• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài 2: a) Một người lái một ô tô xuất phát từ A lúc 6 giờ, chuyển động thẳng đều đến B, cách A 120 km

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài 2: a) Một người lái một ô tô xuất phát từ A lúc 6 giờ, chuyển động thẳng đều đến B, cách A 120 km"

Copied!
15
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Trường THPT Bà Điểm 1

CHƯƠNG I: ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM

CHỦ ĐỀ 1: TỐC ĐỘ TRUNG BÌNH – QUÃNG ĐƯỜNG TRONG CHUYỂN ĐỘNG THẲNG ĐỀU

Bài 1: Một vật chuyển động trên một đường thẳng, nửa quãng đường đầu vật chuyển động với vận tốc v1 = 10m/s, nửa quãng đường sau vật chuyển động với vận tốc v2 = 15m/s. Hãy xác đinh tốc độ trung bình của vật trên cả quãng đường ?

ĐS : 12 m/s.

Bài 2: a) Một người lái một ô tô xuất phát từ A lúc 6 giờ, chuyển động thẳng đều đến B, cách A 120 km. Tính tốc độ của xe, biết rằng xe tới B lúc 8 giờ 30 phút.

b) Sau 30 phút dừng tại B, xe quay ngược chạy về A với vận tốc 60 km/h. Tính từ lúc 6 giờ, hỏi xe về tới A lúc mấy giờ ?

ĐS: 48 km/h; 11 giờ Bài 3: Một người tập thể dục chạy trên một đường thẳng (chỉ theo một chiều). Lúc đầu người đó chạy đều với tốc độ trung bình 5 m/s trong thời gian 4 phút. Sau đó ngưới ấy chạy đều với tốc độ 4 m/s trong thời gian 2 phút.

a) Hỏi người ấy chạy được quãng đường bằng bao nhiêu ? b) Tốc độ trung bình trong toàn bộ thời gian chạy bằng bao nhiêu?

ĐS: 1680 m; 4,67 m/s Bài 4: An và Bình cùng chuyển động thẳng đều từ A đến B (AB = 6 km). An chuyển động với tốc độ v1=12 km/h. Bình khởi hành sau An 15 phút và đến nơi sau An 30 phút.

a) Tìm tốc độ chuyển động của Bình.

b) Để đến nơi cùng lúc với An, Bình phải chuyển động với tốc độ bao nhiêu?

ĐS: 8 km/h; 24 km/h Bài 5: Một người đi xe đạp chuyển động thẳng đều từ A đến B có chiều dài 24 km. Nếu đi liên tục không nghỉ thì sau 2h người đó sẽ đến B. Nhưng khi đi được 30 phút, người đó dừng lại 15 phút rồi mới đi tiếp. Hỏi ở quãng đường sau, người đó phải đi với tốc độ bao nhiêu để kịp đến B đúng dự định ban đầu.

ĐS: 14,4 km/h CHỦ ĐỀ 2: PHƯƠNG TRÌNH CHUYỂN ĐỘNG THẲNG ĐỀU-ĐỒ THỊ CHUYỂN

ĐỘNG THẲNG ĐỀU.

Bài 1: Lúc 7h, một người chuyển động thẳng đều qua A với tốc độ 36km/h đuổi theo một người qua B chuyển động thẳng đều với tốc độ 5m/s. Biết AB = 18km. Lấy B làm gốc tọa độ, chiều dương từ A đến B, mốc thời gian lúc 7 giờ.

a) Viết phương trình chuyển động của hai người.

b) Người thứ nhất đuổi kịp người thứ hai lúc mấy giờ? Cách A bao xa?

ĐS: xA = 36t - 18 (km); xB = 18t (km); 8 giờ; 36 km.

Bài 2: Lúc 6 giờ sáng một người đi xe đạp đuổi theo một người đi bộ đã đi được 8 km.

Cả hai chuyển động thẳng đều với tốc độ lần lượt là 12 km/h và 4 km/h. Chọn mốc thời gian lúc 6 giờ sáng, gốc tọa độ tại vị trí của xe đạp lúc 6h, chiều dương là chiều chuyển động của hai người.

a) Hãy lập phương trình chuyển động của người đi xe đạp và người đi bộ?

b) Người đi xe đạp đuổi kịp người đi bộ lúc mấy giờ, cách gốc tọa độ bao xa?

ĐS: x1 = 12t (km); x2 = 4t + 8 (km); 7 giờ; 12 km.

(2)

Trường THPT Bà Điểm 2

Bài 3: Lúc 7 giờ sáng hai ô tô cùng qua hai địa điểm A và B cách nhau 120 km trên cùng một đường thẳng, chuyển động thẳng đều ngược chiều nhau. Xe đi từ A có tốc độ 60 km/h, xe đi từ B có tốc độ 40 km/h. Chọn mốc thời gian lúc 7 giờ sáng, gốc tọa độ tại A, chiều dương từ A đến B. Hãy:

a) Lập phương trình tọa độ của hai xe.

b) Tìm thời điểm và vị trí gặp nhau của hai xe.

c) Tìm khoảng cách hai xe lúc 8 giờ sáng.

d) Nếu xe đi từ A khởi hành trễ hơn xe đi từ B nửa giờ, thì sao bao lâu chúng gặp nhau?

ĐS: x1 = 60t (km); x2 = 120 – 40t (km); 8h12’; 72 km; 20 km; 1,5 giờ.

Bài 4: Trên một đường thẳng có hai xe chạy ngược chiều nhau với tốc độ không đổi.

Lúc 10 giờ xe 1 qua A với tốc độ 30 km/h và xe 2 qua B với tốc độ 20 km/h. Cho AB = 100 km. Lấy A làm gốc tọa độ, chiều dương từ A đến B, mốc thời gian lúc 10 giờ.

a) Viết phương trình tọa độ của hai xe.

b) Hai xe gặp nhau lúc mấy giờ? ở đâu?

c) Nếu xe 2 khởi hành chậm hơn xe ở A 2 giờ thì hai xe gặp nhau lúc nào? ở đâu?

ĐS: x1 = 30t (km); x2 = -20t + 100 (km); 12h ; 60 km; 12h48’; 84 km.

Bài 5: Trên cùng một đường thẳng có hai xe chạy cùng chiều nhau từ A đến B với tốc độ không đổi. Cho AB = 30km. Lúc 9 giờ sáng, xe 1 qua A với tốc độ 40 km/h và xe 2 qua B với tốc độ 20 km/h. Lấy A làm gốc tọa độ, chiều dương từ A đến B, mốc thời gian lúc 9 giờ.

a) Lập phương trình chuyển động của hai xe.

b) Tìm vị trí và thời điểm hai xe gặp nhau.

c) Xác định khoảng cách của hai xe lúc 10 giờ và 12 giờ và quãng đường mỗi xe đi được trong thời gian trên.

ĐS: x1 = 40t (km); x2 = 20t + 30 (km); 10h30’;

60 km;10 km; 30 km; 40 km; 20 km;120 km; 60 km Bài 6: Lúc 7h, một người đi bộ qua A để đi về B với tốc độ 4 km/h. Lúc 9h, một người đi xe đạp cũng qua A đi về B với tốc độ 12km/h. Xem cả 2 chuyển động là thẳng đều.

Lấy A làm gốc tọa độ, chiều dương từ A đến B, mốc thời gian lúc 7 giờ.

a) Viết phương trình chuyển động của hai người b) Lúc mấy giờ, hai người này cách nhau 2km.

ĐS: x1 = 4t (km); x2 = 12t - 24 (km); 9h45’; 10h15’.

Bài 7: Cho phương trình tọa độ thời gian của vật chuyển động thẳng đều: x = 80 – 20t (km, h)

a) Chọn gốc thời gian là sau 30 phút kể từ lúc bắt đầu xuất phát. Xác định: tọa độ ban đầu, tốc độ chuyển động, hướng chuyển động của vật?

b) Xác định vị trí và quãng đường vật đi được sau 1h kể từ lúc xuất phát.

ĐS: 90 km; 20 km/h; ngược chiều dương đã chọn; 70 km; 20 km

Bài 8: Lúc 8h, một đoàn tàu rời Hà Nội đi Hải Phòng với tốc độ 30 km/h. Sau khi chạy được 40 phút tàu dừng lại ở 1 ga trong 5 phút, sau đó tiếp tục đi về hướng Hải Phòng với cùng một tốc độ như ban đầu. Lúc 8h45’, một ôtô khởi hành từ Hà Nội về Hải Phòng với tốc độ 40 km/h. Chọn gốc tọa độ là Hà Nội, chiều dương từ Hà Nội đến Hải Phòng, mốc thời gian là lúc 8h.

a) Viết phương trình của tàu hỏa và ôtô cùng hệ qui chiếu.

(3)

Trường THPT Bà Điểm 3

O

5

x (km)

t(h)

10 15 20

2 4 8

b) Xác định vị trí và thời điểm hai xe gặp nhau.

ĐS: Tàu: x1 = 30t (km) (0 t 2h)

  3 ; x2 = -2,5 + 30t (km) (t0, 75h) Ô tô: x3 = 40t - 30 (km); 80 km; 10h45’

Bài 9: Cho đồ thị tọa độ - thời gian của một vật

chuyển động thẳng đều:

a) Hãy cho biết vật chuyển động từ vị trí nào, chiều

chuyển động, vận tốc và thời gian chuyển động trong mỗi giai đoạn (đặc điểm chuyển động).

b) Lập phương trình chuyển động của vậy trong các giai đoạn. Ghi rõ điều kiện về thời gian.

ĐS: 7,5 km/h; 0; -2,5 km/h; x1 = 5 + 7,5t (km) (0 t 2h); x2 = 20 (km) (2 t 4h), x3

= 30 – 2,5t (km) (4 t 8h).

Bài 10: Chuyển động của ba vật có các đồ thị tọa độ - thời gian như hình vẽ.

a/ Nêu đặc điểm của mỗi chuyển động.

b/ Lập phương trình chuyển động của mỗi xe.

ĐS :

1

2 3

x 40t 80(km;h) 3

x 10(t 1) 20 10t 10(km;h); t 1h.

x 10t 40(km;h);0 t 4h

  

     

   

t(h O )

x(k m)

4 1

8 0 60

2 3 40

20

5 6 (I

) (II ) (III

) O

5

x (km)

t(h)

10 15 20

2 4 8

B C

D A

(4)

Trường THPT Bà Điểm 4

CHỦ ĐỀ 3: CHUYỂN ĐỘNG THẲNG BIẾN ĐỔI ĐỀU

Bài 1: Một xe ôtô khởi hành với vận tốc bằng 0 và sau đó chuyển động nhanh dần đều lần lượt qua A và B Biết AB = 37,5m, thời gian từ A đến B là 25s và vận tốc tại B là 30 m/s. Tìm vận tốc lúc xe qua A và quãng đường OA.

ĐS : 5m/s và 12,5m.

Bài 2: Tính gia tốc của các chuyển động sau:

a) Tàu hỏa xuất phát sau 1 phút đạt vận tốc 36 km/h.

b) Tàu hỏa đang chạy đều với vận tốc 36 km/h thì hãm phanh dừng lại sau 10 s.

c) Ô tô đang chạy đều với vận tốc 30 km/h thì tăng tốc, sau 10 s đạt vận tốc 60 km/h.

ĐS: 1/6 m/s2; -1 m/s2; 5/6 m/s2 Bài 3: Một người đi xe đạp lên một đoạn dốc dài 50 m. Vận tốc khi bắt đầu lên dốc là 18 km/h, vận tốc ở đỉnh dốc là 3 m/s. Chuyển động của xe là chậm dần đều. Tìm gia tốc của chuyển động và thời gian đi hết dốc.

ĐS: -0,16 m/s2, 12,5 s.

Bài 4: Khi ôtô đang chạy với vận tốc 12m/s trên một đoạn đường thẳng thì người lái xe tăng ga cho ôtô chạy nhanh dần đều. Sau 15s , ôtô đạt vận tốc 15m/s.

a) Tính gia tốc của ôtô.

b) Tính vận tốc của ôtô sau 30s kể từ khi tăng ga.

c) Tính quãng đường ôtô đi được sau 30s kể từ khi tăng ga.

ĐS: 0,2 m/s2; 18 m/s; 450 m Bài 5: Một vật chuyển động có đồ thị vận tốc như sau:

Em hãy:

a) Trình bày tính chất chuyển động của vật ở mỗi giai đoạn.

b) Tính gia tốc của vật trong từng giai đoạn.

Bài 6: Một đoàn tàu bắt đầu rời ga và chuyển động thẳng nhanh dần đều. Sau khi chạy được 1,5 km thì đoàn tàu đạt vận tốc 36 km/h. Tính vận tốc của đoàn tàu sau khi chạy được 3 km kể từ khi đoàn tàu bắt đầu rời ga.

ĐS: 10 2; 14,14 m/s Bài 7: Một vật trượt không vận tốc đầu từ đỉnh dốc tới chân dốc nhanh dần đều hết 5 s và tại chân dốc có vận tốc 10 m/s. Nó tiếp tục chạy chậm dần đều trên mặt ngang 10 s nữa thì dừng hẳn. Tính gia tốc trên mỗi đoạn.

ĐS: 2 m/s2, -1 m/s2. Bài 8: Một xe lửa dừng hẳn sau 20 s kể từ lúc hãm phanh và trong thời gian đó xe chạy được 120 m. Tìm vận tốc của xe lửa lúc bắt đầu hãm phanh và gia tốc của xe lửa.

ĐS: 12 m/s, - 0,6 m/s2

(5)

Trường THPT Bà Điểm 5

Bài 9: Một đoàn tàu đang chạy với vận tốc 54km/h thì hãm phanh. Sau đó đi thêm 125m nữa thì dừng hẳn. Hỏi 5s sau lúc hãm phanh , tàu ở chỗ nào và đang chạy với vận tốc là bao nhiêu ?

ĐS: 63,75 m; 10,5 m/s

Bài 10: Một ô tô đang chạy đều với vận tốc 36 km/h thì xuống dốc nhanh dần đều với gia tốc 0,1 m/s2, đến cuối dốc thì đạt 54 km/h.

a) Tính chiều dài của dốc và thời gian đi hết dốc.

b) Tại chân dốc xe bắt đầu hãm phanh chuyển động chậm dần đều trên mặt ngang sau 10 s thì dừng lại. Tìm quãng đường và gia tốc của chuyển động chậm dần đều.

ĐS: 625 m, t = 50 s; a = -1,5 m/s2, s = 75 m.

Bài 11:Cùng một lúc có hai ô tô chuyển động cùng chiều và nhanh dần đều, đi qua điểm A và B trên cùng một đường thẳng cách nhau 200 m. Xe đi qua A có vận tốc ban đầu là 4 m/s và gia tốc 0,2 m/s2, xe đi qua B có vận tốc ban đầu 1 m/s và gia tốc 0,1 m/s2. Tìm vị trí và thời điểm lúc hai xe đuổi kịp nhau.

ĐS: 320 m; 40 s Bài 12:Xe ô tô thứ nhất khởi hành và chuyển động nhanh dần đều với gia tốc 0,5 m/s2 thì đúng lúc đó xe ô tô thứ hai vượt qua nó với vận tốc 18 km/h và với gia tốc 0,3 m/s2. Hỏi xe thứ nhất đuổi kịp xe thứ hai thì vận tốc mỗi xe là bao nhiêu?

ĐS: 25 m/s, 20 m/s.

Bài 11Một xe chuyển động nhanh dần đều với vận tốc đầu 18 km/h. Trong giây thứ tư kể từ lúc bắt đầu chuyển động xe đi được 12 m. Tính gia tốc và quãng đường đi được trong 4 giây.

ĐS: 2 m/s2, 36 m.

Bài 14: Chọn mốc thời gian to= 0, phương trình chuyển động của một vật trên đường thẳng là: x = 2t2 + 10t + 100 (m); trong đó thời gian t tính bằng giây.

a) Tính vận tốc của vật lúc t = 2 s.

b) Tính quãng đường đi được của vật khi vận tốc đạt 30 m/s.

ĐS: 18 m/s; 100 m.

CHỦ ĐỀ 4: RƠI TỰ DO

Bài 1: Từ trên một ngọn tháp cao, một em bé thả rơi tự do một hòn sỏi nhỏ (vật). Sau thời gian 4 giây hòn sỏi rơi chạm đất. Lấy g = 10 m/s2.

a) Độ cao từ mặt đất đến vị trí em bé thả sỏi là bao nhiêu ?

b) Vận tốc của sỏi tại vị trí ngay trước khi chạm mặt đất là bao nhiêu ?

ĐS : a/ 80m ; b/ 40 m/s Bài 2: Một vật rơi tự do không vận tốc đầu khi chạm đất có vận tốc 70 m/s. Lấy g = 10 m/s2

a) Xác định độ cao của vật.

b) Thời gian vật rơi

ĐS: 245 m; 7 s.

Bài 3: Một vật rơi tự do từ độ cao 9,6m xuống đất. Tính thời gian rơi và vận tốc chạm đất. Lấy g9,8m / s2.

(6)

Trường THPT Bà Điểm 6

ĐS: 1,4 s; 13,72 m/s.

Bài 4: Một vật được thả rơi tự do tại nơi có g9,8m / s2. Tính quãng đường vật rơi được trong 3s và trong giây thứ 3.

ĐS: 44,1 m; 24,5 m.

Bài 5: Một vật rơi tự do. Lấy g = 10 m/s2.

a) Tính đoạn đường vật đi được trong giây thứ bảy.

b) Trong 7 s cuối cùng vật đi được một quãng đường 385 m. Tính thời gian từ lúc rơi đến khi chạm đất.

c) Tính thời gian vật rơi 45 m cuối cùng.

ĐS: 65 m; 9 s; 0,5 s.

Bài 6: Một vật rơi tự do, trong giây cuối cùng vật rơi được 85 m. Lấy g = 10 m/s2. a) Tính thời gian rơi.

b) Tính độ cao ban đầu lúc thả vật.

c) Tính vận tốc lúc chạm đất.

ĐS: 9 s; 405 m; 90 m/s.

Bài 7: Một vật rơi tự do, sau 6 s thì chạm đất. Lấy g = 10 m/s2. a) Tính vận tốc của vật lúc chạm đất.

b) Tính thời gian vật rơi được nửa quãng đường đầu và tính quãng đường vật rơi trong giây cuối cùng.

ĐS: 60 m/s; 4,2 s; 55 m.

Bài 8: Trong 0,5s cuối cùng trước khi chạm đất, một vật rơi tự do đi được quãng đường gấp đôi quãng đường đi được trong 0,5s trước đó (liền kề 0,5s cuối). Lấy g10m / s2, tính độ cao thả vật.

ĐS: 7,8 m Bài 9: Có 2 vật rơi tự do từ hai độ cao khác nhau xuống đất, thời gian rơi của vật 1 gấp đôi thời gian rơi của vật 2. Hãy so sánh quãng đường rơi của hai vật và vận tốc khi hai vật chạm đất hơn kém nhau bao nhiêu lần

ĐS: h1 = 4h2; v1 = 2v2

Bài 10: Sau 2s kể từ lúc giọt nước thứ hai bắt đầu rơi, khoảng cách giữa hai giọt nước là 25m. Tính xem giọt thứ hai rơi muộn hơn giọt thứ nhất bao lâu ? ĐS: 1s

CHỦ ĐỀ 5: CHUYỂN ĐỘNG TRÒN ĐỀU

Bài 1: Một ôtô có bán kính vành ngoài bánh xe là 25 cm. Xe chạy với vận tốc 36 km/h.

Tính vận tốc góc và gia tốc hướng tâm của một điểm trên vành ngoài bánh xe.

ĐS : 40 rad/s ; 400 m/s2

Bài 2: Một bánh xe quay đều 100 vòng trong thời gian 2 s. Hãy xác định:

a) Chu kì, tần số.

b) Tốc độ góc của bánh xe.

ĐS: 0,02 s; 50 Hz; 314 rad/s Bài 3: Một quạt máy quay với vận tốc 400 vòng/phút. Cánh quạt dài 0,82 m. Tính tốc độ góc và tốc độ dài của một điểm ở đầu cánh.

ĐS: 41,87 rad/s; 34,33 m/s

(7)

Trường THPT Bà Điểm 7

Bài 4: Một đĩa tròn bán kính 60 cm, quay đều với chu kì là 0,02 s. Tìm tốc độ dài của một điểm nằm trên vành đĩa.

ĐS:60 ; 188, 4 (m/s) Bài 5: Một điểm nằm trên vành ngoài của một lốp xe máy cách trục bánh xe 0,66 m. Xe máy chuyển động thẳng đều với vận tốc 12 km/h. Tính tốc độ góc và tốc độ dài của một điểm trên vành lốp đối với người ngồi trên xe.

ĐS: 5,05 rad/s; 3,33m/s Bài 6: Một ô tô có bánh xe có bán kính 30 cm, chuyển động đều. Bánh xe quay đều 10 vòng/s và không trượt. Tính tốc độ của ô tô?

ĐS: 3 m/s Bài 7: Khoảng cách từ trục quay đến đầu một cánh quạt máy là 0,8 m. Quạt quay với tần số 300 vòng/phút.

a) Tính chu kì quay, tốc độ góc và tốc độ dài của một điểm ở đầu cánh quạt.

b) Tính gia tốc hướng tâm của điểm nói trên.

ĐS: 0,2 s; 31,4 rad/s; 25,12 m/s; 788,8 m/s2. Bài 8: Một kim đồng hồ treo tường có kim giờ dài 8 cm. Cho rằng kim quay đều. Tính tốc độ góc và tốc độ dài của điểm đầu kim giờ.

ĐS: 1,45.10-4 rad/s; 1,16.10-5 m/s Bài 9: Một đồng hồ có kim giờ dài 3 cm, kim phút dài 4 cm. So sánh tốc độ góc, tốc độ dài của hai đầu kim.

a) Hơn kém nhau bao nhiêu lần?

b) Hơn kém nhau một lượng bao nhiêu?

ĐS: p 12h ; vp 16vh; 1,6.10-3 rad/s; 2,61.10-6 m/s Bài 10: Một chiếc xe chạy đều với tốc độ 24 km/h qua một cái cầu có dạng một cung tròn, hết 30 s. Độ dốc của các đoạn đường ở hai đầu cầu đều bằng 150. Tính:

a) Bán kính cong của cầu.

b) Tốc độ góc của xe.

ĐS: 382,2 m; 0,017 rad/s.

CHỦ ĐỀ 6: CÔNG THỨC CỘNG VẬN TỐC

Bài 1: Hai bến sông A và B cách nhau 12 km, dòng chảy theo hướng từ A đến B với vận tốc 6 km/h. Một canô chuyển động đều từ A đến B mất nửa giờ. Hỏi canô đi ngược từ B về A mất mấy giờ?

ĐS: 1 giờ.

Bài 2: Một cây trôi theo dòng nước, cứ sau mỗi 2 phút nó lại trôi được 200 m. Cũng trên dòng nước ấy 1 chiếc thuyền đi xuôi dòng sau 15 phút nó đi được 10,5 km. Tìm vận tốc của thuyền so với nước.

ĐS: 10 m/s.

Bài 3: Một mẫu gỗ trôi theo dòng sông, sau 1,5 phút trôi được 80 m. Cũng trên dòng sông ấy 1 chiếc thuyền đi ngược dòng sau 30 phút nó đi được 20 km. Tìm vận tốc của thuyền so với nước.

ĐS: 12 m/s.

(8)

Trường THPT Bà Điểm 8

Bài 4: Một chiếc canô xuất phát từ một bến sông A lúc 6 giờ, chạy xuôi dòng sông.

Canô đến bến sông B, cách A 24 km, thì trở lại ngay A. Lúc 8 giờ 30 phút canô trở về đến A. Biết rằng độ lớn vận tốc canô đối với nước luôn giữ không đổi và vận tốc chảy của dòng nước là 4 km/h. Tính vận tốc của canô đối với nước và vận tốc của canô đối với bờ lúc đi và về.

ĐS: 20 km/h; 24 km/h; 16 km/h Bài 5: Một chiếc ca nô đi xuôi dòng từ A đến B mất 3h. Nếu đi ngược dòng thì mất 4h.

Nếu ca nô tắt máy thì A đến B mất mấy giờ?

ĐS: 24h CHƯƠNG II: ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM

CHỦ ĐỀ 7: TỔNG HỢP VÀ PHÂN TÍCH LỰC.

ĐIỀU KIỆN CÂN BẰNG CỦA CHẤT ĐIỂM Bài 1: Cho hai lực đồng quy có độ lớn F1 = 6 N và F2 = 8 N.

a) Nếu hợp lực có độ lớn F = 14 N, thì góc giữa hai lực và bằng bao nhiêu?

b) Nếu hợp lực có độ lớn F = 2 N, thì góc giữa hai lực và bằng bao nhiêu?

c) Nếu hợp lực có độ lớn F = 10 N, thì góc giữa hai lực và bằng bao nhiêu?

ĐS: 0o, 180o, 90o.

Bài 2: Xác định lực tổng hợp của hai lực có độ lớn F1 = 3N và F2 = 4N trong các trường hợp sau (vẽ hình) :

a) Hai lực F1 và F2 cùng chiều.

b) Hai lực F1 và F2 ngược chiều.

c) Hai lực F1 và F2 vuông góc.

d) Hai lực F1 và F2 hợp với nhau một góc 600.

Bài 3: Một vật chịu 4 lực tác dụng. Lực F1 = 40N hướng về phía Đông, lực F2 = 50N hướng về phía Bắc, lực F3 = 70N hướng về phía Tây, lực F4 = 90N hướng về phía Nam.

Độ lớn của hợp lực tác dụng lên vật là bao nhiêu ĐS: 50 N.

Bài 4: Hai tàu kéo dùng dây cáp để kéo một tàu chở hàng vào cảng. Lực kéo của mỗi tàu bằng 8000 N và góc giữa hai dây cáp bằng 120o. Biết rằng, tàu chở hàng chuyển động thẳng đều, hãy tính độ lớn của

a) hợp lực của hai lực kéo b) lực cản của nước.

ĐS: 8000 N.

Bài 5: Một chật điểm đứng yên dưới tác dụng của ba lực 6N, 8N và 10N. Hỏi góc giữa hai lực 6N và 8N bằng bao nhiêu ? ĐS: 90o. Bài 5: Hãy phân tích lực Fr

thành hai lực thành phần FrxFry theo hai phương vuông góc ox và oy như hình vẽ. Sau đó tính độ lớn của hai lực Frx

Fry

? Biết lực F = 10N.

ĐS: 5 3 N; 5 N. O

600 300

y

x Fr

(9)

Trường THPT Bà Điểm 9

CHỦ ĐỀ 8: CÁC ĐỊNH LUẬT NEWTON

Bài 1: Tác dụng vào vật có khối lượng 4 kg đang nằm yên một lực 20 N. Sau 2 s kể từ lúc chịu tác dụng của lực vật đi được quãng đường là bao nhiêu và vận tốc đạt được khi đó?

ĐS: 10 m, 10 m/s.

Bài 2: Một ôtô khối lượng 800kg chuyển động trên đường nằm ngang. Xe khởi hành không vận tốc đầu và sau khi đi được 150m xe đạt vận tốc 54km

h. Tính:

a) Gia tốc của xe.

b) Lực của động cơ. Cho biết lực cản bằng 200N

ĐS: a) 0,75 m

s2 ; b) 800N Bài 3: Một quả bóng khối lượng 500g bay với vận tốc 25 m/s đến đập vuông góc vào tường, sau thời gian 0,05 s bóng bật trở lại theo phương cũ với vận tốc 15 m/s. Tính lực của tường tác dụng lên quả bóng.

ĐS: 400 N.

Bài 4: Dưới tác dụng của lực Fr

nằm ngang, xe lăn chuyển động không vận tốc đầu, đi được quãng đường 2,5 m trong thời gian t. Nếu đặt thêm vật khối lượng 250 g lên xe thì xe chỉ đi được quãng đường 2m trong thời gian t. Bỏ qua ma sát. Tìm khối lượng xe.

ĐS: 1 kg Bài 5: Một chiếc xe khối lượng m = 50kg đang chuyển động thẳng đều thì hãm phanh chuyển động thẳng chậm dần đều. Tìm lực hãm biết quãng đường đi được trong dây cuối cùng của chuyển động là 1 m. ĐS : 100N

CHỦ ĐỀ 9: LỰC HẤP DẪN

Bài 1: Hai quả cầu giống nhau, mỗi quả có khối lượng 50 kg, bán kính 10 cm. Cho hằng số hấp dẫn G = 6,67.10-11 (N.m2/kg2). Hãy tính:

a) Lực hấp dẫn khi chúng đặt cách nhau 100 cm.

b) Lực hấp dẫn tối đa giữa chúng.

ĐS: 1,6675.10-7 N; 4,17.10-6 N Bài 2: Trong một thí nghiệm, giống như thí nghiệm năm 1798 mà ông Cavendish đã xác định hằng số hấp dẫn, khối lượng của các quả cầu bằng chì nhỏ và lớn ứng với m 0,729 kg và M 158 kg . Khoảng cách giữa chúng bằng 3 m . Tính lực hút giữa chúng ?

Bài 3: Tính lực hấp dẫn giữa hai tàu thủy, mỗi tàu có khối lượng 150000 tấn khi chúng ở cách nhau 1 km . Lực đó có làm chúng tiến lại gần nhau không ?

Bài 4: Cho gia tốc rơi tự do trên mặt đất là g0 = 9,8 m/s2. Tìm gia tốc rơi tự do ở độ cao h R

2 với R là bán kính Trái Đất. Xem Trái Đất là quả cầu đồng chất.

ĐS: 4,35 m/s2.

(10)

Trường THPT Bà Điểm 10

Bài 5: Ở độ cao nào so với mặt đất thì gia tốc trọng trường chỉ bằng một nửa so với gia tốc trọng trường trên mặt đất? Trái Đất xem như hình cầu bán kính R = 6400 km.

ĐS: 2650,97 km.

CHỦ ĐỀ 10: LỰC ĐÀN HỒI

Bài 1: Lò xo dãn ra 4 cm khi treo quả cầu có khối lượng 1 kg. Lấy g = 10 m/s2. a) Tính độ cứng của lò xo.

b) Tìm khối lượng của vật treo thêm vào lò xo để nó dãn ra 6cm.

ĐS: 250 N/m; 0,5 kg.

Bài 2: Một lò xo khi treo vật m1 = 200 g sẽ dãn ra một đoạn 4 cm. Lấy g = 10 m/s2. a) Tìm độ cứng của lò xo.

b) Tìm độ dãn của lò xo khi treo thêm vật m2 = 100 g.

ĐS: 50 N/m, 6 cm.

Bài 3: Một lò xo có khối lượng không đáng kể, có chiều dài tự nhiên là 40cm. Một đầu được treo vào một điểm cố định, đầu còn lại treo một vật m = 100g thì lò xo dãn ra 2cm.

Tính chiều dài của lò xo khi treo thêm vật có khối lượng 25g?

ĐS: 42,5 cm Bài 4: Lò xo có độ cứng k = 0,25 N/cm, chiều dài tự nhiên là 20 cm được treo thẳng đứng. Tác dụng một lực kéo Fr

có độ lớn 3 N dọc trục lò xo để nó dãn ra. Lấy g = 10 m/s2.

a) Tìm độ biến dạng của lò xo. Suy ra chiều dài của lò xo lúc này.

b) Để lò xo dài 30 cm, thì đầu dưới lò xo treo một vật nặng có khối lượng bằng bao nhiêu?

ĐS: 12 cm; 32 cm; 0,25 kg.

Bài 5: Một lò xo treo thẳng đứng có đầu trên cố định. Khi treo vào đầu dưới lò xo vật có khối lượng 150 g lò xo có chiều dài 30 cm. Khi treo thêm vào đầu dưới lò xo một quả cân 100 g thì lò xo có chiều dài 32,5 cm. Lấy g = 10 m/s2. Hãy tìm độ cứng và chiều dài tự nhiên của lò xo này.

ĐS: 40 N/m, 26,25 cm.

CHỦ ĐỀ 11: LỰC MA SÁT- CHUYỂN ĐỘNG TRÊN MẶT PHẲNG NGANG Bài 1: Cần kéo một vật trọng lượng 20 N với một lực bằng bao nhiêu để vật chuyển động đều trên một mặt sàn ngang. Biết hệ số ma sát trượt của vật và sàn là 0,4.

ĐS: 8 N.

Bài 2: Một ô tô có khối lượng m = 1 tấn, chuyển động trên đường nằm ngang. Hệ số ma sát lăn giữa bánh xe và mặt đường là µ = 0,1. Lấy g = 10 m/s2. Tính lực kéo của động cơ nếu:

a) Ô tô chuyển động thẳng đều ?

b) Ô tô chuyển động nhanh dần đều với gia tốc a = 2 m/s2

ĐS: 1000 N; 3000 N Bài 3: Một đầu máy tạo ra lực kéo để kéo một toa xe có khối lượng m = 4 tấn chuyển động với gia tốc a = 0,4 m/s2. Biết hệ số ma sát giữa toa xe và mặt đường là µ = 0,02.

Hãy xác định lực kéo của đầu máy? Lấy g = 10 m/s2.

ĐS: 2400 N

(11)

Trường THPT Bà Điểm 11

Bài 4: Một ô tô đang chuyển động với vận tốc 15 m/s thì tắt máy. Tính thời gian và quãng đường ôtô đi thêm được cho đến khi dừng lại. Biết hệ số ma sát giữa bánh xe và mặt đường là 0,6. Lấy g = 9,8 m/s2.

ĐS: 2,55s; 19,1 m.

Bài 5: Một ôtô đang chuyển động với vận tốc độ 10 m/s thì tắt máy, chuyển động chậm dần đều do ma sát, hệ số ma sát giữa bánh xe và mặt đường là µ = 0,5. Tính gia tốc, thời gian và quãng đường chuyển động chậm dần đều cho tới khi dừng hẳn ? Lấy g = 10 m/s2.

ĐS: - 5 m/s2; 2 s; 10 m.

Bài 6: Một ôtô khối lượng 2 tấn bắt đầu chuyển động nhanh dần đều trên đường thẳng nằm ngang từ A đến B. Biết AB = 50 m, tốc độ của xe tại B là 36 km/h, hệ số ma sát giữa xe và mặt đường là 0,1. Lấy g = 10 m/s2. Tính lực kéo của ôtô trên đoạn đường AB và thời gian xe chuyển động từ A đến B.

ĐS: 4000 N; 10s.

Bài 7: Vật có khối lượng m = 1 kg được kéo chuyển động ngang bởi lực F = 2 N. Biết sau khi bắt đầu chuyển động được 2 s vật đi được một quãng đường 1,8 m. Cho g = 10 m/s2.

a) Tính gia tốc của vật.

b) Tìm hệ số ma sát trượt μt giữa vật và sàn.

ĐS: 0,9 m/s2; 0,11.

Bài 8: Một vật có khối lượng m = 20 kg bắt đầu trượt trên sàn nhà dưới tác dụng của một lực nằm ngang F = 100 N. Hệ số ma sát trượt giữa vật và sàn là 0,25, lấy g = 10 m/s2. Hãy tính:

a) Gia tốc của vật.

b) Tốc độ của vật ở cuối giây thứ ba.

c) Đoạn đường vật đi được trong 3 giây đầu.

ĐS: 2,5 m/s2; 7,5 m/s; 11,25 m.

Bài 9: Một ô tô đang chuyển động với vận tốc 36 km/h thì hãm phanh bắt đầu chuyển động thẳng chậm dần đều, hệ số ma sát trượt giữa bánh xe và mặt đường là 0,25. Lấy g = 10 m/s2.

a) Tính gia tốc của ô tô.

b) Hỏi ô tô đi được đoạn đường bao nhiêu thì dừng lại? Thời gian đi hết quãng đường đó?

ĐS: -2,5 m/s2; 20 m, 4s.

. Bài 10: Một vật có khối lượng m = 3 tấn dưới tác dụng của lực kéo theo phương nằm ngang có độ lớn là 1800N bắt đầu trượt nhanh dần đều trên mặt đường nằm ngang có hệ số ma sát µ. Sau khi đi được 100m, vật đạt vận tốc là 36km/h. Lấy g = 10 m/s2.

a) Tính gia tốc của vật và thời gian để vật đạt được vận tốc trên.

b) Tính độ lớn của lực ma sát giữa vật và mặt đường, từ đó suy ra hệ số ma sát µ.

ĐS: 0,5 m/s2; 20s; 300 N; 0,01 Bài 11: Kéo một vật có khối lượng 5 kg chuyển động thẳng trên sàn nhà. Biết rằng lúc đầu vật đứng yên, lực kéo có phương ngang và có độ lớn 30 N, hệ số ma sát trượt giữa vật và sàn là 0,4. Lấy g = 10 m/s2.

(12)

Trường THPT Bà Điểm 12 a) Tính gia tốc của vật

b) Sau khi đi được quãng đường 16 m thì vật có vận tốc là bao nhiêu? Thời gian đi hết quãng đường đó?

c) Nếu bỏ qua ma sát và lực kéo có phương hợp với phương chuyển động một góc 60o thì vật chuyển động với gia tốc là bao nhiêu?

ĐS: 2 m/s2; 8 m/s, 4 s; 3 m/s2. Bài 12: Một vật có khối lượng m = 4 kg chuyển động trên mặt sàn nằm ngang dưới tác dụng của một lực Fr

có phương hợp với hướng chuyển động một góc  45o. Hệ số ma sát giữa vật và sàn là t 0,3. Lấy g = 10 m/s2. Tính độ lớn của lực F để:

a) Vật chuyển động thẳng đều.

b) Vật chuyển động với gia tốc bằng 1,25 m/s2.

ĐS: 13 N; 18,5 N.

CHỦ ĐỀ 13: CHUYỂN ĐỘNG TRÊN MẶT PHẲNG NGHIÊNG

Bài 1: Một vật trượt không ma sát từ đỉnh một mặt phẳng nghiêng có chiều dài l = 10 m, chiều cao h = 5 m. Lấy g = 10 m/s2.

a) Tính gia tốc chuyển động của vật trên mặt phẳng nghiêng.

b) Khi xuống hết mặt phẳng nghiêng, vật tiếp tục chuyển động trên mặt phẳng ngang, hệ số ma sát 0,5. Tính gia tốc của chuyển động của vật và thời gian từ lúc bắt đầu chuyển động trên mặt phẳng ngang đến khi dừng lại.

ĐS: 5 m/s2; -5 m/s2, 2 s.

Bài 2: Một vật được đặt ở đỉnh mặt phằng nghiêng có chiều dài l = 100 m, hệ số ma sát nghỉ 0,5. Lấy g = 10 m/s2. Cho góc của mặt phẳng nghiêng so với mặt ngang 30o. Xác định thời gian và vận tốc của vật khi xuống hết dốc.

ĐS: 17,4 s, 11,48 m/s.

Bài 3: Một vật có khối lượng 10 kg trượt từ đỉnh mặt phẳng nghiêng có góc nghiêng 350 so với phương ngang. Hệ số ma sát trượt giữa vật và mặt phẳng nghiêng là .

a) Tính gia tốc của vật.

b) Để giữ cho vật không trượt xuống, người ta tác dụng lên vật lực song song với mặt phẳng nghiêng. Tính độ lớn của lực , lấy g = 10 m/s2

ĐS: 1,6 m/s2; 57,35 N.

Bài 4: Một vật có khối lượng 50 kg được kéo chuyển động đều lên mặt phẳng nghiêng nhờ lực kéo F = 300 N có phương song song với mặt phẳng nghiêng. Ma sát của vật trên mặt phẳng nghiêng là đáng kể, với góc của mặt phẳng nghiêng so với mặt ngang 30o. Hỏi khi thả vật tự do trên mặt phẳng nghiêng, nó chuyển động với gia tốc bao nhiêu? Lấy g = 10 m/s2.

ĐS: 10 m/s2. Bài 5: Một vật bắt đầu trượt từ đỉnh một mặt phẳng nghiêng dài 10 m, góc của mặt phẳng nghiêng so với mặt ngang 30o. Hỏi vật tiếp tục chuyển động trên mặt phẳng ngang bao lâu khi xuống hết mặt phẳng nghiêng. Biết hệ số ma sát giữa vật với mặt phẳng nghiêng và với mặt phẳng ngang là 0,2. Lấy g = 10 m/s2.

ĐS: 16,32 m.

(13)

Trường THPT Bà Điểm 13

Bài 6: Một vật trượt không vận tốc đầu từ đỉnh một mặt phẳng nghiêng có góc của mặt phẳng nghiêng so với mặt ngang 30o. Hệ số ma sát trượt giữa vật và mặt phẳng nghiêng là 0,3. Lấy g = 10 m/s2.

a) Tính gia tốc của vật.

b) Tính vận tốc của vật tại chân mặt phẳng nghiêng. Biết độ cao h = 0,6 m.

ĐS: 2,4 m/s2; 2,4 m/s CHỦ ĐỀ 14: LỰC HƯỚNG TÂM

Bài 1: Một vệ tinh nhân tạo bay quanh Trái Đất ở độ cao h bằng bán kính R của Trái Đất. Cho R = 6400 km và lấy g = 10 m/s2. Hãy tính tốc độ dài và chu kì quay của vệ tinh.

ĐS: 5656,85 m/s, 14210 s.

Bài 2: Một vật khối lượng 200 g chuyển động tròn đều với tốc độ dài 10 m/s, bán kính của quỹ đạo tròn là 50 cm. Tính độ lớn của lực hướng tâm.

ĐS : Fht = 40 N Bài 3: Một vật khối lượng 200 g chuyển động tròn đều với tốc độ dài 10 m/s, bán kính của quỹ đạo tròn là 50 cm. Tính độ lớn của lực hướng tâm.

ĐS : Fht = 40 N Bài 4: Một ô tô có khối lượng 1200 kg chuyển động đều qua một đoạn cầu vượt (coi là cung tròn) với tốc độ 36 km/h. Biết bán kính cong của đoạn cầu vượt là 50 m. Tính lực hướng tâm giữ cho vật chuyển động trên đoạn cầu vượt?

ĐS: 2400 N.

Bài 5: Một ô tô có khối lượng 2 tấn chuyển động với vận tốc không đổi 54km/h, bỏ qua ma sát. Tìm lực nén của ô tô lên cầu khi đi qua điểm giữa cầu trong các trương hợp sau:

a) Cầu võng xuống với bán kính 50m.

b) Cầu vồng lên với bán kính 50m, lấy g =10m/s2. ĐS: 29000N; 11000 N CHỦ ĐỀ 15: NÉM NGANG

Bài 1: Một vật được ném theo phương ngang với vận tốc 10 m/s từ một vị trí cách mặt đất 30 m. Lấy g = 10 m/s2.

a) Viết phương trình quỹ đạo của vật.

b) Xác định vị trí, vận tốc của vật khi chạm đất.

ĐS: y x2

20 m; 24,5 m, 26,5 m/s.

Bài 2: Một vật được ném theo phương ngang với vạn tốc 30 m/s ở độ cao 80 m so với mặt đất. Lấy g = 10 m/s2

a) Xác định tầm bay xa của vật.

b) Xác định vận tốc của vật lúc chạm đất. Bỏ qua sức cản của không khí

ĐS: 120 m; 50 m/s.

Bài 3: Từ một máy bay đang chuyển động thẳng đều với vận tốc vo người ta thả rơi một vật nhỏ. Biết độ cao của máy bay là 720 m và điểm rơi cách điểm thả vật là 600 m. Tính vận tốc vo của máy bay. Lấy g = 10 m/s2. Bỏ qua ma sát.

(14)

Trường THPT Bà Điểm 14

ĐS: 50 m/s.

Bài 4: Từ một đỉnh tháp người ta ném một vật theo phương ngang với vận tốc ban đầu 25 m/s. Biết rằng điểm chạm đất cách chân tháp 80 m. Lấy g = 10 m/s2, bỏ qua mọi ma sát. Tính chiều cao của tháp.

ĐS: 51,2 m.

Bài 5: Tại điểm A cách mặt đất 1 đoạn h, người ta đồng thời thả một vật rơi tự do và ném một vật theo phương ngang. Sau 3 s thì vật rơi tự do chạm đất, khi chạm đất hai vật cách nhau 27 m. Lấy g = 10 m/s2, bỏ qua mọi ma sát. Tính:

a) Độ cao h.

b) Vận tốc ban đầu của vật bị ném.

ĐS: 45 m; 9 m/s.

Bài 6: Một vật được ném theo phương ngang ở độ cao h = 2 m so với mặt đất. Vật đạt tầm xa 8 m. Tìm vận tốc đầu và vận tốc khi tiếp đất. Lấy g = 10 m/s2.

ĐS: 12,65 m/s; 14,14 m/s.

Bài 7: Một vật được ném ngang từ độ cao 20m so với mặt đất với vận tốc đầu là 15m/s.Lấy g = 10m/s2. Xác định thời gian , tầm ném xa và vận tốc của vật khi chạm đất ?

ĐS: 2 s; 30 m; 25 m/s Bài 8: Từ đỉnh tháp cao 20m, ném một vật nhỏ theo phương ngang với vận tốc ban đầu v0= 20m/s. Cho g = 10 m/s2

a) Viết phương trình quỹ đạo chuyển động của vật, chọn gốc thời gian và gốc tọa độ tại vị trí ném, Ox hướng theo vuuro

, trục Oy hướng xuống.

b) Tính tầm bay xa của vật và vận tốc của vật lúc chạm đất?

ĐS: y x2

80 ; 20 2m/s CHƯƠNG III: CÂN BẰNG VÀ CHUYỂN ĐỘNG CỦA VẬT RẮN

CHỦ ĐỀ 16: CÂN BẰNG CỦA VẬT RẮN

Bài 1: Một đèn được treo nhờ một dây cáp có trọng lượng không kể.Hai đầu dây cáp được giữ bằng hai cột đèn AB và A’B’ cách nhau 8m. Trọng lượng của đèn là 60N, được treo vào điểm chính giữa O dây cáp, làm dây võng xuống 0,5m. Tính lực căng dây?

ĐS: 240N.

Bài 2: Buộc sợi dây mảnh CD vào trung điểm của sợi dây căng ngang giữa hai điểm A và B. Kéo dây CD theo phương thẳng đứng hướng xuống bởi lực F = 20N như hình vẽ.

a) Cho = 120O tính lực căng của mỗi đoạn dây.

b) Lập biểu thức của lực căng dây theo . Từ đó giải thích vì sao khi căng dây phơi đồ không nên căng dây quá thẳng ĐS: 20N.

(15)

Trường THPT Bà Điểm 15

Bài 3: Một vật có khối lượng m = 5kg được treo bằng ba sợi dây như hình vẽ trên. Lấy g = 10 m/s2. Tìm lực kéo của dây AC và dây BC ? ĐS: 50 N; 70,71 N.

Bài 4: Một người tác dụng một lực 30 N vào một tấm ván nằm ngang tại vị trí A cách tâm quay O là 20 cm Tìm momen lực trong trường hợp lực có hướng hợp với vectơ OA một góc:

a) 900 b) 00 c) 300

Bài 5: Thanh AB đồng chất dài 1m, tiết diện đều có trọng lượng P = 10N. Người ta treo các trọng vật P1 = 20N, P2 = 30N lần lượt tại A, B và đặt giá đỡ tại O để thanh cân bằng.

Tính OA? ĐS: 70cm.

CHỦ ĐỀ 17: TỔNG HỢP LỰC SONG SONG, NGẪU LỰC

Bài 1: Một người đang quẩy trên vai một chiếc bị có trọng lượng 40N. Chiếc bị buộc ở đầu gậy cách vai 70cm, tay người giữ ở đầu kia cách vai 35cm. Bỏ qua trọng lượng của gậy, hỏi lực giữ gậy của tay và vai người sẽ chịu một lực bằng bao nhiêu? ĐS: 80N ,120N

Bài 2: Một tấm ván năng 240N được bắc qua một con mương. Trọng tâm của tấm ván cách điểm tựa A 2,4m và cách điểm tựa B 1,2m. Hỏi lực mà tấm ván tác dụng lên điểm tựa A bằng bao nhiêu? ĐS: 80N

Bài 3: Một tấm ván nặng 48N được bắc qua một con mương. Trọng tâm của tấm ván cách điểm tựa A 1,2m và cách điểm tựa B 0,6m. Tính lực mà tấm ván tác dụng lên điểm tựa A. ĐS: 16N

Bài 4: Một thanh chắn đường dài 7,8m có khối lượng 210kg, có trọng tâm ở cách đầu bên trái 1,2m. Thanh có thể quay quanh một trục nằm ngang ở cách đầu bên trái 1,5m.

Hỏi phải tác dụng vào đầu bên phải một lực bao nhiêu để giữ cho thanh nằm ngang. Lấy g=10m/s2. ĐS: 100N

Bài 5: Một tấm ván nặng 18N được bắt qua một bể nước.Trọng tâm của tấm ván cách điểm tựa A 1,2m và cách điểm tựa B là 0,6m.Tính lực mà tấm ván tác dụng lên điểm tựa A . ĐS: 16N

Hết.

450

C A

B

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Câu hỏi: Trong phần mềm Mouse Skills, để chuyển sang mức tiếp theo mà không cần thực hiện đủ 10 thao tác thì cần nhấn phím:.. Nhấn

Hồ Chí Minh x km. Quãng đường từ Hà Nội đến Huế ngắn hơn quãng đường từ Huế đến TP. Một con tàu xuất phát từ TP. Hồ Chí Minh đi Hà Nội. Sau đó 8 giờ con tàu.. thứ hai

Câu 13: Giả sử trong quần thể của một loài động vật phát sinh một đột biến lặn, trường hợp nào sau đây đột biến sẽ nhanh chóng trở thành nguyên liệu cho chọn lọc

[r]

Câu 25: (Nhận biết, kiến thức đến tuần 23, thời gian làm 3 phút) Người ta quy ước chiều dòng điện là chiều chuyển động của các:.. điện

Dọc đường người đó nghỉ 45 phút rồi tiếp tục đi đến B lúc 13 giờ cùng ngày.. Tính độ dài quãng

Miền nghiệm của bất pt nào sau đây được biểu diễn bởi nửa mặt phẳng không bị gạch trong hình vẽ (kể cả bờ là đường thẳng)A. Bảng xét dấu sau là bảng xét

Bài 3. Sau đó 1 giờ, một ô tô cũng xuất phát từ A đến B với vận tốc trung bình lớn hơn vận tốc trung bình của xe máy 20 km/h. Tính độ dài quãng đường AB và vận tốc