• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Kim Đồng #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-r

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Kim Đồng #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-r"

Copied!
8
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 28

Thứ hai ngày 28 tháng 3 năm 2022 ĐẠO ĐỨC: (lớp 4D3)

TIẾT 28: TÔN TRỌNG LUẬT GIAO THÔNG (tiết 1) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Nêu được hậu quả của tại nạn giao thông, nguyên nhân xảy ra tai nạn giao thông và các việc cần làm để tham gia giao thông an toàn.

- Phân biệt được hành vi tôn trọng Luật Giao thông và vi phạm Luật Giao thông.

- GD cho HS ý thức nghiêm chỉnh chấp hành Luật Giao thông trong cuộc sống hằng ngày. Góp phần phát triển các năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề, NL hợp tác, sáng tạo

* KNS: - Tham gia giao thông đúng luật.

- Phê phán những hành vi vi phạm giao thông.

* GDQP-AN: Ý nghĩa của việc tôn trọng Luật Giao thông, giữ gìn được tính mạng và tài sản của bản thân và cộng đồng.

II. ĐỒ DÙNG DẠY VÀ HỌC:

- GV: Tranh - HS: SGK, SBT

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Hoạt động Mở đầu (5 phút)

+ Hãy kể tên một số hoạt động nhân đạo.

+ Các hoạt động nhân đạo có ý nghĩa như thế nào?

- GV dẫn vào bài mới.

- TBHT điều hành lớp trả lời, nhận xét.

+ Quyên góp tiền, quần áo ấm cho những người nghèo, chia sẻ tinh thần với các bạn,...

+ Trong cuộc sống, ai cũng có lúc gặp khó khăn, cần sự sẻ chia, giúp đỡ.

+ Tham gia hoạt động nhân đạo là thể hiện truyền thống tốt đẹp của dân tộc VN.

2. Hoạt động Hình thành kiến thức mới ( 20 phút) HĐ 1: Tìm hiểu thông tin

- GV giao nhiệm vụ cho các nhóm.

+ Đọc thông tin SGK.

+ Thảo luận các câu hỏi về nguyên nhân, hậu quả của tai nạn giao thông, cách tham gia giao thông an toàn.

Nhóm 2 – Chia sẻ lớp Đáp án:

+ Tai nạn giao thông để lại nhiều hậu quả: tổn thất về người và của (người chết, người bị thương, bị tàn tật, xe bị hỏng, giao thông bị ngừng trệ …) + Tai nạn giao thông xảy ra do nhiều

(2)

- GV kết luận, chốt ý, đưa ra bài học.

- GDQPAN: Tôn trọng Luật giao thông là góp phần giữ gìn tính mạng, tài sản của bản thân và cộng đồng

HĐ 2: Phân biệt hành vi đúng Luật giao thông và hành vi vi phạm (BT1- SGK/41) Những tranh nào ở SGK/41 thể hiện việc thực hiện đúng Luật giao thông? Vì sao?

- GV kết luận: Những việc làm trong các tranh 2, 3, 4 là những việc làm nguy hiểm, cản trở giao thông. Những việc làm trong các tranh 1, 5, 6 là các việc làm chấp hành đúng Luật giao thông.

3. Hoạt động Luyện tập, thực hành (5 phút)

(BT 2- SGK/42)

- GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm thảo luận một tình huống.

- GV kết luận:

+ Các việc làm trong các tình huống của bài tập 2 là những việc làm dễ gây tai nạn giao thông, nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng con người.

+ Luật giao thông cần thực hiện ở mọi nơi và mọi lúc với mọi đối tượng.

4. Hoạt động Vận dụng (5 phút)

- Vẽ tranh tuyên truyền thực hiện tốt Luật giao thông.

* Củng cố, dặn dò:

- Nhận xét tiết học.

- Dặn dò về nhà.

ẩu, không làm chủ phương tiện, không chấp hành đúng Luật giao thông…) + Mọi người dân đều có trách nhiệm tôn trọng và chấp hành Luật giao thông.

- HS đọc bài học SGK.

- HS lắng nghe, lấy ví dụ minh hoạ.

Nhóm 4 – Lớp

- Từng nhóm HS xem xét tranh để tìm hiểu:

+ Bức tranh định nói về điều gì?

+ Những việc làm đó đã theo đúng Luật giao thông chưa?

+ Nên làm thế nào thì đúng Luật giao thông?

- HS trình bày kết quả.

- Các nhóm khác chia sẻ, và bổ sung.

- HS thực hành liên hệ: Em đã có việc làm nào thể hiện tham gia đúng Luật giao thông, việc làm nào chưa?

Nhóm 4 – Lớp

- HS đóng vai, dựng lại tình huống theo nhóm và đưa ra cách xử lí.

- HS liên hệ: Bản thân mình đã từng có những hành động nguy hiểm như vậy chưa?

- Thực hiện tốt Luật giao thông tại địa phương.

- Vẽ tranh tuyên truyền thực hiện tốt Luật giao thông.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

...

...

...

(3)

ĐẠO ĐỨC: (lớp 5E3)

TIẾT 28. BẢO VỆ CÁI ĐÚNG, CÁI TỐT (Tiết 1) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Nhận biết được cái đúng, cái tốt cần bảo vệ. Biết vì sao phải bảo vệ cái đúng, cái tốt. Biết một số cách đơn giản để bảo vệ cái đúng, cái tốt.

- Mạnh dạn bảo vệ cái đúng, cái tốt.

- Trung thực: Dám bảo vệ cái đúng cái tốt. HS nhận biết được cái đúng, cái tốt cần phải bảo vệ. HS biết phân biệt cái đúng, cái tốt và biết được vì sao cần phải bảo vệ cái đúng, cái tốt.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Tình huống, câu chuyện, tranh ảnh có liên quan đến cái đúng, cái tốt cần bảo vệ.

- HS: Sưu tầm một số câu chuyện, tấm gương về việc bảo vệ cái đúng, cái tốt.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Hoạt động mở đầu: (5 phút)

- GV cho HS nghe bài hát Không xả rác của nhạc sĩ Đông Phương Tường.

- Nêu câu hỏi:

+ Trong bài hát nhắc tới những việc làm nào?

+ Em có suy nghĩ gì về việc làm đó?

- GV chốt và dẫn dắt giới thiệu vào bài.

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: (14 phút)

*Phân tích câu chuyện

- GV chiếu cho HS xem Clip về Cậu bé Phạm Trọng Đạt khơi thông rác ở miệng cống ngày 17/6/2020 ở xã Long An, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai.

- Sau khi HS xem clip xong, GV hỏi: Các em có biết đây là ai không?

- GV giới thiệu: Cậu bé trong clip là Phạm Trọng Đạt, 12 tuổi, sống ở xã Long An, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai. Vào ngày 17/6/2020, trên đường đi học về, giữa trời mưa, cậu thấy rác lấp miệng cống làm nước không thoát kịp nên đã dừng lại và dùng tay dọn sạch rác rưởi, bùn đất để nước mưa thoát nhanh, hạn chế ngập úng.

- Cho HS thảo luận nhóm với các câu hỏi sau:

- HS quan sát tranh.

- HS trả lời.

+ Không xả rác, làm vệ sinh, bỏ rác đúng nơi qui định.

+ HS trả lời theo suy nghĩ ...

- HS quan sát.

- HS trả lời theo hiểu biết của các em.

- HS tự làm việc cá nhân sau đó thảo luận, trao đổi, chia sẻ trong nhóm để

(4)

em biết.

- GV nhận xét phần làm nhóm.

- GV gọi đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- GV nhận xét, rút nội dung bài: Mỗi người phải có trách nhiệm bảo vệ cái đúng, cái tốt.

Có như vậy, cuộc sống của chúng ta mới ngày càng tốt đẹp hơn. Những người biết bảo vệ cái đúng, cái tốt xứng đáng được mọi người tôn trọng.

- Mời HS nhắc lại nội dung.

- GV lưu ý: Các em cần chú ý an toàn cho bản thân mình khi làm những việc như bạn Đạt.

3. Hoạt động luyện tập, thực hành: (18 phút) Bài tập: Em sẽ làm gì khi gặp các tình huống trong các tranh trên bảng? Vì sao?

- GV chiếu tranh trên bảng.

+ Tranh 1: Một bạn nam đang bắt nạt em nhỏ.

+ Tranh 2: Một bạn nữ dắt cụ già qua đường.

+ Tranh 3: Các bạn học sinh quyên góp đồ dùng để tặng học sinh vùng khó khăn.

+ Tranh 4: Một bạn nữ đang giảng bài cho bạn.

+ Tranh 5: Một bạn nữ đang khuyên bạn nam không nên bẻ cây xanh.

+ Tranh 6: Bạn Nam không tắt quạt khi rời khỏi phòng.

- GV cho học sinh quan sát tranh và thảo luận nhóm đôi để nhận biết đâu là việc làm đúng, đâu là việc làm chưa đúng và giải thích vì sao.

- GV nhận xét phần thảo luận nhóm.

- GV mời đại diện nhóm trình bày. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- GV nhận xét và chốt kiến thức

- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- HS lắng nghe.

- HS nhắc lại.

- HS tự làm việc cá nhân sau đó trao đổi với bạn.

- Đại diện nhóm trình bày. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

3. Hoạt động vận dụng: (3 phút) - Cho HS đọc ghi nhớ.

*Củng cố, dặn dò:

- GV nhận xét giờ.

- Dặn HS chuẩn bị bài thực hành

- HS đọc ghi nhớ.

- HS lắng nghe và thực hiện.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

...

...

...

(5)

Thứ ba ngày 29 tháng 3 năm 2022 ĐẠO ĐỨC: (Lớp 3C5)

Tiết 28: TIẾT KIỆM VÀ BẢO VỆ NGUỒN NƯỚC (tiết 2) I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT.

- Nước sạch rất cần thiết đối với cuộc sống của con người. Nước dùng trong sinh hoạt (ăn,uống…) dùng trong lao động sản xuất. Nhưng nguồn nước không phải là vô tận.

Vì thế chúng ta cần phải biết sử dụng nước tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước.

- Biết Quý trọng nguồn nước. Có ý thức sử dụng tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước. Tán thành và học tập những người biết tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước. Không đồng ý với những người lãng phí và làm ô nhiễm nguồn nước.

- Yêu nước, nhân ái, chăm chỉ,trung thực, trách nhiệm .NL tự chủ và tự học, NL giáo tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề, NL phát triển bản thân, NL điều chỉnh hành vi đạo đức.

*GD BVMT: Tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước là góp phần bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, làm cho mơi trường them sạch đẹp, góp phần BVMT.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

- GV: 4 tranh (ảnh) chụp cảnh đang sử dụng nước (ở miền núi và đồng bằng hay miền biển)

- HS: SBT, vở

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động dạy Hoạt động học

1. HĐ mở đầu (5 phút) - T/C “Nối đúng, nối nhanh”

+ TBHT điều hành

+ Nối hành vi ở cốt A ứng với nội dung ở cột B sao cho thích hợp.

- 2 đội tham gia chơi

Cột A Cột B.

1. Đổ rác ở bờ ao, bờ hồ.

2. Nước thải ở nhà máy, bệnh viện cần phải được xử lý.

3. Vứt xác chuột chết, con vật chết xuống ao.

4. Vứt vỏ chai đựng thuốc bảo vệ thực vật vào thùng rác, cho rác vào đúng nơi qui định.

5. Để vòi nước chảy tràn bể.

6. Dùng nước xong, khóa ngay vòi lại.

7. Tận dụng nước sinh hoạt để tưới cây.

8. Tắm rửa cho lợn, chó, trâu bò ở cạnh giếng nước ăn, bể nước ăn.

 Ô nhiễm nước.

 Bảo vệ nguồn nước.

 Ô nhiễm nước.

 Bảo vệ nguồn nước

 Lãng phí nước.

 Tiết kiệm nước.

 Tiết kiệm nước.

 Ô nhiễm nước.

- Nhận xét, đánh giá - Kết nối với nội dung bài

-Bình chọn đội thắng cuộc - HS lắng nghe, ...

(6)

- Yêu cầu HS chia nhóm. Yêu cầu các HS căn cứ vào kết quả phiếu điều tra của mình để điền vào bảng báo cáo của nhóm.

- Mỗi nhóm được phát 4 bảng báo cáo có nội dung:

Bảng 1: Những việc làm tiết kiệm nước ở nơi em sống.

Bảng 2: Những việc làm gây lãng phí nước.

Bảng 3: Những việc làm bảo vệ nguồn nước nơi em sống.

Bảng 4: Những việc làm gây ô nhiễm nguồn nước

- Yêu cầu các nhóm lên dán thành 4 nhóm ở trên bảng và yêu cầu HS nộp

các phiếu điều tra của cá nhân.

+ Nhóm 1: Tiết kiệm nước

(Là bảng liệt kê những việc làm tiết kiệm nước của các nhóm)

+ Nhóm 2: Lãng phí nước.

+ Nhóm 3: Bảo vệ nguồn nước.

+ Nhóm 4: Gây ô nhiễm nguồn nước.

- Giúp HS rút ra nhận xét chung về nguồn nước nơi các em đang sống đã được sử dụng tiết kiệm hay còn lãng phí, nguồn nước được bảo vệ hay ô nhiễm.

- Yêu cầu HS hãy nêu một vài việc các em có thể làm để tiết kiệm nước và bảo vệ nguồn nước.

*GV kết luận: Chúng ta phải thực hiện tiết kiệm nước và bảo vệ nguồn nước để bảo vệ và duy trì sức khoẻ cuộc sống của chúng ta.

* Hoạt động 2: Sắm vai xử lí tình huống

- Yêu cầu các nhóm HS thảo luận tìm cách xử lí tình huống và sắm vai thể hiện.

+ Tình huống 1: Em và Nam cùng nhau đi dọc bờ suối. Bổng Nam dừng lại, nhặt một vỏ hộp thuốc sâu quẳng xuống sông cho nó trôi bập bềnh. Nam còn nói: ”Nước sạch ở đây chẳng bao giờ bị bẩn đâu, chỗ này bị bẩn rồi sẽ trôi đi chỗ khác, chẳngviệc gì phải lo”

- Trong trường hợp đó, em sẽ làm gì?(hoặc nói gì?).

+ Tình huống 2: Mai và An đang đi trên đường phố thì phát hiện 1 chỗ ống nước sạch bị rò rỉ.

Nước chảy ra khá nhiều và nhanh. Mai định

- HS lắng nghe nhiệm vụ

- Chia nhóm, nhận 4 tờ báo cáo.

HS lần lượt viết lại kết quả từ phiếu điều tra của mình vào bảng báo cáo của nhóm (ý trùng thì không ghi nũa).

- Dán kết quả của nhóm vào đúng nhóm trên bảng và nộp phiếu điều tra cho GV.

- Chia sẻ KQ

- Dựa trên kết quả chung tự rút ra nhận xét.

- Một vài HS trả lời.

- Một vài HS nhắc lại.

- HS nhận xét chung về nguồn nước nơi các em đang sống đã được sử dụng tiết kiệm hay còn lãng phí, nguồn nước được bảo vệ hay ô nhiễm.

- Các nhóm thảo luận tìm giải đáp cho từng trường hợp. Chẳng hạn:

* Dự kiến ý kiến chia sẻ:

+ Trường hợp 1: Giải thích cho Nam rằng làm như thế sẽ làm cho

(7)

dừng lại xem xét thì An cau lại: ”Ôi dào, nước này chẳng cạn được đâu. Cậu lo làm gì cho mệt”. Nếu em là Mai em sẽ làm gì?

- Yêu cầu HS trình bày cách xử lí.

* Nhận xét, kết luận:

(GDTKNL&HQ, GDBVMT):

Nước sạch có thể bị cạn và hết. Nước bẩn có

thể ảnh hưởng đến sức khoẻ- Do đó ta phải tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước. Phê phán hành vi tiêu cực, ủng hộ và thực hiện tiết kiệm bảo vệ

nguồn nước.

Nước là nguồn sống của chúng ta, bảo vệ

nước tức là bảo vệ và duy trì sự sống trên Trái Đất

=>GV tổng kết:

những người ở phía dưới nguồn phải dùng nước ô nhiễm. Như thế là không tốt. Em sẽ cùng Nam vớt hộp lên vứt vào đống rác (nếu không em có thể làm một mình và nhờ cô giáo nhắc nhở bạn Nam).

+ Trường hợp2: Xem chỗ rò rỉ to hay nhỏ. Nếu nhỏ nhờ người bịt lại rồi đi báo cho thợ sữa chữa.

Giải thích cho An nghe về sự cần thiết phải tiết kiệm nước.

- 1 vài nhóm lên sắm vai thể hiện tình huống và cách giải quyết của nhóm.

- Các nhóm khác bổ sung, nhận xét.

- Đọc phần ghi nhớ SGK

3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm (5 phút) - GV hệ thống bài: Nước là tài nguyên quý nguồn nước sử dụng trong cuộc sống chỉ có

hạn. Do đó chúng ta cần sử dụng hợp lí. tiết kiệm và bảo vệ để nguồn nước không bị ô nhiễm.

- Em đã làm gì để bảo vệ và tiết kiệm nguồn nước ?

- HS nghe

- HS trả lời - Tìm hiểu việc sử dụng, tiết kiệm và bảo vệ

nguồn nước ở địa phương em.

* Củng cố

- Gv nhận xét tiết học

- Dặn HS về nhà C.bị bài: Chăm sóc cây trồng, vật nuôi – Tiết 1

- HS nghe và thực hiện - HS nghe và thực hiện

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY (NẾU CÓ)

………

(8)

ĐẠO ĐỨC: (lớp 4D2)

TIẾT 28: TÔN TRỌNG LUẬT GIAO THÔNG (tiết 1) (Đã soạn ở thứ 2/28)

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Yêu cầu học sinh khi tham gia giao thông cần chấp hành đúng các quy định của biển báo hiệu đường bộ để đảm báo an toàn1. - Tài liệu tham khảo: GV dựa điều lệ luật

- Yêu cầu học sinh khi tham gia giao thông cần chấp hành đúng các quy định của biển báo hiệu đường bộ để đảm báo an toàn. - Tài liệu tham khảo:

HS hoạt động nhóm nêu nhận xét của mình về tình hình giao thông địa phương và nêu đề xuất phương án làm giảm tai nạn GT.. Đại diện các nhóm trình

Kĩ năng:- HS biết vận dụng kiến thức đã học để phán đoán nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông.. Thái độ:- Có ý thức chấp hành đúng Luật

2.Kĩ năng: Học sinh biết vận dụng kiến thức đã học để phán đoán nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông ( những trường hợp mà các em biết ). 3.Thái độ: Có ý

2.Kĩ năng: Học sinh biết vận dụng kiến thức đã học để phán đoán nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông ( những trường hợp mà các em biết ). 3.Thái độ: Có ý

2.Kĩ năng: Học sinh biết vận dụng kiến thức đã học để phán đoán nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông ( những trường hợp mà các em biết ). 3.Thái độ: Có ý

III.. GV vẽ hình lên bảng và nêu bài toán: Hình tam giác ABC có 3 cạnh dài bằng nhau, mỗi cạnh dài 1,2m.. Kiến thức: HS hiểu phòng tránh tai nạn giao thông ; Thấy được