• Không có kết quả nào được tìm thấy

Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 Bài 20: Vai trò của thực vật trong đời sống và trong tự nhiên | Giải SBT Khoa học tự nhiên lớp 6 Cánh diều

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 Bài 20: Vai trò của thực vật trong đời sống và trong tự nhiên | Giải SBT Khoa học tự nhiên lớp 6 Cánh diều"

Copied!
7
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Bài 20: Vai trò của thực vật trong đời sống và trong tự nhiên

20.1. Trang 52 SBT KHTN 6: Ý nào dưới đây không đúng khi nói về vai trò điều hòa khí hậu của thực vật?

A. Giảm thiểu thiên tai nhờ khả năng cản bớt ánh sáng, gió và vận tốc dòng chảy.

B. Làm dịu mát môi trường xung quanh thông qua việc thải ra hơi nước.

C. Cân bằng hàm lượng khí oxygen và khí carbon dioxide trong bầu khí quyển nhờ quá trình quang hợp.

D. Làm tăng nhiệt độ, tăng tốc độ gió, hàm lượng mưa.

Đáp án: D

Thực vật thoát hơi nước giúp làm giảm nhiệt độ, tán cây và thân cây giúp cản tốc độ gió và hàm lượng mưa.

20.2. Trang 52 + 53 SBT KHTN 6: Hoạt động nào của cây xanh giúp bổ sung vào bầu khí quyển lượng khí oxygen mất đi do hô hấp và đốt cháy nhiên liệu?

A. Trao đổi khoáng B. Hô hấp

C. Quang hợp D. Thoát hơi nước

Đáp án: C

Quang hợp giúp hấp thu bớt lượng carbon dioxide và giải phóng oxygen nên đã góp phần bổ sung vào bầu khí quyển lượng khí oxygen mất đi do hô hấp và đốt cháy nhiên liệu.

20.3. Trang 53 SBT KHTN 6: Thực vật góp phần làm giảm thiểu ô nhiễm môi trường nhờ khả năng nào dưới đây?

A. Hấp thụ khí carbon dioxide và các khí thải độc hại khác, đồng thời thải khí oxygen.

B. Hô hấp, hấp thụ khí oxygen và thải khí carbon dioxide ra môi trường.

C. Giữ lại bụi bẩn trong lòng đất, hạn chế lượng bụi trong không khí.

D. Giảm lượng mưa, giảm lũ lụt, hạn hán.

Đáp án: A

(2)

Thực vật giúp làm giảm ô nhiễm môi trường bằng cách hấp thụ khí carbon dioxide và các chất độc hại, đồng thời thái khí oxygen giúp điều hòa không khí.

20.4. Trang 53 SBT KHTN 6: Trong các biện pháp giúp giảm thiểu ô nhiễm và điều hòa khí hậu, biện pháp khả thi, tiết kiệm và mang lại hiệu quả lâu dài nhất là A. ngừng sản xuất công nghiệp B. xây dựng hệ thống xử lí chất thải

C. trồng cây gây rừng D. di dời các khu chế xuất lên vùng núi Đáp án: C

Trồng cây gây rừng vừa góp phần giảm ô nhiễm không khí, vừa góp phần điều hòa khí hậu thông qua việc cản bớt sức gió, vận tốc dòng chảy, giữ đất, giữ nước… nên được coi là biện pháp khả thi, tiết kiệm và mang lại hiệu quả cao nhất.

20.5. Trang 53 SBT KHTN 6: Khả năng làm mát không khí của thực vật có được là nhờ quá trình nào dưới đây?

A. Quang hợp B. Thoát hơi nước C. Trao đổi khoáng D. Hô hấp

Đáp án: B

Khi thoát hơi nước, thực vật sẽ giải phóng khoảng 98% lượng nước mà cây đã hấp thụ được qua rễ nên sẽ có một lượng lớn nước thoát ra khiến khu vực xung quanh nơi có thực vật sẽ mát hơn.

20.6. Trang 53 SBT KHTN 6: Trong cùng một khu vực, so với nơi trống trải thì nơi có rừng có gì khác biệt về khí hậu?

A. Tốc độ gió mạnh hơn B. Độ ẩm thấp hơn C. Nắng nhiều và gay gắt hơn D. Nhiệt độ thấp hơn Đáp án: D

Nơi có rừng sẽ:

- Thân và tán cây giúp cản bớt gió, ánh nắng

- Thoát hơi nước ở lá sẽ khiển độ ẩm cao hơn và nhiệt độ thấp hơn

20.7. Trang 53 SBT KHTN 6: Nhờ quá trình nào mà thực vật có khả năng điều hòa lượng khí oxygen và carbon dioxide trong không khí?

(3)

A. Quang hợp của cây xanh B. Hô hấp của cây xanh

C. Hô hấp của các động vật và con người D. Đốt cháy các nguyên liệu (gỗ, than, dầu…) Đáp án: A

20.8. Trang 53 SBT KHTN 6: Tại sao nói rừng là “lá phổi xanh” của Trái Đất?

(1) Cây xanh quang hợp sử dụng khí carbon dioxide và thải ra khí oxygen vào không khí giúp con người hô hấp.

(2) Lá cây xanh có tác dụng cản bụi, diệt vi khuẩn và giảm ô nhiễm môi trường.

(3) Cây xanh hô hấp lấy khí oxygen và thải ra khí carbon dioxide.

Các phát biểu đúng là:

A. (1), (2), (3) B. (2), (3) C. (1), (2) D. (1), (3) Đáp án: C

20.9. Trang 54 SBT KHTN 6: Phát biểu nào dưới đây không đúng khi nói về vai trò của thực vật trong việc làm giảm ô nhiễm môi trường?

A. Cân bằng lượng khí carbon dioxide và oxygen trong không khí.

B. Tán lá cây làm tăng nhiệt độ môi trường trong khu vực trời nắng gắt.

C. Một số cây tiết ra chất có tác dụng tiêu diệt một số vi khuẩn gây bệnh.

D. Lá cây ngăn bụi và khí độc làm giảm ô nhiễm môi trường.

Đáp án: B

Hoạt động thoát hơi nước ở cây giúp làm giảm nhiệt độ chứ không phải tăng nhiệt độ.

20.10. Trang 54 SBT KHTN 6: Đặc điểm khí hậu ở nơi có nhiều thực vật (trong rừng) là

A. ánh sáng yếu, gió yếu, độ ẩm cao B. nhiệt độ cao, nắng gắt, nóng C. gió mạnh, nhiệt độ cao D. nắng nhiều, gay gắt, độ ẩm cao Đáp án: A

(4)

Rừng cản bớt gió và ánh sáng, cộng thêm hoạt động thoát hơi nước nên ở trong rừng sẽ có ánh sáng yếu, gió yếu và độ ẩm cao.

20.11. Trang 54 SBT KHTN 6: Đặc điểm khí hậu ở nơi đất trống không có rừng là A. ánh sáng mạnh, gió yếu B. nhiệt độ cao, nắng gắt, nóng

C. gió mạnh, râm mát D. ánh sáng yếu, nhiệt độ thấp Đáp án: B

Ở nơi không có rừng, cường độ ánh sáng mạnh do không có tán cây cản bớt cộng với không có sự thoát hơi nước để hạ nhiệt độ nên ở nơi không có rừng sẽ có nhiệt độ cao, nắng gắt và nóng.

20.12. Trang 54 SBT KHTN 6: Hệ rễ của thực vật, đặc biệt là thực vật rừng có vai trò gì?

A. Bảo vệ nguồn nước ngầm B. Giúp giữ đất, chống xói mòn C. Hạn chế ngập lụt, hạn hán D. Điều hòa khí hậu

Đáp án: B

Hệ rễ thực vật đâm sâu, lan rộng nên giúp giữ đất, chống xói mòn, sạt lở.

20.13. Trang 54 SBT KHTN 6: Để bảo vệ rừng con người cần làm gì?

A. Tăng cường sử dụng, khai thác rừng

B. Tham gia trồng cây gây rừng, phủ xanh đồi trọc C. Chặt phá nhiều cây xanh để môi trường sáng sủa hơn D. Đốt nương làm rẫy không kiểm soát

Đáp án: B

Các hành động A, C, D là các hành động phá hoại rừng

20.14. Trang 54 SBT KHTN 6: Vì sao nói thực vật có vai trò bào vệ đất và nguồn nước?

A. Thực vật có hệ rễ phát triển mạnh

B. Tác cây cản bớt sức nước chảy do mưa lớn gây ra

(5)

C. Thực vật có hệ rễ phát triển mạnh giữ đất, cản dòng chảy do mưa lớn gây ra, một phần nước mưa thấm dần xuống các lớp đất tạo thành nước ngầm

D. Tán lá cản bớt ánh sáng và tốc độ gió Đáp án: C

20.15. Trang 55 SBT KHTN 6:

1. Kể tên một số động vật và nơi ở của chúng.

STT Tên động vật Nơi ở của động vật

Lá cây Thân, cành cây Gốc cây

1 Sâu cuốn lá 

2 3

Đáp án:

STT Tên động vật Nơi ở của động vật

Lá cây Thân, cành cây Gốc cây

1 Sâu cuốn lá 

2 Chim chào mào 

3 Chuột đồng 

2. Lấy ví dụ về tên cây, tên con vật sử dụng các bộ phận của cây đó làm thức ăn.

STT Tên con vật Tên cây Bộ phận của cây mà con vật sử dụng

Lá Rễ, củ Quả Hạt

1 Thỏ Cà rốt  

2 3

(6)

Đáp án:

STT Tên con vật Tên cây Bộ phận của cây mà con vật sử dụng

Lá Rễ, củ Quả Hạt

1 Thỏ Cà rốt  

2 Dơi Nhãn 

3 Sóc Thông 

20.16. Trang 55 SBT KHTN 6: Thực vật có vai trò gì đối với động vật và đời sống con người?

Đáp án:

- Đối với động vật:

+ Cung cấp oxygen cho động vật quang hợp + Cung cấp nơi ở và nơi sinh sản cho động vật - Đối với đời sống con người:

+ Cung cấp lương thực, thực phẩm

+ Cung cấp củi đốt, cây gỗ làm nhà, xây dựng + Cung cấp dược phẩm và nhiều công cụ khác

+ Tuy nhiên một số loài cây có thể gây hại cho con người nếu sử dụng không đúng cách

20.17. Trang 55 SBT KHTN 6: Nêu lợi ích của việc trồng rừng.

Đáp án:

Lợi ích của việc trồng rừng là:

- Bảo vệ môi trường

- Giữ đất chống xói mòn, giữ nước ngầm

- Chắn cát bay, bảo vệ bờ biển ở vùng ven biển - Góp phần làm giảm bớt lũ lụt, khô hạn

- Góp phần bảo vệ, bảo tồn nguồn gen sinh vật

(7)

- Góp phần làm hạn chế sự biến đổi khí hậu.

20.18. Trang 55 SBT KHTN 6: Đa dạng của thực vật là gì? Nguyên nhân gì khiến cho đa dạng của thực vật ở Việt Nam bị giảm sút?

Đáp án:

- Đa dạng thực vật là sự phong phú về các loài, các cá thể của loài và môi trường sống của chúng.

- Nguyên nhân suy giảm:

+ Nhiều loại cây có giá trị kinh tế đã bị khai thác bừa bãi.

+ Tàn phá tràn lan các khu rừng để phục vụ cho nhu cầu đời sống của con người.

20.19. Trang 55 SBT KHTN 6: Cần phải làm gì để bảo vệ sự đa dạng của thực vật?

Những việc cần làm:

- Ngăn chặn việc phá rừng để bảo vệ môi trường sống của thực vật.

- Hạn chế việc khai thác bừa bãi các loài thực vật quý hiếm để bảo vệ số cá thể của loài.

- Xây dựng vườn thực vật, vườn Quốc gia, các khu bảo tồn…. để bảo vệ các loài thực vật trong đó có thực vật quý hiếm.

- Cấm buôn bán, xuất khẩu các loài thực vật quý hiếm.

- Tuyên truyền, giáo dục rộng rãi để mọi người cùng tham gia bảo vệ rừng.

- Tham gia trồng rừng, bảo vệ rừng và bảo vệ môi trường sống của thực vật.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Trả lời: Việc khai thác quặng tác động tiêu cực tới môi trường trong các vùng có quặng: ô nhiễm không khí, ô nhiễm tiếng ồn, làm sạt lở đất,cạn kiệt tài

Trang 91 SBT KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6: Điều gì sẽ xảy ra với các sinh vật trong chuỗi thức ăn ở hình bên nếu số lượng tảo trong chuối thức ăn bị giảm

+ Bảo vệ môi trường; Ứng phó với biến đổi khí hậu: khoa học tự nhiên với nhiệm vụ nghiên cứu các sự vật hiện tượng xảy ra trong tự nhiên, từ đó xây dựng những

(5) Khí oxygen không màu, không mùi, không vị. Khí thải từ các hoạt động công nghiệp và hoạt động xây dựng. Khí thải từ các hoạt động nông nghiệp. Khí thải từ

Trang 56 SBT KHTN 6: Phân chia các cây sau vào các nhóm thực vật dựa theo đặc điểm của cơ thể: rau bợ, ớt, thông, dương xỉ, rêu, kim giao, khoai tây.. Trang 56 SBT

Bài 30.8 trang 75 SBT Khoa học tự nhiên 6: Cho một số dạng năng lượng sau: thế năng hấp dẫn, thế năng đàn hồi, năng lượng âm thanh, năng lượng ánh sáng, năng

Cho nên năng lượng cung cấp cho cần cẩu không bị mất đi mà đã chuyển hóa thành thế năng hấp dẫn của vật.?.

Bài 35.6 trang 86 SBT Khoa học tự nhiên 6: Bảng sau đây cho biết đường kính, tỉ số khối lượng so với Trái Đất, khoảng cách gần đúng đến Mặt Trời và chu kì quay xung