• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương (cấp TH) #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.contai

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương (cấp TH) #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.contai"

Copied!
33
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 8 Ngày soạn: 26/10/2018

Ngày giảng : Thứ hai ngày 29 tháng 10 năm 2018 Toán

36 + 15 I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức:

- Biết thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 100 dạng 36+15.

2.Kĩ năng:

- Biết giải bài toán theo hình vẽ bằng một phép tính cộng có nhớ trong phạm vi 100.

- Bài tập cần làm: Bài 1 (dòng 1); bài 2 (a, b); bài 3.

- KNS:

- Lắng nghe tích cực; quản lý thời gian; tư duy sáng tạo; hợp tác.

3.Thái độ:

- Rèn HS tính cẩn thận, chính xác trong khi làm bài.

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC

- GV: Giáo án + SGK + 4 bó 1 chục que tính và 11 que tính rời, bảng gài. Bảng phụ.

- HS: BĐD học toán, SGK, vở bài tập.

III. CÁC HO T Ạ ĐỘNG D Y – H C

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ổn định tổ chức.(1 phút)

- Chuyển tiết.

2. Kiểm tra ( 5 phút)

- Gọi HS đọc bảng 6 cộng với 1 số.

- Gọi HS lên bảng giải bài tập.

- Nhận xét ghi điểm - nhận xét chung.

3. Bài mới: (28p)

3.1. HĐ1. Giới thiệu bài ( 1 phút) - Hôm nay, chúng ta học bài. 36 + 15.

Ghi tựa bài lên bảng.

3.2. HĐ2. Giới thiệu phép cộng:

36 + 15. ( 10 p)

-GV nêu bài toán: có 36 que tính, thêm 15 que tính nữa. Hỏi có tất cả bao nhiêu que tính?

-HDHS tương tự như bài 38 + 25.

-GV ghi bảng 36 + 15 = ?

-Gọi HS lên bảng đặt tính và tính.

HĐ 3. HD Thực hành: (15p)

* Bài 1: (dòng 1) ( 5 p) Tính

- HS hát tập thể.

- Thực hiện theo yêu cầu của GV.

- Cùng GV nhận xét, đánh giá.

- HS lắng nghe, nhắc lại tiêu đề bài.

-HS quan sát.

-1 HS nhắc lại cách tính.

- Thực hiện.

-Gọi HS lên bảng đặt tính và tính.

(2)

-Gọi 1 HS lên bảng đặt tính và tính.

-HS còn lại làm vào vở.

* Bài 2: ( 5 p) (a,b)

- HS làm bài vào vở (đặt tính)

* Bài 3: (5p)

- Cho HS đặt đề toán theo hình vẽ (SGK) chẳng hạn: Bao gạo cân nặng 46kg, bao ngô cân nặng 27kg. Hỏi cả 2 bao cân nặng bao nhiêu kg?

4. Củng cố, dặn dò.( 3 phút)

- Tổ chức cho 4 tổ thi nhau nối phép tính có kết quả 45

- Nhận xét, đánh giá.

- Giao về nhà làm VBT, chuẩn bị bài sau.

- Nhận xét tiết học.

(các bài còn còn lại làm tương tự).

-HS đặt tính và tính tương tự bài 1.

-Vài HS đặt đề toán.

Giải

Cả hai bao cân nặng là 46 + 27 = 73 (kg) Đáp số: 73 kg - Thực hiện.

- Lắng nghe và thực hiện.

___________________________

Bồi dưỡng tiếng việt THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT I . MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Học sinh nắm được nội dung bài đọc và làm đúng các bài tập chắc nghiệm.

2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng đọc thành tiếng: Đọc lưu loát, biết ngắt nghỉ đúng sau các dấu câu.

3. Thái độ: Giáo dục các em biết giữ lời hứa II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Sách THKT, bảng phụ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bài cũ (5)

- Yêu cầu HS đọc bài: Bức tranh bàn tay và trả lời câu hỏi:

?Cô giáo bảo hs làm gì?

?Vì sao bức tranh của Đức làm cô giáo ngạc nhiên?

?Bức tranh đó thể hiện điều gì?

- GV nhận xét B. Bài mới

1. Giới thiệu bài: ( 2)

- GV nêu nội dung và ghi tên bài.

2. Dạy bài mới:

a. Bài 1: Đọc truyện: (14) Ước mơ + GV đọc mẫu: Hướng dẫn giọng đọc

- 3 HS đọc và trả lời - HS khác nhận xét.

- Cả lớp theo dõi SGK

(3)

toàn bài.

- Đọc tiếp nối câu

- GV yêu cầu HS đọc nối tiếp câu - GV kết hợp sửa sai phát âm cho học sinh (luyện đọc từ, tiếng khó HS phát âm sai)

- Gọi vài HS đọc lại từ tiếng khó – Cho cả lớp đọc

- Sửa lỗi phát âm cho HS.

- Gọi HS tiếp nối nhau đọc đoạn - Đọc từng đoạn trong nhóm - GV chia nhóm: 2HS/ bàn/nhóm - GV yêu cầu thời gian

- Mời các nhóm cử đại diện thi đọc - GV nhận xét khen ngợi

- Đọc đồng thanh

b, Bài 2: Chọn câu trả lời đúng (8) - Gọi HS đọc yêu cầu

- Yêu cầu HS tự làm bài - Yêu cầu HS báo cáo - GV lần lượt đưa câu hỏi

?Đề văn yêu cầu chúng ta làm gì?

?Đề văn ấy thái độ của các bạn như thế nào?

?Thái độ của Vân như thế nào trước đề văn?

?Vân ước mơ gì?

?Cô giáo nhận xét gì về ước mơ của Vân?

?Câu nào dưới đây cấu tạo theo mẫu Ai là gì?

- Nhận xét

C. Củng cố - dặn dò (5) - Gọi HS đọc lại bài - Nhận xét tiết học

- Về nhà đọc lại bài và trả lời các câu hỏi.

- HS tiếp nối nhau đọc từng câu - Cá nhân, ĐT

- HS đọc

- HS đọc tiếp nối đoạn.

- Cả lớp theo dõi SGK - Các nhóm luyện đọc - Cả lớp theo dõi nhận xét - HS thi đọc ĐT, đọc cá nhân.

- HS đọc

- 1 HS làm bảng, lớp làm VBT - Lần lượt trả lời

- Kể về ước mơ của Vân - Cả lớp hào hứng

- Vân ỉu xìu

- Mẹ chóng khỏi bệnh

- Đó là ước mơ của người con hiếu thảo

- Vân là cô bé hiếu thảo - Nhận xét

- HS đọc - Lắng nghe

__________________________

Luyện từ và câu

TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG, TRẠNG THÁI, DẤU PHẨY

I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức:

(4)

- Nhận biết và bước đầu biết dùng một số từ chỉ hoạt động , trạng thái của loài vật và sự vật trong câu ( BT1,BT2) .

- Biết đặt dấu phẩy và chỗ thích hợp trong câu ( BT3 ).

2.Kĩ năng:

- KNS: Lắng nghe tích cực; tìm kiếm và xử lý thông tin; hợp tác.

3.Thái độ:

- GD cho HS ý thức tự giác, ham hiểu biết, yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC

- GV: Viết sẵn một số câu để trống các từ chỉ HĐ. BP: viết bài tạp 1,2 - HS: SGK, vở ghi

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ổn định tổ chức. (1p)

- Yêu cầu HS hát tập thể.

2. Kiểm tra: (5p)

- Điền các từ chỉ hoạt dộng vào chỗ trống.

- Nhận xét, đánh giá.

3. Bài mới: (25p)

HĐ 1. Giới thiệu bài: (1p)

- Nêu yêu cầu tiết hoc, viết tiêu đề bài lên bảng.

HĐ 2. HD làm bài tập:

* Bài 1:

- Gọi HS đọc yêu cầu bài.

- Treo bảng phụ.

- Các câu đó nói gì.

- Tìm những từ chỉ hoạt động( Gạch dưới những từ chỉ hoạt động, trạng thái) - Từ ăn, uống, là những từ chỉ hoạt động, trạng thái.

*Bài 2:

- Yêu cầu HS quan sát tranh, thảo luận nhóm đôi.

- Hát.

- 2 HS lên bảng thực hiện.

a. Thầy Thái dạy môn Toán.

Tổ trực nhật quét lớp.

b. Cô Hiền giảng bài rất hay.

Bạn Hạnh đọc truyện.

- Nhận xét, bổ sung.

- Lắng nghe và nhắc lại tiêu đề bài.

* Tìm các từ chỉ hoạt động trạng thái của loài vật và sự vật.

- ý nói tên các con vật, sự vật trong mỗi câu (con trâu, đàn bò …)

- HS nêu: Các từ chỉ hoạt động

“ăn”, “uống”

a. Con trâu ăn cỏ.

b. Đàn bò uống nước dưới ruộng.

c. Mặt trời đang toả ánh nắng.

* Chọn từ điền vào chỗ trống.

- Thảo luận nhóm đôi làm bài.

- Đọc bài đồng dao.

Con Mèo, con Mèo Đuổi theo con Chuột Giơ vuốt nhẹ nhàng

(5)

Giơ, đuổi, chạy, nhẹ, luồn là những từ chỉ hoạt động.

*Bài 3:

- Nêu yêu cầu.

- Treo bảng phụ.

- Trong câu có mấy từ chỉ hoạt động của người, các từ ấy trả lời câu hỏi gì?.

- Để tách rõ hai từ cùng trả lời câu hỏi làm gì? trong câu, ta đặt dấu phẩy vào chỗ nào.

*) GDQTE: Là một người HS em cần phải làm gì để thầy cô và bó mẹ vui lòng?

- Nhận xét - đánh giá.

4. Củng cố dặn dò: (3p)

- Chốt lại nội dung bài: Trong bài học này, ta đã tìm và dùng từ chỉ HĐ, trạng thái của người, loài vật hay sự vật. Biết cách dùng dấu phẩy để đánh dấu các bộ phận câu giống nhau.

- Nhận xét giờ học.

Con chuột chạy quanh Luồn hang luồn hốc.

* Có thể đặt dấu phẩy vào những chỗ nào trong những câu sau:

- Lớp làm bài trong vở - 3 em lên bảng làm bài.

a. Lớp em học tập tốt lao động tốt.

- Có hai từ chỉ hoạt động: Học tập và lao động.

- Ta đặt dấu phẩy vào sau chữ học tập tốt.

b. Cô giáo chúng em rất yêu thương, quý mến học sinh.

c. Chúng em luôn kính trọng, biết ơn các thầy giáo, cô giáo.

- Nhận xét.

- Suy nghĩ và phát biểu.

- Lắng nghe.

_________________________________

Bồi dưỡng toán THỰC HÀNH TOÁN I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Thuộc bảng 6,7,8,9 cộng với một số. Biết thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 100. Biết giải bài toán về nhiều hơn cho dưới dạng sơ đồ.

Biết nhận dạng hình tam giác

2. Kĩ năng: Rèn kỹ năng làm tính cộng có dạng 6 + 5, 26 + 5, 36 + 15 (cộng qua 10 có nhớ 1 lần, dạng tính nhẩm. Giải toán có lời văn

3. Thái độ: GD học sinh tính cẩn thận, yêu thích học toán.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: Bảng phụ

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bài cũ (5)

- Yêu cầu HS lên bảng làm bài: Giải toán theo tóm tắt:

Anh : 12 tuổi

- 2HS làm bảng, lớp làm nháp - Nhận xét

(6)

Em kém tuổi anh : 5 tuổi Em : … tuổi ? - GV nhận xét

B. Bài mới

1. Giới thiệu bài (1) 5. Luyện tập

Bài 1(6)

- Yêu cầu HS đọc đề bài tập 1.

- Tính nhẩm là tính như thế nào?

- Yêu cầu HS suy nghĩ và tự làm bài - Nhận xét

?Khi đổi chỗ các số hạng thì tổng thế nào?

Bài 2 (6)

- Gọi HS đọc yêu cầu - Yêu cầu HS làm bài - Nhận xét

?Tính tổng là tính thế nào?

Bài 3 (6)

- Gọi HS đọc yêu cầu

- Số 6 được nối với số nào đầu tiên?

- Mũi tên của số 6 thứ nhất chỉ vào đâu?

Như vậy chúng ta lấy 6 cộng 4 bằng 10 ghi 10 vào dòng thứ 2 trong bảng (6 + 4 = 10)

Bài 4 (6)

- Gọi HS đọc bài toán

?Bài toán cho biết gì?

?Bài toán hỏi gì?

?Muốn biết đội 2 trồng được bao nhiêu cây ta làm thế nào?

- Yêu cầu HS tự làm bài - Nhận xét

Bài 5 (6) - Đọc yêu cầu

- Có mấy hình tam giác?

- Có mấy hình tứ giác?

- Nhận xét

C. Củng cố - dặn dò (4)

- Tính nhẩm - Nhẩm trong đầu

- 3 HS làm bảng, lớp làm VBT 6 + 5 = 11 7 + 6 = 13 5 + 6 = 11 6 + 7 = 13 8 + 6 = 14 6 + 4 = 10 - Nhận xét

- Viết số thích hợp vào chỗ trống

- 1HS làm b ng, l p làm VBT

SH 26 17 38 26 15 SH 5 36 16 9 36

T 34 53 54 35 41

- Nhận xét - HS đọc

- Số 4 - Số 10

- 1HS làm bảng, lớp làm vở - Nhận xét

- HS đọc - Trả lời

- 1 HS làm bảng, lớp làm VBT Bài giải

Đội 2 trồng được số cây là:

46 + 5 = 51 (cây) Đáp số: 51 cây - Nhận xét

- HS đọc

- 3 hình tam giác - 2 hình tứ giác - Nhận xét

(7)

?Yêu cầu đọc bảng cộng 6, 7, 8, 9?

- Nhận xét tiết học.

- Dặn dò về nhà học bài, chuẩn bị bài sau:

- Trả lời - Lắng nghe

________________________________________________________________

Ngày soạn:26/10/2018

Ngày giảng : Thứ ba ngày 30 tháng 10 năm 2018 Toán

LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Thuộc bảng 6, 7, 8, 9 cộng với một số.

- Biết thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 100.

- Biết giải bài toán về nhieu hơn cho dưới dạng sơ đồ.

- Biết nhận diện hình tam giác.

- Bài tập cần làm: Bài 1; bài 2; bài 4; bài 5 (a).

2.Kĩ năng:

- GDKNS: Tự nhận thức; lắng nghe tích cực; tư duy sáng tạo; hợp tác.

3.Thái độ:

- GD tính cẩn thận, kiên trì cho HS.

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC - GV: Giáo án + SGK

- HS:BĐDTH Toán 2, SGK, vở bài tập.

III. CÁC HO T Ạ ĐỘNG D Y – H C

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ổn định tổ chức.(1p)

- Chuyển tiết.

2. Kiểm tra bài cũ ( 5p)

- Gọi HS đọc bảng 6 cộng với 1 số.

- Gọi HS lên bảng đặt tính và tính.

26 + 18 46 + 29 - Nhận xét ,đánh giá chung.

3. Bài mới:

HĐ1.Giới thiệu: (1p)

- Hôm nay, chúng ta học bài. Luyện tập. Ghi tựa bài lên bảng, HS nhắc lại tiêu đề.

HĐ 2. HD thực hành: (25p)

* Bài 1:

- Cho HS tính nhẩm kết quả.

- Nhận xét, đánh giá.

* Bài 2:

- HS điền kết quả vào bảng có sẵn

- Thực hiện theo yêu cầu của GV.

- Cùng GV nhận xét, đánh giá.

- Lắng nghe và nhắc lại tiêu đề bài.

-HS tính nhẩm và nêu kết quả.

- Lắng nghe và điều chỉnh.

Số hạng 26 17 38 26 15

(8)

- Nhận xét, đánh giá.

* Bài 4:

- GV vẽ tóm tắt lên bảng. Hs dựa vào tóm tắt để nêu đề toán

46 cây Đội 1:

5 cây Đội 2:

? cây -HS làm vào vở.

* Bài 5:

- GV gợi ý: Nên đánh số vào hình rồi đếm.

4. Củng cố, dặn dò:(3p)

- Cho HS thi nói nhanh kết quả trong bảng 6 cộng với một số.

- Nhận xét, đánh giá.

- Chuẩn bị bài sau.

- Nhận xét tiết học.

Số hạng 5 36 16 9 36

Tổng 31 53 54 35 51

-1 HS nêu đề bài toán theo sơ đồ.

Bài giải

Số cây đội 2 trồng được 46 + 5 = 51 (cây)

Đáp số : 51 cây

- Thực hiện.

- Thực hiện.

- Lắng nghe và thực hiện.

Tập viết CHỮ HOA : G I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

-Viết đúng chữ hoa G (1dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ ), chữ và câu ứng dụng:

Góp (1dòng cỡ vừa , 1dòng cỡ nhỏ ) Góp sức chung tay (3 lần ).

*HSKG viết đúng và đủ các dòng (tập viết ở lớp) trên trang vở tập viết 2.

2.Kĩ năng:

- Viết đúng mẫu chữ E , Ê, trình bày sạch sẽ.

- Rèn tính cẩn thận.

3.Thái độ:

- GDHS có ý thức kiên chì, cẩn thận trong việc rèn chữ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC

- GV: Mẫu chữ hoa G Bảng phụ viết sẵn câu ứng dụng.

- HS: Bảng con, vở tập viết

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ổn định tổ chức: (1p)

- Chuyển tiết.

2. Kiểm tra bài cũ ( 5p)

-Hát.

(9)

- Yêu cầu viết bảng con: E, Ê, Em.

- Nhận xét - đánh giá.

3. Bài mới:

HĐ 1. Giới thiệu bài: (1p)

- Bài hôm nay các con tập viết chữ hoa G và câu ứng dụng.

HĐ 2. HD viết chữ hoa: (5p)

* Quan sát mẫu

- Chữ hoa G gồm mấy nét? Là những nét nào?

- Con có nhận xét gì về độ cao các nét ?

- Viết mẫu chữ hoa G, vừa viết vừa nêu cách viết.

+ Nét 1: Viết tương tự chữ C hoa, dừng bút ở dòng kẻ 3 trên.

+ Nét 2 : Từ điểm dừng bút của nét 1, chuyển hướng xuống, viết nét khuyết ngược dừng bút ở đường kẻ 2.

- Yêu cầu viết bảng con - Nhận xét sửa sai.

HĐ 3. HD viết câu ư/d: ( 5p) - Mở phần bảng phụ viết câu ư/d Quan sát chữ mẫu :

- Yêu cầu HS đọc câu ứng dụng - Con hiểu gì về nghĩa của câu này?

- Nêu độ cao của các chữ cái?

- Vị trí dấu thanh đặt như thế nào ? - Khoảng cách các chữ như thế nào ? - Viết mẫu chữ “Góp” trên dòng kẻ ( Bên chữ mẫu).

* HD viết chữ “Góp” vào bảng con.

- Nhận xét- sửa sai.

HĐ 4. HD viết vở tập viết: (14p)

- 2 HS lên bảng viết.

- Nhận xét.

- Nhắc lại.

* Quan sát chữ mẫu.

- Chữ hoa G gồm 2 nét: Nét 1 là nét kết hợp nối liền nhau tạo thành vòng xoắn to ở đầu chữ. Nét 2 là nét khuyết ngược.

- Cao 8 li (9 dòng kẻ).

- Quan sát, nhận xét.

- Viết bảng con 2 lần.

- Lắng nghe và điều chỉnh.

- 2, 3 HS đọc câu ứng dụng.

- Cùng góp sức nhau để làm việc lớn.

- Quan sát, nhận xét:

+ Chữ cái: o, u, ư, c, n, a. cao 1 li.

+ Chữ cái: y, g , h cao 2,5 li.

+ Chữ cái: p cao 2 li.

+ Chữ cái: s cao 1,25 li.

+ Dấu sắc đặt trên o ở chữ Góp, trên ư ở chữ sức.

- Các chữ cách nhau một con chữ o.

- Quan sát.

- Viết bảng con 2 lần.

(10)

- Yêu cầu HS nêu yêu cầu viết, cho HS viết bài

- Theo dõi, hướng dẫn thêm cho một số em viết chậm.

=> Lưu ý HS cách cầm bút, tư thế ngồi viết.

đ. Chấm chữa bài: ( 3p) - Thu 5 - 7 vở chấm bài.

- Nhận xét bài viết.

4. Củng cố- Dặn dò: ( 3p) - HD bài về nhà.

- Nhận xét tiết học.

- Viết bài trong vở tập viết theo đúng mẫu chữ đã qui định.

*HSKG viết đúng và đủ các dòng (tập viết ở lớp) trên trang vở tập viết 2.

- Lắng nghe và sửa sai.

- Lắng nghe và thực hiện.

______________________________

Bồi dưỡng tiếng việt Tiết 9: LUYỆN CHỮ HOA G I.MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Biết viết các chữ hoa E, Ê theo cỡ vừa và nhỏ. Biết viết câu ứng dụng: Gọn gàng ngăn nắp theo cỡ nhỏ, chữ viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng quy định.

2. Kỹ năng: Biết viết đúng cỡ chữ, trình bày sạch đẹp.

3.Thái độ: HS có tính cẩn thận trong khi viết, ngồi đúng tư thế.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Mẫu chữ Đ bảng phụ.

- HS: Vở Tập viết

III. CÁC HO T Ạ ĐỘNG D Y H C H C

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bài cũ (5)

- GV gọi HS lên bảng viết chữ hoa E, Ê, Em - Nhận xét

B. Bài mới

1. Giới thiệu bài (2)

- Nêu mục tiêu, ghi tên bài 2. HDHS viết chữ hoa (5)

- GV đưa lần lượt chữ mẫu G treo lên bảng - Chữ G cao mấy li?

- Chữ G được viết bởi mấy nét?

- GV chỉ dẫn cách viết trên bìa chữ mẫu:

+ Nét 1: ĐB trên đường kẻ 6, viết nét con dưới rồi chuyển hướng viết tiếp nét cong trái, tạo thành vòng xoắn nhỏ ở đầu chữ, phần cuối nét cong trái đến đường kẻ 3 trên thì dừng lại

- 2 HS viết bảng, lớp viết nháp - Nhận xét

- HS nghe

- HS quan sát và nhận xét.

- Chữ G cao 8 li - Gồm 3 nét cơ bản - HS quan sát, lắng nghe.

(11)

+Nét 2: Từ điểm DB nét 1, chuyển hướng ngược lại viết nét khuyết dưới (kéo dài xuống đường kẻ 4 phía dưới), dừng bút ở đường kẻ 2 trên.

- GV viết chữ G trên bảng (vừa viết vừa nhắc lại cách viết)

+ Hướng dẫn HS viết trên bảng con:

- GV yêu cầu HS viết bảng con chữ cái G - GV nhận xét, uốn nắn, giúp đỡ HS 3. HD viết câu ứng dụng (5)

- GV đưa cụm từ: Gọn gàng ngăn nắp - GV yêu cầu HS đọc cụm từ ứng dụng - Gọn gàng ngăn nắp có nghĩa là gì?

- Gợi ý HS nêu ý nghĩa cụm từ:

?Cụm từ gồm mấy tiếng?

?So sánh chiều cao của các chữ?

?Nêu độ cao các chữ còn lại?

? Viết khoảng cách giữa các chữ (tiếng) viết như thế nào?

? Các đặt dấu thanh ở các chữ như thế nào?

+ Nối nét: Liền mạch.

- Hướng dẫn viết chữ Gọn vào bảng con:

- GV yêu cầu HS viết chữ Gọn bảng con.

- GV nhận xét, uốn nắn, có thể nhắc lại cách viết.

4. HD HS viết vào vở TV (19) - GV nêu yêu cầu viết

- Cho HS viết bài vào vở - GV theo dõi uốn nắn

- GV thu 5 đến 7 bài nhận xét C. Củng cố - dặn dò (4)

- Nhắc lại quy trình viết chữ hoa G?

- Nhận xét tiết học.

- Dặn HS về viết tiếp phần ở nhà chuẩn bị bài sau: Chữ hoa H

- Viết bảng con

- HS đọc cụm từ ứng dụng

- HS nghe hiểu, có thể giải nghĩa (nếu biết)

- Gồm 4 tiếng

- Nhận xét độ cao các con chữ - Khoảng cách giữa các chữ (tiếng) viết bằng một con chữ o.

- HS tập viết chữ Gọn 2, 3 lượt.

- HS theo dõi và viết bài - HS viết bài

- Nhắc lại - HS nghe.

___________________________________

Bồi dưỡng toán THỰC HÀNH TOÁN I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Ghi nhớ và tái hiện nhanh bảng trong phạm vi 20 để tính nhẩm; cộng có nhớ trong phạm vi 100. Biết giải bài toán có một phép tính cộng 2. Kĩ năng: Kỹ năng( nhẩm và viết) và giải toán có lời văn.

3.Thái độ: Giáo dục HS tính cẩn thận, thích học toán.

(12)

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: Bảng phụ

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bài cũ (5)

- Yêu cầu HS lên bảng tính nhẩm 47 + 5 + 3 67 + 7 + 3

37 + 6 +6 57 + 8

?Đọc thuộc các bảng cộng?

- GV nhận xét B. Bài mới

1. Giới thiệu bài (1) - Giới thiệu, nêu mục tiêu 2. Luyện tập

Bài 1(6)

- Gọi HS đọc đề bài

- Tính nhẩm là tính như thế nào?

- Yêu cầu HS tự làm bài - Nhận xét

? Khi đổi chỗ các số hạng trong một tổng thì tổng đó như thế nào?

Bài 2 (6)

- Gọi HS đọc đề bài - Yêu cầu HS tự làm bài - Nhận xét

?Trong một dãy số gồm 2 phép tính cộng ta cần thực hiện tính như thế nào?

?Khi biết kết quả của 8 + 4 + 1 = 13 ta có cần phải tính 8 + 5 = 13 nữa không? Vì sao?

Bài 3 (6)

- Bài yêu cầu gì?

- Yêu cầu HS làm bài - Gọi HS đọc bài làm

- Nhắc lại cách thực hiện phép tính?

- Nhận xét Bài 4 (6)

- Gọi HS đọc bài toán

?Bài toán cho biết gì?

?Bài toán hỏi gì?

- Yêu cầu HS tự làm bài - Nhận xét

?Muốn biết mẹ và chị hái được bao nhiêu

- 2 HS làm bảng, lớp làm nháp - Nhận xét

- Nghe - Tính nhẩm - Trả lời

- 3 HS làm bảng, lớp làm VBT 9 + 6 = 15 7 + 8 = 15 6 + 9 = 15 8 + 7 = 15 3 + 8 = 11 4 + 8 = 12 - Nhận xét

- Tính

- 3 HS làm bảng, lớp làm vở 8 + 4 + 1 = 13 7 + 4 + 2 = 13 8 + 5 = 13 7 + 6 = 13 - Nhận xét

- Tính

- 3 HS làm bảng

36 35 69 9 + + + + 36 47 8 57 72 82 77 66 - Nhận xét

- HS đọc - Trả lời

- 1 HS làm bảng, lớp làm VBT Bài giải

Mẹ và chị hái được số quả bưởi là:

(13)

quả bưởi ta làm thế n Bài 5 (6)

- Nêu yêu cầu bài tập

- Muốn so sánh được ta làm thế nào?

- Yêu cầu làm bài - Nhận xét?

*Muốn điền đúng ta so sánh chữ số hàng đơn vị, chữ số hàng đơn vị nào lớn hơn thì lớn hơn, sau đó đến hàng chục.

C. Củng cố - dặn dò (4)

? Gọi HS đọc bảng cộng 6, 7, 8, 9?

- Nhận xét tiết học.

- Dặn dò về nhà học bài, chuẩn bị bài sau:

38 + 16 = 54 (quả) Đáp số: 54 quả - Nhận xét

- HS đọc - Trả lời

- 2 HS làm bảng, lớp làm VBT 59 > 58 89 < 98 - Nhận xét

- HS đọc - HS nghe

__________________________________________________________________

Ngày soạn: 26/10/2018

Ngày giảng : Thứ tư ngày 31 tháng 10 năm 2018 Tập đọc

NGƯỜI MẸ HIỀN I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Biết ngắt nghỉ hơi đúng ; bước đầu đọc rõ lời các nhân vật trong bài.

2. Kĩ năng:

- Hiểu ND : Cô giáo như mẹ hiền , vừa yêu thương vừa nghiêm khắc dạy bảo các em học sinh nên người ( trả lời được các CH trong SGK )

3.Thái độ:

- GDQTE : - GD học sinh thấy được tình cảm của thầy cô giáo đối với . Từ đó biết kính trọng thầy cô giáo. Biết được bổn phận phải thực hiện đúng nội quy của nhà trường. Quyền được học tập, được các thầy cô giáo và nhân viên nhà trường tôn trọng giúp đỡ.

II. CÁC KNS ĐƯỢC GD TRONG BÀI - Thể hiện sự cảm thông

- Kiểm soát cảm xúc - Tư duy phê phán

III. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC - Tranh minh hoạ SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ổn định tổ chức: (1 phút)

- Kiểm tra sĩ số, HS hát đầu giờ.

2. Kiểm tra bài cũ: ( 5 phút)

-Đọc và TLCH bài: Thời khoá biểu.

- Nhận xét đánh giá .

- Hát.

- 3 học sinh đọc kết hợp trả lời câu hỏi.

(14)

3. Bài mới. ( 30 phút)

3.1. HĐ 1. Giới thiệu bài ( 1 phút) - Ghi đầu bài

3.2. HĐ 2. HDHS luyện đọc: ( 20 phút)

*. Đọc câu.

- GV đọc mẫu toàn bài.

- Hướng dẫn luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ khó.

*. HD đọc đoạn, kết hợp giải nghĩa từ.

+ HD đọc câu khó.

- Mỗi học sinh đọc một câu.

- Bài chia 4 đoạn, nêu các đoạn.

+HS đọc nối tiếp theo đoạn lần 1.

+ HD giải nghĩa từ:

+ Giảng nghĩa từ: gánh xiếc + Giảng nghĩa từ: lách + Giảng nghĩa từ: lấm lem

- Yêu cầu đọc nối tiếp đoạn lần 2.

* Luyện đọc nhóm (3 phút).

- HS đọc thầm trong nhóm .

* Thi đọc cá nhân, đồng thanh.

- Nhận xét- Đánh giá.

- Yêu cầu HS đọc toàn bài.

3.3. HĐ 3. HD tìm hiểu bài: (10 phút).

- Yêu cầu đọc thầm đoạn 1 để TLCH

* Câu hỏi 1. Gìơ ra chơi Minh rủ Nam đi đâu?

- Yêu cầu 2 học sinh nhắc lại lời thì thầm của Minh với Nam.

*Câu hỏi 2:

- Yêu cầu đọc thầm đoạn 2 để TLCH.

*Các bạn ấy định ra phố bằng cách nào?

*Câu hỏi 3:

- Nhắc lại.

- Lắng nghe

- HS đọc đúng: không nên, nổi, lấm lem, vùng vẫy.

+ HD đọc từ khó.

+ HS đọc nối tiếp câu,

+ Ngoài phố có gánh xiếc./ Bọn mình ra xem đi !//

Tớ biết/ có một chỗ tường thủng.//

+ Cô nhẹ nhàng/ kéo Nam lùi lại/ rồi đỡ em ngồi dậy.//

Cô phủi cát lấm lem trên người Nam/ và đưa Nam về lớp.//

+ Cô xoa đầu Nam/ và gọi Minh đanh thập thò ở cửa lớp vào/ nghiêm trang hỏi:// “Từ nay các em có trốn học nữa không?”

+HS đọc chú thích.

+ Đưa mình qua chỗ chật hẹp nơi chen chúc một cách khéo léo

+ Bị dính bẩn nhiều chỗ.

- 4 học sinh đọc nối tiếp.

- HS đọc thầm trong nhóm .

- Các nhóm cử đại diện thi đọc đoạn.

- Lớp nhận xét bình chọn.

- 1HS đọc cả bài.

- Minh rủ Nam chốn học ra phố xem xiếc.

- Ngoài phố có gánh xiếc, bọn mình đi xem đi.

- Chui qua lỗ tường thủng.

(15)

- Yêu cầu đọc thầm đoạn 3 TLCH.

* Khi Nam bị bác bảo vệ giữ lại, cô giáo làm gì?

*) GDQTE:

1) Qua việc làm của Nam thì bạn Nam đã thực hiện sai nội quy của nhà trường ntt?

2) Việc làm của cô giáo thể hiện thái độ thế nào?

*Câu hỏi 4:

- Đọc thầm đoạn 4.

+ Lần trước bị bác bảo vệ giữ lại Nam khóc vì sợ. Lần này vì sao Nam khóc ? + Người mẹ hiền trong bài là ai.

* Cô giáo làm gì khi Nam khóc?

+ Qua câu chuyện này giúp con hiểu điều gì?

3.4.HĐ 4. luyện đọc lại( 20 phút) - GV đọc mẫu toàn bài.

- HD HS đọc từng đoạn trong bài.

- Cho HS luyện đọc trong nhóm.

- Cho HS thi đọc cá nhân, nhóm.

- Nhận xét, đánh giá.

4. Củng cố, dặn dò: ( 3 phút )

+ Vì sao cô giáo trong bài được gọi là người mẹ hiền?

- Yêu cầu cả lớp hát bài: Cô và mẹ.

- Về nhà đọc lại bài, xem trước bài sau.

- Nhận xét tiết học.

- Cô nói với bác bảo vệ: “ Bác nhẹ tay…lớp tôi”.

Cô đỡ em ngồi dậy phủi đất cát dính bẩn trên người em, đưa em về lớp.

- Nối tiếp trả lời.

- Cô rất dịu dàng, yêu thương học trò. Cô bình tĩnh, nhẹ nhàng khi thấy học trò phạm khuyết điểm.

- Cô xoa đầu Nam an ủi

- Lần này Nam khóc vì đau và xấu hổ.

- Người mẹ hiền trong bài là cô giáo.

- HS nêu.

- Cô giáo vừa thương yêu học sinh vừa nghiêm khắc dậy bảo học sinh nên người. Cô như người mẹ hiền của các em.

- Lắng nghe và đọc thầm theo.

- HS lắng nghe và thực hiện.

- Luyện đọc trong nhóm.

- Nhóm cử đại diện thi đọc.

- Nhận xét - bình chọn.

- Cô giáo được coi là người mẹ hiền vì: cô thương yêu HS, dạy bảo học sinh nên người giống như người mẹ hiền đối với các con trong gia đình.

- Hát tập thể.

- Lắng nghe và thực hiện.

____________________________________

Toán BẢNG CỘNG I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Thuộc bảng cộng đã học.

- Biết thữc hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 100.

(16)

- Biết giải bài toán về nhiều hơn.

- Bài tập cần làm: Bài 1; bài 2 (3 phép tính đầu); bài 3.

2.Kĩ năng:

- KNS: Tư duy sáng tạo; hợp tác; quản lý thời gian.

3.Thái độ:

- Rèn tính cẩn thận cho HS. - GD HS yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC - GV: Giáo án + SGK

- HS: Dụng cụ học tập, SGK, vở bài tập.

III. CÁC HO T Ạ ĐỘNG D Y – H C

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ổn định tổ chức.( 1p)

- Chuyển tiết.

2. Kiểm tra bài cũ ( 5p)

-Gọi HS đọc bảng 6 cộng với 1 số.

-Gọi HS lên bảng đặt tính và tính.

25 + 15 46 + 24

-Nhận xét, ghi điểm - nhận xét chung.

3. Bài mới:

HĐ 1. Giới thiệu bài: (1p)

- Hôm nay, chúng ta học bài: Bảng cộng. Ghi tựa bài lên bảng.

HĐ 2. HDHS tự lập bảng cộng:

(10p)

* Bài 1: (4p)

- GV viết lên bảng chẳng hạn:

9 + 2 gọi hs nêu kết quả làm tương tự cho hết bảng 9 cộng với 1 số

-Tổ chức cho HS ôn lại bảng 9 cộng với 1 số bằng cách HS đố nhau. HS nêu GV ghi bảng. Tương tự ôn lại bảng cộng 8, 7, 6.

HĐ 3. HD Thực hành: ( 20 p)

* Bài 2: ( 5p) (3 phép tính đầu) - Cho HS làm vào vở.

* Bài 3: ( 6p) - GV tóm tắt:

Hoa 28kg Mai nặng hơn Hoa 3kg Mai .... kg ? - Nhận xét, đánh giá.

4. Củng cố, dặn dò: ( 3p)

- Thực hiện theo yêu cầu.

- Dưới lớp làm vào bảng con.

- Lắng nghe và điều chỉnh.

- Lắng nghe và nhắc lại tiêu đề bài.

- Lập bảng cộng theo hướng dẫn.

9 + 2 = 11 ; 2 + 9 = 11 9 + 3 = 12 ; 3 + 9 = 12 9 + 4 = 13 ; 4 + 9 = 13 ...

9 + 9 = 18

-HS đặt tính và tính vào vở.

-HS giải trong vở

Bài giải Mai cân nặng 28 + 3 = 31 (kg)

Đáp số: 31 kg - Tham gia chữa bài.

- Thực hiện.

- Lắng nghe và thực hiện.

(17)

- Cho HS thi nói nhanh kết quả bảng cộng.

- Nhận xét, tuyên dương

- Về nhà làm VBT, chuẩn bị bài sau.

Hát:

ÔN 3 BÀI HÁT: THẬT LÀ HAY - XOÈ HOA - MÚA VUI PHÂN BIỆT ÂM THANH CAO - THẤP - DÀI - NGẮN I. Mục tiêu:

KT:- Hát đúng giai điệu thuộc lời ca 3 bài hát.

KN:- Biết kết hợp giữa gõ đệm và vận động phụ hoạ với hát.

TĐ:- Biết phân biệt được âm thanh: Cao - Thấp - Dài - Ngắn.

II. Chuẩn bị:

GV: - Ôn lại các động tác phụ hoạ của 3 bài hát.

- Đàn + Nhạc cụ

HS: - Thuộc lời ca 3 bài và các cách gõ đệm vận động phụ hoạ và nhạc cụ gõ.

III. Các hoạt động dạy và học:

1. Ổn định:

- Kiểm tra sĩ số: : 2. Kiểm tra:

- Gọi 1 vài em hát 1 trong 3 bài đã học.

- Giáo viên nhận xét đánh giá.

3. Bài mới:

* Phần mở đầu:

Hôm nay chúng ta ôn l i 3 bài hát v a h c và đ c nghe các âm thanh đ phân bi t đ c đ cao, ượ ệ ượ ộ th p, dài, ng n.

Hoạt động thầy Hoạt động trò - Giáo viên cho lớp khởi động giọng:

+ Giáo viên đàn giai điệu bài hát. Thật là hay.

? Em hãy nói tên bài hát và tên nhạc sĩ sáng tác?

- Giáo viên mở đĩa cho học sinh nghe lại 3 bài hát.

- Giáo viên đàn cho lớp hát lần lượt 3 bài hát.

- Cho lớp hát kết hợp vỗ tay theo phách và vận động phụ hoạ.

+ Giáo viên đàn giai điệu bài: Xoè hoa.

? Em hãy nói tên bài hát và tên tác giả?

- Giáo viên lấy nhịp và đàn.

- Cho lớp hát kết hợp với chơi trò chơi.

- Lớp thực hiện.

- Lớp nghe

- Học sinh trả lời.

- Lớp nghe.

- Lớp thực hiện.

- Lớp thực hiện.

- Lớp nghe.

- Học sinh trả lời.

- Lớp hát lại bài hát.

- Lớp hát theo nguyên âm.

- Lớp hát và vỗ tay theo nhịp.

(18)

- Lấy nhịp kết hợp vỗ tay theo nhịp.

+ Giáo viên đàn giai điệu bài: Múa vui.

? Em hãy nói tên bài hát và tên tác giả?

- Gọi 1, 2 em hát 1 trong 3 bài vừa ôn.

- Giáo viên nhận xét.

GV đàn và hướng đẫn cho hs phân biệt được âm thanh cao thấp, dài, ngắn.

+ Đàn 2 nốt Đô và Son.

? Âm nào thấp? Âm nào cao?

- Giáo viên nhận xét.

+ Đàn 2 nốt c1 phách - c3 phách.

? Âm nào dài? Âm nào ngắn?

- Giáo viên nhận xét.

- Giới thiệu tên bài, tác giả, nội dung tác phẩm.

- Giáo viên đàn 1 bài hát cho HS nghe.

- Lớp nghe.

- Học sinh trả lời.

- Học sinh thực hiện.

- Học sinh nghe.

- Học sinh chú ý nghe.

- Âm 1 thấp, âm 2 cao.

- Âm 1 ngắn, âm 2 dài.

- Học sinh nghe.

- Học sinh nghe.

* Phần kết thúc:

4. Củng cố:

- Giáo viên đàn cho lớp hát lại “Thật là hay”

- Giáo viên nhận xét giờ học.

5. Dặn dò:

- Về nhà đọc trước lời ca bài chúc mừng sinh nhật.

__________________________________________________________________

___________

Ngày soạn: 26/10/2018

Ngày giảng : Thứ năm ngày 1 tháng 11 năm 2018 Tập đọc

BÀN TAY DỊU DÀNG I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Hiểu ND: Thái độ ân cần của thầy giáo đã giúp An vượt qua nổi buồn mất bà và động viên bạn học tốt hơn, không phụ lòng tin yêu của mọi người.( trả lời được các CH trong SGK ).

2. Kĩ năng:

- Ngắt, nghỉ hơi đúng chỗ; bước đầu biết đọc lời nhân vật phù hợp với nội dung

*GD KNS: Thể hiện sự cảm thông; kìm chế cảm xúc; lắng nghe tích cực hợp tác.

3.Thái độ:

- GD học sinh có tình cảm yêu thương kính trọng thầy cô giáo.

- Tranh minh hoạ SGK.

- BP viết sẵn câu cần luyện.

(19)

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC - Tranh minh hoạ SGK.

- BP viết sẵn câu cần luyện đọc và tìm hiểu nội dung bài.

III. CÁC HO T Ạ ĐỘNG D Y – H C

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ổn định tổ chức: (1p)

- Cho HS hát đầu giờ.

2.Kiểm tra bài cũ: (5p)

- Đọc và TLCH bài: Người mẹ hiền.

- Nhận xét đánh giá.

3. Bài mới

HĐ 1.Giới thiệu bài: (1p)

- Bài đọc Bàn tay dịu dàng là một câu chuyện cảm động về tình thầy trò. Tấm lòng yêu thương, cảm thông với học trò của thầy, bàn tay dịu dàng của thầy đã xoa dịu nỗi buồn của bạn học sinh trong bài, giúp bạn ấy vượt qua khó khăn, học tập tốt.

HĐ1. HD luyên đọc:(15) - GV đọc mẫu toàn bài.

*. HD đọc câu.

- Huớng dẫn đọc từ khó: dịu dàng, lặng lẽ, khẽ nói, trở lại lớp…

- Yêu cầu HS đọc nối tiếp câu.

*. HD đọc đoạn.

- HDHS chia đoạn.

- Yêu cầu đọc nối tiếp theo đoạn lần 1.

- HD đọc câu khó trong đoạn.

- HDHS giải nghĩa từ:

+ Giảng từ: âu yếm + Giảng từ: thì thào

- Yêu cầu đọc nối tiếp theo đoạn lần 2.

- HS đọc thầm trong nhóm đôi.

- HS thi đọc cá nhân, đồng thanh.

- Nhận xét- Đánh giá.

- Yêu cầu HS đọc toàn bài.

- Hát

- 4 học sinh đọc kết hợp trả lời câu hỏi.

- Cùng GV nhận xét, đánh giá.

- Lắng nghe và nhắc lại tiêu đề bài.

- Lắng nghe.

- HS luyện đọc cá nhân.

- Mỗi học sinh đọc một câu.

- Bài chia 3 đoạn, nêu các đoạn.

- Học sinh đọc nối tiếp lần 1.

+ Thế là / chẳng bao giờ An còn được nghe bà kể chuyện cổ tích,/

chẳng bao giờ an được bà âu yếm,/

vuốt ve.//

+ Thưa thầy,/ hôm nay/ em chưa làm bài tập.//

+ Tốt lắm!,//Thầy biết em nhất định sẽ làm bài!//

- Biểu lộ tình thương yêu bằng cử chỉ. Lời nói.

- Nói rất nhỏ với người khác.

- 3 học sinh đọc 3 đoạn.

- Luyện đọc nhóm đôi.

- Các nhóm cử đại diện thi đọc đoạn

(20)

HĐ 4. HD tìm hiểu bài:( 9p)

- Yêu cầu đọc thầm đoạn 1, 2 để TLCH.

* Tìm những từ ngữ cho biết An rất buồn khi bà mới mất?

+ Vì sao An buồn như vậy.

- Yêu cầu đọc thầm đoạn 3.

* Khi biết An chưa làm bài tập thái độ của thầy như thế nào?

*) QTE: ThÇy cña An dµnh t×nh c¶m cña m×nh cho An ntn?

+ Vì sao thầy không trách An khi em chưa làm bài tập?

+ Vì sao An lại nói với thầy sáng mai em sẽ làm bài tập.

- Yêu cầu đọc lại đoạn 3 để TLCH.

* Tìm những từ ngữ nói về tình cảm của thầy đối với An?

+ Câu chuyện trên cho ta thấy tình cảm của thầy giáo đối với bạn học sinh như như thế nào.

HĐ 4. Luyện đọc lại.( 5) - GV đọc mẫu.

- Yêu cầu HS luyện đọc đoạn, bài cá nhân, nhóm.

- Yêu cầu thi đọc cá nhân, nhóm.

- Nhận xét, đánh giá.

4.Củng cố, dặn dò: (3p)

- Hãy đặt tên khác cho câu chuyện.

- Về nhà đọc lại bài, chuẩn bị bài sau.

- Nhận xét tiết học.

3.Lớp nhận xét bình chọn.

- 1 HS đọc cả bài.

- Lòng An lặng trĩu nỗi buồn. Nhớ bà, An ngồi lặng lẽ.

- Vì An rất yêu bà, thương nhớ bà, bà mất An không còn được bà âu yếm vuốt ve.

- Thầy không trách An, thầy chỉ nhẹ nhàng xoa đầu An bằng bàn tay dịu dàng, đầy trìu mến, thương yêu.

- Vì thầy cảm thông với nỗi buồn của An, với tấm lòng thương yêu của An đối với bà.

- Thầy hiểu An buồn nhớ bà nên không làm được bài tập chứ không phải An lười không chịu làm bài.

- Thầy nhẹ nhàng xoa đầu An. Bàn tay thầy dịu dàng, đầy trìu mến, thương yêu.

- Thầy giáo rất thương yêu học trò.

Thầy hiểu và cảm thông với nỗi buồn của An.

- Lắng nghe và đọc thầm theo.

- HS luyện đọc đoạn, bài cá nhân, nhóm

- HS thi đọc cá nhân, nhóm.

- Lắng nghe và điều chỉnh.

-Nêu: Chuyện Của An, Nỗi buồn,…

- Lắng nghe và thực hiện.

Kể chuyện NGƯỜI MẸ HIỀN I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức:

- Dựa theo tranh minh họa, kể lại được từng đoạn của câu chuyện Người mẹ hiền

+ Học sinh khá, giỏi biết phân vai dựng lại câu chuyện (BT2).

(21)

2. Kĩ năng:

- GDKNS: Thể hiện sự cảm thông; kiểm soát cảm xúc; tư duy phê phán; thể hiện sự tự tin.

3. Thái độ:

- GD học sinh cảm nhận được tình thương yêu của cô giáo đối với học sinh II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Tranh minh hoạ trong sách giáo khoa . - HS: SGK

III. CÁC HO T Ạ ĐỘNG D Y – H C

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Ổn định tổ chức: ( 1p)

- Chuyển tiết.

2. Kiểm tra: (5 p)

- 2 học sinh kể lại câu chuyện: Người thầy cũ.

- Nhận xét- Đánh giá.

3. Bài mới: (25)

HĐ 1. Giới thiệu bài mới : ( 1 p) - Nêu yêu cầu tiết học, viết tiêu đề bài lên bảng.

HĐ 2. HD Kể chuyện: (24)

* Dựa vào tranh vẽ, kể lại từng đoạn của câu chuyện.

- Treo tranh.

- Hai nhân vật trong tranh là ai. Nói cụ thể về hình dáng từng nhân vật.

- Hai cậu trò chuyện với nhau điều gì.

- Yêu cầu kể bằng lời kể của mình.

- YC kể tiếp đoạn 2 ,3, 4.

- Gọi các nhóm kể.

-Hát.

- 2 học sinh kể trước lớp.

- Nhận xét, bổ sung (nếu có).

- Lắng nghe và nhắc lại tiêu đề bài.

- Quan sát tranh, đọc lời nhân vật trong tranh để nhớ nội dung từng đoạn câu chuyện.

- 1, 2 học sinh kể mẫu đoạn 1 theo lời gợi ý của GV.

+ Hai nhân vật trong tranh là Minh và Nam, Minh mặc áo hoa không đội mũ còn Nam đội mũ mặc áo màu sẫm.

+ Minh thì thầm bảo Nam: “ Ngoài phố có gánh xiếc” và rủ Nam trốn học đi xem. Nam rất tò mò muốn đi nhưng cổng trường khoá. Minh bảo cậu ta biết có một chỗ tường thủng, hai đứa có thể trốn ra.

- Nhận xét - bổ sung.

- Luyện kể theo nhóm 5.

- Đại diện các nhóm thi kể trước lớp.

- Nhận xét- Bình chọn nhóm kể hay nhất.

Lần 1 nhìn sách, lần 2 tự kể theo lời của mình.

+Học sinh khá, giỏi biết phân vai dựng lại câu chuyện (BT2)

(22)

- Nhận xét- đánh giá.

4. Củng cố, dặn dò: ( 3p)

- Gọi nhóm 5 em lên phân vai kể kết hợp động tác, điệu bộ.

- Qua câu chuyện con cảm nhận được điều gì?

- Về nhà tập kể lại câu chuyện.

- Nhận xét tiết học.

+ Lần 1: GV là người dẫn chuyện.

1 học sinh : vai Nam.

1 học sinh : vai Minh.

1 học sinh : vai bác bảo vệ.

1 học sinh: vai cô giáo.

+ Lần 2: học sinh tự phân vai kể.

- Nhận xét- bình chọn.

- Thực hiện.

- Tình thương yêu của cô giáo đối với học sinh.

- Lắng nghe và thực hiện.

_____________________________________

Toán LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức:

- Ghi nhớ và tái hiện nhanh bảng cộng trong phạm vi 20 để tính nhẩm; cộng có nhớ trong phạm vi 100.

- Biết giải bài toán có một phép cộng.

- Bài tập cần làm: Bài 1; 3; 4.

2. Kĩ năng:

- Rèn tính cẩn thận.

- KNS: Tư duy sáng tạo; quản lý thời gian; hợp tác.

3.Thái độ:

- GDHS tính cẩn thận. Yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Giáo án + SGK, BP HD HS làm BT - HS: Dụng cụ học tập, vở bài tập.

III. CÁC HO T Ạ ĐỘNG D Y – H C

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ổn định tổ chức.( 1p)

2. Kiểm tra: ( 5p)

-Gọi HS đọc thuộc lòng bảng cộng.

-Nhận xét ghi điểm - nhận xét chung.

3. Bài mới:

HĐ1. Giới thiệu: (1p)

- Hôm nay, chúng ta học bài. Luyện tập. Ghi tựa bài lên bảng.

HĐ 2. HD thực hành:

- Thực hiện theo yêu cầu của GV.

- Lắng nghe và nhắc lại tiêu đề bài.

(23)

* Bài 1( 8p)

- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.

a. Cho HS thi đua nêu kết quả tính nhẩm trong từng cột tính. Lưu ý HS khi đổi chỗ các phép cộng thì tổng không thay đổi.

b. Cho HS thi đua nêu kết quả tính nhẩm trong từng cột tính. Lưu ý HS trong phép cộng nếu 1 số hạng không thay đổi, còn số hạng kia tăng thêm (hoặc bớt đi) mấy đơn vị thì tổng cũng tăng thêm (hoặc bớt đi) bằng ấy đơn vị.

* Bài 3: ( 6 p) - HS tự làm vào vở.

- Nhạn xét, đánh giá.

* Bài 4: ( 8p)

- GV tóm tắt gọi 1 HS lên bảng giải, HS còn lại làm vào vở.

Mẹ hái: 38 quả bưởi Chị hái: 16 quả bưởi Mẹ và chị hái: ... quả bưởi ?4.

Củng cố, dặn dò( 3p)

- Cho HS thi nói nhanh kết quả trong bảng cộng.

- Nhận xét tuyên dương.

- Chuẩn bị bài sau:Phép cộng có tổng bằng 100.

- Nhạn xét tiết học.

- Tính nhẩm.

9 + 6 = 15 ; 7 + 8 = 15 6 + 9 = 15 ; 8 + 7 = 15 (Còn lại làm tương tự) 3 + 8 = 11 ; 4 + 8 = 12 5 + 8 = 13 ; 4 + 7 = 11 (Còn lại làm tương tự)

-HS thực hiện đặt tính vở.

- Lắng nghe và điều chỉnh.

Bài giải Mẹ và chị hái được 38 + 16 = 54 (quả bưởi)

Đáp số : 54 quả bưởi

- Thực hiện.

- Lắng nghe và thực hiện.

______________________________________

Chiều: Chính tả (tập chép) NGƯỜI MẸ HIỀN I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Chép lại chính xác bài CT , trình bày đúng lời nói nhân vật trong bài.

- Làm đúng BT2 ; BT(3) a / b.

2.Kĩ năng:

- KNS: Lắng nghe tích cực; hợp tác; quản lý thời gian.

3.Thái độ:

- GD học sinh có ý thức rèn chữ , giữ vở đẹp,yêu thích môn học chính tả.

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC

- GV: BP Viết sẵn đoạn viết, các bài tập 2,3.

- HS: Vở ghi, bảng con

(24)

III. CÁC HO T Ạ ĐỘNG D Y – H C

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ổn định tổ chức: (1p)

- Kiểm tra sĩ số, cho HS hát tập thể.

2. Kiểm tra bài cũ ( 5 p) :

- Đọc cho HS viết các từ: lớp, lời, dạy, giảng, trong.

- Nhận xét, đánh giá.

3. Bài mới: (19p)

HĐ 1. Giới thiệu bài: (1p)

- Nêu yêu cầu tiết học, viết tiêu đề bài lên bảng.

HĐ 2. HD tìm hiểu và ghi nhớ đoạn viết.

* Đọc đoạn viết.

- Cô giáo nói với hai bạn điều gì.

- Đoạn chép có những dấu câu nào.

- Trường hợp nào được viết hoa.

* HD viết từ khó:

- Đọc cho HS viết từ khó: - xấu hổ, bật khóc, xoa đầu, thập thò, trốn, xin lỗi.

- Nhận xét - sửa sai.

*HD viết bài: (10 – 15 p) - Đọc đoạn viết.

- GV uốn nắn tư thế ngồi viết của. Các hiện tượng chính tả cần lưu ý khi viết.

- Yêu cầu chép bài.

* Đọc soát lỗi. (1p) - Đọc lại bài, đọc chậm.

- Yêu cầu HS soát lỗi.

* Chấm, chữa bài: (3p)

- Thu 7- 8 bài chấm nhận xét.

- Nhận xét, sửa sai.

HĐ 3. HD làm bài tập:( 8p)

* Bài 2:

- Treo bảng phụ ghi nội dung bài tập 2.

- Yêu cầu thảo luận nhóm đôi.

* Bài 3:

- Yêu cầu làm bài- chữa bài.

-Hát.

- 2 HS lên bảng viết, cả lớp viết b/c.

- Nhận xét, đánh giá.

- Lắng nghe và nhắc lại tiêu đề bài lên bảng.

- Nghe - 2 học sinh đọc lại.

- Từ nay con có trốn học đi chơi nữa không.

- Dấu phẩy, dấu chấm, dấu hai chấm, dấu gạch ngang, dấu hỏi chấm.

- Đầu dòng, sau dấu chấm, tên riêng.

- Viết bảng con.

- Nghe, điều chỉnh.

- Lắng nghe.

- Nhìn bảng đọc từng câu, từng cụm từ viết bài.

- Soát lỗi dùng bút chì gạch chân chữ sai.

- Lắng nghe và điều chỉnh.

* Điền vào chỗ trống: ao / au.

a. Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ.

b. Trèo cao ngã đau - Nhận xét.

* Điền vào chỗ trống:

a. r/ d/ gi.

- Con dao, tiếng rao hàng, giao bài tập về nhà.

(25)

- Nhận xét - đánh giá.

4, Củng cố - dặn dò: ( 3p)

- Nhắc những em bài viết mắc nhiều lỗi về viết lại.

- Nhận xét tiết học.

- dè dặt, giặt giũ quần áo, chỉ có rặt một loại cá.

b. uôn hay uông.

- Muốn biết phải hỏi, muốn giỏi phải học,

- Uống nước ao sâu - Lên cày ruộng cạn.

- Nhận xét, bổ sung.

- Lắng nghe và thực hiện.

__________________________________________________________________

Ngày soạn: 26/10/2018

Ngày giảng : Thứ sáu ngày 2 tháng 11 năm 2018 Tập làm văn

MỜI, NHỜ, YÊUCẦU, ĐỀ NGHỊ KỂ NGẮN THEO CÂU HỎI I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức:

- Biết nói lời mời , yêu cầu , đề nghị phù hợp với tình huống giao tiếp đơn giản ( BT1).

2.Kĩ năng:

- Trả lời được câu hỏi về thầy giáo ( cô giáo ) lớp 1 của em (BT2) ; viết được khoảng 4,5 câu nói về cơ giáo (thầy giáo) lớp 1 (BT3).

3.Thái độ:

- GDHS yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV :SGK, bài văn mẫu - HS : vở, SGK,…..

II. CÁC HO T Ạ ĐỘNG D Y H C

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ổn định tổ chức.(1p)

- Chuyển tiết.

2. Kiểm tra:( 5p)

- Kiểm tra sự chuẩn bị bài mới của HS

- Nhận xét chung B.Bài mới.( 30) HĐ1. Giới thiệu bài.

- Nêu yêu cầu tiets học, viết tiêu đề bài lên bảng lớp.

HĐ 2. Hướng dẫn làm bài tập.

* Bài 1(9p)

- Gọi 1 học sinh nêu yêu cầu bài tập.

- Hát.

- Hợp tác cùng GV.

-Lắng nghe và nhắc lại tiêu đề bài.

-1 học sinh nêu yêu cầu bài tập.

a. HS1: Chào cậu / chào Nga, nhà bạn

(26)

- Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hành theo tình huống a.

- Giáo viên cho 2 học sinh đóng vai. 1 em đóng vai bạn đến nhà chơi - 1 em nói lời mời bạn vào nhà.

- Tương tự: Giáo viên cho học sinh làm việc từng đôi, thực hành theo tình huống b, c.

- Học sinh thi nói theo tình huống.

- Lớp và giáo viên nhận xét, bình chọn những người biết mời, nhờ, yêu cầu, đề nghị với bạn đúng nhất.

* Bài 2 (9p)

- Gọi học sinh đọc yêu cầu bài.

- Lớp đọc thầm và suy nghĩ trả lời câu hỏi.

- Cô giáo lớp 1 em tên gì?

- Tình cảm của cô và thầy đối với học sinh như thế nào?

- Em nhớ điều gì nhất ở cô( thầy )?

-Tình cảm của em đối với cô ( thầy )như thế nào?

-Nhận xét, khen ngợi những ý kiến hay, có cái riêng. Bình chọn người có câu trả lời hay nhất.

* Bài 3 (9p)

-Giáo viên nêu yêu cầu của bài.

-Nhắc học sinh 1 số yêu cầu viết lại những điều em vừa kể ở bài tập 2.

-Giáo viên nhận xét góp ý rút kinh nghiệm chung về cách dùng từ, đặt câu.

-Chấm bài, nhận xét, đánh giá.

4. Củng cố, dặn dò.( 3p)

-Khuyến khích những em viết tốt.

-Về nhà xem lại bài, chuẩn bị bài sau.

-Nhận xét tiết học.

nhiều cây quá.

- HS2: A Nam! Bạn vào đây.

b/ Mình thích bài hát mà bạn đã thuộc, mình nhờ bạn chép lại bài hát cho mình.

c/ bạn ngồi bên cạnh nói chuyện trong giờ học. Em yêu cầu bạn giữ trật tự.

- 1 HS đọc yêu cầu bài tập.

-Nhiều học sinh nối tiếp nhau trả lời.

-Học sinh thi nhau trả lời.

-Học sinh đọc yêu cầu bài.

-Học sinh viết bài vào vở.

-Nhiều học sinh đọc bài trước lớp.

- Lắng nghe và thực hiện.

Toán

PHÉP CỘNG CÓ TỔNG BẰNG 100 I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức:

- Biết thực hiện phép cộng có tổng bằng 100.

(27)

- Biết cộng nhẩm các số tròn chục.

2. Kĩ năng:

- Biết giải bài toán với một phép cộng có tổng bằng 100.

- Bài tập cần làm: Bài 1; bài 2; bài 4 3.Thái độ:

- GD HS tính cẩn thận, kiên trì.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: Giáo án + SGK

- HS: Dụng cụ học tập, vở bài tập.

III. CÁC HO T Ạ ĐỘNG D Y – H C

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ổn định tổ chức. ( 1p)

- Chuyển tiết.

2. Kiểm tra bài cũ ( 5p)

- Gọi HS đọc thuộc lòng bảng cộng.

- Nhận xét HS - nhận xét chung.

3. Bài mới: (30p)

HĐ1.Giới thiệu bài mới ( 1p)

- Hôm nay, chúng ta học bài. Phép cộng có tổng bằng 100. Ghi tựa bài lên bảng.

HĐ 2. HDHS tự thực hiện cộng có tổng bằng 100: (10p )

- GV nêu bài toán: có 83 que tính, thêm 17 que tính. Hỏi có tất cả bao nhiêu que tính?

- GV ghi bảng phép cộng: 83 + 17 - Gọi HS đặt tính và tính

HĐ 3. HD Thực hành: (17p)

* Bài 1: HS đặt tính và tính.

* Bài 2:

- Cho HS tính nhẩm theo mẫu và nói kết quả.

- Nhận xét, sửa sai.

* Bài 4:

- GV tóm tắt, gọi HS giải 85kg Buổi sáng:

15kg Buổi chieu:

? kg 4. Củng cố, dặn dò: ( 3 p)

- Thực hiện theo yêu cầu của GV.

- Quan sát và làm theo HD…

- Lắng nghe và nhắc lại tiêu đề bài lên bảng.

- HS lên bảng đặt tính và tính.

( kết quả bằng 100)

- HS lên bảng đặt tính và tính.

( kết quả đều bằng 100)

- HS cộng nhẩm và nêu kết quả miệng.

- Nhạn xét, bổ sung.

- Quan sát …

Bài giải:

Buổi chiều cửa hàng bán được là 85 + 15 = 100 (kg)

Đáp số:100 kg

- Thực hiện.

(28)

- Cho HS thi đua nối 2 số có tổng bằng 100 (theo mẫu VBT bài 5).

- Nhận xét, tuyên dương - Chuẩn bị bài sau.

- Nhận xét tiết học.

- Lắng nghe và thực hiện.

T ự nhiên và xã hội ĂN UỐNG SẠCH SẼ I. Mục tiêu

KT:- Nêu được một số việc cần làm để giữ vệ sinh ăn uống như: ăn chậm nhai kĩ, không uống nước lã, rửa tay sạch trước khi ăn và sau khi đại tiện, tiểu ti KN:- Nêu được tác dụng của các việc cần làm ện.

II. CÁC KỸ NĂNG SỐNG CƠ BẢN.

- Kỹ năng tìm kiếm và sử lý thông tin: quan sát và phân tích để nhận biết những việc làm, hành vi đảm bảo ăn uống sạch sẽ.

- Kỹ năng ra quyết định: nên và không nên làm gì để đảm bảo ăn uống sạch sẽ.

- Kỹ năng tự nhận thức:tự nhận xét về hành vi có liên quan đến việc thực hiện ăn uống của mình.

III.

PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

- Hình vẽ trong SGK, giấy, bút, viết, bảng, phiếu thảo luận.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò

1. Khởi động

2. Bài cũ Ăn, uống đầy đủ -Thế nào là ăn uống đầy đủ

-Không những ăn đủ 1 bữa, em cần uống nước ntn?

3. Bài mới a/Khám phá

-GV yêu cầu HS kể tên các thức ăn, nước uống hằng ngày. Mỗi HS nói tên một đồ ăn, thức uống và GV ghi nhanh các ý kiến (không trùng lặp) trên bảng.

-Yêu cầu HS dưới lớp nhận xét xem các thức ăn, nước uống trên bảng đã là thức ăn, nước uống sạch chưa.

-Nhận xét: Hôm nay chúng ta học bài ăn, uống sạch sẽ.

b/. Kết nối

 Hoạt động 1: Biết cách thực hiện ăn sạch

 Mục tiêu: Làm thế nào để ăn sạch.

- Hát

-Ăn đủ 3 bữa: thịt, trứng, cá, cơm canh, rau, hoa quả.

- Uống đủ nước

- HS tự trả lời.

(29)

 ĐDDH: Phiếu thảo luận.

*Bước 1:

-Thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi:

+Muốn ăn sạch ta phải làm ntn?

*Bước 2: Nghe ý kiến trình bày của các nhóm. GV ghi nhanh các ý kiến (không trùng lặp) lên bảng.

*Bước 3: GV trên các bức tranh trang 18 và yêu cầu HS nhận xét: Các bạn trong bức tranh đang làm gì? Làm như thế nhằm mục đích gì?

-Hình 1:

+Bạn gái đang làm gì?

+Rửa tay ntn mới được gọi là hợp vệ sinh?

+Những lúc nào chúng ta cần phải rửa tay?

-Hình 2:

+Bạn nữ đang làm gì?

+Theo em, rửa quả ntn là đúng?

-Hình 3:

+Bạn gái đang làm gì?

+Khi ăn, loại quả nào cần phải gọt vỏ?

-Hình 4:

+Bạn gái đang làm gì?

+Tại sao bạn ấy phải làm như vậy?

+Có phải chỉ cần đậy thức ăn đã nấu chín thôi không?

-Hình 4:

+Bạn gái đang làm gì?

+Bát, đũa, thìa sau khi ăn, cần phải làm gì?

*Bước 4:

-Đưa câu hỏi thảo luận: “Để ăn sạch, các bạn HS trong tranh đã làm gì?”.

+Hãy bổ sung thêm các hoạt động, việc làm để thực hiện ăn sạch.

*Bước 5:

-GV giúp HS đưa ra kết luận: Để ăn sạch, chúng ta phải:

+ Rửa tay sạch trước khi ăn.

+ Rửa sạch rau quả và gọt vỏ trước khi ăn.

+ Thức ăn phải đậy cẩn thận, không để ruồi, gián, chuột đậu hoặc bò vào.

- HS thảo luận nhóm

- Hình thức thảo luận: Mỗi nhóm chuẩn bị trước 1 tờ giấy, lần lượt theo vòng tròn, các bạn trong nhóm ghi ý kiến của mình.

- Các nhóm HS trình bày ý kiến.

- HS quan sát và lý giải hành động của các bạn trong bức tranh.

- Đang rửa tay.

- Rửa tay bằng xà phòng, nước sạch.

- Sau khi đi vệ sinh, sau khi nghịch bẩn, .

- Đang rửa hoa, quả.

- Rửa dưới vòi nước chảy, rửa nhiều lần bằng nước sạch.

- Đang gọt vỏ quả.

- Quả cam, bưởi, táo . . . - Đang đậy thức ăn.

- Để cho ruồi, gián, chuột không bò, đậu vào làm bẩn thức ăn.

- Không phải. Kể cả thức ăn đã hoặc chưa nấu chín, đều cần phải được đậy.

- Đang úp bát đĩa lên giá.

- Cần phải được rửa sạch, phơi khô nơi khô ráo, thoáng mát - Các nhóm HS thảo luận.

- 1 vài nhóm HS nêu ý kiến.

- 1, 2 HS đọc lại phần kết luận.

Cả lớp chú ý lắng nghe.

(30)

+ Bát đũa và dụng cụ nhà bếp phải sạch sẽ.

(Trình bày trước nội dung này trên bảng phụ)

 Hoạt động 2: Làm gì để uống sạch

 Mục tiêu: Biết cách để uống sạch

 ĐDDH: Tranh

*Bước 1: Yêu cầu thảo luận cặp đôi câu hỏi sau: “Làm thế nào để uống sạch?”

*Bước 2: Yêu cầu HS thảo luận để thực hiện yêu cầu trong SGK.

*Bước 3: Vậy nước uống thế nào là hợp vệ sinh?

c/.THƯC HÀNH

Hoạt động 3: Ích lợi của việc ăn, uống sạch sẽ.

Mục tiêu: Tự giác thực hiện ăn, uống sạch.

 Phương pháp: Thảo luận, sắm vai.

ĐDDH: Tranh, sắm vai.

- GV yêu cầu các nhóm HS thảo luận.

- GV chốt kiến thức.

- Chúng ta phải thực hiện ăn, uống sạch sẽ để giữ gìn sức khoẻ, không bị mắc 1 số bệnh như: Đau bụng, ỉa chảy, . . . để học tập được tốt hơn.

4. Củng cố – Dặn dò

- Qua bài học này, em rút ra được điều gì?

- Nêu các cách thực hiện ăn sạch, uống sạch.

- Chuẩn bị: Đề phòng bệnh giun.

- HS thảo luận cặp đôi và trình bày kết quả: Muốn uống sạch ta phải đun sôi nước.

- Hình 6: Chưa hợp vệ sinh. Vì nước mía ép bẩn, có nhiều ruồi, nhặng.

- Hình 7: Không hợp vệ sinh. Vì nước ở chum là nước lã, có chứa nhiều vi trùng.

- Hình 8: Đã hợp vệ sinh. Vì bạn đang uống nước đun sôi để nguội.

- Trả lời: Là nước lấy từ nguồn nước sạch đun sôi. Nhất là ở vùng nông thôn, có nguồn nước không được sạch, cần được lọc theo hướng dẫn của y tế, sau đó mới đem đun sôi.

- HS thảo luận, sau đó cử đại diện lên trình bày.

- HS nghe, ghi nhớ.

- Phải ăn, uống sạch sẽ - 1, 2 HS nêu.

_________________________

SINH HOẠT TUẦN 8 – KẾ HOẠCH TUẦN 9 I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức:

- Có kế hoạch, phương pháp học tập đúng đắn, có hiệu quả.

- Hiểu rõ vai trò và tầm quan trọng của việc học 2. Kĩ năng:

(31)

- Rèn luyện tính kiên trì, tự giác, chăm chỉ học tập.

- Biết điều khiển tổ chức sinh hoạt tập thể.

3.Thái độ:

- Có tinh thần tự giác, có ý thức kỉ luật cao.

- Có thái độ tích cực, nghiêm túc trong học tập, rèn luyện, cố gắng vươn lên, tích cực phát biểu xây dựng bài.

II.CHUẨN BỊ LÊN LỚP 1.Chuẩn bị của giáo viên:

- Các trò chơi, bài hát sinh hoạt.

2. Chuẩn bị của học sinh:

- Báo cáo cụ thể tình hình hoạt động của lớp trong tuần..

- Chuẩn bị các phương hướng, kế hoạch cho tuần tới.

III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổ ịn đ nh l p (2 phút) hát t p th 1 bà

HĐ của GV HĐ của HS

3.Hoạt động 1: ( 10P)

- Giáo viên gọi cán sự lớp báo cáo tình hình học tập trong tuần .

4. Hoạt động 2: (10P)

- Nhận xét tình hình hoạt động của lớp trong tuần qua về tất cả các mặt

- Đề xuất, khen thưởng các em có tinh thần và ý thức học tập tốt như em

………...

...

- Phê bình những em vi phạm là:

...

...

+ Tìm hiểu lí do khắc phục

+ Cảnh cáo trước lớp những em cố tình vi phạm, hoặc phạt trực nhật.

- Lớp trưởng: báo cáo những mặt được và chưa được trong tuần.

- Lớp thực hiện tốt về học tập như bạn:

………...

còn một số bạn vi phạm là bạn………

………...

- Về nề nếp:

………...

Các hoạt động khác bình thường.

- Các tổ trưởng lên báo cáo tình hình hoạt động của tổ về nề nếp, học tập.

+Tổ 1: Có bạn đi học

muộn: ...

... <

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Rèn kỹ năng đọc hiểu: Nắm được nghĩa các từ mới và hiểu được ý nghĩa của bài: Thái độ dịu dàng đầy thương yêu của thầy giáo đã động viên, bạn HS đang đau buồn vì bà

B. Chị loa kèn dịu dàng hơn nên chọn cho mình một bộ váy trắng muốt, dài thướt tha.. Em rất hay hỏi. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC.. Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

khó của tỉnh Hà Nam, được biết Nam vừa là người con ngoan vừa biết vượt lên khó khăn để học giỏi, mình khâm phục lắm.. Vì thế, mình viết thư

- Hiểu ý nghĩa của bài: Thái độ dịu dàng, đầy thương yêu của thấy giáo đã động viên, an ủi bạn HS đang đau buồn vì bà mất làm bạn càng cố gắng không phụ lòng tin cuả

Vừa qua, xem chương trình truyền hình tuyên dương những học sinh nghèo vượt khó của tỉnh Phú Thọ, được biết Mai vừa là người con ngoan vừa biết vượt lên khó

- Rèn kỹ năng đọc hiểu: Nắm được nghĩa các từ mới và hiểu được ý nghĩa của bài: Thái độ dịu dàng đầy thương yêu của thầy giáo đã động viên, bạn HS đang đau buồn vì bà

trường mà làm cho cổng trường mất trật tự, thầy cô và học sinh ra vào khó khăn không an toàn.. Chốt câu

Người không quan tâm đến niềm vui, nỗi buồn của bạn bè thì không phải là người bạn tốt.. Trẻ em có quyền được hỗ trợ giúp đỡ khi gặp khó