• Không có kết quả nào được tìm thấy

Tự nhiên xã hội lớp 3 Bài 14: Chức năng một số bộ phận của thực vật trang 60 | Kết nối tri thức

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Tự nhiên xã hội lớp 3 Bài 14: Chức năng một số bộ phận của thực vật trang 60 | Kết nối tri thức"

Copied!
8
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Bài 14: Chức năng một số bộ phận của thực vật Hoạt động mở đầu

Câu hỏi (trang 60 SGK tự nhiên và xã hội 3 – KNTT): Theo em, vì sao người ta cần tưới nước cho cây?

Trả lời:

Cần tưới nước cho cây vì cây cần nước để hòa tan và hấp thụ các chất dinh dưỡng trong đất, giúp cho cây tươi tốt hơn.

Hoạt động khám phá

Câu hỏi (trang 60 SGK tự nhiên và xã hội 3 – KNTT): Quan sát hình 1, chỉ và nói về chức năng của rễ, thân đối với cây.

Trả lời:

Học sinh chỉ và nói về chức năng của rễ, thân đối với cây ghi trong hình.

Hoạt động thực hành

(2)

Câu 1 (trang 60 SGK tự nhiên và xã hội 3 – KNTT): Cắm một cành hoa cúc bị héo vào lọ nước.

Câu 2 (trang 60 SGK Tự nhiên và xã hội 3 – KNTT): Hãy dự đoán: Sau một thời gian, cành hoa cúc sẽ như thế nào? Em hãy giải thích vì sao.

Trả lời:

Câu 1: Học sinh chuẩn bị Câu 2:

Sau một thời gian, cành hoa cúc đã tươi trở lại vì thân cây đã hút nước từ trong lọ và vận chuyển nước lên lá và hoa.

Hoạt động khám phá

Câu 1 (trang 61 SGK tự nhiên và xã hội 3 – KNTT): Quan sát hình 4 và trả lời câu hỏi:

- Quá trình hô hấp diễn ra khi nào? Lá cây hấp thụ khí gì và thải ra khí gì?

- Quá trình quang hợp diễn ra khi nào? Lá cây hấp thụ khí gì và thải ra khí gì?

Trả lời:

- Quá trình hô hấp diễn ra suốt ngày, đêm.

- Lá cây hấp thụ khí ô-xi và thải ra khí các-bô-níc.

- Quá trình quang hợp diễn ra dưới ánh sáng mặt trời.

- Lá cây hấp thụ khí các-bô-níc và thải ra khí ô-xi.

(3)

Câu 2 (trang 61 SGK tự nhiên và xã hội 3 – KNTT): Quan sát hình 4 và cho biết lá cây có chức năng gì?

Trả lời:

Lá cây có chức năng quang hợp, hô hấp và thoát hơi nước.

(4)

Hoạt động thực hành

Câu hỏi (trang 61 SGK tự nhiên và xã hội 3 – KNTT): Giải thích vì sao khi chụp một túi ni-lông khô, không màu lên cây, sau một thời gian, sờ vào bên trong túi thấy ẩm, ướt.

Trả lời:

Khi chụp một túi ni-lông khô, không màu lên cây, sau một thời gian, sờ vào bên trong túi thấy ẩm, ướt vì lá cây đã thoát hơi nước ra ngoài.

Hoạt động khám phá

Câu hỏi 1 (trang 62 SGK tự nhiên và xã hội 3 – KNTT): Quan sát từ hình 5 đến hình 9 và mô tả quá trình phát triển của cây đu đủ.

(5)

Trả lời

Cây đu đủ mọc lên từ hạt nảy mầm -> lớn lên -> nở hoa -> kết trái -> trái chín ->

gieo hạt mọc cây.

Câu 2 (trang 62 SGK Tự nhiên và xã hội 3 – KNTT): Hoa và quả có chức năng gì đối với cây?

Trả lời:

Hoa có chức năng giúp cây tạo quả.

Quả có chức năng chứa hạt. Khi gặp điều kiện thích hợp, hạt sẽ mọc thành cây mới, duy trì giống nòi.

Hoạt động thực hành

Câu hỏi (trang 62 SGK tự nhiên và xã hội 3 – KNTT): Chơi trò chơi: “Tôi là bộ phận nào của cây?"

(6)

Trả lời:

Học sinh tham gia chơi trò chơi.

Hoạt động vận dụng

Câu 1(trang 63 SGK tự nhiên và xã hội 3 – KNTT): Trong một chuyến về quê thăm ông, Minh muốn đóng một chiếc hộp bằng giấy bìa cứng để đựng một cây nhỏ tặng ông. Hãy giúp Minh:

- Trả lời câu hỏi: Chiếc hộp cần có đặc điểm gì để cây không bị hỏng sau một ngày vận chuyển?

- Trao đổi với bạn để làm chiếc hộp có chiều cao, chiều rộng phù hợp với kích thước của cây.

Trả lời:

- Trả lời câu hỏi: Chiếc hộp cần có đặc điểm chắn chắn, kín đáo, độ lớn vừa phải, không dễ bị móp méo để cây không bị hỏng sau một ngày vận chuyển.

- Chiếc hộp có chiều cao 20, chiều rộng 15 phù hợp với kích thước của cây nhỏ.

Câu 2 (trang 63 SGK tự nhiên và xã hội 3 – KNTT): Thực hiện làm hộp.

(7)

Trả lời:

Học sinh thực hiện làm chiếc hộp.

Câu 3 (trang 63 SGK tự nhiên và xã hội 3 – KNTT): Chia sẻ kết quả em đã làm trước lớp.

Trả lời:

Học sinh chia sẻ kết quả đã làm trước lớp.

(8)

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Câu 3 trang 72 SGK Tự nhiên và Xã hội lớp 2: Tìm hiểu việc làm của con người làm cho môi trường sống của thực vật và động vật ở đó thay

- Hoạt động trồng rừng của con người sẽ làm giảm thiên tai vì khi trồng rừng sẽ cung cấp ôxi, hạn chế sói mòm đất và sạt lở do bão, lũ. - Hoạt động phá rừng và đốt

Câu 1 trang 115 SGK Tự nhiên và Xã hội lớp 2: Nếu nơi sống của em sắp xảy ra bão lớn, em cần làm gì để phòng tránh bão.

Câu hỏi (trang 9 SGK Tự nhiên và xã hội 3 – KNTT) Viết cách xưng hô hoặc dán ảnh các thành viên trong gia đình thuộc họ hàng bên nội, bên ngoại của em vào sơ đồ gợi

Học sinh chia sẻ với người thân về những hoạt động kết nối cộng đồng mà em đã tham gia.

Học sinh quan sát một lá cây, vẽ và ghi tên các bộ phận của lá cây đó.. Ví dụ: lá

Câu 2 (trang 67 SGK tự nhiên và xã hội 3 – KNTT): Kể tên những động vật khác và phân loại chúng dựa vào cơ quan di chuyển hoặc lớp bao phủ bên

Học sinh chia sẻ ý kiến: không nên lãng phí thực vật và động vật, cần bảo vệ động vật hoang dã, sử dụng tiết kiệm