• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1"

Copied!
8
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn: 02/04/2022 Tiết: 52 KIỂM TRA GIỮA KÌ II

I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức

- Tổng hợp kiến thức cơ bản của các bài trọng tâm đã học.

- Kiểm tra, đánh giá kiến thức đã học về tính chất hóa học của oxi, hiđro.

2. Năng lực

Năng lực chung Năng lực chuyên biệt

- Năng lực phát hiện vấn đề - Năng lực giao tiếp

- Năng lực tự học

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học

- Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống.

- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học.

- Năng lực tính toán hóa học.

3. Phẩm chất

- Có thái độ nghiêm túc trong giờ kiểm tra.

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: Nhận đề kiểm tra.

2. Học sinh: Học kĩ các kiến thức đã được ôn tập.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

- GV phát đề và giấy kiểm tra cho HS làm bài trong thời gian 45 phút.

*Đề kiểm tra và đáp án:

PHÒNG GD&ĐT THỊ XÃ ĐÔNG TRIỀU TRƯỜNG TH&THCS VIỆT DÂN

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2021 - 2022

MÔN: HÓA HỌC 8 Ngày kiểm tra: …/…/…..

Thời gian làm bài: 45 phút

I. Trắc nghiệm (4,0đ) : Hãy chọn đáp án đúng và ghi vào bài làm : Câu 1. Thành phần của không khí gồm:

(2)

A. 21% khí nitơ, 78% khí oxi, 1% các khí khác ( CO2, CO, khí hiếm…).

B. 78% khí nitơ, 1% khí oxi, 21% khí khác ( CO2, CO, khí hiếm…).

C. 78% khí nitơ, 21% khí oxi 1% các khí khác ( CO2, CO, khí hiếm…).

D. 21% khí oxi, 1% khí nitơ, 78% khí khác ( CO2, CO, khí hiếm…).

Câu 2. Nhận xét nào sau đây đúng với phương trình hóa học:

CuO + H2 t0 Cu + H2O

A. Phản ứng phân hủy. B. Thể hiện tính khử của hiđro.

C. Điều chế khí hiđro. D. Phản ứng hóa hợp.

Câu 3. Người ta thu khí oxi bằng cách đẩy nước là nhờ dựa vào tính chất:

A. Khí oxi tan trong nước. B. Khí oxi ít tan trong nước.

C. Khí oxi khó hóa lỏng. D. Khí oxi nhẹ hơn nước.

Câu 4. Trong phòng thí nghiệm, khi đốt cháy sắt ở nhiệt độ cao thu được 2,32 gam oxit sắt từ (Fe3O4). Khối lượng khí oxi cần dùng là:

A. 0,64 gam B. 0,96 gam C. 0,32 gam D. 0,74 gam Câu 5. Phương pháp nào không dùng để dập tắt đám cháy do xăng dầu?

A. Phun CO2 lên đám cháy.

B. Dùng cát phủ lên đám cháy.

C. Dùng chăn bông dày và ướt phủ lên đám cháy.

D. Dùng nước phun lên đám cháy.

Câu 6. Hỗn hợp của hiđro với oxi nổ mạnh nhất khi tỉ lệ H2: O2 là:

A. 1:1 B. 3:1 C. 2:1 D. 4:1

Câu 7. Trong bể nuôi cá cảnh, người ta lắp thêm máy sục khí là để:

A. Chỉ làm đẹp.

B. Cung cấp thêm khí nitơ cho cá.

C. Cung cấp thêm khí oxi cho cá.

D. Cung cấp thêm khí cacbon đioxit cho cá.

Câu 8. Đốt cháy 3,2 gam lưu huỳnh (S) trong 3,36 lít khí oxi (O2) ở đktc. Sau khi phản ứng kết thúc ta chứng minh được:

A. Cả 2 đủ. B. Dư oxi. C. Dư lưu huỳnh. D. Cả 2 đều dư.

II. Tự luận (6,0đ):

Câu 1. (2,0 điểm) Lập phương trình hóa học của các phản ứng sau và cho biết chúng thuộc loại phản ứng hóa học nào:

a. K2O + H2O --- > KOH c. KClO3 --- > KCl + O2

b. Fe + HCl --- > FeCl2 + H2 d. Al + O2 --- > Al2O3

Câu 2. (1,5 điểm)

Cho các oxit có công thức: Fe2O3, P2O5, MgO, CO2, SO3, K2O.

Hãy cho biết đâu là oxit bazơ, đâu là oxit axit và gọi tên các oxit trên?

Câu 3. (2,5 điểm)

Cho 13 gam kẽm phản ứng hoàn toàn với axit clohiđric dư.

(3)

a) Viết PTHH của phản ứng trên?

b) Tính khối lượng muối kẽm clorua tạo thành và thể tích khí hiđrô sinh ra ở đktc.

c) Dùng toàn bộ lượng hiđrô thu được khử 12 gam bột CuO ở nhiệt độ cao. Tính khối lượng đồng ( Cu ) thu được sau phản ứng.

(Cho biết: Fe=56, Cu =64, O=16, S=32, Zn=65, Cl=35,5, H=1)

---Hết---

- Học sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị coi kiểm tra không giải thích gì thêm.

PHÒNG GD&ĐT TX ĐÔNG TRIỀU

TRƯỜNG TH&THCS VIỆT DÂN ĐÁP ÁN-BIỂU ĐIỂM CHẤM BÀI KIỂM TRA GIỮA KÌ

HỌC KỲ II NĂM HỌC 2021 - 2022 MÔN: Hóa học 8

I. Phần trắc nghiệm: (4 điểm)

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8

ÐA C B B A D C C B

II. Phần tự luận: ( 6 điểm)

(4)

Câu Ý Nội dung Điểm Câu 1.

( 2 điểm) a. K2O + H2O -> 2KOH phản ứng hóa hợp b. Fe + 2HCl -> FeCl2 + H2 phản ứng thế c. 2KClO3

to

 2KCl + 3O2 phản ứng phân hủy

d. 4Al + 3O2 to

 2Al2O3 phản ứng hóa hợp

0,5 0,5 0,5 0,5

Câu 2:

(1,5 điểm)

*Oxit bazơ:

Fe2O3: Sắt (III) oxit MgO: Magie oxit K2O: Kali oxit

*Oxit axit:

P2O5: Điphotpho pentaoxit CO2: Cacbonđi oxit

SO3: Lưu huỳnh trioxit

0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 Câu 3:

(2,5 điểm)

a) Zn +2HCl -> ZnCl2 + H2

0.2 -> x( mol) y(mol) b) Số mol Zn = 13/65=0.2(mol)

*Theo PT: Số mol(n)ZnCl2= x=0.2 (mol)

=>Khối lượng (m)ZnCl2 = 0.2*(65+35,5*2)=

0.2*136=27,2(g)

*Theo PT: Số mol (n)H2=y=0.2(mol)

=> Thể tích (V) H2(đktc)= 0.2*22.4=4,48l

c. nCuO = 12/80 = 0,15 (mol) CuO + H2

to

Cu + H2O Theo PT: 1mol 1 mol

Theo bài: 0,15 mol 0,2 mol

Xét tỉ lệ: 0,15/1 < 0,2/1 => H2 dư, CuO phản ứng hết, tính theo CuO:

Theo PT: nCu = nCuO = 0,15 mol

=> mCu = 0,15 * 64 = 9,6 (g)

0,5

0,25 0,25 0,25 0,25

0,25 0,25 0,25 0,25

Tổng 6,0

(5)

Ngày soạn: 02/04/2022 Tiết: 59 BÀI THỰC HÀNH 6

Môn học/Hoạt động giáo dục: Hoá học; lớp: 8 Thời gian thực hiện: 1 tiết

I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức.

- HS củng cố nắm vững được tính chất hoá học của H2O: tác dụng với một số kim loại, oxit bazơ và oxit axit.

2. Năng lực

Năng lực chung Năng lực chuyên biệt

- Năng lực phát hiện vấn đề - Năng lực giao tiếp

- Năng lực hợp tác - Năng lực tự học

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học - Năng lực thực hành hóa học

- Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống.

- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học.

3. Phẩm chất

- HS có trách nhiệm, chăm chỉ trong học tập và chấp hành kỉ luật.

- Yêu thích học tập bộ môn.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1.Giáo viên:

- Chuẩn bị bộ dụng cụ thí nghiệm cho 4 nhóm.

a/ Dụng cụ: b/ Hoá chất:

- Chậu thủy tinh.

- Cốc thủy tinh.

- Bát sứ.

- Lọ thuỷ tinh.

- Muỗng sắt.

- Na - CaO - P

- Quì tím - Đèn cồn.

(6)

- Đũa thuỷ tinh.

2. Học sinh:

- Đọc trước bài thực hành III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức lớp (1’)

Lớp Sĩ số Vắng Ngày giảng

8A 09/04/2022

8B 09/04/2022

2. Kiểm tra bài cũ 3. Tiến trình bài dạy

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG Hoạt động 1: Khởi động(2’)

a.Mục tiêu: Giúp học sinh có hứng thú với bài học.

b. Nội dung: Trực quan, cả lớp .

c. Sản phẩm: HS lắng nghe định hướng nội dung học tập.

d. Tổ chức thực hiện:

Hôm nay thầy và các em sẽ thực hành về một số tính chất hoá học của nước Hoạt động 2: Nghiên cứu, hình thành kiến thức

Hoạt động 2.1: Tiến hành thí nghiệm(30’) a.Mục tiêu: HS tiến hành được các thí nghiệm trong bài

b. Nội dung: Trực quan, cả lớp

c. Sản phẩm: Thí nghiệm của học sinh

d. Tổ chức thực hiện: Thí nghiệm trực quan - Vấn đáp - Làm việc nhóm – Kết hợp làm việc cá nhân. Giáo viên tổ chức, hướng dẫn học sinh hoạt động, hỗ trợ khi cần thiết, kiểm tra, đánh giá học sinh. Phát triển năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực sử dụng ngôn ngữ hoá học

1. Thí nghiệm 1 - HS nghe GV hướng dẫn 1.Thí nghiệm 1

(7)

Nước tác dụng với Na:

GV hướng dẫn HS tiến hành TN.

GV: theo dõi hoạt động của từng nhóm để có nhận xét sau buổi TH.

2. Thí nghiệm 2

Nước tác dụng với vôi sống:

GV lưu ý HS các thao tác TN.

3. Thí nghiệm 3

Nước tác dụng với P2O5:

và làm thí nghiệm.

- Mỗi nhóm tiến hành thí nghiệm độc lập với nhau.

- Quan sát hiện tượng , nhận xét, viêt PTPỨ

- Hiện tượng: mẩu natri chảy ra và tự bốc cháy.

2H2O + 2Na → 2NaOH + H2

2. Thí nghiệm 2

H2O + CaO→ Ca(OH)2

3. Thí nghiệm 3

3H2O + P2O5→ 2H3PO4

Hoạt động 2.1: Nhận xét, đánh giá giờ thực hành(10’)

a.Mục tiêu: HS trình bày các ưu, nhược điểm của mình trong giờ thực hành b. Nội dung: Trực quan, cả lớp.

c. Sản phẩm: Học sinh đánh giá được bản thân và các bạn.

d. Tổ chức thực hiện: Thí nghiệm trực quan - Vấn đáp - Làm việc nhóm – Kết hợp làm việc cá nhân. Giáo viên tổ chức, hướng dẫn học sinh hoạt động, hỗ trợ khi cần thiết, kiểm tra, đánh giá học sinh.

- GV nhận xét, đánh giá giờ thí nghiệm.

- Cho HS dọn vệ sinh, rửa dụng cụ.

- HS tự tổng kết kiến thức thu được sau buổi thực hành.

4. Hướng dẫn về nhà(2’)

- HS về nhà làm tường trình và nộp lại trong tiết sau.

(8)

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Hoạt động 3 trang 16 VTH Hoạt động trải nghiệm 2: Hãy nêu 3 việc tự phục vụ em đã làm tốt trong ngày hôm nay và 3 việc em sẽ cố gắng làm tốt hơn vào ngày mai... - Hôm

Hoạt động 3 trang 19 VTH Hoạt động trải nghiệm 2: Em hãy tự thực hiện các việc làm phù hợp ở lớp, ở nhà rồi tô màu vào trái tim tương ứng với ngày em đã thực hiện..

Hoạt động 1 trang 54 VTH Hoạt động trải nghiệm 2: Hãy điền vào bông hoa những hoạt động chung em đã tham gia cùng gia đình?. Khi ở nhà, em thường cùng ông, bà, bố, mẹ,

- Nếu chọn cây bút: Em hãy viết một lá thư gửi cho người bạn hàng xóm của em - Nếu chọn hộp bút màu: Lựa chọn những màu mà em thích để vẽ một bức tranh tặng người

KĨ THUẬT CHẠY ĐÀ VÀ GIẬM NHẢY. b) Nội dung: Nhận lớp và khởi động. c) Sản phẩm: Học sinh hoàn thành bài khởi động theo hướng dẫn của cán sự lớp (đảm bảo lượng vận

KĨ THUẬT CHẠY ĐÀ VÀ GIẬM NHẢY. b) Nội dung: Nhận lớp và khởi động. c) Sản phẩm: Học sinh hoàn thành bài khởi động theo hướng dẫn của cán sự lớp (đảm bảo lượng vận

+ Học sinh đáp ứng được khả năng tiếp nhận các hoạt động vận động. + Cán sự lớp hướng dẫn được lớp khởi động chung. + - Thực hiện các bài tập bổ trợ chạy đà một bước

+ Học sinh đáp ứng được khả năng tiếp nhận các hoạt động vận động. + Cán sự lớp hướng dẫn được lớp khởi động chung. + - Thực hiện các bài tập bổ trợ chạy đà một bước