• Không có kết quả nào được tìm thấy

PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỦA HUYỆN A LƯỚI,TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỦA HUYỆN A LƯỚI,TỈNH THỪA THIÊN HUẾ"

Copied!
128
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ---  ---

LÊ VĂN CƯỜNG

PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỦA HUYỆN A LƯỚI, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Chuyên ngành: QUẢN LÝ KINH TẾ Mã số: 60 34 04 10

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS. TS. NGUYỄN TÀI PHÚC

HUẾ, 2019

Trường Đại học Kinh tế Huế

(2)

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quảnghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bốtrong bất kỳ công trình nào khác.

Tác giảluận văn

Lê Văn Cường

Trường Đại học Kinh tế Huế

(3)

LỜI CẢM ƠN

Đểhoàn thành luận văn thạc sỹ, đầu tiên tác giảxin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo Sau đại học và các thầy cô trong Trường Đại học Kinh tếHuế đã tạo một môi trường học tập tốt nhất, với sựdạy dỗtận tình của quý thầy cô đã trang bị cho bản thân tôi nhiều kiến thức bổích trong suốt quá trình học tập.

Xin được bày tỏlòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Nguyễn Tài Phúc - Thầy đã truyền đạt nhiều kiến thức quý báu, tận tình hướng dẫn trong suốt quá trình thực hiện luận văn.

Xin chân thành cảm ơn Sở Du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế, UBND huyện A Lưới, Phòng Văn hóa – Thông tin, Phòng Thống kê, Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện A Lưới, UBND các xã: Hồng Hạ, Hồng Vân, A Roàng, Hồng Kim, Hồng Bắc và các xã, phòng khác của huyện A Lưới đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành luận văn.

Cuối cùng, tác giảxin bày tỏlòng biết ơn đến gia đình, những người thân, bạn bè đã dành tình cảm, động viên và giúp đỡtrong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.

Thừa Thiên Huế, ngày tháng năm Tác giảluận văn

Lê Văn Cường

Trường Đại học Kinh tế Huế

(4)

TÓM LƯỢC LUẬN VĂN Họvà tên:LÊ VĂN CƯỜNG

Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Niên khóa: 2017-2019 Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS. NGUYỄN TÀI PHÚC

Tên đề tài: PHÁT TRIỂN DU LỊCH HUYỆN A LƯỚI, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

1. Tính cấp thiết của đềtài

Huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế có rất nhiều tiềm năng phát triển du lịch. Tuy vậy, hiện nay vẫn phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh vốn có. Đặc biệt là đời đồng bào dân tộc thiểu số còn rất nghèo. Khách du lịch đến đây còn ít so với một số địa phương khác trong khu vực, sản phẩm du lịch cònđơn điệu, nghèo nà, chủ yếu khai thác sản phẩm du lịch tự nhiên. Công tác liên kết, hợp tác phát triển du lịch với các địa phương ở các vùng trong tỉnh để quảng bá, xúc tiến, kêu gọi đầu tư phát triển du lịch còn hạn chế, hiệu quảthấp. Chất lượng nguồn lực lao động của ngành du lịch chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra cần phải giải quyết.

Do đó, tôi chọn đề tài nghiên cứu: Phát triển du lịch của huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế” làm luận văn thạc sĩ.

2. Phương pháp nghiên cứu:

Trong luận văn này, tác giả đã sửdụng các phương pháp tổng hợp, phân tích, thống kê để đi sâu phân tích thực trạng phát triển du lịch tại huyệnA Lưới giai đoạn 2015-2017, đồng thời tiến hành thu thập và xửlý sốliệu sơ cấp qua điều tra - phỏng vấn du khách nhằm đánh giá mức độ hài lòng của du khách đối với du lịch của huyện A Lưới.

3. Kết quảnghiên cứu và những đóng góp khoa học của luận văn:

Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, tác giác đã tiến hành đánh giá tình hình phát triển du lịch tại huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế, từ đó đề xuất giải pháp nhằm phát triển du lịch huyện A Lưới trong thời gian tới.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(5)

DANH MỤC CÁC CHỮVIẾT TẮT Chữviết tắt Giải thích

ADB Ngân hàng phát triển Châu Á

DTLS Di tích lịch sử

DTTS Dân tộc thiểu số

GDP Tổng sản phẩm nội địa, tức tổng sản phẩm quốc nội GRDP Tổng sản phẩm tính trên phạm vi một vùng, một tỉnh hay

một thành phố

IPU Đại hội đồng Liên minh Nghịviện Thếgiới

ILO Tổchức Lao động Quốc tế

THCS Trung học cơ sở

THPT Trung học phổng thông

TNDL Tài nguyên du lịch

TNXP Thanh niên xung phong

UBND Ủy ban Nhân dân

UNESCO Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc

UNWTO Tổchức du lịch Thếgiới

VH Văn hóa

Trường Đại học Kinh tế Huế

(6)

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN...i

LỜI CẢM ƠN... ii

TÓM LƯỢC LUẬN VĂN... iii

DANH MỤC CÁC CHỮVIẾT TẮT ...iv

MỤC LỤC...v

DANH MỤC CÁC BIỂU BẢNG ... viii

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒHÌNH VẼ...x

Phần I. ĐẶT VẤN ĐỀ...1

1. Tính cấp thiết của đềtài nghiên cứu ...1

2. Mục tiêu nghiên cứu...2

3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ...3

4. Phương pháp nghiên cứu...3

5. Nội dung nghiên cứu ...5

Phần II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ...7

Chương 1. CƠ SỞLÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀPHÁT TRIỂN DU LỊCH...7

1.1. Cơ sởlý luận vềphát triển du lịch ...7

1.1.1. Khái niệm vềdu lịch ...7

1.1.2. Tài nguyên du lịch...8

1.1.3. Phân loại du lịch...8

1.1.4. Khái niệm vềvùng, liên kết vùng ...10

1.1.5. Khái niệm vềphát triển du lịch ...11

1.1.6. Mục tiêu của phát triển du lịch...11

1.1.7. Vai trò của du lịch đối với phát triển kinh tế- xã hội ...12

Trường Đại học Kinh tế Huế

(7)

1.1.8. Nội dung của phát triển du lịch ...14

1.1.9. Các nguyên tắc phát triển du lịch bền vững...16

1.1.10. Các chỉ tiêu đánh giá phát triển du lịch...19

1.2. Cơ sởthực tiễn ...20

1.2.1. Tình hình phát triển du lịch của tỉnh Thừa Thiên Huế...20

1.2.2. Văn bản của Trung ương về du lịch ...28

1.2.3. Các đề án, chương trình trọng điểm của tỉnh Thừa Thiên Huếvềphát triển du lịch ...29

Chương 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỦA HUYỆN A LƯỚI, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ...30

2.1. Khái quát vềhuyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế...30

2.1.1. Vị trí địa lý vàđiều kiện tựnhiên ...30

2.1.2. Các điều kiện văn hóa - xã hội và kinh tế...32

2.1.3. Điều kiện môi trường sinh thái ...37

2.1.4. Điều kiện văn hóa truyền thống ...37

2.2. Thực trạng phát triển du lịch của huyện A Lưới...38

2.3. Đánh giá kết quả điều tra với tình hình phát triển du lịch của huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế...70

2.3.1. Đặc điểm của khách du lịch điều tra ...70

2.3.2. Đánh giá của du khách của dịch vụdu lịch của huyện A Lưới ...72

2.3.3. So sánh ý kiến đánh giá của khách nội địa và khách nước ngoài vềphát triển du lịch của huyện A Lưới...78

2.3.4. Phát triển các hoạt động kinh doanh du lịch của huyện A Lưới ...80

2.3.5. Phát triển du lịch gắn với bảo tồn văn hóa, phát triển xã hội của huyện A Lưới ...81

2.3.6. Xúc tiến công tác quảng bá đểphát triển du lịch ...81

Trường Đại học Kinh tế Huế

(8)

2.4. Đánh giá chung về phát triển du lịch của huyện A Lưới ...81

2.4.1. Kết quả đạt được ...81

2.4.2. Những hạn chế, tồn tại và nguyên nhân...83

Chương 3. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỦA HUYỆN A LƯỚI ...85

3.1. Định hướng phát triển du lịch huyện A Lưới...85

3.1.1. Quan điểm phát triển ...85

3.1.2. Mục tiêu phát triển du lịch A Lưới đến 2025...86

3.1.3. Định hướng chiến lược phát triển ...86

3.2. Một sốgiải pháp phát triển du lịch của huyện A Lưới ...89

3.2.1. Nhóm giải pháp phát triển du lịch vềkinh tế...89

3.2.2. Nhóm giải pháp phát triển du lịch gắn với bảo vệ môi trường sinh thái ...94

3.2.3. Nhóm giải pháp phát triển du lịch về văn hoá-xã hội...95

Phần III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...98

1. Kết luận ...98

2. Kiến nghị...99

TÀI LIỆU THAM KHẢO...101

PHỤLỤC...102 QUYẾT ĐỊNH HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN

NHẬN XÉT CỦA PHẢN BIỆN 1 VÀ PHẢN BIỆN 2 BIÊN BẢN CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN GIẢI TRÌNH NỘI DUNG CHỈNH SỬA LUẬN VĂN GIẤY XÁC NHẬN HOÀN THIỆN LUẬN VĂN

Trường Đại học Kinh tế Huế

(9)

DANH MỤC CÁC BIỂU BẢNG

Sốhiệu bảng Tên bảng Trang

Bảng 1.1. Cơ cấu mẫu điều tra khách du lịch tại huyện A Lưới...4

Bảng 1.2. Tình hình khách du lịch đến tỉnh Thừa Thiên Huế và doanh thu từ năm 2015 - 2017 ...24

Bảng 2.1. Tình hình dân số và lao động của huyện A Lưới qua 3 năm 2015-2017 .33 Bảng 2.2. Hiện trạng sửdụng đất của huyện A Lưới năm 2017...34

Bảng 2.3. Cơ cấu và tăng trưởng tổng giá trị sản xuất của huyện A Lưới giai đoạn 2015-2017...36

Bảng 2.4. Các địa điểm di tích lịch sử trên địa bàn huyện A Lưới...42

Bảng 2.5. Các sản phẩm du lịch sinh thái trên địa bàn huyện A Lưới...52

Bảng 2.6: Số lượng cơ sở lưu trú tại huyện A Lưới giaiđoạn 2015 - 2017 ...58

Bảng 2.7: Số lượng cơ sở lưu trú tại huyện A Lưới giai đoạn 2015–2017 phân theo tiêu chuẩn cơ sở lưu trú...59

Bảng 2.8: Số lượng cơ sở ăn uống tại huyện A Lưới giai đoạn 2015–2017...59

Bảng 2.9: Tình hình thu hút lao tham gia hoạt động du lịch của huyện A Lưới giai đoạn 2015–2017 ...62

Bảng 2.10: Thu nhập bình quân của lao động của huyện A Lưới giai đoạn 2015- 2017 ...62

Bảng 2.11: Lượng khách du lịch đến huyện A Lưới giai đoạn 2015 –2017...64

Bảng 2.12: Số ngày khách lưu trú tại huyện A Lưới giai đoạn 2015 –2017 ...66

Bảng 2.13: Doanh thu du lịch củaA Lưới giai đoạn 2015–2017 ...70

Bảng 2.14: Đặc điểm của khách du lịch điều tra tại huyện A Lưới ...71

Bảng 2.15. Kết quả đánh giá của du khách được điều tra vềthông tin, thời gian, chi phí và chất lượng dịch vụtại A Lưới ...74

Trường Đại học Kinh tế Huế

(10)

Bảng 2.16. Kết quả đánh giá của du khách được điều tra vềsự đa dạng sản phẩm du lịch và dịch vụ liên quan đểphát triển du lịch tại huyện A Lưới...75 Bảng 2.17. Kết quả đánh giá của du khách được điều tra vềnhân viên du lịch, chính quyền địa phương, sựliên kết để phát triển du lịch tại huyện A Lưới...76 Bảng 2.18. Kết quả đánh giá của du khách được điều tra về chất lượng môi trường du lịch đểphát triển du lịch tại huyện A Lưới ...77 Bảng 2.19: So sánh giá trị trung bình ý kiến đánh giá của khách nội địa và khách quốc tế được điều tra ...79

Trường Đại học Kinh tế Huế

(11)

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒHÌNH VẼ

Sốhiệu hình Tên hình,đồthị Trang

Hình 2.1: Vị trí địa lý huyện A Lưới trên bản đồViệt Nam...30

Trường Đại học Kinh tế Huế

(12)

Phần I. ĐẶT VẤN ĐỀ

1. Tính cấp thiết của đềtài nghiên cứu

Những thập kỷ gần đây, du lịch đã và đang trở thành một ngành kinh tế chiếm vịtrí quan trọngở rất nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ. Xét trên quy mô toàn cầu, doanh thu ngành du lịch tăng nhanh qua từng năm và đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế.

Đối với nước ta, du lịch là ngành kinh doanh năng động và hiệu quả, là ngành “công nghiệp không khói”, vừa thực hiện xuất khẩu tại chỗ, vừa có điều kiện mở rộng quy mô tạo việc làm tăng thu nhập cho người lao động. Đồng thời cũng là ngành quảng bá rất hữu hiệu hình ảnh, bản sắc văn hóa dân tộc với bạn bè trên thế giới. Mặc dù vậy, tiềm năng, thế mạnh vềdu lịch của nước ta chưa được khai thác đúng mức.

Thừa Thiên Huế là tỉnh có tiềm năng kinh tế du lịch lớn, nhiều danh lam, thắng cảnh, khu bảo tồn thiên nhiên với hệ đa dạng sinh học phong phú, hiếm có và đặc sắc. Gắn liền với các khu rừng nguyên sinh là lưu vực các con sông lớn lắm thác, nhiều ghềng đá rất hoang sơ và hùng vĩ, Thừa Thiên Huế được thiên nhiên ưu đãi, có rừng núi, có bờbiển đẹp, như Vịnh Lăng Cô, Biển Thuận An,…; Đặc biệt là 02 di sản được UNESCO công nhận đó là Nhã nhạc cung đình Huếvà Quần thểdi tích Huế; bên cạnh đó có nền văn hóa khá đa dạng và đặc sắc gắn các lễ hội phong phú của đồng bào các dân tộc thiểu sốvà miền núi tỉnh như lễ hội cồng chiêng, đâm trâu, bỏ mả,...Trong thời gian qua, du lịch ở Thừa Thiên Huế đã có bước phát triển và đã đạt được một số kết quả nhất định, nhiều loại hình du lịch mới như du lịch sinh thái, du lịch văn hoá được khai thác và có những đóng góp nhất định cho sự phát triển kinh tếxã hội, góp phần làm cho cơ cấu kinh tếcủa tỉnh chuyển dịch theo hướng tích cực.

Hòa trong sự phát triển chung của ngành du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế, du lịch huyện A Lưới đứng trước một cơ hội hết sức to lớn, là huyện được thiên nhiên

Trường Đại học Kinh tế Huế

(13)

biệt là có một nền văn hóa giao thoa hết sức độc đáo của cộng đồng các dân tộc thiểu sốsinh sống trên dãy Trường sơn hùng vĩ. Từ đó, việc phát triển du lịch huyện A Lưới là hết sức cần thiết. Với thế mạnh được thiên nhiên ưu đãi gắn với sự phát triển lớn mạnh của hệ thống thông tin du lịch, định hướng phát triển kinh tếdu lịch ởhuyện là cần thiết, phù hợp với định hướng của tỉnh cũng như khu vực.

Mặc dù UBND huyện A Lưới đã phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2010 - 2020 và giao cho các ngành chức năng triển khai thực hiện, tuy vậy huyện A Lưới phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh vốn có. Đặc biệt làđời sốngđồng bào dân tộc thiểu sốcòn rất nghèo. Khách du lịch đến đây còn ít so với một số địa phương khác trong khu vực, sản phẩm du lịch cònđơn điệu, nghèo nàn, chủ yếu khai thác sản phẩm du lịch tựnhiên. Công tác liên kết, hợp tác phát triển du lịch với các địa phương ở các vùng trong tỉnh để quảng bá, xúc tiến, kêu gọi đầu tư phát triển du lịch còn hạn chế, hiệu quả thấp. Chất lượng nguồn lực lao động của ngành du lịch chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra.

Xuất phát từ thực tế trên, việc liên kết, phối hợp với các ngành, khu vực, vùng trong tỉnh để khai thác tiềm năng, thế mạnh, khắc phục những hạn chế, yếu kém để phát triển du lịch sinh thái, văn hóa trên địa bàn huyện hiện nay là đòi hỏi khách quan và cần thiết nhằm góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội của huyện phát triển nhanh hơn, bền vững hơn trong thời gian đến. Đó là lý do tôi chọn đề tài nghiên cứu: Phát triển du lịch của huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế” làm luận văn thạc sĩ.

2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung

Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, thông qua đánh giá thực trạng du lịch của huyện A Lưới, từ đó đề xuất giải pháp phát triển du lịch của huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế.

2.2. Mục tiêu cụ thể

- Nghiên cứu, hệthống hóacơ sởlý luận và thực tiễn vềphát triển du lịch.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(14)

- Đánh giá thực trạng phát triển du lịch của huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2015-2017.

- Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị để giải quyết các tồn tại trong phát triển du lịch để góp phần tăng trưởng kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2025.

3.Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

Đối tượng: là những vấn đề liên quan đến phát triển du lịch của huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế. Đềtài chỉ tập trung đánh giá thực trạng du lịch và điều tra, khảo sát đánh giá khách du lịch đến A Lưới để làm căn cứ phân tích những vấn đềliên quan.

Vềkhông gian: huyện A Lưới, tập trung vào các xã có nhiều điểm du lịch.

Về thời gian: Phân tích thực trạng phát triển du lịch của huyện A Lưới từ 2015-2017và đềxuất giải phápgiai đoạn tới.

4.Phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp thu thập sốliệu

- Số liệu thứ cấp: từ các cơ quan, sở, ban ngành cấp tỉnh và của huyện A Lưới từ năm 2015 – 2017. Từ Niên giám thống kê tỉnh Thừa Thiên Huế, các báo cáo tài liệu của các ban ngành có liên quan của tỉnh và huyện A Lưới, đặc biệt phòng Thống kê; Phòng Văn hóa – Thông tin, Phòng Tài chính – Kế hoạch, … thông tin đã được công bố trên các tạp chí, công trình và đề tài khoa học,… liên quan đến du lịch.

- Số liệu sơ cấp: điều tra phỏng vấn trực tiếp du khách theo bảng hỏi được thiết kế sẵn. Số du khách điều tra là 150 người tại các điểm du lịch thuộc huyện A Lưới.

Căn cứ vào lượng du khách đến tham quan tại các điểm du lịch của huyện A Lưới trong năm 2017, tác giả đã tính toán số mẫu điều tra tại từng điểm du lịch như sau:

Trường Đại học Kinh tế Huế

(15)

Bảng 1.1. Cơ cấu mẫu điều tra khách du lịch tại huyện A Lưới

TT Điểm DL

Số lượng khách năm

2017 (Người)

Sốmẫu (Phiếu)

Tỷlệ (%) 1 Điểm du lịch Thác A Nôr, xã Hồng

Kim 4.500 40 26,67

2 Trung tâm du lịch huyện tại Thị

trấn A Lưới 6.790 40 26,67

3 Điểm du lịch Cộng đồng tại thôn A

Hưa, xã Nhâm 2.150 30 20,00

4 Điểm du lịch Pâr Le, xã Hồng Hạ 4.280 40 26,67

Tổng 17.720 150 100

4.2.Phương pháp tổng hợp, phân tích và xử lý số liệu

- Phương pháp thống kê mô tả: Thống kê mô tả được sử dụng để mô tả những đặc tính cơ bản củadữ liệuthu thập được từ nghiên cứu thực nghiệm qua các cách thức khác nhau. Thống kê mô tả và thống kê suy luậncùng cung cấp những tóm tắt đơn giản vềmẫu và các thước đo. Cùng với phân tích đồ họa đơn giản, chúng tạo ra nền tảng của mọi phân tích định lượng về số liệu. Để hiểu được các hiện tượng và ra quyết định đúng đắn, cần nắm được các phương pháp cơ bản của mô tảdữliệu.

- Phương pháp phân tích dữ liệu chuỗi thời gian: Chuỗi thời gian trong thống kê, xử lý tín hiệu, kinh tế lượng và toán tài chính là một chuỗi các điểm dữ liệu, được đo theo từng khoảng khắc thời gian liền nhau theo một tần suất thời gian thống nhất. Phân tích chuỗi thời gian bao gồm các phương pháp đểphân tích dữliệu chuỗi thời gian, để từ đó trích xuất ra được các thuộc tính thống kê có ý nghĩa và các đặc điểm của dữ liệu. Dự đoán chuỗi thời gian là việc sửdụng mô hình để dự đoán các sự kiện thời gian dựa vào các sự kiện đã biết trong quá khứ để từ đó dự đoán các điểm dữliệu trước khi nó xảy ra (hoặc được đo). Chuỗi thời gian thường được vẽ theo các đồthị.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(16)

- Phương pháp so sánh và dự báo: So sánh là biện pháp tu từ được sửdụng nhằm đối chiếu các sựvật, sựviệc này với các sựvật, sựviệc khác giống nhau trong một điểm nào đó với mục đích tăng sức gợi hình và gợi cảm khi diễn đạt. Mục đích của biện pháp so sánh là gì? So sánh giúp làm nổi bật một khía cạnh nào đó của sự vật và sự việc, qua đó nhấn mạnh đến ý tưởng và mục đích của người nói, người viết.

Phương pháp dự báo: Trong quá trình sản xuất, kinh doanh, các nhà quản trị thường phải đưa ra các quyết định liên quan đến những sự việc sẽ xảy ra trong tương lai. Để cho các quyết định này có độ tin cậy và đạt hiệu quả cao, cần thiết phải tiến hành công tác dự báo. Điều này sẽ càng quan trọng hơn đối với một nền kinh tế thị trường, mang tính chất cạnh tranh cao. Dự báo là khoa học và là nghệ thuật tiên đoán những sựviệc sẽ xảy ra trong tương lai. Tính khoa học của dự báo thể hiện ở chỗ khi tiến hành dự báo ta căn cứ trên các số liệu phản ảnh tình hình thực tế ởhiện tại, quá khứ, căn cứvào xu thế phát triển của tình hình, dựa vào các mô hình toán học đểdự đoán tình hình cơ bản sẽxảy ra trong tương lai.

- Phương pháp chuyên gia chuyên khảo: Phương pháp chuyên gia là phương pháp sửdụng trí tuệcủa đội ngũ chuyên gia có trình độcao của một chuyên ngành đểxem xét, nhận định bản chất một sựkiện khoa học hay thực tiễn phức tạp, đểtìm ra giải pháp tối ưu cho các sựkiện đó hay đánh giá một sản phảm khoa học.

Trong giáo dục, đó là phương pháp thu thập thông tin khoa học, nhận định, đánh giá một sản phẩm khoa học giáo dục, bằng cách sử dụng trí tuệ một đội ngũ chuyên gia giáo dục có trình độ cao, ý kiến của từng người sẽ bổ sung lẫn nhau, kiểm tra lẫn nhau cho ta một ý kiến đa số, khách quan vềmột vấn đềgiáo dục.

- Công cụxửlý dữliệu: Dữliệu sau khi thu thập được sẽxửlý bằng excel.

5. Nội dung nghiên cứu Phần I. Đặt vấn đề

1.Tính cấp thiết của đề tài 2.Mục tiêu nghiên cứu

3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Trường Đại học Kinh tế Huế

(17)

4.Phương pháp nghiên cứu 5.Kết cấu luận văn

Phần II. Nội dung nghiên cứu

Chương 1. Cơ sởlý luận và thực tiễn vềphát triển du lịch

Chương 2. Thực trạng phát triển du lịch của huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế Chương 3. Giải pháp phát triển du lịch của huyện A Lưới

Phần III. Kết luận và kiến nghị

Trường Đại học Kinh tế Huế

(18)

Phần II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀPHÁT TRIỂN DU LỊCH

1.1.Cơ sởlý luận vềphát triển du lịch 1.1.1. Khái niệm vềdu lịch

Theo Luật Du lịch năm 2017: “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên trong thời gian không quá 01 năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu khám phá tài nguyên du lịch hoặc kết hợp với mục đích hợp pháp khác”.

Để khẳng định hơn vấn đề này, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng: ngày nay du lịch trở thành một nhu cầu không thể thiếu được trong đời sống văn hóa- xã hội của người dân. Du lịch được ví như một ngành “công nghiệp không khói” và hiện nay ngành “công nghiệp” này chỉ đứng sau công nghiệp dầu khí và ô tô. Đối với các nước đang phát triển, du lịch được coi là cứu cánh để vực dậy kinh tế ốm yếu của quốc gia.

Đểlàm rõđịnh nghĩa trên, năm 1963, với mục đích quốc tếhoá, tại hội nghị Liên Hợp Quốc vềdu lịch họp tại Roma, các chuyên gia đã đưa ra định nghĩa như sau về du lịch: “Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi thường trú thường xuyên của họhay ngoài trời nước họvới mục đích hòa bình. Nơi họ đến lưu trú không phải là nơi làm việc của họ”.1

Bên cạnh đó, để làm rõ hơn khái niệm đãđược quy định trong Luật Du lịch, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (Hà Nội) đã nêu định nghĩa về du lịch như sau:

"Du lịch là một ngành kinh doanh bao gồm các hoạt động tổ chức hướng dẫn du lịch, sản xuất, trao đổi hàng hoá, dịch vụ của các doanh nghiệp nhằm đáp ứng các nhu cầu về đi lại, lưu trú, ăn uống, thăm quan, giải trí, tìm hiểu và các nhu cầu khác

Trường Đại học Kinh tế Huế

(19)

của khách du lịch. Các hoạt động đó phải đem lại lợi ích kinh tế, chính trị, xã hội thiết thực cho nước (địa phương) làm du lịch và bản thân doanh nghiệp".

1.1.2. Tài nguyên du lịch

Tại Khoản 4, Điều 3, Chương 1, Luật Du lịch Việt Nam năm 2017: “Tài nguyên du lịch (TNDL) là cảnh quan thiên nhiên, yếu tốtựnhiên và các giá trị văn hóa làm cơ sở để hình thành sản phẩm du lịch, khu du lịch, điểm du lịch, nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch. Tài nguyên du lịch bao gồm tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch văn hóa”.2

Đây là loại tài nguyên có những đặc điểm giống những loại tài nguyên nói chung, song có một số đặc điểm riêng gắn với sựphát triển của ngành du lịch.

Theo Nguyễn Minh Tuệ: “Tài nguyên du lịch là tổng thểtự nhiên và văn hóa lịch sử cùng các thành phần của chúng góp phần khôi phục, phát triển thể lực, trí tuệ của con người, khả năng lao động và sức khỏe của họ. Những tài nguyên này được sửdụng cho nhu cầu trực tiếp và gián tiếp, cho việc sản xuất dịch vụdu lịch”.

Cũng tại Điều 15, Luật Du lịch Việt Nam năm 2017:

“Các loại TNDL gồm TNDL tựnhiên và TNDL nhân văn:

- TNDL tựnhiên gồm các yếu tố địa chất địa hình, địa mạo khí hậu thủy văn, hệsinh thái, cảnh quan thiên nhiên có thể được sửdụng phục vụmục đích du lịch.

- TNDL nhân văn gồm truyền thống văn hóa, các yếu tố văn hóa, văn nghệ dân gian, di tích lịch sửcách mạng, khảo cổkiến trúc, các công trình laođộng sáng tạo của con người và các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể khác có thể được sử dụng phục vụmục đích du lịch.”

1.1.3. Phân loại du lịch

Ở nước ta, qua nghiên cứu cho thấy, các hoạt động du lịch có thể chia thành nhiều nhóm khác nhau tùy thuộc vào các tiêu chí và mục đích mà ta đưa ra. Hiện nay, đa số các chuyên gia vềdu lịch Việt Nam phân chia các loại hình du lịch theo các tiêu chí cơ bản dưới đây:

Trường Đại học Kinh tế Huế

(20)

* Phân chia theo môi trường tài nguyên:

- Du lịch sinh thái (hay du lịch thiên nhiên): là loại hình du lịch lấy các hệ sinh thái đặc thù, tự nhiên làm đối tượng phục vụcho những khách du lịch yêu thiên nhiên, du ngoạn, thưởng thức những cảnh quan hay nghiên cứu vềcác hệsinh thái.

Kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa phát triển kinh tếdu lịch với việc giới thiệu vềnhững cảnh đẹp của quốc gia cũng như giáo dục, tuyên truyền và bảo vệ, phát triển môi trường và tài nguyên thiên nhiên một cách bền vững.

- Du lịch văn hoá: là loại hình du lịch nhằm nâng cao hiểu biết cho du khách vềlịch sử, kiến trúc, kinh tế - xã hội, lối sống và phong tục tập quán ở nơi họ đến thăm. Địa điểm đến thăm của du khách có thể là các di tích văn hóa - lịch sử, bảo tàng, lễhội địa phương, liên hoan nghệthuật, thểthao,…

* Phân loại theo mục đích chuyến đi:

- Du lịch tham quan: là hoạt động quan trọng của con người đểnâng cao hiểu biết vềthế giới xung quanh. Đối tượng tham quan có thểlà một tài nguyên du lịch tự nhiên như một phong cảnh kỳthú, cũng có thểlà tài nguyên du lịch nhân văn như một di tích, một công trìnhđương đại hay một cơ sởnghiên cứu khoa học, cơ sởsản xuất,…

- Du lịch giải trí: những người đi du lịch theo loại hình này nhằm mục đích tách khỏi sự căng thẳng, đơn điệu của công việc hàng ngày, tìm kiếm sự thư giãn thoải mái thông qua các hoạt động giải tríở điểm đến du lịch. Khách du lịch thường chọn một nơi yên bình, khôngđi lại nhiều.

- Du lịch kinh doanh: mục đích chính của chuyến đi là tìm kiếm cơ hội đầu tư, cơ hội kinh doanh, tìmđối tác làm ăn,…

- Du lịch công vụ: khách du lịch công vụ đến một nơi nào đó nhằm mục đích tham dựcác hội nghị, hội thảo, hội chợhoặc tăng cường quan hệngoại giao trao đổi văn hóa…

- Du lịch nghỉ dưỡng: là những địa điểm có không khí trong lành, khí hậu dễ chịu như các bãi biển, hồ, sông suối, suối nước nóng, vùng núi, vùng nông thôn,…

Trường Đại học Kinh tế Huế

(21)

- Du lịch lễhội: là tham gia vào các lễ hội được tổ chứcở một địa danh nổi tiếng nào đó, qua đó nâng cao hiểu biết về văn hóa, tăng cường mở rộng quan hệ.

- Du lịch tôn giáo: chủyếuđể thỏa mãn các nhu cầu thực hiện các lễnghi tôn giáo của tín đồ hay tìm hiểu, nghiên cứu tôn giáo của người dị giáo. Điểm đến của các luồng khách du lịch này là chùa chiền, nhà thờ, thánh địa,…

- Du lịch mạo hiểm: là loại hình du lịch dựa trên nhu cầu tựthểhiện mình, tự rèn luyện mình và khám phá bản thân của con người thông qua các môn thể thao như đi bộ, leo núi, chèo thuyền,… tại các địa hình khó khăn, hiểm trở.

- Du lịch nghiên cứu học tập: đây là loại hình du lịch nhằm nâng cao, củng cốkiến thức đã học hoặc tìm hiểu sâu vềcác vần đềtò mò muốn tìm hiểu kiến thức bổsungở điểm đến du lịch.

- Du lịch thăm thân: mục đích của chuyến đi du lịch theo loại hình này nhằm thăm viếng bà con, gia đình, bạn bè, trong quá trình đó họ kết hợp tham quan, tìm hiểu thêm về đặc trưng văn hóa, điều kiện tự nhiên của khu vực đó và sự thay đổi theo năm tháng mà họmuốn khám phá trải nghiệm.

* Phân loại theo lãnh thổhoạt động:

- Du lịch quốc tế; - Du lịch nội địa.

* Phân loại theo độdài chuyến đi:

- Du lịch ngắn ngày; - Du lịch dài ngày.

* Phân loại theo hình thức tổchức

- Du lịch tập thể; - Du lịch cá thể; - Du lịch gia đình.

1.1.4. Khái niệm vềvùng, liên kết vùng

- Khái niệm vềvùng: Vùng là một bộphận của lãnh thổquốc gia có một sắc thái đặc thù nhất định, hoạt động như một hệthống do có những mối quan hệ tương đối chặt chẽgiữa các thành phần cấu tạo nên nó cũng như mối quan hệcó chọn lọc với không gian các cấp bên ngoài. Với cách hiểu trên, có thể thấy rằng : Vùng là một hệ thống bao gồm các mối liên hệ của các bộphận cấu thành với các dạng liên hệ địa lí, kĩ thuật, kinh tế, xã hội bên trong hệthống cũng như bên ngoài hệ thống.

Vùng tồn tại do yêu cầu phát triển của nền kinh tế quốc gia. Tính khách quan của

Trường Đại học Kinh tế Huế

(22)

vùng được cụthể hóa thông qua những nguyên tắc do con người đặt ra. Vùng là cơ sở để hoạch định các chiến lược, các kếhoạch phát triển kinh tếtheo lãnh thổcũng như đểquản lí các quá trình phát triển kinh tế –xã hội trên mỗi vùng của đất nước.

- Khái niệm về liên kết vùng: Liên kết vùng là các mối quan hệ hợp tác và phối hợp thường xuyên, ổn định các hoạt động (trên các lĩnh vực của đời sống xã hội – trong đó lĩnh vực kinh tếlà trọng tâm) do các địa phương, đơn vị trong vùng được thiết lập trên nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng và cùng có lợi nhằm khai thác tốt nhất tiềm năng, lợi thế so sánh thúc đẩy cảvùng và từng địa phương phát triển, đảm bảo lợi ích tối đa cho các bên tham gia.

1.1.5. Khái niệm vềphát triển du lịch

Phát triển được hiểu là một quá trình tăng trưởng của nhiều yếu tốcấu thành khác nhau về kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, khoa học – kỹ thuật,… Đây là xu thếtựnhiên tất yếu của thếgiới vật chất nói chung và xã hội loài người nói riêng.

Từnhững nghiên cứu trên chúng ta cũng có thểnhận thấy rằng, phát triển du lịch là ngành dịch vụhoạtđộng trong nền kinh tếnhằm thỏa mãn những nhu cầu vui chơi giải trí, tìm hiểu thiên nhiên, các nét đẹp văn hóa…của dân cư các miền khác nhau trên thế giới để thu được lợi nhuận. Vì vậy, việc đẩy mạnh phát triển du lịch thường được các quốc gia trên thế giới quan tâm đề cao vì tính hiệu quả của nó.

Trên cơ sởkhái niệm tăng trưởng và phát triểnđãđược giới thiệuởtrên, ta có thể đi đến việc xác lập nội hàm của phát triển du lịch như sau: Đó là sự gia tăng sản lượng và doanh thu cùng mức độ đóng góp của ngành du lịch cho nền kinh tế, đồng thời có sự hoàn thiện về mặt cơ cấu kinh doanh, thể chế và chất lượng kinh doanh của ngành du lịch.

1.1.6. Mục tiêu của phát triển du lịch

Các nhà quản lý trong quá trình quy hoạch du lịch cần xem xét đến việc đáp ứng các mục tiêu phát triển du lịch, gồm:

- Phát triển về kinh tế: Du lịch là một ngành kinh tế, nên phát triển du lịch cần phải phát triển về kinh tế, thu nhập phải lớn hơn chi phí, phải đạt được sự tăng trưởng cao,ổn định trong thời gian dài, tối ưu hóa đóng góp của ngành du lịch vào

Trường Đại học Kinh tế Huế

(23)

thu nhập quốc dân, góp phần thúc đẩy các ngành kinh tếkhác phát triển.

- Phát triển vềxã hội: Thu hút cộng đồng tham gia vào các hoạt động du lịch, tạo nhiều việc làm góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của cộng đồng địa phương, cải thiện tính công bằng xã hội, đa dạng hóa, nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, đáp ứng cao độnhu cầu của du khách.

- Phát triển nhưng phải giữvững về môi trường, quốc phòng và an ninh: Phải sử dụng bảo vệ tài nguyên và môi trường du lịch theo hướng tiết kiệm, bền vững, đảm bảo sựtái tạo và phục hồi của tài nguyên, nâng cao chất lượng của tài nguyên và môi trường, thu hút cộng đồng và du khách vào các hoạt động bảo tồn, tôn tạo tài nguyên. Bên cạnh giữ vững tính ổn định về quốc phòng, an ninh trật tự ở địa phương cũng như biên giới quốc gia.

1.1.7. Vai trò của du lịch đối với phát triển kinh tế- xã hội

Ngày nay du lịch đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu được trong đời sống xã hội. Du lịch đã khẳng định được vai trò to lớn trong nền kinh tế quốc dân của các nước như một ngành “công nghiệp không khói”. Trong những năm gần đây, hoạt động du lịch đang trở nên phổ biến trên toàn cầu và phát triển với tốc độ nhanh. Với đường lối đổi mới toàn diện của Đảng và Nhà nước, từ năm 1986 đến nay, ngành Du lịch Việt Nam đãđạt được những thành tựu đáng kể. Với tiềm năng và triển vọng phát triển du lịch to lớn, Ðảng và Nhà nước ta luôn luôn quan tâm và coi trọng phát triển du lịch.

Nghị quyết Ðại hội Ðảng toàn quốc lần thứ VIII khẳng định: “Triển khai thực hiện quy hoạch tổng thểphát triển du lịch tương xứng với tiềm năng du lịch to lớn của đất nước theo hướng du lịch văn hóa, sinh thái, môi trường. Xây dựng các chương trình và các điểm du lịch hấp dẫn về văn hóa, di tích lịch sử và khu danh lam thắng cảnh. Huy động các nguồn lực tham gia kinh doanh du lịch… Phấn đấu đưa nước ta trở thành một trung tâm du lịch, thương mại dịch vụ có tầm cỡ trong khu vực”.

Văn kiện Ðại hội Ðảng toàn quốc lần thứ IX cũng xác định: “Phát triển du lịch thật sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, nâng cao chất lượng và hiệu quả

Trường Đại học Kinh tế Huế

(24)

hoạt động trên cơ sở khai thác lợi thếvề điều kiện tựnhiên, sinh thái, truyền thống, văn hóa lịch sử, đáp ứng nhu cầu du lịch trong nước và phát triển nhanh du lịch quốc tế, sớm đạt trình độ phát triển du lịch của khu vực”. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X đưa ra chủ trương: “khuyến khích đầu tư phát triển và nâng cao chất lượng, hiệu quảhoạt động du lịch, đa dạng hóa sản phẩm và các loại hình du lịch”.3

Nếu như những năm qua, hầu như tất cả các ngành, lĩnh vực đều gặp không ít khó khăn trướcảnh hưởng từsuy thoái kinh tếthếgiới thì ngành Du lịch vẫn có những bước phát triển vững chắc. Hoạt động du lịch trong nhiều năm liên tục có sự phát triển. Tốc độ tăng trưởng cao, hiệu quảkinh tế- xã hội ngày càng lớn.

Hiệu quả kinh tế- xã hội của hoạt động du lịch ngày càng rõ nét, góp phần xóa đói giảm nghèo và làm giàu cho xã hội. Du lịch phát triển đã góp phần tăng tỷ trọng GDP của ngành Du lịch trong khu vực dịch vụ.Ở đâu Du lịch phát triển,ở đó diện mạo đô thị, nông thôn được chỉnh trang, sạch đẹp hơn, đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt; tạo ra khả năng tiêu thụ tại chỗ cho hàng hóa và dịch vụ, thúc đẩy các ngành khác phát triển; khôi phục nhiều lễ hội và nghề thủ công truyền thống;

góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tếcả nước và từng địa phương, tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo và vươn lên làm giàu, mở rộng giao lưu giữa các vùng, miền trong nước và với nước ngoài.

Du lịch thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển, mở rộng giao lưu văn hoá và nâng cao dân trí, phát triển nhân tố con người… Hoạt động du lịch đã tạo thêm nguồn thu để tôn tạo, trùng tu các di tích, di sản và nâng cao ý thức, trách nhiệm giữgìn, phát triển di sản văn hoá vật thểvà phi vật thể; khôi phục lễhội, làng nghề truyền thống, truyền tải giá trị văn hoá đến các tầng lớp nhân dân và bạn bè quốc tế... tạo thêm sức hấp dẫn thu hút khách du lịch. Thông qua du lịch các ngành kinh tế xã hội khác phát triển; mở thêm thị trường tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ cho các ngành khác, thúc đẩy hoạt động thương mại và mang lại hiệu quảcao với hình thức xuất khẩu tại chỗ thông qua du lịch. Các ngành nông nghiệp, thuỷ sản, giao

Trường Đại học Kinh tế Huế

(25)

thông, xây dựng, viễn thông, văn hoá nhờ phát triển du lịch mà những năm qua đã có thêm động lực phát triển, diện mạo của nền kinh tế - xã hội được cải thiện và nâng lên trìnhđộ cao hơn. Điểm mấu chốt là thông qua du lịch đã kích cầu có hiệu quả cho các ngành kinh tếkhác phát triển. Hoạt động du lịch phát triển đã kéo theo sự mở rộng giao lưu kinh tế văn hoá giữa các vùng, miền và với quốc tế, góp phần giáo dục truyền thống, đào tạo kiến thức và rèn luyện, bồi dưỡng thểchất, tinh thần cho mọi tầng lớp dân cư.

1.1.8. Nội dung của phát triển du lịch

Hoạt động KTDL có nhiều nội dung, trong đó chủ yếu là xây dựng chiến lược và kế hoạch hóa phát triển du lịch, tạo nguồn lực và tiềm năng cho phát triển du lịch, liên kết kinh tế trong phát triển du lịch, quản lý hoạt động du lịch,... Dưới đây là các nội dung chủ yếu.

1.1.8.1. Xây dựng chiến lược và kế hoạch hóa phát triển du lịch.

-Xây dựng chiến lược phát triển ngành du lịch.

Nội dung của việc xây dựng chiến lược phát triển du lịch là xác định các nhiệm vụ và mục tiêu dài hạn, lựa chọn chính sách thích hợp với điều kiện trong nước và quốc tế và phối hợp tối ưu các nguồn lực để đạt được mục tiêu mà việc kinh doanh du lịch đã đề ra.

-Xây dựng quy hoạch phát triển kinh tế du lịch.

Nội dung quy hoạch phát trển du lịch gồm: xác định vị trí, vai trò và lợi thế của du lịch trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, vùng và quốc gia; phân tích, đánh giá tiềm năng, hiện trạng tài nguyên du lịch, thị trường du lịch, các nguồn lực phát triển du lịch; xác định quan điểm, mục tiêu, tính chất, quy mô phát triển cho khu vực quy hoạch, dự báo các chỉ tiêu và luận chứng các phương án phát triển du lịch; tổ chức không gian du lịch, kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch; xác định danh mục các khu vực, các dự án ưu tiên đầu tư, nhu cầu sử dụng đất, vốn đầu tư, nguồn nhân lực cho du lịch; đánh giá tác động môi trường, các biện pháp bảo vệ tài nguyên du lịch và môi trường, đề xuất cơ chế, chính sách, giải pháp quản lý, phát triển du lịch theo quy hoạch.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(26)

-Xây dựng kế hoạch phát triển du lịch.

Kếhoạch phát triển du lịch là đềán tổng thểvềmục tiêu của kinh tế du lịch cùng các biện pháp, chính sách thực thi nhằm thực hiện chiến lược, quy hoạch phát triển du lịch trong từng thời gian nhất định, thường là 5 năm (kế hoạch dài hạn) hoặc 1 năm (kế hoạch ngắn hạn).

1.1.8.2. Tạo nguồn lực và tiềm năng cho phát triển du lịch.

Nguồn lực và tiềm năng cho phát triển du lịch là một nội dung không thể thiếu được trong KTDL vì nó là điều kiện và là yếu tố đầu vào để tạo ra sản phẩm du lịch cung ứng trên thị trường. Nó bao gồm các yếu tố chủ yếu như: tài nguyên du lịch, các kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất - kỹ thuật cho phát triển du lịch.

Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử, văn hóa, công trình do lao động sáng tạo của con người và các giá trị nhân văn khác có thể được dùng để đáp ứng nhu cầu của khách du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành khu du lịch, tụ điểm du lịch, tuyến du lịch ...

Các cơ sở vật chất - kỹ thuật và kết cấu hạ tầng cho phát triển du lịch là những điều kiện phục vụ cho tổ chức các hoạt động du lịch. Nó bao gồm các cơ sở lưu trú và ăn uống, các cơ sở vui chơi giải trí và các cơ sởvật chất khác, các điểm du lịch, hệ thống giao thông và các phương tiện vận chuyển khách du lịch...

1.1.8.3. Liên kết kinh tế trong phát triển du lịch.

Liên kết kinh tế trong phát triển du lịch là hoạt động nhằm tối ưu hóa và tăng cường tiềm lực trong phát triển du lịch. Nó có thể được thực hiện dưới hình thức liên kết các ngành kinh tế khác nhau, có liên quan với nhau trong phát triển KTDL.

Liên kết kinh tế trong phát triển du lịch cũng có thể là sự liên kết giữa các cơ sở du lịch, các điểm du lịch, các đơn vị du lịch của các địa phương các vùng và giữa các nước trong phát triển mạng lưới du lịch, xây dựng các tour hoặc tuyến du lịch liên vùng, liên quốc gia.

1.1.8.4. Cơ chế vận hành hoạt động du lịch.

Cơ chế vận hành hoạt động du lịch là một bộ phận thuộc nội dung phát triển kinh tế du lịch. Nó là một guồng máy làm cho các hoạt động kinh doanh dịch vụ du

Trường Đại học Kinh tế Huế

(27)

lịch được thực hiện đồng bộ. Nó bao gồm hệ thống luật pháp, kế hoạch hóa và các chính sách phát triển du lịch, hệ thống xúc tiến, quảng bá du lịch và bộ máy quản lý dịch vụ du lịch.

Sự hoạt động đồng bộ, có hiệu lực của cơ chế này sẽ là điều kiện cho KTDL phát triển đúng hướng, có hiệu quả.

1.1.9. Các nguyên tắc phát triển du lịch bền vững

Muốn đảm bảo phát triển du lịch, thì nhất thiết chúng ta phải tuân thủ chặt chẽ các nguyên tắc của phát triển, bao gồm 10 nguyên tắc sau:

- Nguyên tắc 1: Khai thác sử dụng các nguồn tài nguyên một cách bền vững Phát triển du lịch bền vững cần đảm bảo lưu lại cho các thế hệ tương lai nguồn tài nguyên không kém hơn so với những gì mà các thế hệ trước được hưởng. Vì vậy, trong quá trình khai thác sử dụng các nguồn tài nguyên cần phải tính đến các giải pháp nhằm ngăn chặn sự mất đi của các loại sinh vật, sự suy giảm những chức năng thiết yếu của các hệ sinh thái có giá trị du lịch như các rừng nguyên sinh, các rạn san hô,…; phát triển và thực thi các chính sách môi trường hợp lý trong mọi lĩnh vực của du lịch; bảo vệ và phát huy các di sản văn hóa và lịch sử của các dân tộc;

tôn trọng các quyền lợi của người dân địa phương trong việc khai thác các tài nguyên du lịch.

- Nguyên tắc 2: Hạn chế việc sử dụng quá mức tài nguyên và giảm thiểu chất thải Việc khai thác sử dụng quá mức tài nguyên và không kiểm soát được lượng chất thải từ hoạt động du lịch sẽ dẫn đến sự suy thoái môi trường mà hậu quả của nó là sự phát triển không bền vững của du lịch nói riêng và kinh tế –xã hội nói chung.

Hạn chế tiêu thụ quá mức tài nguyên và giảm chất thải sẽ tránh được những chi phí tốn kém cho việc hồi phục tổn hại về môi trường, đồng thời góp phần nâng cao chất lượng của du lịch.

- Nguyên tắc 3: Phát triển du lịch gắn liền với việc bảo tồn tính đa dạng

Tính đa dạng về thiên nhiên, về văn hoá và xã hội là nhân tố đặc biệt quan trọng tạo nên sự hấp dẫn của du lịch, làm thoả mãn nhu cầu đa dạng của du khách, tăng cường sự phong phú về sản phẩm du lịch. Đa dạng là trụ cột chínhcủa ngành

Trường Đại học Kinh tế Huế

(28)

công nghiệp du lịch, là một nhân tố quan trọng quyết định sự lựa chọn nơi tham quan của du khách, là mối quan tâm, là nguồn lợi của các nhà điều hành du lịch.

Nơi nào có tính đa dạng cao về thiên nhiên, văn hoá và xã hội, nơi đó sẽ có khả năng cạnh tranh cao về du lịch và có sức hấp dẫn lớn, đảm bảo cho sự phát triển.

Việc duy trì và phát triển tính đa dạng của thiên nhiên, văn hoá và xã hội là rất quan trọng đối với du lịch bền vững, là chỗ dựa sinh tồn của ngành công nghiệp du lịch.

- Nguyên tắc 4: Phát triển phải phù hợp với quy hoạch tổng thể kinh tế –xã hội Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp có tính liên ngành, liên vùng cao vì vậy mọi phương án khai thác tài nguyên để phát triển phải phù hợp với các quy hoạch chuyên ngành nói riêng và quy hoạch tổng thể kinh tế – xã hội nói chung ở phạm vi quốc gia, vùng và địa phương. Ngoài ra, đối với mỗi phương án phát triển cần tiến hành đánh giá tác động môi trường nhằm hạn chế các tác động tiêu cực đến tài nguyên và môi trường. Điều này sẽ góp phần đảm bảo cho sự phát triển bền vững của du lịch trong mối quan hệ với các ngành kinh tế khác cũng như với việc sử dụng có hiệu quả tài nguyên, bảo vệ môi trường.

- Nguyên tắc 5: Chia sẻ lợi ích với cộng đồng địa phương

Để phát triển kinh tế – xã hội nói chung và từng ngành kinh tế nói riêng việc khai thác các tiềm năng tài nguyên là tất yếu. Tuy nhiên, thực tế cho thấy trên một địa bàn lãnh thổ nếu mỗi ngành chỉ biết đến lợi ích của mình không có sự hỗ trợ đối với sự phát triển kinh tế và chia sẻ quyền lợi với cộng đồng địa phương thì sẽ làm cho kinh tế và cuộc sống người dân địa phương gặp nhiều khó khăn. Điều này buộc cộng đồng địa phương phải khai thác tối đa các tiềm năng tài nguyên của mình làm đẩy nhanh quá trình cạn kiệt tài nguyên và tổn hại đến môi trường sinh thái. Kết quả các quá trình đó sẽ gây những tác động tiêu cực đến sự phát triển bền vững của ngành du lịch nói riêng và kinh tế – xã hội nói chung. Ngành du lịch hỗ trợ tích cực các hoạt động kinh tế địa phương và có tính đến các giá trị và chi phí về mặt môi trường thì mới bảo vệ được nền kinh tế địa phương. Chia sẻ lợi ích với cộng đồng địa phương là một nguyên tắc quan trọng trong phát triển du lịch bền vững.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(29)

- Nguyên tắc 6: Khuyến khích sự tham gia của cộng đồng địa phương

Cư dân địa phương, nền văn hoá, lối sống và truyền thống của địa phương là những nhân tố quan trọng thu hút khách du lịch tới điểm du lịch. Khi cộng đồng được tham gia chỉ đạo phát triển du lịch thì sẽ tạo ra được những điều kiện đặc biệt thuận lợi cho du lịch bởi cộng đồng là chủ nhân và là người có trách nhiệm chính với tài nguyên và môi trường khu vực. Điều này sẽ tạo ra khả năng phát triển lâu dài của du lịch.

- Nguyên tắc 7: Thường xuyên trao đổi tham khảo ý kiến với cộng đồng địa phương và các đối tượng có liên quan

Trao đổi tham khảo ý kiến quần chúng là một quá trình nhằm dung hoà giữa phát triển kinh tế với những mối quan tâm lớn hơn của cộng đồng địa phương, với những tác động tiềm ẩn của sự phát triển lên môi trường tự nhiên, văn hoá – xã hội.

Việc tham khảo ý kiến trên diện rộng vì lợi ích của cả cộng đồng địa phương, du khách, và các ngành công nghiệp là việc làm hết sức cần thiết đối với mục tiêu phát triển du lịch bền vững.

- Nguyên tắc 8: Chú trọng việc đào tạo nâng cao nhận thức về tài nguyên môi trường

Đối với bất kỳ sự phát triển nào, con người luôn đóng vai trò quyết định. Một lực lượng lao động được đào tạo có trình độ nghiệp vụ không những đem lại lợi ích về kinh tế cho ngành mà còn nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch. Một đội ngũ cán bộ nhân viên có trình độ nghiệp vụ, có hiểu biết cao về văn hoá, môi trường là yếu tố quan trọng để đảm bảo cho chất lượng của sản phẩm du lịch, là một trong những nguyên tắc then chốt đối với sự phát triển du lịch bền vững.

- Nguyên tắc 9: Tăng cường quảng bá tiếp thị một cách có trách nhiệm

Quảng bá tiếp thị luôn là một hoạt động quan trọng đối với phát triển du lịch, đảm bảo sự thu hút khách, tăng cường khả năng cạnh tranh của các sản phẩm du lịch. Việc quảng cáo, tiếp thị cung cấp cho khách du lịch những thông tin đầy đủ và có trách nhiệm có thể nâng cao nhận thức hiểu biết, lòng tôn trọng của du khách đối với môi trường thiên nhiên, xã hội và các giá trị nhân văn nơi tham quan, đồng thời

Trường Đại học Kinh tế Huế

(30)

sẽ làm tăng đáng kể sự thoả mãn của khách đối với các sản phẩm du lịch. Điều này sẽ góp phần làm giảm những tác động tiêu cực từ hoạt động thu hút khách, đảm bảo cho tính bền vững trong phát triển du lịch.

- Nguyên tắc 10: Thường xuyên tiến hành công tác nghiên cứu

Để đảm bảo cho sự phát triển bền vững cần có những căn cứ khoa học vững chắc dựa trên việc nghiên cứu các vấn đề có liên quan. Việc thường xuyên cập nhật các thông tin, nghiên cứu và phân tích chúng là cần thiết, không chỉ đảm bảo cho hiệu quả của hoạt động kinh doanh mà còn đảm bảo cho sự phát triển bền vững trong mối quan hệ với cơ chế chính sách, với việc bảo vệ tài nguyên và môi trường,… Công tác nghiên cứu là yếu tố đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của bất cứ ngành kinh tế nào, đặc biệt là những ngành phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, môi trường và văn hoá –xã hội như ngành du lịch.

Những nguyên tắc cơ bản trên đây nếu được thực hiện đầy đủ sẽ là đảm bảo chắc chắn cho sự phát triển bền vững, là chìa khoá cho sự thành công lâu dài của ngành du lịch.

1.1.10. Các chỉ tiêu đánh giá phát triển du lịch

Chỉ tiêu 1. Quản lý hiệu quả và bền vững. Các đơn vị kinh doanh du lịch cần thực thi một hệ thống quản lý du lịch tuân thủ quy định có liên quan trong khu vực và quốc tế. Quảng cáo đúng sự thật và không hứa hẹn điều không có thiết kế và thi công cơ sở hạ tầng: Cung cấp thông tin cho khách hàng về môi trường xung quanh

Chỉ tiêu 2. Gia tăng lợi ích kinh tế xã hội và giảm thiểu tác động tiêu cực đến cộng đồng địa phương. Sử dụng lao động địa phương. Công ty du lịch cung cấp phương tiện cho các doanh nghiệp nhỏ tại địa phương để phát triển và kinh doanh các sản phẩm bền vững. Các công ty phảithi hành chính sách chống bóc lột thương mại. Đối xử công bằng trong việc tiếp nhận các lao động tuân thủ luật pháp quốc tế và quốc gia về bảo vệ nhân công.

Chỉ tiêu 3. Gia tăng lợi ích đối với các di sản văn hóa và giảm nhẹ các tác động tiêu cực. Tuân thủ các quy định về hành vi ứng xử khi tham quan. Không được phép mua bán đồ tạo tác khảo cổ hay lịch sử. Có trách nhiệm đóng góp cho

Trường Đại học Kinh tế Huế

(31)

công tác bảo tồn di tích lịch sử, văn hóa, khảo cổ của cư dân địa phương. Tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ của cộng đồng địa phương khi sử dụng nghệ thuật, kiến trúc hay các di sản văn hóa của địa phương trong hoạt động kinh doanh, thiết kế, trang trí,ẩm thực.

Chỉ tiêu 4. Gia tăng lợi ích môi trường và giảm nhẹ tác động tiêu cực. Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. Giảm ô nhiễm, bảo tồn đa dạng sinh học, hệ sinh thái.

1.2. Cơ sởthực tiễn

1.2.1. Tình hình phát triển du lịch của tỉnh Thừa Thiên Huế 1.2.1.1. Tiềm năng để phát triển du lịch ở tỉnh Thừa Thiên Huế

Là địa phương có thế mạnh của tài nguyên nhân văn và tự nhiên với năm Di sản thế giới được UNESCO công nhận, Thừa Thiên - Huế hội tụ điều kiện để trở thành một trong những trung tâm du lịch lớn, động lực thúc đẩy phát triển của du lịch Bắc miền Trung.

Các cứ liệu xưa cho biết, từ xa xưa Thừa Thiên Huế từng là địa bàn giao tiếp của những cộng đồng cư dân mang nhiều sắc thái văn hóa khác nhau, cùng cư trú và cùng phát triển… Trong suốt chiều dài của sử thì văn hóa của mảnh đất này là sự pha trộn của văn hóa Chăm Pa và văn hóa người Việt cổ. Thừa Thiên Huế trở thành nơi giao thoa giữa hai nền văn hóa lớn của phương Ðông với nền văn hóa của các cư dân bản địa. Từ là một đô thị đến sự lựa chọn làm kinh đô của nước Việt Nam gần hai thế kỷ, hẳn Huế vẫn ẩn chứa trong mình một địa thế đẹp. Sự nguy nga bề thế củaÐô thành Phú Xuân dưới thời Nguyễn Phúc Khoát đãđược Lê Quý Ðôn mô tả trong “Phủ biên tạp lục” năm 1776 và trong Ðại Nam nhất thống chí, với tư cách là một đô thị phát triển thịnh vượng trải dài hai bờ châu thổ Sông Hương, từ Kim Long– Dương Xuân đến Bao Vinh – Thanh Hà. Phú Xuân là thủ phủ của xứ Ðàng Trong (1687-1774); rồi trở thành Kinh đô của nước Ðại Việt thống nhất dưới triều đại Quang Trung (1788 – 1801) và cuối cùng là Kinh đô của nước Việt Nam gần hai thế kỷ dưới triều đại nhà Nguyễn (1802 –1945).

Với chiều dày lịch sử như vậy, Thừa Thiên - Huế có nguồn tài nguyên du lịch nhân văn dồi dào với nhiều di tích văn hóa, di tích lịch sử, di tích cách mạng,

Trường Đại học Kinh tế Huế

(32)

nhiều triển vọng để đầu tư phát triển loại hình du lịch văn hóa phong phú và hấp dẫn. Đặc biệt, Thừa Thiên - Huế có năm disản của triều Nguyễn đãđược UNESCO công nhận cùng hàng ngàn di tích cấp quốc gia và cấp tỉnh.

Di sản văn hóa phi vật thể ở Thừa Thiên Huế bao gồm các loại hình văn hóa Cung đình, văn hóa dân gian, văn hóa tôn giáo, mỹ thuật, mỹ nghệ và các ngành nghề truyền thống, phong tục tập quán, lối sống vàứng xử, đặc biệt là những giá trị về văn hóa Huế đã từng bước được nghiên cứu, sưu tầm, khôi phục và phát huy.

Các lễ hội dân gian, lễ hội cung đình, lễ hội các ngành nghề truyền thống được gìn giữ làm phong phú thêm bản sắc văn hóa, phục vụ nhu cầu phát triển du lịch và mở rộng giao lưu văn hóa quốc tế.Ðó là cơ sở hình thành và phát triển các sản phẩm du lịch văn hóa.

Khi quần thể di tích cố đô Huế được công nhận là Di sản Văn hóa thế giới năm 1993, sau đó Nhã nhạc cung đình Huế được công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể của nhân loại năm 2003, việc khai thác giá trị di sản thế giới trong nhiều năm qua đã thuđược những thành quả nhất định. Qua chín kỳ Festival Huế, từ năm 2000 đến 2016 đã cho thấy hiệu quả công tác xúc tiến quảng bá giới thiệu các chương trình, sự kiện, những sản phẩm dịch vụ du lịch chất lượng cao, trong sự khai thác và phát triển hài hòa giữa tự nhiên và văn hóa, góp phần làm gia tăng mạnh lượt khách đến Huế.

Hội nhập trong thời kỳ toàn cầu hóa đã vàđang tác động từng ngày từng giờ đến di sản văn hóa thế giới. Thừa Thiên - Huế đã và đang đi vào quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nhưng luôn luôn giữ được bản sắc riêng, phát triển trong sự kết hợp hài hòa giữa hiện đại và nét truyền thống của Huế. Với những giá trị đặc trưng của mình, Huế đã trở thành điểm đến không thể thiếu của các tour về miền Trung. Giữa phát triển du lịch và di sản văn hóa có mối quan hệ tương quan, hỗ trợ rất cao. Có thể thấy rằng, các loại hình di sản văn hóa của Huế đã góp phần cho quá trình hình thành và phát triển của các loại hình và sản phẩm du lịch tại Huế, đóng vai trò rất quan trọng trong việc phát triển du lịch của Thừa Thiên Huế nói riêng và phát triển du lịch của Việt Nam nói chung.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(33)

Có thể nói những di sản mang tầm quốc tế đã được UNESCO công nhận chính là nhân tố chủ yếu cấu thành đặc thù của văn hóa và du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế, là một trong những nền tảng để Huế trở thành trung tâm văn hoá du lịch của cả nước. Đó hiển nhiên là một thế mạnh về văn hoá và đang trở thành một thế mạnh trong cơ cấu kinh tế của tỉnh Thừa Thiên Huế trên cơ sở khai thác và phát huy giá trị của hệ thống di sản và di tích một cách hợp lý. Thừa Thiên - Huế là địa phương được Chính phủ xác định là một trong ba vùng phát triển du lịch trọng điểm của quốc gia, trong đó thành phố Huế đã được Chính phủ xác định là một trong năm thành phố du lịch và đang phấn đấu xây dựng trở thành thành phố Festival đặc trưng của Việt Nam.

Bộ Chính trị Khoá X ngày 25 tháng 5năm2009đã ra Kết luận số 48-KL/TW về"Xây dựng, phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế và đô thị Huế đến năm 2020", trong đó nêu rõ phương hướng: "Xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trong vài năm tới, là trung tâm của khu vực miền Trung và một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của cả nước về văn hóa, du lịch; khoa học-công nghệ, y tế chuyên sâu và giáo dục – đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao.

Phấn đấu năm 2020, Thừa Thiên Huế xứng tầm là trung tâm đô thị cấp quốc gia, khu vực và quốc tế, một trong những trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học - công nghệ, y tế, đào tạo lớn của cả nước và khu vực các nước Đông Nam châu Á.

1.2.1.2. Nhng kết quả đạt được trong phát trin du lch tnh Tha Thiên Huế a. Trong khai thác, phát huy các di tích lịch sử, văn hóa và cách mạng

Trong những năm qua, công tác phát huy giá trị di sản gắn với phát triển du lịch ở Thừa Thiên Huếcó sựphát triển mạnh mẽ, góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch. Bên cạnh đó, các yếu tố như dịch vụ lưu trú, môi trường kinh doanh, công tác xúc tiến đầu tư được quan tâm và thực hiện nhất quán của các cấp, các ngành, địa phương, tạo môi trường du lịch ngày càng văn minh thân thiện, đã thu hút được nhiều nhà đầu tư và du khách đến tham quan nghỉ dưỡng, dịch vụ ăn uống, vui chơi, giải trí, mua sắm, góp phần phát huy tối đa các tiềm năng di sản và tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động, tăng nguồn thu ngân sách cho địa phương.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(34)

Đến nay trên địa bàn tỉnh có hơn 30 điểm du lịch di tích lịch sử, di sản văn hóa và danh lam thắng cảnh thường xuyên thu hút khách đến tham quan, vui chơi giải trí bên cạnh khu vực Đại Nội và các lăng tẩm, đền chùa thuộc triều Nguyễn.

Trong đó có nhiều điểm đến đã khẳng định được thương hiệu trong nước và quốc tế như: Vườn Quốc gia Bạch Mã, Suối nước nóng Thanh Tân, làng truyền thống Phước Tích, làng nhà vườn Phú Mộng, làng trồng thanh trà ở Thủy Biểu, khu Chín Hầm, hồThủy Tiên– đồi Thiên An,…. Có thểnói, chính việc phát huy các giá trị di sản đã thúcđẩy ngành du lịch của tỉnh phát triển.

Lượng khách du lịch đến Huế ngày càng tăng; tốc độ tăng về thu du lịch và số lượt khách đạt khá; du lịch - dịch vụchiếm 56% trong GRDP của tỉnh trong năm 2015.Năm 2015, đạt 3,1 triệulượt, trong đó, khách quốc tế đạt 1,02 triệu lượt. Năm 2016 chịu ảnh hưởng của khủng hoảng chính trị của thế giới và ảnh hưởng sự cố môi trường biển và thiên tai trong nước, nhưng ngành du lịch Thừa Thiên Huếvẫn đón hơn 3,25 triệu lượt khách tham quan (tăng 4% so với năm 2015), trong đó, khách quốc tế đạt 1,1 triệu lượt. Doanh thu du lịch giai đoạn 2010 - 2015 của tỉnh Thừa Thiên Huế tăng bình quân gần 16%/năm (cả nước tăng 10 - 11%/năm). Năm 2015, doanh thu du lịch đạt 3.100 tỷ đồng (trong đó doanh thu từ khách quốc tế chiếm 58%). Năm 2016 ước đoán doa

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Bài viết này đề cập đến một số kết quả điều tra về sự gây hại của nhện gié và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong phòng chống nhện gié hại lúa tại Thừa Thiên

Về mặt nội dung, dựa trên nguồn số liệu thứ cấp, đề tài đã phân tích, đánh giá tình hình phát triển cây cam trong thời kỳ 2005 – 2012 ở huyện Nam đông trong bối cảnh

mặc dù đạt được một số thành tựu nhất định trong thời gian qua, ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Thừa Thiên Huế trong hoạt động huy động vốn dân cư

Qua khảo sát, các đài TTCS tỉnh Thừa Thiên Huế đều tiếp sóng chương trình của đài Trung ương, đài Tỉnh, cung cấp cho công chúng thông tin bao quát của cả

Như đã biết ở vùng đồi núi Thừa Thiên Huế cũng như nhiều tỉnh khác [2,5] trượt đất đá xảy ra phổ biến trong tầng phủ với góc dốc sườn mái dốc phổ biến trong khoảng 20 - 450 nên trong

Phú Quốc có nguồn tài nguyên du lịch phong phú với 40 đảo lớn nhỏ, 99 ngọn núi mang đến một nét đẹp hoang sơ, bờ biển dài và đẹp, sự đa dạng của sinh thái rừng nhiệt đới, có bề dày về

Thành lập bản đồ phân vùng nguy cơ lũ lụt huyện Quảng Điền tỉnh Thừa Thiên Huế Các bản đồ yếu tố thành phần được xây dựng trên phương pháp phân tích tổng hợp sử dụng các phép toán

2 Các loại LSNG trồng trong các mô hình Mây nước, Bời lời đỏ, Đoác sinh trưởng và phát triển tốt, tăng thu nhập cho người dân, giải quyết việc làm, đa dạng hóa sản phẩm đáp ứng với nhu