• Không có kết quả nào được tìm thấy

- Axít là chất khi tan trong nước phân li ra cation H

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "- Axít là chất khi tan trong nước phân li ra cation H"

Copied!
15
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

CHƯƠNG 1 : SỰ ĐIỆN LI BÀI 1 : SỰ ĐIỆN LI A – TÓM TẮT LÝ THUYẾT

I- Hiện tượng điện li

- Sự điện li : là quá trình phân li các chất trong nước ra ion - Chất điện li : là những chất tan trong nước phân li ra ion Vậy : axit , bazơ , muối là chất điện li

- Sự điện li được biểu diễn bằng phương trình điện li - VD : NaCl  Na+ + Cl-

HCl  H+ + Cl- NaOH  Na+ + OH- II- Phân loại các chất điện li

2. Chất điện li mạnh và chất điện li yếu : a) Chất điện li mạnh :

* KN : CĐL mạnh là chất khi tan trong nước, các phân tử hòa tan đều phân li ra ion

* CĐL mạnh bao gồm :

- Axit mạnh : HCl , HBr, HI , HNO3 , H2SO4 , HClO3 , HClO4

- Bazơ mạnh (kiềm) : là bazơ của các kim loại nhóm IA & IIA(-Mg) : NaOH , KOH , Ca(OH)2 , Ba(OH)2 , LiOH, ...

- Hầu hết các muối

* Chú ý :

- Trong PTĐL của CĐL mạnh , người ta dùng mũi tên 1 chiều để biểu diễn sự điện li - VD : Na2SO4  2Na+ + SO42-

b) Chất điện li yếu :

* Khái niệm : CĐL yếu là chất khi tan trong nước chỉ có một phần số phân tử hòa tan phân li ra ion , phần còn lại vẫn tồn tại dưới dạng phân tử trong dd

* Chất điện li yếu bao gồm :

- Các axit yếu : CH3COOH , HF , H2S , HClO , HClO2 , H2CO3 , H2SO3 , … - Các bazơ yếu : Mg(OH)2 ; …

* Chú ý :

- Trong PTĐL của CĐL yếu , người ta dùng hai mũi tên ngược chiều nhau - VD : CH3COOH  CH3COO- + H+

B – BÀI TẬP CÓ HƯỚNG DẪN

Câu 1: Viết phương trình điện li của các chất sau:

NaCl, Al(NO3)3, HF, KOH, Na2SO4, Ba(NO3)2, HClO, HCl, HNO2, HNO3, HBr, HClO4, CH3COOH, H2SO4, Mg(OH)2 , Na2CrO4, KAlO2, Na2SiO3, (NH4)2CO3. NaCl  Na+ + Cl-

Al(NO3)3 Al3+ + 3NO3-

HF  H+ + F- KOH  K+ + OH-

Na2SO4  2Na+ + SO42-

Ba(NO3)2  Ba2+ + 2NO3-

HClO  H+ + ClO- HCl  H+ + Cl-

(2)

HNO2  H+ + NO2-

HNO3  H+ + NO3-

HBr  H+ + Br- HClO4  H+ + ClO4-

CH3COOH  CH3COO- + H+ H2SO4  H+ + HSO4-

HSO4-  H+ + SO42-

Mg(OH)2  Mg2+ + 2OH- Na2CrO4  2Na+ + CrO42-

KAlO2  K+ + AlO2-

Na2SiO3  2Na+ + SiO32-

(NH4)2CO3  2NH4+ + CO32-

Câu 2: Tính nồng độ mol/l các ion trong dung dịch thu được khi:

a. Trộn 200 ml dung dịch NaCl 2M với 200 ml dung dịch CaCl2 0,5 M.

nNaCl = CM.V = 2.0,2 = 0,4 mol nCaCl2 = CM.V = 0,5.0,2 = 0,1 mol NaCl  Na+ + Cl-

0,4  0,4  0,4 mol CaCl2  Ca2+ + 2Cl-

0,1  0,1  0,2 mol Vậy dung dịch thu được gồm:

[Na+] = n:V = 0,4:0,4 = 1 M [Ca2+] = n:V = 0,1:0,4 = 0,25 M [Cl-] = n:V = (0,4 + 0,2):0,4 = 1,5 M

b. Cho 15,5 gam Na2O vào nước được 400 ml dung dịch.

nNa2O = 15,5:62 = 0,25 mol

Chú ý: Na2O phản ứng với nước theo phương trình Na2O + H2O  2NaOH

0,25  0,5 mol CMNaOH = 0,5 : 0,4 = 1,25 M NaOH  Na+ + OH- 1,25  1,25  1,25 M

Câu 3: Một dung dịch chứa 0,02 mol Cu2+, 0,03 mol K+, x mol Cl- và y mol SO42-. Tổng khối lượng các muối tan có trong dung dịch là 5,435 gam. Giá trị của x và y lần lượt là Áp dụng ĐLBTĐT 0,02.20, 03.1 x 2y (1)

Áp dụng ĐLBTKL 0, 02.640, 03.39 35, 5 x96y5, 435 35,5 x+ 96 y = =2,985 (2 ) (1), (2) 2 0, 07

35,5 96 2,985 x y

x y

 

  

0, 03 0, 02 x

y

 

   C – BÀI TẬP TỰ RÈN

Câu 4: Viết các phương trình điện li cho các trường hợp sau: NaCl; HCl; KOH; H2SO4; AlCl3; (NH4)2CO3

Câu 5: Cho các dung dịch sau:

a. 200ml dd chứa 0,25 mol Na2S b. 500ml dd chứa 8,5g NaNO3

Viết các phương trình điện li và tính nồng độ mol của các ion trong dung dịch.

(3)

Câu 6: Một dung dịch có chứa 0,2 mol K+; 0,3 mol Mg2+; 0,45 mol NO3 và x mol Cl. a. Tính x?

b. Cô cạn dung dịch thu được m gam muối khan. Tính m?

(4)

BÀI 2 : AXIT , BAZƠ VÀ MUỐI

A – TÓM TẮT LÝ THUYẾT I. Axit:

1. Định nghĩa: (theo Areniuyt)

- Axít là chất khi tan trong nước phân li ra cation H

+

. Vd: HCl  H

+

+ Cl

-

CH

3

COOH  CH

3

COO

-

+ H

+ 2. Axít nhiều nấc:

- Axít mà 1 phân tử chỉ phân li 1 nấc ra ion H

+

là axít 1 nấc.

Vd: HCl, CH

3

COOH , HNO

3

… HNO

3

 H

+

+ NO

3-

- Axít mà 1 phân tử phân li nhiều nấc ra ion H

+

là axít nhiều nấc.

Vd: H

3

PO

4

axit 3 nấc H

3

PO

4

 H

+

+ H

2

PO

4-

H

2

PO

4-

 H

+

+ HPO

42-

HPO

42-

 H

+

+ PO

43-

II. Bazơ:

- Định nghĩa (theo thuyết Areniuyt): Bazơ là chất khi tan trong nước phân li ra anion OH

-

Vd: NaOH → Na

+

+ OH

-

KOH → K

+

+ OH

-

Ngoài các bazơ thông thường ra , theo Areniuyt một số chất không có nhóm OH trong phân tử cũng có thể là bazơ

VD : NH

3

+ H

2

O  NH

4+

+ OH

- III. Hiđroxít lưỡng tính:

* Định nghĩa: Hiđroxit lưỡng tính là hiđroxit khi tan trong nước vừa có thể

phân li như axit, vừa có thể phân li như bazơ

Vd1: Zn(OH)

2

là hiđroxít lưỡng tính + Phân li kiểu bazơ:

Zn(OH)

2

 Zn

2+

+ 2 OH

-

+ Phân li kiểu axit:

Zn(OH)

2

 ZnO

22-

+ 2 H

+

Hoặc : H

2

ZnO

2

 ZnO

22-

+ 2 H

+

Vd2: Al(OH)

3

là hiđroxít lưỡng tính + Phân li kiểu bazơ:

Al(OH)

3

 Al

3+

+ 3 OH

-

+ Phân li kiểu axit:

Al(OH)

3

 AlO

2-

+ H

3

O

+

Hoặc : HAlO

2

.H

2

O  AlO

2-

+ H

3

O

+

* Đặc tính của hiđroxít lưỡng tính.

- Thường gặp: Al(OH)

3

, Cr(OH)

3

, Pb(OH)

2

, Zn(OH)

2

, Sn(OH)

2

, Be(OH)

2

. - Ít tan trong H

2

O

- Lực axít và bazơ của chúng đều yếu.

(5)

IV. Muối:

1. Định nghĩa: Muối là chất khi tan trong nước phân li ra cation kim loại hoặc

NH

4+

và anion gốc axit.

* Phân loại : dựa vào tính chất chia 2 loại :

- Muối trung hoà: Muối mà anion gốc axit không còn hiđro có khả năng phân li ra ion H

+

: NaCl, Na

2

SO

4

, Na

2

CO

3

- Muối axít : Muối mà anion gốc axit vẫn còn hiđro có khả năng phân li ra ion H

+

: NaHCO

3

, NaH

2

PO

4

2. Sự điện li của muối trong nước:

-Hầu hết muối tan đều phân li mạnh. (Trừ một số muối là cđl yếu : HgCl

2

; Hg(CN)

2

; ... )

- Nếu gốc axít còn chứa H có tính axít thì gốc này phân ly yếu ra H

+

. Vd: NaHSO

3

→ Na

+

+ HSO

3-

HSO

3-

 H

+

+ SO

32-

.

- Trong một số muối như : Na

2

HPO

3

, ... gốc axit vẫn còn H , nhưng vẫn là muối trung hòa , vì gốc axit của nó không phân li ra H

+

B – BÀI TẬP CÓ HƯỚNG DẪN

Câu 1: Viết phương trình điện li theo từng nấc của các axit sau: H2CO3, Al(OH)3, Zn(OH)2, NaHCO3.

Câu 2: Viết phương trình phản ứng dạng phân tử, ion đầy đủ và ion rút gọn chứng minh tính lưỡng tính của Zn(OH)2, Al(OH)3.

Zn(OH)2

Zn(OH)2 + 2HCl  ZnCl2 + 2H2O Zn(OH)2 + 2NaOH  Na2ZnO2 + 2H2O

Al(OH)3

Al(OH)3 + 3HCl  AlCl3 + 3H2O Al(OH)3 + KOH  KAlO2 + 2H2O

+ -

2 3 3

- + 2-

3 3

H CO H +HCO

HCO H +CO





3+ -

3

+ -

3 3 2

Al(OH) +3OH

Al(OH) H O +AlO

 Al



2+ -

2

+ 2-

2 2

Zn(OH) +2OH

Zn(OH) 2H +ZnO

 Zn



+ -

3 3

- + 2-

3 3

NaHCO Na + HCO

HCO H + CO





(6)

Câu 3: Cho từ từ 360 ml dung dịch KOH 0,1M vào 100ml dung dịch AlCl3

0,1M. Tính khối lượng kết tủa thu được.

nKOH = 0,1.0,36 = 0,036 mol nAlCl3 = 0,1.0,1 = 0,01 mol

AlCl3 + 3KOH  Al(OH)3 + 3KCl

T 0,01 0,036 mol (lập tỉ số 0,01/1<0,036/3  KOH dư P 0,01  0,03  0,01  0,03

S 0 0,006 0,01 0,03

Al(OH)3 + KOH  KAlO2 + 2H2O

T 0,01 0,006 mol P 0,006  0,006  0,006

S 0,004 0 0,006 m kết tủa = 0,004 .78 = 0,312 g C – BÀI TẬP TỰ RÈN

Câu 4: Viết phương trình điện li theo từng nấc của các axit sau: H2SO3, H2SO4, H3PO4, Na2HPO4, NaHSO4, NH4HCO3, Ba(HS)2.

Câu 5: Cho 400ml dung dịch NaOH 1,5 M tác dụng với 180 ml dung dịch Al(NO3)3

1M. Tính khối lượng kết tủa sau phản ứng. (ĐS: 9,36g)

(7)

Bài 3:

SỰ ĐIỆN LI CỦA NƯỚC. pH-CHẤT CHỈ THỊ AXIT-BAZƠ A – TÓM TẮT LÝ THUYẾT

I - Sự điện li của nước

1. Nước là chất điện li rất yếu H2O  H+ + OH- (1)

2. Tích số ion của nước

Đặt KH2O = [H+]. [OH-] = const 

(Tích số ion của nước)

ở 25oC KH2O = [H+]. [OH-] = 10-14

Tích số ion của nước phụ thuộc vào nhiệt độ Từ (1) ta có: [H+] = [OH-] = 10-7 (M) ở 25oC

3. Ý nghĩa tích số ion của nước

II. Khái niệm về pH

Nếu [H+]=10-a M thì pH = a.

Ví dụ: [H+]=10-5 M thì pH=5.

[H+]= 0,02 M thì pH = - log0,02 = 1,7 Hay pH= -log[H+];

pOH= -log[OH-] Và pH + pOH = 14

MT axit MT t.tính MT bazơ pH < 7 pH = 7 pH > 7

Ví dụ 1: Tính pH của dung dịch chứa 1,46 gam HCl trong 400 ml . B1 : Tính mol HCl

n = M

m = 1, 46

36, 5 = 0,04 mol B2 : Viết pt điện li HCl  mol H+ .

HCl  H+ + Cl- 0,04 0,04 mol

B3 : Tính [H+] [H+] =

V

n = 0, 04

0, 4 = 0,1M B4 : Tính pH

Ta có : pH = - log[H+] = -log0,1 = 1

Ví dụ 2: Tính pH của dung dịch chứa 0,4 gam NaOH trong 100 ml. (Na=23; H=1; O=16) Môi trường axit [H+] >[OH-]

[H+] > 10-7 M Môi trường trung tính [H+] = [OH-] =10-7 M Môi trường bazo [H+]< [OH-]

[H+] < 10-7 M

(8)

B1 : Tính mol NaOH n = M

m = 0,01 mol

B2 : Viết pt điện li NaOH  mol OH- NaOH Na+ + OH- 0,01 0,01 mol

B3 : Tính [OH-] [OH-] =

V nOH

= 0,1 M Ta có : pOH = - lg[OH-] = -lg0,1 = 1 B4 : Tính pH

Ta có : pH = 14 – 1 = 13

III. Chất chỉ thị axit – bazo

- Quỳ tím:

pH  6: Tím → đỏ

pH = 7: Quỳ tím không đổi màu pH ≥ 8: Tím → xanh

- Phenolphtalein:

pH ≥ 8: Không màu → hồng

(9)

pH < 8: Không màu

B – BÀI TẬP CÓ HƯỚNG DẪN

Câu 1: Tính pH của 500 ml dung dịch chứa đồng thời HNO3 0,04 M và H2SO4 0,02 M.

HNO3  H+ + NO3- 0,04 0,04 M H2SO4  2H+ + SO42- 0,02 0,04 M pH = -log(0,04+0,04) = 1,1

Câu 2: Tính pH của 200 ml dung dịch chứa đồng thời NaOH 0,03 M và Ba(OH)2 0,02 M.

NaOH  Na+ + OH-

0,03 0,03 M Ba(OH)2  Ba2+ + 2OH-

0,02 0,04 M pOH = -log(0,03+0,04) = 1,15

Suy ra pH = 14 – 1,15 =12,85

Câu 3: Trộn 100ml dung dịch H2SO4 3M với 300 ml dung dịch KOH 1,5M. Tính pH của dung dịch thu được sau phản ứng? Xem H2SO4 điện li hoàn toàn ở 2 nấc.

nKOH =0,3.1,5=0,45(mol) nH2SO4 =0,1.3=0,3(mol)

H2SO4 + 2KOH → K2SO4 + 2H2O T 0,3 0,45 mol (lập tỉ số

0, 45 0, 3

2  1

P 0,225 0,45 0,225 S 0,075 0 0,225 H2SO4  2H+ + SO42-

0,075  0,15 mol

⇒[H+] =0,15 : (0,1+0,3) =0,375M pH=−log[H+] = −log(0,375) = 0,426

Câu 4: Trộn 200ml dung dịch HCl 0,3M với 300 ml dung dịch Ba(OH)2 0,2M. Tính pH của dung dịch thu được sau phản ứng?

nHCl = 0,3.0,2 = 0,06(mol) nBa(OH)2 = 0,2.0,3 = 0,06(mol)

Ba(OH)2 + 2HCl → BaCl2 + 2H2O T 0,06 0,06 mol P 0,03 0,06 0,03

S 0,03 0 0,03 Ba(OH)2  Ba2+ + 2OH- 0,03  0,06 mol

⇒[OH-] =0,06 : (0,2+0,3) = 0,12M pOH=−log[OH-] = −log(0,12) = 0,92 pH = 14 - pOH = 14 – 0,92 =

(10)

Câu 5: Trộn 200 ml dung dịch HCl 0,5M với 300ml dung dịch NaOH x mol/l. Sau phản ứng thu được dung dịch có pH = 13. Tìm x?

nHCl = 0,5.0,2 = 0,1(mol) nNaOH =0,3.x (mol)

Vì pH = 13 > 7  Môi trường bazo  NaOH dư NaOH + HCl → NaCl + H2O

T 0,3x 0,1 mol P 0,1  0,1  0,1

S 0,3x-0,1 0 0,1

Sau phản ứng dung dịch có pH = 13  pOH = 14 – 13 = 1 Suy ra [OH-] = 10-1 = 0,1M

nOH- dư = 0,1.0,5 = 0,05 mol

Ta có: 0,3x-0,1 = 0,05  x = 0,5

Câu 6: Một dung dịch NaOH 0,2M. Lấy 50ml dung dịch trên đem trộn với 150ml nước nguyên chất. Tính pH của dung dịch thu được sau khi trộn.

nNaOH = 0,2.0,05 = 0,01 (mol)

Nồng độ NaOH sau khi thêm 150ml nước nguyên chất [NaOH] = 0,01/0,2 = 0,05M

NaOH  Na+ + OH- 0,05  0,05 M pOH = -log0,05 = 1,3 pH = 14 - 1,3 = 12,7

Câu 7: Cần thêm thể tích nước gấp bao nhiêu lần thể tích dung dịch A có pH = 2 để thu được dung dịch mới có pH = 3.

Trước khi pha: V1 (lit), pH = 2 Suy ra: [H+] = 10-2 = 0,01M

nA = 0,01.V1 (mol) (1)

Sau khi pha: V2 = VH2O + V1 (lit), pH = 3 Suy ra: [H+] = 10-3 = 0,001M

nA = 0,001.V2 (mol) (2) Từ (1) và (2) suy ra 0,01.V1 = 0,001V2

2 1

0, 01 0, 001 10 V

V

 V2 = 10.V1

 VH2O + V1 = 10V1

 VH2O = 10V1 – V1 = 9V1

Vậy cần phải pha loãng thể tích H2O gấp 9 lần thể tích ban đầu C – BÀI TẬP TỰ RÈN

Câu 8: Khi trộn những thể tích bằng nhau của dung dịch HNO3 0,01M và dung dịch NaOH 0,03M thì thu được dung dịch có pH bằng bao nhiêu? (ĐS: 12)

Câu 9: Trộn 100 ml dung dịch có pH = 1 gồm HCl và HNO3 với 100 ml dd NaOH nồng độ a (mol/l) thu được 200 ml dung dịch có pH = 12. Tính a. (ĐS: 0,12)

(11)

Bài 4:

PHẢN ỨNG TRAO ĐỔI ION TRONG DUNG DỊCH CÁC CHẤT ĐIỆN LI A – TÓM TẮT LÝ THUYẾT

1. Phản ứng tạo thành chất kết tủa:

- Thí nghiệm: dd Na2SO4 + dd BaCl2.

- Hiện tượng: Có kết tủa trắng BaSO4 tạo thành.

PTPU: Na2SO4 + BaCl2  BaSO4 + 2NaCl

- Cách chuyển phương trình phân tử thành phương trình ion rút gọn:

+ Chuyển tất cả chất vừa dễ tan vừa điện li mạnh thành ion; còn các chất kết tủa, điện li yếu để nguyên dưới dạng phân tử.

PT ion đầy đủ:

+ Lược bỏ những ion không tham gia phản ứng (giống nhau ở 2 vế) :

- Phương trình ion rút gọn cho biết bản chất của phản ứng trong dung dịch các chất điện li.

2. Phản ứng tạo thành chất điện li yếu:

a. Phản ứng tạo thành nước:

- Thí nghiệm: (dd NaOH 0,1 M + dd phenolphtalein) + HCl - Hiện tượng: ban đầu dd NaOH có màu hồng.

Màu hồng nhạt đi rồi mất hẳn.

- Giải thích:

+ Phenolphtalein làm dd kiềm chuyển màu hồng.

Có PU:

trung hòa NaOH, tạo thành NaCl, dung dịch mất màu hồng.

- Phương trình ion đầy đủ:

- PT ion rút gọn:

Phản ứng giữa dung dịch axit và hiđroxit có tính bazơ rất dễ xảy ra vì có sự tạo thành chất điện li yếu là H2O.

b) Phản ứng tạo thành axit yếu:

+ 2- 2+ - + -

4 4

2Na +SO +Ba +2Cl BaSO +2Na +2Cl

2 2

4 aSO4

SO Ba B

NaOHHClNaClH O2

NaOHHClNaClH O2

OHHH O2

(12)

- Thí nghiệm: dd HCl + dd CH3COONa - Hiện tượng: có mùi giấm chua.

- Giải thích:

HCl + CH3COONa  CH3COOH + NaCl - Phương trình ion đầy đủ:

- Phương trình ion rút gọn:

=> Điều kiện: Các ion kết hợp được với nhau tạo thành chất điện li yếu.

3) Phản ứng tạo thành chất khí:

- Thí nghiệm: dd HCl + dd Na2CO3.

- Hiện tượng: có bọt khí thoát ra.

- Giải thích:

2HCl + Na2CO3  2NaCl + CO2 + H2O - Phương trình ion đầy đủ:

- Phương trình ion rút gọn:

Kết luận:

Điều kiện: Các ion kết hợp được với nhau tạo thành chất kết tủa (chất không tan hoặc ít tan), chất khí, chất điện li yếu và H2O.

3 OO 3 OO

HCH C CH C H

3 OO +Na 3 OOH+Na +Cl

CH C HClCH C

2

3 2 2

2NaCO 2H2Cl2Na +2Cl + H O CO

2

3 2 H2 2

CO HO CO

(13)

Ghi nhớ:

- Các chất tan

+ Bazơ: KOH, NaOH, Ba(OH)2, Ca(OH)2, LiOH + Các muối axit: NaHS; …

+ Các muối có chứa gốc: Na+, K+, Li+ (trừ Li3PO4 không tan), NH4+ (trừ (NH4)3PO4 ko tan), NO3-, CH3COO- .

+ Các muối: Cl-, Br-, I- (trừ Ag+, Hg2+, Pb2+ ko tan), HgCl2 tan + Các muối: SO42-(trừ BaSO4, PbSO4, CaSO4, SrSO4 không tan) - Các chất không tan

+ Bazo: từ Mg trở đi trong dãy HĐHH

+ Các muối: SO32-, CO32-, SiO32- (trừ muối của Na+, K+, Li+ tan) + Các muối: PO43- (trừ muối của Na+, K+ tan)

+ Các muối: S2- (trừ muối của kim loại kiềm và kiềm thổtan)

B – BÀI TẬP CÓ HƯỚNG DẪN

Câu 1: Viết PT phân tử và ion rút gọn của các phản ứng (nếu có) khi trộn lẫn các chất sau:

a. dd HNO3 và BaCO3

2HNO3 + BaCO3  Ba(NO3)2 + CO2 + H2O

2H+ + 2NO3- + BaCO3  Ba2+ + 2NO3- + CO2 + H2O 2H+ + BaCO3  Ba2+ + CO2 + H2O

b. dd NaOH và dd FeCl3

(14)

3NaOH + FeCl3  Fe(OH)3 + 3NaCl

3Na+ + 3OH- + Fe3+ + 3Cl-  Fe(OH)3 + 3Na+ + 3Cl- 3OH- + Fe3+  Fe(OH)3

c. dd H2SO4 và dd KOH

H2SO4 + 2KOH  K2SO4 + 2H2O

2H+ + SO42-+ 2K+ + 2OH-  2K+ + SO42- + 2H2O 2H+ + 2OH-  2H2O

H+ + OH-  H2O

Câu 2: Viết phương trình phân tử ứng với phương trình ion thu gọn của các phản ứng sau

a. Ba + CO 2+ 2-3  BaCO3

BaCl2 + Na2CO3  BaCO3 + 2NaCl b. NH + OH NH+4 -3 + H O2

NH4Cl + NaOH  NaCl + NH3 + H2O c. S2- + 2H+ H2S↑

Na2S + 2HCl  2NaCl + H2S d. Fe3+ + 3OH- Fe(OH)3

FeCl3 + 3NaOH  Fe(OH)3 + 3NaCl e. Ag+ + Cl- AgCl↓

AgNO3 + NaCl  AgCl + NaNO3 f. H+ + OH- H2O

HCl + NaOH  NaCl + H2O

Câu 3: Trong dung dịch có thể tồn tại đồng thời các ion sau đây được không? Giải thích.

a. Na+, Cu2+, Cl-, OH-

Cl- OH-

Na+ NaCl tan NaOH tan

Cu2+ CuCl2 tan Cu(OH)2 ko tan

Vậy dung dịch không tồn tại vì Cu2+ + 2OH-  Cu(OH)2

b. K+, Ba2+, Cl-, SO4 2-.

Cl- SO4 2-

K+ - -

Ba2+ - BaSO4 ko tan

(15)

Đặc biệt: OH- + HCO3-  CO32- + H2O C – BÀI TẬP TỰ RÈN

Câu 4: Viết phương trình phân tử và ion rút gọn của các phản ứng sau (nếu có) xảy ra trong dung dịch:

a. KNO3 + NaCl b. NaOH + HNO3 c. Mg(OH)2 + HCl d. NaF + AgNO3

e. Fe2(SO4)3 + KOH g. FeS + HCl

h. KHCO3 + HCl i. KHCO3 + NaOH k. K2CO3 + NaCl l. Al(OH)3 + HNO3 m. Al(OH)3 + NaOH n. CuSO4 + Na2S

Câu 5: Trong dung dịch có thể tồn tại đồng thời các ion sau đây được không? Giải thích.

a. Na+, Mg2+, Cl-, SO42-. b. HCO3-, OH-, Na+, Cl- c. Ba2+, K+, HCO3-, Cl-. d. Mg2+, NO3-, K+, CO32-. e. K+, Ba2+, OH-, CO32-. g. Mg2+, H+, SO42-, HCO3-.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

1) Tất cả các muối nitrat đều dễ tan trong nước và là chất điện li mạnh. Trong dung dịch loãng, chúng phân li thành các ion... 2) Tính chất hoá học.

- Chất điện li yếu : là các chất khi tan trong nước chỉ có một phần số phân tử hòa tan phân li ra ion, phần còn lại vẫn tồn tại dưới dạng phân tử trong dung dịch.. Một

Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li xảy ra khi một số ion trong dung dịch kết hợp được với nhau tạo thành một trong các loại chất sau: chất khí,

- Chất điện li yếu : là các chất khi tan trong nước chỉ có một phần số phân tử hòa tan phân li ra ion, phần còn lại vẫn tồn tại dưới dạng phân tử trong dung dịch. Một

Bài 4.2 trang 6 Sách bài tập Hóa học 11: Phản ứng nào trong số các phản ứng dưới đây là phản ứng trao đổi ion trong dung dịch có thể dùng để điều

Viết PT dạng phân tử và ion rút gọn của các phản ứng trong dung dịch:.. Tính nồng độ các ion trong các dung dịch sau

Câu 7: Khi thay đổi nhiệt độ của một dung dịch chất điện li yếu (nồng độ không đổi) A.. Độ điện li và hằng số điện li đều

Thủy phân hoàn toàn peptit Ala-Ala trong dung dịch NaOH dư, sản phẩm tạo thành có công thức làA. Etylmetylamin có