• Không có kết quả nào được tìm thấy

Soạn bài Chiếc lá cuối cùng Chân trời sáng tạo | Hay nhất Soạn văn lớp 6 Chân trời sáng tạo

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Soạn bài Chiếc lá cuối cùng Chân trời sáng tạo | Hay nhất Soạn văn lớp 6 Chân trời sáng tạo"

Copied!
5
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Chiếc lá cuối cùng A. Soạn bài Chiếc lá cuối cùng ngắn gọn : Câu hỏi (trang 20 SGK Ngữ văn 6 tập 1) Trả lời:

Các yếu tố của truyện Chiếc lá cuối cùng - Đề tài là phương diện khách quan

của nội dung của truyện. Đề tài được tác giả tập trung đi xuyên suốt câu chuyện.

- Đề tài của chiếc lá cuối cùng là tình bạn, tình yêu thương giữa những con người với nhau.

- Các chi tiết tiêu biểu có thể là một lời nói, một cử chỉ, một hành động...

của nhân vật, tập trung làm rõ sự việc nổi bật.

- Các chi tiết tiêu biểu trong truyện là Giôn- xi bị chứng viêm phổi phải nằm viện, cụ Bơ- mơn đã vẽ chiếc lá thường xuân cuối cùng để thắp lên hi vọng sống cho Giôn- xi vào cái đêm mà chiếc lá cuối cùng rụng, cụ Bơ- man đã chết vì xưng phổi.

- Ngoại hình, hành động gây ấn tượng của nhân vật là hình ảnh nhân vật đặc biệt với những hành động ấn tượng tạo cảm giác thích thú và gợi nhớ cho độc giả.

- Ngoại hình, hành động của cụ Bơ- mơn đã gây ấn tượng với người đọc. Đó là hình ảnh cụ gầy ốm, giày và quần áo đều ướt sũng. Cụ đã bắc thang và dùng đèn bão để vẽ chiếc lá thường xuân cuối cùng.

- Ý nghĩ của các nhân vật rất quan trọng đối với một câu chuyện. Các nhân vật là người tạo ra các tình huống, chi tiết trong truyện và các

- Xu muốn Giôn-xi lạc quan hơn và ngừng nghĩ về bệnh tật

- Giôn-xi tuyệt vọng nghĩ khi nào chiếc lá cuối cùng rơi thì cô sẽ chết

(2)

nhân vật là người quyết định xem câu chuyện tiếp tục diễn ra như thế nào.

- Cụ Bơ- mơn đã suy nghĩ hi sinh thân mình, vẽ chiếc lá để cứu Giôn-xi

B. Tóm tắt những nội dung chính khi soạn bài Chiếc lá cuối cùng:

I. Tác phẩm 1. Tiểu sử

- O. Henry (1862-1910) sinh ra ở Greensboro, bang Carolina Bắc, Hoa Kỳ.

- Ông là một nhà văn viết truyện ngắn nổi tiếng. Tên ông được dùng để đặt cho giải thưởng truyện ngắn hay nhất hàng năm ở Mỹ.

- Ông là một trong tám danh nhân văn hóa được Hội đồng Hòa bình Thế giới quyết định kỷ niệm vào năm 1962 nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh của ông.

- Thời trai trẻ ông ở Texas làm việc trong một ngân hàng, tại đây ông dính líu vào một vụ chuyển ngân bất hợp pháp nên phải ngồi tù. Trong khoảng thời gian này ông cầm bút bắt đầu sự nghiệp văn chương của mình và đã có tiếng từ năm 1899. Năm 1902 ông chuyển về sống tại thành phố Nữu Ước và viết liên tục gần 300 truyện ngắn.

- Người ta có thể tìm thấy những nhân vật làm các nghề mà chính tác giả đã trải qua: chủ cửa hiệu, nhân viên bán hàng, ký giả, họa sĩ, bác sĩ, diễn viên sân khấu, thợ cắt tóc, cảnh sát, thanh tra, dân đi tìm vàng, cũng có những người vô nghề nghiệp vô gia cư, và kể cả kẻ tội phạm và tù nhân.

(3)

2. Sự nghiệp văn học a. Tác phẩm chính

- Nhờ cuộc đời phong phú nên tác giả để lại số lượng truyện ngắn khá nhiều (tổng cộng gần 400 truyện cộng thêm vài bài thơ).

- Các truyện ngắn của ông được độc giả và giới phê bình yêu thích nhất là

“Chiếc lá cuối cùng”, “Món quà giáng sinh”, “Căn gác xép”, “Tên cảnh sát và gã lang thang” và nhiều truyện khác.

b. Phong cách nghệ thuật

- Tình cảm của ông luôn hướng về những người nghèo, những người bất hạnh.

Truyện ngắn của ông thường sâu sắc, cảm động và đầy chất thơ. Nhiều truyện ngắn của ông được xem là hay nhất thế giới và vẫn được xem là mẫu mực cho các nhà văn trẻ trong nhiều thập niên sau.

II. Tác phẩm

(4)

1. Xuất xứ

- Văn bản được trích trong truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng, NXB Văn học, Hà Nội, 1983.

2. Bố cục: 3 phần.

- Phần 1 (từ đầu … Hà Lan): Giôn-xi mắc bệnh, cô tuyệt vọng chờ chết - Phần 2 (tiếp theo … chăm nom- thế thôi): Giôn-xi chiến thắng căn bệnh.

- Phần 3 (còn lại) sự thật về kiệt tác chiếc lá cuối cùng.

3. Thể loại: truyện ngắn.

4. Phương thức biểu đạt: tự sự, miêu tả, biểu cảm.

5. Tóm tắt:

Câu chuyện kể về ba người họa sĩ nghèo là Xiu, Giôn xi và cụ Bơ men.

Giôn xi bị bệnh sưng phổi và đang phải ngày đêm đấu tranh với căn bệnh này.

Xiu và cụ Bơ men ngày đêm chăm sóc, lo lắng cho cô. Hằng này, Giôn xi nhìn ra cái cây ngòi cửa sổ đang rụng lá, cô đã nghĩ rằng khi chiếc lá cuối cùng rụng xuống thì cũng là lúc mình lìa đời. Sau một đêm mưa tuyết, cô tưởng rằng chiếc cây đã rụng hết lá. Sáng hôm sau khi mở cửa ra, chiếc lá vẫn còn đó nhưng cụ Bơ men đã lìa đời. Hóa ra, cụ là người đã vẽ ra chiếc lá - kiệt tác cuối cùng để mong Giôn xi có thêm niềm tin, hi vọng vào cuộc sống.

(5)

6. Giá trị nội dung

Truyện ca ngợi tình yêu thương cao cả giữa những con người nghèo khổ. Tôn vinh giá trị, sức mạnh của nghệ thuật chân chính mang đến niềm vui và hạnh phúc cho con người.

7. Giá trị nghệ thuật

- Cốt truyện dàn dựng chu đáo, tình tiết sắp xếp khéo léo, hấp dẫn.

- Nghệ thuật đảo ngược tình huống truyện hai lần đã tạo ra hứng thú với người đọc.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Tên tuổi của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh gắn liền với các tác phẩm làm say lòng độc giả bao thế hệ như Mắt biếc, Cỏn chút gì để nhớ, Hạ đỏ, Cô gái đến từ hôm qua, Chú bé

Hướng dẫn lớp cách thức biểu quyết bầu cá nhân và tập thể xuất sắc (bằng hình thức giơ tay). 6- Sau khi lớp biểu quyết, lớp trưởng thông báo lại danh sách những cá

Với những tình cảm chân thành đó tác giả đã viết nên những câu thơ thấm đượm tình cảm cha con.. Tóm tắt những nội dung chính khi soạn bài

Bài thơ “Mây và sóng” của Ta-go đã ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt, hàm chứa một ý nghĩa nhân văn cao cả: chỉ cần có mẹ, có con, chúng ta sẽ sáng tạo ra cả

Trong đoạn tác giả có kể về câu chuyện thuở nhỏ của danh họa nổi tiếng Lê-ô- na-rơ-đô Đa Vin-chi nhằm chỉ ra rằng vai trò của người thầy rất quan trọng.. Dù ông có

Như vậy, để nhận định vấn đề một cách đúng đắn, chúng ta phải thay đổi góc nhìn, phải đặt mình vào vị trí của mọi người đến tìm hiểu mọi việc một cách toàn diện hơn..

Từ bài viết trên, em rút ra được khi viết văn trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống phải đưa ra những ý kiến, lí lẽ hợp lí, bên cạnh đó là bằng chứng chứng minh

Bạo lực học đường được hiểu là những hành vi sai trái, đùng bạo lực để giải quyết vấn đề của các bạn học sinh, có thể là của cả giáo viên dành cho học sinh.. Bạo lực