• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1"

Copied!
5
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn :4/ 1/ 2021 Tiết 37 Ngày giảng:20/ 1 /2021

Chủ đề: CÂU LỆNH LẶP I MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Biết nhu cầu cần có câu lệnh lặp trong ngôn ngữ lập trình.

- Biết ngôn ngữ lập trình dùng cấu trúc lặp để chỉ dẫn máy tính thực hiện lặp đi lặp lại công việc nào đó một số lần xác định - Hiểu hoạt động của câu lệnh lặp với số lần biết trước trong NNLT

2. Kĩ năng

- Xác đinh được input – output mô tả thuật toán 1 số tình huống liên quan - Sử dụng được câu lệnh lặp trong một số tình huống đơn giản.

- Biết sử dụng câu lệnh lặp for ..do vào giải quyết một số bài toán.

3. Thái độ

- Thái độ học tập nghiêm túc, tích cực. Phát hiện vấn đề, qua đó tìm hiểu trong thực tế có một số công việc thực hiện nhiều lần 4. Năng lực hướng tới:

- Viết được chương trình vận dụng câu lệnh For..do.

-Vận dụng vào thực tế để giải quyết những tình huống coa hoạt động lặp xác định.

II. PHƯƠNG PHÁP:

- Giải quyết vấn đề, minh họa trực quan, hoạt động nhóm.

III. CHUẨN BỊ:

- GV: - Giáo án, SGK, phòng máy, phần mềm Free pascal.

- HS: Vở ghi,sách giáo khoa, bảng nhóm.

IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.

1. Ổn định tổ chức: 1 phút 2. Kiểm tra bài cũ:

3.Bài mới:

Thâm nhập thực tế: Như các em đã biết trong cuộc sống hằng ngày, mỗi người đều có các công việc khác nhau.

-Em hãy cho biết công việc của những thành viên trong gia đình em: Bố, mẹ, anh chị em.

-Học sinh phát biểu.

- Em hãy cho biết những công việc thực hiện nhiều lần trong ngày mà giống nhau. Số lần thực hiện được xác định.

(2)

Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung ghi bảng Hoạt động 1: Các công việc phải thực hiền nhiều lần (15’) Năng lực hướng tới:

- Nhận biết được các hoạt động lặp.

- Phân biệt được các hoạt động lặp xác định và hoạt động lặp không xác định trong cuộc sống hàng ngày.

? Em hãy lấy ví dụ về một số việc hàng ngày của em.

HS: Một em lấy một số ví dụ.

GV: Ghi ví dụ của học sinh lên bảng HS: Một em khác lấy thêm một số ví dụ

? Qua những ví dụ các bạn vừa lấy ra trên bảng thì những công việc nào chúng ta đã biết trước số lần lặp đi lặp lại và công việc nào chúng ta chưa biết số lần lặp lại của nó?

HS: Tách ví dụ thành hai loại (một loại đã biết trước số lần lặp và một loại chưa biêt số lần lặp)

GV: Nhận xét và kết luận

1. Các công việc phải thực hiền nhiều lần

Để chỉ dẫn cho máy tính thực hiện đúng công việc, trong nhiều trường hợp khi viết một chương trình máy tính chúng ta cũng phải viết lặp lại nhiều câu lệnh thực hiện một phép tính nhất định.

Hoạt động 2 : Câu lệnh lặp - Một lệnh thay cho nhiều lệnh (10’) Năng lực hướng tới:

- Vận dụng cú pháp câu lệnh lặp for..do để gải quyết các công việc trong thực tế.

- Thấy được tiện lợi của câu lệnh For..do.

Câu lệnh lặp - một lệnh thay cho nhiều lệnh HS: Nghiên cứu ví dụ 1.

GV: Phân tích, hướng dẫn viết thuật toán ví dụ 1.

? Để vẽ được như hình 33 ta phải làm thao tác nào.

HS: Trả lời.

2. Câu lệnh lặp - Một lệnh thay cho nhiều lệnh Ví dụ 1:

Thuật toán:

Bước 1: Vẽ 1 hình vuông.

Bước 2: Nếu số hình vuông đã vẽ ít hơn 3, di chuyễn bút vẽ về bên phải 2 đơn vị và trở lại bước 1; ngược lại, kết thúc thuật toán.

(3)

? Để vẽ hình thứ 2 ta làm như thế nào?

HS: Trả lời

GV: Tương tự hình thứ 3 ta vẽ tương tự.

? Em hãy viết thuật toán mô tả vẽ hình 33.

HS: Hoạt động nhóm: 3 phút. Trả lời Các nhóm nhận xét và bổ sung.

GV: Kết luận và đưa ra thuật toán HS: Ghi bài.

GV: Để vẽ một hình vuông ta làm thế nào?

HS: Trả lời

GV: Mô tả bằng hình vẽ trên máy.

Đưa ra thuật toán vẽ hình vuông.

HS: Chú ý ghi bài.

GV: Cho HS nghiên cứu ví dụ 2.

? Ví dụ 2 công việc gì được thực hiện nhiều lần.

HS: Trả lời

? Qua hai ví dụ trên, các em hãy chỉ ra những công việc được lặp đi lặp lại?

HS: Chỉ ra công việc lặp lại ở vd1 và vd2 GV: Kết luận.

Thuật toán vẽ hình vuông:

Gọi k là số đoạn thẳng cần vẽ Bước 1: k← 1

Bước 2: Vẽ đoạn thẳng 1 đơn vị độ dài và quay thước 90o sang phải.

k ← k + 1

Bước 3: Nếu k 4 thì trở lại bước 2; ngược lại thuật toán kết thúc.

VD2: Tính tổng của 100 số tự nhiên đầu tiên.

Thuật toán:

Bước1. SUM 0; i 0.

Bước2. i i+1.

Bước3. Nếu i ≤ 100, thì SUM SUM + i và quay lại bước 2.

Bước4. Thông báo kết quả và kết thúc thuật toán.

- Cách mô tả các hoạt động lặp trong thuật toán như trong 2 ví dụ trên được gọi là cấu trúc lặp.

- Mọi ngôn ngữ lập trình đều có “cách” để chỉ thị cho máy tính thực hiện cấu trúc lặp với một câu lệnh. Đó là câu lệnh lặp.

Hoạt động 3 : Ví dụ về câu lệnh lặp (40’) Năng lực hướng tới:

- Vận dụng cú pháp câu lệnh lặp for..do để gải quyết các công việc trong thực tế.

- Thấy được tiện lợi của câu lệnh For..do.

GV: Trình bày cấu trúc vòng lặp

For ..to..do 3. Ví dụ về câu lệnh lặp

- Trong pascal câu lệnh lặp có dạng:

(4)

HS: Ghi cấu trúc vòng lặp vào vở.

GV: Giải thích từng thành phần trong cấu trúc lệnh.

HS: Chú ý, ghi bài

+Câu lệnh lặp dạng tiến:

For <biến đếm>:= <giá trị đầu> to <giá trị cuối> do

<câu lệnh>;

Trong đó: for, to, do là các từ khoá, Biến đếm là biến đơn có kiểu nguyên (có thể là kiểu kí tự hoặc kiểu đoạn con)

Giá trị đầu, giá trị cuối là số cụ thể hoặc là biểu thức có kiểu cùng kiểu với biến đếm, giá trị cuối phải lớn hơn giá trị đầu.

Câu lệnh có thể là câu lệnh đơn hoặc câu lệnh kép.

- Câu lệnh sẽ được thực hiện nhiều lần, mỗi lần thực hiện câu lệnh là một lần lặp và sau mỗi lần lặp biến đếm sẽ tự động tăng lên 1 đơn vị, tăng cho đến khi giá trị của biến đếm lớn hơn giá trị cuối thì vòng lặp được dừng lại.

Số lần lặp= giá trị cuối – giá trị đầu +1

Ví dụ 1: Chuong trình in ra màn hình thứ tự lần lặp.

Program lap;

var i:integer;

begin

for i:= 1 to 20 do

writeln(‘Day la lan lap thu ’,i);

readln;

end.

Ví dụ 2: Chương trình ghi nhận vị trí 10 chữ O rơi từ trên xuống.

ues crt;

var i:integer;

begin clrscr;

for i:= 1 to 20 do

(5)

begin writeln(‘O’); delay(200); end;

readln;

end.

4.Củng cố: (5’)

- Cho HS tìm thêm một số hoạt động lặp.

- Đưa ra một số hoạt động , cho HS tìm hiểu và xác định những hoạt động lặp xác định và những hoạt động lặp không xác định.

- GV HD và yêu cầu HS trả lời các câu hỏi 1,2 SGK tr 60,61.

Bài 2: Câu lệnh lặp có tác dụng làm đơn giản và giảm nhẹ công sức của người viết chương trình.

GV yêu cầu HS nhắc lại cú pháp câu lệnh for .. do. Giải thích ý nghĩa các câu lệnh . GV: Đưa bài tập 5 lên bảng và yêu cầu HS làm theo nhóm.

Đáp án bài 5:

Bài 5: Các câu a,b,c,e đều không hợp lệ:

a) Giá trị đầu phải nhỏ hơn giá trị cuối;

b) Các giá trị đầu và giá trị cuối phải là số nguyên;

c) Thiếu dấu hai chấm khi gán giá trị đầu;

d) Câu lệnh là hợp lệ. Tuy nhiên, nếu ta muốn lặp lại câu lệnh writeln(‘A’) mười lần thì không hợp lệ do thừa dấu chấm phẩy sau do;

e) Biến x đã được khai báo như là biến có dữ liệu kiểu số thực và vì thế không thể dùng để xác định giá trị đầu và giá trị cuối trong câu lệnh lặp.

5. Hướng dẫn về nhà: (3’) - Làm bài tập 1,2 trang 60 SGK.

- GV nhận xét giờ học.

- BT 7.1 7.2 (SBT-58). Đọc trước mục 3 trong bài, chuẩn bị giờ sau học tiếp.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Bài 1 trang 62 sgk Tin học lớp 8: Viết chương trình in ra màn hình bản cửu chương của số N trong khoảng từ 1 đến 9, số được nhập từ bàn phím và dừng màn hình để có

Câu 2: Em hãy điền số thích hợp vào chỗ chấm để Rùa thực hiện vẽ hình dưới đây.. KÍNH CHÀO

Khoảng 95% các trường hợp là do thiếu hụt 21-hydroxylase (21-OH) dẫn đến thiếu cortisol kèm theo (hoặc không) thiếu hụt aldosterone và tăng tiết androgen thượng

1.Kiến thức: Hiểu và nhận biết được những từ ngữ lặp dùng để liên kết câu (Ghi nhớ); hiểu được tác dụng của việc lặp từ ngữ.. 2.Kĩ năng: Biết sử dụng cách lặp từ ngữ để

Với cấu trúc câu lệnh lặp Repeat n [&lt;các câu lệnh lặp lại&gt;], Rùa sẽ lặp lại n lần các lệnh đặt trong cặp dấu [.. Thực hiện lệnh trên máy tính

Tế bào gốc ở người trưởng thành hiện diện ở nhiều cơ quan như tủy xương, máu ngoại vi, não bộ, gan, tụy, da, cơ…Tuy nhiên việc lấy tế bào gốc để có thể

- Cấu trúc lặp dùng để mô tả các bước của thuật toán được thực hiện lặp lại nhiều lần - Trong cấu trúc lặp, bao giờ cũng có bước kiểm tra điều kiện kết thúc quá trình

+ Số n trong câu lệnh chỉ số lần lặp, giữa REPEAT và n phải có dấu cách + Phần trong ngoặc vuông [] là nơi ghi các câu lệnh được lặp lại. - Sử dụng câu lệnh lặp lồng nhau