• Không có kết quả nào được tìm thấy

Trong các công thức dùng để tính vận tốc trung bình của người này trên cả 2 quãng đường sau, công thức nào đúng? a

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Trong các công thức dùng để tính vận tốc trung bình của người này trên cả 2 quãng đường sau, công thức nào đúng? a"

Copied!
3
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

NGÂN HÀNG CÂU HỎI VẬT LÍ 8 CHƯƠNG CƠ HỌC A. NHẬN BIẾT

Câu 1 : Một người đi được quãng đường s1 hết t1 giây, đi quãng đường tiếp theo s2

hết thời gian t2 giây. Trong các công thức dùng để tính vận tốc trung bình của người này trên cả 2 quãng đường sau, công thức nào đúng?

a. 2

2

1 v

vtb v b.

2 1

2 1

t t

s vtb s

c.

2 2 1

1

t s t

vtb s d. Công thức b và c đúng.

Câu 2: Đơn vị của vận tốc là :

A. km/h B. m/s C. m.s D. s/m

Câu 3: Chuyển động có tính... vì một vật có thể chuyển động so với vật này nhưng lại ... so với vật khác. => tương đối, đứng yên.

Câu 4: Dưới tác dụng của các lực cân bằng, một vật đang đứng yên sẽ tiếp tục ...; đang chuyển động sẽ tiếp tục ... => đứng yên, chuyển động đều.

Câu 5: Lực ... sinh ra khi một vật chuyển động trượt trên bề mặt vật khác và sinh ra để cản trở ... của vật. => ma sát trượt, chuyển động trượt.

Câu 6: Chuyển động cơ học là gì? Cho ví dụ (chỉ rõ vật làm mốc)?

Đáp án:

Sự thay đổi vị trí của một vật theo thời gian so với vật khác gọi là chuyển động cơ học.

Ví dụ: Ô tô đang chạy chuyển động so với cây cối ven đường.

Vật mốc: cây cối ven đường.

B. THÔNG HIỂU

Câu 7: Khi nói Trái Đất quay quanh Mặt Trời, ta đã chọn vật nào làm vật mốc?

A. Mặt Trời B. Trái Đất

C. Chọn Trái Đất hay Mặt Trời đều đúng. D. Mọi vật trên mặt đất.

Câu 8: Đưa một vật nặng hình trụ lên cao bằng hai cách, hoặc là lăn vật trên mặt phẳng nghiêng hoặc là kéo vật trượt trên mặt phẳng nghiêng. Cách nào lực ma sát nhỏ hơn?

A. Lăn vật B. Kéo vật.

C. Cả hai cách như nhau D. Không so sánh được.

Câu 9: Một chiếc xe khách đang chuyển động trên đường thẳng thì phanh đột ngột, hành khách trên xe sẽ như thế nào?

A. Bị nghiêng người sang bên trái. B. Bị nghiêng người sang bên phải.

C. Bị ngã người ra phía sau. D. Bị ngã người tới phía trước.

Câu 10: Vận tốc của một xe máy là 40km/h. Điều đó cho biết gì?

A. Xe máy chuyển động được 40 km.

B. Xe máy chuyển động trong một giờ.

C. Trong mỗi giờ, xe máy đi được 40 km.

D. Xe máy đi 1km trong 36 giờ.

Câu 11: Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào ma sát là có lợi?

A. Ma sát làm ô tô vượt qua chỗ bùn lầy.

B. Ma sát làm mòn đĩa và xích xe đạp.

(2)

C. Ma sát làm cho phấn bám bảng.

D. Ma sát làm mòn đế giày.

Câu 12: Trong các chuyển động sau đây, chuyển động nào là chuyển động không đều?

A. Chuyển động của ô tô khi khởi hành.

B. Chuyển động của xe đạp khi xuống dốc.

C. Chuyển động của cánh quạt khi đã ổn định.

D. Chuyển động của tàu hỏa khi chạy ổn định.

*Điền vào chỗ trống cho thích hợp

Câu 13: Khi có lực tác dụng, mọi vật ... thay đổi vận tốc đột ngột được vì ... => không thể, có quán tính.

Câu 14: Khi đi trên sàn đá hoa mới lau còn ướt thì dễ bị ngã vì lực (3) ... giữa sàn với chân người rất nhỏ. Ma sát trong hiện tượng này là (4) ... => ma sát nghỉ, ma sát có lợi.

Câu 15: Ô tô đột ngột rẽ sang trái thì hành khách trên xe bị ngã ... do hành khách đó có ... =>

sang phải, quán tính.

Câu 16: Hãy biểu diễn trọng lực của vật có khối lượng 6 kg (tỉ xích tùy chọn)?

Đáp án:

Trọng lượng của vật: P = 10m = 10.6 = 60N

60N

C. VẬN DỤNG THẤP

Câu 17: Hai người đi xe đạp, người thứ nhất đi quãng đường 900m hết 3 phút, người thứ hai đi quãng đường 1,8km hết 5 phút. Hỏi ai đi nhanh hơn.

ĐÁP ÁN:

Tóm tắt: s1 =900m, t1 = 3 ph = 180 (s)

s2 =1,8km = 1800m, t2 = 5ph = 300(s) ai nhanh hơn?

Giải:

Vận tốc của người thứ nhất là: v1 = s1/t1 = 900/180 = 5 (m/s) Vận tốc của người thứ hai: v2 = s2/t2 = 1800/300 = 6 (m/s) Vì v1< v2 nên người thứ hai đi nhanh hơn.

Câu 18: Bạn Hưng đi bộ trên một quãng đường; đoạn đầu dài 2 km mất 30 phút, đoạn còn lại dài 2,5 km đi trong 1 giờ. Tốc độ trung bình của Hưng trên cả quãng đường là:

(3)

A. 3,5 km/h. B. 4,5 km/h. C. 5,0 km/h D. 3,0 km/h.

D. VẬN DỤNG CAO

Câu 19: Một người đi xe máy từ Trà My đến Tam Kỳ và trở về Trà My. Khi đi từ Trà My đến Tam Kỳ: Trên nửa quãng đường đầu với vận tốc không đổi 40 km/h,trên nửa quãng đường sau với vận tốc không đổi là 60 km/h.

Khi đến Tam Kỳ, người này lập tức quay về Trà My (bỏ qua thời gian quay đầu).

Trong nửa thời gian đi từ Tam kỳ về Trà My người đó đi với vận tốc không đổi 54 km/h, trong nửa thời gian sau đi với vận tốc không đổi 30 km/h. Tính vận tốc trung bình của người đó trên cả quá trình chuyển động.

ĐÁP ÁN:

Gọi s là quãng đường từ Trà My tới Tam Kỳ.

t1 , t2 lần lượt là thời gian đi hết nửa quãng đường đầu và sau (từ Trà My đến Tam Kỳ)

t là thời gian đi hết quãng đường từ Tam Kỳ đến Trà My.

*Từ Trà My đến Tam Kỳ

Nửa quãng đường đầu: s/2 =v1.t1 => t1 = s/2v1 = s/80 Nửa quãng đường sau: s/2 = v2.t2 => t2 = s/2v2 = s/120

*Từ Tam Kỳ đến Trà My

Theo đề, ta có: s = s1 + s2 = v3.t/2 + v4.t/2 = 54t/2 + 30.t/2 = 42.t

 t = s/42

Vận tốc trung bình: 1 2

2 2

44,8 / 80 120 42

s s

v km h

s s s

t t t

  

   

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan