• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Nguyễn Huệ #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Nguyễn Huệ #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom"

Copied!
26
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 34 Ngày soạn: 4/5/2022

Ngày dạy: Thứ hai ngày 9/5/2022 Lớp: 2C, 2D

Tự nhiên xã hội

BÀI 20: MỘT SỐ HIỆN TƯỢNG THIÊN TAI I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Nhận biết và mô tả được một số hiện tượng thiên tai thường gặp.

- Nêu được một số rủi ro dẫn đến các thiệt hại về tính mạng con người và tài sản do thiên tai gây ra.

- Phát triển năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập. Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: máy tính, máy chiếu, bài giảng - HS: SGK, VBT

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Hoạt động mở đầu (5p)

- GV yêu cầu HS quan sát hình trang 116 SGK và trả lời câu hỏi: Hãy nói về các việc làm trong hình? Vì sao phải làm vậy?

- GV dẫn dắt vấn đề: Các em vừa được quan sát bức tranh giáo viên và học sinh đang dọn dẹp sau lụt để vệ sinh trường lớp, vậy các em có nhận biết và mô tả được một số hiện tượng thiên tai thường gặp và nêu được một số rủi ro dẫn đến các thiệt hại về tính mạng con người và tài sản do thiên tai gây ra không? Chúng ta sẽ tìm hiểu những vấn đề này trong bài học ngày hôm nay – Bài 20: Một số hiện tượng thiên tai.

- HS trả lời: Mọi người đang dọn dẹp sân trường và lau dọn lớp học. Vì vừa xảy ra trận lũ lớn nên sân trường và lớp học đang bị ngập úng và bùn lầy.

(2)

2. Hình thành kiến thức (15p)

Hoạt động 1: Quan sát và mô tả một số hiện tượng thiên tai

Bước 1: Làm việc theo cặp - GV yêu cầu HS:

+ Quan sát các hình trang 116 và 117 SGK, mô tả hiện tượng thiên tai trong các hình, nói với bạn về điều em quan sát được.

+ Ngoài các hiện tượng thiên tai nói trên, em còn biết hiện tượng thiên tai nào khác? Hãy mô tả ngắn gọn về hiện tượng thiên tai này.

Bước 2: Làm việc cả lớp

- GV yêu cầu một số nhóm báo cáo kết quả

trước lóp.

- GV nhận xét, đánh giá.

3. Luyện tập, thực hành (10p)

Hoạt động 2: Thực hành thu thập và trình bày thông tin về thiệt hại do thiên tai gây ra Bước 1: Làm việc nhóm

- GV yêu cầu HS:

- HS quan sát tranh, trả lời câu hỏi.

- HS trình bày:

+ Hiện tượng thiên tai trong mỗi hình: Lũ lụt, lũ quét, bão, hạn hán, giông.

+ Mô tả về hiện tượng thiên tai khác cháy rừng mà em biết: cháy rừng ở mức độ nghiêm trọng, do nắng nóng kéo dài và các sự cố khác cần là một dạng thiên tai đặc thù. Do tác động bất lợi của thời tiết, trong đó có sự cố, nắng nóng, hạn hán kéo dài nguy cơ cháy rừng luôn ở mức độ cao, xảy ra trên diện rộng và đồng thời ở nhiều tỉnh/thành phố.

(3)

+ Đọc và làm thực hành theo chỉ dẫn SGK trang 118.

+ Trình bày sản phẩm của mình trong nhóm.

GV hướng dẫn HS trình bày theo loại thiên tai.

Bước 2: Làm việc cả lớp

- GV mời đại diện các nhóm báo cáo trước lớp về kết quả thu được.

- GV hướng dẫn các nhóm nêu câu hỏi để làm rõ thêm các thông tin mà nhóm bạn trình bày;

khuyến khích các em bổ sung thêm các thông tin về thiêtk hại do thiên tai gây ra ở địa phương.

4. Vận dụng (5p)

- Yêu cầu HS nêu một số thiên tai ở địa phương em.

*Củng cố-dặn dò:

- GV yêu cầu HS tóm tắt lại những nội dung chính.

- Nhận xét tiết học

- Xem lại bài, chuẩn bị bài tiếp

- HS đọc, thực hành, thảo luận theo nhóm.

- HS trình bày:

+ Lũ lụt là hiện tượng nước trong sông, hồ tràn ngập một vùng đất. Lụt cũng có thể dùng để chỉ trường hợp ngập do thủy triều, nước biển dâng do bão. Lụt có thể xuất hiện khi nước trong sông, hồ tràn qua đê hoặc gây vỡ đê làm cho nước tràn vào các vùng đất được đê bảo vệ.

+ Có thể giảm thiệt hai do lũ bằng cách di dời dân cư xa sông, tuy nhiên các hoạt động kinh tế, dân sinh thường gắn liền với sông.

- HS nêu theo yêu cầu

- HS tóm tắt lại những nội dung chính.

- HS lắng nghe.

IV.RÚT KINH NGHIỆM:....

...

...

...

--- Lớp: 1A, 1B, 1C

Tự nhiên xã hội ÔN TẬP VÀ ĐÁNH GIÁ

CHỦ ĐỀ THỰC VẬT VÀ ĐỘNG VẬT I. MỤC TIÊU

1. Yêu cầu cần đạt về kiến thức kĩ năng:

Sau bài học HS đạt được:

* Về nhận thức khoa học:

(4)

- Hệ thống lại được các kiến thức đã học về chủ đề thực vật và động vật, tên, các bộ phận, lợi ích, chăm sóc, giữ an toàn.

- Những việc nên làm để chăm sóc cây trồng và vật nuôi.

* Về tìm hiểu môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh:

Làm một bộ sưu tập về cây, con vật qua việc quan sát, sưu tầm trong tự nhiên và sách báo.

* Về vận dụng kiến thức và kĩ năng đã học:

Có ý thức chăm sóc và bảo vệ cây trồng vật nuôi.

2. Phẩm chất:

-Trách nhiệm: Có ý thức giữ gìn và chăm sóc cây cối - Chăm chỉ: Có thói quen cho bản thân

3. Năng lực:

3.1: Năng lực chung:

- Năng lực giải quyết vấn đề: Biết cách chăm sóc và bảo vệ cây cối, vật nuôi

- Năng lực giao tiếp hợp tác: Sử dụng lời nói phù hợp với các thành viên trong lớp học khi thảo luận hoặc trình bày ý kiến.

Nhân ái: yêu thương , tôn trọng bạn bè, thầy cô 3.2: Năng lực đặc thù:

- Năng lực nhận thức khoa hoc: Học sinh biết cách giữ gìn và bảo vệ cây cối và động vật.

- Năng lực tìm hiểu môi trường tự nhiên và xã hội: Làm quen cách quan sát, ghi chép, trình bày kết quả.

- Năng lực vận dụng: Vận dụng kiến thức bài học để tự đánh giá bản thân.

II. ĐỒ DÙNG THIẾT BỊ DẠY HỌC:

1. GV: Hình ảnh trang 90, 91( SGK). Các thẻ từ về bộ phận của cây và các con vật.

Bảng hoặc giấy A2, bút màu, băng dính hai mặt.

2. HS: Sách giáo khoa, bút màu.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC 1. Ổn định tổ chức

- Kiểm tra sĩ số + Đồ dùng sách vở của HS trong tiết học.

2. Tiến trình dạy học.

Hoạt động của GV Hoạt động của HS MỞ ĐẦU

- Kiểm tra bài cũ

+ Em đã làm gì để bảo vệ cây xanh và các con vật?

- Giới thiệu bài

- 2 HS trả lời.

- Lắng nghe, nhắc lại đầu bài.

(5)

HĐ 1: Chúng mình đã học được gì về chủ đề Thực vật và động vật

a.Mục tiêu: Hệ thống lại được các kiến thức đã học về chủ đề Thực vật và động vật

- Tên của một số cây và các con vật.

- Các bộ phận của một số cây và các con vật - Lợi ích của một số cây và các con vật.

- Cách chăm sóc một số cây và vật nuôi.

- Cách giữ an toàn khi tiếp xúc với một số cây và vật nuôi.

b. Phương pháp: hoạt dộng nhóm,quan sát, vấn đáp, thuyết trình.

c. Cách tiến hành

Bước 1: Hướng dẫn HS thực hiện

+ Chúng ta đã học xong chủ đề Thực vật và động vật, em hãy nhớ lại, chúng ta đã học và làm được những gì sau khi học chủ đề này?

Bước 2: Tổ chức làm việc nhóm

- GV chia lớp thành 4- 6 nhóm. Nhóm lẻ làm tổng kết phần Thực vật và nhóm chẵn làm tổng kết phần Động vật.

- Hướng dẫn HS thực hiện theo sơ đồ gợi ý trang 90, 91(SGK) và hoàn thành những chỗ có dấu ?

- Khuyến khích HS ngoài việc thực hiện theo mẫu, các em có thể sáng tạo, trình bày sơ đồ theo cách riêng của nhóm mình.

Bước 3: Tổ chức làm việc cả lớp - Gọi đại diện các nhóm lên trình bày

-Tuyên dương các nhóm có sản phẩm trình bày tốt, sáng tạo nhất.

- Kiểm tra lại sự hiểu biết các kiến thức của chủ đề đối với những HS thể hiện chưa tích cực tham gia trong hoạt động nhóm.

- GV chọn kết quả tốt nhất của hai nhóm để tổng kết trước lớp.

- Nếu còn thời gan , GV tổ chức cho HS chơi trò chơi” Thi tìm hiểu về các loài cây và các con vật qua các bài hát, bài thơ”.

Bước 4: Củng cố

- Một số HS trả lời

- Chia nhóm và nhận nhiệm vụ

- Các nhóm hoàn thành bài trên khổ giấy A2.

- Đại diện các nhóm trình bày.

- Hs theo dõi.

(6)

- Yêu cầu HS tiếp tục hoàn thiện sơ đồ tổng kết Thực vật và động vật vào vở theo ý của mình.

- HS làm bài vào vở.

HĐ 2: Làm một bộ sưu tập hình ảnh và thông tin về cây hoặc các con vật a. Mục tiêu:

- Hệ thống các kiến thức về thực vật và động vật.

- Hình thành năng lực tự tìm tòi và nghiên cứu

b. Phương pháp: Hoạt động nhóm, quan sát, vấn đáp, thuyết trình.

c. Cách tiến hành

- GV phân nhóm, yêu cầu mối HS sưu tập các hình ảnh về thực vật và động vật và tập hợp lại để cùng làm bộ sưu tập của nhóm.

- Khuyến khích HS sưu tập, giới thiệu những cây và con vật ở địa phương.

- Gọi một số nhóm lên trình bày( nếu còn thời gian) hoặc yêu cầu HS hoàn thiện tiếp và nộp lại cho GV vào buổi sau.

- Chia nhóm và làm việc theo yêu cầu.

- Một số nhóm lên trình bày nếu còn thời gian.

HĐ 3: Làm bài tập ôn tập tổng kết chủ đề - GV hướng dẫn HS trả lời câu hỏi 1, 2, 3( VBT) - Yêu cầu HS hoàn thành bài vào VBT.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy( Nếu có)

………

………

--- Lớp: 1A, 1C

Đạo đức

ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ II I. Yêu cầu cần đạt:

- Qua các bài đã học ở học kì II, giúp HS củng cố lại các kiến thức đã học và thực hành kĩ năng trong cuộc sống hằng ngày

- Giáo dục HS biết cảm ơn, xin lỗi, chào hỏi và tạm biệt, bảo vệ vây và hoa nơi công cộng.

- Hs có ý thức học tập nghiêm túc.

(7)

II. Đồ dùng dạy học:

- Một số câu hỏi để thảo luận.

III/ Hoạt động dạy và học

Hoạt động dạy Hoạt động học 1.Hoạt động mở đầu (5 phút)

* Đi bộ dưới lòng đường là đúng hay sai quy định?

* Muốn qua đường, em phải đi cùng ai?

2.Hoạt động thực hành, luyện tập (20 phút) HĐ1: Tổ chức hái hoa

+ Khi em sơ ý làm rơi đồ chơi của bạn xuống đất, em phải làm gì, nói gì?

+ Trời mưa to, em không đem áo mưa, bạn cho em đi chung, em sẽ nói gì với bạn?

+ Được bạn cảm ơn khi em giúp đỡ bạn, em cảm thấy thế nào?

+ Khi gặp những người quen biết, em cần làm gì?

+ Em có nên chào hỏi ồn ào khi gặp người quen ở bệnh viện hoặc ở nhà hát không? Vì sao?

+ Trong trường có nhiều cây xanh, em có nên đu cành, bẻ lá không?

+ Khi thấy các bạn leo trèo cây, đu cành , bẻ lá em sẽ nói gì với các bạn?

+ Bảo vệ cây và hoa nơi công cộng là thể hiện điều gì?

Hoạt động 2 : Liên hệ

Cho HS tự liên hệ về những việc đã lthực hiện tốt và chưa tốt.

3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm(10p) Hoạt động 3 : Trò chơi

Cho HS tham gia trò chơi “Cảm ơn và xin lỗi”

Kết luận chung Củng cố :

- Nhận xét tiết học - Liên hệ giáo dục

- 2 HS

- Đại diện các nhóm hái hoa - Lớp nhận xét, bổ sung

- Tự liên hệ bản thân

- Tham gia trò chơi theo nhóm.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy( Nếu có)

(8)

………

………

………...

--- Lớp: 2B, 2C, 2D

Hoạt động trải nghiệm

BÀI 21: Giữ gìn môi trường xanh, sạch (tiết 2) I . MỤC TIÊU: Học sinh có khả năng:

- Nhận biết được môi trường sạch đẹp và môi trường chưa sạch đẹp.

- Biết đề xuất những việc nên làm và không nên làm để môi trường sạch đẹp.

- Thực hiện được một số việc làm phù hợp với lứa tuổi để góp phần bảo vệ môi trường xung quanh luôn sạch đẹp.

II

. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên: Một số hình ảnh/ video về môi trường sạch đẹp và môi trường chưa sạch đẹp (như rác thải bừa bãi nơi công cộng, trên đường, bãi biển, mặt sông, hồ, ao bị ô nhiễm)

2. Học sinh: chuẩn bị sẵn bài thơ, bài hát về Bác Hồ; những việc bảo vệ môi trường.

III

. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

TG Hoạt động của GV Hoạt động của HS

4’1. KHỞI ĐỘNG

- GV cho HS hát : HS hát bài: Điều đó tùy thuộc hành động của bạn

-HS hát

15’2. KHÁM PHÁ – KẾT NỐI

Hoạt động 3: Kể về một vài địa điểm chưa sạch, đẹp và đề xuất việc cần làm để bảo vệ môi trường

- GV cho HS quan sát tranh SHS và hỏi:

+Tranh vẽ gì?

+ Các bạn trong tranh đang làm gì?

- HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi

- Tranh vẽ cảnh bãi biển có nhiều rác thải.

- Tranh vẽ các bạn đang đi thu gom rác ở bãi biển

(9)

- Gọi HS trả lời

- GV cùng HS thống nhất câu trả lời.

- GV cho HS kể về một số địa điểm chưa sạch, đẹp ở địa phương em đang sinh sống.

- GV nhận xét.

- Cho HS thảo luận nhóm đôi và nêu việc cần làm để các địa điểm mà em vừa kể trở nên sạch, đẹp.

- Gọi đại diện nhóm lên trình bày - GV cùng HS nhận xét, tuyên dương.

- GV chốt ý: Chúng ta cần nâng cao ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường xung quanh, đặc biệt là khi đi nghỉ mát trên không xả rác ra bãi biển gây ô nhiễm, ảnh hưởng mĩ quan, làm chết động vật sống dưới biển.

- HS trả lời cá nhân.(biển có nhiều rác; nhiều người đổ rác không đúng nơi quy định….

- HS thảo luận nhóm đôi

- Đại diện nhóm lên chia sẻ với các bạn

15’3. THỰC HÀNH

Hoạt động 4: Xác định các hành động nên làm để giữ môi trường luôn sạch, đẹp

- GV yêu cầu HS quan sát tranh 1,2/SGK khai thác tranh để xem hành động nào nên làm, hành động nào không nên làm - Cho HS thảo luận nhóm đôi để khai thác tranh.

- Gọi đại diện nhóm trình bày

- GV cùng các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- GV nhận xét chung, chốt ý: những việc nên làm để bảo vệ môi trường sạch đẹp là: quét dọn lớp học sạch sẽ, không vứt

-HS quan sát tranh và thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi.

- HS trả lời:

+ Tranh 1: bạn nữ chạy giậm vào vườn hoa ở công viên – không nên làm.

+ Tranh 2: hai bạn đang quét và hốt rác ở sân trường – nên làm

(10)

rác bừa bãi và việc không nên làm là:

dẫm lên cỏ...

- GV cho HS quan sát một số tranh ảnh về các việc nên làm và không nên làm để bảo vệ môi trường.

- HS quan sát tranh.

2’4. Củng cố - dặn dò - Nhận xét tiết học

- Dặn dò chuẩn bị bài sau

- HS lắng nghe

RÚT KINH NGHIỆM:

...

...

...

--- Khoa học

ÔN TẬP: VỆ SINH Ở TUỔI DẬY THÌ I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Nêu được những việc nên và không nên làm để giữ vệ sinh, bảo vệ sức khoẻ ở tuổi dậy thì.

- Thực hiện vệ sinh cá nhân ở tuổi dậy thì. Phát triển năng lực nhận thức thế giới tự nhiên, tìm tòi, khám phá thế giới tự nhiên,vận dụng kiến thức vào thực tiễn và ứng xử phù hợp với tự nhiên, con người.

- Có ý thức giữ gìn vệ sinh thân thể

* GD BVMT: Mức độ tích hợp liên hệ, bộ phận: Mối quan hệ giưa con người với môi trường: Con người cần đến không khí, thức ăn, nước uống từ môi trường. Từ đó phải có ý thức BVMT chính là BV con người..

* Điều chỉnh, bổ sung theo CV 3799: Kể/Nói được tên bệnh ở người do vi khuẩn gây ra; nêu được nguyên nhân gây bệnh và cách phòng tránh.

- HS nhận biết vi khuẩn có kích thước nhỏ, không thể nhìn thấy bằng mắt thường;

chúng sống ở khắp nơi trong đất, nước, sinh vật khác,... qua quan sát tranh ảnh, video.

- HS biết trình bày được một đến hai ví dụ về việc sử dụng vi khuẩn có ích.

- HS kể được tên một đến hai bệnh ở người (viêm đường tiết liệu) do vi khuẩn gây ra; nêu được nguyên nhân gây bệnh và cách phòng tránh.

- Nêu được những việc nên và không nên làm để giữ vệ sinh, bảo vệ sức khỏe ở tuổi dậy thì.

(11)

- Thực hiện vệ sinh cá nhân ở tuổi dậy thì.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Giáo viên: Hình minh hoạ trang 18, 19 SGK; phiếu học tập - Học sinh: SGK

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Hoạt động mở động:(5 phút)

- Cho HS tổ chức chơi trò chơi "Bắn tên" với nội dung sau:

+ Nêu các giai đoạn phát triển của con người ? + Nêu đặc điểm của con người trong

giai đoạn vị thành niên?

+ Nêu đặc điểm của con người trong giai đoạn trưởng thành?

+ Nêu đặc điểm của con người trong giai đoạn tuổi già?

- Giáo viên nhận xét

- Giới thiệu bài: Ghi đầu bài

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:(25 phút)

- Học sinh chơi trò chơi

- HS nghe - HS ghi vở

*Kể/Nói được tên bệnh ở người do vi khuẩn gây ra; nêu được nguyên nhân gây bệnh và cách phòng tránh.

- Cho HS xem video nhận biết vi khuẩn có kích thước nhỏ, không thể nhìn thấy bằng mắt thường; chúng sống ở khắp nơi trong đất, nước, sinh vật khác,...

- Yêu cầu trình bày được một đến hai ví dụ về việc sử dụng vi khuẩn có ích.

- Yêu cầu HS kể được tên một đến hai bệnh ở người (viêm đường tiết liệu) do vi khuẩn gây ra; nêu được nguyên nhân gây bệnh và cách phòng tránh.

*Hoạt động 1: Những việc nên làm để giữ vệ sinh cơ thể ở tuổi dậy thì.

- Cho HS thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi:

- HS xem

- Hs trình bày - Hs trình bày

(12)

+ Em làm gì để giữ vệ sinh cơ thể ?

- KL: Tuổi dậy thì bộ phận sinh dục phát triển, nữ có kinh nguyệt, nam có hiện tượng xuất tinh, cần vệ sinh sạch sẽ và đúng cách

- Phát phiếu học tập cho học sinh. Lưu ý phiếu của học sinh nam riêng, học sinh nữ riêng

- Yêu cầu học sinh đọc và tự làm bài.

- Trình bày kết quả

- Giáo viên nhận xét rút ra kết luận

*Hoạt động 2: Những việc nên làm và không nên làm để bảo vệ sức khoẻ ở tuổi dậy thì.

- Chia 4 nhóm:

- Yêu cầu học sinh thảo luận tìm những việc nên làm và không nên làm để bảo vệ sức khoẻ về thể chất, tinh thần ở tuổi dậy thì?

- Tổ chức cho học sinh báo cáo kết quả thảo luận.

- GV chốt: Ở tuổi dậy thì, chúng ta cần ăn uống đủ chất, tăng cường luyện tập TDTT, vui chơi giải trí lành mạnh;

tuyệt đối không sử dụng các chất gây nghiện như thuốc lá, rượu…; không xem phim ảnh hoặc sách báo không lành mạnh

- Giáo viên nhận xét, khen ngợi

- Thực hiện vệ sinh cá nhân ở tuổi dậy thì.

Nhóm trưởng điều khiển các bạn trả lời câu hỏi.

+ Thường xuyên tắm giặt gội đầu.

+ Thường xuyên thay quần lót.

+ Thường xuyên rửa bộ phận sinh dục

- Học sinh nhận phiếu

- Học sinh tự làm bài.

- HS trình bày kết quả

- 1 học sinh đọc mục: bạn cần biết

- Thảo luận nhóm.

- Học sinh quan sát trang19 SGK và dựa vào hiểu biết thực tế của mình trả lời - HS báo cáo kết quả

- HS nghe

4.Hoạt động ứng dụng:(5 phút) - Nếu bạn bè rủ em hút thuốc thì em sẽ làm gì ?

- Hãy viết một đoạn văn để tuyên truyền, vận động các bạn trong lớp

- HS trả lời

- HS nghe và thực hiện

(13)

tránh xa các chất kích thích, gây nghiện.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY( Nếu có)

...

...…...

---o0o--- Ngày soạn: 5/5/2022

Ngày dạy: Thứ ba ngày 10/5/2022 Lớp: 1A, 1B, 1C

Tự nhiên xã hội

BÀI 18: ÔN TẬP - THỰC HÀNH:

RỬA TAY, CHẢI RĂNG, RỬA MẶT I . MỤC TIÊU

Sau bài học, HS đạt được:

 Về nhận thức khoa học:

– Nêu lại được lợi ích của sự rửa tay, chảy răng, rửa mặt

 Về vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học:

Thực hiện đúng các quy tắc về giữ gìn vệ sinh cơ thể: Rửa tay, chải răng, rửa mặt đúng cách.

II

.CHUẦN BỊ 1. Giáo viên

- Giáo án, SGK, VBT TN và XH, giáo án điện tử, mô hình hàm răng, nc sạch

2. Học sinh - Khăn mặt.

- Xà phòng - Nước sạch III

. CÁC HỌAT ĐỘNG DẠY HỌC

Rửa tay Khám phá kiến thức mới

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Lợi ích của việc rửa tay

Hoạt động 1: Thảo luận về lợi ích của việc rửa tay

 Cách tiến hành

Bước 1: làm việc theo cặp: - HS thảo luận nhóm

(14)

- GV chia lớp thành nhóm đôi, yêu cầu HS thảo luận và nội dung tranh 116 SGK và nêu tình huống trong SGK:

+ Có nên dụi mắt, cầm thức ăn ngay sau khi chơi như các bạn trong hình không? tại sao?

+ Hãy nói về lợi ích của việc rửa tay.

+ Hằng ngày, bạn thường rửa tay khi nào?

Bước 2: Làm việc cả lớp

GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận

GV nhận xét, kết luận

- HS trả lời, giải thích

- Rửa tay sạch giúp loại bỏ các mầm bệnh, phòng tránh các bệnh về ăn uống, về da, mắt…

- Rửa tay khi bẩn, trước khi ăn và sau khi đi VS

- Đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác NX, bổ sung

HS lắng nghe, đọc mục: Em có biết (116)

Luyện tập 2. Em rửa tay thế nào?

Hoạt động 2: Thực hành rửa tay Mục tiêu:

- Thực hiện được một trong những quy tắc giữ VS cơ thể là rửa ray đúng cách Cách tiến hành

Bước 1: làm việc theo cặp

- Gv yêu cầu HS trao đổi với nhau những việc cần làm khi rửa tay

GV lắng nghe, gợi ý thêm cho HS: Khi rửa tay cần làm ướt tay, lấy xà phòng, trà sát lòng bàn tay, cọ từng ngón tay, mu bàn tay, kẽ tay…cuối cùng rửa sạch xà phòng dưới vòi nước

Bước 2: Làm việc cả lớp Gv cho HS xem video rửa tay

GV gọi địa diện nhóm nên thực hành rửa tay - GV nhận xét, đánh giá.

Bước 3. Làm việc theo nhóm

- HS quan sát, lắng nghe.

(15)

- Gv chia lớp thành các nhóm, vận dụng thực hành rửa tay với xà phòng và nước sạch theo nhóm.

- GV quan sát, hướng dẫn các nhóm thực hành.

Bước 4: Làm việc cả lớp.

Đại diện nhóm trình bày rửa tay theo đúng cách - Kết thúc tiết học, HS đọc cá nhân, đồng thanh nhắc lại lời con ong

- HS quan sát - HS nhận xét - HS lắng nghe

Các nhóm quan sát, nhận xét.

CHẢI RĂNG

Mục tiêu :

- HS biết được lợi ích của việc chải răng.

- HS nắm được cách chải răng.

Khám phá kiến thức mới:

1. Lợi ích của việc chải răng Bước 1: Làm việc theo cặp

- GV yêu cầu HS quan sát SGK, làm việc theo cặp nói cho nhau nghe về lợi ích của việc chải răng. Liên hệ, hằng ngày em thường chải răng vào lúc nào?

Bước 2: Làm việc cả lớp:

GV gọi đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận trước lớp

- GV gọi các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- GV nhận xét, đánh giá.

GV đọc phần kiến thức chủ yếu, SGK trang 118

- HS quan sát

- HS thực hiện thảo luận nhóm đôi

- HS trình bày.

- HS nhận xét và bổ sung.

- HS đọc.

Luyện tập 3. Em chải răng như thế nào?

Hoạt động 2: Thực hành chải răng Mục tiêu:

- Thực hiện được một trong những quy tắc giữ VS cơ thể là chải răng đúng cách Cách tiến hành

- Bước 1: Làm việc cả lớp

- GV yêu cầu HS quan sát mô hình hàm răng và trả lời câu hỏi:

+ Hãy chỉ và nói đâu là mặt trong, mặt ngoài của

- HS HS quan sát và thảo luận nhóm đôi

- HS lắng nghe, thảo luận

(16)

mô hình hàm răng + Đâu là mặt nhai?

- Gv gọi trình bày các nhóm nhận xét Gv NX và chỉ các mặt trên bộ răng giả.

GV cho HS xem video về quy trình đánh răng, làm mẫu các động tác chải răng trên mô hình.

Vừa làm vừa HD HS cách đánh răng:

- Chuẩn bị nước sạch

- Lấy 1 lượng kem đánh răng vừa đủ (khoảng bằng hạt lạc)

- Chải răng theo hướng bàn chải từ trên xuống dưới, từ dưới lên trên, từ trái qua phải, từ ngoài vào trong, chải mặt nhai.

- Xúc miệng kĩ rồi nhổ ra vài lần

- Sau khi đánh răng xong phải rửa bàn chải thật sạch, vẩy khô, cắm ngược vào giá.

Bước 2: Làm việc theo nhóm

GV phân công các nhóm thực hành đánh răng, rửa mặt bằng bàn chải đánh răng do các em mang theo và thực hành chải răng theo hướng dẫn.

GV quan sát, hướng dẫn HS thêm.

Bước 3: Làm việc cả lớp

GV yêu cầu đại diện các nhóm lên thực hành trước lớp.

GV gọi HS nhận xét

GV khen ngợi, gọi HS đọc phần con ong ở SGK trang 119

- HS làm việc nhóm HS thảo luận, xử lý một tình huống được giao.

- HS lắng nghe, quan sát

- HS trình bày ý kiến.

- HS nhận xét và bổ sung - HS lắng nghe

- HS thực hành

- HS thực hành, dưới làm quan sát - HS nhận xét

- Hs lắng nghe, đọc bài

Rửa mặt

Mục tiêu :

- HS biết được lợi ích của việc rửa mặt.

- HS nắm được cách rửa mặt.

Khám phá kiến thức mới:

Cách tiến hành

(17)

Bước 1: Chơi tập thể lớp

Gv tổ chức cho HS chơi trò chơi xì điện:

Kể những lợi ích của việc rửa mặt? lưu ý các bạn kể sau không nhắc lại lợi ích của bạn kể trước.

- Gv lắng nghe, đánh giá.

- HS tham gia chơi.

- HS lắng nghe.

Vận dụng 4. Em rửa mặt như thế nào?

Hoạt động 2: Thực hành rửa mặt Mục tiêu:

- Thực hiện được một trong những quy tắc giữ VS cơ thể là rửa mặt đúng cách

Cách tiến hành Cách tiến hành

Bước 1: làm việc theo cặp

Gv cho HS quan sát các bước rửa mặt trong SGK và trả lời các câu hỏi sau:

? Có mấy bước khi rửa mặt, đó là những bước nào?

? Con hãy tập làm động tác theo hình vẽ.

- Gv quan sát, nhận xét và làm mẫu. Vừa làm mẫu vừa HD HS:

1. Rửa sạch tay trước khi rửa mặt

2. Hứng nước vào hai bàn tay xoa lên mặt, quanh hai mắt, đưa tay từ hốc mắt ra, sau đó là má, trán, cằm, mũi, và quanh miệng

3. Dùng khăn sạch trải lên lòng bàn tay, thấm mắt…

4. Vò sạch khăn, vắt bớt khăn, lau cổ, gáy, lật mặt sau ngoáy lỗ tai, vành tai, rồi cuối cùng dùng góc khăn ngoáy lỗ mũi (Lưu ý các bộ phận này nhiều chất bẩn nên phải rửa sau)

5. Giặt sạch khăn

6. Phơi khăn ra chỗ sáng, có ánh nắng.

Bước 3: Làm việc theo nhóm

GV chia lớp thành nhóm 4. Yêu cầu HS dùng khăn mặt riêng của m để thực hiện rửa mặt

Gv quan sát, giúp đỡ HS

- HS quan sát.

- HS lắng nghe, làm việc theo nhóm

- HS lắng nghe, quan sát Gv làm mẫu

- HS thực hành rửa mặt theo nhóm.

(18)

GV lưu ý: Nên rửa mặt dưới vòi nước chảy.

Trường hợp dùng chung chậu thì bạn rửa sau cần lưu ý rửa sạch chậu trước khi thực hành rửa mặt.

Bước 4: Làm việc cả lớp

GV mời đại diện nhóm lên thực hiện lại thao tác rửa mặt

- GV quan sát, nhận xét

- Đại diện nhóm lên thực hành - Nhận xét

3.Củng cố, dặn dò

- HS trả lời câu hỏi: Em rút ra được điều gì sau bài học này?

---o0o--- KHOA HỌC

Ôn tập: Phòng tránh các bệnh lây nhiễm do muỗi đốt I – YÊU CẦU CẦN ĐẠT

Giúp học sinh

- Biết được tác nhân gây bệnh, đường lây truyền và cách phòng tránh các bệnh do muỗi đốt- bệnh sốt rét.

- Nhận biết được 1 số dấu hiệu chính của bệnh sốt rét. Nêu tác nhân, đường lây truyền bệnh sốt rét. Làm cho nhà ở và nơi ngủ không có muỗi. Góp phần PT năng lực Nhận thức khoa học tự nhiên, tìm hiểu môi trường tự nhiên xung quanh, vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học.

- Tự bảo vệ mình và những người trong nhà bằng cách ngủ màn (đặc biệt màn đã được tẩm chất phòng muỗi), mặc quần áo dài để không cho muỗi đốt khi trời tối.

* GD BVMT: Mức độ tích hợp liên hệ, bộ phận: Mối quan hệ giưa con người với môi trường: Con người cần đến không khí, thức ăn, nước uống từ môi trường. Môi trường sạch sẽ không có muỗi và các côn trùng gây bệnh cho người. Từ đó phải có ý thức BVMT chính là BV con người.

* Các kĩ năng sống được giáo dục trong bài

- Kĩ năng xử lí và tổng hợp thông tin để biết được những dấu hiệu tác nhân và con đường lây truyền bệnh sốt rét

II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Hình minh hoạ trong SGK/26, 27.

- Phiếu học tập

III – CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1 – HĐ mở đầu 4’

(19)

- Gọi hs lên bảng trả lời câu hỏi:

? Thế nào là dùng thuốc an toàn?

? Khi mua thuốc chúng ta cần chú ý gì?

? Để cung cấp vi ta min cho cơ thể chúng ta làm gì?

- GV nhận xét đánh giá Giới thiệu: Trực tiếp

2.2, HĐ hình thành kiến thức: 32’

* Hoạt động 1: Một số kiến thức cơ bản về bệnh sốt rét..

- GV chia học sinh thành các nhóm nhỏ, tổ chức cho các em thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi sau:

? Nêu các dấu hiệu của bệnh sốt rét?

? Tác nhân gây bệnh sốt rét là gì?

? Bệnh sốt rét có thể lây từ người bệnh sang người lành bằng đường nào?

? Bệnh sốt rét nguy hiểm như thế nào?

- GV tổ chức cho học sinh báo cáo kết quả thảo luận trước lớp.

- GV nhận xét, sau đó tổng kết về kiến thức cơ bản về bệnh sốt rét

* Hoạt động 2: Cách đề phòng bệnh sốt rét

- GV tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm theo hướng dẫn

- 3 hs lên bảng lần lượt trả lời các câu hỏi về nội dung bài cũ.

- HS nhận xét

- Học sinh làm việc theo nhóm, dựa vào hiểu biết của bản thân và nội dung SGK để trả lời các câu hỏi sau:

+ Khi mắc bệnh sốt rét, người bệnh có các biểu hiện sau: Cứ 2, 3 ngày lại lên cơn sốt; Lúc đầu rét run, đắp nhiều chăn vẫn thấy rét; Sau đó sốt cao, kéo dài hàng giờ, cuối cùng là toát mồ hôi và hạ sốt.

+ Đó là 1 loại kí sinh trùng sống trong máu người bệnh.

+ Muỗi a - nô - phen là thủ phạm làm lây lan bệnh sốt rét. Muỗi đốt người bệnh, hút máu có kí sinh trùng sốt rét của người bệnh rồi truyền sang cho người lành.

+ Gây thiếu máu, người mắc bệnh nặng có thể gây ra tử vong vì hồng cầu bị phá huỷ hàng loạt sau mỗi cơn sốt rét.

- 4 nhóm hs lần lượt trả lời theo 4 nội dung thảo luận. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung ý kiến.

(20)

- Yêu cầu quan sát hình ảnh minh hoạ trong SGK/27, thảo luận và trả lời các câu hỏi sau:

? Mọi người trong hình đang làm gì?

Làm như vậy có tác dụng gì?

? Chúng ta cần làm gì để phòng bệnh sốt rét cho mình và cho người thân cũng như mọi người xung quanh?

- GV nhận xét câu trả lời của học sinh - GV kết luận: Cách phòng bệnh sốt rét tốt nhất, ít tốn kém nhất là giữ vệ sinh nhà ở và môi trường xung quanh, diệt muỗi, diệt bọ gậy và chống muỗi đốt.

- Cho học sinh quan sát hình vẽ muỗi a - nô - phen và hỏi:

? Nêu những đặc điểm của muỗi a - nô - phen?

? Muỗi a - nô - phen sống ở đâu?

- Học sinh tiến hành thảo luận nhóm.

- Đại diện các nhóm trình bày, mỗi nhóm chỉ trình bày về 1 hình. Các nhóm khác có ý kiến nhận xét, bổ sung.

+H3: 1 người đang phun thuốc trừ muỗi, phun thuốc trừ muỗi để tiêu diệt muỗi, phòng bệnh sốt rét.

+H4: Mọi người đang quét dọn vệ sinh, khơi thông cống rãnh. Đây là những nơi muỗi thường ẩn nấp, sinh sản. Không có chỗ ẩn nấp, muỗi sẽ chết.

+ H5: Mọi người đang tẩm màn bằng chất phòng muỗi. Làm như vậy để muỗi không chui được vào màn để đốt người, tránh muỗi mang kí sinh trùng từ người bệnh sang người lành.

+ Mắc màn khi đi ngủ - Phun thuốc diệt muỗi

- Phát quang bụi rậm, khơi thông cống rãnh

- Chôn kín rác thải

- Dọn sạch những nơi có nước động vũng lầy

- Thả cá vào chum, vại - Uống thuốc phòng bệnh - Học sinh lắng nghe.

- Học sinh quan sát, suy nghĩ trả lời câu hỏi:

+ Vòi dài, chân dài, khi đốt đầu chúc xuống còn bụng chổng ngược lên.

+ Sống ở nơi tối tăm, ẩm thấp, bụi rậm.

Thường để trứng ở nơi cống rãnh, nước đọng, ao tù, hay ngay trong mảnh bát,

(21)

? Vì sao chúng ta phải diệt muỗi?

- GV kết luận: Nguyên nhân gây bệnh sốt rét là do 1 loại kí sinh trùng gây ra.

Hiện nay cũng đã có thuốc chữa và thuốc phòng. Nhưng cách phòng bệnh tốt nhất là giữ vệ sinh nhà ở và môi trường sống xung quanh.

? Em có thể làm gì để ngăn chặn sự sinh sản của muỗi?

- GV GD ý thức giữ vệ sinh môi trường sống xung quanh cho HS

3, HĐ vận dụng: 4’

- Gv cho học sinh đóng vai tuyên truyền phòng, chống bệnh sốt rét.

- GV nhận xét tiết học - Dăn dò:

chum vại, … có nước.

+ Muỗi là con vật trung gian truyền bệnh sốt rét, chúng sinh sản rất nhanh.

- Dọn vệ sinh môi trường xung quanh sạch sẽ. Tuyên truyền mọi người cùng thực hiện...

- Các nhóm đóng vai.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY( Nếu có):

...

...

...

_______________________

Ngày soạn: 5/5/2022

Ngày dạy: Thứ tư ngày 11/5/2022 Lớp: 2C, 2D

Tự nhiên xã hội

BÀI 21: MỘT SỐ CÁCH ỨNG PHÓ, GIẢM NHẸ RỦI RO THIÊN TAI ( tiết 1)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Nêu được một số cách ứng phó, giảm nhẹ rủi ro thiên tai.

- Nêu được một số việc làm để thực hiện phòng tránh rủi ro thiên tai thường xảy ra ở địa phương.

- Phát triển năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập. Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: máy tính, máy chiếu, bài giảng

(22)

- HS: SGK, VBT

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Hoạt động mở đầu (5p)

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, quan sát Hình SGK trang 120 và trả lời câu hỏi: Những người trong hình đang làm gì? Vì sao cần phải làm như vậy?

- GV dẫn dắt vấn đề: Chúng ta biết ngoài bão thì còn có những thiên tai khác như hạn hán, lũ lụt,...và các thiên tai có thể gây ra rác hại. Vậy làm thế nào để giảm nhẹ những tác hại mà thiên nhiên gây ra. Trong bài học ngày hôm nay - Bài 21: Một số cách ứng phó giảm nhẹ rủi ro thiên tai chúng ta sẽ cùng tìm hiểu và trả lời những cây hỏi này.

2. Hình thành kiến thức (15p)

Hoạt động 1: Quan sát những việc làm để ứng phó, giảm nhẹ rủi ro thiên tai

Bước 1: Làm việc theo cặp - GV yêu cầu HS quan sát các hình trang 121 SGK và trả lời câu hỏi:

+ Trong các hình đó, việc làm nào được thực hiện trước, trong và sau khi bão?

+ Nêu ích lợi của mỗi việc làm đó.

Bước 2: Làm việc cả lớp

- GV yêu cầu một số nhóm báo cáo kết quả

trước lớp.

- GV lưu ý cho HS: Việc theo dõi dự báo thời tiêt được thực hiện cả trước, trong và sau bão.

- HS trả lời: Những người công nhân đang cắt cành cây. Cắt cành cây để phòng chống bão, để cây khỏi bị gãy đổ, gây tại nạn khi có bão.

- HS quan sát hình, trả lời câu hỏi.

- HS trình bày:

+ Việc làm trước bão: hình 1, 2, 6:

Theo dõi tình hình và chuẩn bị lương thực, cách phòng tránh tốt nhất để ứng phó với thiên tai

+ Việc làm trong bão: hình 1,4, 5:

(23)

3. Luyện tập, thực hành (10p)

Hoạt động 2: Liên hệ thực tế về các việc cần làm để ứng phó, giảm nhẹ rủi ro thiên tai Bước 1: Làm việc theo cặp

- GV yêu cầu từng cặp HS đặt câu hỏi và trả lời các câu hỏi:

+ Em còn biết việc cần làm nào khác để ứng phó, giảm nhẹ rủi ro do bão gây ra?

+ Nếu địa phương em có bão, em cần làm gì để giữ an toàn cho bản thân và giúp đỡ gia đình?

Bước 2: Làm việc cả lớp

- GV yêu cầu một số nhóm báo cáo kết quả trước lớp.

- GV nhận xét, đánh giá.

4. Vận dụng (5p)

- Yêu cầu HS nêu một số cách ứng phó, giảm nhẹ thiên tai.

*Củng cố-dặn dò:

- GV yêu cầu HS tóm tắt lại những nội dung chính.

- Nhận xét tiết học

- Xem lại bài, chuẩn bị bài tiếp

Tiếp tục theo dõi tình hình thiên tai trên phương tiện thông tin đại chúng và ở tại nơi an toàn, không ra ngoài + Việc làm sau bão: hình 3: Lau dọn, đảm bảo vệ sinh, an toàn sau khi thiên tại đi qua.

- HS thảo luận, trả lời câu hỏi.

- HS trả lời:

+ Việc cần làm khác để ứng phó, giảm nhẹ rủi ro do bão gây ra: chuẩn bị lương thực, nhà cửa che chắn chắc chắn, cây cối lớn nên cắt tỉa trước...

+ Nếu địa phương em có bão em cần để giữ an toàn cho bản thân và giúp đỡ gia đình: chuẩn bị thức ăn để dự trữ những ngày bão, ở yên trong nhà, che chắn nhà cửa chắc chắn...

- HS nêu theo yêu cầu

- HS tóm tắt lại những nội dung chính.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY( Nếu có):

...

...

...

Lớp: 1c

Hoạt động trải nghiệm

BÀI 21: Giữ gìn môi trường xanh, sạch (tiết 2) I . MỤC TIÊU: Học sinh có khả năng:

- Nhận biết được môi trường sạch đẹp và môi trường chưa sạch đẹp.

(24)

- Biết đề xuất những việc nên làm và không nên làm để môi trường sạch đẹp.

- Thực hiện được một số việc làm phù hợp với lứa tuổi để góp phần bảo vệ môi trường xung quanh luôn sạch đẹp.

II

. CHUẨN BỊ:

3. Giáo viên: Một số hình ảnh/ video về môi trường sạch đẹp và môi trường chưa sạch đẹp (như rác thải bừa bãi nơi công cộng, trên đường, bãi biển, mặt sông, hồ, ao bị ô nhiễm)

4. Học sinh: chuẩn bị sẵn bài thơ, bài hát về Bác Hồ; những việc bảo vệ môi trường.

III

. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

TG Hoạt động của GV Hoạt động của HS

4’ 1 . KHỞI ĐỘNG

- GV cho HS hát : HS hát bài: Điều đó tùy thuộc hành động của bạn

- HS hát

15’ 2 . KHÁM PHÁ – KẾT NỐI

Hoạt động 3: Kể về một vài địa điểm chưa sạch, đẹp và đề xuất việc cần làm để bảo vệ môi trường

- GV cho HS quan sát tranh SHS và hỏi:

+Tranh vẽ gì?

+ Các bạn trong tranh đang làm gì?

- Gọi HS trả lời

- GV cùng HS thống nhất câu trả lời.

- GV cho HS kể về một số địa điểm chưa sạch, đẹp ở địa phương em đang sinh sống.

- GV nhận xét.

- Cho HS thảo luận nhóm đôi và nêu việc cần làm để các địa điểm mà em vừa kể trở nên sạch, đẹp.

- Gọi đại diện nhóm lên trình bày

- HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi

- Tranh vẽ cảnh bãi biển có nhiều rác thải.

- Tranh vẽ các bạn đang đi thu gom rác ở bãi biển

- HS trả lời cá nhân.(biển có nhiều rác; nhiều người đổ rác không đúng nơi quy định….

- HS thảo luận nhóm đôi

(25)

- GV cùng HS nhận xét, tuyên dương.

- GV chốt ý: Chúng ta cần nâng cao ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường xung quanh, đặc biệt là khi đi nghỉ mát trên không xả rác ra bãi biển gây ô nhiễm, ảnh hưởng mĩ quan, làm chết động vật sống dưới biển.

- Đại diện nhóm lên chia sẻ với các bạn

15’ 3 . THỰC HÀNH

Hoạt động 4: Xác định các hành động nên làm để giữ môi trường luôn sạch, đẹp

- GV yêu cầu HS quan sát tranh 1,2/SGK khai thác tranh để xem hành động nào nên làm, hành động nào không nên làm - Cho HS thảo luận nhóm đôi để khai thác tranh.

- Gọi đại diện nhóm trình bày

- GV cùng các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- GV nhận xét chung, chốt ý: những việc nên làm để bảo vệ môi trường sạch đẹp là: quét dọn lớp học sạch sẽ, không vứt rác bừa bãi và việc không nên làm là:

dẫm lên cỏ...

- GV cho HS quan sát một số tranh ảnh về các việc nên làm và không nên làm để bảo vệ môi trường.

- HS quan sát tranh và thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi.

- HS trả lời:

+ Tranh 1: bạn nữ chạy giậm vào vườn hoa ở công viên – không nên làm.

+ Tranh 2: hai bạn đang quét và hốt rác ở sân trường – nên làm

-HS quan sát tranh.

2’ 4.Củng cố - dặn dò - Nhận xét tiết học

- Dặn dò chuẩn bị bài sau

- HS lắng nghe

(26)

RÚT KINH NGHIỆM:

...

...

...

---

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Mục tiêu: Nêu được những việc nên và không nên làm để giữ vệ sinh khi tham gia các hoạt động ở

Kiến thức: Nhận biết được vật dẫn điện, vật cách điện và thực hành làm được cái ngắt điện đơn giản.. Kĩ năng: Lắp được mạch điện thắp sáng đơn

Kĩ năng: Ôn tập về những kĩ năng về bảo vệ môi trường, giữ gìn sức khoẻ liên quan đến nội dung phần vật chất và năng lượng.. Thái độ: Yêu thiên nhiên và có

+ Đây là bức tranh về gia đình Minh, bây giờ qua bài Tập làm văn hôm nay các em sẽ hiểu rõ hơn về gia đình của các bạn trong lớp. - HS quan sát và nêu nội dung

II.. - Yêu cầu Hs đọc trong nhóm.. - HS vận dụng thành thạo vào thực hiện tính và làm bài toán có một phép tính - Giáo dục HS tích cực, tự giác, rèn

Thực hành tính toán độ dài đường gấp khúc, vận dụng vào giải quyết vấn đề thực tiễn.Thông qua việc quan sát, nhận biết được các đoạn thẳng, đường gấp khúc,

- Giáo dục HS tình cảm yêu quý đối với các anh bộ đội, học tập tác phong nhanh nhẹn, dứt khoát, kỉ luật của các anh bộ đội.. - Hs nắm được thông tin về các

- Đọc đúng các tiếng, từ khó trong bài : ruột thừa, mổ gấp, đột nhiên. Biết cách đọc lời thoại, đọc thoại của các nhân vật trong bài. Nhận biết được tình