• Không có kết quả nào được tìm thấy

File thứ 5: ly-8-chu-de-3-thang-11_1711202110

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "File thứ 5: ly-8-chu-de-3-thang-11_1711202110"

Copied!
3
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

KHỐI 8 - CHỦ ĐỀ THÁNG 11

CHỦ ĐỀ 3 : LỰC ĐẨY ACSIMET – SỰ NỔI

I. LỰC ĐẨY ACSIMET:

1/ Tác dụng của chất lỏng lên vật nhúng chìm trong nó:

Một vật nhúng trong chất lỏng bị chất lỏng đẩy thẳng đứng từ dưới lên với lực có độ lớn bằng trọng lượng của phần chất lỏng mà vật chiếm chỗ.

Lực này gọi là lực đẩy Acsimet.

(Acsimet 287 – 212 trước công nguyên là nhà toán học, nhà vật lý, nhà phát minh, nhà thiên văn học người Hy Lạp. Ông cũng được biết đến là người đã thiết kế ra nhiều loại máy móc, chẳng hạn máy bơm trục vít, ròng rọc phức hợp, và các công cụ chiến tranh để bảo vệ quê hương ông, Syracusa.Lực đẩy của chất lỏng lên một vật nhúng

trong nó do ông là người phát hiện ra đầu tiên nên được gọi là Lực đẩy Acsimet) 2/ Độ lớn của lực đẩy Acsimet:

* Thí nghiệm kiểm tra: Đọc tham khảo SGK

* Công thức tính độ lớn của lực đẩy Acsimet:

F

A

= d.V

Trong đó: d (N/m3): trọng lượng riêng của chất lỏng

V (m3) : thể tích phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ FA (N): lực đẩy Acsimet

II. Sự nổi:

1/ Điều kiện để vật nổi , vật chìm:

- Một vật ở trong lòng chất lỏng chịu tác dụng của các lực: trọng lực (P) và lực đẩy Acsimet (FA¿.

(2)

- So sánh trọng lực và lực đẩy Acsimet, ta có các trường hợp sau:

* FA > P : vật nổi lên mặt thoáng

* FA = P: vật lơ lửng trong chất lỏng.

* FA < P : vật chìm xuống đáy.

II. Độ lớn của lực đẩy Acsimet khi vật nổi trên mặt thoáng chất lỏng:

- Công thức:

F

A

= d.V

Trong đó: V(m3) : thể tích của phần vật chìm trong chất lỏng (không phải thể tích của vật)

III. Vận dụng:

Câu 1: Lực đẩy Acsimet có phương:

A. Thẳng đứng, hướng xuống dưới.

B. Thẳng đứng, hướng lên trên.

C. Bất kì, hướng lên trên.

D. Bất kì, hướng xuống dưới.

Câu 2: Lực đẩy Acsimet có độ lớn:

A. Không phụ thuộc vào độ sâu của vật nhúng chìm.

B. Càng lớn, nếu vật chìm càng sâu.

C. Càng nhỏ, nếu vật chìm càng sâu.

D. Bằng không, khi vật chìm tới đáy bình chất lỏng.

Câu 3: Lực đẩy Acsimet có độ lớn

A. Bằng trọng lượng vật nhúng chìm.

B. Bằng trọng lượng chất lỏng có thể tích bằng thể tích của vật.

C. Bằng khối lượng phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.

D. Bằng trọng lượng phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.

Câu 4: một thỏi nhôm và một thỏi thép có thể tích bằng nhau cùng được nhúng chìm trong nước. thỏi nào chịu lực dẩy Acsimet lớn hơn?

(3)

Câu 5: hai thỏi đồng có thể tích bằng nhau, một thỏi được nhúng chìm trong nước,một thỏi được nhúng chìm trong dầu. Thỏi nào chịu lực đẩy Acsimet lớn hơn?

Câu 6: tại sao khi kéo gầu nước từ giếng lên. Khi gầu còn trong nước thì kéo dễ dàng hơn so với khi gầu nước đã lên khỏi mặt nước?

Câu 7: một vật bằng sứ hình hộp chữ nhật kích thuocwx 40cmx 20cm x 10cm và một vật bằng sắt hình lập phương có cạnh 20cm. Thả 2 vật chìm trong nước.

a/ Lực đẩy Acsimet tác dụng lên vật nào lớn hơn?

b/ trọng lượng của hai vật đó trong nước bằng nao nhiêu?

Biết khối luonngj riêng của sứ là 2300 kg/m3 , của sắt là 7800 N/m3 ;của nước là 1000 kg/m3.

Câu 8: Một vật khối lượng 598,5 g làm bằng chất có khối lượng riêng 10,5g/cm3 được nhúng hoàn toàn trong nước. Biết trọng lượng lượng riêng của nước là 1000 N/m3. Tính lực đẩy Acsimet tác dụng lên vật?

Câu 9: một vật có khối lượng 0,75kg và có khối lượng riêng là 10,5 g/cm3 được thả vào chậu nước. Vật bị chìm xuống đáy hay nổi trên mặt nước? Tại sao?

Câu 10: treo một vật nhỏ vào lực kế và đặt chúng trong không khí thì thấy lực kế chỉ 18N. Vẫn treo lực kế nhưng nhúng vật chìm hoàn toàn trong nước thì thấy lực kế chỉ 10N. Tính thể tích của vật và trọng lượng riêng của vật?

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Sử dụng chất nổ (mìn) để đánh cá sẽ gây ra một áp suất rất lớn, áp suất này truyền theo mọi phương gây ra sự tác động của áp suất rất lớn đến các sinh vật khác sống

Kết luận: Một vật nhúng trong chất lỏng bị chất lỏng tác dụng một lực đẩy hướng từ dưới lên trên theo phương thẳng đứng.2. Độ lớn

Câu 5: Một vật được nhúng vào trong một chất lỏng sẽ chịu tác dụng của hai lực, trọng lượng P của vật và lực đẩy Ác-si-mét F A.. B.Vật sẽ nổi lên khi

Câu 44: Nếu gọi P là trọng lượng của vật, F là lực đẩy Ác si mét tác dụng lên vật khi vật được nhúng hoàn toàn trong chất lỏng.. Điều kiện nào sau đây là đúng cho

Câu 17: Khi vật nổi trên mặt thoáng chất lỏng thì lực đẩy Acsimet tác dụng lên vật sẽ có cường độ bằng:.. trọng lượng

Câu 17: Khi vật nổi trên mặt thoáng chất lỏng thì lực đẩy Acsimet tác dụng lên vật sẽ có cường độ bằng:.. trọng lượng

Câu 17: Khi vật nổi trên chất lỏng thì lực đẩy Acsimet tác dụng lên vật sẽ có cường độ bằng:B. trọng lượng

Câu 17: Khi vật nổi trên chất lỏng thì lực đẩy Acsimet tác dụng lên vật sẽ có cường độ bằng:B. trọng lượng