• Không có kết quả nào được tìm thấy

Thống kê khấu hao tài sản cố định của doanh nghiệp

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Thống kê khấu hao tài sản cố định của doanh nghiệp"

Copied!
30
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

STA303_Bai 3_v1.0012101202 55

BÀI 3: THỐNG KÊ TÀI SẢN CỦA DOANH NGHIỆP

Hướng dẫn đọc

Đọc kỹ bài giảng, nghe giảng trực tuyến.

Thảo luận với giáo viên và các học viên khác về các vấn đề chưa nắm rõ.

Trả lời các câu hỏi và làm bài tập ở cuối bài.

Mục tiêu Nội dung

Hướng dẫn học viên cách tính toán và phân tích các chỉ tiêu thống kê tài sản cố định của doanh nghiệp.

Giới thiệu một số phương pháp tính khấu hao tài sản cố định của doanh nghiệp.

Giới thiệu các chỉ tiêu dùng để thống kê nguyên vật liệu trong một doanh nghiệp sản xuất.

Thời lượng

9 tiết

Thống kê tài sản cố định của doanh nghiệp.

Thống kê khấu hao tài sản cố định của doanh nghiệp.

Thống kê nguyên vật liệu của doanh nghiệp sản xuất.

(2)

05_STA303_Bai 3_v1.0012101202.doc

Bài 3: Thống kê tài sản của doanh nghiệp

56 STA303_Bai 3_v1.0012101202

TÌNH HUỐNG DẪN NHẬP

Tình huống: Đánh giá tài sản của doanh nghiệp

Bên cạnh sức lao động, để tiến hành sản xuất kinh doanh, bất kỳ doanh nghiệp nào cũng phải sử dụng các tư liệu sản xuất.

Tư liệu sản xuất bao gồm: tư liệu lao động (máy móc thiết bị, phương tiện vận chuyển, nhà khai thác, vật kiến trúc...) và đối tượng lao động (nguyên, nhiên vật liệu...) thực hiện các vai trò khác nhau trong quá trình sản xuất kinh doanh và được phân chia theo các phương thức chuyển hoá giá trị của chúng vào các sản phẩm lao động. Việc đánh giá, sử dụng và quản lý tư liệu sản xuất một cách chính xác sẽ góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Hiểu rõ điều đó nên sau khi đã yêu cầu bộ phận thống kê làm báo cáo đánh giá về tình hình lao động của doanh nghiệp, bạn đề nghị họ làm tiếp báo cáo đánh giá về tình hình nguồn lực quan trọng thứ hai: tài sản của doanh nghiệp.

Nội dung của bản báo cáo theo yêu cầu của bạn là các đánh giá, phân tích về số lượng tài sản của doanh nghiệp, phân theo loại tài sản, sự biến động của tài sản, đánh giá về tình hình sử dụng tài sản, công suất của tài sản, thời gian hoạt động của tài sản... và quan trọng hơn cả là xác định được phương thức chuyển hoá giá trị của chúng vào các sản phẩm sản xuất ra như thế nào?

Câu hỏi

Xác định phương thức chuyển hoá giá trị của tư liệu sản xuất vào các sản phẩm được sản xuất ra?

(3)

STA303_Bai 3_v1.0012101202 57

3.1. Thống kê tài sản cố định của doanh nghiệp 3.1.1. Khái niệm và phân loại tài sản cố định 3.1.1.1. Khái niệm tài sản cố định

Tài sản cố định là bộ phận tư liệu lao động có giá trị lớn và có thời gian sử dụng lâu dài. Tài sản cố định tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh và giá trị của nó chuyển dịch dần dần, từng phần vào giá trị sản phẩm, dịch vụ được sản xuất ra.

Như vậy, tiêu chuẩn để nhận biết các tư liệu lao động là tài sản cố định gồm có:

 Về thời gian: thời gian sử dụng lâu dài (thường từ 1 năm trở lên).

 Về giá trị: phải đạt giá trị tối thiểu ở một mức quy định. Tiêu chuẩn này được quy định riêng đối với từng quốc gia và có thể được điều chỉnh cho phù hợp trong từng giai đoạn phát triển kinh tế. Hiện nay, ở nước ta, quy định giá trị của tài sản cố định phải từ 10 triệu đồng trở lên.

 Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó.

 Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách đáng tin cậy.

3.1.1.2. Phân loại tài sản cố định

Tài sản cố định trong doanh nghiệp có thể được phân loại theo nhiều cách khác nhau nhằm phục vụ cho công tác quản lý, hạch toán... của doanh nghiệp. Về cơ bản, có thể phân loại theo hai tiêu thức chủ yếu sau:

Theo hình thái biểu hiện

Nếu xét theo hình thái biểu hiện, tài sản cố định của doanh nghiệp được chia thành hai loại: tài sản cố định hữu hình và tài sản cố định vô hình.

o Tài sản cố định hữu hình: là những tài sản cố định có hình thái vật chất cụ thể do doanh nghiệp nắm giữ để sử dụng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh phù hợp với các tiêu chuẩn ghi nhận tài sản cố định hữu hình, gồm có:

Nhà cửa vật kiến trúc: là những tài sản cố định của doanh nghiệp được hình thành sau quá trình thi công xây dựng như trụ sở làm việc, nhà kho, xưởng sản xuất, cửa hàng, chuồng, trại chăn nuôi, sân bãi, tháp nước, bể chứa, đường sá, cầu, cống, hàng rào... phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

Máy móc thiết bị: là những tài sản dùng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như máy móc chuyên dùng, thiết bị công tác, dây chuyền công nghệ, máy móc khác...

Phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn: là các loại phương tiện vận tải đường bộ, đường sắt, đường sông, đường ống và các thiết bị truyền dẫn như hệ thống thông tin, hệ thống điện, đường ống nước, băng tải...

Thiết bị, dụng cụ quản lý: là những tài sản dùng trong công tác quản lý hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như các thiết bị điện tử, dụng cụ đo lường, máy vi tính, máy fax...

(4)

05_STA303_Bai 3_v1.0012101202.doc

Bài 3: Thống kê tài sản của doanh nghiệp

58 STA303_Bai 3_v1.0012101202

Vườn cây lâu năm, súc vật làm việc và cho sản phẩm: gồm các loại vườn cây lâu năm (chè, cao su, cà phê...), súc vật làm việc (trâu, bò, ngựa, voi cày kéo...), và súc vật cho sản phẩm (trâu, bò sữa, sinh sản...).

Tài sản cố định hữu hình khác: gồm các

loại tài sản cố định chưa được xếp vào các loại trên như tác phẩm nghệ thuật, sách chuyên môn kỹ thuật...

Với cách xác định tài sản cố định hữu hình như ở trên, có thể thấy, đây là bộ phận chủ yếu trong tổng số tài sản của doanh nghiệp. Loại hình tài sản này có hai đặc điểm nổi bật sau: Tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh và vẫn giữ nguyên được hình thái vật chất ban đầu cho đến khi hư hỏng phải loại bỏ; trong quá trình sử dụng, tài sản cố định hữu hình bị hao mòn dần và giá trị của nó được chuyển dịch từng phần vào chi phí sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

o Tài sản cố định vô hình: là các tài sản cố định không có hình thái vật chất cụ thể nhưng xác định được giá trị và do doanh nghiệp nắm giữ, sử dụng trong sản xuất kinh doanh, cung cấp dịch vụ hoặc cho các đối tượng khác thuê phù hợp với các tiêu chuẩn ghi nhận tài sản cố định vô hình, gồm có:

Quyền sử dụng đất: là toàn bộ số tiền doanh nghiệp bỏ ra để có quyền sử dụng đất trong một thời gian nhất định, chi phí cho đền bù, giải phóng mặt bằng, san lấp mặt bằng, lệ phí trước bạ...

Bản quyền, bằng phát minh sáng chế: là các khoản chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để mua lại bản quyền tác giả, bằng sáng chế hoặc chi cho công trình nghiên cứu, sản xuất thử được Nhà nước cấp bằng phát minh, sáng chế để đưa vào sản xuất kinh doanh.

Chi nghiên cứu phát triển: là các khoản chi cho việc nghiên cứu phát triển doanh nghiệp do đơn vị tự thực hiện hoặc thuê ngoài.

Tài sản cố định vô hình khác: gồm các loại tài sản chưa được xếp vào các loại trên như các chi phí doanh nghiệp bỏ ra để có được giấy phép nhượng quyền, quyền sử dụng nhãn hiệu, tên hiệu, phần mềm máy vi tính, công thức và cách pha chế, kiểu mẫu, thiết kế và vật mẫu...

Như vậy, để xác định xem một nguồn lực nào đó có phải là tài sản cố định vô hình hay không, ta phải dựa vào ba căn cứ sau:

Tính có thể xác định được: tài sản cố định đó phải được xác định một cách riêng biệt, biệt lập để có thể đem bán hoặc cho thuê một cách độc lập.

Tính có khả năng kiểm soát: doanh nghiệp có khả năng kiểm soát tài sản, kiểm soát rủi ro, kiểm soát khả năng tiếp cận của các đối tượng tới tài sản của mình.

Tính lợi ích kinh tế: tài sản đó chắc chắn sẽ mang lại lợi ích kinh tế trong tương lai.

Theo quyền sở hữu tài sản cố định

Dựa trên tiêu thức quyền sở hữu, tài sản cố định của doanh nghiệp được chia thành hai loại sau:

(5)

STA303_Bai 3_v1.0012101202 59 o Tài sản cố định tự có: là những tài sản thuộc

quyền sở hữu của doanh nghiệp, bao gồm tài sản cố định được mua sắm, xây dựng bằng nguồn vốn ngân sách cấp, nguồn vốn vay, nguồn vốn tự bổ sung, nguồn vốn liên doanh, các quỹ của doanh nghiệp và các tài sản cố định được biếu, tặng...

o Tài sản cố định thuê ngoài: là những tài sản cố định mà doanh nghiệp thuê để sử dụng trong thời gian nhất định theo hợp đồng thuê tài sản, gồm có:

Tài sản cố định thuê tài chính: là tài sản cố định mà doanh nghiệp thuê của các công ty cho thuê tài chính nhưng doanh nghiệp có quyền kiểm soát và sử dụng lâu dài theo các điều khoản của hợp đồng thuê. Tài sản cố định thuê tài chính được coi là tài sản cố định của doanh nghiệp. Do đó, doanh nghiệp có trách nhiệm quản lý, sử dụng và trích khấu hao như các tài sản cố định tự có.

Tài sản cố định thuê hoạt động: là tài sản cố định thuê nhưng không thoả mãn bất kỳ một điều kiện nào của hợp đồng thuê tài chính. Bên đi thuê chỉ được quản lý, sử dụng tài sản trong thời hạn hợp đồng thuê và phải hoàn trả khi hết hạn thuê.

3.1.2. Phương pháp đánh giá tài sản cố định

Nhiệm vụ của thống kê tài sản cố định trong doanh nghiệp là phải xác định được khối lượng tài sản cố định sử dụng trong kỳ. Khối lượng tài sản cố định có thể được biểu hiện bằng chỉ tiêu hiện vật hoặc chỉ tiêu giá trị.

Tài sản cố định tính bằng chỉ tiêu hiện vật là cơ sở để cân đối kinh tế, lập kế hoạch tái sản xuất tài sản cố định và kế hoạch sản xuất của doanh nghiệp. Tuy nhiên, do đơn vị đo lường khác nhau nên không thể áp dụng để tổng hợp các loại tài sản cố định khác nhau vào một chỉ tiêu chung nhất. Khi đó, tài sản cố định phải được tính bằng chỉ tiêu giá trị nhằm phục vụ cho yêu cầu quản lý của mỗi doanh nghiệp.

3.1.2.1. Các loại giá dùng để đánh giá tài sản cố định Trong thống kê, người ta thường dùng các loại giá sau để đánh giá tài sản cố định của một doanh nghiệp:

Giá ban đầu hoàn toàn (kế toán gọi là nguyên giá) của tài sản cố định: là toàn bộ các chi phí ban đầu mà doanh nghiệp phải bỏ ra để xây dựng hoặc mua sắm tài sản cố định ở trạng thái mới nguyên.

Như vậy, nó phản ánh số tiền thực tế mà doanh nghiệp đã bỏ ra để mua sắm, xây dựng mới tài sản cố định (bao gồm cả chi phí vận chuyển, chi phí lắp đặt chạy thử, chi phí nghiệm thu). Bên cạnh đó, nó còn phản ánh số tiền cần phải thu hồi về trong quá trình sử dụng tài sản cố định dưới hình thức khấu hao.

o Ưu điểm, nhược điểm:

Ưu điểm: dễ tính toán, có thể xác định số lượng đầu tư của doanh nghiệp qua các thời kỳ, là cơ sở để tính toán khấu hao.

Nhược điểm: do tài sản cố định của doanh nghiệp thường được xây dựng hoặc mua sắm theo các thời gian khác nhau nên loại giá này không phản

(6)

05_STA303_Bai 3_v1.0012101202.doc

Bài 3: Thống kê tài sản của doanh nghiệp

60 STA303_Bai 3_v1.0012101202

ánh chính xác quy mô, khối lượng và hiện trạng của tài sản cố định ở một thời điểm nhất định.

Ví dụ:

Trong tháng 3 năm 2010, doanh nghiệp mua một tài sản cố định mới nguyên có giá là 400 triệu đồng, chiết khấu mua hàng 20 triệu đồng. Chi phí vận chuyển về doanh nghiệp hết 20 triệu đồng, chi phí lắp đặt hết 30 triệu đồng, chi phí huấn luyện nhân viên sử dụng 5 triệu đồng. Xác định nguyên giá của tài sản cố định nói trên.

Giá ban đầu hoàn toàn (nguyên giá) của TSCĐ = 400 – 20 + 20 + 30 + 5

= 435 triệu đồng.

Giá khôi phục hoàn toàn (giá đánh giá lại): là toàn bộ số vốn đầu tư để xây dựng, mua sắm hình thành tài sản cố định ở thời điểm trước được tính lại theo điều kiện giá cả hiện tại của cùng loại tài sản cố định đó ở trạng thái mới nguyên.

Thực chất, nó phản ánh số tiền cần phải có để tái sản xuất giản đơn tài sản cố định.

o Ưu điểm, nhược điểm:

Ưu điểm: có thể nghiên cứu quy mô tài sản cố định qua các thời kỳ khác nhau, có thể so sánh tình hình tài sản cố định giữa các doanh nghiệp cùng ngành.

Nhược điểm: khó tính toán, đặc biệt với những tài sản cố định sản xuất từ lâu mà hiện nay không sản xuất nữa.

Lưu ý: Giá khôi phục hoàn toàn chỉ xuất hiện khi có quyết định đánh giá lại tài sản cố định của Nhà nước. Nếu không có quyết định này thì giá khôi phục hoàn toàn chính là giá ban đầu hoàn toàn, ví dụ: Giá ban đầu hoàn toàn của hai chiếc máy tính là: Gbd = 12 + 10 = 22 triệu đồng, phản ánh số tiền mà doanh nghiệp thực tế đã phải bỏ ra để mua sắm tài sản cố định trong 2 năm 2009 và 2010.

Giá khôi phục hoàn toàn của hai chiếc máy tính là: Gkp = 10 + 10 = 20 triệu đồng, phản ánh số tiền mà doanh nghiệp cần phải có nếu năm 2010 mua một lúc 2 cái máy tính.

Hiệu số giữa hai loại giá trên: Gbd – Gkp = 22 – 20 = 2 triệu đồng, phản ánh hao mòn vô hình do sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật. Nó cho biết số tiền mà doanh nghiệp có thể tiết kiệm được nếu mua một lúc 2 cái máy tính vào năm 2010.

Giá còn lại của tài sản cố định: là phần còn lại của giá trị ban đầu sau khi trừ đi khấu hao tài sản cố định.

Giá trị còn lại

của TSCĐ = Giá ban đầu hoàn toàn (hoặc giá

khôi phục hoàn toàn) của TSCĐ – Tổng số hao mòn của TSCĐ

o Ưu điểm, nhược điểm:

Ưu điểm: giống như giá ban đầu hoàn toàn hoặc giá khôi phục hoàn toàn, giá còn lại của tài sản cố định phản ánh được tình trạng hiện tại của tài sản cố định, từ đó đánh giá được năng lực sản xuất thực tế của tài sản cố định.

Nhược điểm: giống như giá ban đầu hoàn toàn hoặc giá khôi phục hoàn toàn.

Nhận xét: Ba loại giá trên có chung một nhược điểm là thường xuyên biến động, do đó chúng không cho phép nghiên cứu sự thay đổi về khối lượng của tài sản cố định. Để khắc phục nhược điểm này, người ta thường sử dụng giá so sánh do Nhà nước quy định.

Giá so sánh do Nhà nước quy định: là giá trị ban đầu hoàn toàn của tài sản cố định ở một thời kỳ nào đó được dùng làm gốc để tính cho các thời kỳ tiếp theo.

(7)

STA303_Bai 3_v1.0012101202 61

3.1.2.2. Các cách đánh giá tài sản cố định

Đánh giá tài sản cố định theo giá ban đầu hoàn toàn: cho biết quy mô của các nguồn vốn đã đầu tư vào tài sản cố định của doanh nghiệp. Nhưng do thời kỳ xây dựng hoặc mua sắm khác nhau nên với cùng một loại tài sản cố định trong doanh nghiệp lại có nhiều giá ban đầu khác nhau, gây khó khăn trong việc so sánh và nghiên cứu các chỉ tiêu về sử dụng tài sản cố định.

Đánh giá tài sản cố định theo giá ban đầu còn lại: phản ánh tổng giá trị tài sản cố định danh nghĩa còn lại tại thời điểm đánh giá sau khi trừ đi giá trị hao mòn hữu hình luỹ kế của chúng.

Đánh giá tài sản cố định theo giá khôi phục hoàn toàn: cho biết quy mô nguồn vốn để trang bị lại tài sản cố định ở tình trạng mới nguyên. Đây cũng là tổng giá trị ban đầu của các tài sản cố định tương tự được sản xuất ở thời kỳ đánh giá lại.

Đánh giá tài sản cố định theo giá khôi phục còn lại: phản ánh tổng giá trị tài sản cố định thực tế còn lại tại thời điểm đánh giá lại sau khi đã trừ đi giá trị hao mòn của chúng.

Đánh giá tài sản cố định theo giá so sánh: với loại giá này, thống kê nghiên cứu được sự biến động thuần tuý về mặt khối lượng của tài sản cố định khi đã loại trừ ảnh hưởng của yếu tố giá cả.

3.1.3. Thống kê số lượng và sự biến động của tài sản cố định 3.1.3.1. Thống kê số lượng tài sản cố định

Số lượng tài sản cố định doanh nghiệp đã đầu tư mua sắm xây dựng, đã làm xong thủ tục bàn giao đưa vào sử dụng, đã được ghi vào sổ tài sản cố định của doanh nghiệp gọi là số lượng tài sản cố định hiện có.

Số lượng tài sản cố định hiện có của doanh nghiệp được thống kê theo số thời điểm và số bình quân.

 Số lượng tài sản cố định hiện có thời điểm

thường được thống kê vào đầu hoặc cuối kỳ. Chỉ tiêu này phản ánh quy mô tài sản cố định ở đầu hoặc cuối kỳ và là cơ sở để lập kế hoạch bổ sung, kế hoạch sử dụng và cho thuê tài sản cố định, đồng thời cho thấy sự biến động về tài sản cố định trong kỳ.

TSCĐ cuối kỳ = TSCĐ đầu kỳ + TSCĐ tăng trong kỳ – TSCĐ giảm trong kỳ

 Số lượng tài sản cố định hiện có bình quân trong kỳ phản ánh đặc trưng về tình hình sử dụng tài sản cố định trong một thời kỳ nhất định và được thống kê cho từng loại (hay từng nhóm) tài sản cố định.

Thống kê tính toán được số lượng tài sản cố định có bình quân trong kỳ ( S ) trong các trường hợp sau:

o Nếu doanh nghiệp có được số lượng tài sản cố định có hàng ngày:

n i i 1

S

S n

(8)

05_STA303_Bai 3_v1.0012101202.doc

Bài 3: Thống kê tài sản của doanh nghiệp

62 STA303_Bai 3_v1.0012101202

Trong đó: Si là số lượng tài sản cố định có ở ngày thứ i trong kỳ nghiên cứu (i = 1, n ). Những ngày nghỉ lễ, nghỉ thứ bảy, chủ nhật thì lấy số lượng tài sản cố định có ở ngày liền trước đó.

o Nếu doanh nghiệp có số lượng tài sản cố định ở một số thời điểm nhất định trong kỳ nghiên cứu, các thời điểm này có khoảng cách thời gian bằng nhau:

1 n

2 n 1

S S

S ... S

2 2

S n 1

  

 

Trong đó: Si là số lượng tài sản cố định có tại thời điểm i trong kỳ nghiên cứu (i = 1, n ).

o Nếu doanh nghiệp có số lượng tài sản cố định ở một số thời điểm nhất định trong kỳ nghiên cứu, các thời điểm này có khoảng cách thời gian không bằng nhau:

i i i

S S t

t

Trong đó:

Si: số lượng tài sản cố định có tại thời điểm i trong kỳ nghiên cứu.

ti: khoảng cách thời gian có số tài sản cố định Si tương ứng.

Người ta cũng có thể tính được giá trị tài sản cố định có bình quân trong kỳ nghiên cứu chung cho các loại tài sản cố định khác nhau theo công thức:

Giá trị TSCĐ có ở đầu kỳ + Giá trị TSCĐ có ở cuối kỳ Giá trị TSCĐ

bình quân trong kỳ = 2

Loại giá dùng để đánh giá giá trị tài sản cố định ở đây có thể là giá ban đầu hoàn toàn hoặc giá còn lại.

3.1.3.2. Thống kê kết cấu tài sản cố định

Dựa vào cách phân chia tài sản cố định theo loại và nhóm tài sản cố định, người ta tính chỉ tiêu sau nhằm phản ánh đặc điểm trang bị kỹ thuật của doanh nghiệp:

Giá trị TSCĐ loại (nhóm) i Kết cấu TSCĐ loại

(nhóm) i (kGi) =

Tổng giá trị TSCĐ

Khi thống kê kết cấu tài sản cố định, có thể thống kê theo từng thời điểm hoặc tính bình quân trong kỳ. Giá trị tài sản cố định dùng để thống kê có thể là giá ban đầu hoàn toàn hoặc giá khôi phục hoàn toàn. Nhưng do không có giá khôi phục thường xuyên nên phải sử dụng giá ban đầu với sự chấp nhận sai lệch nhất định.

3.1.3.3. Thống kê hiện trạng tài sản cố định

Để thống kê được hiện trạng nhằm phản ánh năng lực sản xuất hiện có của tài sản cố định trong doanh nghiệp, người ta phải xem xét đến yếu tố hao mòn tài sản cố định với hai hình thức: Hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình.

Hao mòn hữu hình: là hao mòn vật chất do quá trình sử dụng tài sản cố định, hoặc do tác động của thiên nhiên, môi trường làm cho năng lực sản xuất của tài sản cố định bị giảm sút dần hoặc làm cho tài sản cố định bị hư hỏng.

o Mức độ hao mòn hữu hình có thể được xác định theo ba cách:

(9)

STA303_Bai 3_v1.0012101202 63

So sánh thời gian sử dụng thực tế với thời gian sử dụng định mức của tài sản cố định.

Thời gian sử dụng thực tế của TSCĐ Hệ số hao mòn hữu hình

của TSCĐ =

Thời gian sử dụng định mức của TSCĐ

So sánh khối lượng sản phẩm sản xuất thực tế tính từ khi đưa tài sản cố định vào hoạt động với khối lượng sản phẩm định mức trong thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ đó.

Khối lượng sản phẩm sản xuất thực tế từ khi sử dụng TSCĐ

Hệ số hao mòn hữu hình của TSCĐ =

Khối lượng sản phẩm định mức trong thời gian sử dụng TSCĐ

 So sánh tổng số khấu hao đã trích lại từ khi sử dụng tài sản cố định với giá ban đầu hoàn toàn hoặc giá khôi phục hoàn toàn của tài sản cố định đó.

Tổng mức khấu hao đã trích từ khi sử dụng TSCĐ Hệ số hao mòn hữu hình của

TSCĐ =

Giá ban đầu (hoặc khôi phục) hoàn toàn của TSCĐ

Các hệ số tính gần càng gần 1 thì tài sản cố định bị hao mòn hữu hình càng nhiều và ngược lại.

Cùng với hệ số hao mòn hữu hình của tài sản cố định ở trên, thống kê còn tính được hệ số còn hoạt động được của tài sản cố định. Đây là cơ sở để doanh nghiệp đưa ra biện pháp nhằm nâng cao khả năng hoạt động của từng tài sản cố định hay từng công nghệ sản xuất.

Hệ số còn hoạt động được của tài

sản cố định = 1 – Hệ số hao mòn hữu hình của tài sản cố định

Hao mòn vô hình: là hao mòn do sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật gây ra. Hao mòn vô hình nhanh hay chậm phụ thuộc vào nhịp độ phát triển của tiến bộ khoa học kỹ thuật và sự tăng năng suất của các tài sản cố định cùng loại. Nó còn xuất hiện ngay cả khi chu kỳ sống của một sản phẩm nào đó bị chấm dứt, tất yếu dẫn đến máy móc thiết bị để chế tạo ra sản phẩm đó cũng bị lạc hậu và mất tác dụng.

3.1.3.4. Thống kê biến động tài sản cố định

Để thống kê biến động tài sản cố định, người ta thường sử dụng bảng cân đối tài sản cố định.

Bảng cân đối tài sản cố định phản ánh quy mô tài sản cố định có đầu kỳ, tăng trong kỳ, giảm trong kỳ và có cuối kỳ cho tổng số và từng loại tài sản cố định. Tùy theo từng thời kỳ và điều kiện cụ thể mà có thể lập bảng cân đối chi tiết hoặc giản đơn.

Các chỉ tiêu trong bảng có thể được tính theo giá ban đầu hoàn toàn hay giá khôi phục hoàn toàn (tốt nhất là giá khôi phục hoàn toàn). Nếu thời kỳ nghiên cứu cách quá xa thời kỳ đánh giá lại phải có cách loại trừ ảnh hưởng biến động giá cả.

(10)

64 STA302_Bai 3_2011.02.11.09.20_b1_v0.1

05_STA303_Bai 3_v1.0012101202.doc

Bảng cân đối tài sản cố định

Dùng trong hoạt động sản xuất kinh doanh Dùng trong hoạt động hành chính sự nghiệp

Dùng trong hoạt động phúc lợi công cộng

Trong đó Trong đó Trong đó

Loại TSCĐ

Chỉ tiêu

Tổng số

Nhà cửa, vật kiến trúc

Máy móc thiế

t bị

Phương tiện vận tải,

truyền dẫn

Thiết bị, dụng cụ quản lý

...

Tổng

số ... ...

Tổng

số ... ...

Chung toàn doanh nghiệp

A 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 Có đầu kỳ

Tăng trong kỳ

Trong đó:

Mua sắm, xây dựng Nhận góp vốn liên doanh bằng

TSCĐ

Nhận lại vốn góp liên doanh bằng TSCĐ

Do đánh giá lại TSCĐ

Nguyên nhân khác Giảm trong kỳ

Trong đó:

Nhượng bán Thanh Do góp vốn liên doanh bằng

TSCĐ

Do trả lại TSCĐ cho các bên tham gia liên doanh

Nguyên nhân khác Có cuối kỳ

(11)

STA302_Bai 3_2011.02.11.09.20_b1_v0.1 65

Từ bảng cân đối trên, có thể tính được các chỉ tiêu phản ánh tình hình biến động tài sản cố định.

Giá trị TSCĐ tăng trong kỳ Hệ số tăng TSCĐ =

Giá trị TSCĐ có đầu kỳ

Giá trị TSCĐ giảm trong kỳ Hệ số giảm TSCĐ =

Giá trị TSCĐ có đầu kỳ

Giá trị TSCĐ mới tăng trong kỳ (chỉ kể số TSCĐ xây dựng hoặc mua sắm mới)

Hệ số đổi mới TSCĐ =

Giá trị TSCĐ có cuối kỳ

Giá trị TSCĐ loại bỏ trong kỳ do mọi nguyên nhân: hết hạn sử dụng, hỏng và sự cố không khắc phục được

Hệ số loại bỏ TSCĐ =

Giá trị TSCĐ có đầu kỳ

Hai hệ số sau phản ánh rõ nét tình hình tăng thêm máy móc thiết bị hiện đại và tốc độ hiện đại hoá tài sản cố định.

Ví dụ:

Giá trị TSCĐ có đầu kỳ của doanh nghiệp là 25 tỷ đồng. Trong kỳ, doanh nghiệp đã thanh lý một số TSCĐ cũ hỏng có nguyên giá là 3 tỷ đồng, bán ra bên ngoài một TSCĐ không có nhu cầu sử dụng với nguyên giá 1 tỷ đồng, đồng thời mua thêm một TSCĐ có nguyên giá 2 tỷ đồng, tổng công ty cấp cho doanh nghiệp một số TSCĐ có nguyên giá 3 tỷ đồng.

Yêu cầu: Tính giá trị TSCĐ cuối kỳ, giá trị TSCĐ bình quân trong kỳ và các hệ số phản ánh biến động TSCĐ của doanh nghiệp.

Giá trị TSCĐ cuối kỳ = Giá trị TSCĐ đầu kỳ + Giá trị TSCĐ tăng trong kỳ – Giá trị TSCĐ giảm trong kỳ = 25 + 2 + 3 – 3 – 1 = 26 tỷ đồng

Giá trị TSCĐ bình quân = (Giá trị TSCĐ đầu kỳ + Giá trị TSCĐ cuối kỳ)/2

= (25 + 26)/2 = 25,5 tỷ đồng Hệ số tăng TSCĐ = (2 + 3)/25 = 0,20

Hệ số giảm TSCĐ = (3 + 1)/25 = 0,16 Hệ số đổi mới TSCĐ = (2 + 3)/26 = 0,19 Hệ số loại bỏ TSCĐ = 3/25 = 0,12

3.1.3.5. Đánh giá tình hình trang bị và sử dụng tài sản cố định trong doanh nghiệp

Đánh giá tình hình trang bị tài sản cố định cho lao động

Thống kê tình hình trang bị tài sản cố định cho lao động nhằm phản ánh mức trang bị kỹ thuật cho một lao động để tăng năng suất lao động. Khi đó, người ta tính chỉ tiêu mức trang bị tài sản cố định cho 1 lao động trực tiếp sản xuất.

Giá trị TSCĐ có bình quân của doanh nghiệp trong kỳ Mức trang bị TSCĐ

cho 1 lao động trực tiếp sản xuất =

Số lao động trực tiếp sản xuất bình quân trong kỳ

(12)

Bài 3: Thống kê tài sản của doanh nghiệp

66 STA302_Bai 3_2011.02.11.09.20_b1_v0.1

Trị số của chỉ tiêu càng lớn phản ánh trình độ kỹ thuật của sản xuất, kinh doanh càng cao.

Đánh giá tình hình sử dụng tài sản cố định

Để đánh giá tình hình sử dụng tài sản cố định trong doanh nghiệp, thống kê tính toán và so sánh một số chỉ tiêu chủ yếu sau:

Kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ (sản lượng, GO, VA...) Năng suất sử dụng

tài sản cố định =

Giá trị TSCĐ có bình quân của doanh nghiệp trong kỳ

Giá trị TSCĐ có bình quân của doanh nghiệp trong kỳ Tỷ suất tiêu hao

tài sản cố định =

Kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ (sản lượng, GO, VA...)

Lợi nhuận kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ Tỷ suất lợi nhuận

(mức doanh lợi) tài sản cố định

= Giá trị TSCĐ có bình quân của doanh nghiệp trong kỳ

Kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ (sản lượng, GO, VA...) Năng suất sử dụng mức khấu hao

tài sản cố định =

Tổng mức khấu hao TSCĐ trong kỳ

Lợi nhuận kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ Tỷ suất lợi nhuận (mức doanh lợi) tính

trên mức khấu hao tài sản cố định

=

Tổng mức khấu hao TSCĐ trong kỳ

3.1.4. Thống kê tài sản cố định trực tiếp sản xuất

Tài sản cố định trong doanh nghiệp có rất nhiều loại. Mỗi loại có tính chất, công dụng rất khác nhau. Trong các doanh nghiệp sản xuất, tài sản cố định trực tiếp tạo ra sản phẩm là các máy móc, thiết bị dùng trong sản xuất (gọi tắt là thiết bị sản xuất). Việc nghiên cứu đánh giá tình hình sử dụng các thiết bị sản xuất này đóng vai trò rất quan trọng và cũng là một nhiệm vụ của thống kê tài sản cố định trong doanh nghiệp.

3.1.4.1. Thống kê số lượng thiết bị sản xuất

Sơ đồ biểu diễn cấu thành số lượng thiết bị sản xuất hiện có của doanh nghiệp như sau:

Số lượng thiết bị hiện có

Số thiết bị đã lắp đặt Số thiết bị chưa lắp đặt Số thiết bị

thực tế làm việc

Số thiết bị sửa chữa lớn theo kế hoạch

Số thiết bị dự phòng

Số thiết bị bảo dưỡng

Số thiết bị ngừng việc và

các loại thiết bị khác

Trong đó:

 Số lượng thiết bị hiện có của doanh nghiệp là lượng thiết bị sản xuất đã được doanh nghiệp đầu tư, mua sắm xây dựng, đã làm xong thủ tục bàn giao, đã được

(13)

STA302_Bai 3_2011.02.11.09.20_b1_v0.1 67

ghi vào bảng kê tài sản cố định, được tính vào bảng cân đối tài sản cố định của doanh nghiệp trong kỳ, không phụ thuộc và hiện trạng và vị trí của nó.

 Số thiết bị đã lắp đặt: là số thiết bị đã được lắp đặt vào địa điểm quy định trong thiết kế, có cơ cấu hoàn chỉnh và sẵn sàng được doanh nghiệp sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh.

 Số thiết bị chưa lắp đặt: là thiết bị còn đang ở dạng linh kiện, chi tiết phụ tùng, chưa được lắp đặt hoàn chỉnh và chưa thể sẵn sàng được sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

 Số thiết bị thực tế làm việc: là các thiết bị đã được lắp đặt và đã được sử dụng trong sản xuất ở kỳ nghiên cứu.

 Số thiết bị sửa chữa lớn theo kế hoạch: là số thiết bị đang được sửa chữa theo kế hoạch đã quy định trong kỳ.

 Số thiết bị dự phòng: là số thiết bị đã được lắp đặt nhưng được dùng để dự phòng theo kế hoạch quy định.

 Số thiết bị bảo dưỡng: là số thiết bị được bảo dưỡng theo kế hoạch do kỹ thuật quy định.

 Số thiết bị ngừng việc: là các thiết bị đã lắp đặt và theo kế hoạch phải được sử dụng vào sản xuất nhưng thực tế đã không làm việc vì một nguyên nhân nào đó.

3.1.4.2. Thống kê thời gian của thiết bị sản xuất

Thống kê thời gian của thiết bị sản xuất trong doanh nghiệp chỉ áp dụng với các thiết bị đã được lắp đặt hoàn chỉnh và thực tế làm việc trong kỳ.

Chỉ tiêu thời gian của thiết bị có thể được đo bằng ngày máy, ca máy, giờ máy. Trong đó, giờ máy là đơn vị đo lường phản ánh chính xác nhất.

Sơ đồ biểu diễn thời gian của thiết bị sản xuất trong doanh nghiệp tính theo giờ máy như sau:

Tổng giờ máy theo lịch Tổng giờ máy chế độ

Tổng giờ máy ngoài

chế độ

Tổng giờ máy có thể sử dụng cao nhất

Tổng giờ máy bảo dưỡng

Tổng giờ máy dự

phòng

Tổng giờ máy sữa chữa lớn

theo kế hoạch Tổng giờ máy làm việc thực tế Tổng giờ máy

ngừng việc Tổng giờ máy

hoạt động

Tổng giờ máy chuẩn bị và

kết thúc Tổng giờ

máy có ích

Tổng giờ máy hao phí

cho phế phẩm

(14)

Bài 3: Thống kê tài sản của doanh nghiệp

68 STA302_Bai 3_2011.02.11.09.20_b1_v0.1

Trong đó:

 Tổng giờ máy theo lịch: là tổng giờ máy tính theo dương lịch trong kỳ và tính bằng:

Tổng giờ máy theo lịch =

Số giờ theo lịch của một ca

×

Số ca theo lịch của

một ngày

× Số ngày theo

lịch trong kỳ × Số máy đã lắp bình quân

Hoặc:

Tổng giờ máy

theo lịch = 24 giờ × Số ngày theo lịch

trong kỳ × Số máy đã lắp bình quân

 Tổng giờ máy chế độ: là tổng số giờ máy tính theo chế độ quy định.

Tổng giờ máy

chế độ = Số giờ chế độ

của một ca × Số ca chế độ của một ngày ×

Số ngày làm việc chế độ

trong kỳ

× Số máy đã lắp bình quân

 Tổng số giờ máy có thể sử dụng cao nhất: là tổng số giờ máy tối đa mà doanh nghiệp có thể sử dụng được vào sản xuất trong kỳ.

 Tổng số giờ máy làm việc thực tế: là tổng số giờ máy tham gia vào quá trình sản xuất kể cả thời gian chuẩn bị và kết thúc ca máy.

 Tổng số giờ máy hoạt động: là tổng số giờ thiết bị trực tiếp tác động đến đối tượng lao động để sản xuất sản phẩm.

 Tổng số giờ máy có ích: là số giờ máy dùng vào việc sản xuất ra sản phẩm đúng quy cách phẩm chất.

 Trong các chỉ tiêu trên, tổng giờ máy theo lịch là chỉ tiêu phản ánh đầy đủ nhất quỹ thời gian của thiết bị trong kỳ.

3.1.4.3. Thống kê năng suất thiết bị sản xuất

Năng suất (hay công suất thực tế) thiết bị sản xuất được tính bằng kết quả sản xuất do máy móc thiết bị tạo ra trong một đơn vị thời gian (hay số lượng máy) hao phí.

Kết quả sản xuất do máy móc thiết bị tạo ra trong kỳ (sản lượng, GO, VA...)

Năng suất thiết bị

sản xuất =

Tổng thời gian (số lượng máy) thực tế làm việc

Do tử số và mẫu số của công thức trên có thể được tính bằng nhiều chỉ tiêu khác nhau nên ứng với mỗi cặp chỉ tiêu phản ánh tử và mẫu số đó, ta sẽ xác định được một chỉ tiêu năng suất tương ứng.

3.1.4.4. Thống kê sử dụng tổng hợp thiết bị sản xuất

Việc khai thác, sử dụng tổng hợp các yếu tố về số lượng, thời gian và công suất của máy móc thiết bị trong kỳ sẽ ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, thể hiện ở các phương trình kinh tế sau:

Kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp =

Năng suất bình quân một đơn vị thời gian (số lượng thiết bị)

×

Tổng thời gian máy thực tế làm việc (số lượng

thiết bị)

Hoặc:

(15)

STA302_Bai 3_2011.02.11.09.20_b1_v0.1 69 Kết quả sản xuất kinh

doanh của doanh nghiệp = Năng suất bình quân một ca máy ×

Số ca làm việc bình quân một

máy

× Số máy có bình quân trong kỳ

Hoặc:

Kết quả sản xuất kinh doanh của doanh

nghiệp =

Năng suất bình quân một giờ máy

×

Độ dài bình quân một ca

máy

×

Số ca làm việc bình quân một

máy

×

Số máy có bình quân trong kỳ

3.1.4.5. Đánh giá tình hình sử dụng tài sản cố định trực tiếp sản xuất Đánh giá tình hình sử dụng số lượng thiết bị sản xuất

Dựa trên số liệu tổng hợp được về số lượng thiết bị sản xuất các loại như ở trên, có thể tính được một số chỉ tiêu đánh giá tình hình sử dụng số lượng thiết bị của doanh nghiệp.

 Hệ số lắp đặt thiết bị hiện có: phản ánh mức độ chuẩn bị về mặt kỹ thuật cho toàn bộ số lượng thiết bị hiện có của doanh nghiệp sẵn sàng cho sản xuất.

Số lượng thiết bị đã lắp đặt Hế số lắp đặt thiết bị

hiện có =

Số lượng thiết bị hiện có

 Hệ số sử dụng thiết bị đã lắp: phản ánh mức độ huy động thiết bị đã được lắp đặt vào hoạt động sản xuất của doanh nghiệp.

Số lượng thiết bị đang thực tế làm việc Hế số sử dụng thiết bị

đã lắp đặt =

Số lượng thiết bị đã lắp đặt

 Hệ số sử dụng thiết bị hiện có: phản ánh tình hình khai thác sử dụng thiết bị hiện có vào hoạt động sản xuất của doanh nghiệp.

Số lượng thiết bị đang thực tế làm việc Hế số sử dụng thiết bị hiện có =

Số lượng thiết bị hiện có

Đánh giá tình hình sử dụng thời gian của thiết bị sản xuất

Dựa trên các chỉ tiêu thời gian, thống kê có thể tính toán các hệ số sau để đánh giá tình hình sử dụng thời gian của thiết bị sản xuất.

Thời gian máy có ích Hệ số sử dụng thời gian tổng

hợp của thiết bị =

Thời gian theo lịch của máy

Thời gian máy có ích Hệ số sử dụng thời gian máy

hoạt động =

Thời gian máy hoạt động trực tiếp

Thời gian máy hoạt động trực tiếp Hệ số sử dụng thời gian máy

làm việc thực tế =

Thời gian máy làm việc thực tế

Thời gian máy làm việc thực tế Hệ số sử dụng thời gian máy có

thể sử dụng cao nhất =

Thời gian máy có thể sử dụng cao nhất

(16)

Bài 3: Thống kê tài sản của doanh nghiệp

70 STA302_Bai 3_2011.02.11.09.20_b1_v0.1

Thời gian máy có thể sử dụng cao nhất Hệ số sử dụng thời gian máy

chế độ =

Thời gian máy chế độ

Thời gian máy chế độ Hệ số sử dụng thời gian máy

theo lịch =

Thời gian máy theo lịch

Bên cạnh các hệ số trên, việc đánh giá tình hình sử dụng thời gian của thiết bị sản xuất có thể dựa vào các chỉ tiêu bình quân.

Số giờ máy làm việc thực tế Độ dài bình quân

một ca máy =

Số ca máy làm việc thực tế

Tổng số ca máy làm việc thực tế Số ca máy bình quân

một ngày máy =

Tổng số ngày máy làm việc thực tế

Tổng số ngày máy làm việc thực tế Số ngày làm việc

bình quân một máy =

Số máy làm việc thực tế bình quân

Tổng số giờ máy làm việc thực tế Số giờ làm việc thực tế

bình quân một máy =

Số máy làm việc thực tế bình quân

Đánh giá khả năng khai thác công suất thiết bị sản xuất

Để có thông tin về khả năng khai thác công suất thiết bị sản xuất của doanh nghiệp, có thể tính và phân tích các chỉ số dưới đây cho từng loại thiết bị sản xuất, từng nhóm thiết bị sản xuất và cả công nghệ sản xuất.

Công suất thực tế của thiết bị Chỉ số khai thác công suất thiết kế

của thiết bị sản xuất =

Công suất thiết kế của thiết bị

Công suất thực tế của thiết bị Chỉ số khai thác công suất thực tế

có khả năng huy động của thiết bị sản xuất

= Công suất thực tế có khả năng huy động vào sản xuất kinh doanh của thiết bị

3.2. Thống kê khấu hao tài sản cố định của doanh nghiệp 3.2.1. Một số khái niệm liên quan

Khấu hao tài sản cố định là việc tính toán và phân bổ một cách có hệ thống nguyên giá của tài sản cố định vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong thời gian sử dụng của tài sản cố định.

Thời gian sử dụng tài sản cố định là thời gian mà tài sản cố định phát huy được tác dụng cho sản xuất kinh doanh, được tính bằng thời gian mà doanh nghiệp dự tính sử dụng tài sản cố định hoặc số lượng hoặc giá trị sản phẩm mà doanh nghiệp dự tính thu được từ việc sử dụng tài sản.

Như vậy, có thể nói khấu hao là một hình thức bù đắp tài sản cố định trong quá trình sử dụng do bị hao mòn và đã chuyển thành một bộ phận trong giá thành sản phẩm.

(17)

STA302_Bai 3_2011.02.11.09.20_b1_v0.1 71

Khấu hao tài sản cố định cũng là một nội dung cơ bản trong nhiều chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

3.2.2. Phương pháp khấu hao tài sản cố định

Trên thực tế, có nhiều phương pháp tính, trích khấu hao tài sản cố định khác nhau. Mỗi phương pháp đều có những ưu, nhược điểm và điều kiện áp dụng riêng. Các doanh nghiệp phải đăng ký phương pháp trích khấu hao tài sản cố định mà doanh nghiệp đó áp dụng với cơ quan thuế trực tiếp quản lý trước khi thực hiện trích

khấu hao. Đồng thời, các doanh nghiệp phải đảm bảo thực hiện nhất quán trong suốt thời gian sử dụng tài sản cố định đó.

3.2.2.1. Phương pháp khấu hao bình quân theo thời gian

Đây là phương pháp được sử dụng phổ biến nhất ở Việt Nam hiện nay.

Theo phương pháp này, số khấu hao hàng năm là không thay đổi trong suốt thời gian sử dụng tài sản cố định. Mức khấu hao tài sản cố định bình quân hàng năm (C1(N))được xác định theo công thức:

Nguyên giá của TSCĐ (G) C1(N) = Số năm dự kiến sử dụng TSCĐ (n)

Lưu ý: Trong trường hợp thời gian sử dụng dự kiến hay nguyên giá của tài sản cố định thay đổi, doanh nghiệp phải xác định lại mức trích khấu hao trung bình của tài sản cố định bằng cách lấy giá trị còn lại của tài sản cố định trên sổ sách theo dõi chia cho thời gian sử dụng xác định lại hoặc thời gian sử dụng còn lại của tài sản cố định (là chênh lệch giữa thời gian sử dụng đã đăng ký và thời gian đã sử dụng).

Khi đó, mức khấu hao tài sản cố định bình quân hàng tháng (C1(T))sẽ được tính:

C1(N)

C1(T) = 12 Hoặc:

Số trích khấu hao TSCĐ trong tháng (C1(T)) =

Số khấu hao TSCĐ đã trích trong tháng

trước

+ Số khấu hao TSCĐ

tăng trong tháng Số khấu hao TSCĐ giảm trong tháng

Khấu hao tài sản cố định bình quân trong năm của tất cả các tài sản cố định trong doanh nghiệp (CN) là:

CN  h G Trong đó:

g

h

h di i : Tỷ lệ khấu hao bình quân năm.

hi = 1/ni: Tỷ lệ khấu hao bình quân năm của tài sản cố định loại i.

g

d : Tỷ trọng nguyên giá của tài sản cố định loại i trong tổng giá trị ban đầu tài sản cố i

định của doanh nghiệp.

G : Nguyên giá tài sản cố định bình quân năm, được tính theo công thức:

(18)

Bài 3: Thống kê tài sản của doanh nghiệp

72 STA302_Bai 3_2011.02.11.09.20_b1_v0.1

Nguyên giá TSCĐ bình quân năm

(G)

= Nguyên giá TSCĐ có đầu kỳ (Gđk) +

Nguyên giá TSCĐ tăng trong kỳ (Gt)

Nguyên giá TSCĐ giảm trong kỳ (Gg)

Nguyên giá TSCĐ tăng × số ngày tăng TSCĐ Gt =

360

Nguyên giá TSCĐ giảm × số ngày giảm TSCĐ Gg =

360

Các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả kinh tế cao được khấu hao nhanh nhưng tối đa không quá 2 lần mức khấu hao xác định theo phương pháp bình quân theo thời gian. Đối tượng áp dụng phương pháp này là các máy móc, thiết bị, dụng cụ làm việc, đo lường, thí nghiệm, thiết bị và phương tiện vận tải, dụng cụ quản lý, súc vật, vườn cây lâu năm.

Ví dụ:

Trong kỳ, doanh nghiệp đã mua 1 tài sản cố định với nguyên giá là 600 triệu đồng, chiết khấu mua hàng 20 triệu đồng, thời gian phục vụ dự kiến là 5 năm. Doanh nghiệp dự định trích khấu hao theo phương pháp khấu hao bình quân theo thời gian. Tính mức trích khấu hao bình quân hàng năm của tài sản cố định đó?

Mức trích khấu hao bình quân hàng năm của TSCĐ = (600 – 20)/5 = 116 triệu đồng.

3.2.2.2. Phương pháp khấu hao theo sản lượng Mức khấu hao tài sản cố định hàng năm được tính:

1(Ni) i

dk

C G Q

Q  Trong đó:

C1(Ni): Mức khấu hao tài sản cố định trích ở năm thứ i (i = 1, n ).

Qdk: Khối lượng sản phẩm sản xuất ra trong thời gian sử dụng tài sản cố định theo công suất thiết kế.

Qi: Khối lượng sản phẩm mà tài sản cố định sản xuất thực tế ở năm thứ i.

Đối tượng áp dụng phương pháp trích khấu hao theo sản lượng là các máy móc, thiết bị thoả mãn đồng thời các điều kiện sau:

 Trực tiếp liên quan đến việc sản xuất sản phẩm;

 Xác định được tổng số lượng, khối lượng sản phẩm sản xuất theo công suất thiết kế của tài sản cố định;

 Công suất sử dụng thực tế bình quân tháng trong năm tài chính không thấp hơn 50% công suất thiết kế.

3.2.2.3. Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh

Mức khấu hao hàng năm tính theo phương pháp này sẽ giảm dần trong suốt thời gian sử dụng tài sản. Khi đó, mức khấu hao tài sản cố định trích ở năm thứ i (C1(i)) sẽ được tính như sau:

(19)

STA302_Bai 3_2011.02.11.09.20_b1_v0.1 73

C1(i) = Giá trị còn lại của TSCĐ ở thời

điểm đầu năm i × Tỷ lệ khấu hao nhanh Trong đó:

Tỷ lệ khấu hao nhanh = h  hệ số điều chỉnh.

Nếu thời gian sử dụng tài sản cố định t ≤ 4 năm, hệ số điều chỉnh = 1,5 4 < t ≤ 6 năm, hệ số điều chỉnh = 2,0

t > 6 năm, hệ số điều chỉnh = 2,5

Tài sản cố định trích khấu hao theo phương pháp này phải thỏa mãn đồng thời các điều kiện sau:

 Là tài sản cố định đầu tư mới;

 Là các loại máy móc, thiết bị, dụng cụ làm việc, đo lường, thí nghiệm.

Lưu ý: Theo phương pháp này, những năm cuối khi mức khấu hao năm bằng hoặc thấp hơn mức khấu hao tính bình quân giữa giá trị còn lại và số năm sử dụng còn lại của tài sản cố định, thì kể từ năm đó mức khấu hao được tính bằng giá trị còn lại của tài sản cố định chia cho số năm sử dụng còn lại của tài sản cố định.

3.3. Thống kê nguyên vật liệu của doanh nghiệp sản xuất 3.3.1. Một số khái niệm liên quan

Nguyên vật liệu là một bộ phận quan trọng của đối tượng lao động trong các doanh nghiệp sản xuất. Đó là kết quả lao động của công nghiệp chế biến, của nông nghiệp... và là đối tượng của công nghiệp chế biến.

Căn cứ vào vai trò của nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất, người ta chia nguyên vật liệu thành các loại sau:

Nguyên vật liệu chính: là bộ phận chủ yếu để tạo thành thực thể của sản phẩm.

Ví dụ 1: Sắt, thép dùng trong công nghiệp chế tạo máy; tơ, sợi dùng trong công nghiệp dệt...

Vật liệu phụ: là bộ phận dùng kết hợp với nguyên vật liệu chính làm tăng thêm chất lượng hoặc vẻ đẹp cho sản phẩm. Nó cũng có tác dụng làm cho quá trình sản xuất được thuận lợi hơn.

Ví dụ 2: Thuốc nhuộm dùng trong công nghiệp dệt; các chất xúc tác trong công nghiệp hoá chất...

Nhiên liệu: là bộ phận đặc biệt của nguyên vật liệu được tiêu dùng trong quá trình sản xuất như: than, dầu mỏ, khí đốt, ... Bộ phận này được tiêu dùng trong quá trình sản xuất nhưng hình thái hiện vật của chúng không tạo thành thực thể của sản phẩm mà chỉ tạo ra các dạng năng lượng để phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng.

3.3.2. Thống kê tình hình đảm bảo nguyên vật liệu cho quá trình sản xuất

Để đảm bảo cho quá trình sản xuất của mỗi doanh nghiệp được liên tục, điều kiện tiên quyết là phải cung cấp kịp thời, đầy đủ cả về số lượng và chất lượng các loại nguyên vật liệu, đặc biệt là các nguyên vật liệu chính. Đây là nhiệm vụ đầu tiên của thống kê nguyên vật liệu trong doanh nghiệp sản xuất.

(20)

Bài 3: Thống kê tài sản của doanh nghiệp

74 STA302_Bai 3_2011.02.11.09.20_b1_v0.1

3.3.2.1. Thống kê mức độ đảm bảo nguyên vật liệu về khối lượng và chủng loại Thông qua việc so sánh số lượng nhập thực tế với số lượng nhập kế hoạch của từng loại nguyên vật liệu dùng cho sản xuất, thống kê có thể đánh giá được mức độ hoàn thành kế hoạch nhập nguyên vật liệu về mặt chủng loại.

Để đánh giá chung mức độ hoàn thành kế hoạch nhập nguyên vật liệu đảm bảo cho sản xuất của toàn doanh nghiệp phải căn cứ vào tình hình hoàn thành kế hoạch nhập của nguyên vật liệu nào có mức hoàn thành thấp nhất. Vì đây chính là khả năng đảm bảo tối đa về nguyên vật liệu cho quá trình sản xuất của doanh nghiệp hoạt động bình thường.

3.3.2.2. Thống kê khoảng thời gian đảm bảo nguyên vật liệu cho sản xuất

Khoảng thời gian đảm bảo nguyên vật liệu cho sản xuất (T) là số ngày đêm có thể thoả mãn yêu cầu sản xuất của một loại nguyên vật liệu còn lại cuối kỳ.

Công thức tính:

Mck

T m q

 Trong đó:

Mck: Khối lượng nguyên vật liệu còn lại cuối kỳ.

m: Mức tiêu hao nguyên vật liệu cho một đơn vị sản phẩm.

q: Số lượng sản phẩm đã sản xuất trong một ngày đêm.

Chỉ tiêu này có tác dụng báo động cho doanh nghiệp về mức đảm bảo nguyên vật liệu cho sản xuất, giúp cho việc tổ chức lập kế hoạch cung ứng nguyên vật liệu kỳ sau được kịp thời.

Lưu ý: Chỉ tiêu này được tính cho từng loại nguyên vật liệu. Khi đánh giá mức đảm bảo nguyên vật liệu chung cho toàn doanh nghiệp, phải căn cứ vào loại nguyên vật liệu có khoảng thời gian đảm bảo thấp nhất.

3.3.3. Thống kê dự trữ nguyên vật liệu phục vụ sản xuất

Để đảm bảo cung ứng kịp thời đầy đủ nguyên vật liệu cho quá trình sản xuất, các doanh nghiệp cần phải tiến hành dự trữ nguyên vật liệu. Thống kê dự trữ nguyên vật liệu phục vụ sản xuất được thể hiện thông qua các chỉ tiêu sau:

Chỉ tiêu lượng nguyên vật liệu còn lại cuối kỳ (Mck) Lượng NVL

còn lại cuối kỳ = Lượng NVL có

đầu kỳ + Lượng NVL

nhập trong kỳ – Lượng NVL xuất trong kỳ

Chỉ tiêu cho biết số lượng nguyên vật liệu còn lại cuối kỳ đồng thời là cơ sở cho việc tính chỉ tiêu khoảng thời gian đảm bảo nguyên vật liệu cho sản xuất ở trên.

 Chỉ tiêu lượng nguyên vật liệu dự trữ thường xuyên (Mtx)

Chỉ tiêu này phản ánh nhu cầu nguyên vật liệu phải được dự trữ thường xuyên cho sản xuất và được tính theo công thức:

tx n

M 

m q T Trong đó:

Tn: Thời gian dự trữ nguyên vật liệu tính bằng khoảng cách giữa hai lần nhập (ngày).

Lưu ý: Chỉ tiêu này chỉ tính cho từng loại nguyên vật liệu.

(21)

STA302_Bai 3_2011.02.11.09.20_b1_v0.1 75

 Chỉ tiêu lượng nguyên vật liệu dự trữ bổ sung (Mbs)

Chỉ tiêu này phản ánh lượng nguyên vật liệu dự trữ cần bổ sung do sự thay đổi kế hoạch sản xuất và được tính:

bs t

M 

mq Trong đó:

qt: Số lượng sản phẩm tăng thêm của từng loại sản phẩm theo yêu cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

 Chỉ tiêu lượng nguyên vật liệu dự trữ bảo hiểm cho sản xuất (Mbh)

Đây là lượng nguyên vật liệu được phép dự trữ để đề phòng các sự cố có thể xảy ra trong quá trình sản xuất kinh doanh.

Mbh = Mtx × Hbh

Trong đó:

Hbh: Hệ số bảo hiểm, được xác định căn cứ vào một số tiêu thức như: độ dài khoảng cách giữa các lần cung cấp nguyên vật liệu, nguồn cung cấp nguyên vật liệu, tính ổn định sản xuất của doanh nghiệp...

 Chỉ tiêu lượng nguyên vật liệu dự trữ theo thời vụ (Mtv)

Chỉ tiêu này phản ánh lượng nguyên vật liệu mà doanh nghiệp cần phải dự trữ theo thời vụ. Nó bao gồm hai bộ phận là lượng nguyên vật liệu dự trữ thường xuyên theo yêu cầu kỹ thuật và lượng nguyên vật liệu hao hụt trong quá trình dự trữ sản xuất.

Mtv = ∑m  q  Tb + ∑m  q  Tb  h Trong đó:

Tb: Thời gian mà điều kiện kỹ thuật cho phép dự trữ.

h: Hệ số hao hụt trong quá trình dữ trữ (%).

 Chỉ tiêu đánh giá chất lượng nguyên vật liệu

Chỉ tiêu này phản ánh chất lượng của nguyên vật liệu được cung cấp cho sản xuất của doanh nghiệp và được tính trong hai trường hợp sau:

o Trường hợp các nguyên vật liệu có phân cấp chất lượng.

Thống kê sử dụng tỷ trọng các loại nguyên vật liệu để đánh giá.

i i

i

d q

 q

Trong đó:

qi: Khối lượng nguyên vật liệu có mức phẩm cấp i.

Khi đem so sánh tỷ trọng từng loại nguyên vật liệu chiếm trong tổng thể ở kỳ báo cáo so với kỳ gốc, ta có thể thấy được chát lượng nguyên vật liệu của doanh nghiệp có tăng lên hay giảm đi.

Tuy nhiên, hạn chế của phương pháp này là nếu sự biến động phức tạp thì rất khó khăn trong việc rút ra kết luận đúng đắn.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Thanh lý tài sản theo hình thức này, toàn bộ tài sản của doanh nghiệp sẽ được giao lại cho một người ủy thác để người này sẽ thay mặt các bên tiến hành

Trong các công trình nghiên cứu này, các tác giả đã hệ thống hóa lý luận về tổ chức kế toán quản trị chi phí và giá thành sản phẩm trong các loại hình

Có nhiều phương pháp áp dụng các ước tính trong kế toánTSCĐ để ghi nhận và đo lường các TSCĐ hữu hình đó, dẫn đến thực trạng tài chính cũng như kết quả hoạt

Do yêu cầu cấp bách từ phía M nên A không đủ thời gian để thực hiện các thủ tục cần thiết nhằm phục vụ mục đích thẩm định giá đối với các tài sản hữu hình, tài sản lưu

Trên cơ sở số liệu thực tế thu thập được từ kết quả khảo sát, kết hợp với quan điểm lý luận về tính hữu ích của thông tin kế toán và chu kỳ ra quyết định kinh doanh

Việc sở hữu di sản văn hóa được UNESCO công nhận phong phú về số lượng và loại hình với những ý nghĩa và giá trị nổi bật đã tạo cho Huế một lợi thế rất lớn, góp thêm những tiềm lực cần

Công thức tính khấu hao theo sản lƣợng nhƣ sau: + Xác định mức trích khấu hao trong tháng của TSCĐ theo công thức sau: Mức trích KH trong tháng của TSCĐ = Số lượng sản phẩm

Giá trị di sản văn hóa nổi bật của các di tích khảo cổ hang động núi lửa Krông Nô là ở chỗ, lần đầu tiên giới khoa học Việt Nam đã biết đến một loại hình cư trú mới, một kiểu thích ứng