• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hồng Thái Đông #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bo

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hồng Thái Đông #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bo"

Copied!
1
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Tuần 29

Ngày soạn: 5.4. 2019

Ngày giảng: Thứ hai ngày 8 tháng 4 năm 2019 Tập đọc

MỘT VỤ ĐẮM TÀU

I.MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Hiểu được ý nghĩa của bài: Ca ngợi tình bạn giữa Ma-ri-ô và Giu- li-ét-ta; sự ân cần, dịu dàng của Giu- li-ét-ta; đức hi sinh cao thượngcủa cậu bé Ma-ri-ô.

2.Kĩ năng: Đọc lưu loát, diễn cảm toàn bài văn, đọc đúng các từ phiên âm nước ngoài.

3.Thái độ: HS biết tôn trọng và giữ gìn tình bạn trong học tập và cuộc sống..

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN

-Tự nhận thức(nhận thức về mình,về phẩm chất cao thượng) -Giao tiếp,ứng sử phù hợp.

-Kiểm soát cảm xúc.

-Ra quyết định.

III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

Tranh minh họa chủ điểm và bài đọc SGK, bảng phụ

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của thầy 1. Kiểm tra bài cũ(4')

Đọc thuộc lòng một bài thơ em đã học trong tuần 19- 27

2. Bài mới

a)Giới thiệu bài:(1') b)Luyện đọc:(10')

- GV chia bài thành 5 đoạn.

- GV kết hợp sửa chữa lỗi phát âm.

- GV kết hợp giúp HS hiểu nghĩa 1 số từ khó trong phần giải thích SGK.

- GV đọc diễn cảm toàn bài c) Hướng dẫn tìm hiểu bài(13')

- Yêu cầu HS đọc thầm , đọc lướt nội dung và trả lời các câu hỏi.

- Để trả lời đúng câu 5, GV có thể giúp các em hiểu Ma-ri-ô; Giu- li-ét-ta là những người bạn sống với nhau như thế nào?.

Gv giảng : Ma-ri-ô mang những nét tính cách điển hình của nam giới, Giu- li-ét-ta có những nét tính cách của nữ giới. Là HS

Hoạt động của trò - 2HS

- 1 em đọc bài. Lớp theo dõi.

-5HS đọc, lớp theo dõi.

- 5 HS đọc nối tiếp ( mỗi em 1 đoạn), lớp nhận xét bạn đọc.

- HS luyện đọc cặp.

- Cặp báo cáo.

- 1 em đại diện nêu câu hỏi để các bạn trao đổi và trả lời.

- Đại diện vài em phát biểu.

(2)

ngay từ nhỏ, các em cần có ý thức rèn luyện để làm nam phải mạnh mẽ, cao thượng, là nữ phải dịu dàng, nhân hậu.

- Mời 1 số em nêu nội dung chính của bài.

-.GV tóm ý chính ghi bảng.

Qua bài em học đợc điều gì.

d) Hướng dẫn luyện đọc diễn cảm(9') Gọi HS đọc nối tiếp theo đoạn

- Tổ chức thi đọc diễn cảm một đoạn.

( Từ Chiếc xuồng cuối cùng...Vĩnh biệt Ma-ri-ô)

- GV và HS cùng nhận xét đánh giá và bình chọn nhóm bạn đọc tốt.

3.Củng cố- dặn dò:(3')

- Hãy nêu nội dung ý nghĩa của bài.

QTE:Liên hệ giáo dục HS thể hiện tốt tình yêu thương giúp đỡ nhau giữa bạn bè với nhau trong mọi hoạt động.

- GV nhận xét tiết học.

- Dặn HS chuẩn bị bài sau:

- HS luyện đọc đoạn Nêu cách đọc

- HS thi đọc giữa các tổ . Mỗi tổ đại diện 2 em tham gia đọc .

- 2, 3 em nêu lại.

____________________________________________

Toán

ÔN TẬP VỀ PHÂN SỐ (TIẾP THEO)

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Giúp HS củng về khái niệm phân số, tính chất cơ bản của phân số và vận dụng trong quy đồng mẫu số để so sánh các phân số có mẫu số khác nhau.

2.Kĩ năng: Rèn kĩ năng thực hành quy đồng và so sánh các phân số.

3.Thái độ: HS có ý thức tự giác học bài và làm bài.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

B ng ph .ả ụ

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của thầy 1. Kiểm tra bài cũ:(4')

- HS chữa bài tập số 5 SGK Nêu cách so sánh phân số.

- GV nhận xét.

2. Bài mới:

a)Giới thiệu bài:(1')

b) Hướng dẫn HS làm bài tập.

Bài 1 (7'): Gọi HS nêu yêu cầu bài toán.

- Gv và HS nhận xét đánh giá .

Hoạt động của trò

- HS lên bảng tính.

- HS đọc yêu cầu bài

- HS tự làm bài và lên bảng.

- HS nhận xét.

(3)

- Củng cố về phân số thập phân, viết số thập phân.

Bài 2 (5') : gọi HS đọc đề bài phân tích bài rồi làm bài.

- Gv thu vở nhận xét chữa bài.

Hãy nêu lại cách làm.

Bài 3 (5'): Gv yêu cầu - GV nhận xét.

- Thế nào là phân số bằng nhau?

Bài 4 (7'): GV gọi HS nêu yêu cầu bài toán

GV yêu cầu HS làm phần c theo hai cách:

+ C1: Quy đồng mẫu số rồi so sánh.

+ C2: So sánh từng phân số với đơn vị rồi so sánh phân số đó theo kết quả đã so sánh với đơn vị.

- Gv nhận xét và chữa bài.

- Nêu cách so sánh 2 phân số.

Bài 5 (8'): GV gọi HS nêu yêu cầu bài . -Làm như thế nào để xếp nhanh nhất.

3. Củng cố- dặn dò:(3')

Cách quy đồng phân số và cách so sánh các phân số ?

- GV nhận xét giờ học

- Dặn HS về xem bài và ôn lại nội dung bài.

- HS làm việc cá nhân, sau đó đại diện làm bảng lớp.

- HS nhận xét.

- HS nêu cách làm bài.

- HS làm việc cá nhân, sau đó chữa bài.

- HS nêu cách làm bài.

- HS làm bài vào vở rồi lên bảng chữa bài.

- HS nhận xét và chữa bài.

- HS nêu cách làm bài.

- HS trình bày.

- Nhận xét, bổ sung.

_____________________________________

Chính tả (nhớ - viết) ĐẤT NƯỚC

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Củng cố, ôn lại cách viết hoa tên các huân chương, danh hiệu, giải thưởng qua bài

2.Kĩ năng: HS nhớ - viết đúng chính tả 3 khổ thơ cuối bài Đất nước.

3.Thái độ: Giáo dục HS có ý thức rèn chữ, giữ vở.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

Bảng phụ

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của thầy 1. Kiểm tra bài cũ:(4')

- Yêu cầu HS viết đúng các tên sau: Phạm Ngọc Thạch, Nam Bộ, Cửu Long, rừng tre.

- Nêu quy viết hoa tên riêng ? - Gv nhận xét

Hoạt động của trò - 2 em viết bảng, lớp nhận xét.

(4)

2. Bài mới

a)Giới thiệu bài:(1')

b) Hướng dẫn HS nghe - viết(22') - Gọi 1 em đọc bài viết .

- Gọi HS nêu các cụm từ ngữ dễ viết sai . - GV hướng dẫn cách viết các từ ngữ khó và danh từ riêng .

- GV nhắc nhở HS t thế ngồi viết, cách cầm bút, để vở sao cho hiệu quả cao.

- Yêu cầu HS gấp sách tự nhớ để viết bài.

- GV nhận xét 1 số bài để chữa những lỗi sai

thường mắc.

- GV nêu nhận xét chung .

- Mời HS nhắc lại cách viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài.

c) Hướng dẫn HS làm bài tập(10') Bài tập 2

.- Yêu cầu tự dùng bút chì gạch dưới các từ chỉ huân chương, huy chương, danh hiệu giải thưởng.

- HS làm phiếu lên bảng gắp bài.

- HS GV nhận xét chữa bài.

- GV chốt lại lời giải đúng và yêu cầu HS viết lại các danh từ riêng đó. Nêu cách viết hoa các tên riêng.

Bài tập 3:

.

GV nhận xét chữa bài.

3. Củng cố- dặn dò(3')

Nêu cách viết hoa các huy, huân chương.

- Nhận xét tiết học.

- Dặn hs về nhà, chuẩn bị bài sau

- 1 HS đọc bài viết, lớp theo dõi.

- 2 em nêu nội dung.

- 2 HS đại diện nêu các từ dễ viết sai và luyện viết tên riêng, tên địa lí nớc ngoài.

- HS tự nhớ viết bài vào vở.

- HS rà soát lỗi ( đổi vở để soát lỗi cho nhau.)

- HS phát biểu.

- HS nêu yêu cầu của bài - HS tự làm.

- HS suy ngẫm tìm và phát biểu.

- Lớp đọc thầm đoạn văn.

- HS làm bài vào VBT.

- HS lên bảng chữa bài.

- HS làm bài vào vở bài tập.

_______________________________________

Khoa học

SỰ SINH SẢN CỦA ẾCH

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Học sinh nắm được quá trình sinh sản của ếch.

2.Kĩ năng: Học sinh có kỹ năng vẽ sơ đồ về quá trình sinh sản của ếch.

3.Thái độ: Giáo dục học sinh ham thích tìm hiểu khoa học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- PHTM

III. CÁC HO T Ạ ĐỘNG D Y H C

(5)

Hoạt động của thầy 1. Kiểm tra bài cũ:(4')

Sự sinh sản của côn trùng.

- Giáo viên nhận xét.

2. Bài mới:

a)Giới thiệu bài:(1') b) Các hoạt động

Hoạt động 1:(15) Sự sinh sản của ếch PHTM Câu hỏi nhiều lựa chọn 1. Ếch thường để trứng vào mùa nào?

a. Mùa xuân b. Mùa hạ c. Mùa thu d. Mùa đông 2. Ếch đẻ trứng ở đâu?

a. Trên cạn b. Dưới nước 3. Trứng ếch nở ra con gì?

a. Ếch con b. Nòng nọc 4. Nòng nọc sống ở đâu?

a. a. Trên cạn b. Dưới nước GV kết luận

Sử dụng hình vẽ yêu câu QS và nêu

 Giáo viên kết luận:

- Ếch là động vật đẻ trứng.

- Trong quá trình phát triển con ếch vừa trải qua đời sống dưới nước (giai đoạn nòng nọc), vừa trải qua đời sống trên cạn (giai đoạn ếch).

Hoạt động của trò

- Học sinh tự đặt câu hỏi, mời học sinh khác trả lời.

Hoạt động cá nhân, lớp.

Trả lời câu hỏi trên máy tính bảng

- HS đọc ghi nhớ

- 2 bạn ngồi cạnh trả lời các câu hỏi trang 116 và 117/ SGK.

- Hãy chỉ vào từng hình và mô tả sự phát triển của nòng nọc.

- Nòng nọc sống ở đâu?Ếch sống ở đâu?

- Hình 1: Ếch đực với hai túi kêu phía dưới miệng phong to, ếch cái không có túi kêu.

- Hình 2: Trứng ếch.

- Hình 3: Trứng ếch mới nở.

- Hình 4: Nòng nọc con.

- H 5: Nòng nọc lớn dần lên, mọc ra 2 chân phía sau.

- H 6: Nòng nọc mọc tiếp 2 chân phía trước.

- Hình 7: Ếch con.

- Hình 8: Ếch trưởng thành.

- Học sinh vẽ sơ đồ trình bày quá trình sinh sản của ếch.

(6)

Hoạt động 2:(15') Vẽ sơ đồ quá trình sinh sản của ếch.

- Giáo viên hướng dẫn góp ý.

- Giáo viên theo dõi chỉ định học sinh giới thiệu sơ đồ của mình trước lớp.

 Giáo viên chốt ý 3. Củng cố- dặn dò:(5') - Nhận xét tiết học .

- Xem lại bài.Chuẩn bị: “Sự sinh sản và nuôi con của chim”.

________________________________________________________________

Ngày soạn: 6.4. 2019

Ngày giảng: Thứ ba ngày 9 tháng 4 năm 2019 Toán

ÔN TẬP VỀ SỐ THẬP PHÂN

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Giúp HS củng cố về đọc, viết, so sánh các số thập phân.

2.Kĩ năng: Rèn kĩ năng thực hành đọc, viết, so sánh các số thập phân.

3.Thái độ: HS có ý thức tự giác học bài và làm bài.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

PHTM, máy tính bảng.

III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của thầy 1. Kiểm tra bài cũ(4')

- HS chữa bài tập số 2,3 SGK . Nêu cách quy đông, so sánh phân số.

- Gv nhận xét.

2. Bài mới:

a)Giới thiệu bài(1')

b) Hướng dẫn HS làm bài tập.

Bài 1(6')

- HS nêu yêu cầu bài toán rồi tự làm bài.

63,42; 99.99; 81,325; 7,081.

- Gv nhận xét đánh giá .

- Củng cố lại cách đọc viết số thập phân.

Bài 2(7')

PHTM : Gv phân phối tệp tin.

- Y/c HS đọc đề bài phân tích bài rồi làm bài.

ĐA: 8,65 ; 72,493; 0,04.

- Gv thu vở nhận xét chữa bài.

- Củng cố cách đọc viết số thập phân . Bài 3 (7') Viết thêm chữ số 0

Hoạt động của trò - HS lên bảng tính.

- Nhận xét.

- HS đọc yêu cầu bài, và nêu hướng làm bài.

- HS làm việc cá nhân, sau đó đại diện làm bảng lớp.

- HS nhận xét.

- HS làm việc cá nhân, sau đó chữa bài.

- HS nhận xét.

- HS làm bài vào vở, một bạn

(7)

74,60; 284,30; 401,25; 104,00

- Củng cố về số thập phân bằng nhau.

Bài 4(6')

- GV yêu cầu HS làm bài vào vở.

- Gv nhận xét và chữa bài

- Nêu cách chuyển từ phân số sang số thập phân.

Bài 5(6')

- HS nêu yêu cầu và tự làm bài vào vở.

- Gv nhận xét chốt kết quả đúng - Nêu cách so sánh.

3. Củng cố- dặn dò(3')

- Cách viết và so sánh số thập phân.

- Nhận xét chung

- Dặn HS về chuẩn bị bài sau

lên bảng chữa bài.

- HS nhận xét.

- HS làm bài vào vở.

- HS lên bảng chữa bài.

- HS nhận xét. Nêu cách làm.

- Hs làm bài

- Hs nêu cách làm, nhận xét.

_______________________________________

Khoa học

SỰ SINH SẢN VÀ NUÔI CON CỦA CHIM

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Hình thành biểu tượng về sự phát triển phôi thai của chim trong quả trứng.

2.Kĩ năng: Nói về sự nuôi con của chim.

3.Thái độ: Giáo dục học sinh ham thích tìm hiểu khoa học, có ý thức bảo vệ động vật.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

Hình v trong SGK trang 118, 119.ẽ

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của thầy 1. Kiểm tra bài cũ:(4')

Sự sinh sản của ếch.

- Giáo viên nhận xét.

2. Bài mới:

a)Giới thiệu bài:(1') b) Các hoạt động

Hoạt động 1: (16') Quan sát.

+ So sánh quả trứng hình 2a, hình 2c và hình 2d, quả nào có thời gian ấp lâu hơn?

- Gọi đại diện đặt câu hỏi.

- Chỉ định các bạn cặp khác trả lời.

- Học sinh khác có thể bổ sung.

Hoạt động của trò

- Học sinh tự đặt câu hỏi, mời bạn khác trả lời.

-

- Hai bạn dựa vào câu hỏi trang 118 và 119 / SGK .

+ So sánh tìm ra sự khác nhau giữa các quả trứng ở hình 2.

+ Bạn nhìn thấy bộ phận nào của con gà trong hình 2b và 2c và 2 d - Hình 2a: Quả trứng chưa ấp có

(8)

-Giáo viên kết luận:

- Trứng gà đã được thự tinh tạo thành hợp tử.

- Được ấp, hợp tử sẽ phát triển thành phôi và bào thai.

- Trứng gà cần ấp trong khoảng 21 ngày sẽ nở thành gà con.

Hoạt động 2: (16')Thảo luận.

 Giáo viên kết luận:

+ Chim non mới nở đều yếu ớt, chưa thể tự kiếm mồi được ngay.

+ Chim bố và chim mẹ thay nhau đi kiếm mồi, cho đến khi mọc đủ lông, cánh mới có thể tự đi kiếm ăn.

3. Củng cố- dặn dò:(3') - Nhận xét tiết học.

- Xem lại bài.

- Chuẩn bị: “Sự sinh sản của thú”.

lòng trắng, lòng đỏ riêng biệt.

- Hình 2b: Quả trứng đã được ấp 10 ngày, có thể nhìn thấy mắt và chân.

- Hình 2 c: Quả trứng đã được 15 ngày, có thể nhín thấy phần đầu, mỏ, chân, lông gà.

- Hình 2d : Quả trứng đã được ấp khoảng 20 ngày, có thể nhìn thấy đầy đủ các bộ phận của con gà, mắt đang mở (phần lòng đỏ không còn nữa)

- Nhóm trưởng điều khiển quan sát hình trang 111.

- Bạn có nhận xét gì về những con chim non mới nở, chúng đã tự kiếm mồi được chưa? Ai nuôi chúng?

- Đại diện trình bày, các nhóm khác bổ sung.

- Nhắc lại về sinh sản và nuôi con của chim.

_______________________________________

Luyện từ và câu

ÔN TẬP VỀ DẤU CÂU (DẤU CHẤM, CHẤM HỎI, CHẤM THAN)

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Hệ thống hoá kiến thức đã học về dấu chấm, dấu hỏi, dấu than.

2.Kĩ năng: Mở rộng hệ thống hoá nâng cao kĩ năng sử dụng 3 loại dấu câu trên.

3.Thái độ: Có ý thức trong việc sử dụng đúng các dâu câu.

*GDQTE: Thành phố Giu- chi- tan là thiên đờng của phụ nữ, phụ nữ cũng có thể làm mọi việc như nam giới.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bút dạ, phiếu giao bài khổ to.

- Một tờ giấy phô tô mẩu chuyện Kỉ lục thế giới.

- 3 tờ giấy phô tô bài Thiên đường c a ph n a.ủ ụ ữ

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của thầy 1. Kiểm tra bài cũ(4')

Hoạt động của trò

(9)

- Kể tên các dấu câu đã học: Cách nhận biết?

- GV nhận xét.

2. Bài mới

a)Giới thiệu bài(1')

b) Hướng dẫn HS làm bài tập Bài 1(10')

- HS đọc kĩ y/c của bài . - Cả lớp đọc mẩu chuyên vui

- GV nhắc nhở HS muốn tìm đúng 3 loại dấu câu này, các em cần nhớ các loại dấu câu này dều được đặt ở cuối câu.

- GV và HS chốt lại câu trả lời đúng.

Nêu tác dụng của dấu chấm, ?, !.

Nêu tính khôi hài của câu chuyện.

Bài 2(11')

- HS đọc nội dung bài 2

- Cả lớp đọc thầm nội dung bài Thiên đường của phụ nữ trả lời câu hỏi:

- Bài văn nói điều gì?

- GV hướng dẫn HS đọc thật để phát hiện tập hợp từ nào diễn tả một ý trọn vẹn, hoàn chỉnh thì đó là câu.

- Mời một số em phát biểu.

- GV chốt lại kết quả.

*QTE: Tại sao thành phố Giu- chi- tan được gọi là thiên đường của phụ nữ?

-GV liên hệ GD quyền trẻ em.

Bài 3 (11'):HS đọc nội dung bài tập . - Cả lớp đọc thầm mẩu chuyện vui Tỉ số chưa được mở.

- GV giúp HS nắm kĩ lại câu hỏi, câu cảm, câu khiến hay câu cảm.

- Tổ chức cho HS tự làm vào vở bài tập - GVvà HS cùng chữa bài chốt lại kq đúng . - Em hiểu câu trả lời của Hùng trong mẩu chuyện vui Tỉ số chưa được mở như thế nào?

- Củng cố kiểu câu chia theo mục đích nói.

3. Củng cố- dặn dò(3')

Nêu tác dụng của việc dùng dấu câu trên ? - GV nhận xét tiết học.

- Dăn: Chuẩn bị bài sau

-2 HS trả lời, nhận xét

- 2 HS đọc. Lớp đọc thầm SGK.

- HS suy nghĩ - Đại diện HS nêu kết quả.

- 1 hs đọc yc, lớp đọc thầm

- HS trao đổi theo nhóm đôi.

- 3 nhóm đại diện làm phiếu to rồi chữa bài.

- HS và GV chữa bài.

- HS đọc mẩu chuyện.

- HS tự làm bài trong vở bài tập, rồi đổi vở kiểm tra lại .Đại diện làm bài phiếu to và chữa bài.

_______________________________________

Kể chuyện

(10)

LỚP TRƯỞNG LỚP TÔI

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Rèn kĩ năng nói và nghe:

- Dựa vào lời kể của thầy cô và tranh minh hoạ, kể lại được từng đoạn câu chuyện Lớp trưởng lớp tôi và kể được toàn chuyện theo lời của một nhân vật.

2.Kĩ năng: Chăm chú nghe bạn kể , nhận xét đúng lời kể của bạn.

- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: biết trao đổi với bạn về ý nghĩa câu chuyện.

3.Thái độ: Giáo dục HS học tập tấm gương hiếu học và tinh thần tự quản của một bạn lớp trưởng.

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN

-Tự nhận thức.

-Giao tiếp ứng sử phù hợp.

-Tư duy sáng tạo.

-Lắng nghe phản hồi tích cực.

III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

Tranh minh họa

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của thầy 1. Kiểm tra bài cũ:(4')

- Y/c HS kể chuyện mà em đã nghe, đã đọc.

- Gv nhận xét.

2. Bài mới

a)Giới thiệu bài:(1') b, GV kể chuyện.(10')

- Gv kể lần 1 và giới thiệu tên các nhân vật.

- GV kể lần 2 vừa kể vừa chỉ minh hoạ trên tranh

c, GV hướng dẫn HS kể chuyện(22') Yêu cầu 1:

- Mời 1 HS đọc đề bài, Gv gạch dưới những từ ngữ cần chú ý .

- Mời cả lớp quan sát trang trong SGK và kể cho nhau nghe nội dung từng đoạn theo tranh.

- HS kể từng đoạn câu chuyện theo tranh cho cả lớp.

GV và HS theo dõi nhận xét Yêu cầu 2:

- GV giải thích: Chuyện có 4 nhân vật, nhân vật tôi đã nhập vai lên các em phải chọn các nhân vật khác.

- GV gọi một em kể mẫu cả lớp theo dõi nhận xét.

Hoạt động của trò - 2, 3 HS kể kết hợp nêu ý nghĩa câu chuyện

- HS theo dõi

- HS đọc yêu cầu của tiết kể chuyện

- HS quan sát tranh và kể cho nhau nghe.

- HS kể theo tranh từng đoạn trước lớp.

- HS nêu yêu cầu 2,3 - HS lắng nghe.

- HS kể theo lời một nhân vật.

(11)

- GV cho HS thi kể trước lớp.

- GV mời các tổ cử đại diện kể.

- GV đưa ra tiêu trí đánh giá, bình chọn, tuyên dương bạn kể hay nhất

3. Củng cố- dặn dò:(3')

*QTE:Liên hệ giáo dục HS học tập tấm gương hiếu học, tinh thần gương mẫu chu đáo trước mọi công việc của lớp khiến ai cũng nể phục.

- GV nhận xét tiết học, khuyến khích HS về nhà kể cho người thân nghe.

- Dặn HS chuẩn bài sau.

- Đại diện các tổ thi kể.

- HS và Gv nhận xét đánh giá.

_______________________________________

Thực hành kiến thức Toán ÔN TẬP

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Tiếp tục củng cố cho HS về cách vận tốc, quãng đường, thời gian.

- Củng cố cho HS về phân số và số tự nhiên.

- Biết cách thực hiện phép cộng, trừ hai số đo thời gian.

2.Kĩ năng: Vận dụng giải các bài toán đơn giản.

3.Thái độ: HS yêu thích môn học, tự giác tích cực trong học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- B ng phả ụ

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Kiểm tra bài cũ(4')

+ Muốn tính thể tích hình lập phương ta làm thế nào?

+ Tính thể tích hình lập phương có cạnh dài 1,5 m.

- GV nhận xét.

2. Dạy bài mới

a.Giới thiệu bài: (1')

b.Hướng dẫn HS luyện tập

Bài 1: (7') Khoanh vào phương án đúng:

A. Nâu B. Xanh C.Vàng D. Đỏ - Y/C hs làm bài, chữa bài

- Gv nhận xét.

Bài 2: (8') Tìm phân số, biết tổng của tử số và mẫu số là số tự nhiên lớn nhất có hai chữ số và hiệu của mẫu số và tử số là 11.

- Yêu cầu hs làm bài, chữa bài - Gv nhận xét.

- 1HS nêu

- 1 HS lên bảng tính,lớp nháp.

- Nhận xét, bổ sung.

- HS đọc yêu cầu bài

- HS làm bài vào vở, 2HS lên bảng làm.

- Cả lớp nhận xét, chữa bài.

Khoanh vào B

- Hs làm bài và chữa bài.

Bài giải

Số tự nhiên lớn nhất có hai chữ số là:

99.

Ta có sơ đồ:

Tử số

11 99

(12)

Bài 3: (8') Tìm x:

a) x + 3,5 = 4,72 + 2,28 b) x – 7,2 = 3,9 + 2,5 - Cho Hs làm bài, chữa bài

- GV nhận xét, chốt kết quả đúng.

Bài 4: (8')

Cho hai số 0 và 4. Hãy tìm chữ số thích hợp để lập số gồm 3 chữ số chẵn khác nhau và là số chia hết cho 3?

3. Củng cố-dặn dò(4')

Nêu cách tính diện tích, thể tích của hình hộp chữ nhật và hình lập phương.

- GV tổng kết bài, nhận xét giờ học.

- HS về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.

Mẫu số

Tử số của phân số phải tìm là:

(99 – 11) : 2 = 44

Mẫu số của phân số phải tìm là:

44 + 11 = 55 Phân số phải tìm là: 5544

Đáp số:

55 44

- Hs làm bài và chữa bài.

a) x + 3,5 = 4,72 + 2,28 x + 3,5 = 7

x = 7 – 3,5 x = 3,5

b) x – 7,2 = 3,9 + 2,5 x – 7,2 = 6,4 x = 6,4 + 7,2 x = 13,6 - Hs làm bài và chữa bài.

Bài giải Ta thấy: 0 + 4 = 4.

Để chia hết cho 3 thì các chữ số cần tìm là: 2; 5; và 8. Nhưng 5 là số lẻ 9 loại).

Vậy ta có 8 số sau:

402 240 840 408 420 204 804 480 Đáp số: có 8 số.

_______________________________________________________________

Ngày soạn: 7.4. 2019

Ngày giảng: Thứ tư ngày 10 tháng 4 năm 2019 Toán

ÔN TẬP SỐ THẬP PHÂN (TIẾP)

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Giúp HS củng cố: cách viết số thập phân, phân số dưới dạng phân số thập phân, tỉ số

phần trăm; viết các số đo dưới dạng số thập phân; so sánh số thập phân.

2.Kĩ năng: Rèn kĩ năng viết số thập phân, phân số dưới dạng phân số thập phân, tỉ số phần trăm;

(13)

viết các số đo dưới dạng số thập phân; so sánh số thập phân . 3.Thái độ; HS có ý thức tự giác học và làm bài.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bảng phụ.

_________________________________________

Tập đọc

(14)

CON GÁI

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Hiểu được ý nghĩa bài văn: Qua việc phê phán quan niệm lạc hậu

“ trọng nam khinh nữ” . Khen ngợi cô bé Mơ học giỏi chăm làm , dũng cảm cứu bạn, làm thay đổi cách hiểu chưa đúng của cha mẹ về việc sinh con gái.

2.Kĩ năng: Đọc trôi chảy, lưu loát, diễn cảm bài văn với giọng kể thủ thỉ, tâm tình phù hợp với cách kể sự việc theo cách nhìn, cách nghĩ cảu cô bé Mơ.

3.Thái độ: HS tôn trọng bản sắc văn hoá dân tộc, không biệt biệt nam và nữ.

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN

-Kĩ năng tự nhận thức(nhận thức về sự bình đẳng nam nữ.) -Giao tiếp ứng sử phù hợp giới tính.

-Ra quyết định.

III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

Tranh minh hoạ bài đọc. bảng phụ

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của thầy 1. Kiểm tra bài cũ(4')

- Y/c HS đọc bài một vụ đắm tầu và nêu cảm nghĩ của em về nhân vật Ma-ri-ô và Giu- li-ét-ta?

- GV nhận xét.

2. Bài mới:

a)Giới thiệu bài(1')

b) Hướng dẫn HS luyện đọc(10') - Y/c 1 em học giỏi đọc bài.

- GV hướng dẫn HS đọc đúng, phát âm đúng một số từ ngữ khó.

- Lần 2 : 5 em đọc kết hợp giải nghĩa một số từ.

- Tổ chức cho HS luyện đọc theo cặp.

- GV đọc mẫu toàn bài, giọng kể thủ thỉ, tâm tình

c)Hướng dẫn tìm hiểu bài(13')

- Y/c HS đọc thầm , đọc lướt bài và trả lời câu hỏi.

- Mời đại diện HS trả lời.

- GV kết luận , nhận xét và tổng kết từng câu..

- Y/c HS nêu nội dung của bài.

- Gv tóm tắt ghi bảng nội dung chính.

d)Hướng dẫn đọc diễn cảm(9') - GV mời 4 em đọc nối tiếp toàn bài . - GV hướng dẫn cách đọc diễn cảm từng

Hoạt động của trò

- 3 em đọc và trả lời câu hỏi trong nội dung bài.

- 1 em đọc, lớp theo dõi.

- 5 HS đọc, lớp theo dõi.

- HS đọc nối tiếp.

- HS luyện đọc cặp.

- Cặp báo cáo.

- 1 em đại diện nêu câu hỏi để các bạn trao đổi và trả lời.

- Đại diện vài em phát biểu.

- HS luyện đọc theo hướng dẫn của GV, lớp theo dõi và nhận xét giọng

(15)

đoạn, kết hợp hướng dẫn HS diễn cảm đoạn 5.

- Từng tốp 3 HS thi đọc diễn cảm đoạn 5.

- GV và HS cùng nhận xét đánh giá và bình chọn bạn đọc hay .

3. Củng cố- dặn dò(3')

- Nêu nội dung ý nghĩa của bài.

- Liên hệ giáo dục: Y/c HS kể thêm một số câu chuyện nói về trọng nam khinh nữ.

- GV nhận xét tiết học.

- Dặn HS chuẩn bị bài sau.

đọc của từng bạn.

- HS thi đọc giữa các tổ . Mỗi tổ cử 1 bạn đại diện tham gia

- 2 em nêu.

_______________________________________________

Tập làm văn

TẬP VIẾT ĐOẠN ĐỐI THOẠI

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức; Biết viết tiếp các lời đối thoại để hoàn chỉnh một đoạn đối thoại . 2.Kĩ năng: Biết phân vai đọc lại hoặc diễn thử màn kịch.

3.Thái độ: HS chủ động làm bài, học bài.

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN

-Thể hiện sự tự tin(đối thoại hoạt bát,tự tin,đúng mục đích,đúng đối tượng và hoàn cảnh giao tiếp).

-Kĩ năng hợp tác có hiệu quả để hoàn chỉnh màn kịch.

-Tư duy sáng tạo.

III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

Một số vật dụng, đồ dùng để đóng kịch.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của thầy 1. Kiểm tra bài cũ(4')

- 1 HS đọc lại màn kịch Xin thái sư tha cho đã viết lại.

- Gv nhận xét.

2. Bài mới:

a)Giới thiệu bài(1')

b)Hướng dẫn HS luyện tập.

Bài 1(9')

- 1 HS đọc yêu cầu của bài1. 2 HS đọc nối tiếp hai phần trong truyện : Một vụ đắm tàu.

Bài 2(11')

- Hướng dẫn HS làm bài tập 2.

- Mời HS đọc nội dung của bài tập 2.

- Mời 2 em đọc từng phần và giúp HS nắm vững yêu cầu của bài.

Hoạt động của trò - 1em đọc, lớp theo dõi.

- 1 HS đọc to đề và lớp theo dõi SGK.

- HS đọc lại đoạn truyện.

- 3em đọc nội dung bài 2.

HS1: Đọc tên màn kịch, gợi ý nhân vật, cảnh trí.

(16)

- Gv nhắc nhở HS: SGK đã cho gợi ý sẵn nhân vật, cảnh trí, thời gian, lời đối thại;

đoạn đối thoại giữa các nhân vật. Nhiệm vụ của các em là viết tiếp các lời hội thoại cho màn một hoặc màn hai để hoàn chỉnh màn kịch.

+ Khi viết, chú ý thể hiện tính cách của hai nhân vật: Thái sư Trần Thủ Độ , phu nhân và người quân hiệu.

- Mời Hs nhắc lại 4 gợi ý về lời đối thoại màn 1 và 5 gợi ý về lời đối thoại màn 2.

- Gv chia lớp thành nhóm 2

- Tổ chức cho các nhóm thi diễn đạt trớc lớp

- GV và HS cùng nx, đánh giá những nhóm soạn kịch giỏi, viết lời hội thoại thú vị.

Bài 3 (12')Mời 2 em đọc đề bài.

- GV nhắc các nhóm :

+ Có thể chọn hình thức đọc phân vai hoặc diễn thử màn kịch, cố gắng đối đáp tự nhiên, không quả phụ thuộc vào màn kịch.

- Tổ chức cho các nhóm chọn vai để đọc hoặc diễn kịch.

- Lớp theo dõi bình chọn nhóm đọc hoặc diễn kịch hay.

3. Củng cố- dặn dò(3')

- GV nhận xét tiết học, biểu dương những nhóm viết lời hội thoại hay. Diễn kịch tốt.

- Y/c các em về nhà ôn lại bài và chuẩn bị bài sau.

HS2: Đọc gợi ý về lời đối thoại.

HS3: Đọc đoạn đối thoại.

- HS thảo luận theo nhóm và viết tiếp lời hội thoại cho hoàn chỉnh, một số nhóm làm bảng phụ để chữa bài.

- Một số nhóm đại diện trình bày trước lớp.

Các bạn theo dõi và nhận xét - 2 HS đọc đề bài

- HS chọn nhóm và phân vai để diễn.

- Đại diện nhóm trình bày.

- Hs lắng nghe - 2 hs đọc

- Các nhóm thi đọc, diễn kịch

- HS nêu cách viết đoạn đối thoại.

________________________________________________________________

Ngày soạn: 8.4. 2019

Ngày giảng: Thứ năm ngày 11 tháng 4 năm 2019 Toán

ÔN TẬP VỀ SỐ ĐO ĐỘ DÀI VÀ SỐ ĐO KHỐI LƯỢNG

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Giúp HS củng cố về quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài, đo khối lượng; cách viết các số đo độ dài và các số đo khối lượng dưới dạng số thập phân.

2.Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng làm toán về quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài, đo khối lượng

(17)

3.Thái độ: HS có ý thức tự giác học và làm bài.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

Bảng phụ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của thầy 1. Kiểm tra bài cũ(4')

- Viết các số sau dưới dạng phân số thập phân:

23,23; 10,01; 24,001.

Thế nào là phân số thập phân, Nêu cách so sánh 2 STP.

- Gv nx.

2. Bài mới

a)Giới thiệu bài(1')

b) Hướng dẫn HS làm bài tập

Bài 1 (11'):HS nêu yêu cầu bài tập và tự thực hiện nội dung bài tập.

- Kể tên các đơn vị đo độ dài, khối lượng đã học?

- Củng cố lại cách đọc đổi các đơn vị đo độ dài và đơn vị đo khối lượng.

Bài 2 (11') : HS tự làm bài vào vở

- Nêu mối quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài và các đơn vị đo khối lượng.

- GV nhận xét chốt kết quả đúng

Bài 3 (10') : Y/c HS đọc kĩ bài rồi tìm cách làm.

- GV chốt lại kết quả đúng

- Củng cố cách đổi đơn vị đo độ dài và khối lượng.

3. Củng cố- dặn dò(3')

Nhắc lại bảng đv đo độ dài, KL và mqh của nó.

- GV nhận xét chung tiết học.

- Dặn HS về ôn bài và xem trước bài sau.

Hoạt động của trò

- 3 HS làm bảng, lớp nhận xét .

- HS nêu yc.

- HS tự làm bài rồi chữa bài.

- Nhận xét

- HS làm bài.

- HS tự giải sau đó trao đổi với bạn cách làm và kết quả.

- HS nhận xét.

- HS làm bài vào vở.

- 2 HS lên bảng chữa bài.

1827m=1km827m=1,827km 34dm=3m4dm=3,4m

_______________________________________

Luyện từ và câu

ÔN TẬP VỀ DẤU CÂU (DẤU CHẤM, CHẤM HỎI, CHẤM THAN)

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Tiếp tục hệ thống hoá kiến thức đã học về dấu chấm, chấm hỏi, chấm than.

2.Kĩ năng: Củng cố kĩ năng sử dụng 3 loại câu trên.

3.Thái độ: Có ý thức trong việc sử dụng đúng dấu câu trong đặt câu và làm văn.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

(18)

SGK ; bảng phụ, có vở bài tập

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của thầy 1. Kiểm tra bài cũ(4')

- Y/c HS chữa bài 2

Nêu tác dụng của dấu chấm, ?, !.

- Gv nhận xét, đánh giá 2. Bài mới

a)Giới thiệu bài(1')

b)Hướng dẫn HS luyện tập.

Bài 1(10')

- HS đọc kĩ y/c của bài

- GV gợi ý HS làm bài: Các em cần đọc chậm rãi từng câu văn, chú ý các câu văn có ô trống ở cuối: nếu đó là câu kể thì điền dấu chấm; câu hỏi thì điền dấu chấm hỏi; câu khiến hoặc câu cảm thì điền dấu chấm cảm.

- HS làm bài vào vở bài tập.

- HS đọc lại mẩu chuyện vui.

- Củng cố cách dùng dấu câu.

Bài 2(10')

- HS đọc kĩ bài, xác định yêu cầu của bài . - Hướng dẫn HS đọc lại cả đoạn văn và xác định xem từng câu kể, câu hỏi hay câu cầu khiến. Trên cơ sở đó phát hiện lỗi để sửa.

- HS làm bài vào vở bài tập . - GV chốt lại kết quả.

Vì sao Nam bất ngờ trước câu trả lời của H.

Bài 3(12') HS đọc nội dung của bài tập 3.

- Theo nội dung được nêu trong các ý a,b,c,d em cần đặt kiểu câu với dấu câu nào?

- Tổ chức cho HS tự làm vào vở . - GVvà HS cùng chữa bài .

- GV nhận xét một số bài.

- Củng cố cách dùng dấu câu.

3. Củng cố- dặn dò(3') Nhắc lại nội dung bài.

- GV nhận xét tiết học,

- Dặn HS chuẩn bị bài sau. Y/c HS ôn bài , ai chưa hoàn thành thì tiếp tục làm

Hoạt động của trò

- 1 em làm bảng, lớp nhận xét.

- 1 HS đọc. Lớp theo dõi đọc thầm SGK.

- Hs lắng nghe

- HS làm vào vở bài tập

- 2 nhóm đại diện làm bảng phụ rồi chữa bài.

- HS đọc bài tự suy nghĩ rồi làm bài theo hướng dẫn.

- Đại diện vài em chữa bài.

- HS trả lời.

- HS xác định y/c của bài rồi tự làm bài trong vở sau đó đổi vở kiểm tra lại

- Đại diện làm bài phiếu to và chữa bài.

____________________________________

Hoạt động ngoài giờ lên lớp Sinh hoạt theo chủ điểm tháng 4

(19)

NGÀY HỘI ĐỌC SÁCH Thực hành Tiếng Việt

ÔN TẬP

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Củng cố và nâng cao thêm cho các em những kiến thức về viết đoạn đối thoại.

2.Kĩ năng: Rèn cho học sinh kĩ năng làm văn.

3.Thái độ: Giáo dục học sinh ý thức ham học bộ môn.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- B ng phả ụ

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của thầy 1. Kiểm tra bài cũ:(5')

Truyền thống là gì? Tìm những từ ngữ có tiếng “truyền”.

- Gv nhận xét.

2. Bài mới:

a)Giới thiệu bài:(1')

b)-Hướng dẫn học sinh làm bài tập

Bài tập 1: (15') Em hãy chuyển đoạn văn sau thành một đoạn đối thoại :

Bố cho Giang một quyển vở mới. Giữa trang bìa là một chiếc nhãn vở trang trí rất đẹp. Giang lấy bút nắn nót viết tên trường, tên lớp, họ và tên em vào nhãn vở.

Bố nhìn những dòng chữ ngay ngắn, khen con gái viết chữ đẹp.

Bài tập 2 : (15') Cho tình huống:

Bố (hoặc mẹ) em đi công tác xa. Bố (mẹ) gọi điện về. Em là người nhận điện thoại. Hãy ghi lại nội dung cuộc điện thoại bằng một đoạn văn hội thoại.

Hoạt động của trò - 1 hs trả lời

- Hs nhận xét .

- Học sinh đọc kĩ đề bài - Hs làm bài và báo cáo.

Ví dụ:

- Giang ơi! Bố mua cho con một cuốn vở mới đây này. Giang giơ hai tay cầm cuốn vở bố đưa :

- Con cảm ơn bố!

- Con tự viết nhãn vở hay bố viết giúp con?

- Dạ! Con tự viết được bố ạ!

Giang nắn nót viết tên trường, tên lớp, họ và tên của mình vào nhãn vở.

Nhìn những dòng chữ ngay ngắn Giang viết, bố khen:

- Con gái bố viết đẹp quá!

- Học sinh đọc kĩ đề bài - Hs làm bài và báo cáo.

Ví dụ:

Reng! Reng! Reng!

- Minh: A lô! Bố đấy ạ! Dạ! Con là Minh đây bố.

- Bố Minh: Minh hả con? Con có

(20)

3. Củng cố, dặn dò. (4')

- Nhận xét giờ học và nhắc HS chuẩn bị bài sau.

khỏe không? Mẹ và em thế nào?

- Minh: Cả nhà đều khỏe bố ạ!

Chúng con nhớ bố lắm!

- Bố Minh : Ở nhà con nhớ nghe lời mẹ, chăm ngoan con nhé! Bố về sẽ có quà cho hai anh em con.

- Minh: Dạ! Vâng ạ!

- Bố Minh: Mẹ có nhà không con?

Cho bố gặp mẹ một chút!

- Minh: Mẹ có nhà bố ạ! Mẹ ơi! Mời mẹ lên nghe điện thoại của bố.

_________________________________________

Giúp đỡ - Bồi dưỡng Toán ÔN TẬP

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Củng cố giúp đỡ, bồi dưỡng tính vận tốc của chuyển động đều.

2.Kĩ năng: Thực hành tính vận tốc theo các đơn vị đo khác nhau.

3.Thái độ: Giáo dục HS tính chính xác, khoa học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

Bảng phụ

III. CÁC HO T Ạ ĐỘNG D Y H CẠ Ọ Hoạt động của thầy

1. Kiểm tra bài cũ(4')

Nêu cách tính vận tốc? Viết công thức tính vận tốc?

- Nhận xét.

2. Bài mới

a)Giới thiệu bài(1') b)Hướng dẫn làm bài Bài 1(8'):

Xe máy đi được quãng đường s trong khoảng thời gian t. Tính vận tốc của xe máy biết:

a) t = giờ , s = 15km ; b) t = 45 phút , s = 24km ; c) t = 1 giờ 30 phút , s = 42km.

- GV nhận xét, chốt kết quả đúng Bài tập 2: (8')

Một xe ô tô bắt đầu chạy từ A lúc 9 giờ đến B lúc 11 giờ, cách A 120km.

Hỏi vận tốc của người đó là bao

Hoạt động của trò

- HS trả lời, nhận xét.

GV gọi HS đọc đề bài nêu công thức tính vận tốc.

- 3 hs lên bảng làm, lớp làm bài vào vở.

- Chữa bài, nhận xét, bổ sung

- 1 hs đọc đề bài.

- Hs làm bài và chữa bài.

- Hs nhận xét.

Bài giải

(21)

nhiêu?

GV gọi HS đọc đề bài.

- Gọi HS chữa bài

- Gv nhận xét.

Bài tập 3: (8')

Một người phải đi 30 km đường. Sau 2 giờ đạp xe, người đó còn cách nơi đến 3 km. Hỏi vận tốc của người đó là bao nhiêu?

Bài tập 4: (7')

Một xe máy đi từ A lúc 8 giờ 15 phút đến B lúc 10 giờ được 73,5 km. Tính vận tốc của xe máy đó bằng km/giờ?

- Gv nhận xét.

3.Củng cố, dặn dò (4')

- Muốn tính vận tốc ta làm thế nào?

- Nhận xét chung - Dặn:chuẩn bị bài sau.

Thời gian xe chạy từ A đến B là:

11 giờ - 9 giờ = 2 giờ Vận tốc của người đó là : 120 : 2 = 60 (km/giờ) Đáp số: 60 km/giờ.

- 1 hs đọc đề bài.

- Hs làm bài và chữa bài.

- Hs nhận xét.

Bài giải

2 giờ người đó đi được số km là:

30 – 3 = 27 (km) Vận tốc của người đó là:

27 : 2 = 13,5 (km/giờ)

Đáp số: 13,5 km/giờ.

- 1 hs đọc đề bài.

- Hs làm bài và chữa bài.

- Hs nhận xét.

Bài giải

Thời gian xe máy đó đi hết là:

10 giờ - 8 giờ 15 phút = 1 giờ 45 phút.

= 1,75 giờ.

Vận tốc của xe máy đó là:

73,5 : 1,75 = 42 (km/giờ) Đáp số: 42 km/giờ

__________________________________________

Giúp đỡ - Bồi dưỡng Tiếng Việt ÔN TẬP

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Củng cố lại câu ghép

2. Kĩ năng: Biết cách tạo ra những câu ghép bằng cách thay đổi vị trí các vế câu, điền thêm vế câu thích hợp.

3.Thái độ: Giáo dục HS có ý thức sử dụng đúng các QHT và cặp QHT trong câu ghép.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

Vở ôli, bảng phụ

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC

1. Kiểm tra bài cũ: (4’)

+ Đặt câu ghép và phân tích cấu tạo

(22)

2. Bài mới

a ) Giới thiệu bài: (1’) GV nêu nội dung yêu cầu của tiết học.

b) Hướng d n HS l m b i t pẫ à à ậ

3. Củng cố dặn dò: (5’)

- Thế nào là câu ghép? Cho ví dụ - Nhận xét chung

- Dặn về nhà

________________________________________________________________

Ngày soạn: 9.4. 2019

Ngày giảng: Thứ sáu ngày 12 tháng 4 năm 2019 Toán

ÔN TẬP VỀ ĐO ĐỘ DÀI VÀ ĐO KHỐI LƯỢNG (TIẾP THEO)

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Giúp HS củng cố : Viết các số đo độ dài và khối lượng dưới dạng số thập phân.

(23)

2.Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng đọc, viết, số đo khối lượng dưới dạng STP.

3.Thái độ: HS có ý thức tự giác học và làm bài.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

Bảng phụ

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của thầy 1. Kiểm tra bài cũ(4')

- Nêu bảng đơn vị khối lượng và mối quan hệ trong bảng đơn vị đo khối lượng.

- Gv nhận xét 2. Bài mới

a)Giới thiệu bài(1')

b)Hướng dẫn HS làm bài tập

Bài 1(8'): HS nêu yêu cầu bài tập và tự thực hiện nội dung bài tập.

ĐA: 4,382 km; 2,079km; 0,700km;

- Củng cố lại cách viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân.

Bài 2 (8'): HS tự làm bài vào vở - GV nhận xét chốt kết quả

ĐA: 2,350 kg; 1,065 kg; 8,760 tấn;2,,077 tấn.

- Củng cố lại cách viết số đo khối lượng dưới dạng số thập phân.

Bài 3 (8'):

Viết số thích hợp vào chỗ chấm:

a/ 0,5m = … cm b/ 0,075km = …. m c/ 0,064kg = …. g d/ 0,08 tấn = ….. kg

- Y/c HS sử dụng máy tính bảng để làm bài - Chữa bài

- GV chốt lại kết quả đúng:

50cm; 75m; 50m; 64g; 80kg;

- Củng cố cách đổi đơn vị đo độ dài, khối lượng.

Bài 4 (8'): GV y/c của bài và làm bài vào vở.

- GV và HS nhận xét chữa bài.

ĐA: 3,576km; 0,53m; 5,360tấn; 0,657kg.

Nêu điểm giống và khác giữa 2 đơn vị đo.

3. Củng cố- dặn dò(3')

Nêu MQH giữa đơn vị đo độ dài và khối lượng.

- GV nhận xét chung tiết học.

- Dặn HS về chuẩn bị bài sau.

Hoạt động của trò

- 3 HS nêu.

- HS tự làm bài.

-2HS làm bảng

-Chữa bài, nhận xét, bổ sung.

- 2 HS làm bài trên bảng.

- HS tự làm sau đó trao đổi với bạn cách làm và kết quả.

- HS sử dụng máy tính bảng để làm bài

- - HS làm bài. Lớp nhận xét.

- Làm bài vào vở ôli.

- HS nêu .

- 2 HS lên bảng làm bài.

- Nhận xét, bổ sung.

_______________________________________

Tập làm văn

(24)

TRẢ BÀI VĂN TẢ CÂY CỐI

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Biết tham gia sửa lỗi chung và tự sửa lỗi; viết lại được một đoạn văn cho hay hơn.

2.Kĩ năng: Rút kinh nghiệm về cách viết bài văn tả cây cối theo đề bài, xây dựng bố cục, trình tự miêu tả, quan sát và chọn lọc chi tiết, cách diễn đạt, trình bày trong bài văn tả cây cối.

3.Thái độ: HS chủ động làm bài, học bài.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

Bảng phụ ghi h th ng 1 s l i m HS thệ ố ố ỗ à ường m c. VBTắ

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của thầy 1. Kiểm tra bài cũ(4')

- Y/c HS đọc đoạn kịch Giu-li-ét-ta đã viết lại ở giờ trước.

Làm thế nào để viết đoạn kịch hay.

- Gv nhận xét 2. Bài mới:

a)Giới thiệu bài(1')

b)GV nhận xét kết quả bài làm của HS(11')

* Nhận xét chung về kết quả bài viết.

+ Những ưu điểm chính:

- HS đã xác định được đúng trọng tâm của đề bài

- Bố cục : (đầy đủ, hợp lí) , ý (đủ, phong phú, mới lạ), cách diễn đạt ( mạch lạc, trong sáng )

* Những thiếu sót hạn chế:

- Xác định cây tả chữa hợp lí, trình tự miêu tả chưa rõ ràng còn nhầm lẫn giữa các phần khi miêu tả.

- Dùng từ đặt câu chưa chính xác, đặc biệt khi sử dụng nhân hoá, so sánh chưa hợp với hình ảnh mình định tả.

c) Hướng dẫn HS chữa bài(11') - GV trả bài cho từng HS

- Hướng dẫn HS chữa những lỗi chung .

+ GV viết một số lỗi về dùng từ, chính tả, câu.

d) Tổ chức cho HS học tập 1 số đọan văn hay của bạn.(10')

- Y/c HS tham khảo viết lại một đoạn văn cho hay hơn.

3. Củng cố- dặn dò(3')

Nêu cấu tạo bài văn tả cây cối.

Hoạt động của trò - 2 HS nhắc lại.

- HS theo dõi.

- HS đại diện trả lời.

Một số HS lên bảng chữa,dưới lớp chữa vào vở.

- HS tự viết đoạn văn, vài em đại diện đọc đoạn văn.

(25)

- GV nhận xét tiết học.

- Y/c các em về nhà chuẩn bị bài văn tả con vật

_______________________________________

Lịch sử

HOÀN THÀNH THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Sau bài học, HS có thể nêu được.

-Những nét chính về cuộc bầu cử và những kì họp đầu tiên của Quốc hội khoá VI.

-Kì họp đầu tiên của Quốc hội khoá VI đánh dấu sự thống nhất đất nước về mặt nhà nước.

2.Kĩ năng: Quan sát và ghi nhớ.

3.Thái độ: Tự hào về đất nước Việt Nam.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

-Các hình minh hoạ trong SGK.

-HS sưu tầm các tranh ảnh, tư liệu về cuộc bầu cử Quốc hội khoá VI ở địa phương.

III. CÁC HO T Ạ ĐỘNG D Y H CẠ Ọ Hoạt động của thầy 1. Kiểm tra bài cũ(4')

-Gọi HS lên bảng hỏi và yêu cầu trả lời các câu hỏi về nội dung bài cũ, sau đó nhận xét cho HS.

2. Bài mới

a)Giới thiệu bài(1') b)Các hoạt động

Hoạt động 1( 17') Cuộc tổng tuyển cử ngày 25-4-1976.

-Gv yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc SGK và tả lại không khí của ngày Tổng tuyển cử Quốc hội khoá VI theo các câu hỏi gợi ý.

+Ngày 25-4-1976, trên đất nước diễn ra sự kiện lịch sử gì?

+Quang cảnh HN, Sài Gòn và khắp nơi trên đất nước trong ngày này như thế nào?

+Kết quả của cuộc tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung trên cả nước ngày 25- 4-1976.

Vì sao nói ngày 25-4-1976 là ngày vui nhất của nhân dân ta?

Hoạt động của trò

- 3 HS lần lượt lên bảng trả lời các câu hỏi theo yêu cầu của GV.

-Nhận xét.

-HS tự đọc SGK và rút ra câu trả lời.

-Diễn ra sự kiện cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung

-Khắp nơi đều ngập tràn cờ, hoa, biểu ngữ.

-Chiều 25-4-1976 cuộc bầu cử kết thúc tốt đẹp, cả nước có 98,8% tổng số cử tri đi bâu cử.

-Vì ngày này là ngày dân tộc ta hoàn thành sư nghiệp thống nhất đất nước

(26)

Hoạt động 2( 15') Nội dung quyết định của kì họp thứ nhất, quốc hội khoá VI ý nghĩa của cuộc bầu cử quốc hội thống nhất 1976.

-Gv tổ chức cho Hs làm việc theo nhóm để tìm hiểu những quyết định quan trọng nhất của kì họp đầu tiên, Quốc hội khoá VI, Quốc hội thống nhất.

.

+Những quyết định của kì họp đầu tiên, Quốc hội khoá VI thể hiện điều gì?

-Gv tổ chức cho HS cả lớp chia sẻ thông tin, tranh ảnh về cuộc bầu cử Quốc hội khoá VI ở địa phương mình.

3. Củng cố- dặn dò(3')

Ngày 25-4-1976, trên đất nước diễn ra sự kiện lịch sử gì?

-GV nhận xét tiết học Dặn dò : Chuẩn bị bi sau.

sau bao nhiêu năm dài chiến tranh hi sinh gian khổ.

-HS làm việc theo nhóm, cùng đọc SGK và rút ra KL: Kì họp đầu tiên Quốc hội khoá VI đã quyết định.

-Tên nước ta là: Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

-Quyết định Quốc huy.

-Quốc kì là lá cờ đổ sao vàng.

-Quốc ca là bài Tiến quân ca.

-Thủ đô là HN.

-Thể hiện sự thống nhất đất nước cả về mặt lãnh thổ và nhà nước.

_______________________________________________

Đạo đức

LUYỆN TẬP : EM YÊU HÒA BÌNH

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Củng cố các kiến thức đã học về bài: Em yêu hòa bình

2.Kĩ năng: Có kĩ năng thể hiện các hành vi thái độ về những biểu hiện đạo đức đã học.

3.Thái độ: Có ý thức học tập và rèn luyện theo các chuẩn mực đạo đức đã học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của thầy 1. Kiểm tra bài cũ(4')

- Gọi học sinh đọc ghi nhớ bài Em yêu hòa bình.

- Em mong muốn khi lớn lên sẽ làm gì để giúp cho đất nước luôn hòa bình?

- GV nhận xét, đánh giá.

Hoạt động của trò

- 2 học sinh lên bảng đọc và trả lời.

(27)

2. Bài mới:

a)Giới thiệu bài(1')

b)Hướng dẫn học sinh ôn lại bài đã học và thực hành các kĩ năng đạo đức(32')

Bài “Em yêu hòa bình”

- Nêu một vài biểu hiện về lòng yêu hòa bình.

- Nêu một vài biểu hiện về tình yêu hòa bình?

- Kể một vài việc em đã làm của mình thể hiện lòng yêu hòa bình?

3. Củng cố- dặn dò(3')

- Em hãy nêu một vài biểu hiện về lòng yêu hòa bình?

- Em phải làm gì để tỏ lòng yêu hòa bình?

- Để thế giới không còn chiến tranh, chúng ta phải cùng sát cánh bên nhau cùng nhân dân thế giới bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh….

- HS thảo luận nhóm,báo cáo,nhận xét,bổ sung.

____________________________________________

Địa lí

CHÂU ĐẠI DƯƠNG VÀ CHÂU NAM CỰC

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Nêu được những đặc điểm tiêu biểu về vị trí địa lí, tự nhiên, dân cư kinh tế của châu Đại Dương và châu Nam Cực

2.Kĩ năng: Xác định được trên bản đồ vị trí địa lí , giới hạn của châu Đại Dương và châu Nam Cực

3.Thái độ: HS yêu thích môn học, thích khám phá thế giới

*Giáo dục tài nguyên môi trường Biển đảo: Biết đặc điểm tự nhiên của châu Đại Dương, châu Nam Cực. Biết được nguồn lợi và những ngành kinh tế tiêu biểu của vùng này trên cơ sở khai thác nguồn tài nguyên, biển đảo

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bản đồ thế giới, PHTM, Máy tính bảng

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của thầy 1. Kiểm tra bài cũ(4')

Nêu vị trí địa lí của châu Mĩ?

- GV nhận xét 2. Bài mới:

a)Giới thiệu bài(1')

Hoạt động của trò

- HS trả lời

(28)

b)Các hoạt động

*Hoạt động 1(7'): Vị trí giới hạn của châu Đại Dương

- GV treo bản đồ thế giới

- Chỉ và nêu vị trí của lục địa Ô xtrây- li-a ?

Chỉ và nêu tên các quần đảo , các đảo của châu Đại dương?

- Gọi 1 HS lên chỉ trên bản đồ thế giới lục địa Ô xtrây- li-a ...

* Hoạt động 2(9'): Đặc điểm tự nhiên của châu Đại dương

*PHTM: Yêu cầu Hs vào mạng tìm kiếm các hình ảnh, các thông tin về lục địa Ô-xtrây-li-a

*Hoạt động 3(6'): Người dân và hoạt động kinh tế của châu Đại Đương Dựa vào bảng số liệu diện tích và dân số các châu lục trang 103 hãy:

+ Nêu số dân của châu Đại Dương?

+ So sánh số dân của châu Đại Dương với các châu lục khác?

+ Nêu thành phần dân cư của châu Đại Dương? Họ sống ở những đâu?

Nêu những nét chung về nền kinh tế của Ô-xtrây -li -a?

* Hoạt động 4(10'): châu Nam Cực - Yêu cầu HS quan sát hình 5 và cho biết vị trí của châu Nam Cực?

- HS quan sát bản đồ - HS thảo luận theo cặp

- Lục địa Ô xtrây - li - a nằm ở nam bán cầu , có đường chí tuyến nam đi qua giữa lãnh thổ

- Các đảo và quần đảo : Niu ghi- nê, giáp châu á, quần đảo bi-xăng 0-ti mé tác ...

- Hs lên chỉ và nêu

- HS tự đọc SGK , quan sát lược đồ tự nhiên châu đại dương , so sánh khí hâuk , thực vật và động vật của lục địa ỗ trây li a với các đảo của châu đại dương và hoàn thành vào bảng - Hs sử dụng máy tính bảng để vào mạng tìm kiếm các thông tin, hình ảnh

- dân số châu Đại Dương là 33 triệu dân

- Châu Đại Dương là châu lục có số dân ít nhất trong các châu lục của thế giới

- TP dân cư của châu Đại Dương có thể kể đến hai thành phần chính:

+ dân bản địa có nước da sẫm màu tóc xoăn, mắt đen sống chủ yếu ở các đảo + người gốc anh di cư sang có da trắng sống chủ yếu ở lục địa Ô-xtrây li a - Nước Ô-xtrây li a là nước có nền kinh tế phát triển , nổi tiếng thế giới về xuất khẩu lông cừu , len, thịt bò, sữa.

các ngành công nghiệp năng lượng , khai khoáng , luyện kim chế tạo máy móc, chế biến thực phẩm phát triển...

- HS quan sát và nêu: nằm ở vùng địa cực nam; khí hậu lạnh nhất thế giới quanh năm dưới 0oc động vật tiêu biểu là chim cánh cụt, dân cư không có dân

(29)

Hãy tìm hiểu về tự nhiên của châu Nam Cực?

Vì sao châu Nam Cực lại lạnh nhất thế giới ?

Vì sao con người không sinh sống ở châu Nam Cực ?

*PHTM: Yêu cầu Hs vào mạng tìm kiếm các hình ảnh, các thông tin về châu Nam Cực

3. Củng cố- dặn dò(3')

- Nêu vị trí địa lí đặc điểm tự nhiên của Châu Đại Dương và Châu Nam Cực?

-Liên hệ giáo dục tài nguyên môi trường biển đảo.

- Nhận xét tiết học

- Dặn HS chuẩn bị bài sau

sinh sống.

- vì châu Nam Cực nằm ở vùng cực địa nhận được rất ít năng lượng mặt trời..

- Vì khí hậu ở đây quá khắc nghiệt

- Hs sử dụng máy tính bảng để vào mạng tìm kiếm các thông tin, hình ảnh

_______________________________________

Sinh hoạt+ Kĩ năng sống Kĩ năng sống

BÀI 13: GIỚI THIỆU DI TÍCH LỊCH SỬ CỦA QUÊ HƯƠNG, ĐẤT NƯỚC(TIẾT 1)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: HS trình bày được ý nghĩa của các di tích lịch sử.

2. Kĩ năng: Tìm hiểu và giới thiệu được những di tích lịch sử của quê hương, đất nước với mọi người.

3.Thái độ: Yêu quê hương đất nước, gìn giữ và bảo vệ các di tích lịch sử của địa phương.

II. ĐỒ DÙNG

- Sách Thực hành Kĩ năng sống- lớp 5. NXB Giáo dục VN III. CÁC HO T Ạ ĐỘNG

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

1. Tổ chức(1') - Hát

2. Dạy bài mới a. Giới thiệu bài :(1')

- Chủ đề: yêu gia đình, bạn bè và những người khác; yêu trường lớp, yêu quê hương, đất nước

- Bài học: Giới thiệu những di tích lịch sử của quê hương, đất nước.

b. Nội dung:(16')

- Đọc đầu bài – ghi vở.

(30)

+ HĐ1: Chuẩn bị tâm thế

Câu chuyện: Đến thăm Đền Hùng + HĐ2: Trải nghiệm

+Bài tập 1: Thảo luận nhóm - Gọi HS đọc yêu cầu của BT - YC thảo luận nhóm 4.

- Trình bày ý kiến - GV chốt nội dung + Bài tập 2:

- Gọi HS đọc yêu cầu của BT - Yc làm bài cá nhân

- Trình bày ý kiến GV chốt nội dung BT2

- 1HS đọc câu chuyện.

- Lớp đọc thầm.

- HS đọc yêu cầu BT1 - HS thảo luận nhóm

- Đại diện nhóm trình bày kết quả

- Các nhóm khác nhận xét.

- HS đọc yêu cầu BT2 - HS làm bài

- Đại diện vài HS trả lời.

3. Củng cố- dặn dò: (2') - Nêu bài học

- Nhắc nhở HS thể hiện yêu quê hương đất nước, gìn giữ và bảo vệ các di tích lịch sử của địa phương.

- Chuẩn bị bài sau.

- 2 HS nhắc lại.

NHẬN XÉT TUẦN 29

I. MỤC TIÊU

- Giúp HS: Nắm được ưu khuyết điểm của bản thân tuần qua.

- Đề ra phương hướng phấn đấu cho tuần tới.

- HS biết tự sửa chữa khuyết điểm, có ý thức vươn lên, mạnh dạn trong các hoạt động tập thể, chấp hành kỉ luật tốt.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Những ghi chép trong tuần, họp cán bộ lớp.

III. NỘI DUNG SINH HOẠT

1.Ô.Đ.T.C.

2.Nhận xét chung trong tuần

a.Lớp trưởng nhận xét-ý kiến của các thành viên trong lớp.

b.Giáo viên chủ nhiệm *Nề nếp.

- Chuyên cần: ...

- Ôn bài: ...

- Thể dục vệ sinh: ...

...

...

- Mặc đồng phục:...

- Đội viên thực hiện việc đeo khăn quàng:...

*Học tập:

...

...

...

(31)

...

...

*Các hoạt động khác:

- Lao động: ...

- Thực hiện ATGT: ...

...

...

...

3. Phương hướng tuần tới:

- Tiếp tục ổn định và duy trì mọi nề nếp lớp.

- Nhắc nhở HS bảo vệ sức khỏe trong những ngày giao mùa.

- Tuyên truyền việc thực hiện đảm bảo an ninh, trật tự an toàn trong

trường .Thực hiện tốt đã kí cam kết, thực hiện tốt ATGT, VSATTP. Phòng dịch bệnh..., không chơi trò chơi bạo lực..

- Tích cực chăm sóc công trình măng non.

- Lao động theo sự phân công.

- Tiếp tục chuẩn bị cho Ngày hội Sách 4. Chương trình văn nghệ

(32)

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Viết các số đo độ dài. dưới dạng số

Muốn chuyển đổi hai đơn vị đo diện tích về một đơn vị đo diện tích viết dưới dạng số thập phân, ta chuyển đổi như?.

Kiến thức: Củng cố về viết số đo độ dài và số đo khối lượng dưới dạng số thập phân, mối quan hệ giữa một số đơn vị đo độ dài và khối lượng thông dụng. Thái độ:

Kiến thức: Giúp HS củng cố về: cách viết các số đo độ dài, khối lượng và diện tích dưới dạng số thập phân theo các đơn vị đo khác nhau.. Kĩ năng:

Kiến thức: Giúp HS củng cố về: cách viết các số đo độ dài, khối lượng và diện tích dưới dạng số thập phân theo các đơn vị đo khác nhau3. Kĩ năng:

CÙNG NHAUKHÁM PHÁ CÁC

Giáo viên: Lê Thị Phương Thúy... §óng

Ôn tập về quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài, đơn vị đo khối lượng và cách viết số đo độ dài, cách viết số đo khối lượng.. dưới dạng