• Không có kết quả nào được tìm thấy

Khi làm tăng độ thoáng của đất sẽ hạn chế tình trạng mất Nitơ trong đất

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Khi làm tăng độ thoáng của đất sẽ hạn chế tình trạng mất Nitơ trong đất"

Copied!
9
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Câu 1 (2 điểm)_PHÚ THỌ + SƠN LA a. Giải thích các hiện tượng sau:

- Cây trồng trên cạn bị ngập úng lâu ngày sẽ chết.

- Khi làm tăng độ thoáng của đất sẽ hạn chế tình trạng mất Nitơ trong đất.

b. Chứng minh quá trình trao đổi khoáng và nitơ phụ thuộc chặt chẽ vào quá trình hô hấp.

Người ta ứng dụng sự hiểu biết về mối quan hệ này trong thực tế trồng trọt như thế nào?

Ý ĐÁP ÁN ĐIỂM

a *Cây trồng trên cạn bị ngập úng lâu ngày sẽ chết vì:

- Do rễ cây thiếu ôxi → quá trình hô hấp bình thường bị ức chế, tích luỹ các chất độc hại đối với cây, lông hút bị chết.

- Thiếu lông hút làm cây không hấp thu được nước → cân bằng nước trong cây bị phá vỡ → cây chết.

* Khi làm tăng độ thoáng của đất sẽ hạn chế tình trạng mất nitơ trong đất vì:

+ Các vi sinh vật hiếu khí hoạt động thực hiện các phản ứng nitrat hóa, các gốc nitrat được giữ lại trong đất.

+ Đất thoáng, giàu O2 có tác dụng ức chế quá trình phản nitrat hóa (phản ứng xảy ra trong điều kiện yếm khí lúc đó tạo nitơ tự do bay mất).

0,25 0,25

0,25 0,25 b * Chứng minh:

- Hô hấp giải phóng ATP cung cấp cho quá trình hấp thu khoáng và nitơ, quá trình sử dụng khoáng và biến đổi nitơ trong cây.

- Các axit hữu cơ, sản phẩm trung gian của hô hấp được sử dụng để tổng hợp các axitamin.

- Hô hấp của rễ tạo ra CO2. Trong dung dịch đất:

H2O + CO2 → H2CO3 → HCO3- + H+

→ Các ion H+ hút bám trên bề mặt rễ trao đổi với các ion cùng dấu trên bề mặt keo đất → rễ hấp thụ được các nguyên tố khoáng theo cơ chế hút bám trao đổi.

* Ứng dụng:

- Xới đất, làm cỏ, sục bùn, trồng cây trong dung dịch … giúp cho rễ hô hấp hiếu khí tốt.

0,25 0,25 0,25

0,25 TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG LẦN THỨ XIII

TUYÊN QUANG 2017

ĐỀ THI OLYMPIC MÔN SINH LỚP 11

Ngày thi: 29 tháng 7 năm 2017 Thời gian làm bài:180 phút (không kể thời gian giao đề)

(HDC có 09 trang) HƯỚNG DẪNCHẤM

(2)

Câu 2 (2 điểm)_ VĨNH PHÚC

Sử dụng đồng vị phóng xạ C14 trong CO2 để tìm hiểu về quá trình quang hợp ở thực vật. Tiến hành 2 thí nghiệm với 2 chậu cây:

- Thí nghiệm 1: Chiếu sáng và cung cấp CO2 đầy đủ cho chậu cây. Sau 1 khoảng thời gian thì không chiếu sáng và cung cấp CO2 có chứa đồng vị phóng xạ C14 vào môi trường. Quan sát tín hiệu phóng xạ theo thời gian.

- Thí nghiệm 2: Chiếu sáng và cung cấp CO2 mang đồng vị phóng xạ C14. Sau một thời gian thì ngừng cung cấp CO2 nhưng vẫn chiếu sáng cho chậu cây.

Quan sát tín hiệu phóng xạ theo thời gian.

a. Từ kết quả thu được ở 2 thí nghiệm trên, hãy cho biết 2 chất X, Y là gì? Giải thích.

b. Tại sao trong điều kiện bình thường, nồng độ chất Y luôn nhỏ hơn X?

Ý Nội dung Điểm

a * Tên chất X, Y:

X: APG…

Y: RiDP …

* Giải thích:

- Thí nghiệm 1:

+ Cung cấp đủ CO2 nên enzim Rubisco vẫn xúc tác RiDP kết hợp với CO2 tạo APG. Do CO2 mang đồng vị phóng xạ C14 nên APG mang tín hiệu phóng xạ.

+ Khi tắt ánh sáng thì pha sáng không diễn ra nên không tạo ra ATP và NADPH, không có lực khử cung cấp cho quá trình tái tạo RiDP từ APG. Chỉ có APG mang tín hiệu phóng xạ → X là APG

-Thí nghiệm 2:

+ Không có CO2 nên APG không được tạo ra từ RiDP.

+ Có ánh sáng, pha sáng diễn ra bình thường tạo ATP, NADPH cung cấp lực khử cho quá trình tái tạo RiDP từ APG. Nồng độ APG giảm dần, RiDP tăng dần.

→Y là RiDP

0,25 0,25

0,25

0,25 b * Nồng độ chất Y luôn nhỏ hơn nồng độ chất X hay nồng độ RiDP luôn nhỏ hơn

nồng độ APG:

-Trong chu trình Calvin, 3 phân tử RiDP (5 carbon) kết hợp với 3 CO2 tạo ra 6 APG (3C)

-1 APG sử dụng để tạo 1/2 glucose, chỉ có 5 APG đi vào tái tạo lại 3 RiDP.

→ nồng độ RiDP luôn nhỏ hơn nồng độ APG

0,5 0,5

(3)

Câu 3: (2 điểm)_ LÀO CAI + YÊN BÁI + LẠNG SƠN

a. Người ta tiến hành một thí nghiệm nghiên cứu sự tăng trưởng dãn dài của tế bào được cảm ứng bởi sacarôzơ bằng cách nuôi cấy tế bào thực vật trong môi trường chứa sacarôzơ ở các giá trị nhiệt độ khác nhau, kết quả cho thấy:

Môi trường nuôi cấy không có sacarôzơ,

nhiệt độ -50C

Môi trường nuôi cấy không có sacarôzơ, nhiệt độ

250C

Môi trường nuôi cấy có sacarôzơ,

nhiệt độ -50C

Môi trường nuôi cấy có sacarôzơ, nhiệt độ

250C Tế bào không tăng

trưởng

Tế bào không tăng trưởng

Tế bào không tăng trưởng

Tế bào tăng trưởng nhanh

Dựa vào kết quả thí nghiệm hãy dự đoán sacarôzơ đã kích thích sự tăng trưởng của tế bào thực vật bằng cách nào? Giải thích.

b. Tiến hành thí nghiệm như sau:

- Chọn 20 đoạn cây cúc tần bánh tẻ (không quá già, không quá non), dài 15cm, đường kính 1-1,5 cm.

- Chia làm 2 nhóm, cắm sâu vào chậu đất pha cát: 10 đoạn cắm theo chiều thuận (nhóm A), 10 đoạn cắm theo chiều ngược lại (nhóm B). Tưới nước duy trì độ ẩm cần thiết cho các chậu thí nghiệm.

- Sau 10 ngày lấy các đoạn cây ra quan sát sự mọc chồi và ra rễ của các cành giâm.

Hãy dự đoán kết quả thí nghiệm và giải thích.

Ý ĐÁP ÁN ĐIỂM

a * Sacarôzơ đã kích thích sự tăng trưởng của tế bào thực vật bằng cách:

- Sinh trưởng dãn dài của tế bào thực vật được thực hiện chủ yếu theo cơ chế hút nước, nghĩa là tế bào sẽ hút nước vào, làm tăng thể tích của mình. Quá trình này đỏi hỏi phải có môi trường pH thấp ở thành tế bào.

- Trong 4 thí nghiệm, chỉ có thí nghiệm 4 là có sự tăng trưởng, chứng tỏ sự tăng trưởng của tế bào đòi hỏi cả saccarose và nhiệt độ bình thường: Tế bào thực vật đã hoạt hóa các bơm H+ trên màng để hỗ trợ cho vận chuyển sacarose. Sự giảm pH ở thành tế bào làm tăng hoạt tính enzim cắt liên kết ngang giữa các sợi xenlulo, thành tế bào giãn ra, tế bào trương nước và tăng kích thước.

- Trong điều kiện nhiệt độ thấp, các enzim và bơm H+ không hoạt động, do đó không có sự sinh trưởng dãn dài.

0,25

0, 5

0,25 b - Nhóm A cành giâm ra chồi và rễ; nhóm B không ra chồi và rễ

- Giải thích: Sự phát sinh hình thái chồi và rễ mới trong giâm cành chịu tác động của nhiều yếu tố trong đó quan trọng là tác động của hai loại hormon auxin và xitokynin.

+ Sự vận chuyển auxin trong cây hướng gốc, tạo ra một gradient nồng độ giảm dần từ ngọn đến gốc của cây, nhóm A cành giâm thuận chiều, auxin trong cành vận chuyển hướng gốc kích sự ra rễ, nhóm B cành giâm ngược chiều, nồng độ auxin quá thấp rất khó ra rễ.

+ Xytokynin là hormon được sản sinh ở đỉnh rễ được vận chuyển hướng ngọn

0,25 0,25

0,25

(4)

Câu 4: (2 điểm)_ HẠ LONG + PHÚ THỌ

a. Hình dưới đây mô tả cơ chế hoạt động của opêron Lac ở vi khuẩn E.coli khi môi trường có đường lactôzơ.

Nếu đột biến xảy ra ở đoạn R thì sự biểu hiện của gen cấu trúc ảnh hưởng như thế nào? Giải thích.

b. Ở operon Lac của vi khuẩn E.coli, sự tập hợp các gen cấu trúc thành một cụm gen và có chung một cơ chế điều hòa có ý nghĩa gì?

Ý ĐÁP ÁN ĐIỂM

a Nếu đột biến gen xảy ra ở trình tự R – vùng mã hóa của gen lacI, có thể có các trường hợp sau :

(1) Operon lac hoạt động bình thường: vì đột biến xảy ra trong gen nhưng

không làm thay đổi trình tự axit amin trong phân tử protein ức chế (do tính thoái hóa của mã di truyền) hoặc có làm thay đổi thành phần, trình tự axit amin của phân tử protein ức chế nhưng không làm thay đổi khả năng liên kết của protein ức chế với vùng O.

(2) Sự biểu hiện của các gen cấu trúc tăng lên: khi đột biến gen xảy ra làm giảm khả năng liên kết của protein ức chế vào vùng O.

(3) Các gen cấu trúc được biểu hiện liên tục: khi đột biến gen xảy ra làm mất hoàn toàn khả năng liên kết của protein ức chế với vùng O.

(4) Các gen cấu không được biểu hiện ngay cả khi môi trường có lactose: khi đột biến xảy ra trong gen lacI → tạo ra protein ức chế, protein này vẫn có khả năng liên kết với vùng O nhưng lại không liên kết được với lactose

0,25

0,25

0,25

0,25 b * Ý nghĩa:

- Tiết kiệm VCDT cho VK. Tế bào vi khuẩn có kích thước rất nhỏ nên phân tử ADN vùng nhân có kích thước ngắn hơn rất nhiều so với ADN của SV nhân thực. Sự tập trung thành cụm gen và có chung cơ chế điều hòa sẽ làm giảm số vùng P, vùng O và giảm số lượng gen điều hòa R

- Tốc độ phiên mã và dịch mã nhanh…

0,5

0,5

(5)

Câu 5: (2 điểm) _ LẠNG SƠN + VCVB

a. Xét một quá trình sao chép ADN bình thường, nucleotit Adenin (A) sẽ được thêm vào mạch đang tổng hợp ở hình nào dưới đây là hợp lí? Giải thích.

b. Giả sử có một đột biến xảy ra trong gen quy định một chuỗi polipeptit đã chuyển bộ ba 5’-UGG-3’ mã hóa cho axitamin tryptophan thành bộ ba 5’-UGA-3’ ở giữa vùng mã hóa của phân tử mARN. Tuy nhiên, trong tế bào lại xuất hiện đột biến thứ hai thay thế nuclêôtit trong gen mã hóa tARN tạo ra tARN có thể “sửa sai” đột biến thứ nhất. Điều gì sẽ xảy ra khi phân tử tARN đột biến này tham gia vào quá trình dịch mã trên mARN có cùng bộ ba kết thúc 5’-UGA-3’của các gen bình thường khác?

Ý ĐÁP ÁN ĐIỂM

a - (a) đúng vì: chiều của 2 mạch ngược nhau, các nucleotit ở mạch đang tổng hợp có cấu trúc đúng, không như các hình còn lại.

- (b) sai vì: nucleotit ở mạch đang tổng hợp có nhóm OH của đường nằm ở cả vị trí 2’và 3’

- (c) sai vì: nhóm OH ở vị trí 2’

- (d) sai vì: nhóm phosphate ở vị trí 2’

0,25 0,25 0,25 0,25 b - Loại đột biến thứ hai sửa được sai sót của đột biến thứ nhất → Làm xuất hiện

mã đối của bộ ba kết thúc 5’-UGA-3’trên tARN là 3’- AXU-5’.

- Khi tARN này dịch mã trên gen bình thường có mã kết thúc là 5’-UGA-3’ thì mã kết thúc sẽ được đọc tương ứng với tryptophan → chuỗi polypeptide tương ứng được tổng hợp sẽ dài hơn bình thường.

0,5 0,5

Câu 6: (2 điểm) _ĐIỆN BIÊN+ LAI CHÂU + THÁI NGUYÊN

a. Tại sao nói HCl và enzym pepsin đều được hình thành trong xoang dạ dày chứ không phải tạo ra ở trong tế bào của các tuyến trong dạ dày?

b. Cho bảng số liệu sau:

Khí Áp suất từng phần (mmHg)

Không khí Không khí trong phế nang

Máu tĩnh mạch trong các mạch tới phế nang

Máu động mạch trong các mạch từ phế nang đi ra

O2 150 100 - 110 40 102

CO2 0,2 - 0,3 40 47 40

- Từ bảng số liệu trên em có nhận xét gì? Tại sao sự chênh lệch khí CO2 thấp mà sự trao đổi khí CO2 giữa máu với không khí trong phế nang vẫn diễn ra bình thường?

Ý ĐÁP ÁN ĐIỂM

(6)

b * Nhận xét:

- Có sự chênh lệch giữa áp suất từng phần của O2 giữa các nơi: Trong không khí, phế nang, trong máu tĩnh mạch, trong máu động mạch.

- Sự khác nhau về phân áp các khí O2 và CO2 liên quan đến trao đổi khí:

+ Sự chênh lệch phân áp khí O2 và CO2 giữa khí phế nang và máu tĩnh mạch giúp O2 khuếch tán từ phí phế nang vào máu, CO2 từ máu vào khí phế nang.

+ Ở phế nang có sự khuếch tán O2 từ khí phế nang vào máu và khuếch tán CO2

từ máu vào khí phế nang nên tạo ra sự chênh lệch giữa không khí và máu tĩnh mạch, giữa máu tĩnh mạch và máu động mạch.

* Sự trao đổi khí CO2 giữa máu với không khí trong phế nang vẫn diễn ra bình thường vì:

- Vận tốc khuếch tán CO2 vào không khí trong phế nang lớn hơn vận tốc khuếch tán O2 khoảng 25 lần.

- Bề mặt trao đổi khí rộng, ẩm ướt, có sự lưu thông khí và có hệ thống mao mạch dày đặc.

0,25

0,25

0,25 0,25

(7)

Câu 7: (2 điểm)_ HƯNG YÊN + HÀ GIANG

a. Một sinh viên khỏe mạnh bình thường có dung lượng tim lúc nghỉ ngơi là 6500ml/phút.

Mối quan hệ giữa áp lực và thể tích máu ở tâm thất trái lúc nghỉ ngơi của sinh viên này được thể hiện ở hình dưới đây.

Dựa vào hình, hãy cho biết:

- Đoạn AB mô phỏng giai đoạn nào của chu kỳ tim?

- Van bán nguyệt ở động mạch chủ đóng hay mở tại thời điểm C và thời điểm D? Giải thích.

- Nhịp tim lúc nghỉ ngơi của sinh viên này là bao nhiêu?

b. Một người khi lên núi cao sống thời gian dài, số lượng hồng cầu trong máu của người này có thay đổi không, tại sao?

Ý ĐÁP ÁN ĐIỂM

a - Từ A đến B áp lực tâm thất trái tăng nhẹ (khoảng 10mmHg) còn thể tích máu lại tăng rất lớn (từ 40ml lên 140ml), chứng tỏ đây là giai đoạn tâm thất trái giãn và máu từ tâm nhĩ trái chảy xuống tâm thất trái.

- Van bán nguyệt ở động mạch chủ mở tại C và đóng tại D.

Giải thích:

+ Khi tâm thất trái co với áp lực đủ lớn sẽ làm van bán nguyệt mở giúp máu chảy từ tâm thất trái lên động mạch chủ. Khi tâm thất trái bắt đầu giãn, van bán nguyệt đóng lại để máu ở động mạch chủ không chảy ngược về tim….

+ Qua phân tích biểu đồ cho thấy: Từ B đến C là giai đoạn tâm thất co (áp lực tăng mạnh thể tích máu không đổi); từ C đến D là giai đoạn tống máu lên động mạch chủ (áp lực tăng nhẹ, thể tích máu giảm mạnh); từ D đến A là giai đoạn giãn của tâm thất. Chứng tỏ, tại C, van bán nguyệt bắt đầu mở và tại D van bán nguyệt bắt đầu đóng….

- Biểu đồ cho thấy thể tích tâm thu ở sinh viên này là: 140 – 40 =100ml

Vậy nhịp tim lúc nghỉ ngơi của sinh viên này là: Nhịp tim = dung lượng tim/thể tích tâm thu = 6500/100 = 65 lần/phút.

0,25 0,25

0,25

0,25 0,25 b - Khi lên núi cao sống thời gian dài, số lượng hồng cầu trong máu của người này

sẽ tăng lên

- Giải thích: Trên núi cao có nhiệt độ thấp, áp suất không khí giảm, không khí loãng (nồng độ O2 rất thấp),… thận sẽ tiết ra chất erythropoeitin tác động đến tủy xương làm tăng quá trình tạo hồng cầu → cơ thể có thể thích nghi được.

0,25

0,5

(8)

Câu 8: (2 điểm)_ LẠNG SƠN + LÀO CAI

a. Điện thế nghỉ hoặc điện thế hoạt động thay đổi như thế nào trong các trường hợp sau đây:

- Uống thuốc làm tăng andosterol.

- Uống thuốc làm giảm tính thấm của màng đối với K+.

b. Axêtilcôlin là chất trung gian hóa học có ở chùy xinap của nơron đối giao cảm và nơron vận động. Hãy nêu 2 cách tác động khác nhau của axêtilcôlin lên màng sau xinap ở hai loại nơron trên và ý nghĩa của nó?

Ý ĐÁP ÁN ĐIỂM

a Uống thuốc làm tăng andosterol: Thuốc tăng nồng độ aldosterol lên làm tăng điện thế động. Do khi tăng hàm lương aldosterol lên làm tăng sự tái hấp thụ Na+ ở ống lượn xa và ống góp → tăng nồng độ Na+ trong máu → Na+ tham gia vào điện thế màng nhiều hơn → sự khử cực tăng lên → tăng độ lớn của điện thế hoạt động.

- Uống thuốc làm giảm tính thấm của màng đối với K+: Nếu làm giảm tính thấm màng với K+ điện thế nghỉ giảm vì khi TB ở trạng thái nghỉ chỉ có cổng K+ mở.

Nếu K+ đi ra ít hơn sẽ khiến điện thế ngoài màng giảm → điện thế âm trong màng cũng giảm đi.

0,5

0,5

b - Với xinap đối giao cảm ở tim.

+ Axêtilcôlin sau khi gắn vào thụ thể ở màng sau đã làm mở kênh K+, làm cho K+ đi ra do đó ngăn cản điện thế hoạt động xuất hiện.

+ Ý nghĩa: làm tim giảm nhịp co và giảm lực co.

- Với xinap của cung phản xạ vận động:

+ Axêtilcôlin sau khi gắn vào thụ thể ở màng sau đã làm mở kênh Na+, làm cho Na+ đi từ ngoài vào trong gây nên khử cực và đảo cực do đó làm xuất hiện điện thế hoạt động.

+ Điện thế hoạt động xuất hiện ở màng sau xinap làm cho cơ vân co, gây nên các cử động theo ý muốn.

0,25 0,25 0,25

0,25

Câu 9: (2 điểm)_ CAO BẰNG + BẮC GIANG

a. Một người ăn mặn liên tiếp trong một thời gian dài có thể ảnh hưởng như thế nào đến huyết áp, thể tích dịch bào, thể tích nước tiểu và nồng độ K+ trong máu? Giải thích.

b. Tại sao phải giữ nồng độ glucozo trong máu luôn ổn định khoảng 0,12%?

Ý ĐÁP ÁN ĐIỂM

a - Ăn mặn liên tiếp một thời gian dài làm tăng nồng độ Na+ trong máu → tăng áp suất thẩm thấu máu, cơ thể uống nhiều nước.

- Uống nước nhiều làm thể tích máu tăng dẫn đến tăng huyết áp, tăng thể tích dịch bào.

- Sự gia tăng huyết áp làm tăng áp lực lọc ở thận → tăng lượng nước tiểu.

- Nồng độ K+ trong máu giảm do Na+ cao.

0,25 0,25 0,25 0,25 b Phải giữ nồng độ glucozo trong máu luôn ổn định khoảng 0,12% vì:

- Nếu nồngđộ glucozo nhỏ hơn sẽ thiếu nguyên liệu hô hấp đặc biệt là TB não, thiếu nguyên liệu hô hấp sẽ gây nguy hiểm.

- Nếu nồng độ lớn hơn làm tăng Ptt của máu, làm tăng huyết áp ảnh hưởng đến tim mạch.

0,5 0,5

(9)

Câu 10: (2 điểm)_ LAI CHÂU + YÊN BÁI + THÁI NGUYÊN

a. Nếu một người bị hỏng thụ thể Progesteron và Estrogen ở các tế bào niêm mạc tử cung thì có xuất hiện chu kì kinh nguyệt hay không? Khả năng mang thai của người này như thế nào?

b. Nêu cơ chế ngăn cản đa tinh trong thụ tinh ở động vật, ý nghĩa của cơ chế này.

Ý ĐÁP ÁN ĐIỂM

a - Tử cung của người này không đáp ứng với Estrogen và progesteron nên không dày lên và cũng không bong ra, →không có chu kì kinh nguyệt.

- Người này không có khả năng mang thai do niêm mạc tử cung không dày lên dẫn đến:

+ Trứng không thể làm tổ.

+ Nếu trứng làm tổ được cũng khó phát triển thành phôi do thiếu chất dinh dưỡng; dễ bị sẩy thai.

0,25 0,25 0,25 0,25 b *Ngăn cản đa tinh tức thời: Khi màng sinh chất của tinh trùng tiếp xúc với

màng sinh chất của trứng sẽ có hiện tượng dung hợp giữa hai màng → kích thích mở kênh Na+ làm Na+ khuếch tán vào trong màng→ màng ở trạng thái khử cực → ngăn không cho màng tinh trùng và màng trứng dung hợp lần nữa.

*Ngăn cản đa tinh lâu dài: Khi có hiện tượng dung hợp giữa hai màng thì các hạt vỏ chứa các phân tử bài tiết vào xoang giữa màng sinh chất và màng noãn hoàng giúp đẩy màng noãn hoàng ra và làm cứng nó tạo ra màng thụ tinh ngăn cản các tinh trùng khác đi vào.

*Ý nghĩa: 1 trứng chỉ kết hợp với 1 tinh trùng tạo hợp tử (2n)

0,25

0,25

0,5

………..Hết………..

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Các điều kiện nuôi cấy để biểu hiện gen đã được tối ưu bao gồm mật độ tế bào tại thời điểm cảm ứng, tốc độ lắc, nhiệt độ cảm ứng, thời gian cảm ứng, nồng độ chất cảm