• Không có kết quả nào được tìm thấy

Hoàn thiện công tác quản lý thu chi tài chính tại Trường Đại học Nông lâm – Đại học Huế

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Hoàn thiện công tác quản lý thu chi tài chính tại Trường Đại học Nông lâm – Đại học Huế"

Copied!
124
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong công trình nghiên cứu khoa học này là độc lập và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn trong luận văn đãđược chỉrõ nguồn gốc.

Tác giảluận văn

Trần Thị Huyền Trang

Trường Đại học Kinh tế Huế

(2)

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS Trịnh Văn Sơn đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, góp ý cho tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn thạc sĩ.

Tôi xin chân thành cảm ơn Phòng Đào tạo Sau đại học và quý thầy cô giáo ở Trường Đại học Kinh tế- Đại học Huế đã tạo điều kiện, giúp đỡ và tận tình truyền đạt kiến thức cho tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn thạc sĩ.

Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, lãnh đạo và cán bộ Phòng Kế hoạch tài chính – Trường Đại học Nông lâm đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và thu thập số liệu để nghiên cứu và hoàn thành luận văn thạc sĩ.

Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã quan tâm, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn.

Thừa Thiên Huế, ngày tháng năm 2018 Tác giả

Trần ThịHuyền Trang

Trường Đại học Kinh tế Huế

(3)

TÓMLƯỢCLUẬN VĂNTHẠCSĨKHOA HỌCKINH TẾ Họvà tên họcviên : TRẦN THỊ HUYỀN TRANG

Chuyên ngành : QUẢNLÝ KINH TẾ Niên khóa: 2016 - 2018 Người hướngdẫnkhoa học:PGS.TS.TRỊNH VĂN SƠN

Tênđềtài:“Hoàn thiện công tác quản lý thu chi tài chính tại Trường Đại học Nông lâm– Đại học Huế

1. Tính cấp thiết của đềtài

Ngân sách nhà nước (NSNN) có vai trò rất quan trọng trong toàn bộhoạt động kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng và đối ngoại, là công cụ điều chỉnh vĩ mô nền kinh tế, định hướng phát triển sản xuất, điều tiết thị trường, bình ổn giá cả, điều chỉnh đời sống xã hội.

Bộ máy nhà nước muốn thực hiện được sự hoạt động của mình một cách bình thường và ổn định đểthực hiện tốt các chức năng, nhiệm vụ là quản lý mọi mặt của đời sống xã hội của một quốc gia thì nhất thiết phải có nguồn NSNN đảm bảo.

Việc quản lý nguồn tài chính góp phần quản lý chặt chẽcác nguồn thu, chi từngân sách nhà nước, từviện trợhay từsản xuất kinh doanh của đơn vị, trên cơ sở đó đánh giá được hiệu quảhoạt động của đơn vị. Thực hiện tốt hoạt động thu chi tài chính sẽ cân đối được nguồn tài chính cho hoạt động của đơn vị, từ đó đưa ra những kếhoạch, định hướng phát triển cho phù hợp với từng giai đoạn của sựphát triển. Ngoài ra, việc hoàn thiện công tác quản lý thu -chi tài chính đảm bảo việc thực hiện tốt các nguồn thu, tiết kiệm các khoản chi, thực hiện đúng kế hoạch thu chi, tiết kiệm chi phí, tạo điều kiện để tăng thu nhập cho cán bộnhân viên, phát huy tính chủ động, sáng tạo, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế (ĐHNL Huế) là đơn vịdựtoán cấp 3 trực thuộc Đại học Huế; là đơn vịsựnghiệp có thu, vừa thực hiện thu chi tài chính trong NSNN cấp, vừa thực hiện các khoản thu chi khác và quyết toán, quản lý việc thực hiện tốt chế độ tài chính.

Qua nhiều năm thực hiện nhiệm vụnày, công tác quản lý thu, chi tài chínhở Trường Đại học Nông lâm Huế đã có những chuyển biến tích cực và có hiệu quả. Tuy nhiên, sau nhiều năm đẩy mạnh và hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại Trường, thực tếcho thấy công tác quản lý thu–chi tài chính của Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huếcòn gặp nhiều khó khăn, bất cập, tồn tại và hạn chếliên quan tới công tác quản lý thu chi tài chính.

Với ý nghĩa và tính cấp thiết đó, trong quá trình nghiên cứu, tôi đã chọn đề tài: “Hoàn thiện công tác quản lý thu, chi tài chính tại Trường Đại học Nông Lâm -Đại học Huế ” làm đềtài nghiên cứu cho luận văn thạc sĩ kinh tế.

2. Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp thu thập sốliệu, dữliệu - Phương pháp tổng hợp và xửlý - Phương pháp phân tích.

3. Kết quảnghiên cứu và những đóng góp của luận văn

+ Hệ thống hoá lý luận và thực tiễn về công tác quản lý thu, chi tài chính trong các trường đại học công lập.

+ Đánh giá thực trạng công tác quán lý thu, chi tài chính tại Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế (ĐHNL Huế) trong giai đoạn 2013-2017.

+ Đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý thu, chi tài chính tại Trường ĐHNL Huếtrong thời gian tới.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(4)

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Các ký hiệu và chữviết tắt Chữviết đầy đủ

BTC BộTài chính

GDĐT Giáo dục đào tạo

KHTC Kếhoạch tài chính

VLVH Vừa làm vừa học

ĐH ĐHH

Đại học Đại học Huế

ĐHCL Đại học công lập

ĐHNL Đại học Nông Lâm

KBNN Kho bạc Nhà nước

TSCĐ Tài sản cố định

XDCB Xây dựng cơ bản

NCKH Nghiên cứu khoa học

NSNN Ngân sách Nhà nước

ĐTĐH Đàotạo Đại học

ĐTSĐH Đào tạo Sau đại học

Trường Đại học Kinh tế Huế

(5)

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN... i

LỜI CẢMƠN... ii

TÓMLƯỢC LUẬNVĂNTHẠC SĨKHOA HỌC KINH TẾ... iii

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT... iv

MỤC LỤC...v

DANH MỤC CÁC BẢNG... viii

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ... ix

Phần I. ĐẶT VẤN ĐỀ...1

1. Tính cấp thiết của đềtài nghiên cứu ...1

2. Mục tiêu nghiên cứu...2

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...2

4. Phương pháp nghiên cứu...3

5. Kết cấu đềtài ...4

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢNGHIÊN CỨU ...5

CHƯƠNG 1: CƠ SỞLÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀCÔNG TÁC QUẢN LÝ THU CHI TÀI CHÍNH TRONG CÁC ...5

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP ...5

1.1 TỔNG QUAN VỀ TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP ...5

1.1.1 Khái niệm và phân loại Trường đại học công lập ...5

1.1.2 Nhiệm vụvà quyền hạn của Trường đại học công lập ...8

1.2 CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU CHI TÀI CHÍNH TRONG CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP ...9

1.2.1 Khái niệm, đặc điểm và mô hìnhquản lý tài chính trong các Trường đại học công lập ...9

1.2.2 Thu, chi và quản lý thu chi tài chính trong các Trườngđại học công lập ...11

1.2.3 Nội dung công tác quản lý thu, chi trong các Trường đại học công lập ...19

1.2.4 Hệthống công cụtrong công tác quản lý thu, chi tài chính trong các Trường đại học công lập ...26

Trường Đại học Kinh tế Huế

(6)

1.2.5. Nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý nguồn thu chi tài chính trong các

Trường đại học công lập ...29

1.3 THỰC TIỄN VÀ KINH NGHIỆM VỀQUẢN LÝ THU CHI TÀI CHÍNH TRONG MỘT SỐ TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRONGVÀ NGOÀI NƯỚC ...33

1.3.1 Kinh nghiệm của một số trường đại họcỞViệt Nam ...33

1.3.2 Kinh nghiệmởmột số trường đại học trên thếgiới ...35

1.3.3 Bài học cho Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế...36

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU- CHI TÀI CHÍNH Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM, ĐẠI HỌC HUẾ...37

2.1 TỔNG QUAN VỀ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM, ĐẠI HỌC HUẾ...37

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển ...37

2.1.3 Chức năng, nhiệm vụcủa Trường Đại học Nông Lâm Huế...39

2.1.4 Ngành nghề và quy mô đào tạo...39

2.1.5 Đội ngũ cán bộgiảng viên ...41

2.1.6 Tổchức bộmáy kếtoán ...43

2.1.7Cơ sởvật chất phục vụ đào tạo ...44

2.2 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU-CHI TÀI CHÍNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM, ĐẠI HỌC HUẾ...46

2.2.1 Đánh giá vềcông tác tổchức và công cụquản lý tài chính tại Trường Đại học Nông lâm, Đại học Huế...46

2.2.2 Đánh giá công tác lập dựtoán thu -chi tài chính của Trường...51

2.2.3 Đánh giá công tác quản lý vềthực hiện dựtoán Thu tài chính tại TrườngĐại học Nông Lâm, Đại học Huế...53

2.2.4 Đánh giá công tác quản lý vềthực hiện dựtoán Chi tài chính tại Trường Đại học Nông lâm– Đại học Huế...62

2.3 Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ CỦA CÁC ĐỐI TƯỢNG ĐIỀU TRA VỀCÔNG TÁC QUẢN LÝ THU–CHI TÀI CHÍNH CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM, ĐẠI HỌC HUẾ...75

2.3.1 Thông tin chung về đối tượng điều tra ...75

2.3.2 Kiểm định độtin cậy của các biến sốphân tích...77

Trường Đại học Kinh tế Huế

(7)

2.3.3 Kết quảý kiến đánh giá công tác quản lý thu chi tài chính tại Trường Đại học

Nông lâm– Đại học Huế...81

2.4 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀCÔNG TÁC QUẢN LÝ THU -CHI TÀI CHÍNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM, ĐẠI HỌC HUẾ...85

2.4.1 Những kết quả đạt được ...86

2.4.2 Những tồn tại, hạn chế...88

CHƯƠNG 3 : ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU CHI TÀI CHÍNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM, ĐẠI HỌC HUẾ...91

3.1 ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU ...91

3.1.1 Định hướng vềhoàn thiện công tác quản lý nguồn thu chi tài chính ...91

3.1.2 Mục tiêu ...91

3.2 MỘT SỐGIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU– CHI TÀI CHÍNH TẠI TRƯỜNG ...93

3.2.1 Nhóm giải pháp chung ...93

3.2.2 Nhóm giải pháp cụthểvềhoàn thiện quản lý thu chi tài chính...94

Phần III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...98

1.KẾT LUẬN ...98

2.KIẾN NGHỊ...99

2.1 Kiến nghị đối với Bộ GD&ĐT, BộTài chính...99

2.2 Kiến nghị đối với Đại học Huế...100

2.3 Kiến nghị đối với Bảo hiểm xã hội Tỉnh Thừa Thiên Huế...100

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...101

Phụlục...104 Quyết định hội đồng chầm lv

Biên bản hội đồng chấm lv Nhận xét của phản biện 1 và 2 Bản giải trình chỉnh sửa Xác nhận hoàn thiện

Trường Đại học Kinh tế Huế

(8)

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1 : Quy mô và ngành nghề đào tạo của Trường giai đoạn 2013-2017 ...40

Bảng 2.2 : Đội ngũ cán bộ, giảng viên của Trường ĐHNL,năm 2013 và 2017...41

Bảng 2.3: Tình hình cơ sởvật chất của Trường ĐHNL Huế(2013-2017)...45

Bảng 2.4: Tình hình Dựtoán và phê duyệt dựtoán vềkinh phí...52

của Trường ĐHNL Huế, năm 2017...52

Bảng 2.5: Tổng thu tài chính của Trường ĐHNL Huế, giai đoạn 2013-2017 ...54

Bảng 2.6. Bảng tổng hợp tình hình NSNN cấp cho Trường ĐHNL Huế, giai đoạn 2013-2017...57

Bảng 2.7. Tình hình thu sựnghiệp của Trường ĐHNL Huế, giai đoạn 2013-2017 .. ...60

Bảng 2.8. Tình hình thu khác của Trường ĐHNL Huế, giai đoạn 2013-2017 ...62

Bảng 2.9: Chi thường xuyên tại Trường ĐHNL Huế,giai đoạn 2013-2017 ...66

Bảng 2.10: Chi không thường xuyên tại Trường ĐHNL Huế, ...71

giai đoạn 2013-2017 ...71

Bảng 2.11: Quyết toán thu - chi tại Trường ĐHNL Huế, giai đoạn 2013-2017 ...72

Bảng 2.12 Tình hình và kết quảthanh kiểm tra công tác thu, chi tài chính tại Trường ĐHNL Huế...74

Bảng 2.13: Thông tincơbản về đối tượng điều traở Trường ĐHNL-Huế...76

Bảng 2.14: Kiểm định độtin cậy đối với các biến điều tra...78

Bảng 2.15: Kiểm định độtin cậy đối với các biến điều tra sau khi loại bỏnhững biến có tương quan biến tổng thể<0,3 ...80

Bảng 2.16: Đánh giá vềcông cụquản lý tài chính và lập dựtoán...82

Bảng 2.17: Đánh giá vềcông tác quản lý nguồn thu ...83

Bảng 2.18: Đánh giá vềcông tác quản lý nguồn chi ...84

Bảng 2.19: Đánh giá vềcông tác quyết toán, thanh kiểm tra ...84

Bảng 2.20: Đánh giá vềtựchủtài chính...85

Trường Đại học Kinh tế Huế

(9)

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ

Sơ đồ2.1: Tổchức bộmáy quản lý trườngĐại học Nông Lâm ...38

Sơ đồ2.2: Bộmáy kế toán TrườngĐại học Nông Lâm...44

Sơ đồ2.3: Trình tựghi sổkếtoán tại Trường ĐHNL...49

Sơ đồ2.4: Quy trình lập dựtoán thu, chi tài chính...51

Biểu đồ2.1: Biểu đồ Cơ cấu nguồn thu tại Trường ĐHNL Huế2003-2017...54

Biểu đồ2.3 : Biểu đồ cơ cấu thu khác Trường ĐHNL Huế giai đoạn 2013-2017 ..62

Biểu đồ2.2: Biểu đồ cơ cấu NSNN cấp cho Trường ĐHNL Huế giai đoạn 2013- 2017 ...57

Trường Đại học Kinh tế Huế

(10)

Phần I. ĐẶT VẤN ĐỀ

1. Tính cấp thiết của đềtài nghiên cứu

Ngân sách nhà nước (NSNN) có vai trò rất quan trọng trong toàn bộ hoạt động kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng và đối ngoại, là công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế, điều tiết thị trường, bình ổn giá cảvà phát triển kinh tếxã hội. Thông qua nguồn NSNN, sẽ giúpcác đơn vị sử dụng ngân sách có cơ sở để ổn định, phát triển và thực hiện tốt hoạt động theo các nhiệm vụvà chức năngcủa mình.

Với chức năng và nhiệm vụ của mình, hoạt động giáo dục đào tạo (GDĐT) là hoạt động chủ yếu sử dụng NSNN cấp. Song, với xu thế hội nhập và phát triển, hệ thống các trường đại học đào tạo ở nước ta đã và đang dần giao quyền tự chủ và đang áp dụng hai cơ chế tự chủ tài chính là tự chủ toàn bộ và tự chủ một phần.Trong lộ trình tự chủ, hệ thống đào tào của các trường đại học chuyển dần theo xu hướng tự chủ dần về tài chính, lấy thu bù chi.Tư tưởngxuyên suốt của Luật Giáo dục Đại học được Quốc hội khóa XIII biểu quyết thông qua có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2013 là trao quyền tự chủ ở mức tối đa phù hợp với năng lực thực hiện quyền tự chủ của các cơ sở giáo dục đại học.

Đối với các cơ sở giáo dục đại học công lập, Nghị định 10/2002/NĐ-CP ngày 16 tháng 01 năm 2002 vềchế độtài chính áp dụng cho đơn vị sựnghiệp có thu và Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2006 quy định tự chủ về tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập và mới nhất là Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập ra đời đãđánh dấu một bước ngoặt cho các đơn vị sựnghiệp công lập. Thực tếcho thấy, trong hoạt động của các đơn vị sựnghiệp công lập, thì quản lý hiệu quả nguồn tài chính trở thành một nhiệm vụ trọng tâm và rất cần thiết, ảnh hưởng mạnh đến sự phát triển cả về quy mô lẫn chất lượng cung cấp dịch vụ của đơn vị. Đồng thời, tác động đến thu nhập của cán bộ, nhân viên trong đơn vị.

Việc quản lý nguồn tài chính góp phần quản lý chặt chẽ các nguồn thu, chi từ ngân sách nhà nước, từ viện trợ hay từ sản xuất kinh doanh của đơn vị, trên cơ sở đó đánh giá được hiệu quảhoạt động của đơn vị. Bên cạnh đó, công tác này cũng góp phần tạo khuôn khổchi tiêu phù hợp với tình hình tài chính, làm cơ sởcho việc hạch toán kế toán tại đơn vị. Thực hiện tốt hoạt động thu chi tài chính sẽ cân đốiđược nguồn tài chính cho hoạt động của đơn vị, từ đó đưa ra những kếhoạch, định hướng phát triển cho phù

Trường Đại học Kinh tế Huế

(11)

hợp với từng giai đoạn của sựphát triển. Ngoài ra, việc hoàn thiện công tác quản lý thu– chi tài chínhđảm bảo việc thực hiện tốt các nguồn thu, tiết kiệm các khoản chi, thực hiện đúng kếhoạch thu chi, tiết kiệm chi phí, tạo điều kiện để tăng thu nhập cho cán bộnhân viên, phát huy tính chủ động, sáng tạo, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế (ĐHNL Huế) là đơn vị dự toán cấp3 trực thuộc Đại học Huế;là đơn vị sự nghiệp có thu,vừa thực hiệnthu chi tài chính trong nguồn cấp từNSNN, vừa thực hiện cáckhoản thu chi khác và quyết toán, quản lý việc thực hiện tốtchế độ tài chính. Qua nhiều năm thực hiện nhiệm vụnày, công tác quản lý thu, chi tài chínhở TrườngĐHNLHuế đã có những chuyển biến tích cực và có hiệu quả. Tuy nhiên, sau nhiều năm đẩy mạnh và hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại Trường, thực tế cho thấy công tác quản lýthu–chi tài chính củaTrường ĐHNLHuếcòn gặp nhiều khó khăn, bất cập, tồn tạivà hạn chếliên quan tới công tác quản lý thu chi tài chính.

Với ý nghĩa và tính cấp thiết đó, trong quá trình nghiên cứu, tôi đã chọn đề tài: “Hoàn thin công tác qun lý thu,chi tài chính tại Trường Đại hc Nông Lâm -Đại hc Huế” làm đềtài nghiên cứu cho luận văn thạc sĩ kinh tế.

2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1 Mục tiêu chung:

Trên cơ sở đánh giá thực trạng, Luận văn nhằm đề xuất hệ thống giải góp phần hoàn thiện công tác quản lý thu, chi tài chính tại Trường Đại học Nông Lâm- Đại học Huếtrong thời gian đến.

2.2 Mc tiêu cth:

+ Hệ thống hoá lý luận và thực tiễn về công tác quản lý thu, chi tài chính trong các trường đại học công lập.

+ Đánh giá thực trạng công tác quán lý thu, chi tài chính tại Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế (ĐHNL Huế) trong giai đoạn 2013-2017.

+ Đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý thu, chi tài chính tại Trường ĐHNLHuế đến năm 2022.

3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1Đối tượng nghiên cứu:

- Công tác quản lý thu, chi tài chính tại TrườngĐHNLHuế

- Đối tượng điều tra: Cán bộ (giảng viên) đã và đang làm công tác quản lý, cán bộphòng kếhoạch tài chính.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(12)

3.2 Phạm vi nghiên cứu:

- Phạm vi nội dung: Công tác quản lý thu, chi tại Trường ĐHNLHuế

- Phạm vi thời gian: Công tác quản lý thu, chi tài chính và số liệu từ năm 2013đến 2017. Sốliệu điều tra sơ cấp thực hiện cuối năm 2017

- Phạm vi không gian: tại TrườngĐHNLHuế 4.Phương pháp nghiên cứu

Đềtài sửdụng một số phương pháp chủ yếu như sau:

4.1Phương phápthu thp sliu, dliu

- Sliu thcp: Chủyếu là sốliệu kếtoán và báo cáo thống kê thu thập được tại phòng Kếhoạch tài chính Trường ĐHNL Huế và các văn bản pháp lý của Nhà nước

- Sliệu sơ cấp:Sửdụng bảng hỏi điều tra để phục vụcho nghiên cứu đềtài + Đối tượng điều tra: Cán bộ (giáo viên) ở Trường ĐHNL Huế: Là cán bộ (giáo viên đã và đang làm công tác quản lý và cán bộ phòng Kế hoạch tài chính là 81 mẫu. Thu về 67 mẫu (trong đó các khoa 48, các phòng ban là 19 ) và có 14 mẫu không đủ điều kiện đểphân tích.

4.2Phương pháptổng hợp và xửlý

Sử dụng các phương pháp tổng hợp với sự hỗ trợ của các công cụ phần mềm Excel và SPSS đểxửlý và phân tíchđịnh lượng để làm cơ sởcho kết luận.

4.3Phương phápphân tích.

-Phương pháp so sánh

Trên cơ sở thông tin từ các tài liệu đã nghiên cứu, qua sựquan sát và thông tin từ phỏng vấn tác giả tiến hành so sánh những điểm giống nhau và khác nhau giữa cơ sở lý luận đã hệthống với thực trạng công tác quản lý thu, chi tài chính tại Trường ĐHNL Huế.

Tiến hành so sánh sựbiến động của các yếu tố qua các thời kỳ để đưa ra những nhận xét, đánh giá nhiều chiều và trên cơ sở đó đềra các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thu, chi tài chính tại Trường ĐHNLHuếtrong thời gian tới.

-Phương pháp thống kê mô tả

Từsố liệu thu thập được trên các báo cáo tài chính, tác giả sẽ sử dụng phần mềm Excel để xâu chuỗi, mô tả giá trị bằng biểu đồ để đánh giá thực trạng, phân tích biến động và mối liên hệ.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(13)

- Phương pháp kiểm định

Giảsử lượng biến của tiêu thức X trong tổng thểchung phân phối theo quy luật chuẩn với trung bình (kỳvọng) là()và phương sai là(2). Ký hiệu: N(2). Ta chưa biết

nhưng nếu có cơ sở để cho rằng nó bằngta đưa ra giả thuyết thống kê H0:

Để kiểm định giả thuyết này, từ tổng thể chung ta tiến hành điều tra chọn mẫu ngẫu nhiên n đơn vị và tính được trung bình mẫu là

Trường hợp khi chưa biết phương sai tổng thể chung nhưng tổng thể mẫu có quy mô lớn, theo định lý giới hạn trung tâm, trong trường hợp này ta vẫn dùng tiêu chuẩn kiểm định :

Kiểm định hai phía: Giảthuyết H0: 

 

Phương pháp tiếp cận P-value trong kiểm định giảthuyết

P-value là xác suất lớn nhất để có thể bác bỏ giả thuyết H0. P-value thường được xem như là mức ý nghĩa quan sát.

Các nguyên tắc quyết định đểbác bỏgiảthuyết H0với P-value là:

+ Nếu P-value , chấp nhận giảthuyết H0 + Nếu P-value< , bác bỏgiảthuyết H0

One Sample T Testdùng để so sánh giá trị trung bình của một tổng thể với một giá trị cụthểtrong spss.

Phương pháp chuyên gia tham khảo: Ngoài ra, tác giả có xin ý kiến, đánh giá, nhận xét của một sốchuyên gia có trìnhđộcao, am hiểu sâu vềlĩnh vực quản lý tài chính. Với phương pháp này thì sẽ đỡtốn thời gian và sức lực nhất tuy nhiên kết quảnghiên cứu chỉchủyếu dựa vào kinh nghiệm của các chuyên gia khoa học.

5. Kết cấu đềtài

Ngoài phần đặt vấn đề, kết luận và kiến nghị, tài liệu tham khảovà phụ lục, nộidung của đềtài bao gồm3chương:

- Chương1: Cơsở lý luận và thực tiễnvềquảnlý thu, chi tài chính trong cáctrường đại học công lập.

-Chương2: Thực trạng côngtác quản lý thu, chi tài chính tại Trường Đại học Nông lâm- ĐạihọcHuế.

-Chương3:Định hướng và giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thu, chi tài chính tại TrườngĐại học Nông lâm-Đại học Huế.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(14)

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU CHI TÀI CHÍNH TRONG CÁC

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP

1.1 TỔNG QUAN VỀ TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP 1.1.1 Khái niệm và phân loại Trườngđại học công lập 1.1.1.1 Khái niệm

Theo Luật Giáo dục Đại học của Quốc hội Nước CHXHCN Việt Nam năm 2012 thì: “Đại học là cơ sởgiáo dục đại học bao gồm tổhợp các trường cao đẳng, trường đại học, các viện nghiên cứu khoa học thành viên thuộc các lĩnh vực chuyên môn khác nhau tổchức theo chuyên môn hai cấp để đào tạo các trình độ của giáo dục đại học”[38, Điều 4];

“Cơ sở giáo dục công lập thuộc sở hữu nhà nước, do Nhà nước đầu tư xây dựng cơ sởvật chất”[38, Điều 7].

Theo Ngô Thế Chi: “Nhà trường trong hệ thống giáo dục đại học quốc dân được thành lập theo quy hoạch, kếhoạch của Nhà nước nhằm phát triển sự nghiệp giáo dục và được tổ chức theo các loại hình công lập, bán công, dân lập, tư thục.

Các loại hình nàyđều chịu sựquản lý của Nhà nước, của các cơ quan quản lý giáo dục theo sựphân công, phân cấp của Chính phủ”[17, trang 14].

Theo Phạm Văn Trường thì Trường đại học công lập (ĐHCL) được định nghĩa như sau: “Đại học công lập là Trường đại học do Nhànước đầu tư vềkinh phí và cơ sở vật chất và hoạt động chủ yếu bằng kinh phí từ các nguồn tài chính hoặc các khoản đóng góp phi vụlợi”[42].

Như vậy, các Trường ĐHCL là đơn vị sự nghiệp có thu, tự bảo đảm một phần kinh phí hay toàn bộkinh phí hoạt động thường xuyên và thực hiện chức năng giáo dục đại học, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận mà hướng vềphục vụ lợi ích cộng đồng và xã hội. Các trường ĐHCL này có nhiệm vụ đào tạo, nghiên cứu

Trường Đại học Kinh tế Huế

(15)

khoa học và bồi dưỡng đội ngũ tri thức, đội ngũ cán bộ khoa học, kỹthuật có trình độ chuyên môn đáp ứng nhu cầu xây dựng và phát triển trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa của đất nước.

Các trường ĐHCL do Nhà nước đầu tư kinh phí xây dựng và quản lý về mặt hoạt động. Như các đơn vị sự nghiệp công lập khác, các trường ĐHCL thực hiện theo Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2006 của Chính phủ, kinh phí họat động thường xuyên của trường ĐHCL chủ yếu do NSNN cấp, bên cạnh đó, trường còn có thêm kinh phí từnguồn thu hoạt động sựnghiệp được giữ lại để đáp ứng nhu cầu chi thường xuyên của trường.

Theo Luật giáo dục đại học có hiệu lực từ1/1/2013 thì cơ cấu tổchức trường đại học gồm [38]: Hội đồng đại học; Giám đốc, phó giám đốc; Văn phòng, ban chức năng; Trường đại học thành viên; viện nghiên cứu khoa học thành viên; Khoa, trung tâm nghiên cứu khoa học và công nghệ; Tổchức phục vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học và triển khai ứng dụng, cơ sở sản xuất và kinh doanh, dịch vụ; Phân hiệu (nếu có) và Hội đồng khoa học và đào tạo, các hội đồng tư vấn.

1.1.1.2 Phân loại trường Đại học Công lập

Có nhiều tiêu chí đểphân loại các trường đại học công lập cụthể như sau:

Phan loại dựa Theo Quyết định 181/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủthìĐHCL gồm [22, Điều 8]:

- Đại học quốc gia, Học viện Hành chính quốc gia: Hạng đặc biệt;

- Đại học vùng, các trường đại học trọng điểm: Hạng một;

- Các trường đại học còn lại: Hạng hai;

Phân loại dựa theo khả năng tự đảm bảo nguồn kinh phí cho hoạt động thường xuyên[19, Điều 9]:

- Đơn vịsựnghiệp tự bảo đảm chi phí hoạt động: Là đơn vịcó nguồn thu sự nghiệp tựbảo đảm toàn bộchi phí hoạt động thường xuyên (≥100%);

Mức tự bảo đảm chi phí hoạt động thường xuyên

của đơnvị(%)

=

Tổng số nguồn thu sự nghiệp

x100(%)≥100%

Tổng số chi hoạt động thườngxuyên

Trường Đại học Kinh tế Huế

(16)

- Đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động: Là đơn vị có nguồn thu sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động thường xuyên (≥10%

và <100%), phần còn lại được NSNN cấp;

Mức tự bảo đảm chi phí hoạt động thường xuyên

của đơnvị(%)

=

Tổng số nguồn thu sự nghiệp x100(%)

(≥10%và<100%) Tổng số chi hoạt động thường

xuyên

- Đơn vị sựnghiệp do NSNN bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động: Là đơn vị có nguồn thu sự nghiệp thấp (≤10%), đơn vị sự nghiệp không có nguồn thu, KP hoạt động thường xuyên theo chức năng, nhiệm vụ do ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộkinh phí hoạt động.

Mức tự bảo đảm chi phí hoạt động thường xuyên của đơn

vị (%) =

Tổng số nguồnthu sự nghiệp x100(%) (≤10%) Tổng số chi hoạt động thườngxuyên

Phân loại trường đại học công lập theo mối quan hệngân sách

Đơn vịdựtoán cấp 1: Là đơn vị trực tiếp nhận dự toán ngân sách hàng năm do Thủ tướng Chính phủ hoặc Uỷ ban nhân dân giao. Đơn vị dự toán cấp 1 thực hiện phân bổ, giao dự toán ngân sách cho đơn vị cấp dưới trực thuộc; chịu trách nhiệm trước Nhà nước về việc tổ chức, thực hiện công tác kế toán và quyết toán ngân sách của đơn vị mình và công tác kếtoán, quyết toán ngân sách của các đơn vị dựtoán cấp dưới trực thuộc theo quy định.

Đơn vịdựtoán cấp 2: Là đơn vị cấp dưới đơn vịdựtoán cấp 1, được đơn vị dựtoán cấp 1 giao dự toán và phân bổ dự toán được giao cho đơn vịdựtoán cấp 3 (trường hợp được uỷquyền của đơn vị dự toán cấp 1), chịu trách nhiệm vềtổchức thực hiện công tác kếtoán và quyết toán ngân sách của đơn vịmình và công tác kế toán, quyết toán của các đơn vịdựtoán cấp dưới theo quy định.

Đơn vị dựtoán cấp 3: Là đơn vịtrực tiếp sửdụng ngân sách, được đơn vịdự toán cấp 1 (trường hợp không có đơn vị dự toán cấp 2) hoặc đơn vị dự toán cấp 2 giao dựtoán ngân sách, có trách nhiệm tổchức, thực hiện công tác kếtoán và quyết toán ngân sách của đơn vịmình vàđơn vịsửdụng ngân sách trực thuộc (nếu có).

Trường Đại học Kinh tế Huế

(17)

1.1.2 Nhiệm vụvà quyền hạn của Trườngđại học công lập

Theo Luật giáo dục đại học năm 2012 của Quốc hội khóa XIII, các Trường đại học công lập có những nhiệm vụvà quyền hạn sau [38, Điều 28]:

- Xây dựng chiến lược, kếhoạch phát triển cơ sởgiáo dục đại học.

- Triển khai hoạt động đào tạo, khoa học và công nghệ, hợp tác quốc tế, đảm bảo chất lượng giáo dục đại học.

- Phát triển các chương trình đào tạo theo mục tiêu đã xác định, đảm bảo sự liên thông giữa các chương trình và trìnhđộ đào tạo.

- Tổ chức bộ máy; tuyển dụng, quản lý, xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên, cán bộquản lý, viên chức người lao động.

- Quản lý người học, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của giảng viên, viên chức, nhân viên, cán bộ quản lý và người học; dành kinh phí để thực hiện chính sách xã hội đối với đối tượng được hưởng chính sách xã hội, đối tượng ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; đảm bảo môi trường sư phạm cho hoạt động giáo dục.

- Tự đánh giá chất lượng đào tạo và chịu sựkiểm định chất lượng giáo dục.

- Được Nhà nước giao hoặc cho thuê đất, cơ sở vật chất; được miễn giảm thuế theo quy định của pháp luật.

- Huy động quản lý, sử dụng các nguồn lực; xây dựng và tăng cường cơ sở vật chất, đầu tư trang thiết bị.

- Hợp tác với các tổ chức kinh tế, giáo dục, văn hóa, thể dục, thể thao, y tế, nghiên cứu khoa học trong nước và nước ngoài.

- Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo và chịu sự kiểm tra, thanh tra của Bộ Giáo dục và đào tạo, các bộngành có liên quan vàỦy ban nhân dân cấp tỉnh nơi cơ sở giáo dục đại học đặt trụsởhoặc có tổchức hoạt động đào tạo theo quy định.

- Các nhiệm vụvà quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(18)

1.2 CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU CHI TÀI CHÍNH TRONG CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP

1.2.1 Khái niệm, đặc điểm và mô hìnhquản lý tài chính trong các Trường đại học công lập

1.2.1.1 Khái nim vqun lý tài chính

Quản lý tài chính trước hết là quản lý các nguồn tài chính, quản lý các quỹ tiền tệ, quản lý việc phân phối các nguồn tài chính, quản lý việc tạo lập, phân bổvà sử dụng các quỹ tiền tệ một cách chặt chẽ, hợp lý có hiệu quả theo mục đích đã định. Đồng thời, quản lý tài chính cũng chính là thông qua các hoạt động kể trên để tác động có hiệu quảnhất tới việc xửlý các mối quan hệ kinh tế - xã hội nảy sinh trong quá trình phân phối các nguồn tài chính, trong quá trình tạo lập và sử dụng các quỹtiền tệ ởcác chủthểtrong xã hội.

Trường Đại học công lập (ĐHCL) là một đơn vị sựnghiệp công nên quản lý tài chính trong trong các trường ĐHCL là một bộ phận của quản lý tài chính công,

“là sự tác động của hệ thống các cơ quan nhà nước đến những mặt hoạt động của tài chính công nhằm đạt được những mục tiêu nhất định”[34, trang 34]

Như vậy, quản lý tài chính trong các trường ĐHCL là quản lý các hoạt động huy động, phân bổvà sửdụng các nguồn lực tài chính bằng những phương thức và biện pháp khác nhau, được thực hiện trên cơ sở vận dụng các quy luật khách quan về kinh tế- tài chính một cách phù hợp nhằm đạt được mục tiêu giáo dục và sứ mệnh của các trườngĐHCL.

Một cách cụthể hơn, quản lý tài chính trong các trường ĐHCL ở Việt Nam là quản lý các nguồn thu và quản lý chi tiêu một cách có kế hoạch, tuân thủ các chế độ tài chính đã quyđịnh, theo định hướng mục tiêu đặt ra.

1.2.1.2 Đặc điểm vềcông tác quản lý tài chính các Trường đại học công lập

Th nht, đầu tư của các trường ĐHCL dành cho việc sản xuất nguồn vốn con người, nguồn kinh phí của trường đại học phụthuộc rất nhiều vào thương hiệu và chất lượng của trường, số lượng sinh viên. Việc các trường đại học sử dụng không có hiệu các nguồn lực sẽ làm giảm sự hỗ trợ của các tổ chức xã hội đối với

Trường Đại học Kinh tế Huế

(19)

nhà trường đểbảo vệ thương hiệu của mình, cáctrường đại học cần sửdụng có hiệu quả các khoản tài trợ mà các khoản tài trợ này được dựa trên các kiến thức mới mà trường đại học cung cấp cho sinh viên và xã hội.

Th hai, trong quản lý tài chính hiệu quả các trường đại học khó có thể có sựrõ ràng, rành mạch như trong các doanh nghiệp.

Thba, nguồn thu trong các trường ĐHCL chủyếu là phần kinh phí NSNN cấp phát, học phí từ người học và những nguồn thu khác được tạo ra từgiáo dục.

Thứ tư,các khoản chi trong các Trường ĐHCL chủ yếu cho các yếu tốhình thành nên chấtlượng sản phẩm là tri thức.

1.2.1.3 Mô hình quản lý tài chính trong các Trườngđại học công lập

Sơ đồ1.1: Mô hình quản lý tài chính trong các Trường ĐHCL

Trong bài viết “Tài chính cho giáo dục Đại học xu hướng và vấn đề” theo bản dịch của Tiến sỹ Phạm Thị Ly (2008), nhà nghiên cứu Hauptman xác định:

Đầuvào (Nguồnlựctài chính)

TRƯỜNGĐH CÔNGLẬP

Đầu ra

Nguồn khác NSNN(TƯ,ĐP)

Họcphí, lệphí

Hoạt động Đàotạo (Chính quy, không chính

quy…)

Họcviên, Sinh viên, họcviên tốtnghiệp Đónggópcộng

đồng

Biếu,tặng,tàitrợ

Nguồn khác Nguồnkhác

Hoạt động Ngoàiđào tạo(NCKH, sảnxuất,dịch

vụ…

Công trình khoa học, sảnphẩm,dịchvụ

Trường Đại học Kinh tế Huế

(20)

Nguồn tài chính cho hoạt động của các trường đại học khắp nơi trên thế giới là sự kết hợp giữa các nguồn lực nhà nước và tư nhân. Về cơ bản, có 3 nguồn thu duy trì các hoạt động nghiên cứu và giảng dạyở các trường ĐHCL đó là: (i) Nguồn Ngân sách nhà nước cấp, (ii) Học phí và (iii) Các khoản thu khác”. Tiến sỹ Lê Văn Hảo (2008) đề cập đến 3 xu thế đáng chý ý của giáo dục đại học thếgiới là: Nguồn tài chính ngày càng phong phú, mức độ tư nhân hoá giáo dục đại học ngày càng tang và mức độ đóng góp của người học ngày càng lớn. Với chính sách khuyến khích xã hội hóa giáo dục hiện nay thì việc gia tăng học phí được xem như là một giải pháp chủ yếu mà người học chia sẻ chi phí giáo dục với Nhà nước. Nhưng cách làm này có xu hướng tạo ra sự bất công về quyền được hưởng các phúc lợi công trong giáo dục đại học [39, trang 274-280] và việc áp dụng một mức học phí cao sẽ có nguy cơ loại bỏnhóm sinh viên nghèo trong tiếp cận giáo dục đại học [35].

1.2.2 Thu, chi và quản lý thu chi tài chính trong các Trườngđại học công lập 1.2.2.1 Khái niệm thu - chi và quản lý thu- chi tài chính

Khái niệm thu -chi tài chính trong các Trườngđại học công lập

Theo Ngô Thế Chi thì trong quá trình hoạt động: “Các trường ĐHCL được Nhà nước, cấp trên cấp kinh phí theo quy định của chế độ tài chính, ngân sách.

Ngoài ra, các trường tùy theo quy mô và khả năng, được cơ quan có thẩm quyền cho phép tổchức các hoạt động sựnghiệp có thu, tổchức sản xuất, kinh doanh dịch vụ, thu các khoản học phí, lệphí tuyển sinh...theo quy định đểtạo thêm nguồn kinh phí trang trải cho hoạt động giáo dục, đào tạo, xây dựng cơ sở vật chất phát triển nhà trường” [17, trang 14].

Như vậy, thu trong các Trường ĐHCL là ngun thu tài chính nhận được t kinh phí do ngân sách cp, ngun thu snghip và ngun thu khác. VềChi trong các Trường ĐHCL là các khoản chi tiêu từ NSNN cấp, chi từ các nguồn thu sự nghiệp như học phí, lệ phí và chi tiêu từ nguồn thu khác nhằm thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của các Trường ĐHCL. Chi tiêu trong các Trường ĐHCL bao gồm chi thường xuyên và chi không thường xuyên;chi thường xuyên là các khoản chi có thời hạn tác động ngắn, thường dưới một năm và khoản chi này

Trường Đại học Kinh tế Huế

(21)

thường mang tính chất lặp đi lặp lại phục vụ cho các nhu cầu hoạt động thường xuyên của các trường ĐHCL.

Khái nim qun lý thu- chi tài chính trong Trường đại học công lập Quản lý thu chi tài chính trong các Trường ĐHCL thực chất là quản lý tài chính công bởi “Tài chính công là tổng thểcác hoạt động thu, chi bằng tiền do Nhà nước tiến hành, nó phản ánh hệthống các quan hệkinh tếnảy sinh trong quá trình tạo lập và sử dụng các quỹ công nhằm phục vụ thực hiện các chức năng của Nhà nước và đáp ứng các nhu cầu, lợi ích chung của toàn xã hội” [40, trang 8].

Do đó, đểhiểu được bản chất của quản lý thu chi tài chính trong các Trường ĐHCL trước hết chúng ta tìm hiểu khái niệm quản lý tài chính công. Theo Vũ Thị Nhài quản lý tài chính côngđược định nghĩa như sau: “Quản lý tài chính công là sự tác động của hệ thống các cơ quan nhà nước đến những mặt hoạt động của tài chính công nhằm đạt được những mục tiêu nhất định” [34, trang 15].

Như vậy, quản lý thu - chi tài chính trong các Trường ĐHCL là quản lý các hoạt động huy động, phân bổ và sử dụng các nguồn lực tài chính bằng những phương pháp tổng hợp gồm nhiều biện pháp khác nhau được thực hiện trên cơ sở vận dụng các quy luật khách quan về kinh tế - tài chính một cách phù hợp với điều kiện đổi mới, hội nhập quốc tếcủa đất nước.

Quản lý thu - chi tài chính trong các Trường ĐHCL là quản lý các nguồn thu và quản lý chi tiêu một cách có kếhoạch, tuân thủcác chế độ tài chính đã quyđịnh và tạo ra hiệu quảchất lượng giáo dục.Nói cách khác quản lý thu - chi tài chính trong Trường ĐHCLlà quản lý hệthống các nguyên tắc, các quy định, chế độcủa Nhà nước mà hình thức biểu hiện là những văn bản pháp luật, pháp lệnh, Nghị định

1.2.2.2 Đặc điểm công tác quản lý thu - chi tài chính trong các Trường đại học công lập

Các Trường ĐHCL ở nước ta là đơn vị sự nghiệp có thu, tự bảo đảm một phần hay toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên, có nhiệm vụ cung cấp những dịch vụcông cho xã hội. Nhìn chung, Trường ĐHCL hoạt động vì mục tiêu phục vụ lợi ích cộng đồng và xã hội. Vì vậy, cơ chếquản lý thu chi tài chính của các Trường ĐHCLcũng có những đặc thù riêng, cụthể như sau [34, trang 28]:

Trường Đại học Kinh tế Huế

(22)

- Quản lý thu chi là loại hình quản lý hành chính NN.

- Quản lý thu chi được thực hiện bởi thủ trưởng đơn vị (hiệu trưởng/giám đốc) và tuân thủnhững quy phạm pháp luật của Nhà nước.

- Quản lý thu chi là phương thức quan trọng trong việc điều tiết các nguồn lực tài chính nhằm thực hiện chức năng giáo dục đại học của NN.

1.2.2.3 Yêu cầu về công tác quản lý thu chi tài chính trong các Trường đại học công lập

Quản lý thu chi tài chính trong Trường ĐHCL phải đáp ứng các yêu cầu sau:

- Đối với nguồn kinh phí do Nhà nước cấp cho chi thường xuyên (nếu có), các TrườngĐHCLcần phải tôn trọng dự toán năm được duyệt. Trong trường hợp cần điều chỉnh dựtoán thì phải được cơ quan có thẩm quyền cho phép điều chỉnh để đảm bảo cho đơn vịhoàn thành tốt những chức năng và nhiệm vụcủa mình.

- Đối với các khoản chi không thường xuyên, các trường cần phải thực hiện đúng quy định vềquản lý các khoản chi không thường xuyên theo quy định của Nhà nước.

- Phải tổchức quản lý thu chi tài chính chặt chẽcác hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụnhằm tăng thêm các khoản thu và tiết kiệm các khoản chi cho NSNN.

- Thủ trưởng đơn vị(Hiệu trưởng/ giám đốc) là người phải chịu trách nhiệm vềquản lý thu chi tài chính của các trường đại học công lập

1.2.2.4 Nguyên tắc quản lý thu chi tài chính của Trườngđại học công lập

Quản lý thu chi tài chính trong Trường ĐHCL tuân thủ các nguyên tắc sau [34, trang 29-31]:

- Nguyên tắc tập trung dân chủ: Là nguyên tắc hàng đầu trong quản lý thu chi tài chính đối với trường đại học, các khoản thu -chi trong các trường ĐHCL phải được công khai, minh bạch, có sựtham gia của cán bộ, công chức trong nhà trường.

- Nguyên tắc hiệu quả: Hiệu quả trong quản lý thu chi tài chính được thể hiện qua hiệu quảkinh tếvà hiệu quảxã hội. Hiệu quảxã hội mặc dù rất khó định lượng song những lợi ích xã hội luôn được đề cập, cân nhắc thận trọng trong quá trình quản lý thu chi tài chính trong các trường ĐHCL.

-

Trường Đại học Kinh tế Huế

(23)

- Nguyên tắc thống nhất: Thống nhất trong quản lý thu chi tài chính là việc tuân thủ theo một quy định chung từviệc thu, sử dụng nguồn lực tài chính (chi), thanh tra, kiểm tra, quyết toán, xử lý những vướng mắc trong quá trình thực hiện. Thực hiện nguyên tắc quản lý thống nhất sẽ đảm bảo tính bìnhđẳng, công bằng, đảm bảo hiệu quả và hạn chếnhững tiêu cực, rủi ro khi quyết định các khoản chi tiêu;

- Nguyên tắc công khai, minh bạch: Minh bạch trong quản lý thu chi tài chính là nguyên tắc quan trọng nhằm đảm bảo tính thống nhất và hiệu quả. Thực hiện công khai, minh bạch trong công tác thu chi sẽtạo điều kiện cho công tác kiểm tra, giám sát các hoạt động thu - chi của đơn vị, hạn chếnhững thất thoát, lãng phí.

1.2.2.5 Nguồn thu trong các Trường đại học công lập

Nguồn Ngân sách nhà nước cấp

+ Kinh phí do Ngân sách nhà nước (NSNN) cp gm:

- Kinh phí đảm bảo hoạt động thường xuyên thực hiện chức năng, nhiệm vụ đối với đơn vị chưa tự bảo đảm được toàn bộ chi phí hoạt động được cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp giao, trong phạm vi dự toán được cấp có thẩm quyền giao.

- Kinh phí thực hiện các nhiệm vụkhoa học và công nghệ (đối với các đơn vịkhông phải là tổchức khoa học và công nghệ)

- Kinh phí thực hiện chương trìnhđào tạo, bồi dưỡng cán bộ, viên chức.

- Kinh phí thực hiện các chương trình, mục tiêu quốc gia.

- Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đặt hàng (điều tra, quy hoạch, khảo sát, nhiệm vụ khác…).

- Kinh phí thực hiện nhiệm vụ đột xuất được cấp có thẩm quyền giao.

- Kinh phí thực hiện chính sách tinh giảm biên chếtheo chế độ(nếu có).

- Vốn đầu tư xây dựng cơ bản, kinh phí mua sắm trang thiết bị, sửa chữa lớn tài sản cố định phục vụhoạt động sựnghiệp theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt trong phạm vi dự toán được giao hàng năm.

- Vốn đối ứng thực hiện các dự án có nguồn vốn nước ngoài được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(24)

+ Quản lý Nguồn thu từNSNN cấp

Phần NSNN dành cho giáo dục đại học (GDĐH) được tập trung quản lý theo những mô hình khác nhau. Đối với Trường ĐHCL do Bộ Giáo dục và Đào tạo (hoặc Đại học Vùng) trực tiếp quản lý, thì phần vốn NSNN dành cho các trường này do BộGiáo dục và Đào tạo (hoặc Đại học Vùng) trực tiếp quản lý phân bổ. Đối với các trường do các bộ chuyên ngành quản lý thì nguồn vốn NSNN dành cho các trường này do Bộchuyên ngành quản lý. Tuy nhiên, đứng trên phương diện vềquản lý hoạt động GDĐH về quy mô, chất lượng, chương trình, chế độ bằng cấp thì do Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý. Do đó, việc tổ chức lập dự toán NSNN cho hoạt động GDĐH do Bộ Giáo dục và Đào tạo (hoặc Đại học Vùng) trực tiếp chỉ đạo.

Quá trình quản lý nguồn thu từNSNN cấp gồm quản lý việc lập dựtoán và quản lý việc phân bổdựtoán, cụthể như sau:

Quá trình lập dự toán ngân sách và phân bổ dự toán ngân sách cho lĩnh vực GDĐH được thực hiện bởi BộGiáo dục và Đào tạo (hoặc Đại học Vùng) và các Bộ chuyên ngành. Trên cơ sở đó, việc quản lý ngân sách của GDĐH do Bộ Giáo dục và Đào tạo (hoặc Đại học Vùng) trực tiếp và cơ chếphân cấp quản lý ngân sách cho các trường do Bộquyết định sao cho vừa đảm bảo yêu cầu hoạt động của nhà trường, vừa đảm bảo được yêu cầu tiết kiệm, hiệu quảgiữvững được kỷ cương, kỷluật tài chính.

Nguồn thu từhoạt động sựnghiệp

+ Các nguồn thu từhoạt động sựnghiệp bao gồm:

Phần được đểlại từsốthu học phí, lệ phí theo quy định của Pháp luật.

Thu từcác hoạt động dịch vụphù hợp với lĩnh vực chuyên môn và khả năng của từng trường như dịch vụnội trú, dịch vụy tế...

Thu từhoạt động sựnghiệp khác như lãi tiền gửi ngân hàng.

+ Qun lý ngun thu thoạt động snghip

Quá trình quản lý nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp phải phù hợp với khả năng đóng góp của xã hội, đảm bảo yêu cầu công khai, minh bạch, bìnhđẳng, công bằng về mặt xã hội. Để đảm bảo yêu cầu này, nội dung của cơ chế quản lý thu từ hoạt động sựnghiệp phải được xem xét trên các khía cạnh sau đây:

Trường Đại học Kinh tế Huế

(25)

Xem xét đến khía cạnh thiết lập mức thu. Mức thu cho sự nghiệp GDĐH chịu sự chi phối bởi các nhân tố sau đây: Mức thu nhập bình quân của xã hội nói chung, mức thu nhập của người hưởng thụ các dịch vụ GDĐH nói riêng; Chi phí cho việc cung cấp các dịch vụ GDĐH; Những lợi ích thực tếmang lại cho người thụ hưởng dịch vụ GDĐH.

Lựa chọn phương thức thu và lĩnh vực thu. Trong thực tế có nhiều phương thức và lĩnh vực thu hoạt động sự nghiệp cho GDĐH. Có thể thu qua phương thức thu học phí, qua các khoản thu từhoạt động NCKH, tư vấn, cung cấp dịch vụ... Tuy nhiên, căn cứ vào sự phân tích giữa mặt ưu việt và mặt hạn chế của từng phương thức và lĩnh vực thu để xác định trọng tâm sửdụng phương thức và lĩnh vực thu.

Phương thức thu của GDĐH thông qua việc tập trung một phần thu nhập do hoạt động NCKH, tư vấn, cung cấp dịch vụ có ưu điểm là khuyến khích thúc đẩy hoạt động nghiên cứu, tư vấn - một loại hoạt động mang tầm của GDĐH. Tuy nhiên, đểcó nguồn tài chính từhoạt động này cần phải đầu tư ban đầu.

Đối với các trường được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao thu phí, lệ phí phải thực hiện thu đúng, thu đủ theo mức thu và đối tượng thu do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định.

Đối với sản phẩn, hàng hoá, dịch vụ được cơ quan Nhà nước đặt hàng thì mức thu theo đơn giá do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định; trường hợp chưa được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền định giá, thì mức thu được xác định trên cơ sởdự toán chi phí được cơ quan tài chính cùng cấp thẩm định chấp thuận.

Đối với những hoạt động dịch vụtheo hợp đồng với các tổchức, cá nhân trong và ngoài nước, các hoạt động liên doanh, liên kết, nhà trường được quyết định các khoản thu, mức thu cụthểtheo nguyên tắc bảo đảm đủ bù đắp chi phí và có tích luỹ.

Nguồn thu khác

Nguồn thu khác bao gồm thu từviện trợ, nguồn thu từcác dựán khác, nguồn vốn vay của các tổchức tín dụng, vốn huy động của cán bộ, viên chức trong đơn vị;

nguồn vốn liên doanh, liên kết của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(26)

Việc quản lý nguồn thu khác căn cứ vào thỏa thuận của Nhà trường và các chủ thểcung cấp viện trợ, liên kết... nhưng phải phù hợp với các quy định của Nhà nước đối với việc quản lý thu của các Trường ĐHCL.

1.2.2.6 Các khoản Chi chủyếu trong các Trườngđại học công lập

Căn cứ tính chất chi thì nội dung chi tại các Trường ĐHCL bao gồm: Chi thường xuyên và chi không thường xuyên [19].

Chi thường xuyên trong các Trườngđại học công lập + Chi thường xuyên gm:

- Chi hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao;

- Chi phục vụcho việc thực hiện công việc, dịch vụthu phí, lệphí;

- Chi cho các hoạt động dịch vụ.

+ Qun lý chi thường xuyên:

Chi thường xuyênởTrường ĐHCL thường được chia làm bốn nhóm chi:

Nhóm 1: Chi thanh toán cá nhân, bao gồm: Chi tiền lương, tiền công, tiền lương chia thêm, tiền vượt giờ, bảo hiểm xã hội, chi học bổng cho sinh viên….

Nhóm 2: Chi phí nghiệp vụchuyên môn, bao gồm: Thanh toán dịch vụcông cộng; vật tư văn phòng phẩm; thông tin, liên lạc, tuyên truyền; hội nghị; công tác phí; chi phí thuê mướn; chi đoàn ra; chi đoàn vào; chi phí nghiệp vụ chuyên môn của từng ngành.

Nhóm 3: Chi mua sắm - sửa chữa tài sản, bao gồm: Chi mua tài sản cố định vô hình, tài sản cố định hữu hình; sửa chữa tài sản phục vụchuyên môn và các công trình; chiđầu tư XDCB.

Nhóm 4: Chi khác, bao gồm: Các khoản chi hỗtrợ; chi viện trợ; chi công tác Đảng; chi trảlãi vay; các khoản chi khác.

Căn cứ vào nhiệm vụ được giao và khả năng nguồn tài chính, đối với các khoản chi thường xuyên, các Trường ĐHCL có quyền quyết định một số mức chi quản lý, chi chuyên môn nghiệp vụcao hoặc thấp hơn mức chi do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định và phương thức khoán chi phí cho từng bộ phận, đơn vị trực thuộc.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(27)

Hiện nay, Nhà nước quy định một số tiêu chuẩn, định mức chi; các trường ĐHCL phải thực hiện theo đúng các quy định của Nhà nước, bao gồm: Tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô; tiêu chuẩn, định mức vềnhà làm việc; tiêu chuẩn, định mức trang bị điện thoại công vụtại nhà riêng và điện thoại di động; chế độ công tác phí nước ngoài; chế độtiếp khách nước ngoài và hội thảo quốc tế ởViệt Nam…

Với quan điểm trao quyền tựchủ, tựchịu trách nhiệm cho các Trường ĐHCL, đểchủ động sửdụng kinh phí hoạt động thường xuyên đúng mục đích, tiết kiệm và có hiệu quả, các trường ĐHCL thực hiện tựchủ, tựchịu trách nhiệm vềtài chính có trách nhiệm xây dựng quy chếchi tiêu nội bộ. Nội dung quy chếchi tiêu nội bộbao gồm các quy định vềchế độ, tiêu chuẩn, định mức, mức chi thống nhất trong đơn vị, đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ được giao, phù hợp với hoạt động đặc thù của đơn vị, sử dụng kinh phí tiết kiệm, có hiệu quả và tăng cường công tác quản lý. Ngoài quy chếchi tiêu nội bộ, các trường ĐHCL còn sửdụng các công cụ khác để quản lý chi thường xuyên như: Văn bản pháp luật nhà nước (đối với những khoản chưa quy định trong quy chế chi tiêu nội bộ); công cụkếtoán; kếhoạch; kiểm tra, thanh tra.

Chi không thường xuyên trong các trường Đại học công lập + Chi không thường xuyên gm:

- Chi thực hiện các nhiệm vụkhoa học và công nghệ;

- Chi thực hiện chương trìnhđào tạo bồi dưỡng cán bộ, viên chức;

- Chi thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia;

- Chi thực hiện các nhiệm vụ do Nhà nước đặt hàng (điều tra, quy hoạch, khảo sát, nhiệm vụkhác) theo giá hoặc khung giá do Nhà nước quy định;

- Chi vốn đốiứng thực hiện các dựán có nguồn vốn nước ngoài;

- Chi thực hiện các nhiệm vụ đột xuất được cấp có thẩm quyền giao;

- Chi thực hiện tinh giản biên chếtheo chế độ do Nhà nước quy định;

-Chi đầu tư XDCB, mua sắm trang thiết bị, sửa chữa lớn tài sản cố định thực hiện các dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

- Chi thực hiện các dựán từnguồn vốn viện trợ nước ngoài;

- Chi cho các hoạt động liên doanh, liên kết;

- Các khoản chi khác theo quy định (nếu có).

Trường Đại học Kinh tế Huế

(28)

+ Quản lý chi không thường xuyên:

Các công cụ được sử dụng để quản lý chi không thường xuyên cơ bản giống quản lý chi thường xuyên. Tuy nhiên, chi thường xuyên thường được quản lý theo nội dung chi vì nhà nước đã ban hành một hệ thống định mức chi đối với các hoạt động không thường xuyên: Chế độquản lý, sửdụng kinh phí các chương trình mục tiêu quốc gia; chế độ sửdụng kinh phí thực hiện nhiệm vụ đột xuất được cấp trên có thẩm quyền giao; chế độ chính sách thực hiện tinh giản biên chế (nếu có), chế độ quản lý, sửdụng vốn đối ứng dự án, vốn viện trợ thuộc nguồn vốn NSNN; chế độ quản lý, sửdụng vốn đầu tư XDCB, kinh phí mua sắm, sửa chữa lớn tài sản cố định phục vụhoạt động sựnghiệp theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt; riêng kinh phí thực hiện các nhiệm vụkhoa học và công nghệcấp Nhà nước, cấp Bộ, cấp Ngành theo hướng dẫn của BộTài chính - BộKhoa học và Công nghệ.

1.2.3 Nội dung công tác quản lý thu, chi trong các Trườngđại học công lập 1.2.3.1 Lp dtoán thu chi tài chính

Lập dự toán thu chi tài chính trong mỗi cơ quan, đơn vị là khâu mở đường quan trọng mang ý nghĩa quyết định đến toán bộquá trình quản lý tài chính trong tổ chức. Bởi nó là cơ sở thực hiện và dẫn dắt toàn bộ quá trình thực hiện quản lý tài chính sau này của cơ quan, đơn vị.

Hàng năm, căn cứ vào các văn bản hướng dẫn lập dự toán của Bộ tài chính và hướng dẫn của cơ quan quản lý cấp trên; căn cứ vào chức năng nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao; căn cứvào tình hình thực hiện nhiệm vụcủa năm trước và dựkiến cho năm kếhoạch; căn cứ vào các định mức, chế độ chi tiêu tài chính hiện hành của nhà nước quy định cơ quan, đơn vị lập dựtoán thu và dựtoán chi tài chính theo đúng chế độ quy định

Lập dựtoán là quá trình phân tích, đánh giá, tổng hợp, lập dựtoán nhằm xác lập các chỉ tiêu thu chi của cơ quan, đơn vị dự kiến có thể đạt được trong năm kế hoạch, đồng thời xác lập các biện pháp chủ yếu về kinh tế - tài chính để đảm bảo thực hiện tốt các chỉ tiêu đãđềra.[28]

Trường Đại học Kinh tế Huế

(29)

Phương pháp lập dự toán trên cơ sở quá khứ là phương pháp xác định các chỉ tiêu trong dựtoán dựa vào kết quảhoạt động thực tếcủa kỳliền trước và điều chỉnh theo tỷlệ tăng trưởng và tỷlệlạm phát dựkiến. Phương pháp lập dựtoán cấp không là phương pháp xác định các chỉtiêu trong dựtoán dựa vào nhiệm vụ, mục tiêu hoạt động trong năm kế hoạch, phù hợp với điều kiện cụ thể hiện có của đơn vị chứ không dựa trên kết quảhoạt động thực tếcủa năm trước.

Phương pháp lập dự toán trên cơ sở quá khứ là phương pháp truyền thống, đơn giản, dễthực hiện và phù hợp cho những hoạt động tương đối ổn định của đơn vị. Trong khi đó, phương pháp lập dựtoán cấp không phức tạp hơn, đòi hỏi trình độ cao trong đánh giá, phân tích, so sánh giữa nhiệm vụ và điều kiện cụthểcủa đơn vị nên chỉ thích hợp với những hoạt động không thường xuyên, hạch toán riêng được chi phí và lợi ích.

1.2.3.2 Tổchức thực hiện công tác quản lý vềdựtoán Thu- Chi tài chính

Thực hiện công tác quản lý vềdựtoán Thu tài chính

Quản lý các nguồnthu các trường Đại học bao hàm việc quy định nguồn thu, hình thức và công cụ quản lý nguồn thu của đơn vị (như tổ chức khai thác các nguồn thu - nội dung thu, mức thu, hình thức kiểm tra, kiểm soát) Kèm theo đó là các quy định, chế độvềquản lý nguồn thu của đơn vị).

*Tchc khai thác ngun thu

Để có thể tiến hành các hoạt động, trước tiên, các trường Đại học phải có nguồn thu. Nguồn thu của các trường Đại học gồm các nguồn từNSNN cấp, nguồn thu sựnghiệp và nguồn thu khác.

- Nguồn thu từNSNN cấp bao gồm:

+ Kinh phí thực hiện các nghiệp vụ thường xuyên (lương, phụ cấp và các kinh phí nghiệp vụ thường xuyên khác);

+ Kinh phí thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước, cấp Bộ, ngành, chương trình mục tiêu quốc gia và các nhiệm vụ đột xuất khác được cấp có thẩm quyền giao;

+Kinh phí thanh toán cho các đơn vị theo chế độ đặt hàng để thực hiện các nhiệm vụ của nhà nước đặt hàng (điều tra, quy hoạch, khảo sát…) theo giá hoặc khung giá do nhà nước quy định;

Trường Đại học Kinh tế Huế

(30)

+Kinh phí cấp để thực hiện tinh giản biên chế theo chế độ do nhà nước quy định đối với số lao động trong biên chếdôi ra;

+ Vốn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị phục vụ hoạt động sựnghiệp theo dựán và kếhoạch hàng năm, vốn đối ứng cho các dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

+ Nguồn thu sựnghiệp của đơn vịbao gồm:

+Tiền thu phí, lệphí thuộc NSNN (phần được đểlại cho đơn vịsửdụng theo quy định của nhà nước). Mức thu phí, lệ phí và tỷlệnguồn thu được để lại đơn vị sử dụng và nội dung chi thực hiện theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với từng loại phí.

+Thu từhoạt động sản xuất, cungứng dịch vụ. Mức thu các hoạt động này do thủ trưởng đơn vịquyết định, theo nguyên tắc bảo đảm bù đắp chi phí và có tích lũy.

+ Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.

-Nguồn thu khác theo quy định của pháp luật

Các dựán viện trợ, liên kết đào tạo, quà biếu, quà tặng, đặc biệt là vốn vay ngân hàng được các đơn vịsựnghiệp vay theo cơ chế đểbổsung cho việc chi tiêu và đầu tư khi cần thiết. Bên cạnh đó, các đơn vị cònđược phép mở tài khoản tại ngân hàng hoặc tại kho bạc nhà nước đểphản ánh các khoản thu, chi của các hoạt động.

* Quy định mức thu và kiểm tra kiểm soát thu

Đối với các nguồn thu kểtrên, nguồn thu từNSNN cấp được căn cứ vào các quy định mỗi quốc gia, mỗi thời kỳ. Do nguồn thu này phụ thuộc ngân khố mỗi quốc gia và phụthuộc vào mục tiêu mỗi quốc gia theo đuổi trong từng thời kỳ, nên cần xem xét mức chi cho các trường đại học công lập đã hợp lý hay chưa? Định mức cấp NSNN cần phải gắn với chất lượng đào tạo, để qua đó thay đổi mức cấp cho phù hợp.

Bên cạnh nguồn thu từNSNN, các nguồn thu khác cũng được xác định mức thu cho hợp lý, có căn cứ khoa học. Vì, nếu NSNN hạn hẹp, cần tạo chính sách rõ ràng cho các trường trong việc tăng thu các nguồn ngoài NSNN. Mức học phí phải được xây dựng căn cứ vào chất lượng đào tạo, gắn với thang đo chất lượng cụthể,

Trường Đại học Kinh tế Huế

(31)

có kiểm soát. Ở Việt Nam, mức thu học phí các trường đại học công lập được xác định theo công thức:

Học phí = Chi phí thường xuyên tối thiểu–Hỗtrợcủa nhà nước Chi phí thường xuyên tối thiểu được xác định dựa trên yêu cầu đảm bảo số giảng viên tối thiểu đểgiảng dạy cho một sinh viên nhất định và các điều kiện về cơ sở vật chất khác cho giảng dạy. Yêu cầu này thể hiện ở định mức sinh viên/giảng viên và tỷtrọng chi thanh toán cá nhân trong tổng chithường xuyên [16, tr118]

Mức thu các nguồn khác: thu từ NCKH, thu từ tư vấn, thu dịch vụ khác,…

phải xác định được mục tiêu cuối cùng là thu bù chi và có tích lũy.

Thực hiện công tác quản lý vềdựtoán Chi tài chính

Quản lý chi các trườ

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Nội chủ yếu của chương 1 là nghiên cứu hệ thống hóa lý luận về kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh trong DNTM trên cả góc độ kế toán tài chính và kế toán quản

Quản lý thị trường địa phương chủ động phối hợp với các Ban Quản lý chợ, các doanh nghiệp và cơ quan liên quan tăng cường công tác quản lý thị

Nguyên tắc này được thể hiện: Thông qua các chính sách, chế độ, phương thức quản lý, trình tự, thủ tục thu ngân sách được thực thi thống nhất từ

Chi cục thuế huyện Quảng Điền được giao nhiệm vụ quản lý thu ngân sách hơn 120 doanh nghiệp vừa và nhỏ phát sinh trên địa bàn huyện, kết quả thu

Thực hiện tốt hệ thống quản lý chất lượng 5S sẽ đem lại những hiệu quả to lớn cho doanh nghiệp như: Hệ thống quản lý thường xuyên được cải tiến, nơi làm việc trở nên

Nay Khoa Quản lý Đất Đai & Bất Động Sản thông báo đến các học viên lớp cao học Quản lý đất đai khóa 2012 một số nội dung sau: 1.. Học viên hoàn chỉnh và báo cáo kết quả nghiên cứu

2.4.2.Những hạn chế trong quản lý chi Ngân sách Nhà nước ñối với các công trình giao thông công chính trên ñịa bàn Thành phố Đà Nẵng 2.4.2.1.Hạn chế trong tổ chức hoạt ñộng quản lý

Việc điều hành về tài chính giữa ĐHĐN và các đơn vị thành viên thông qua Quy chế chi tiêu nội bộ được xây dựng trên cơ sở các quy định chung của Nhà nước áp dụng trong điều kiện đặc