• Không có kết quả nào được tìm thấy

Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung do Nhà nước ban hành và được bảo đảm thực hiện bằng A

Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung do Nhà nước ban hành và được bảo đảm thực hiện bằng A"

Copied!
9
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Dùng cho học sinh lớp 12 ôn tập tại nhà trường trong thời gian tạm nghỉ học phòng chống dịch bệnh Covid-19 (Thực hiện theo nội dung Công văn số 211/SGDĐT-GDTrH ngày 19/02/2020 của Sở GDĐT Bắc Ninh)

Môn Giáo dục công dân 12- Đề số 1- ( Thời gian làm bài 50 phút) Câu 1.Tất cả mọi cá nhân và tổ chức, ai cũng phải xử sự theo pháp luật. Điều này thể hiện tính

A. chặt chẽ về mặt hình thức. B. chặt chẽ về mặt nội dung.

C. quy phạm phổ biến. D. quyền lực, bắt buộc chung.

Câu 2. Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung do Nhà nước ban hành và được bảo đảm thực hiện bằng

A. quy ước cộng đồng. B. sức mạnh tập thể.

C. thể chế chính trị. D. quyền lực Nhà nước.

Câu 3. Bất kì công dân nào vi phạm pháp luật đều phải bị xử lí theo

A. quy định của pháp luật B. hương ước của làng xã.

C. thỏa thuận của cộng đồng. D. tập tục của địa phương.

Câu 4. Công dụng của sản phẩm làm cho hàng hoá có

A. giá trị. C. giá trị trao đổi.

B. giá trị sử dụng. D. giá trị trên thị trường.

Câu 5. Công dân có hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm tới các quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản là vi phạm

A. hành chính. B. dân sự. C. công vụ. D. quy chế.

Câu 6. Nam thanh niên khi đủ điều kiện theo quy định của pháp luật mà trốn nghĩa vụ quân sự là không thực hiện pháp luật theo hình thức nào dưới đây?

A. Sử dụng pháp luật. B. Thi hành pháp luật.

C. Tuân thủ pháp luật. D. Thực hiện pháp luật.

Câu 7. Công dân khi vi phạm pháp luật hình sự phải chấp hành hình phạt theo quyết định của cơ quan nào dưới đây?

A. Viện kiểm sát nhân dân. B. Tòa án nhân dân.

(2)

C. Công an nhân dân. D. Ủy ban nhân dân.

Câu 8. Trường hợp nào dưới đây không áp dụng hình phạt tử hình với người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự?

A. Phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi.

B. Người từ 70 tuổi trở lên.

C. Phụ nữ chuẩn bị mang thai.

D. Người dưới 20 tuổi.

Câu 9. Hành vi nào dưới đây phải chịu trách nhiệm hành chính?

A. Làm lộ tài liệu mật của cơ quan nhà nước.

B. Xây dựng công trình nhà ở trái phép.

C. Tham ô tài sản với số tiền là 200 triệu đồng.

D. Không chu cấp tiền nuôi con theo phán quyết khi xử ly hôn của Tòa án.

Câu 10. Bà P lấn chiếm vỉa hè để bán hàng gây cản trở người đi bộ. Khi bị nhắc nhở và xử phạt bà P đã không chấp hành và có hành vi chống đối làm một đồng chí của Ban Quản lý thị trường bị thương nặng. Hành vi của bà P là hành vi vi phạm pháp luật ?

A. Dân sự và hành chính. B. Hành chính và kỷ luật.

C. Hành chính và hình sự . C. Dân sự và hình sự.

Câu 11. Cá nhân, tổ chức không làm những điều mà pháp luật cấm là thực hiện pháp luật theo hình thức

A. sử dụng pháp luật. B. thi hành pháp luật.

C. tuân thủ pháp luật. D. áp dụng pháp luật.

Câu 12. Vì mâu thuẫn với chồng là anh M nên chị Y bỏ nhà ra đi trong khi đang chờ bổ nhiệm chức danh trưởng phòng. Nhân cơ hội này, ông D giám đốc Sở X nơi chị Y công tác đã nhận của anh T là nhân viên dưới quyền 150 triệu đồng để bổ nhiệm anh T vào vị trí trưởng phòng dự kiến dành cho chị Y trước đây. Biết chuyện, anh K nảy sinh ý định và lên kế hoạch rủ anh M tống tiền ông D. Những ai sẽ phải chịu trách nhiệm pháp lý?

A. Chị Y, ông D và anh T. B. Chị Y, ông D, anh T và anh K.

(3)

C. Ông D, anh K và anh M. D. Ông D, anh T, anh K, anh M.

Câu 13. K điều khiển xe máy điện đèo Q ( K và Q cùng 17 tuổi) đến trường. K vừa điều khiển xe vừa sử dụng thiết bị âm thanh để nghe nhạc, Q ngồi sau không đội mũ bảo hiểm. Do thiếu quan sát K đã đâm vào anh B đang điều khiển xe máy nhưng không có Giấy phép lái xe và em X (13 tuổi) đi xe đạp phóng nhanh từ trong ngõ đi ra. Trong tường hợp này, những chủ thể nào dưới đây bị xử phạt vi phạm hành chính?

A. Anh B, K và Q. B. Anh B và K.

C. Anh B, K và em X . D. K và Q.

Câu 14. Anh A làm thủ tục và thoả thuận thuê 1 ô tô của anh B trong vòng 2 ngày.

Nhưng sau thời hạn 5 ngày anh A mới đem xe đến trả và bị hư hỏng nặng, anh B đòi bồi thường thiệt hại, anh A không chịu nên anh B khởi kiện ra tòa án. Trong trường hợp này, hành vi của anh A thuộc loại vi phạm nào?

A. Hành chính. B. Hình sự. C. Kỷ luật. D. Dân sự.

Câu 15. Tiền tệ thực hiện chức năng thước đo giá trị khi A. rút tiền khỏi lưu thông và đi vào cất trữ.

B. dùng làm phương tiện lưu thông và mua bán hàng hóa.

C. dùng để chi trả sau khi giao dịch mua bán hàng hoá.

D. dùng để đo lường và biểu hiện giá trị của hàng hóa.

Câu 16. Do không hài lòng với mức tiền bồi thường đất đai sau giải tỏa, ông B nhiều lần yêu cầu được gặp lãnh đạo xã Y. Cho rằng ông B cố tình gây rối, bảo vệ Ủy ban nhân dân xã đã mắng chửi và đuổi ông về nên giữa hai bên xảy ra mâu thuẫn. Bảo vệ đã đánh ông B gãy tay và làm hư hỏng xe máy của ông. Bảo vệ phải chịu những loại trách nhiệm pháp lí nào?

A. Lao động-Dận sự-Hình sự. B. Kỷ luật-Hành chính-Hình sự.

C. Kỷ luật-Dân sự-Hình sự. D. Hành chính-Dân sự- Hình sự.

Câu 17. “Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật” được ghi nhận ở Điều bao nhiêu của Hiến pháp 2013 nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam?

A. Điều 15. B. Điều 16. C. Điều 17 D.Điều 18.

(4)

Câu 18. Để đảm bảo quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật cần xử lí nghiêm minh những hành vi xâm phạm quyền và lợi ích của công dân.Nhận định này thể hiện nội dung nào dưới đây?

A. Trách nhiệm của xã. B. Trách nhiệm của nhà nước.

C. Nghĩa vụ của tổ chức. D. Nghĩa vụ của công dân.

Câu 19. Một hôm, xe của Bác Hồ đang đi ở Hà Nội bỗng đèn đỏ ở một ngã tư bật lên. Xe của Bác dừng lại, đồng chí cảnh vệ chạy đến bục yêu cầu Công an giao thông bật đèn xanh để xe Bác đi nhưng Bác đã ngăn lại rồi bảo: “Các chú không được làm như thế…không nên bắt người khác nhường quyền ưu tiên cho mình”.

Lời nói của Bác thể hiện điều gì dưới đây?

A. Không ai được ưu tiên.

B. Không nên làm phiền người khác.

C. Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.

D. Công dân bình đẳng về trách nhiệm.

Câu 20. Biểu hiện nào sau đây là bình đẳng trong hôn nhân và gia đình?

A. Người chổng phải giữ vai trò chính trong đóng góp về kinh tế và quyết định công việc lớn trong gia đình.

B. Công việc của người vợ là nội trợ gia đình và chăm sóc con cái, quyết định các khoản chi tiêu hàng ngày của gia đình.

C.Vợ chồng cùng bàn bạc, tôn trọng ý kiến của nhau trong việc quyết định các công việc của gia đình.

D. Chia đều các công việc từ nhỏ tới lớn cho thật công bằng, như vợ nấu cơm thì chồng phải rửa bát.

Câu 21. Pháp luật hôn nhân, gia đình quy định các thành viên trong gia đình đều có nghĩa vụ đóng góp công sức, tiền và tài sản khác để

A. Nuôi sống gia đình, mọi thành viên đều được bình đẳng trong đóng góp và hưởng thụ.

B. Đời sống của gia đình được sung túc.

C. Duy trì đời sống chung được phù hợp với thu nhập và khả năng thục tế của mình.

(5)

D. Đảm bảo sự bình đẳng giũa các thành viên trong gia đình.

Câu 22. Pháp luật quy định, người sử dụng lao động không được sử dụng lao động nữ vào trường hợp nào sau đây?

A. Công việc cần nhiều trí tuệ để tạo ra những sản phẩm có tính cạnh tranh cao.

B. Công việc cần giao tiếp với nhiều người để mở rộng mối quan hệ.

C. Công việc cần đi lại nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe

D. Công việc tiếp xúc với hóa chất độc hại ảnh hưởng xấu tới chức năng của người phụ nữ.

Câu 23. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về quyền tự do kinh doanh của công dân?

A. Công dân có thể kinh doanh bất kì ngành nghề nào, miễn là nộp thuế đầy đủ.

B. Mọi công dân đều có quyền thành lập doanh nghiệp.

C. Công dân khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật đều có quyền hoạt động kinh danh.

D. Công dân được quyền tự do tuyệt đối trong kinh doanh.

Câu 24. Năm nay Thái đã đủ 16 tuổi mà luôn bị bố mắng mỏ, hắt hủi. Ở trong nhà, em chẳng có quyền gì cả, nói gì cũng bố ngắt lời, trình bày gì bố cũng không nghe.

Bố thường nói với Thái: Con cái thì không có quyền gì cả, bố mẹ nói gì cũng phải nghe, bảo làm gì cũng phải làm, như thể mới là đứa con ngoan. Cách cư xử của bố Thái như vậy đã thể hiện điều gì?

A. Không thương yêu, nuôi dưỡng, chăm sóc con.

B. Không bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con.

C. Không tôn trọng ý kiến của con.

D. Không chăm lo việc học tập và phát triển lành mạnh của con.

Câu 25. Chị K đăng ký với cơ quan chức năng kinh doanh buôn bán thức ăn nhanh. Sau một thời gian kinh doanh thua lỗ, chị đã quyết định lấy một số thực phẩm kém chất lượng với giá rẻ về chế biến sau đó bán cho người tiêu dùng sử dụng. Chị K đã vi phạm nghĩa vụ nào của người kinh doanh?

A. Tuân thủ quốc phòng, an ninh.

(6)

B. Nộp thuế theo quy định của pháp luật.

C. Kinh doanh đúng ngành, nghề.

D. Bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.

Câu 26. Anh A đề nghị bổ sung chế độ tiền thưởng vào hợp đồng lao động. Giám đốc trả lời: “anh nên quan tâm đến mức lương, còn về tiền thưởng thì bổ sung sau”.

Câu trả lời của Giám đốc đã vi phạm nội dung nào dưới đây?

A. Bình đẳng trong tìm kiếm việc làm.

B. Bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ.

C. Bình đẳng trong thực hiện quyền lao động.

D. Bình đẳng trong giao kết hợp đồng lao động.

Câu 27. Do bố mẹ mất sớm, anh H đi làm xa nên vợ anh là chị Q thường xuyên bắt em chồng mình là K phải nghỉ học để phục giúp công việc nặng nhọc của gia đình.

Bị bạn bè lôi kéo K đã nghỉ học vào sa vào con đường nghiện ngập. Nổi giận anh H đã chửi và đuổi vợ ra khỏi nhà. Hành vi của chị Q đã vi phạm quyền bình đẳng trong hôn nhân và gia đình ở quan hệ nào sau đây?

A. Anh, chị, em. B. Vợ chồng.

C. Ông bà và cháu. D. Cha mẹ và con.

Câu 28.Chị P thuê ông M là chủ một công ty in làm bằng đại học giả rồi dùng bằng giả đó đăng kí kinh doanh thuốc tân dược. Đồng thời, chị P tiếp cận với ông T là lãnh đạo cơ quan chức năng nhờ giúp đỡ mình và loại hồ sơ của chị K cũng đang xin đăng kí kinh doanh thuốc tân dược. Sau khi nhận của chị P năm mươi triệu đồng, ông T đã loại hồ sơ hợp lệ của chị K và cấp giấy phép kinh doanh cho chị P. Những ai dưới đây vi phạm nội dung quyền bình đẳng trong kinh doanh?

A. Chị P, ông M và ông T.

C. Chị P, ông M, ông T và chị K.

B. Chị P, ông M và chị K.

D. Chị P, chị K và ông T.

Câu 29. Chị T và chị D cùng đem hồ sơ nộp vào công ty Z để xin việc. Vì muốn có việc làm nhanh nên chị D đã đưa cho anh K bảo vệ công ty năm triệu đồng nhờ gửi hồ sơ. Sau khi nhận tiền của chị D, anh K đã đưa cho anh P ba triệu đồng nhờ

(7)

duyệt hồ sơ của chị D nên được anh P đồng ý và đã duyệt hồ sơ của chị D và nhận chị vào làm việc cho công ty. Theo em, những ai dưới đây đã vi phạm nội dung cơ bản của pháp luật về lĩnh vực lao động?

A. Chị T, chị D và anh P. B. Chị D, anh K và anh P.

C. Anh K và anh P. D. Chị T, chị D, và anh K.

Câu 30. Các gia đình thờ cúng ông bà, tổ tiên là hoạt động

A. tín ngưỡng. B. mê tín. C. tôn giáo. D. dị đoan.

Câu 31. Nhà nước đảm bảo một tỉ lệ nhất định người dân tộc thiểu số là đại biểu trong cơ quan đại biểu nhân dân là biểu hiện bình đẳng giữa các dân tộc trong lĩnh vực

A. xã hội. B. kinh tế. C. văn hóa. D. chính trị.

Câu 32. Bất kì ai, dù ở cương vị nào cũng đều không có quyền xâm phạm đến nhân phẩm, làm thiệt hại đến danh dự và uy tín của người khác. Quy định này đảm bảo quyền nào của công dân?

A. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe của công dân.

B. Quyền bình đẳng về trách nhiệm pháp lí.

C. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự và nhân phẩm của công dân.

D. Tất cả các phương án trên.

Câu 33. Nội dung nào sau đây không đúng với quy định của pháp luật về quyền bắt người?

A. Bắt người đang thực hiện phạm tội.

B. Bắt người khi nghi ngờ người đó phạm tội.

C. Bắt người đang bị truy nã hoặc phạm tội quả tang.

D. Bắt người đã thực hiện tội phạm và đang bị đuổi bắt.

Câu 34. Hành vi đánh người là xâm phạm đến

A. tự trọng, nhân phẩm của công dân B. uy tín, danh dự của công dân.

C. tính mạng, sức khỏe của công dân. D. tự do thân thể của công dân.

(8)

Câu 35. Nghi ngờ ông X là thủ phạm sát hại chị H, công an huyện T đã lập tức bắt giam ông X. Việc làm của công an huyện T đã xâm phạm quyền nào của công dân?

A. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể.

B. Quyền được bảo hộ về tính mạng, sức khỏe.

C. Quyền được pháp luật bảo hộ về nhân phẩm.

D. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự.

Câu 36. Chị H bán quần áo, chị liên tục cập nhật và lấy những mẫu quần áo được giới trẻ ưa chuộng hiện nay. Chị H đã thực hiện biểu hiện nào của quan hệ cung – cầu?

A. Cung – cầu tác động lẫn nhau.

B. Cung – cầu ảnh hưởng đến giá cả thị trường.

C. Giá cả thị trường ảnh hưởng đến cung – cầu.

D. Vai trò của quan hệ cung – cầu.

Câu 37. Đến hạn trả khoản nợ 500 triệu đồng theo nội dung hợp đồng ông K vay tiền của bà N nhưng do muốn chiếm đoạt số tiền đó nên ông K đã bỏ trốn. Trong lúc vội vã, xe ô tô của ông K điều khiển đã va chạm với xe máy do chị V điều khiển khiến chị bị ngã gãy chân. Biết chuyện, ông M chồng bà N đã phóng hỏa đốt cháy cửa hàng của gia đình ông K nên bị anh S con trai ông K đe dọa trả thù.

Những ai dưới đây vừa phải chịu trách nhiệm hình sự vừa phải chịu trách nhiệm dân sự?

A. Ông M và anh S. B. Ông K, ông M và anh S.

C. Ông K và ông M. D. Ông K, anh S và chị V.

Câu 38 . Phát hiện anh C đã tung tin đồn thất thiệt về chị T trên mạng xã hội nên chị B kể lại việc này với chị T. Sau khi yêu cầu anh C gỡ bỏ thông tin sai lệch về mình không được, chị T rất bực mình. Thương bạn, chị B đã tung tin cả nhà anh C nhiễm HIV khiến anh C và gia đình bị kì thị, xa lánh. Trong trường hợp này những ai vi phạm pháp luật?

A. Chị B và chị T. B. Anh C và chị T.

C. Chị B, anh C và chị T. D. Anh C và chị B.

(9)

Câu 39. N học xong lớp 12, em tham gia sản xuất hàng mây tre đan để bán, nhưng em không biết nên sản xuất hàng hóa với số lượng và giá cả như thế nào. Vậy số lượng hàng hoá và giá cả của hàng hoá do nhân tố nào quyết định?

A. Người sản xuất. B. Thị trường.

C. Nhà nước. D. Người làm dịch vụ.

Câu 40. Giám đốc T điều động toàn bộ nhân viên đến công ty X để chuẩn bị tổ chức hội nghị khách hàng. Cuối buổi một nhân viên phát hiện mất điện thoại, giám đốc T yêu cầu bảo vệ khóa cửa ra vào rồi cùng anh P kiểm tra tư trang của mọi người. Anh H là chồng chị B đến đón vợ mình nhưng bị bảo vệ ngăn cản. Lời qua tiếng lại, hai bên quát nạt, mắng chửi nhau thậm tệ. Những ai dưới đây đã vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân?

A. Anh H và bảo vệ. B. Giám đốc T, anh P, anh H.

C. Giám đốc T, anh P, anh H và bảo vệ. D. Giám đốc T và anh P.

...HẾT...

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Bình đẳng trong lao động được hiểu là bình đẳng giữa mọi công dân trong việc thực hiện quyền lao động thông qua tìm việc làm, bình đẳng giữa người sử

Bất kì công dân nào vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm của mình và bị xử lí theo quy định của pháp luật, là thể hiện công dân bình

Pháp luật là phương tiện thực hiện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mỗi công dân.. Pháp luật là công cụ bảo vệ mọi quyền và lợi ích

- Pháp luật là những nguyên tắc , quy tắc xử sự chung , mang tính bắt buộc do nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện bằng giáo dục , thuyết phục cưởng chế. -Pháp luật

105 D - Theo quy định của pháp luật, một trong những nội dung thể hiện công dân được bình đẳng trong lao động là tự do lựa chọn việc làm... Hành vi này của A đã

Câu 4: Trong trường hợp công dân xử sự không đúng các quy định của pháp luật sẽ bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng các biện pháp cưỡng chế do luật định để

Pháp luật là các quy tắc xử sự chung, có tính bắt buộc, do Nhà nước ban hành, được Nhà nước bảo đảm thực hiện bằng biện pháp thuyết phục.. Pháp luật là quy tắc xử sự

Câu 15: Theo quy định của pháp luật, công dân vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của người khác khi thực hiện hành vi nào dưới đây..