• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Nguyễn Huệ #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Nguyễn Huệ #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom"

Copied!
21
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 31 Ngày soạn: 23/04/2021

Ngày dạy: Thứ hai ngày 26 tháng 4 năm 2021 TIẾNG VIỆT

Bài 31A: NGƯỜI THÂN MỘT NHÀ I. MỤC TIÊU:

-Đọc đúng và đọc trơn từ câu, đoạn trong bài Chú gấu con ngoan. Kết hợp đọc chữ và xem tranh để hiểu chi tiết quan trọng ; hiểu việc làm tốt của nhân vật trong câu chuyện

- Viết đúng những từ bắt đầu bằng tr/ ch. Chép đúng đoạn văn II. ĐỒ DÙNG, PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

- Ảnh chụp hoặc tranh vẽ về gia đình của HS

- 4 thẻ tr và 4 thẻ chữ ch cho mỗi đội chơi; 4 thẻ có dấu thanh hỏi, 4 thẻ có dấu thanh ngã

- Vở bài tập Tiếng Việt 1 tập 2

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS TIẾT 1

1.Khởi động

* HĐ1: Nghe – nói:

Từng HS mang ảnh chụp hoặc tranh vẽ (nếu có), nói trong cặp đôi về những người thân trong gia đình: Gia đình mình gồm có mấy người, tên, tuổi và công việc của mỗi người, tình cảm của bạn với mọi người,...

M:Gia đình tôi có 4 người. Bố tôi tên là Nam, năm nay 31 tuổi, bố làm công nhân. Mẹ tôi tên là Mai, mẹ tôi 30 tuổi, mẹ là thợ may. Đây là tôi.

Đây là em tôi. Em tên Minh, em mới được 1 tuổi.Tôi rất yêu em tôi,…

- Cả lớp : 1- 2 HS nói về gia đình em TIẾT 2

2. Khám phá HĐ 2 : Đọc Nghe –đọc :

GV đọc bài đọc có tranh minh họa từng đoạn truyện Chú gấu ngoan

- Từng cặp đôi trao đổi nói về bức ảnh (tranh vẽ) về gia đình mình

- Nói về gia đình mình

- Quan sát tranh và lắng nghe GV đọc

(2)

Đọc trơn :

Cả lớp : 2 -3 HS đọc một số từ ngữ dễ phát âm sai. Cả lớp đọc đồng thanh các từ ngữ này : rót, lấy, ông nội, khúc khích,…

- Cá nhân / nhóm

+Cho mỗi HS đọc một đoạn, đọc nối tiếp các đoạn đến hết bài

+ Tổ chức cho HS thi đọc nối tiếp các đoạn giữa 4 nhóm, mỗi nhóm cử 1 em đọc một đoạn

- YC các bạn trong lớp nhận xét các nhóm và từng cả nhận

- Nhận xét đánh giá hs Đọc hiểu :

- Cho các nhóm đóng vai các nhân vật trong câu chuyện để rót từng cốc mật cho mọi người

- Gọi 2-3 nhóm lên đóng vai cho cả lớp xem

- YC cả lớp nhận xét nhóm, HS sắm vai hai, nói câu đúng

C)

- Nêu yêu cầu c

- Yêu cầu HS trao đổi với bạn : Gấu con có tình cảm gì đối với ông, mẹ và em ?

- Mời 2 – 3 cặp trả lời trước lớp.

- GV nhận xét NGHỈ GIẢI LAO

TIẾT 3 3. Viết

a)- Yêu cầu HS đọc cả đoạn 3 của bài - Cho HS viết các từ sau vào nháp : Gấu, rất, ngoan,

- Cho HS chép đoạn văn vào vở theo hướng dẫn : đọc từng cụm từ, ghi nhớ và sau đó chép lại cụm từ đã ghi nhớ đó.

-Đọc các từ khó

- HS đọc nối tiếp từng đoạn - Các nhóm thi đọc nối tiếp

- Nhận xét - Lắng nghe

- Các nhóm thảo luận trong nhóm

- Các nhóm trình bày trước lớp

- Nhận xét bình chọn nhóm đóng vai hay - Lắng nghe

- Trao đổi nhóm đôi

- Các nhóm trình bày trước lớp

- HS viết vào vở nháp - Chép vào vở

- Soát lỗi

(3)

- Đọc lại đoạn văn để HS soát lỗi - Nhận xét một số bài của HS

b) Tổ chức cho HS thi tiếp sức để luyện viết từu có âm đầu là tr/ch (miềm Bắc), thanh hỏi/ thanh ngã (miền Trung).

- Phổ biến cách chơi : Lớp chia thành 2 đội. Mỗi đội cử từng HS lên gắn thẻ từ vào chỗ trống trong mỗi từ ngữ.

Đội gắn nhanh và đung các thẻ từ vào mỗi từ ngữ đúng là đội thắng cuộc - Tổ chức cho HS chơi

- Mời Cả lớp nhận xét đội thắng cuộc - Tuyên dương và cho HS viết các từ đúng vào vở :

a) Chăm sóc, trìu mến, mong chờ, trông nom

b)nũng nịu, nuôi dưỡng, cảm động, đảm đang

HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

4.Nghe – nói: Kể một việc em làm ở nhà và được khen

- Nêu yêu cầu của hđ: Nhớ lại hđ em đã làm ở nhà được khen

- Mời 2-3 HS nói trước lớp Củng cố, dặn dò:

- Dặn HS làm VBT

- Lắng nghe

- Lắng nghe

- Chơi - Nhận xét - Viết vào vở

- Lắng nghe và thực hiện - Nói trước lớp

- Lắng nghe

___________________________________________

Ngày soạn:24/04/2021

Ngày dạy: Thứ ba ngày 27 tháng 4 năm 2021 TIẾNG VIỆT

Bài 31B: NHỚ NHỮNG NGÀY VUI I. MỤC TIÊU:

- Đọc đúng và đọc trơn từ câu, khổ thơ trong bài Tết đang vào nhà. Hiểu chi tiết quan trọng trong bài trả lời được câu hỏi đọc hiểu.

- Viết đúng những từ có tiếng bắt đầu bằng tr/ch, từ có dấu hỏi, dấu ngã. Nghe viết một đoạn văn.

(4)

- Nghe kể câu chuyện Sự tích bông hoa cúc trắng và kể lại một đoạn câu chuyện II. ĐỒ DÙNG, PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

- 2 thẻ chữ tr, 2 thẻ chữ ch, 2 thẻ có dấu hỏi, 2 thẻ có dấu ngã cho mỗi đội chơi - Video clip hoặc tranh ảnh minh họa Hđ1, Hđ2, Hđ4

- Băng, đĩa câu chuyện Sự tích bông cúc trắng - Vở BT TV tập hai

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS TIẾT 1

1. Hoạt động khởi động

* Bài cũ: Mời 1 – 2 HS đọc lại bài chú gấu ngoan

- Nhận xét đánh giá HĐ 1: Nghe – nói:

- Cho HS làm nhóm đôi: quan sát tranh kể lại những việc làm của gia đình em trong dịp tết

- Yêu cầu các nhóm kể trước lớp - Yêu cầu cả lớp nhận xét

2. Hoạt động khám phá HĐ 2:Đọc

Nghe đọc:

- GV giới thiệu bài đọc - Yêu cầu HS đọc thầm Đọc trơn

a) - Cho HS tìm một số từ ngữ dễ phát âm sai

- Cho HS đọc cá nhân, đồng thanh các từ đó

- Yêu cầu mỗi HS đọc một đoạn, sau đó đọc theo nhóm nối tiếp đến hết bài - HD thi đọc nối tiếp các đoạn giữa 3 nhóm (mỗi nhóm của 1 bạn đọc 1 đoạn thơ)

- YC các nhóm nhận xét lẫn nhau và bình chọn nhóm đọc tốt

Đọc hiểu

b)- GV nêu yêu cầu b

- Cho HS đọc thầm đoạn 1 (GV có thể

- HS đọc bài

- Lắng nghe - Làm nhóm đôi

- kể trước lớp - Nhận xét

- Lắng nghe - Đọc thầm

- HS tìm các từ đọc dễ sai - Đọc cá nhân,đồng thanh - HS đọc

- Thi dọc giữa các nhóm

- Nhận xét, bình chọn

- Lắng nghe -Đọc thầm

(5)

choHS xem clip về chợ hoa ngày tết) -Mời 1 số HS trả lời câu hỏi

c) – GV hướng dẫn HS các nhóm đọc khổ thơ 2 và tìm việc làm của mỗi người trong dịp Tết

- Yêu cầu các nhóm trình bày trước lớp

Nhận xét chốt đáp án d) Đọc thuộc một khổ thơ

- Yêu cầu HS đọc thuộc một khổ thơ - Mời đại diện nhóm đọc trước lớp - Nhận xét nhóm đọc hay và thuộc nhất

NGHỈ GIẢI LAO TIẾT 2 Hoạt động luyện tập HĐ 3: Viết

a) Nghe – viết: viết 2 khổ thơ trong bài Tết đang vào nhà

- Đọc lại 2 khổ thơ

- Hướng dẫn HS viết các từ ngữ có chữ cái mở đầu viết hoa ra nháp: Sân, Mẹ, Em, Ông, Tết, Sắp, Đắt

- Đọc lại khổ thơ để HS soát lỗi và sửa - Nhận xét bài viết của một số bạn b) Thi điền tr/ch, dấu hỏi/ dấu ngã để luyện viết đúng từ

- Cho hs quan sát tranh HĐ3 và nói nội dung tranh .

- Tổ chức cho các nhóm lên điền thẻ từ tr/ch, dáu hỏi/dấu ngã

- Nhận xét nhóm hoàn thành nhanh và đúng nhất

Chiều

TIẾT 3 HĐ4: Nghe – nói

a) Nghe kể Sự tích bông cúc trắng - Cho HS nghe băng kể

- GV kể từng đoạn theo tranh

- Trả lời

- Trình bày trước lớp - Lắng nghe

- Đọc thuộc 1 khổ thơ - Đọc

- Lắng nghe

- Lắng nghe

- HS viết vào vở nháp

- Rà soát và sửa lỗi - Lắng nghe

- Quan sát và nói trong nhóm - Thi

- Lắng nghe

- Quan sát - Lắng nghe

- Quan sát và trả lời

(6)

- YC HS làm nhóm: quan sát tranh và trả lời câu hỏi dưới tranh

- YC đại diện các nhóm lên chỉ tranh và trả lời câu hỏi:

1. Cô bé sống ở đâu?Vì sao cô bé buồn?

2. Thấy cô bé khóc ông lão nói gì?

3. Khi tìm thấy bông hoa cô bé đã làm gì?

4. Trở về nhà ông lão nói gì với cô bé?

b) Kể một đoạn câu chuyên

-HD HS kể cho nhau nghe trong nhóm, mỗi HSchỉ tranh kể một đoạn

- Cho các nhóm thi kể: mỗi nhóm thi kể một đoạn

Củng cố dặn dò:

Dặn dò Hs về kể lại câu chuyện cho người thân nghe và làm VBT

- Đại diện các nhóm trả lời

+ Cô bé sống cùng mẹ trong một túp lều tranh. Cô bé buồn vì mẹ cô bị bệnhmà không có tiền mua thuốc +Ông lão nói: Cháu hãy đến một gốc cây cổ thụ to nhất trong rừng hái một bông hoa đoc. Bông hoa có bao nhiêu cánh thì mẹ cháu sống được bấy nhiêu ngày.

+ Cô bé dùng tay xé dần những cánh hoa lớn thành nhiều cánh hoa nhỏ để hy vọng mẹ được sống lâu hơn

+ Ông lão nói với cô bé: Mẹ của cháu khỏe bệnh rồi đấy. Đó chính là phần thưởng cho lòng hiếu thảo của cháu.

- Kể theo nhóm - Kể trước lớp

- Lắng nghe

___________________________________________

TOÁN

Bài 65. LUYỆN TẬP I.MỤC TIÊU

-Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:

Biết tính nhẩm phép trừ (không nhớ) các số trong phạm vi 100 trong một số trường hợp đơn giản.

-Thực hành viết phép tính trừ phù họp với câu trả lời của bài toán có lời văn và tính đúng kết quả.Thực hành vận dụng tính nhẩm trong tình huống thực tế.

Phát triển các NL toán học.

II.CHUẦN BỊ

Một số tinh huống thực tế đơn giản có liên quan đến trừ nhẩm (không nhớ) các số trong phạm vi 100.

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

(7)

HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC A. Hoạt động khởi động

- Chơi trò chơi “Truyền điện” ôn tập trừ nhẩm trong phạm vi 10, phép trừ dạng 27-4, 63-40.

- HS chia sẻ về cách trừ nhấm của mình và trả lời câu hỏi: Để có thể nhẩm nhanh, chính xác cần lưu ý điều gì?

GV đặt vấn đề: Các em đã biết trừ nhẩm các số trong phạm vi 10, bài hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau trừ nhẩm các số trong phạm vi 100. 

-HS chia sẻ về cách trừ nhấm của mình và trả lời câu hỏi

B. Hoạt động thực hành, luyện tập Bài l:

-Cá nhân HS thực hiện các phép tính 6-4

= ?; 76-4 = ?

-HS thảo luận nhóm tìm cách thực hiện phép tính 76 - 4 = ? mà không cần đặt tính (chắng hạn: 6-4 = 2 nên 76 - 4 = 72), rồi nêu kết quả. Chia sẻ trước lớp.

- GV chốt các cách nhẩm, lấy thêm các ví dụ khác để (chẳng hạn: 37 - 1; 43 - 2; 74 - 4;

...).

Lưu ý: Tuỳ vào trình độ HS, GV có thể hướng dẫn HS tính nhẩm bằng cách đếm bớt, trong đó sử dụng Bảng sổ từ 1 đến 100 như sau

-HS thảo luận nhóm tìm cách thực hiện phép tính rồi nêu kết quả.

-HS nhận xét, bình luận đặt câu hỏi về cách tính của bạn.

-HS tính nhẩm và trả lời kết quả phép tính

-HS lấy ví dụ tương tự đố bạn tính nhẩm, trả lời miệng.

-HS hoàn thành bài 1. Kiếm tra lẫn nhau, nói cho bạn nghe cách làm.

Bài 2. HS thực hiện các phép tính nêu trong bài rồi chọn kết quả đúng, nói cho bạn nghe quả táo treo phép tính ứng với chậu nào.

Lưu ý: GV có thể tổ chức thành trò chơi để tăng hứng thú cho HS, GV có thể thay thế bằng các phép tính khác để HS thực hành tính nhẩm.

-HS có thể đặt tính ra nháp hoặc tính nhẩm với những phéptính đơn giản

Bài 3

a) HS thực hiện mỗi phép tính theo thứ tự từ trái sang phải:

50- 10-30 = 40-30= 10 67-7 - 20 = 60 - 20 = 40

- HS cùng nhau kiểm tra lại kết quả.

b) HS thực hiện mỗi phép tính theo thứ tự lần lượt từ trái qua phải.

2 + 4-3 = 3

20 + 40 - 30 = 30

- GV cần nhấn mạnh thứ tự thực hiện phép

HS thực hiện mỗi phép tính theo thứ tự lần lượt từ trái qua phải.

(8)

tính cho HS.

Bài 4. HS thực hiện các thao tác:

-HDHS quan sát mầu để biết cách thực hiện phép tính có số đo độ dài là xăng-ti-mét.

-Thực hiện phép tính có số đo độ dài xăng- ti-mét (theo mẫu).

-HS quan sát

-Kiểm tra lẫn nhau, nói cho bạn nghe cách làm.

C. Hoạt động vận dụng Bài 5

-HS đọc bài toán, nói cho bạn nghe bài toán cho biết gì, bài toán hỏi gì ?

-HDHS thảo luận với bạn cùng cặp hoặc cùng bàn về cách trả lời câu hỏi bài toán đặt ra

(quyết định lựa chọn phép cộng hay phép trừ để tìm câu trả lời cho bài toán đặt ra, giải thích tại sao).

-GV nên khuyến khích HS suy nghĩ và nói theo cách của các em.

-HS đọc bài toán, nói cho bạn nghe bài toán cho biết gì, bài toán hỏi gì.

-HS thảo luận

-HS viết phép tính thích hợp và trả lời:

Phép tính: 38 - 5 = 33.

Trả lời: Vườn nhà chú Doanh còn lại 33 buồng chuối.

-HS kiểm tra lại phép tính và câu trả lời.

D. Củng cố, dặn dò

- Bài học hôm nay, em biết thêm được điều gì? Những điều đó giúp ích gì cho em trong cuộc sống hằng ngày?

- Em thích nhất bài nào? Vì sao?

-HS TL

___________________________________________

Ngày soạn:25/04/2021

Ngày dạy: Thứ tư ngày 28 tháng 4 năm 2021 TIẾNG VIỆT

Bài 31C: CON NGOAN CỦA MẸ I. MỤC TIÊU:

- Đọc đúng từ, câu, đoạn trong bài thơ Chia bánh.Hiểu tình cảm của hai chị em qua cách chia bánh.

- Tô chữ hoa U, Ư; viết các từ có chữ hoa U, Ư. Viết được câu nói về việc làm của bạn nhỏ trong bức tranh. Hiểu từ ngữ nói về gia đình.

- Nghe nói về chủ điểm gia đình

II. ĐỒ DÙNG, PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC - video clip hoặc tranh ảnh minh họa HĐ2, HĐ4 - Vở BT TV tập hai

- Tập viết 1 tập 2

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

(9)

TIẾT 1 1. Hoạt động khởi động

- Mời 1 – 2 HS đọc thuộc lòng đoạn thơ trong bài thơ Tết đang vào nhà - Nhận xét, đánh giá

HĐ1: Nghe – nói:

- Cho HS hát về người thân hoặc nghe một bài hát về người thân

- YC học sinh chọn một bài hát mình thuộc và hát trong nhóm.

- Mời 1-2 HS lên trình bày trước lớp - Nhận xét, tuyên dương

TIẾT 2 2. Hoạt động khám phá HĐ2: Đọc

Nghe đọc

- Giới thiệu bài thơ Chia bánh có tranh minh họa từng đoạn

- Đọc bài thơ, yêu cầu hs nghe đọc thầm theo

Đọc trơn

a) - Hướng dẫn HS đọc 1 số từ dễ phát âm sai:thoáng, băn khoăn,...

- Cá nhân: Hướng dẫn HS đọc nối tiếp mỗi dòng thơ đến khi hết lượt (2-3 lượt)

- Nhóm:

+ HD HS đọc trong nhóm: mỗi em một đoạn thơ

- Cho các nhóm thi đọc: mỗi nhóm cử 1 bạn đọc 1 đoạn

- YC lớp nhận xét, đánh giá bình chọn nhóm đọc tốt nhất

Đọc hiểu

- Nêu yc: đóng vai chị em kể lại việc chia phần bánh

c) Nêu câu hỏi để HS trả lời:

- Vì sao mẹ khen hai chị em?

- 2- 3 HS nêu ý kiến trước lớp

- 1-2 HS đọc thuộc lòng 1 đoạn bài thơ - Lắng nghe

- HS hát hoặc nghe - Các nhóm thảo luận - Trình bày trước lớp - Lắng nghe

- Lắng nghe

-Lắng ngh, đọc thầm theo GV

- Đọc cá nhân, đồng thanh - Đọc nối tiếp từng câu

- Mỗi HS đọc 1 đoạn thơ - Lắng nghe

- Từng đôi một đóng vai chị ,em kể lại việc chia bánh

- Vì hai chị em biết nhường nhịn nhau...

- Lắng nghe

(10)

- Nhận xét, đánh giá

NGHỈ GIẢI LAO TIẾT 3

HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP HĐ3: Viết

a) Tô và viết:

- Hướng dẫn HS cách viết và viết mẫu trên bảng (hoặc viết vở trên giấy ô li qua máy chiếu)

+ Chữ U, Ư

+ Chữ U Minh, Ứng Hòa

- Cho HS tô chữ, viết từ theo hướng dẫn dẫn

- Nhận xét sửa lỗi cho một số HS - YC HS sửa lói theo nhận xét

b) Viết một câu nói về việc làm của bạn nhỏ trong tranh

- HD yêu cầu HĐ3

- HD HS làm nhóm thảo luận : quan sát, nêu nội dung tranh và nói về việc làm của bạn nhỏ trong tranh

- YC từng HS viết câu nói về bạn nhỏ trong tranh

- Nhận xét, đánh giá

HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG HĐ4 : Nghe –nói

- HD yêu cầu : Kể một việc làm thể hiện sự quan tâm của em với người thân

- HD HS trao đổi theo cặp kể lại từng việc làm của mình

- YC 2-3 HS kể lại việc làm của mình trước lớp

- HD HS viết câu trả lời vào vở - Nhận xét, đánh giá hoạt động Củng cố dặn dò :

Nhận xét đánh giá tiết học ; dặn dò HS làm VBT

- Quan sát và nhớ cách viết

- HS tô và viết từ theo hướng dẫn - Lắng nghe và sửa lỗi theo hướng dẫn của GV

- Lắng nghe

- Thảo luận nhóm

- Viết vào vở -Lắng nghe

-Lắng nghe

- Trao đổi theo cặp kể lại việc làm theo mình

- Kể trước lớp

- Viết câu trả lời vào vở - Lắng nghe

- Lắng nghe

(11)

TOÁN

LUYỆN TẬP CHUNG I. MỤC TIÊU

Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:

-Củng cố kĩ năng cộng, trừ các số có hai chữ số không nhớ; nhận biết bước đầu về quan hệ giữa phép cộng và phép trừ.

-Vận dụng được kiến thức, kĩ năng đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế.

-Phát triển các NL toán học.

II.CHUẨN BỊ

-Các thẻ phép tính như ở bài 1, các thẻ dấu (<, >, =).

-Một số tình huống đơn giản dẫn tới phép cộng, phép trừ trong phạm vi 100.

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC

A. Hoạt động khởi động

- Trò chơi “Đố bạn” ôn tập cộng, trừ trong phạm vi 100 để tìm kết quả của các phép tính trong phạm vi 100 đã học.

- HS tham gia chơi

- GV nhận xét

B. Hoạt động thực hành, luyện tập

- Bài 1: Tìm kết quả các phép cộng, trừ nêu trong bài

- HS thực hiện Bài 2:-Tìm kết quả các phép cộng, trừ nêu

trong bài

-HS có thê đặt tính ra nháp để tìm kết quả hoặc tính nhẩm với những phép tính đơn giản

Bài 3. Tính nhẩm cộng, trừ các số tròn chục ở vế trái, so sánh với sô ở vế phải ròi chọn thẻ dâu “>, <, =” phù hợp đặt vào ô ?

HS thực hiện tính nhẩm

C. Hoạt động vận dụng Bài 4:

- Gọi HS đọc bài toán, nói cho bạn nghe bài toán cho biết gì, bài toán hỏi gì.

- Cho HS thảo luận với bạn cùng cặp hoặc cùng bàn về cách trả lời câu hỏi bài toán đặt ra (quyết định lựa chọn phép cộng hay phép trừ để tìm câu trả lời cho bài toán đặt ra, giải thích tại sao).

HS đọc bài toán, nói cho bạn nghe bài toán cho biết gì, bài toán hỏi gì.

- Cho HS thảo luận

- Cho HS viết phép tính thích hợp và trả lời:

Phép tính: 30 + 15 = 45.

- Cho HS kiểm tra lại phép tính và câu trả lời.

- Trả lời: Trong phòng có tất cả 45 chiếc ghế.

- GV khuyến khích HS quan sát tranh, đặt bài toán có dùng phép trừ.

D. Củng cố, dặn dò

- Bài học hôm nay, em biết thêm được điều -HS TL

(12)

gì? Những điều đó giúp ích gì cho em trong cuộc sống hằng ngày?

- Em thích nhất bài nào? Vì sao?

___________________________________________

Ngày soạn:26/04/2021

Ngày dạy: Thứ năm ngày 29 tháng 4 năm 2021

HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM CHỦ ĐỀ 8: BẢO VỆ CẢNH QUAN TRÊN CON ĐƯỜNG TỚI TRƯỜNG I.MỤC TIÊU:

- Sau tiết hoạt động học sinh:

+Tự tin giới thiệu với bạn bè, người thân về vẻ đẹp của cảnh quan thiên nhiên trên con đường đến trường.

+ Biết vận động mọi người cùng bảo vệ cảnh quan môi trường.

+ Tự đánh giá mức độ tham gia thực hiện hoạt động bảo vệ cảnh quan môi trường để có ý thức hơn đối với hoạt động này.

- Chủ đề này góp phần hình thành và phát triển cho học sinh:

+ Năng lực giao tiếp trong chia sẻ trước lớp, thuyết minh thể hiện qua giới thiệu cảnh quan mình vẽ, vận động mọi người cùng bảo vệ cảnh quan.

+ Phẩm chất:

* Nhân ái: thể hiện qua việc yêu quý, trân trọng những người biết bảo vệ cảnh quan môi trường.

* Chăm chỉ: thể hiện qua việc chủ động tham gia vào những hoạt động khác nhau để bảo vệ cảnh quan môi trường.

II. ĐỒ DÙNG, PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

Giáo viên: Một số tranh ảnh liên quan đến nội dung chủ đề.

Học sinh: - SGK Hoạt động trải nghiệm 1, Vở thực hành Hoạt động trải nghiệm 1 - Các thẻ màu

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

TIẾT 4

Hoạt động 6: Vận động bảo vệ cảnh quan môi trường.

Mục tiêu: Giúp HS biết vận động mọi người cùng bảo vệ cảnh quan môi trường.

Hoạt động này củng cố việc thực hiện nhiệm vụ 5 SGK - GV giao nhiệm vụ nhóm: Các thành

viên trong nhóm kêu gọi các bạn cùng tham gia bảo vệ cảnh quan. Khi vận động, HS nói được:

+ Chào khán giả và giới thiệu tên của mình.

+ Nói về cảnh vật mà mình muốn bảo

- HS lắng nghe.

(13)

vệ, vì sao phải bảo vệ.

+ Chúng ta nên làm gì để bảo vệ cảnh quan đó ?

- GV làm mẫu vận động mọi người bảo vệ cảnh quan (của một bức tranh nào trang 81)

- GV cho HS thảo luận nhóm .

- GV nhận xét, tuyên dương các nhóm.

- HS quan sát và lắng nghe.

- HS thảo luận nhóm 4.

- Đại diện một số nhóm trình bày.

C. Phản hồi và hướng dẫn rèn luyện Hoạt động 7: Nhìn lại tôi (10’)

Mục tiêu: Giúp HS đánh giá mức độ tham gia thực hiện hoạt động bảo vệ cảnh quan môi trường để có ý thức hơn đối với hoạt động này

-GV yêu cầu HS quan sát tranh nhiệm vụ 6 trang 82 SGK, mô tả nội dung các bức tranh, ( có thể sử dụng nhiệm vụ 6 vở bài tập).

- GV đặt câu hỏi phù hợp với từng tranh để HS tự đánh giá:

+ Em nào đã tham gia quét dọn vệ sinh nơi công cộng giống bạn trong tranh 1?

+ Em nào thường tham gia chăm học hoa, cây trồng ở nơi công cộng giống bạn ở tranh 2?

+ Em nào luôn nhặt rác khi thấy rác ở nơi công cộng giống bạn ở tranh 3?

- GV nhận xét, khích lệ động viên HS.

- HS quan sát tranh .

- HS luôn thực hiện thì giơ thẻ ngôi sao xanh; thỉnh thoảng thực hiện thì giơ thẻ ngôi sao vàng, hiếm khi thực hiện thì giơ thẻ ngôi sao đỏ.

Hoạt động 8: Thích gì, mong gì ở bạn (10’)

Mục tiêu: Giúp HS biết cách ghi nhận điều bạn làm được, điều bạn cần tiến bộ hơn trong việc bảo vệ cảnh quan môi trường và mỗi cá nhân vui vẻ tiếp nhận ý kiến của bạn dành cho mình.

-GV giao nhiệm vụ nhóm: Mỗi bạn trong nhóm hãy nói một điều bạn làm tốt nhất và một điều bạn cần cố gắng hơn trong bảo vệ cảnh quan môi trường.

- GV cho HS thảo luận nhóm chia sẻ với bạn và viết vào giấy.

-GV bao quát hoạt động và hỗ trợ của các nhóm.

- GV nhận xét .

- HS lắng nghe.

- HS thảo luận nhóm 4, chia sẻ và viết vào giấy.

Hoạt động 9: Xác định vị trí. (8’)

Mục tiêu: Giúp GV nhận diện khả năng tự đánh giá về các kĩ năng liên quan đến bảo vệ cảnh quan thiên nhiên của HS, qua đó GV có thể đánh gia khách quan hơn về sự tiến bộ của HS.

(14)

-GV giao nhiệm vụ cho cả lớp : Hãy suy nghĩ xem mình phù hợp với bậc nào thì đứng ở bậc đó khi nghe thầy cô hỏi.

- GV đưa ra quy định 3 vị trí: A là luôn luôn thực hiện, B là thường xuyên thực hiện, C là thỉnh thoảng thực hiện. Sau khi GV đọc nội dung nhận xét, ai thấy mình xứng đáng ở bậc nào thì đứng ở bậc đó.

+ Không vứt rác, không hái hoa, bẻ cành.

+ Tham gia quét dọn, giữ vệ sinh chung.

+ Cách vận động mọi người tham gia bảo vệ môi trường hấp dẫn.

- G V đọc từng tiêu chí, quan sát HS tự đứng lên ở bậc nào.(GV hỏi HS có chắc với vị trí đã chọn không, vì sao?)

- GV nhận xét, nhắc nhở, điều chỉnh vị trí của hS nếu cần, viết vào bảng xếp hạng vị trí hS lựa chọn.

- GV tổng kết hoạt động và dặn HS phải bảo vệ cảnh quan thiên nhiên.

- HS lắng nghe.

- HS tự đánh giá

- HS lắng nghe.

Hoạt động 10: Tự giác bảo vệ cảnh quan môi trường mọi lúc, mọi nơi (7’)

Mục tiêu: Giúp HS luôn chú ý giữ gìn vệ sinh môi trường để dần trở thành ý thức tự giác.

- GV giao nhiệm vụ nhóm: thảo luận cách mà nhóm cùng nhau giữ gìn cảnh quan thiên nhiên mọi lúc mọi nơi và nhắc nhở mọi ngươi cùng thực hiện.

- GV tổ chức cho các nhóm chia sẻ.

- GV nhận xét về hoạt động và căn dặn HS luôn ý thức giữ gìn cảnh quan môi trường.-

- GV nhận xét tiết học, dặn dò HS chuẩn bị cho tiết sau.

- HS lắng nghe.

- HS chia sẻ trong nhóm.

- Một số HS chia sẻ trước lớp.

- HS lắng nghe.

Bảng xếp hạng vị trí ( ở Hoạt động 9) Họ và tên HS Tích cực

lao động

Không vứt rác, hái

hoa

Tham gia giữ vệ

sinh chung

Tuyên truyền hấp

dẫn

Tổng điểm

(15)

___________________________________________

TIẾNG VIỆT

Bài 31D: NHỚ LỜI BỐ DẶN I. MỤC TIÊU:

- Đọc trơ và đọc hiểu một câu chuyện thuộc chủ điểm Gia đình.

- Nghe - viết 1 đoạn. Viết đúng từu ngữ mở đầu bằng S/x, V/d - Nói viết về nhân vật trong tranh

II.ĐỒ DÙNG, PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC -Thẻ từ và câu có chỗ trống để làm HĐ2c

- Chuẩn bị một số câu chuyện dành cho thiếu nhi thuộc chủ điểm Gia đình (có thể tham khảo câu chuyện Chú thỏ thông minh trong VBT).

- VBT TV1 tập hai

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS TIẾT 1

1. Hoạt động khởi động HĐ1: Nghe – nói:

- HD từng cặp HS kể cho bạn nghe ở nhà thường được bố,mẹ, ông , bà,...dạy dỗ những gì?

- HD 1-2 HS kể trước lớp TIẾT 2 2. Hoạt động khám phá HĐ2: Đọc

a) Viết một câu về việc em đã làm theo lời bố mẹ dặn

- Đọc câu hỏi gợi ý

- YC HS thảo luận nhóm trả lời câu hỏi

- Mời 2-3 HS đại diện trả lời câu hỏi - Nhận xét câu trả lời

- YC HS viết câu trả lời vào vở Củng cố, dặn dò:

- Nhận xét, đánh giá tiết học - Dặn dò HS làm VBT

- HS kể nhóm đôi

Chẳng hạn: mẹ mình thường dặn: đi học phải về ngay, không la cà dọc đường,...

- Kể trước lớp

- Lắng nghe

-Thảo luận và trả lời câu hỏi - Trả lời trước lớp

- Lắng nghe

- Viết câu trả lời của mình vò vở

(16)

___________________________________________

Ngày soạn:27/04/2021

Ngày dạy: Thứ sáu ngày 30 tháng 4 năm 2021 TOÁN

CÁC NGÀY TRONG TUẦN LỄ I.MỤC TIÊU

Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:

- Biết tuần lễ có 7 ngày, biết tên các ngày trong tuần.

- Biết đọc thứ, ngày, tháng trên tờ lịch bóc hằng ngày.

- Phát triển các NL toán học.

II.CHUẨN BỊ

- Mỗi nhóm HS chuẩn bị một vài tờ lịch bóc trong đó có tờ lịch ngày hôm nay.

- GV chuẩn bị 1 quyển lịch bóc hàng ngày.

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC

A. Hoạt động khởi động

- Cho HS quan sát quyển lịch hằng ngày theo nhóm, chia sẻ hiểu biết về quyển lịch, tờ lịch.

Đọc các thông tin ghi trong tờ lịch và thảo luận về những thông tin đó.

- Gọi đại diện nhóm chia sẻ trước lớp

- HS quan sát

Đại diện nhóm chia sẻ trước lớp B. Hoạt động hình thành kiến thức

1. Nhận biết ngày trong tuần lễ, một tuần lễ có 7 ngày

- Cho HS chia sẻ theo cặp: “Kể tên các ngày trong một tuần lễ”.

- Cho HS trả lời câu hỏi: “Một tuần lễ có mấy ngày? Đó là những ngày nào?”.

- HS chia sẻ theo cặp - HS trả lời câu hỏi - GV nhận xét và chốt thông tin: “Một tuần lễ

có 7 ngày là: thứ hai, thứ ba, thứ tư, thứ năm, thứ sáu, thứ bảy, chủ nhật”.

2. Tìm hiểu tờ lịch, cách xem lịch

a) Cho HS quan sát quyển lịch bóc hằng ngày treo trên bảng.

- Cho HS quan sát - GV chỉ vào tờ lịch ngày hôm nay và hỏi:

“Hôm nay là thứ mấy?”.

- HS trả lời, ví dụ: “Hôm nay là thứ hai”.

- Gọi vài HS nhắc lại: “Hôm nay là thứ hai”.

GV chỉ vào tờ lịch của ngày hôm nay, giúp HS nhận biết được tên gọi của ngày trong tuần lễ ghi trên tờ lịch.

- HS nhắc lại

- Cho HS quan sát phía trên cùng của tờ lịch (ghi tháng), chẳng hạn: “Tháng tư”. HS chỉ vào chữ “Tháng tư” và đọc: “Tháng tư”.

- HS quan sát

- Cho HS chỉ vào tờ lịch nói: “Hôm nay là thứ - HS chỉ vào tờ lịch của ngày hôm

(17)

hai, ngày 12 tháng tư”. nay, đọc số chỉ ngày trên tờ lịch, chăng hạn chỉ vào số 12 trên tờ lịch và nói: “Hôm nay là ngày 12”.

b) Thực hành xem lịch

HS lấy một vài tờ lịch, thực hành đọc các thông tin trên tờ lịch cho bạn nghe, chẳng hạn:

Thứ năm, ngày 15 tháng tư.

- Thực hành đọc

c. Hoạt động thực hành, luyện tập Bài 1

- Cho HS đặt câu hỏi và trả lời theo cặp:

Kể tên các ngày trong tuần lễ.

- HS đặt câu hỏi và trả lời theo cặp:

a) Hôm nay là thứ năm. Hỏi: Ngày mai là thứ mấy? Hôm qua là thứ mấy?

- Đại diện một vài cặp chia sẻ trước lớp.

Bài 2

- Cho HS đặt câu hỏi và trả lời theo cặp. - Đại diện một vài cặp chia sẻ trước lớp.

Bài 3

- Cho HS quan sát các tờ lịch, đặt câu hỏi và trả lời theo cặp.

+ Ngày 26 tháng 3 là thứ sáu;

+ Ngày 1 tháng 6 là thứ ba;

+ Ngày 19 tháng 8 là thứ năm;

+ Ngày 20 tháng 11 là thứ bảy.

- GV đặt câu hỏi liên hệ với các sự kiện liên quan đến các ngày trong các tờ lịch trên.

- HS quan sát các tờ lịch, đặt câu hỏi và trả lời theo cặp.

D. Hoạt động vận dụng

Bài 4. HS thực hiện các thao tác:

- Quan sát tranh, đọc tình huống trong bức tranh, thảo luận và trả lời câu hỏi

(Hôm nay là thứ bảy, ngày 15 tháng năm).

- Khuyến khích HS đặt thêm các câu hỏi liên quan đến tình huống trong bức tranh.

- HS quan sát các tờ lịch, đặt câu hỏi và trả lời theo cặp.

E. Củng cố, dặn dò

- Bài học hôm nay, em biết thêm được điều gì? Điều đó giúp gì cho cuộc sống?

- Từ ngữ toán học nào em cần chú ý?

___________________________________________

TIẾNG VIỆT

Bài 31D: NHỚ LỜI BỐ DẶN I. MỤC TIÊU:

- Đọc trơ và đọc hiểu một câu chuyện thuộc chủ điểm Gia đình.

- Nghe - viết 1 đoạn. Viết đúng từu ngữ mở đầu bằng S/x, V/d

(18)

- Nói viết về nhân vật trong tranh

II.ĐỒ DÙNG, PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC -Thẻ từ và câu có chỗ trống để làm HĐ2c

- Chuẩn bị một số câu chuyện dành cho thiếu nhi thuộc chủ điểm Gia đình (có thể tham khảo câu chuyện Chú thỏ thông minh trong VBT).

- VBT TV1 tập hai

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS TIẾT 3

3.Hoạt động luyện tập

b) nghe – viết:khổ thơ 2 trong bài Chia bánh

- HD HS viết vào vở

+ Đọc từng dòng thơ để HS viết + Đọc lại cả khổ thơ để HS soát lỗi - Nhận xét bài viết của một số HS c) Trò chơi: Nhìn hình đoán chữ - Nêu mục đích trò chơi và nêu cách chơi

Mục đích: Giúp HS viết đúng các từ có âm đầu s/x ,v/d

Cách chơi: Lớp chia thành 2 đội. Cách chơi: Mỗi đội quan sát tranh (hoặc video clip), nhìn câu Gv đưa ra, nêu nhanh tiếng thích hợp cần điền. Đội tìm được từ nhanh và đúng là đội thắng cuộc.

- Tổ chức cho hai đội chơi

- HD bình chọn đội thắng cuộc và viết các từ đó vào vở

Hoạt động vận dụng HĐ3: Đọc mở rộng

-Hướng dẫn HS tim đọc truyện hoặc bài thơ về gia đình (sách do GV hướng dẫn tìm ở thư viện, ở tủ sách của lớp hoặc do GV chuẩn bị)

-HD nhiệm vụ sau khi đọc xong: nói cho bạn hoặc người thân biết về nhân vật hoặc những câu thơ mình thích

+ Viết vào vở

+ Soát lỗi và hoàn chỉnh bài - Lắng nghe

- Lắng nghe

-Chơi

- Bình chọn đội thắng cuộc và viết vào vở

- Tìm đọc truyện hoặc bài thơ mình thích

(19)

trong bài đọc.

- HD HS thực hành - Nhận xét

Củng cố, dặn dò:

- Nhận xét, đánh giá tiết học - Dặn dò HS làm VBT

- Thực hành - Lắng nghe - Lắng nghe

___________________________________________

Buổi chiều:

LUYỆN TIẾNG VIỆT

ÔN TẬP

I. MỤC TIÊU

- Hs điền đúng các âm ch hoặc tr, dấu hỏi hoặc dấu ngã trong đoạn văn.

- Biết xem tranh viết câu nói về tình cảm của cháu đối với ông bà. Kể về một việc làm được cha mẹ khen.

- Học sinh có ý thức tự giác rèn chữ viết, giữ gìn vở sạch, viết đúng chính tả.

II. ĐỒ DÙNG, PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

- Gv: Bảng phụ.

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1) Kiểm tra bài cũ (5’)

- GV nêu một số yêu cầu của bài chính tả; viết đúng,viết đẹp,chăm chỉ luyện tập, tư thế ngồi viết đúng.

2) Bài mới (33’) a) Giới thiệu bài

- Nêu yêu cầu, mục đích giờ học e) Hướng dẫn làm bài tập chính tả Bài tập 3

- Gọi Hs đọc yêu cầu bài tập

- Yêu cầu Hs làm bài cá nhân, 1 Hs làm trên bảng.

- Gv nhận xét, chốt kết quả đúng Bài tập 4

- Gọi Hs đọc yêu cầu bài tập - Gọi 1 HS làm mẫu

- Yêu cầu Hs làm bài cá nhân,

- Gv nhận xét, chốt kết quả đúng, tuyên dương

- Chú ý theo dõi sách giáo khoa

- Đọc yêu cầu bài tập

- Làm bài cá nhân, 1 Hs làm bài trên bảng

- Lớp nhận xét, bổ sung

- Đọc yêu cầu bài tập - 1 HS làm mẫu

- Yêu cầu Hs làm bài cá nhân, 1 Hs nói trước lớp.

(20)

Bài tập 5

- Gọi Hs đọc yêu cầu bài tập

- Thỏ gọi sư tử vào trú mưa cùng. Sư tử đồng ý trú mưa cùng thỏ.

3) Củng cố, dặn dò (2’) - Gv nhận xét giờ học

- Dặn Hs về chuẩn bị bài học sau.

- Lớp nhận xét

- HS quan sát tranh

- Nêu ý hiểu về nội dung bức tranh - Chia sẻ trước lớp, ghi vào vở

SINH HOẠT

PHẦN 1: SINH HOẠT LỚP TUẦN 30 I. MỤC TIÊU:

- Giúp học sinh thấy được ưu, nhược điểm về nề nếp của lớp cũng như của mình trong tuần qua.

- Đánh giá ý thức của học sinh.

- HS có thói quen phê và tự phê.

- Giáo dục HS ý thức chấp hành nội quy trường lớp.

II. NỘI DUNG:

1. Hoạt động 1: Khởi động (3’)

GV tổ chức cho HS nghe ngày kỉ niệm giải phóng Miền Nam – Việt Nam thống nhất đất nước, ngày quốc tế lao động.

2. Hoạt động 2: Sinh hoạt lớp (10’)

2.1 Các tổ trưởng báo cáo tình hình nề nếp học tập tuần qua

- Lớp trưởng điều hành, gọi lần lượt các tổ báo cáo tình hình hoạt động của tổ mình.

- GV nhận xét chung:

+ Nề nếp: Các em có ý thức đi học đều, đúng giờ và dần đi vào nề nếp ....

+ Về học tập: Trong học tập nhiều em có tinh thần học tập rất tốt,...

+ Vệ sinh thân thể: Sạch sẽ, gọn gàng, mặc đúng đồng phục quy định,...

Tồn tại:

+ Một số em còn nói chuyện riêng,...

- Các tổ thảo luận và đề cử 1 bạn đạt thành tích tốt nhất trong học tập và các hoạt động của trường, lớp trong tổ để được khen thưởng.

- GV tuyên dương

2.2. Phương hướng tuần sau:

- Khắc phục những tồn tại và tiếp tục phát huy những ưu điểm.

- Thực hiện tốt nội quy lớp, nội quy của trường.

- Thực tốt luật ATGT, TNTT.

- Thực hiện đeo khẩu trang từ nhà đến trường, từ trường về nhà. Kiểm tra, đo thân nhiệt trước khi đến lớp.

--- PHẦN 2: HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM

(21)

CHỦ ĐỀ: GIỚI THIỆU SÁCH HAY I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Sưu tầm được một số sách về chủ đề môi trường và cảnh đẹp quê hương trong thu viện lớp học

2, Kĩ năng

- Hs có kĩ năng thích đọc sách báo hơn.

3. Phát triển các năng lực chung và phẩm chất:

- Phát triển tính chủ đông, tích cực học tập của học sinh.

- Tạo không khí thi đua vui tươi, phấn khởi trong học tập.

II.ĐỒ DÙNG, PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC - Giáo viên: nhạc, tranh ảnh

- Học sinh: Phấn

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của HS I. Ổn định lớp( 1’)

II. Bài mới

*Hoạt động 1: Khởi động ( 3’)

- Khởi động bằng bài hát: Trái đất này là của chúng mình

- Khởi động cùng học sinh

* Hoạt động 2: giới thiệu sách đã sư tầm được

- Tổ chức cho HS lên trình bày - Tuyên dương

? Để môi trường sống của chúng ta các con nên làm gì?

- Nhận xét

III. Củng cố - dặn dò: (2’)

- Qua bài học chúng ta học được những gì?

- Nhắc nhở vận dụng vào thực tiễn.

- Nghe, vận động theo nhạc

- Lắng nghe - HS nêu

- HS nêu - Theo dõi

Nguyễn Huệ, ngày ... tháng ... năm 2021

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Kể lại một việc Bác Hồ đã làm trong câu chuyện Chiếc rễ đa tròn.. - Em muốn kể về việc làm nào của

Viết 3-5 câu kể về một sự việc mà em đã chứng kiến hoặc tham gia ở nơi

Viết 3-5 câu kể về một sự việc mà em đã chứng kiến hoặc tham gia ở nơi

Họ ǟất cẩn κận Α;o δẩu LJrang và jang Ό;o Ǖίần áo bảo hộ...

Tìm trong sách báo những truyện tương tự các truyện đã học :….. Trao đổi với các bạn về ý nghĩa của

- Hai vạn dặm dưới đáy biển, Tám mươi ngày vòng quanh thế giới, Cuộc du hành vào lòng đất, Năm tuần trên khinh khí cầu của Véc-nơ.. - Gu-li-vơ du kích của xúyp, Dế Mèn

Baùc luoân daønh moät tình thöông yeâu vaø söï quan taâm ñaëc bieät cho caùc chaùu thieáu nhi,

Bài 1: Dựa theo tranh kể lại được từng đoạn câu chuyện.... Dựa theo tranh kể lại được đoạn 1 của