• Không có kết quả nào được tìm thấy

Giải Lịch sử 12 Bài 1: Sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai (1945 – 1949) | Giải bài tập Lịch sử 12

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Giải Lịch sử 12 Bài 1: Sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai (1945 – 1949) | Giải bài tập Lịch sử 12"

Copied!
7
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

1

Bài 1: Sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai (1945 – 1949) A/ CÂU HỎI GIỮA BÀI

Câu hỏi trang 6 sgk Lịch Sử 12: Hãy nêu những quyết định quan trọng của Hội nghị Ianta (2- 1945)?

Lời giải:

Từ ngày 4 đến ngày 11/2/1945, một hội nghị quốc tế được triệu tập tại Ianta (Liên Xô).

Tham dự Hội nghị có nguyên thủ của ba cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh. Hội nghị đưa ra 3 quyết định quan trọng:

- Thứ nhất, thống nhất tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản.

Để nhanh chóng kết thúc chiến tranh, sau khi đánh bại phát xít Đức từ 2 đến 3 tháng, Liên Xô sẽ tham chiến chống Nhật Bản ở châu Á.

- Thứ hai, thành lập tổ chức Liên hợp quốc nhằm duy trì hòa bình và an ninh thế giới.

- Thứ ba, thỏa thuận việc đóng quân và phân chia phạm vi ảnh hưởng ở châu Âu và châu Á.

+ Ở Châu Âu: Liên Xô chiếm đóng Đông Đức, Đông Béclin và Đông Âu; Anh, Pháp, Mỹ chiếm đóng Tây Đức, Tây Beclin, Tây Âu.

+ Châu Á: Liên Xô tham gia chống Nhật, giữ nguyên trạng Mông Cổ; Liên Xô đóng quân ở vĩ tuyến 38 Bắc bán đảo Triều Tiên; Mĩ đóng quân ở vĩ tuyến 38 Nam bán đảo Triều Tiên.

(2)

2

Nguyên thủ 3 nước (Liên Xô, Mĩ, Anh) tham gia Hội nghị Ianta

(Theo thứ tự từ trái qua phải: Thủ tưởng Anh Sớcsin, Tổng thổng Mỹ - Ph. Rudơven, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô - I.Xtalin)

(3)

3

Câu hỏi trang 8 sgk Lịch Sử 12: Nêu mục đích và nguyên tắc hoạt động của Liên hợp quốc?

Lời giải:

Thực hiện những thỏa thuận của Hội nghị Ianta, từ ngày 25/4 đến ngày 26/6/1945, đại biểu của 50 nước đã họp tại thành phố Xan Phranxixcô (Mĩ) để thông qua bản Hiến chương và tuyên bố thành lập Liên hợp quốc.

- Mục đích của Liên hợp quốc: Duy trì hòa bình, an ninh thế giới, phát triển các mối quan hệ hữu nghị các dân tộc và tiến hành hợp tác quốc tế giữa các nước.

- Nguyên tắc hoạt động của Liên hợp quốc:

+ Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc.

+ Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của tất cả các nước.

+ Không can thiệp vào công việc nội bộ của bất kì nước nào.

+ Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình.

+ Chung sống hòa bình và sư nhất trí giữa năm nước lớn (Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp, Trung Quốc).

(4)

4

Biểu tưởng của tổ chức Liên hợp quốc

Lễ kí Hiến chương Liên hợp quốc

(5)

5

Câu hỏi trang 9 sgk Lịch Sử 12: Hai nhà nước Cộng hòa Liên bang Đức và Cộng hòa Dân chủ Đức được hình thành như thế nào?

Lời giải:

* Bối cảnh:

- Đức là nước bại trận trong Chiến tranh thế giới thứ hai, tương lai của nước Đức trở thành vấn đề trung tâm của nhiều cuộc gặp gỡ giữa nguyên thủ ba cường quốc Liên Xô, Mỹ, Anh.

- Tại Hội nghị Pôxđam, ba cường quốc đã khẳng định nước Đức phải trở thành một quốc gia thống nhất, hòa bình, dân chủ; tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít; thỏa thuận việc phân chia các khu vực đóng quân và kiểm soát nước Đức sau chiến tranh.

- Nhưng Mĩ, Anh và sau đó là Pháp đã tiến hành riêng rẽ việc hợp nhất các khu vực chiếm đóng của mình.

* Sự hình thành hai nhà nước ở Đức:

- Tháng 9 - 1949, Mĩ, Anh, Pháp lập ra Nhà nước Cộng hòa Liên bang Đức.

- Tháng 10 - 1949 được sự giúp đỡ của Liên Xô các lực lượng dân chủ ở Đông Đức đã thành lập Nhà nước Cộng hòa Dân chủ Đức.

* Kết quả: Trên lãnh thổ nước Đức đã xuất hiện hai nhà nước với hai chế độ chính trị khác nhau.

B/ CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP

Câu 1 trang 9 sgk Lịch Sử 12: Hãy chỉ trên bản đồ thế giới những khu vực nằm trong sự phân chia phạm vi ảnh hưởng do ba cường quốc thỏa thuận ở Hội nghị Ianta.

Lời giải:

(6)

6

Bản đồ thế giới

Những khu vực nằm trong sự phân chia phạm vi ảnh hưởng do ba cường quốc thỏa thuận ở Hội nghị Ianta:

* Ở châu Âu:

- Liên Xô đóng quân ở Đông Đức, Đông Beclin và Đông Âu.

- Mĩ, Anh, Pháp đóng quân ở Tây Đức, Tây Béclin và các nước Tây Âu.

* Ở châu Á:

- Nam Triều Tiên, Nhật Bản: Thuộc phạm vi ảnh hưởng của Mĩ.

- Bắc Triều Tiên: Thuộc phạm vi ảnh hưởng của Liên Xô.

- Đông Nam Á, Tây Á: Thuộc phạm vi ảnh hưởng của các nước phương Tây.

- Liên Xô được trả lại miềm Nam đảo Xakhalin; 4 đảo thuộc quần đảo Curin.

Câu 2 trang 9 sgk Lịch Sử 12: Sự đối lập về chính trị và kinh tế giữa hai khối nước: Tây Âu tư bản chủ nghĩa và Đông Âu xã hội chủ nghĩa thể hiện như thế nào?

(7)

7

Lời giải:

* Sự đối lập về chính trị:

- Các nước Đông Âu theo chế độ xã hội chủ nghĩa, liên minh chặt chẽ với Liên Xô. Trong những năm 1945 – 1947, các nước Đông Âu đã tiến hành nhiều cải cách quan trọng:

+ Xây dựng bộ máy nhà nước dân chủ nhân dân.

+ Cải cách ruộng đất.

+ Ban hành các quyền tự do dân chủ,…

- Các nước Tây Âu theo chế độ tư bản chủ nghĩa, liên minh chặt chẽ với Mĩ. Sau chiến tranh, Mĩ đề ra “Kế hoạch phục hưng châu Âu” tăng cường ảnh hưởng và sự khống chế của Mĩ đối với các nước Tây Âu.

* Sự đối lập về kinh tế:

- Các nước Đông Âu cùng với Liên Xô kí kết nhiều hiệp ước tay đôi về kinh tế như: trao đổi buôn bán, viện trợ lương thực, thực phẩm,…Năm 1949, Hội đồng tương trợ kinh tế được thành lập giúp mối quan hệ ngày càng được củng cố, từng bước hình thành hệ thống xã hội chủ nghĩa.

- Các nước Tây Âu dựa vào sự viện trợ của Mĩ thông qua “Kế hoạch phục hưng châu Âu” để khôi phục kinh tế.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Câu hỏi trang 21 SGK Lịch sử 8: Sự phát triển của cách mạng công nghiệp ở Pháp, Đức thể hiện ở những mặt nào..

- Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Pháp, cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít của nhân dân Pháp đã diễn ra sôi nổi, quyết liệt... - Mặt trận nhân dân chống

Câu hỏi trang 105 SGK Lịch sử 8: Nêu những diễn biến chính của giai đoạn đầu chiến tranh thế giới thứ hai.. Chiến tranh thế giới thứ hai

Hãy đánh dấu X vào ô trống trước câu đúng thể hiện chính sách cai trị về văn hóa, giáo dục của thực dân Pháp ở Việt Nam.. ☐ Pháp triệt để thi hành chính sách văn hóa

- Xã hội: phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân, nhân dân lao động Đức dâng cao dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng Cộng sản Đức... Hãy vẽ biểu đồ tình

Tô màu các mũi tên chỉ hương tấn công của phe phát xít... Trả lời: Học sinh điền thông tin và tô màu mũi tên theo gợi

+ Việc Liên Xô tham chiến đã cổ vũ mạnh mẽ cuộc kháng chiến của nhân dân các nước bị phát xít chiếm đóng, và khiến cho Mỹ, Anh, Pháp thay đổi thái độ.. Quân Đồng

Vụ đầu độc binh sĩ Pháp ở Hà Nội và những hoạt động cuối cùng của nghĩa quân Yên