• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hoàng Quế #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hoàng Quế #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-"

Copied!
40
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 13

NS : 27/11/2020 NG: 30/11/2020

Thứ 2 ngày 30 tháng 11 năm 2020 TẬP ĐỌC - KỂ CHUYỆN

TIẾT 25: NGƯỜI CON CỦA TÂY NGUYÊN

I. MỤC TIÊU

* Tập đọc:

1. Kiến thức:

- Đọc đúng các từ ngữ có âm, vần, thanh HS dễ đọc sai: bok Pa, lũ làng,...

- Hiểu nội dung bài 2. Kĩ năng:

+ Rèn kĩ năng đọc thành tiếng: Thể hiện được tình cảm, thái độ của nhân vật qua lời đối thoại

+ Rèn kĩ năng đọc - hiểu :

- Hiểu nghĩa các từ khó, từ địa phương được chú giải trong bài

- Nắm được cốt chuyện và ý nghĩa của câu chuyện: Ca ngợi anh Núp và dân làng Kông Hoa đã lập nhiều thành tích trong kháng chiến chống Pháp.

3. Thái độ: Kính phục và học tập theo tấm gương anh hùng Núp

* GDQPAN: Câu chuyện ca ngợi tinh thần chiến đấu mưu trí, sáng tạo của các dân tộc Việt Nam trong kháng chiến bảo vệ Tổ quốc

* Kể chuyện:

- Rèn kĩ năng nói : Biết kể 1 đoạn câu chuyện theo lời một nhân vật trong chuyện - Rèn kĩ năng nghe

II. ĐỒ DÙNG: Ảnh anh hùng Núp

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bài cũ (5’) - Đọc bài: Cảnh đẹp non sông

- Mỗi câu ca dao nói đến vùng miền đó là những vùng miền nào ?

- GV nhận xét B. Bài mới

1. Giới thiệu bài (1’)

* Tập đọc:

2. Luyện đọc và tìm hiểu bài a. Luyện đọc (22’)

* GV đọc diễn cảm toàn bài - HD HS giọng đọc

* HD HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ

* Đọc từng câu

- GV phát hiện + Ghi bảng + HD HS phát

6 em đọc bài - Trả lời câu hỏi - Nhận xét

- HS nghe, theo dõi SGK

- HS nối tiếp nhau đọc từng câu trong bài

- Phát âm

(2)

âm các từ khó

* Đọc từng đoạn trước lớp

- GV HD ngắt nghỉ đúng giữa các dấu câu và cụm từ

- Giải nghĩa các từ chú giải cuối bài

* Đọc từng đoạn trong nhóm

- Chia nhóm 3. Nêu nhiệm vụ, YC đọc nhóm

- YC HS đọc ĐT đoạn 1 - Nhận xét

b. HD tìm hiểu bài (10’)

- Anh Núp được tỉnh cử đi đâu ?

- Ở đại hội về anh Núp kể cho dân làng biết những gì ?

- Chi tiết nào cho thấy Đại hội rất khâm phục thành tích của dân làng Kông Hoa?

- Những chi tiết nào cho thấy dân làng Kông Hoa rất vui, rất tự hào về thành tích của mình ?

- Đại hội tặng dân làng Kông Hoa những gì ?

- Khi xem những vật đó, thái độ của mọi người ra sao?

- Câu chuyện ca ngợi ai?

*GDQPAN:

- Qua câu chuyện em cảm nhận được điều gì về tinh thần chiến đấu chống giặc của các dân tộc Việt Nam?

Các dân tộc Việt Nam luôn đoàn kết, mưu trí, dũng cảm chiến đấu với giặc ngoại xâm. Điều đó thể hiện lòng yêu nước, sẵn sang hi sinh bảo vệ Tổ quốc của dân tộc ta.

+ HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn trong bài

- HS đọc theo nhóm 3

- Nhận xét bạn đọc cùng nhóm - ĐĐT

- Anh Núp được cử đi dự đại hội thi đua

- Đất nước mình bây giờ rất mạnh, mọi người: Kinh, Thượng, gái, trai, già, trẻ đều đoàn kết đánh giặc, làm rẫy giỏi.

- Núp được mời lên kể chuyện làng Kông Hoa... nhiều người chạy lên đặt Núp trên vai, công kênh đi khắp nhà.

- Nghe anh Núp nói lại lời cán bộ ...

lũ làng rất vui, đứng hết dậy nói : Đúng đấy! đúng đấy!

1 cái ảnh bok Hồ vác quốc đi làm rẫy, 1 bộ quần áo bằng lụa của bok Hồ, 1 cây cờ có thêu chữ, 1 huân chương cho cả làng, 1 huân chương cho Núp - Rửa tay sạch trước khi xem, cầm lên từng thứ coi đi coi lại, coi đến mãi nửa đêm

- Ca ngợi anh Núp và dân làng Kông Hoa đã lập nhiều thành tích trong kháng chiến chống Pháp.

- Câu chuyện ca ngợi tinh thần chiến đấu mưu trí, sáng tạo của các dân tộc Việt Nam trong kháng chiến bảo vệ Tổ quốc

(3)

c. Luyện đọc lại (20’) - GV đọc mẫu đoạn 3

- HD HS đọc đúng, giọng chậm rãi, trang trọng, cảm động. Tổ chức cho HS thi đọc đoạn

- Tổ chức thi đọc 3 đoạn của bài - GV và HS bình chọn cá nhân đọc tốt

* Kể chuyện (20’) 1. GV nêu nhiệm vụ

- Chọn kể lại 1 đoạn câu chuyện Người con của Tây Nguyên theo lời 1 nhân vật trong chuyện

2. HD HS kể bằng lời của nhân vật - Đoạn văn mẫu trong SGK người kể nhập vai nhân vật nào để kể lại đoạn 1 - GV HD HS có thể kể theo lời anh Núp, anh Thế, 1 người dân trong làng, ... nhưng chú ý: người kể cần xưng "tôi"

- YCHS chọn vai để kể - Gọi từng cặp HS tập kể

- Tổ chức cho HS thi kể trước lớp - GV đánh giá, khen HS kể tốt 3. Củng cố, dặn dò (2’)

- Nêu ý nghĩa của chuyện - Nhận xét chung tiết học

- 1vài HS thi đọc đoạn 3

- 3 HS tiếp nối nhau thi đọc 3 đoạn của bài

- Nhận xét, bình chọn - HS nghe

- 1 HS đọc đoạn văn mẫu, cả lớp đọc thầm

- HS chọn vai suy nghĩ về lời kể - Từng cặp HS tập kể

- 3, 4 HS thi kể trước lớp

- HS nhận xét bình chọn bạn kể đúng, kể hay nhất.

- Ca ngợi anh Hung Đinh Núp và dân làng Kông Hoa đã lập nhiều thành tích trong kháng chiến chống thực dân Pháp

TOÁN

TIẾT 61: SO SÁNH SỐ BÉ BẰNG MỘT PHẦN MẤY SỐ LỚN

I- MỤC TIÊU

1. Kiến thức: HS biết thực hiện so sánh số bé bằng một phần mấy số lớn.Vận dụng để giải toán có lời văn.

2. Kĩ năng: Rèn KN năng giải toán cho HS 3. Thái độ: HS cẩn thận khi làm toán

II- ĐỒ DÙNG: Bảng phụ

III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bài cũ (5’):

- Gọi 2 HS lên bảng làm bài. Lớp làm nháp:

a) 15cm gấp mấy lần 3cm?

b) 48kg gấp mấy lần 8kg?

- Làm bài - Nhận xét

(4)

- Đánh giá B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài (1’) 2. Nội dung (14’):

a. Ví dụ: Đoạn thẳng AB dài 2cm, đoạn thẳng CD dài 6cm. Hỏi đoạn thẳng AB dài gấp mấy lần đoạn thẳng CD? (Vẽ hình như SGK)

- Khi có độ dài đoạn thẳng CD dài gấp 3 lần độ dài đoạn thẳng AB ta nói độ dài đoạn thẳng AB bằng 1/3 độ dài đoạn thẳng CD

* KL: Bài toán trên gọi là bài toán so sánh số bé bằng một phần mấy số lớn.

b. Bài toán:

- Gọi HS đọc đề?

- HD tóm tắt:

Mẹ : 30 tuổi Con: 6 tuổi

Tuổi con bằng một phần mấy tuổi mẹ?

- HD cách làm:

? Bài thuộc dạng toán gì?

? Bài toán có mấy bước giải?

- HD từng bước. YC HS tự làm bài vào giấy nháp. Gọi 1 HS lên bảng giải

Bài giải

Tuổi mẹ gấp tuổi con số lần là;

30 : 6 = 5( lần)

Vậy tuổi con bằng 1/5 tuổi mẹ Đáp số: 1/5

* KL: Bài toán trên gọi là bài toán so sánh số bé bằng một phần mấy số lớn.

3. Luyện tập

* Bài 1: (5’)Treo bảng phụ - Đọc dòng đầu của bảng?

- 8 gấp mấy lần 2?

- Vậy 2 bằng một phần mấy của 8?

- Yêu cầu HS làm các phần còn lại.

* Bài 2:(7’) - HD tóm tắt

- Bài toán thuộc dạng toán gì?

- HD cách giải

- HS đọc đề

- Độ dài đoạn thẳng CD gấp 3 lần độ dài đoạn thẳng AB

- HS đọc

- So sánh số bé bằng một phần mấy số lớn

2 bước - Làm bài - Nhận xét

- HS đọc 4 lần - bằng 1/4

- HS làm vào VBT - Đọc đề

- So sánh số bé bằng một phần mấy số lớn.

(5)

- Gọi 1 HS lên bảng giải. Lớp làm vào VBT Bài giải

Số sách ngăn dưới gấp số sách ngăn trên số lần là:

24 : 6 = 4 (lần)

Vậy số sách ngăn dưới bằng 1/4 số sách ngăn trên.

Đáp số: 1/4 - Chữa bài.

* Bài 3(6’)

- Nêu số hình vuông màu xanh? màu trắng?

- Số hình vuông màu trắng gấp mấy lần số hình vuông màu xanh? Số hình vuông màu xanh bằng một phần mấy số hình vuông màu trắng?

- Nhận xét

3. Củng cố- Dặn dò (2’):

- Nhận xét bài làm của HS - Ôn lại dạng toán vừa học.

- Làm bài - Nhận xét

- HS nêu YC - HS nêu

- Số hình vuông màu trắng gấp 5 : 1 = 5 lần số hình vuông màu xanh. Số hình vuông màu xanh bằng 1/5 số hình vuông màu trắng.

THỦ CÔNG

TIẾT 12: CẮT, DÁN CHỮ I, T (Tiết 2)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Học sinh biết: Kẻ, cắt, dán được chữ I , T đúng quy trình kĩ thuật.

2. Kĩ năng:Kẻ, cắt, dán được chữ I, T. Các nét chữ tương đối thẳng và đều nhau.

Chữ đan tương đối phẳng.

3. Thái độ: HS khéo léo, cẩn thận, thích cắt, dán các chữ.

II. CHUẨN BỊ :

- Mẫu chữ I, T đã cắt, dán và mẫu chữ I, T để rời, chưa dán.

- Tranh quy trình kẻ, cắt, dán chữ I, T.

- Giấy nháp, giấy thủ công, bút màu, kéo thủ công.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A. Kiểm tra bài cũ (3’):

- Kiểm tra dụng cụ học tập của học sinh - Giáo viên nhận xét đánh giá .

B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài (1’)

2. HS thực hành cắt, dán chữ I, T(33’) - Gọi HS nhắc lại các bước kẻ, cắt, dán các chữ I, T theo quy trình 3 bước.

- GV nhận xét và nhắc lại 3 bước cắt, dán chữ I, T theo quy trình:

- Bước 1: Kẻ chữ I, T.

- Các tổ trưởng báo cáo về sự chuẩn bị của các tổ viên trong tổ mình.

- HS nhắc lại các bước kẻ, cắt, dán các chữ I, T theo quy trình 3 bước.

(6)

- Bước 2: Cắt chữ I, T.

1. - Bước 3: Dán chữ I, T.

2. - YC HS thực hành kẻ, cắt và dán chữ I,T

3. - Quan sát, uốn nắn giúp đỡ những em còn lúng túng để các em hoàn thành sản phẩm.

4. - Nhắc HS dán chữ cho cân đối và miết cho phẳng.

5. - Tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm và nhận xét sản phẩm

6. - Khen những em có sản phẩm đẹp để khích lệ khả năng sáng tạo của HS - Gv đánh giá sản phẩm thực hành của HS - YC cả lớp làm vệ sinh lớp học.

3. Củng cố - Dặn dò (3’):

- Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học.

- Dặn dò HS giờ học sau mang giấy thủ công, giấy nháp, bút màu, kéo thủ công để học bài “Cắt, dán chữ H, U”.

- HS thực hành kẻ, cắt, dán chữ I, T.

- HS trưng bày sản phẩm.

7. - HS nhận xét các sản phẩm

- Cả lớp làm vệ sinh lớp học.

TRẢI NGHIỆM

BÀI 4: BÁC HỒ LÀ THẾ ĐẤY

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Cảm nhận được phẩm chất cao quý của Bác Hồ: tôn trọng công sức lao động của mọi người, coi trọng lợi ích của nhân dân, của tập thể

2. Kĩ năng:Nêu được những biểu hiện, việc làm thể hiện các đức tính trên.

3.Thái độ: Biết trân trọng, đặt lợi ích của cộng đồng, tập thể lên trên lợi ích cá nhân

II. CHUẨN BỊ:

- Tài liệu Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống lớp 3

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. KT bài cũ: (5’) Chú ngã có đau không?

- Bài học mà em nhận ra qua câu chuyện là gì?

- Gv nhận xét 2. Bài mới:

- Giới thiệu bài:(1’) Bác Hồ là thế đấy 3. Các hoạt động:

Hoạt động 1: Đọc hiểu (12’)

- GV kể lại câu chuyện “Bác Hồ là thế đấy?”

+ Bác chọn cách xưng hô với cụ già người Hưng Yên như thế nào? Vì sao Bác chọn

-2 HS trả lời

- HS lắng nghe - HS trả lời

(7)

cách xưng hô đó?

+ Khi được biết về nguồn gốc thùng cá, Bác đã nói gì? Em hiểu gì về Bác qua câu nói đó?

+ Theo em, vì sao Bác lại trả tiền cá cho hợp tác xã?

Hoạt động 2: (10’)Hoạt động nhóm

GV chia lớp làm 4 nhóm, hướng dẫn HS thảo luận:

- Câu chuyện cho em hiểu thêm điều gì về Bác Hồ?

- GV nhận xét, đánh giá.

Hoạt động 3: (10’)Thực hành- ứng dụng - Hãy kể một việc mà em đã làm thể hiện sự trân trọng của em trước công sức lao động của người thân.

- Hãy nêu một việc làm giữ gìn của công của một bạn trong lớp em.

Hoạt động 4: Thảo luận nhóm - Chia lớp thành 6 nhóm, thảo luận:

+ Thảo luận về việc các em đã làm thể hiện thái độ tôn trọng công sức lao động của bác lao công trong trường.

GV nhận xét và tổng kết 3. Củng cố, dặn dò: (2’)

- Câu chuyện trên cho em hiểu thêm điều gì về Bác Hồ?

- Nhận xét tiết học

- HS trả lời

- HS chia 4 nhóm, thảo luận câu hỏi, ghi vào bảng nhóm

- Đại diện nhóm trả lời, các nhóm khác bổ sung

- HS trả lời cá nhân - Lớp nhận xét

- HS chia 6 nhóm thảo luận - Đại diện nhóm trình bày

- Tôn trọng công sức lao động của mọi

NS : 27/11/2020 NG: 1/12/2020

Thứ 3 ngày 1 tháng 12 năm 2020 CHÍNH TẢ (NGHE-VIẾT)

TIẾT 25: ĐÊM TRĂNG TRÊN HỒ TÂY

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Hiểu nội dung bài chính tả. Củng cố quy tắc viết chính tả - Nghe - viết chính xác bài: Đêm trăng trên Hồ Tây

- Luyện viết đúng một số chữ có âm vần khó (iu/ uyu) tập giải câu đố để xác định cách viết một số chữ có âm đầu hoặc thanh dễ lẫn : ruồi, dừa, giếng.

2. Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng viết nhanh, đúng bài chính tả

(8)

- Trình bày bài viết rõ ràng, sạch sẽ.

3. Thái độ: Rèn giữ vở sạch, viết chữ đẹp

* BVMT: Giáo dục tình cảm yêu mến cảnh đẹp của thiên nhiên, từ đó thêm yêu quý môi trường xung quanh, có ý thức BVMT.

II. ĐỒ DÙNG: Bảng lớp viết các từ ngữ BT2

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của GV Hoạt động của GV

A. Kiểm tra bài cũ (5’)

- Viết các từ có tiếng bắt đầu bằng tr/ch

- GV đánh giá B. Bài mới

1. Giới thiệu bài (1’)

- GV nêu MĐ, YC của tiết học 2. HD HS viết chính tả

a. HD HS chuẩn bị (5’)

- GV đọc bài: Đêm trăng trên Hồ Tây - Gọi 2 HS đọc lại

- Đêm trăng trên Hồ Tây đẹp như thế nào?

* BVMT:

- Khung cảnh thiên nhiên rất đẹp. Vậy chúng ta cần làm gì để cảnh thiên nhiên đẹp mãi?

- Bài viết có mấy câu ?

- Những chữ nào trong bài phải viết hoa ? Vì sao phải viết hoa những chữ đó ? + GV đọc cho HS viết bảng con/bảng lớp (2 HS): đêm trăng, nước trong vắt, rập rình, chiều gió

- Đánh giá

b. GV đọc cho HS viết (17’) - GV QS động viên HS

- Đọc lại cả bài cho HS soát, sửa lỗi c. Chữa bài

- Nhận xét bài viết của HS (5 bài) 3. HD HS làm BT chính tả (10’)

2 HS lên bảng, các lớp viết bảng con (Mặt trời, trắng muốt, cái chổi, chăm học, …)

- Nhận xét

- HS nghe, theo dõi SGK 2 HS đọc lại

- Trăng toả sáng rọi vào các gợn sóng lăn tăn, gió động nam hây hẩy, sóng vỗ rập rình, hương sen đưa theo chiều gió thơm ngào ngạt

- Mọi người phải có ý thức bảo vệ môi trường bằng những việc làm cụ thể.

- Bài viết có 6 câu

- Hồ Tây, Hồ, Trăng, Thuyền, Một, Bấy, Mùi. Đó là những tiếng đầu câu và tên riêng

+ HS viết bảng con/bảng lớp - Nhận xét

- HS viết bài vào vở - HS soát, sửa lỗi - Theo dõi

- Nêu yêu cầu BT

(9)

* Bài tập 2: Điền vào chỗ trống iu hay uyu

- HD cách làm

- Gọi 2 HS lên bảng. Lớp làm vào VBT - GV nhận xét

* Lời giải: đường đi khúc khuỷu, gầy khẳng khiu, khuỷu tay

* Bài tập 3: Viết lời giải câu đố

- HD HS QS hình minh hoạ gợi ý giải câu đố

- Đánh giá + Lời giải :

a) con ruồi, quả dừa, cái giếng b) con khỉ, cái chổi, quả đu đủ 3. Củng cố, dặn dò (2’)

- GV nhận xét những lỗi thường mắc trong bài viết chính tả

- Nhận xét chung giờ học

- Làm bài

- Đổi vở nhận xét bài làm của bạn - Đọc bài làm của mình

- Nêu yêu cầu BT - Viết lời giải vào VBT 2 HS lên bảng viết lời giải - Nhận xét

LUYỆN TỪ VÀ CÂU

TIẾT 13: TỪ ĐỊA PHƯƠNG. DẤU CHẤM HỎI, CHẤM THAN

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Nhận biết và sử dụng đúng một số từ thường dùng ở miền Bắc, miền Trung, miền Nam qua bài tập phân loại từ ngữ và tìm từ cùng nghĩa thay thế từ địa phương - Luyện tập sử dụng đúng các dấu chấm hỏi, dấu chấm than qua BT đặt dấu câu thích hợp vào chỗ trống trong đoạn văn.

2. Kĩ năng:

- Phân biệt, sử dụng một số từ thường dùng ở miền Bắc, miền Trung, miền Nam nhanh, đúng

- Sử dụng thành thạo các dấu chấm hỏi, dấu chấm than 3. Thái độ: Yêu Tiếng Việt

*GDQPAN: Giới thiệu về quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Khẳng định là của Việt Nam

II. ĐỒ DÙNG: Bảng phụ ghi đoạn thơ ở BT2, giấy to viết BT 3

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bài cũ (5’)

- Làm miệng BT1, BT3 tiết LT&C tuần 12 - Đánh giá

B. Bài mới

1. Giới thiệu bài (1’)

2 HS làm miệng - Nhận xét bạn

(10)

2. HD HS làm BT (30’)

* Bài tập 1: Chọn và xếp các từ ngữ sau vào bảng phân loại

- Gọi 1 HS đọc lại các cặp từ cùng nghĩa - HD

- Chia cặp đôi. Nêu nhiệm vụ, YC thảo luận

- Gọi 2 HS lên bảng lên bảng làm bài.

- GV đánh giá. Gọi 1 HS nêu lại KQ bài làm

* Lời giải:

- Từ dùng ở miền Bắc : bố, mẹ anh chị, quả, hoa, dứa, sắn ngan

- Từ dùng ở miền Nam : ba, má, anh hai, trái, bông, thơm, khóm, mì, vịt xiêm

* Bài tập 2: Tìm những từ trong ngoặc đơn cùng nghĩa với các từ ấy

- HD

- Gọi 2 HS lên bảng lên bảng làm bài. Lớp làm vào VBT

- GV đánh giá. Gọi 1 HS HS đọc lại đoạn thơ sau khi thay thế các từ địa phương bằng từ cùng nghĩa

* Lời giải:

- gan chi / gan gì, gan rứa / gan thế, mẹ nờ / mẹ à, chờ chi / chờ gì, tàu bay hắn / tàu bay nó, tui / tôi.

* Bài tập 3: Điền dấu câu nào vào mỗi ô trống dưới đây.

- HD

- Gọi 2 HS lên bảng lên bảng làm bài. Lớp làm vào VBT

- YCHS tiếp nhau đọc bài của mình (3 HS) - GV đánh giá

Đêm trăng, biển yên tĩnh. Một số chiến sĩ thả câu. Một số khác quây quần trên bông tàu ca hát, thổi sáo. Bỗng có tiếng đập nước ùm ùm như có ai đang tập bơi.

Một người kêu lên “Cá heo[! ]“Anh em ùa

- Nêu yêu cầu BT

- 1 HS đọc lại các cặp từ cùng nghĩa

- Theo dõi

- HS trao đổi theo cặp, làm bài vào vở

- Làm bài - Nhận xét

- 3, 4 HS nhìn bảng đọc lại kết quả

- Nêu yêu cầu BT - Theo dõi

- HS đọc lần lượt từng dòng thơ, viết kết quả vào VBT

- Nhiều HS tiếp nối nhau đọc kết quả

- Nhận xét

- 1 HS đọc lại đoạn thơ sau khi thay thế các từ địa phương bằng từ cùng nghĩa

- Nêu yêu cầu BT - HS làm bài cá nhân

- Nối tiếp nhau đọc bài của mình - Nhận xét

(11)

ra vỗ tay hoan hô : A[! ]Cá heo nhảy múa đẹp quá[! ]“ Thế là cá thích, nhảy vút lên thật cao. Có chú quá đà, vọt lên boong tàu cách mặt nước đến một mét. Có lẽ va vào sắt bị đau, chú nằm im, mắt nhắm nghiền . Một anh chiến sĩ đên nâng con cá lên hai tay, nói nựng:

- Có đau không, chú mình[? ]Lần sau khi nhảy múa, phải chú ý nhé [ !]

Anh vuốt ve con cá rồi thả xuống nước.

Cả đàn cá quay ngang lại phía boong tàu, nhảy vung lên một cái như để cảm ơn rồi tỏa ra biển rộng.

*GDQPAN:

GV cho HS xem bản đồ tự nhiên Việt Nam. GV giới thiệu và chỉ vị trí quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cho HS nắm được.

Khẳng định hai quần đảo này là của VN.

3. Củng cố, dặn dò (4’)

- GV khen những em có ý thức học tốt - GV nhận xét chung tiết học.

- Quan sát

TOÁN

TIẾT 62:LUYỆN TẬP

I- MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Củng cố về so sánh số lớn gấp mấy lần số bé, số bé bằng một phần mấy số lớn.

2. Kĩ năng: Rèn KN giải toán cho HS 3. Thái độ: GD HS chăm học toán.

II- ĐỒ DÙNG: Bảng phụ

III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bài cũ (5’):

- Gọi hai em lên bảng làm BT4 tiết trước.

- Nhận xét đánh giá.

B. Luyện tập- Thực hành

* Bài 1(8’)

12 gấp mấy lần 3?

3 bằng một phần mấy của 12?

+ Tương tự HS làm các phần còn lại - Nhận xét.

* Bài 2: (8’)

- Làm bài - Nhận xét - HS đọc đề - gấp 4 lần

- Bằng 1/4 của 12 - HS làm VBT - Nhận xét - HS đọc đề

- So sánh số bé bằng một phần mấy

(12)

- Bài toán thuộc dạng toán gì?

- Gọi 1 HS lên bảng giải. Lớp làm vào VBT

- Chữa bài.

Bài giải

Số con bò có là:

7 + 28 = 35 (con)

Số con bò gấp số con trâu số lần là:

35 : 7 = 5 (lần)

Vậy số con trâu bằng 1/5 số con bò.

Đáp số: 1/5

* Bài 3: (8’)

- Bài toán cho biết gì?

- Bài toán hỏi gì?

- Bài toán thuộc dạng toán gì?

- Bài giải bằng mấy phép tính?

- Gọi 1 HS lên bảng giải. Lớp làm vào VBT

- Nhận xét.

Bài giải

Số con vịt đang bơi dưới ao là:

48 : 8 = 6 (con)

Số con vịt đang ở trên bờ là:

48 - 6 = 42 (con)

Đáp số: 42 con vịt

* Bài 4: (8’)

- GV yêu cầu HS tự xếp hình.

3. Củng cố (3’):

- Đánh giá KQ làm bài.

- Dặn dò: Ôn lại bài.

số lớn.

- Làm bài - Nhận xét

- Đọc đề. Tóm tắt

- Bài toán giải bằng hai phép tính

- HS xếp hình

ĐẠO ĐỨC

TIẾT 13: TÍCH CỰC THAM GIA VIỆC LỚP,VIỆC TRƯỜNG (Tiết 2)

I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh:

1. Kiến thức:

- Biết phải có bổn phận phải tham gia.

2. Kỹ năng

- Có kĩ năng làm các việc lớp, việc trường phù hợp với khả năng và hoàn thành được những nhiệm vụ được phân công.

3. Thái độ

- Học sinh có lòng nhiệt tình khi tham gia việc trường việc lớp.

- Noi gương những bạn tích cực tham gia việc lớp, việc trường.

(13)

*KNS: Kĩ năng lắng nghe tích cực ý kiến của lớp và của tập thể; Kĩ năng trình bày suy nghĩ, ý tưởng của mình về các việc trong lớp; Kĩ năng tự trọng và đảm nhận trách nhiệm khi nhận việc của lớp giao

*QTE: Quyền được tham gia vào các công việc của lớp, trường phù hợp với khả năng. Các em trai, gái bình đẳng trong các công việc trường lớp.

*BVTNMT biển, đảo: Tham gia các hoạt động giáo dục tài nguyên, môi trường biển, đảo phù hợp với lứa tuổi ở lớp, ở trường.

* GD BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

- Tích cực tham gia và nhắc nhở các bạn tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường do nhà trường, lớp tổ chức

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:: Thẻ; Tranh

III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bài cũ (5’)

- Tham gia làm việc trường, việc lớp là trách nhiệm của ai ?

- Đánh giá

- Ở lớp ta có bạn nào tham gia làm việc trường, việc lớp? Làm những côngviệc gì?

- Đánh giá. Nhận xét chung B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài (1’) 2. Tìm hiểu bài

a. H.động 1: Xử lý tình huống(11’)

* Thể hiện tính tích cực tham gia việc trường, việc lớp.

N1: Lớp Tuấn chuẩn bị đi cắm trại. Tuấn được phân công mang cờ và hoa để trang trí lều trại, nhưng Tuấn nhất định từ chối vì ngại mang. Em sẽ làm gì nếu em là bạn của Tuấn?

N2: Nếu là một học sinh khá của lớp, em sẽ làm gì khi trong lớp có một số bạn học yếu?

N3: Sau giờ ra chơi, cô giáo đi họp và dặn cả lớp ngồi làm bài tập. Cô vừa đi được một lúc, một số bạn đùa nghịch, làm ồn…Nếu em là một cán bộ lớp, em sẽ làm gì trong tình huống đó?

N4: Khiêm được phân công mang lọ hoa để chuẩn bị cho buổi liên hoan kỷ niệm ngày 8-

- Tham gia làm việc trường, việc lớp là trách nhiệm của tất cả các bạn trong lớp.

- HS nhận xét

- Tất cả các bạn trong lớp đều tham gia làm việc trường, việc lớpnhư: quét lớp, sân trường;

nhặt rác vứt vào thùng rác đúng quy định, ....

- HS nhận xét

*Thảo luận nhóm .

(14)

3. Nhưng đúng hôm đó Khiêm bị ốm. Nếu em là Khiêm, em sẽ làm gì?

- HD. Chia nhóm 4. Nêu nhiệm vụ, YC thảo luận

*KNS: Các em cần lắng nghe tích cực ý kiến của các bạn trong nhóm và của tập thể lớp.

Sau đó các em trình bày suy nghĩ, ý tưởng của mình về các việc trong lớp

- YC các nhóm trình bày KQ HĐ của nhóm mình

- Nhận xét

* Kết luận:

a. Là bạn của Tuấn, em nên khuyên Tuấn đừng từ chối .

b. Em nên xung phong giúp các bạn học.

c. Em nên nhắc nhở các bạn không được làm ồn làm ảnh hưởng lớp học bên cạnh.

d. Em có thể nhờ mọi người trong gia đình hoặc bạn bè mang lọ hoa đến lớp hộ em.

b. H.động 2: Tổ chức đăng ký để HS tham gia làm việc trường, việc lớp(15’)

- GV tổ chức cho HS đăng ký để thể hiện tham gia làm việc trường, việc lớp.

*KNS:

- Khi được tập thể lớp phân công nhiệm vụ, em cần có thái độ như thế nào?

Kết luận chung: Tham gia làm việc lớp việc trường vừa là quyền vừa là bổn phận của mỗi học sinh trong nhà trường.

*QTE: Các em có quyền được tham gia vào các công việc của lớp, trường phù hợp với khả năng. Các em trai, gái bình đẳng trong các công việc trường lớp

3. Củng cố, dặn dò (3’) - Nêu nội dung cần ghi nhớ

*BVTNMT biển, đảo:

Ngoài việc tham gia các HĐ ở lớp, trường, các em cũng cần tham gia các hoạt động bảo vệ tài nguyên, môi trường biển, đảo phù hợp với lứa tuổi.

* GD BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

- Các em cần tích cực tham gia và nhắc nhở các bạn tham gia vào các hoạt động bảo vệ

- Các nhóm thảo luận

- Đại diện các nhóm trình bày.

- Nhận xét, bổ sung

- Mỗi học sinh tự đăng ký tham gia làm việc trường, việc lớp.

- Các nhóm học sinh cam kết thực hiện công việc được giao trước lớp.

- Em cần đảm nhận trách nhiệm khi nhận việc của lớp giao.

- Nêu

- Lắng nghe

(15)

môi trường do nhà trường, lớp tổ chức - Nhận xét giờ học

TỰ NHIÊN XÃ HỘI

TIẾT 25: MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG Ở TRƯỜNG (Tiếp theo)

I- MỤC TIÊU: Giúp HS:

1. Kiến thức:

- Kể được tên 1 số hoạt động ở trường ngoài hoạt động học tập trong giờ học - Tác dụng của các hoạt động trên

2. Kĩ năng:

- Tham gia các hoạt động ở trường ngoài hoạt động học tập trong giờ học thường xuyên.

3. Thái độ:

- HS có ý thức chấp hành tốt các quy định khi tham gia các hoạt động do trường tổ chức.

* CÁC KỸ NĂNG SỐNG CƠ BẢN:

- Kĩ năng hợp tác: Hợp tác trong nhóm, lớp để chia sẻ, đưa ra các cách giúp đỡ các bạn học kém.

- Kĩ năng giao tiếp: Bày tỏ suy nghĩ, cảm thông, chia sẻ với người khác.

II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Các hình trang 48,49.

- Tranh ảnh các hoạt động của trường.

III- HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của thầy A- Kiểm tra bài cũ (5’):

- Kể tên các môn học ở trường?

- Đánh giá B- Bài mới:

1. Giới thiệu bài (1’) 2. Nội dung

a. Hoạt động 1(16’)

a. Mục tiêu: Biết một số hoạt động của HS tiểu học ngoài giờ lên lớp. Biết 1 số điểm cần chú ý khi tham gia các hoạt động đó.

b. Cách tiến hành:

Bước 1: Làm việc theo cặp

- Yêu cầu HS làm việc theo cặp: QS hình trang 48,49 đưa ra câu hỏi cho bạn trả lời

Hoạt động của trò

- HS nêu tên các môn học ở trường:

Toán, Tiếng Việt, TNXH, Đạo đức,

- Nhận xét

* Làm việc theo cặp

- Làm việc theo cặp đôi: 1HS đưa ra câu hỏi: Quan sát hình SGK/48,49 nêu các HĐ trong hình và mô tả HĐ đó? - 1 học sinh trả lời

(16)

Bước 2: Trình bày KQ:

H.1: Đồng diễn TD.

H.2: Vui chơi đêm Trung Thu.

H.3: Biểu diễn văn nghệ.

H.4: Thăm viện bảo tàng.

H.5: Thăm gia đình liệt sĩ.

H.6: Chăm sóc đài tưởng niệm.

*Kết luận: Hoạt động ngoài giớ lên lớp của HS tiểu học: vui chơi giải tri, văn nghệ, thể thao, làm vệ sinh, tưới cây…

- Ngoài những HĐ ngoài giớ lên lớp chúng ta vừa thảo luận, em còn biết những HĐ ngoài giớ lên lớp nào khác?

b. Hoạt động 2. (15’)

a. Mục tiêu: Giới thiệu các hoạt động của mình ngoài giờ học các môn học trên lớp.

b. Cách tiến hành:

Bước 1: Làm việc nhóm

- Chia cặp đôi. Phát phiếu cho HS:

+ Em hãy giới thiệu các hoạt động ngoài giờ học các môn học trên lớp của bản thân.

+ KNS: Em hãy chia sẻ, đưa ra các cách giúp đỡ các bạn học chậm tiến bộ ngoài giờ học các môn học trên lớp?

Bước 2: Trình bày KQ:

* Các cách giúp đỡ các bạn học chậm tiến bộ ngoài giờ học các môn học trên lớp:

Phát động phong trào: Đôi bạn cùng tiến:

Bạn có năng khiếu giúp đỡ bạn chậm tiến bộ và thực hiện hằng ngày, thường xuyên vào các giờ ôn bài, giờ ra chơi. Khuyến khích, động viên bạn cố gắng học tập, … Bước 3: Liên hệ.

*Kết luận: Hoạt động ngoài giờ học các môn học trên lớp làm cho tinh thần vui vẻ, cỏ thể khỏe mạnh, giúp các em nâng cao mở rộng kiến thức.

3- Hoạt động nối tiếp (3’)

* Củng cố: Các hoạt động ngoài giờ lên lớp có tác dụng gì trong học tập?

- Nhận xét giờ học

- Giúp đỡ các bạn học chậm tiến bộ;

Đọc sách, truyện. Chơi các trò chơi;

- Thảo luận cặp đôi

- Đại diện HS báo cáo KQ.

- Nhận xét.

- Tự liên hệ bản thân về ý thức và thái độ khi tham gia các hoạt động.

- Vài em nêu lại kết luận

- HS nêu

- Vài em nhắc lại

(17)

HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM

VỆ SINH LỚP HỌC

...

NS : 27/11/2020 NG: 2/12/2020

Thứ 4 ngày 2 tháng 12 năm 2020 LỊCH SỬ (4D)

TIẾT 13: CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN TỐNG XÂM LƯỢC LẦN THỨ HAI (1075 - 1077)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Biết những nét chính về trận chiến tại phòng tuyến sông Như Nguyệt (có thể sử dụng lược đồ trận chiến tại phòng tuyến sông Như Nguyệt và bài thơ tương truyền của Lý Thường Kiệt ):

+ Lý Thường Kiệt chủ động xd phòng tuyến trên bờ nam sông Như Nguyệt.

+ Quân địch do Quách Quỳ chỉ huy từ bờ bắc tổ chức tiến công.

+ Lý Thường Kiệt chỉ huy quân ta bất ngờ đánh thẳng vào doanh trại giặc.

+ Quân địch không chống cự nổi, tìm đường tháo chạy.

- Vài nét về công lao Lý Thường Kiệt: người chỉ huy cuộc kháng chiến chống quân Tống lần thứ hai thắng lợi.

2. Kĩ năng: Qua bài thơ Sống núi nước Nam, khẳng định chủ quyền của đất nước 3. Thái độ: Giáo dục ý thức giữ gìn và bảo vệ di tích lịch sử

* GDMTBĐ: Biết được sống Như Nguyệt (nay là công Cầu) ở tỉnh Bắc Giang

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:

- Phiếu học tập, máy tính (CNTT)

- Lược đồ cuộc kháng chiến chống quân Tống lần thứ hai III. CÁC HO T Ạ ĐỘNG D Y – H C Ạ Ọ

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. KTBC: Chùa thời Lý 4’

- Gọi hs lên bảng trả lời:

1) Vì sao dưới thời Lý nhiều chùa được xây dựng?

2) Vì sao nhân dân ta nhiều người theo đạo phật?

- Nhận xét, đánh giá B. Dạy-học bài mới:

1. Giới thiệu bài: 1’

- Chiếu hình ảnh: Lý Thường Kiệt

? Đây là ai?

GV: Sau lần thất bại đầu tiên của cuộc tiến công xâm lược nước ta lần thứ nhất năm 981 ...

2. HD tìm hiểu bài:

- 2 hs lần lượt lên bảng trả lời

1) Vì dưới thời lý mọi người theo đạo phật rất nhiều, ..

2) Vì giáo lý của đạo phật phù hợp với lối sống và cách nghĩ của ...

- Lắng nghe

- HS q/s và trả lời

(18)

HĐ 1. Lý Thường Kiệt tấn công quân xâm lược Tống 10’

- Gọi hs đọc SGK/34 đoạn: "Cuối năm 1072...rồi rút về".

+ Khi biết quân Tống đang xúc tiến việc chuẩn bị xâm lược nước ta lần thứ hai, Lý Thường Kiệt có chủ trương gì?

+ Ông đã thực hiện chủ trương đó như thế nào?

- Xđịnh Ung Châu, Khâm Châu, Liêm Châu trên lược đồ

- Việc Lý Thường Kiệt cho quân sang đất Tống có hai ý kiến khác nhau:

+ Để xâm lược nước Tống.

+ Để phá âm mưu xâm lược nước ta của nhà Tống.

Các em hãy thảo luận nhóm đôi để tìm ý kiến đúng. Vì sao?

- Gọi đại diện nhóm trả lời - Nhận xét, đánh giá

Kết luận: Lý Thường Kiệt chủ động tấn công nước Tống không phải là để xâm lược nước Tống mà để phá âm mưu xâm lược nước ta của nhà Tống.

HĐ 2: Trận chiến trên sông như nguyệt. 10’

- Chiếu lược đồ diễn biến của cuộc kháng chiến và trình bày tóm tắt diễn biến cuộc kháng chiến.

- Hỏi một số câu hỏi để các em nhớ lại diễn biến của cuộc kháng chiến

+ Lý Thường Kiệt đã làm gì để chuẩn bị chiến đấu với giặc?

+ Quân Tống kéo quân sang xâm lược nước ta vào thời gian nào?

+ Lực lượng của quân Tống khi sang xâm lược nước ta như thế nào? Do ai chỉ huy?

+ Trận quyết chiến giữa ta và giặc diễn ra ở đâu? Nêu vị trí quân giặc và quân ta trong trận này?

+ Kể lại trận quyết chiến trên phòng

- 1 hs đọc to trước lớp.

+ Ông chủ trương "ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân đánh trước để chặn mũi nhọn của giặc"

+ Cuối năm 1075, Lý Thường Kiệt chia quân thành 2 cánh, bất ngờ đánh vào nơi tập trung quân lương của nhà Tống ở Ung Châu, Khâm Châu, Liêm Châu, rồi rút về nước.

+ ý kiến thứ hai đúng, bởi vì: Trước đó, lợi dụng việc vua Lý mới lên ngôi còn quá nhỏ, quân Tống đã chuẩn bị xâm lược; Lý Thường Kiệt cho quân đánh sang đất Tống, triệt phá nơi tập trung quân Lương của giặc rồi kéo về nước.

- Thảo luận nhóm đôi - đại diện nhóm trả lời - Lắng nghe

- Quan sát, lắng nghe theo dõi

+ Ông xây dựng phòng tuyến sông Như Nguyệt (ngày nay là sông Cầu)

+ Vào cuối năm 1076

+ Chúng kéo 10 vạn bộ binh, 1 vạn ngựa, 20 vạn dân phu, dưới sự chỉ huy của Quách Quỳ ồ ạt tiến vào nước ta.

+ Trận quyết chiến diễn ra trên phòng tuyến sông Như Nguyệt. Quân giặc ở phía Bắc của sông, quân ta ở phía Nam.

+ Khi đã đến bờ Bắc sông Như Nguyệt, Quách quỳ nóng lòng chờ quân thuỷ

(19)

tuyến sông Như Nguyệt?

(kết hợp chỉ lược đồ)

- 2 em ngồi cùng bàn hãy kể cho nhau nghe diễn biến của cuộc kháng chiến và trao đổi để tìm hiểu nguyên nhân nào dẫn đến thắng lợi của cuộc kháng chiến.

- Gọi lần lượt các nhóm kể lại diễn biến của cuộc kháng chiến và nêu nguyên nhân thắng lợi. (kết hợp chỉ lược đồ) Kết luận: Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ hai của quân dân ta đã hoàn toàn thắng lợi. Có được thắng lợi ấy là vì dân ta có lòng nồng nàn yêu nước, tinh thần dũng cảm, ý chí quyết tâm đánh giặc, bên cạnh đó lại có sự lãnh đạo tài giỏi của Lý Thường Kiệt.

HĐ 3: Kq của cuộc kháng chiến. 10’

- Gọi hs đọc SGK/36 đoạn "Sau hơn...giữ vững"

- Hãy trình bày kết quả của cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ hai?

Kết luận: Dưới sự lãnh đạo tài tình của Lý Thường Kiệt , với sự tấn công ồ ạt của quân và dân ta đã làm cho quân giặc thất bại thảm hại, số quân chết gần quá nửa, quách Quỳ đã hạ lệnh cho quân rút về nước.

3. Củng cố, dặn dò: 3’

- Gọi hs đọc bài thơ trong SGK

GV: Bài thơ chính là tiếng của núi sông nước Việt vang lên cỗ vũ tinh thần đấu tranh của người Việt trước kẻ thù để nhấn chìm quân cướp nước giữ vẹn bờ cõi nước Nam.

* Chiếu: Đền thờ Lý Thường Kiệt tại xã Ngọ Xá, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hoá.

tiến vào phối hợp vượt sông nhưng quân Thủy của chúng đã bị quân ta chặn đứng ngoài bờ biển. Quách Quỳ cho quân đóng bè tổ chức tiến công ta.

...

- Hoạt động nhóm đôi.

- 2 em trong nhóm nối tiếp nhau kể và nêu nguyên nhân thắng lợi:

+ Do quân ta rất dũng cảm

+ Do Lý Thường Kiệt là một tướng tài chỉ huy giỏi. Ông đã chủ động tấn công sang đất Tống; lập phòng tuyến sông Như Nguyệt.

- Lắng nghe

- 1 hs đọc to trước lớp

+ Quân Tống chết quá nửa và phải rút về nước, nền độc lập của nước Đại Việt được giữ vững

- HS lắng nghe

- 1 hs đọc diễn cảm bài thơ - Lắng nghe

- HS xem

(20)

* Xem Clip Hào khí ngàn năm: Thái úy Lý Thường Kiệt và trận chiến trên sông Như Nguyệt

- Về nhà kể lại diễn biến của cuộc khởi nghĩa, trả lời 2 câu hỏi cuối bài.

- Bài sau: Nhà Trần thành lập Nhận xét tiết học

- Lắng nghe, thực hiện

ĐỊA LÍ (4D)

TIẾT 13: NGƯỜI DÂN Ở ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: - Biết đồng bằng Bắc Bộ là nơi nơi dân cư tập trung đông đúc nhất cả nước, người dân sống ở đồng bằng Bắc Bộ chủ yếu là ngườ Kinh.

2. Kĩ năng: - Sử dụng tranh mô tả nhà ở, trang phục truyền thống của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ:

+ Nhà thường được xây dựng chắc chắn, xung quanh có sân, vườn, ao,….

+ Trang phục truyền thống của nam là quần trắng, áo dài the, đầu đội khăn xếp đen; của nữ là váy đen, áo dài tứ thân bên trong mặc yếm đỏ, lưng thắt khăn lụa dài, đầu vấn tóc và chít khăn mỏ quạ.

*TKNL&HQ: Những nghề thủ công cổ truyền phát triển mạnh mẽ ở ĐBBB, đặc biệt là các nghề: đúc đồng, làm đồ gốm, thủ công mĩ nghệ … các nghề này sử dụng năng lượng để tạo ra các sản phẩm thủ công nói trên, đồng thời giáo dục ý thức bảo vệ môi trường trong quá trình sản xuất đồ thủ công.

3. Thái độ: - Yêu thích môn hình học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: Máy tính (CNTT)

- Tranh, ảnh về nhà ở truyền thống và nhà ở hiện nay, cảnh làng quê, trang phục, lễ hội của người dân ĐBBB

III. CÁC HO T Ạ ĐỘNG D Y – H C Ạ Ọ

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. KTBC: 4’ Đồng bằng Bắc Bộ

Gọi hs lên bảng trả lời:

- ĐBBB do những sông nào bồi đắp nên?

- Trên bản đồ ĐBBB có hình dạng gì?

Địa hình của ĐBBB như thế nào?

Nhận xét

B. Dạy-học bài mới:

1. Giới thiệu bài: 1’

2. Bài mới:

* HĐ 1: 17’ Chủ nhân của đồng bằng - Gọi hs đọc mục 1 SGK/100

- ĐBBB là nơi đông dân hay thưa dân?

- Người dân sống ở ĐBBB chủ yếu là dân tộc nào?

- Y/c hs thảo luận nhóm để trả lời các

2 hs lần lượt lên bảng trả lời

- ĐBBB do sông Hồng và sông Thái Bình bồi đắp

- Trên bản đồ ĐBBB có dạng hình tam giác với đỉnh ở Việt Trì, địa hình ở ĐBBB khá bằng phẳng.

- Lắng nghe

- 1 hs đọc to trước lớp - Đông dân nhất cả nước - Chủ yếu là dân tộc Kinh.

- Chia nhóm thảo luận

(21)

câu hỏi sau: (2 nhóm thảo luận 1 câu) 1) Làng của người Kinh ở ĐBBB có đặc điểm gì?

2) Nêu các đặc điểm về nhà ở của người Kinh. Vì sao nhà ở có đặc điểm đó?

3) Làng Việt cổ có đặc điểm gì?

4) Ngày nay, nhà ở và làng xóm của người dân ĐBBB có thay đổi như thế nào?

- GV nhận xét - đánh giá.

* Chiếu 1 số Hình ảnh về làng xóm, nhà cửa của đbằng Bắc Bộ (ngày xưa - nay)

- Đại diện nhóm trình bày

1) Làng có nhiều nhà quây quần với nhau. Các nhà gần nhau để hỗ trợ, giúp đỡ nhau.

2) Nhà thường xây bằng gạch, vững chắc để tránh gió bão, mưa lớn. Xung quanh nhà thường có sân, vườn, ao 3) Có lũy tre xanh bao bọc. Mỗi làng có một ngôi đình thờ Thành hoàng, chùa và có khi có miếu.

4) Ngày nay, làng của người dân ở ĐBBB có nhiều thay đổi. Nhà ở và đồ dùng trong nhà ngày càng tiện nghi hơn.

- HS quan sát

Kết luận: Trong năm, ĐBBB có hai mùa nóng và lạnh. Mùa đông thường có gió mùa đông bắc mang theo không khí lạnh từ phương bắc thổi về, trời lạnh và ít nắng; mùa hạ nóng, có gió mát từ biển thổi vào. Người dân thường làm nhà quay về hướng Nam để tránh gió rét và đón ánh nằng vào mùa đông, đón gió biển thổi vào mùa hạ. đây là nơi hay có bão làm đổ nhà cửa, cây cối nên người dân phải làm nhà kiên cố để có sức chịu đựng được bão.

Ngày nay, nhà cửa của người dân có nhiều thay đổi, làng có nhiều nhà hơn trước. Nhiều nhà xây cao hai, ba tầng, nền lát gạch hoa như ở TP. các đồ dùng trong nhà tiện nghi hơn.

* HĐ2: 15’ Trang phục và lễ hội - Gọi hs đọc mục 2 SGK/84

- Dựa vào thông tin và các tranh, ảnh trong SGH, các em hãy thảo luận nhóm 4 để trả lời các câu hỏi sau:

+ Trong lễ hội có những hoạt động gì?

Kể tên một số hoạt động trong lễ hội mà em biết.

+ Kể tên một số lễ hội nổi tiếng của người dân ĐBBB.

- GV nhận xét - đánh giá.

Kết luận: Ngày nay, người dân ĐBBB thường mặc trang phục hiện đại. tuy nhiên vào những dịp lễ hội họ thích mặc các trang phục truyền thống.

Chiếu: Trang Phục Nữ Tiêu Biểu Miền Bắc Việt Nam

3. Củng cố, dặn dò: 3’

- 1 hs đọc to trước lớp - Chia nhóm thảo luận

+ Thường tổ chức tế lễ và các hoạt động vui chơi, giải trí. Các hoạt động mà em biết là chọi gà, cờ người, thi thổi cơm, rước kiệu,...

+ Hội Lim, hội Chùa Hương, Hội Gióng,...

- Gọi đại diện nhóm trả lời (mỗi nhóm trả lời 1 câu)

- Lắng nghe - HS xem

(22)

- Gọi hs đọc ghi nhớ SGK/102

* Xem Clip: Tưng bừng khai hội Gióng đền Sóc 2017

- Về nhà tiếp tục sưu tầm tranh, ảnh về hoạt động sx của người dân ĐBBB để chuẩn bị bài sau.

- Nhận xét tiết học

- 2 hs đọc ghi nhớ - HS xem

TOÁN

TIẾT 63: BẢNG NHÂN 9

I- MỤC TIÊU

1. Kiến thức: HS thành lập bảng nhân 9. Vận dụng bảng nhân 9 để giải toán.

2. Kĩ năng: Rèn trí nhớ và kĩ năng giải toán nhanh, chính xác cho HS 3. Thái độ: HS có ý thức hoàn thành các bài tập toán đạt kết quả tốt

II- ĐỒ DÙNG: 10 tấm bìa, mỗi tấm có 9 chấm tròn. Bảng phụ

III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bài cũ (5’)

- Gọi hai em lên bảng làm BT 3 và 4 tiết trước - Đánh giá

B. Bài mới:

1. HĐ 1: HD thành lập bảng nhân 9 (15’) - Gắn một tấm bìa có 9 chấm tròn: Có mấy chấm tròn?

- 9 chấm tròn được lấy mấy lần?

- 9 được lấy mấy lần?

- Ta lập được phép nhân: 9 x 1= 9

* Tương tự , GV HD lập các phép nhân còn lại để hoàn chỉnh bảng nhân 9.

- Luyện HTL bảng nhân 9 - Vì sao gọi là bảng nhân 9?

2. HĐ 2: Thực hành

* Bài 1: Tính nhẩm(7’) - HD

- GV nhận xét

* Bài 2:

- Nêu thứ tự thực hiện phép tính?

- Gọi 2 HS lên bảng lên bảng làm bài. Lớp làm vào VBT

- Nhận xét.

a) 9 x 6 + 17 = 54 + 17 = 71

- Làm bài - Nhận xét

- Có 9 chấm tròn - 1 lần

- 1 lần

- HS đọc bảng nhân 9 - HS học TL

- Vì có 1 thừa số là 9, các thừa số còn lại lần lượt là cấc số 1, 2, 3..., 10.

- HS nêu YC

- HS tự tính nhẩm vào VBT và nêu KQ

- HS đọc đề

- Tính từ trái sang phải

(23)

b) 9 x 3 x 2 = 27 x 2 = 54 c) 9 x 9 : 9 = 81 : 9 = 9

* Bài 3: (5’)

- Bài toán cho biết gì?

- Bài toán hỏi gì?

- HD

- Gọi 1 HS lên bảng lên bảng làm bài. Lớp làm vào VBT

- Chữa bài.

Bài giải

Lớp 3B có số học sinh là:

9 x 4 = 36( học sinh)

Đáp số: 36 học sinh.

* Bài 4: (5’)

- Nhận xét dãy số?

- HD

- Gọi 1 HS lên bảng lên bảng làm bài. Lớp làm vào VBT

- Chữa bài

( 9, 18, 27, 36, 45, 54, 63, 72, 81, 90) 3. Củng cố, dặn dò (3’):

- Thi đọc thuộc lòng bảng nhân 9

- HS đọc đề bài - HS nêu

- Làm bài - Nhận xét

- HS nêu YC

- Số đứng sau bằng số đứng trước cộng thêm 9.

- Làm bài - Nhận xét

TẬP VIẾT

TIẾT 13: ÔN CHỮ HOA: I

I- MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Củng cố về cách viết chữ hoa I thông qua bài tập ứng dụng : - Viết tên riêng (Ông Ích Khiêm) bằng chữ cỡ nhỏ.

- Viết câu ứng dụng (Ít chắt chiu hơn nhiều phung phí) bằng cỡ chữ nhỏ.

2. Kĩ năng: Viết đúng mẫu chữ, cỡ chữ, đẹp 3. Thái độ: Cẩn thận. Giữ vở sạch, viết chữ đẹp

II- ĐỒ DÙNG

- Mẫu chữ viết hoa I, Ô , K.

- Mẫu chữ viết tên riêng Ông Ích Khiêm và câu ứng dụng trên dòng kẻ ô li

III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bài cũ (5’):

- Gọi HS nhắc lại từ và câu ứng dụng.

- Yêu cầu 2HS viết bảng lớp, cả lớp viết bảng

1 HS nhắc lại từ và câu ứng dụng.

2 em lên bảng viết các tiếng :

(24)

con.

- Giáo viên nhận xét đánh giá.

B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài (1’):

2. Hướng dẫn viết trên bảng con (10’)

* Luyện viết chữ hoa :

- Yêu cầu HS tìm các chữ hoa có trong bài.

- Viết mẫu và kết hợp nhắc lại cách viết từng chữ

- Yêu cầu tập viết vào bảng con các chữ vừa nêu .

* Luyện viết từ ứng dụng:

- Yêu cầu HS đọc từ ứng dụng

- Giới thiệu: Ông Ích Khiêm là một ông quan thời nhà Nguyễn, văn võ tồn tài, có lòng yêu nước thương dân. Ông là 1 vị quan tốt.

- HD viết:

- Yêu cầu HS tập viết trên bảng con.

* Luyện viết câu ứng dụng:

- Yêu cầu một học sinh đọc câu ứng dụng.

- Giúp HS hiểu ND câu tục ngữ : Khuyên mọi người sống phải biết tiết kiệm tránh phung phí.

- Yêu cầu HS luyện viết trên bảng con: Ít.

* Hướng dẫn viết vào vở (14’):

- Nêu yêu cầu viết chữ I một dòng cỡ nhỏ, chữ Ô và K : 1 dòng .

- Viết tên riêng Ông Ích Khiêm 2 dòng cỡ nhỏ

-.Viết câu tục ngữ 5 lần ( 5 dòng ).

* Chữa bài (3’)

3. Củng cố - Dặn dò (2’):

- Giáo viên nhận xét đánh giá.

Hàm Nghi. Hải Vân.

- Lớp viết vào bảng con

- Các chữ viết hoa có trong bài:

Ô, I, K.

- Lớp theo dõi.

- Cả lớp thực hiện viết vào bảng con.

- 1HS đọc từ ứng dụng: Ông Ích Khiêm

- Cả lớp viết trên bảng con: Ông Ích Khiêm.

- 1HS đọc câu ứng dụng:

Ít chắt chiu hơn nhiều phung phí.

- Luyện viết vào bảng con: Ít.

- Lớp thực hành viết vào vở.

- Nêu lại cách viết hoa chữ I.

NS: 27/11/2020 NG: 3/12/2020

Thứ 5 ngày 3 tháng 12 năm 2020 TẬP ĐỌC

TIẾT: 26: CỬA TÙNG

(25)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- HS đọc đúng bài văn.Chú ý các từ ngữ: lịch sử, cứu nước, luỹ tre làng, ...

- Biết các địa danh và hiểu các từ ngữ trong bài (Bến Hải, Hiền Lương, ...) - Biết đọc đúng giọng văn miêu tả

2. Kỹ năng:

- Rèn kĩ năng đọc thành tiếng

- Rèn kĩ năng đọc - hiểu: Nắm được ND bài: Tả vẻ đẹp kì diệu của cửa Tùng - một cửa biển thuộc miền Trung nước ta

*BVMT: Học sinh cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên, từ đó thêm tự hào về quê hương đất nước và có ý thức tự giác bảo vệ môi trường.

*Biển đảo: Giới thiệu vẻ đẹp Cửa Tùng, từ đó học sinh hiểu thêm về thiên nhiên vùng biển, giáo dục lòng tự hào dân tộc, tình yêu với biển.

*GDQPAN: Nêu sự kiện chiến đấu của quân và dân ta ở Cửa Tùng trong chiến tranh chống Mỹ

II. ĐỒ DÙNG: Tranh minh hoạ bài học. Bản đồ Việt nam có tỉnh Quảng Trị

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bài cũ (5’)

- Đọc bài : Người con của Tây Nguyên và TLCH: Câu chuyện ca ngợi ai?

- Đánh giá B. Bài mới

1. Giới thiệu bài (1’) 2. Luyện đọc (15’)

- GV đọc diễn cảm toàn bài.

- HD cách đọc

- HD HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ

* Đọc từng câu

- YCHS nối tiếp nhau đọc từng câu lượt 1 + GV phát hiện, ghi bảng, HDHS phát âm cho HS: lịch sử, cứu nước, luỹ tre làng - YCHS nối tiếp nhau đọc từng câu lượt 2 - Theo dõi, nhận xét

* Đọc từng đoạn trước lớp - GV chia bài làm 3 đoạn

- YCHS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn lượt 1 + GV HD đọc câu dài: ngắt, nghỉ đúng giữa

3 HS nối tiếp nhau đọc bài và TLCH: Câu chuyện ca ngợi anh hùng Núp và dân làng Kông Hoa đã lập nhiều thành tích trong kháng chiến chống thực dân Pháp.

- Nhận xét

- HS theo dõi SGK, đọc thầm - Theo dõi

- HS nối tiếp nhau đọc từng câu trong bài

+ Phát âm

- HS nối tiếp nhau đọc từng câu

+ HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn trong bài

+ HD đọc câu dài: ngắt, nghỉ đúng

(26)

các dấu câu và cụm từ, nhấn giọng.

- YCHS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn lượt 2 + HDHS giải nghĩa các từ chú giải cuối bài

* Đọc từng đoạn trong nhóm

- Chia nhóm 4. Nêu nhiệm vụ đọc trong nhóm. Theo dõi, kiểm tra HS đọc.

- TC thi đọc đoạn giữa các nhóm (4 nhóm)

* YC ĐĐT toàn bài

* HD tìm hiểu bài (8’) - Cửa Tùng ở đâu?

- UDCNTT: GV cho HS xem Bản đồ Việt Nam, tỉnh Quảng Trị và giới thiệu: Sông Bến Hải ở huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị, là nơi phân chia miền Nam - Bắc từ 1954 đến 1975. Cửa Tùng là cửa sông BếnHải.

*GDQPAN:

GV nêu sự kiện chiến đấu của quân và dân ta ở Cửa Tùng trong chiến tranh chống Mỹ:

“Bến đò A Cửa Tùng, nơi ghi dấu nhiều chiến công oanh liệt của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Năm 1954, đây là nơi đấu tranh chính trị bảo vệ Hiệp định Giơ-ne-vơ đối với tổng tuyển cử thống nhất đất nước. Năm 1965- 1972, là điểm giao thông quan trọng trên sông Bến Hải trực tiếp chi viện sức người, sức của cho chiến trường miền Nam và đảo Cồn Cỏ. Hàng chục cán bộ đã anh dũng hy sinh trong lúc làm nhiệm vụ, bến đò A là niềm tự hào quê hương lũy thép anh hùng”.

- Cảnh hai bên bờ sông Bến Hải đẹp như thế nào ?

- Em hiểu thế nào là "Bà chúa của các bãi tắm?"

- Màu sắc nước biển Cửa Tùng có gì đặc biệt?

- Người xưa so sánh bãi biển Cửa Tùng với cái gì?

- Bài văn tả cảnh gì?

giữa các dấu câu và cụm từ, nhấn giọng.

+ Nhận xét

- Đọc “Chú giải” cuối SGK + HS đọc nhóm 4

- Thi đọc đoạn giữa các nhóm - Nhận xét , bình chọn bạn đọc hay

- Cả lớp đồng thanh toàn bài

- Cửa Tùng ở nơi dòng sông Bến Hải gặp biển

- Thôn xóm mướt màu xanh của luỹ tre làng và những rặng phi lao rì rào gió thổi

- Là bãi tắm đẹp nhất trong các bãi tắm

- Thay đổi ba lần trong một ngày - Chiếc lược đồi mồi đẹp và quý giá cài trên mái tóc bạch kim của sóng biển

(27)

- Nhận xét

* Luyện đọc lại (9’) - GV đọc diễn cảm đoạn 2 - HD HS đọc đúng đoạn văn - YCHS đọc cặp đôi đoạn 2

- Tổ chức thi đọc diễn cảm đoạn 2 - Đánh giá

3. Củng cố, dặn dò (2’)

- Nêu nội dung chính của bài ?

* BVMT, TNMT biển đảo:

- Em có cảm xúc gì trước vẻ đẹp của đất nước ta? Em cần làm gì để cảnh biển ngày càng đẹp hơn?

- GV nhận xét tiết học

- Tả vẻ đẹp kì diệu của cửa Tùng - một cửa biển thuộc miền Trung nước ta

- Nhận xét - Theo dõi

- HS đọc cặp đôi đoạn 2 - HS thi đọc đoạn văn (4 HS) - Lớp bình chọn bạn đọc hay nhất - Tả vẻ đẹp kì diệu của cửa Tùng - một cửa biển thuộc miền Trung nước ta

- Em luôn tự hào về quê hương đất nước mình và có ý thức tự giác bảo vệ môi trường, bảo vệ TNMT BĐVN.

TẬP LÀM VĂN

TIẾT 13: VIẾT THƯ

I- MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- HS biết viết một bức thư ngắn theo gợi ý - Trình bày đúng

2. Kĩ năng: Viết thư theo trình tự hợp lý, tự nhiên 3. Thái độ: Cố gắng học tốt

II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC::

-Viết sẵn bảng lớp đề bài và gợi ý viết thư III. CÁC HO T Ạ ĐỘNG D Y H C CH Y U:Ạ Ọ Ủ Ế

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ : (5’)

- GV nhận xét bài kiểm tra của HS . B. Bài mới :

1. Giới thiệu bài : (2’)

2. Hướng dẫn HS ptích đề bài (10’) Viết một bức thư cho bạn ở một tỉnh miền Nam (hoặc miền Trung, miền Bắc) để làm quen và hẹn bạn cùng thi đua học tốt

- GV mời 1 HS đọc yêu cầu của bài . + Bài tập yêu cầu các em viết thư cho ai?

- HS lắng nghe - HS lắng nghe

- 1HS đọc-cả lớp theo dõi SGK.

+ Cho 1 bạn ở một tỉnh thuộc một

(28)

+ Em viết thư để làm gì ?

- Gọi 1 HS nhắc lại cách viết một bức thư?

- GV hướng dẫn thêm: Trước khi viết thư các em cần chuẩn bị rõ:

+ Em viết thư cho bạn tên là gì?

+ Ở tỉnh nào?

+ Ở miền nào?

- GV hỏi:

+ Mục đích viết thư là gì ?

+ Những nội dung cơ bản trong thư ? + Hình thức của lá thư như thế nào ? - GV mời 3 – 4 HS nói tên, địa chỉ người các em muốn viết thư.

- GV mời 1 HS nói mẫu phần lí do viết thư – Phần tự giới thiệu.

- GV nhận xét, sửa chữa cho các em.

3. Hướng dẫn HS viết thư.(20’) - GV yêu cầu HS viết thư vào vở.

- GV theo dõi các em làm bài, giúp đỡ từng HS.

- GV mời 5 HS đọc bài viết của mình.

- GV nhận xét, tuyên dương bài viết hay.

4. Cũng cố-dặn dò (3’)

-Y/C HS nhắc lại cách viết 1 bức thư . - Về nhà: Y/C những HS chưa hoàn thành nội dung thư về nhà viết

-Nhận xét tiết học.

miền khác với miền em đang ở : Nếu em là người Bắc em sẽ viết thư cho 1 bạn miền Trung hoặc Nam; nếu em là người miền Trung em sẽ viết thư cho 1 bạn ở miền Nam hoặc miền Bắc.

+ .. để làm quen với bạn và hẹn bạn cùng thi đua.

-HS nhắc lại

+ Làm quen và hẹn bạn cùng thi đua học tốt.

+ Nêu lí do viết thư - Tự giới thiệu - Hỏi thăm bạn - Hẹn bạn cùng thi đua học tốt.

+ Như mẫu trong bài Thư gửi bà, SGK/81

-3 – 4 HS nói tên, địa chỉ người các em muốn viết thư.

- 1 HS nói mẫu phần lí do viết thư – Phần tự giới thiệu.

- HS thực hành viết thư.

- Đọc bài trước lớp.

-HS lắng nghe - HS tự phát biểu . -HS lắng nghe

TOÁN

TIẾT 64: LUYỆN TẬP

I- MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Củng cố KN thực hành tính trong bảng nhân 9. Vận dụng bảng nhân 9 giải toán.

2. Kĩ năng: Rèn KN tính và giải toán nhanh, chính xác cho HS

(29)

3. Thái độ: HS yêu thích và ham học toán, tính cận thận chính xác.

II- ĐỒ DÙNG: Bảng phụ

III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bài cũ (5’):

- KT về bảng nhân 9.

- Đánh giá B. Bài mới :

1. Giới thiệu bài (1’)

- GV nêu MĐ, YC của tiết học

* Bài 1 (11’):

- HD

- Gọi 2 HS lên bảng lên bảng làm bài. Lớp làm vào VBT

- GV đánh giá

9 x 1 = 9 9 x 2 = 18 9 x 3 = 27 9 x 4 = 36 1 x 9 = 9 2 x 9 = 18 3 x 9 = 27 4 x 9 = 36 9 x 5 = 45 9 x 6 = 54 9 x 7 = 63 9 x 8 = 72 5 x 9 = 45 6 x 9 = 54 7 x 9 = 63 8 x 9 =72

* Bài 2 (10’):

- GV HD: Trong một biểu thức có cả phép nhân và phép cộng ta thực hiện theo thứ tự nào?

- Nhắc lại cho HS nắm chắc cách thực hiện - Gọi 2 HS lên bảng làm bài. Lớp làm vào VBT - GV đánh giá

a) 9 x 4 + 9 = 36 + 9 = 45 b) 9 x 6 + 9 = 54 + 9 = 63 c) 9 x 5 + 9 = 45 + 9 = 54 d) 9 x 7 + 9 = 63 + 9 = 72

* Bài 3 (10’):

- BT cho biết gì?

- BT hỏi gì?

Tóm tắt:

3- 4 HS đọc - Nhận xét

- Nêu YC - Làm bài - Nhận xét

- HS đọc đề

- Ta thực hiện theo thứ tự phép nhân trước, phép cộng sau

- Nhận xét - Làm bài - Nhận xét

- HS đọc đề - HS nêu

8 bạn

9 bạn

? bạn ? bạn

Tổ 1:

3 tổ:

(30)

- Gọi 1 HS lên bảng làm bài. Lớp làm vào VBT - GV đánh giá

Bài giải

Số bạn có trong 3 tổ còn lại là:

9 x 3 = 27 (bạn) Số bạn có trong lớp 3E là:

8 + 27 = 35 (bạn) Đáp số: 35 bạn.

3. Củng cố (3’):

- Thi đọc thuộc lòng bảng nhân 9 - GV đánh giá

- 1 HS làm trên bảng - Lớp làm vở

- Nhận xét

- HS thi đọc - Nhận xét TỰ NHIÊN XÃ HỘI

TIẾT 26: KHÔNG CHƠI CÁC TRÒ CHƠI NGUY HIỂM

I- MỤC TIÊU: Giúp học sinh:

1. Kiến thức:

- Sử dụng thời gian nghỉ ngơi giữa giờ và trong giờ ra chơi sao cho vui vẻ, khoẻ mạnh và an toàn.

- Nhận biết những trò chơi dễ nguy hiểm cho bản thân và cho người khác khi ở trường.

2. Kĩ năng:

- Sử dụng thời gian hợp lý

- Phân biệt và chơi các trò chơi đảm bảo an toàn, không chơi các trò chơi nguy hiểm.

3. Thái độ:

- Sử dụng thời gian nghỉ ngơi giữa giờ và trong giờ ra chơi

- Không chơi các trò chơi nguy hiểm và nhắc các bạn tham gia các trò chơi đảm bảo an toàn.

II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Các hình SGK trang 52,53,54,55

III- HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A- Kiểm tra bài cũ (5’)

- Kể tên những hoạt động ngoài giờ lên lớp của học sinh tiểu học?

- Các hoạt động đó giúp được gì cho học tập?

B- Bài mới

1. Giới thiệu bài (1’)

- GV nêu MĐ, YC của tiết học 2. Tìm hiểu bài

- 2 HS lên bảng nêu

- Nhận xét, vài em nhắc lại

* Làm việc theo cặp

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Giáo dục trẻ biết giữ gìn bảo vệ môi trường bằng cách bỏ rác đúng nơi quy định. - Tích cực đoàn kết tham gia

- Nêu được những việc cần làm phù hợp với khả năng để bảo vệ loài vật có ích.. - HS(M3, M4) biết nhắc nhở bạn bè cùng tham gia bảo vệ loài

Giáo viên liên hệ: tích cực tham gia việc lớp, việc trường còn thể hiện ở việc tích cực tham gia các hoạt động giáo dục tài nguyên, môi trường biển, đảo phù hợp với

Giáo viên liên hệ: tích cực tham gia việc lớp, việc trường còn thể hiện ở việc tích cực tham gia các hoạt động giáo dục tài nguyên, môi trường biển, đảo phù hợp với

Kết luận: Để có môi trường học tập sạch sẽ, trong lành em cần thực hiện nội quy giữ gìn vệ sinh trường, lớp bằng cách tích cực tham gia lao động dọn vệ sinh trường lớp,

- Viết được đoạn văn ngắn ( khoảng 5 câu ) thuật lại ý kiến của các bạn trong nhóm về những việc cần làm để bảo vệ môi trường.. * GDBVMT: GDHS Có ý thức tích

Thái độ: Yêu hoà bình, tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ hoà bình phù hợp với khả năng do nhà trường, địa phương tổ chức ; ghét chiến tranh phi nghĩa và lên án

*GD BVMT: Tham gia và nhắc nhở bạn bè giữ gìn trật tự, vệ sinh nơi công cộng là làm cho môi trường nơi công cộng trong lành, sạch, đẹp, văn minh, góp phần