tốt, lâu bền để kích thích gia tăng nhu cầu

- Trước khi quyết định cho vay thì một lần nữa phân tích tình hình tài chính của khách hàng cá nhân, doanh nghiệp… Việc phân tích như vậy giúp cho ngân hàng đánh giá