• Không có kết quả nào được tìm thấy

PHIẾU BÀI TẬP SỐ 4 MÔN NGỮ VĂN 7 (TỪ 8/3 ĐẾN 16/3)

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "PHIẾU BÀI TẬP SỐ 4 MÔN NGỮ VĂN 7 (TỪ 8/3 ĐẾN 16/3)"

Copied!
2
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

NỘI DUNG ÔN TẬP

Câu 1: Phân biệt ca dao và tục ngữ (hình thức, nội dung và phương thức biểu đạt).

Câu 2: Thế nào là câu đặc biệt? Trong đoạn trích sau đây, những câu nào là câu đặc biệt?

"…Mọi người lên xe đã đủ. Cuộc hành trình tiếp tục. Xe chạy giữa cánh đồng hiu quạnh. Và lắc. Và xóc…".

(Trần Cư) Câu 3: Cho đoạn trích:

"…Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quí báu của ta.

Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xăm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và cướp nước…".

(Ngữ văn 7 – tập 2) 1. Xét về cấu tạo, câu văn im đậm thuộc kiểu câu gì? Vì sao?

2. Đoạn văn sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Nêu tác dụng.

3. Viết đoạn văn khoảng 5 câu trình bày cảm nhận của em về nội dung đoạn trích trên.

Câu 4:

Nhân dân ta thường nhắc nhở nhau: “Lá lành đùm lá rách”.

Hãy viết bài Tập làm văn giải thích nội dung câu tục ngữ và chứng minh đây là truyền thống đạo lí tốt đẹp của dân tộc ta.

Câu 5: Tìm các câu đặc biệt và chỉ rõ tác dụng của nó trong các trường hợp sau:

a. Đêm. Bóng tối tràn đầy trên bến Cát Bà.

b. Ôi! Trăm hai mươi lá bài đen đỏ, cái ma lực gì mà run rủi cho quan mê được như thế?

Câu 6: Một học sinh đã tìm được những ý kiến và dẫn chứng sau:

Tục ngữ phản ánh khá đầy đủ những đức tính tốt đẹp của người lao động trong cuộc sống còn nhiều khó khăn.

- Đó là sự lao động cần cù, kiên trì.

- Đó là tinh thần lạc quan.

- Đó là sự trọng danh dự.

- Sông có khúc, người có lúc.

- Còn da lông mọc, còn chồi nảy cây.

- Năng nhặt chặt bị.

- Bát mồ hôi đổi bát cơm.

- Tốt danh hơn lành áo.

- Đói cho sạch rách cho thơm - Kiến tha lâu đầy tổ

Em hãy sắp xếp vào mô hình dàn ý sau để giúp bạn chuẩn bị viết một đoạn văn.

Luận điểm:

Luận cứ 1:

Dẫn chứng

(2)

Luận cứ 2:

Dẫn chứng Luận cứ 3:

Dẫn chứng

Câu 7: Viết một đoạn văn khoảng 5 - 7 câu giải thích câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, trong đó có sử dụng một câu rút gọn (gạch chân, chú thích).

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Câu 2: Tìm trong đoạn văn trên một trường từ vựng và gọi rõ tên trường từ vựng ấy Câu 3:Từ tình cảm của mẹ con bé Hồng trong đoạn trích trên, em hãy viết một đoạn

Câu 6: Dựa vào khổ thơ trên, hãy viết một đoạn văn khoảng 12 câu theo phép lập luận quy nạp ( có sử dụng phép lặp, câu cảm thán và có một câu chứa thành phần phụ chú )

Qua đoạn trích kết hợp với hiểu biết của em về bài Đức tính giản dị của Bác Hồ, em hãy viết đoạn văn khoảng 12- 14 câu nêu cảm nhận của em về chủ tịch HồChí Minh (

d, Hãy viết một đoạn văn quy nạp khoảng 10 - 12 câu phân tích khổ thơ trên để thấy rõ niềm khát khao tự do cháy bỏng của người tù (gạch dưới và chú thích rõ 1 cặp

Qua văn bản trên và hiểu biết xã hội, em hãy viết đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy thi trình bày suy nghĩ của mình về giá trị của thời gian đối với con người, đặc

Hãy viết một đoạn văn quy nạp (khoảng 10 câu) phân tích ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh vầng trăng và chiều sâu tư tưởng mang tính triết lí trong khổ thơ kết của

Đoạn văn có sử dụng dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm (gạch chân dưới câu văn có sử dụng các dấu đó, chú thích rõ).. Câu 3 (5 điểm): Đánh giá về đoạn trích “Trong lòng

3-Viết đoạn văn (khoảng ½ trang giấy) nêu suy nghĩ của em về nhân vật Dế Mèn trong đoạn trích “Bài học đường đời đầu tiên” của Tô Hoài.. Trong đoạn văn em viết có