• Không có kết quả nào được tìm thấy

b. Sự bay hơi trên cơ thể động vật tạo điều kiện cho sự trao đổi nhiệt. Ở chó tuyến mồ hôi chủ yếu nằm ở các đệm ngón chân.

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "b. Sự bay hơi trên cơ thể động vật tạo điều kiện cho sự trao đổi nhiệt. Ở chó tuyến mồ hôi chủ yếu nằm ở các đệm ngón chân. "

Copied!
5
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

PHÒNG GD&ĐT PHÚC YÊN (Đề thi có 02 trang)

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI KHTN LỚP 8 CẤP THÀNH PHỐ NĂM HỌC 2018 -2019

PHẦN THI TỰ LUẬN

Thời gian làm bài: 135 phút (không kể thời gian giao đề)

Câu 1. (3.0 điểm)

Người ta dùng một máng uống nước cho gà như sau:

Lấy một cái chai đựng đầy nước sạch, lật ngược chai và úp miệng chai ngập vào trong nước chứa trong một bát nhỏ (hình vẽ), buộc chặt chai vào giá đỡ để miệng chai cách đáy bình 2cm. Giải thích vì sao nước trong chai không chảy hết ra bát mà chỉ tự động chảy ra từng lượng nhỏ đủ để cho mực nước trong bát vừa ngập miệng chai.

Câu 2. (3.0 điểm)

a. Tại sao về mùa hè ban ngày thường có gió từ biển thổi vào lục địa còn ban đêm thì có gió từ lục địa thổi ra biển?

b. Tại sao về mùa hè khi trời nóng chó, gà hay thè lưỡi?

c. Ở người và động vật không khí thở ra bao giờ cũng có hơi nước. Nhưng tại sao chúng ta chỉ nhận ra hơi nước vào những lúc trời lạnh?

Câu 3. (4.0 điểm)

Cho 90g CuSO4 vào 450ml nước được hỗn hợp X màu xanh nhạt (coi thể tích nước tăng lên không đáng kể khi cho CuSO4 vào nước). Đổ hỗn hợp X vào bình hình trụ có diện tích đáy S = 30cm2 đặt trên bàn nằm ngang.

a) Tính trọng lượng riêng của hỗn hợp X và áp suất ở đáy bình.

b) Thả vào bình thỏi nhôm có khối lượng m = 81g, tính lực đẩy Ác – si mét tác dụng lên thỏi nhôm.

c) Sau một thời gian lấy thỏi nhôm ra sấy khô và cân thì thấy khối lượng thỏi nhôm tăng thêm, tính khối lượng thỏi nhôm khi đó. Biết có 1

10 khối lượng CuSO4 trong hỗn hợp X tham gia phản ứng với Al theo sơ đồ: Al + CuSO4  Al2(SO4)3 + Cu

Biết: Al = 27; Cu = 64, S = 32; O = 16, khối lượng riêng của nước và nhôm lần lượt là: 1g/cm3 và 2,7g/cm3.

Câu 4. (5,0 điểm)

a) Một người khi hô hấp bình thường có nhịp hô hấp là 18 lần/1 phút, mỗi lần hít vào được 420 ml không khí. Khi người này hô hấp sâu có nhịp hô hấp là 12 lần/1 phút, mỗi lần hít vào được 620 ml không khí. Tính lượng khí hữu ích ở phế nang trong 1 phút của người nói trên khi hô hấp thường và hô hấp sâu? Biết rằng lượng khí vô ích nằm trong đường dẫn khí của mỗi nhịp hô hấp là 150 ml.

b) Tại sao lứa tuổi thanh thiếu niên cần chú ý rèn luyện, giữ gìn để bộ xương phát trển cân đối?

c) Vai trò của hệ tuần hoàn trong sự trao đổi chất ở cấp độ tế bào?

Câu 5. (5,0 điểm)

a) Trong 3 ống nghiệm đều có 2ml hồ tinh bột loãng 1%, người ta thêm vào 1 ống 2ml nước cất, thêm vào 1 ống khác 2ml nước bọt và thêm vào ống thứ ba 2ml nước cất cùng với vài giọt HCl (2%). Sau đó đặt tất cả các ống vào cốc nước ấm (37oC) và không đánh dấu các ống.

Bằng cách nào tìm được đúng các ống nghiệm trên? Theo em trong ống nghiệm nào tinh bột sẽ bị biến đổi? Giải thích?

(2)

b) Một bệnh nhân bị hở van tim (van nhĩ thất đóng không kín).

- Nhịp tim của bệnh nhân đó có thay đổi không? Tại sao?

- Lượng máu tim bơm lên động mạch chủ trong mỗi chu kì tim có thay đổi không?

Tại sao?

- Hở van tim gây nguy hại gì đến tim?

Câu 6. (5,0 điểm)

a. Tính số phân tử có trong 1cm3 khí CO2( ở đktc), 1cm3 H2O ở 40C. Biết khối lượng riêng của nước ở 40C là 1 (g/cm3).

b. Khí SO2 do nhà máy thải ra là nguyên nhân quan trọng nhất gây ô nhiễm môi trường. Tiêu chuẩn quốc tế qui định: Nếu 1m3 không khí có lượng SO2 vượt quá 3.10-5 mol thì không khí đó bị coi là ô nhiễm. Người ta lấy 150 lít khí ở một khu vực nhà máy và phân tích thấy có 0,036 mg SO2. Hỏi không khí đó có bị ô nhiễm không? Tại sao?

Câu 7. (5,0 điểm)

Có một cây xanh, ở điều kiện thường cứ 10 phút nhả ra môi trường không khí 336 lít khí oxi.

a. Hỏi sau thời gian 2 giờ diễn ra quá trình trên của cây xanh sẽ nhả ra môi trường không khí bao nhiêu lít khí oxi?

b. Dựa vào sơ đồ quang hợp của cây xanh, em hãy lập PTHH của quá trình đó?

Biết tinh bột có công thức hóa học là (C6H10O5)n

c. Giả sử để tạo thành 8,1 tấn tinh bột, cây xanh đã hấp thụ bao nhiêu tấn khí Cacbonic và giải phóng ra bao nhiêu tấn khí Oxi?

d. Hãy so sánh xem khí Oxi (O2) nặng hay nhẹ hơn khí Cacbonic (CO2) bao nhiêu lần?

(Cho nguyên tử khối của một số nguyên tố: H=1; Be=9; C=12; N=14; O=16; Na=23;

Mg=24; Al=27; S=32; Cl=35,5; K=39; Ca=40; Fe=56; Cu=64; Zn=65; Ag=108;

Ba=137).

--- Hết ---

Họ và tên: ………..SBD:………

(3)

PHÒNG GD&ĐT PHÚC YÊN HD CHẤM THI HSG KHTN LỚP 8 CẤP THÀNH PHỐ NĂM HỌC 2018 -2019

PHẦN TỰ LUẬN

Câu Ý Nội dung cần đạt Điểm

Câu 1

Đầu tiên khi chai đầy nước dốc ngược và úp miệng chai vào chậu nước thì nước dâng lên sát đáy chai vì bị khí quyển tác dụng một áp suất lên mặt thoáng của nước trong bát đẩy lên. Khi gà uống bớt nước trong bát làm cho mực nước trong bát xuống dưới miệng chai thì một ít không khí lọt vào miệng chai thành bọt khí nổi lên trong đáy chai và đẩy nước ra. Đến khi mực nước trong bát ngập miệng chai nước lại ngừng chảy vì không khí không lọt vào chai được và áp suất không khí trong chai nhỏ hơn áp suất khí quyển.

3,0

Câu 2

a. Ban ngày vào mùa hè, lục địa nóng lên nhanh hơn so với nước biển. Vì vậy nhiệt độ của lục địa cao hơn. Không khí nóng bốc lên, không khí mát ở ngoài biển vào thay thế. Do đó gây ra gió thổi từ biển vào lục địa. Ban đêm lục địa nguội nhanh, trong khi đó nước biển vẫn nóng. Không khí ở lục địa lại thay thế cho không khí nóng ở mặt biển bốc lên. Do đó tạo ra gió thổi từ lục địa ra biển.

b. Sự bay hơi trên cơ thể động vật tạo điều kiện cho sự trao đổi nhiệt. Ở chó tuyến mồ hôi chủ yếu nằm ở các đệm ngón chân.

Vì vậy để làm cho cơ thể được dịu mát trong ngày nóng bức, con chó há rộng mõm và thè lưỡi ra. Ở gà không có tuyến mồ hôi nên sự bốc hơi nước không xuất hiện trên bề mặt da mà chủ yếu bốc hơi nước qua đường hô hấp để giảm nhiệt độ cơ thể (gà thở hổn hển).

Quá trình bay hơi nước ở khoang miệng và lưỡi làm cho nhiệt độ cơ thể hạ xuống.

c. Lúc trời lạnh, đã xảy ra sự ngưng tụ hơi nước thở ra, những giọt nước nhỏ li ti được tạo ra đó làm tán xạ ánh sáng nhờ đó mà ta thấy rõ được.

1,0

1,0

1,0

Câu 3

a Khối lượng riêng của hỗn hợp X:

3 3

450 90

1, 2 / 1200 / 450

X X

X

D m g cm kg m

V

Trọng lượng riêng của hỗn hợp X:

dX =10.DX = 10.1200 = 12000N/m3 Chiều cao của hỗn hợp chất lỏng X:

450 15 30 VX

h cm

S

Áp suất ở đáy bình: p = dx . h =12000.0,15=1800pa

1,0

b b) Thể tích của thỏi nhôm: 81 3 2, 7 30

V m cm

D  Lực đẩy Ác si mét tác dụng lên thỏi nhôm:

FA = V.dx = 30.10-6.12000 = 0,36N

1,0

(4)

b c) Số mol CuSO4 đã tham gia phản ứng:

4

9 0, 05625

CuSO 160

n mol

Sơ đồ phản ứng:

2Al + 3CuSO4->Al2(SO4)3 + 3Cu 2.0, 05625

3 0,05625 0,05625

Từ sơ đồ phản ứng ta thấy khối lượng thỏi nhôm tăng thêm là do lượng Cu bám vào lớn hơn lượng Al tan ra: Khối lượng tăng thêm là

0, 05625.64 2.0, 05626.27 3, 09

m 3 g

 

Vậy khối lượng thỏi nhôm sau khi sấy khô:

81+3,09 =84,09g

2,0

Câu 4 5,0 điểm

a 2,0

- Lượng khí hữu ích trong 1 phút khi hô hấp bình thường:

(420 - 150) 18 = 4860 ml

- Lượng khí hữu ích trong 1 phút khi hô hấp sâu:

(620 - 150) 12 = 5640 ml

1,0 1,0 b

(1,0)

* Lứa tuổi thanh thiếu niên cần chú ý rèn luyện, giữ gìn để bộ xương phát trển cân đối vì:

Ở lứa tuổi thanh thiếu niên, xương còn mềm dẻo do tỉ lệ chất hữu cơ nhiều hơn 1/3, tuy nhiên trong thời kì này xương lại phát triển nhanh chóng, do đó muốn cho xương phát triển bình thường để cơ thể cân đối, đẹp và khỏe mạnh thì cần phải giữ gìn vệ sinh về xương:

- Khi mang vác, lao động phải đảm bảo vừa sức và cân đối hai tay.

- Ngồi viết ngay ngắn, không tựa ngực vào bàn, không gục đầu ra phía trước,…

- Không đi giày chật và gót quá cao.

- Lao động vừa sức, luyện tập thể dục thể thao thường xuyên, phù hợp với lứa tuổi và đảm bảo khoa học.

- Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể phát triển.

- Hết sức phòng và tránh các tai nạn làm tổn thương đến xương.

0,25

0,25

0,25 0,25

c 1,0

* Vai trò của hệ tuần hoàn trong sự trao đổi chất ở cấp độ tế bào.

- Là thành phần cấu tạo nên môi trường trong cơ thể.

- Tiếp nhận chất dinh dưỡng từ hệ tiêu hóa, khí ôxi từ hệ hô hấp chuyển qua nước mô đến cung cấp cho hoạt động sống của tế bào.

- Nước mô nhận khí cacbonic, sản phẩm phân hủy từ tế bào đổ vào máu rồi mang đến hệ bài tiết, phổi.

0,25 0,25 0, 5

Câu 5 5,0

a 3,0

* Phương pháp tìm ra đúng các ống nghiệm.

- Dùng dung dịch iốt loãng 1% nhỏ vào cả 3 ống sẽ thấy :

+ Một ống tăng độ trong và không có màu xanh tím  ống có nước bọt và tinh bột;

+ 2 ống còn lại đều có màu xanh và độ trong không thay đổi.

- Dùng giấy đo độ pH (giấy quỳ) nhúng vào 2 ống có màu xanh, sẽ thấy : + Một ống làm cho giấy quỳ đổi màu  ống có HCl;

+ Ống còn lại (không làm giấy quỳ đổi màu)  ống chỉ có tinh bột và nước.

* Ống có tinh bột bị biến đổi.

- Là ống chỉ có nước bọt và tinh bột, vì tinh bột chỉ bị biến đổi bởi enzim

1,0

1,0

1,0

(5)

có trong nước bọt ở môi trường có độ pH và nhiệt độ thích hợp.

b 2,0

* Khi bị hở van tim:

- Nhịp tim tăng, đáp ứng nhu cầu máu đến các cơ quan.

- Lượng máu giảm vì có một lượng máu quay trở lại tâm nhĩ.

- Thời gian đầu nhịp tim tăng nên huyết áp không thay đổi, về sau suy tim nên huyết áp giảm.

- Hở van tim gây suy tim do tim phải tăng cường hoạt động trong thời gian dài.

0,5 0,5 0,5 0,5

Câu 6 5,0

a * Số phân tử khí có trong 1cm3 khí CO2 ở đktc bằng 23

3 6.10

4 , 22 . 10

1 =

2,68.1022 phân tử

* Số phân tử H2O có trong 1cm3 nước bằng 6.1023 18

1 = 3,3.1022 phân tử (Vì ở 40C khối lượng riêng của nước là 1 g/cm3)

2,5 đ

b *Ta có: Số mol SO2 trong 150 lit khí đó là: 0, 036

1000.64 = 5,625.10-7 (mol)

*Vậy số mol SO2 trong 1m3 (1000 lit) khí đó là:

5,625.10-7 .1000/150 = 0,37.10-5 (mol)

=> 0,37.10-5 < 3.10-5. Vậy môi trường chưa bị ô nhiễm

2,5 đ

Câu 7 5,0

a Thể tích khí oxi thu được trong 2giờ: 2.60.336/10 = 4032(lit) 1,0 b Sơ đồ quá trình quang hợp của cây xanh:

Khí cacbonic + Nước ChÊt diÖp lôc

¸nh s¸ng Tinh bột + Khí oxi PTHH: 5nH2O + 6nCO2 ChÊt diÖp lôc

¸nh s¸ng (C6H10O5)n + 6nO2

1,0

c Theo PTHH: mcacbonic = 8,1.264 162

n

n = 13,2 ( tấn) và mO2 = 8,1.192

162 n

n = 9,6 ( tấn) 1,5

d Ta có MCO2 = 12 + 16.2 = 44 (g/mol) MO2 = 16.2 = 32 (g/mol) => dCO2/O2 = 44

32 = 1,375

Vậy khí khí Cacbonic(CO2) nặng hơn khí (O2) là 1,375 lần

1,5

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

b) Lá ở trên tán cây, dòng mạch gỗ là dòng vận chuyển từ dưới lên trên nên quá trình thoát hơi nước là động lực đầu trên của dòng mạch gỗ → Nhờ lực hút mà quá trình

Hệ tuần hoàn là trung tâm trao đổi chất của cơ thể động vật do hệ tuần hoàn có vai trò vận chuyển các chất từ nơi này đến nơi khác trong cơ thể. Ví dụ, hệ tuần hoàn nhận

Bài báo này đề cập những khó khăn của giáo viên Tiểu học trong việc dạy một số bài học thực hành trong môn học Tự nhiên- Xã hội và giới thiệu một Kế hoạch dạy học như

+ Huyết cầu trắng còn được gọi là bạch cầu , có nhiệm vụ tiêu diệt các vi trùng lạ xâm nhập vào cơ thể, giúp cơ thể phòng bệnh?. * Huyết cầu có nhiều loại là huyết cầu

Sự cân bằng nước và trạng thái héo của cây.. Cơ sở sinh lí của việc tưới nước hợp lí cho

Sự tương phản về trình độ phát triển KT-XH của hai nhóm nước phát triển và đang phát triển thể hiện rõ nhất qua các yếu tố nào.. Trung Á chủ

Điều này cho thấy biến tính FA là rất cần thiết để tăng khả năng tương hợp, trộn lẫn và bám dính với PP nền, giảm sự kết tụ các hạt FA, giảm tạo thành các khuyết tật

Việc tìm hiểu mức độ hài trong công việc của nhân viên, những yếu tố làm cho nhân viên cảm thấy hài lòng cũng như xem xét mức độ khác biệt của những yếu tố đó so với các