• Không có kết quả nào được tìm thấy

vÒ ph−¬ng ph¸p

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "vÒ ph−¬ng ph¸p "

Copied!
10
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

vÒ ph−¬ng ph¸p

ph©n tÝch kho¶ng c¸ch gi÷a c¸c lÌn sinh t¹i mĩt sỉ tØnh ®ơng b»ng s«ng hơng

vò m¹nh lîi

B

ài viết này trình bày về phương pháp và một phần nhỏ kết quả nghiên cứu của tác giả về động thái của hành vi tái sinh sản tại một số tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng. Trọng tâm của bài viết là sự phân tích tác động của các đặc trưng dân số học và kinh tế-xã hội của người phụ nữ đến thời điểm sinh con. Do khuôn khổ của tạp chí, bài viết này chỉ phản ánh một phần nhỏ trong nghiên cứu của tác giả về động thái sinh đẻ.

Vài nét về nghiên cứu khoảng cách giữa các lần sinh

Xét cho đến cùng thì mức sinh và sự thay đổi mức sinh của một xã hội chủ yếu phụ thuộc vào việc những phụ nữ trong xã hội đó kết hôn vào lúc nào1 (tuổi và năm tháng kết hôn), sau khi kết hôn bao nhiêu lâu thì họ có con đầu lòng, sau khi có con đầu lòng bao nhiêu lâu thì họ có đứa con thứ hai, vân vân, và sau khi có bao nhiêu con thì họ thôi không đẻ nữa. Ở cấp độ toàn xã hội, mức sinh đo bằng những tỷ suất sinh đẻ thông thường và sự thay đổi mức sinh có thể còn phụ thuộc vào các luồng di dân đi và đến cũng như cơ cấu tuổi-giới tính, tuy nhiên những sự kiện sinh đẻ kể trên là những sự kiện có tính chất quyết định nhất đến mức sinh chung và xu thế thay đổi mức sinh chung theo thời gian. Do đó, việc tìm hiểu sự phân bố những sự kiện hôn nhân và sinh đẻ trong chu trình sống của phụ nữ và những yếu tố dân số, kinh tế-xã hội, và văn hóa ảnh hưởng đến thời điểm của những sự kiện này có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc lý giải và dự đoán mức sinh và xu hướng sinh đẻ trong một xã hội. Những nghiên cứu về đề tài này cũng chứa đựng những hàm ý hữu ích cho việc hoạch định chính sách dân số.

Những khó khăn trong việc nghiên cứu thời điểm sinh con

Mặc dù tầm quan trọng của việc nghiên cứu thời điểm sinh con được các nhà dân số học thừa nhận đã từ lâu, những nghiên cứu theo hướng này mới chỉ bắt đầu trong những năm gần đây. Có nhiều khó khăn khiến cho việc nghiên cứu thời điểm sinh con khó thực hiện. Một nghiên cứu hệ thống về thời điểm sinh đẻ đòi hỏi phải có những số liệu chi tiết về các sự kiện sinh đẻ, thời điểm của các sự kiện đó, cũng như các biến số kinh tế-xã hội có liên quan. Số liệu đáp ứng được những yêu cầu này thường chỉ có trong những nghiên cứu chọn mẫu được thiết kế riêng cho mục đích này trong những năm gần đây. Khó khăn chủ yếu thứ hai có liên quan đến phương pháp phân tích số liệu về các sự kiện theo chiều lịch sử xảy ra các sự kiện này.

Những nghiên cứu thông thường về sinh đẻ có sử dụng biến số phụ thuộc là "số con đã từng sinh" thường vấp phải hai vấn đề có tính chất phương pháp luận. Vấn đề thứ nhất là việc xử lý các trường hợp có sen-do (censore). Sen-do chỉ sự mất/không có thông tin về người được hỏi trong một khoảng thời gian mà ta cần biết. Phổ biến nhất là hai loại sen-do: sen-do trái và sen-do phải.

Ví dụ nếu chúng ta quan tâm đến khoảng cách từ lần sinh thứ hai đến lần sinh thứ ba trong giai

1 Ở đây không xét những nhóm người mà ở đó việc sinh con ngoài giá thú là phổ biến.

(2)

đoạn từ tháng 1 năm 1990 đến tháng 12 năm 1994 (thời điểm phỏng vấn), thì tất cả những phụ nữ đã có con thứ hai trước năm 1990 nhưng không biết có con đó cụ thể vào lúc nào đều là những người có sen-do trái vì chúng ta không có thông tin gì về phần đầu của khỏang thời gian từ khi sinh con thứ hai đến khi sinh con thứ ba (phía trái của đường biểu đồ thời gian từ khi sinh con thứ hai đến khi sinh con thứ ba). Những người sinh con thứ hai trong khoảng thời gian đó nhưng cho đến hết tháng 12 năm 1994 (thời điểm phỏng vấn) vẫn chưa sinh con thứ ba mặc dù họ vẫn trong tuổi sinh đẻ và vẫn quan hệ tình dục tích cực với chồng là những trường hợp có sen-do phải (thiếu thông tin về phần bên phải của đường biểu đồ thời gian từ khi sinh con thứ hai đến khi sinh con thứ ba)--chúng ta không biết được bao nhiêu lâu nữa họ mới sinh con thứ ba (hoặc bao nhiêu lâu nữa họ mới rơi vào tình trạng không có khả năng sinh sản do tuổi tác, bệnh tật, chết, hoặc chồng chết, v.v..), và do đó chúng ta không biết được độ dài của khoảng thời gian từ khi sinh con thứ hai đến khi sinh con thứ ba là bao lâu. Trong những nghiên cứu cổ điển, những trường hợp có sen-do thường bị loại ra ngoài diện phân tích. Trong nhiều trường hợp, giải pháp đơn giản này không dẫn đến sai số quá lớn. Tuy nhiên, nếu số trường hợp có sen-do khá lớn như thường thấy trong số liệu hồi cố (sen-do trái) hay trong phân tích khoảng cách giữa các lần sinh ở những lần sinh bậc cao (sen-do phải trong phân tích lần sinh con thứ tư hoặc hơn), thì giải pháp loại bỏ sen-do có thể dẫn đến sai số nghiêm trọng.

Khó khăn thứ hai thường gặp phải trong các phân tích về số con đã từng sinh là tính chọn lọc (selectivity) thiên lệch của mẫu. Nếu mẫu chọn có tỷ lệ phụ nữ trẻ lớn hơn nhiều so với tỷ lệ đó trong dân số chung thì chúng ta dễ có cảm tưởng là phụ nữ đã có ít con vì nhiều người trong số họ chưa sống hết tuổi sinh đẻ của mình và chưa đẻ hết số con mà họ sẽ đẻ trên thực tế. Nếu mẫu chọn

"già" hơn dân số chung, chúng ta dễ có hình ảnh thiên lệch theo hướng có mức sinh cao vì số phụ nữ lớn tuổi với số con đã từng sinh cao được "chọn lọc" vào mẫu nhiều hơn mức cần thiết.

Sen-do và tính chọn lọc thiên lệch của mẫu là hai vấn đề phổ biến trong nghiên cứu dân số học nói riêng và trong nghiên cứu xã hội học nói chung. Việc loại những trường hợp có sen-do hay có tính chọn lọc thiên lệch ra khỏi phân tích không phải là giải pháp tốt. Một mặt, việc loại bỏ này có thể gây ra thiên lệch; mặt khác, chúng ta lãng phí những thông tin đã biết (tuy không đủ) về những người này.

Ngay từ đầu những năm 1970, các nhà nghiên cứu về phương pháp và thống kê đã phát triển một phương pháp phân tích các loại số liệu phản ánh độ dài thời gian mà đối tượng nghiên cứu ở trong một trạng thái nào đó và sự chuyển hóa từ trạng thái này sang trạng thái khác. Số liệu kiểu này được gọi chung là các số liệu về lịch sử các sự kiện (event history data) hay số liệu về độ dài thời gian (duration data). Ví dụ về số liệu kiểu này là số liệu về khoảng cách giữa các lần sinh đẻ, khoảng cách giữa các lần đổi nghề nghiệp, khoảng cách giữa hai bậc học vấn tiếp nhau v.v... Phương pháp phân tích các số liệu về lịch sử các sự kiện được gọi chung là các phương pháp phân tích lịch sử sự kiện (event history analysis methods). Trong ba chục năm qua đã có những tiến bộ vượt bậc về phương pháp phân tích lịch sử sự kiện, đặc biệt là trong giai đoạn từ đầu những năm 1990 đến nay. Sự phát triển mạnh mẽ công nghệ máy tính trong những năm qua đã giúp cho thao tác phân tích lịch sử các sự kiện--vốn là điều phức tạp--được dễ dàng ngay cả đối với các nhà nghiên cứu không chuyên về kỹ thuật thống kê (xem thêm Allison 1984). Các phương pháp phân tích lịch sử các sự kiện là những phương pháp tốt nhất đối với việc xử lý các trường hợp sen-do và giảm thiểu tính chọn lọc thiên lệch. Những phương pháp này không đòi hỏi phải loại bỏ sen-do, đồng thời cho phép xử dụng tối đa các thông tin về những trường hợp sen-do trong phân tích đa biến. Các đề tài nghiên cứu về động thái sinh đẻ, bao gồm cả những nghiên cứu về khoảng cách sinh con, nổi lên mạnh mẽ gần đây trong giới dân số học phần nhiều chính là nhờ sự phát

(3)

triển mạnh mẽ của phương pháp phân tích lịch sử các sự kiện và những tiến bộ trong việc thu thập số liệu mới.

Điểm mục các nghiên cứu về thời điểm sinh con

Nghiên cứu về thời điểm sinh đẻ và khoảng cách giữa các lần sinh có tầm quan trọng đặc biệt trong việc xác định những con đường khác nhau của quá độ dân số. Như mọi người đều biết, trong quá độ dân số sinh đẻ chuyển từ chế độ sinh đẻ tự nhiên sang chế độ sinh đẻ có kiểm soát chủ yếu nhờ sự gia tăng tuổi kết hôn và việc kiểm soát sinh đẻ trên cơ sở số con đã sinh thông qua các biện pháp tránh thai và nạo thai. Nhưng người ta ít biết đến cơ chế của thời điểm và nhịp độ sinh đẻ cũng như những yếu tố dân số và kinh tế xã hội quy định các hành vi sinh đẻ này. Những nghiên cứu quá độ sinh đẻ tại các nước đang phát triển gợi ra rằng những nước này có con đường quá độ sinh đẻ rất khác với các nước phương Tây trước đây. Phân tích số liệu về các nước đang phát triển của cuộc Điều tra sinh đẻ thế giới (WFS), McDonald (1984: tr. 56) đã viết "phụ nữ trong những xã hội này không kết hôn sớm để có rất nhiều con. Trên thực tế, các tỷ suất sinh đẻ trong hôn nhân của họ thường thấp hơn đáng kể so với các tỷ suất tính cho Tây Âu trong lịch sử [trước quá độ sinh đẻ]". Theo ông, phụ nữ tại các nước đang phát triển ngày nay có khuôn mẫu về thời điểm sinh con đầu lòng, khoảng cách giữa các lần sinh, và thời điểm thôi đẻ hoàn toàn khác với phụ nữ phương Tây trong lịch sử. Do đó, con đường của quá độ sinh đẻ cũng rất khác.

Vào đầu những năm 1980 bắt đầu xuất hiện một số nghiên cứu về thời điểm sinh con và khoảng cách giữa các lần sinh, mặc dù những phân tích khi đó còn mang nặng tính chất mô tả.

Rodriguez và đồng nghiệp (1983) sử dụng số liệu của WFS trong một nghiên cứu so sánh chín nước đang phát triển đã cho thấy tuổi và học vấn của phụ nữ, thời gian dương lịch và độ dài của những lần sinh trước đó có tác động quan trọng đến khoảng cách sinh đẻ đang xét. Kết luận lý thú nhất của nghiên cứu này là số lần đã sinh (parity) không phải là biến số quan trọng: tác động của nó lên thời điểm sinh con thứ ba trở lên không có ý nghĩa đáng kể về mặt thống kê sau khi đã tính tới tác động của các biến số khác. Họ ví điều này với hình ảnh một "máy2 tái sinh sản" với đà vốn có riêng của nó. Với các đặc trưng kinh tế xã hội như nhau thì vẫn có một số phụ nữ mắn đẻ hơn những người khác. Hobcraft và Casterline (1983) lại nhấn mạnh rằng tuổi và độ dài thời gian từ sự kiện sinh đẻ trước tác động đến thời điểm sinh đẻ đang xét mạnh hơn các yếu tố đặc thù cho thời gian có sự kiện đang xét. Đặc biệt, tuổi tỏ ra có tác động phi tuyến đối với khoảng cách sinh con.

Nghiên cứu động thái khoảng cách sinh con thường tập trung vào thời kỳ đầu của sự hình thành gia đình (thời điểm hôn nhân và có con đầu lòng) hoặc vào những khoảng cách sinh ở bậc cao (sau con thứ 3) khi hành vi thôi đẻ tỏ ra ngày càng rõ. Điều này phản ánh quan niệm rằng những nhân tố quyết định thời điểm sinh con đầu lòng có thể khác những nhân tố quyết định các thời điểm sinh con bậc cao. Các nhân tố kinh tế xã hội tỏ ra có tầm quan trọng đặc biệt đối với thời điểm sinh con đầu lòng trong khi vai trò của các yếu tố dân số học lại nổi bật trong những lần sinh đẻ bậc cao. Người ta quan sát thấy rằng tại các nước đang phát triển những phụ nữ có đặc trưng truyền thống như học vấn thấp, làm nông nghiệp hay thủ công, sống ở nông thôn và trong các gia đình mở rộng v.v... thường kết hôn sớm hơn những phụ nữ có các đặc trưng hiện đại (học vấn cao, làm việc phi nông nghiệp, ở thành thị, v.v...). Tuy nhiên, những phụ nữ có các đặc trưng truyền thống thường có độ dài thời gian từ khi kết hôn đến khi sinh con đầu lòng lâu hơn những phụ nữ với các đặc trưng hiện đại. Đồng thời người ta cũng quan sát thấy khoảng cách từ khi kết hôn đến khi sinh con đầu lòng có xu hướng ngày càng ngắn lại theo thời gian. Rindfuss và Morgan (1983)

2 Trong nguyên văn là "reproductive engine". Tác giả không dịch là "động cơ tái sinh sản" để tránh nhầm lẫn với thuật ngữ "động cơ"

được hiểu theo nghĩa bóng chỉ trạng thái tinh thần thôi thúc con người làm một việc gì đó. Trong sách báo ở nước ta, "động cơ tái sinh sản" chủ yếu ám chỉ thái độ tái sinh sản chứ không phải cái gì thực sự đã xảy ra.

(4)

đưa ra giả thuyết nổi tiếng là những phụ nữ có học vấn cao và các đặc trưng kinh tế xã hội hiện đại khác thường kết hôn theo tình yêu thay vì sự sắp đặt của cha mẹ; do đó họ có thể có tần số quan hệ tình dục cao trong những tháng đầu sau hôn nhân--điều dẫn đến việc sớm có con đầu lòng. Ở những lần sinh đẻ bậc cao hơn người ta thấy một bức tranh hoàn toàn ngược lại. Phụ nữ có học cao, làm phi nông nghiệp, ở đô thị, v.v... thường thôi đẻ sớm hơn và có khoảng cách giữa các lần sinh dài hơn.

Một trong những điểm gây tranh cãi nhiều trong nghiên cứu về khoảng cách giữa các lần sinh là mối liên hệ giữa các khoảng cách sinh với nhau. Nhiều nghiên cứu cho thấy khoảng cách sinh trong những lần sinh trước gần như luôn luôn có tác động thuận mạnh đến khoảng cách sinh sau. Khoảng cách sinh từ con 1 đến con 2 mà ngắn thì khoảng cách sinh từ con 2 đến con 3 cũng ngắn, rồi từ con 3 đến con 4 cũng ngắn, v.v... Khó khăn nảy sinh ở chỗ không ai có thể đưa ra được sự lý giải có ý nghĩa thỏa đáng nào cho quan sát này. Tự bản thân khoảng cách sinh trước không nói được cho chúng ta điều gì hữu ích vì nó không phải là một thuộc tính có thể dùng để phân loại được của người phụ nữ như học vấn hay nghề nghiệp; hơn nữa chính nó cũng lại phụ thuộc vào các biến số dân số học và kinh tế xã hội khác theo cách y như khoảng cách sinh ta đang xét.

Động thái về khoảng cách sinh con ngày càng thu hút sự chú ý của những nhà nghiên cứu về dân số Việt Nam. Nguyễn Đình Huân (1996) phân tích khoảng cách sinh con dựa trên số liệu của cuộc Điều tra Nhân khẩu học và Y tế DHS năm 1988. Về cơ bản, kết quả của ông cũng khá giống với kết quả nghiên cứu tại các nước đang phát triển khác. Chẳng hạn, tuổi của phụ nữ có tác động thuận đến khoảng cách sinh. Phụ nữ có học vấn cao và có chồng làm phi nông nghiệp thường có khoảng cách sinh dài hơn và có ít con hơn. Thành phần giới tính của con còn sống cũng có tác động đến khả năng và thời điểm sinh đứa con tiếp theo. Houghton và đồng nghiệp (1995) cũng nghiên cứu khoảng cách sinh con, nhưng nhằm mục đích tìm hiểu sở thích con trai ở Việt Nam.

Ý tưởng chính, nguồn số liệu và phương pháp phân tích

Nhiều giả thuyết cụ thể đã được tác giả kiểm nghiệm trong nghiên cứu của mình. Trong đó, ý quan trọng nhất là hành vi tái sinh sản của phụ nữ (kể cả khoảng cách sinh con) trong suốt cuộc đời tái sinh sản của họ không tạo nên một khuôn mẫu bất biến mà tuân theo những khuôn mẫu khác nhau tùy thuộc vào từng thời kỳ trong chu trình sống của họ. Vai trò của những yếu tố dân số học và kinh tế-xã hội đối với khoảng cách sinh cũng thay đổi từ lần sinh này sang lần sinh khác. Mục đích của bài này, do đó, là xác định và lý giải những khuôn mẫu về thời điểm sinh con này. Dẫn dắt các phân tích trong nghiên cứu này là quan niệm lý thuyết rằng hành vi sinh sản của phụ nữ phụ thuộc vào các yếu tố vĩ mô (chính sách của nhà nước trong từng thời kỳ, các điều kiện kinh tế xã hội của cộng đồng), các yếu tố gia đình (gia đình gốc và các đặc trưng của chồng), các đặc trưng kinh tế xã hội của chính phụ nữ và chu trình tái sinh sản của họ. Do hạn chế của số liệu, chỉ có những chỉ báo nhất định của các tầng bậc ảnh hưởng đã nêu được đề cập đến ở đây. Ý tưởng chung của các giả thuyết được kiểm nghiệm ở đây là những phụ nữ có những đặc trưng hiện đại (kết hôn gần đây, học vấn cao, làm việc phi nông nghiệp, chồng có học vấn cao và làm phi nông nghiệp, sống ở đô thị, có dùng các biện pháp tránh thai, v.v...) thường có khoảng cách từ khi kết hôn đến con đầu lòng ngắn (giả thuyết Rindfuss và Morgan), nhưng họ lại là những người có khoảng cách sinh con ở những lần sau dài hơn và thôi đẻ sau một số con ít hơn so với những phụ nữ có các đặc trưng truyền thống hơn.

Số liệu dùng trong bài này lấy từ vòng cơ sở của cuộc Nghiên cứu Lịch đại Việt Nam 1995.

Đây là cuộc nghiên cứu chọn mẫu xác suất có phân tầng theo các tiêu chí phát triển trên địa bàn ba tỉnh thuộc đồng bằng Bắc Bộ là Hà Nam, Nam Định, và Ninh Bình. 1855 hộ gia đình và 4464

(5)

cá nhân sống tại 10 xã/phường trên địa bàn ba tỉnh đã được phỏng vấn vào cuối năm 1995. Bảng hỏi dùng trong cuộc nghiên cứu này được thiết kế nhằm lấy thông tin chi tiết trên một diện rộng các hoạt động tái sinh sản cũng như các thông tin kinh tế-xã hội khác. Lịch sử tái sinh sản của mỗi cá nhân trong mẫu được thống kê rất chi tiết. Thêm vào đó, các thông tin về các hoạt động kinh tế-xã hội cũng được thống kê theo trục thời gian xảy ra các sự kiện - điều không có trong nhiều nghiên cứu chọn mẫu khác. Phân tích sơ bộ về chất lượng số liệu cho thấy các số liệu của cuộc Nghiên cứu Lịch đại Việt Nam có độ nhất quán cao và đáng tin cậy3.

Phân tích dưới đây chỉ tính đến thời điểm hết tháng 12 năm 1994 vì số liệu cho năm 1995 không đầy đủ (thời điểm phỏng vấn từ tháng 9/1995 đến tháng 11/1995). Số liệu của 1912 phụ nữ đã từng hoặc đang có chồng vào ngày 31/12/1994 được dùng cho phân tích này. Phân tích này bắt đầu bằng việc mô tả bức tranh chung về khoảng cách sinh con của phụ nữ trong mẫu. Tiếp đó, phân tích đa biến bằng phương pháp phân tích lịch sử sự kiện sẽ được trình bày. Những lý giải của phân tích đa biến sẽ được trình bày bằng ngôn ngữ dễ hiểu để những ai không quen thuộc với phương pháp này cũng có thể dễ dàng theo dõi. Phân tích đa biến sẽ sử dụng các mô hình về khả năng xảy ra sự kiện theo tỷ lệ do Cox đề xướng (Cox Proportional Hazard Models, xem thêm Cox và Oakes 1984, và Allison 1984). Phương pháp này giả định rằng tại bất kỳ thời điểm nào, tỷ lệ của nguy cơ xảy ra sự kiện (trong trường hợp này là sinh con) của hai cá nhân bất kỳ trong mẫu là một hằng số. Giả định này đã được kiểm tra, và số liệu cho thấy có thể dùng tốt phương pháp này.

Sáu khoảng cách sinh đầu tiên của phụ nữ sẽ được phân tích (từ kết hôn đến con đầu lòng, con đầu lòng đến con thứ hai, ..., con thứ 5 đến con thứ 6). Cũng như trong nhiều nghiên cứu quốc tế khác, khoảng cách sinh được tính từ khi kết hôn hoặc khi sinh đứa con trước đến khi mang thai đứa con tiếp theo. Tuy nhiên, để cho tiện chúng tôi vẫn gọi thời điểm mang thai đứa con tiếp theo là thời điểm sinh đứa con tiếp theo. Phân tích đối với khoảng cách từ kết hôn đến con đầu lòng sẽ bao gồm toàn bộ phụ nữ đã từng có chồng (và do đó có nguy cơ có con đầu lòng). Trong số họ, một số đã có con đầu lòng vào thời điểm phỏng vấn và có khoảng cách từ khi kết hôn đến khi sinh con đầu lòng xác định, và một số chưa/không có con đầu lòng vào thời điểm phỏng vấn (những trường hợp có sen-do). Phân tích đối với khoảng cách từ con thứ nhất đến con thứ hai chỉ bao gồm những phụ nữ đã từng có con thứ nhất (và do đó có nguy cơ có con thứ hai); những phụ nữ đã có chồng nhưng chưa có con thứ nhất bị loại trong phân tích khoảng cách sinh con này. Tương tự như vậy đối với những khoảng cách sinh bậc cao hơn. Trong bài này, thuật ngữ "quá độ sinh đẻ" chỉ các quá độ từ 0 con sang 1 con, từ 1 con sang 2 con, vân vân. Nhiều mô hình khác nhau đã được kiểm tra trong nghiên cứu này, nhưng do khuôn khổ hạn chế của bài báo ở đây chỉ trình bày mô hình phản án thực tế tốt nhất.

Kết quả

Bảng 1 cho thấy số phần trăm tích lũy của các quá độ sinh đẻ của phụ nữ đã kết hôn. Đối với quá độ sinh đẻ lần đầu, chỉ có 32 phụ nữ vẫn chưa có con vào thời điểm 31/12/1994 và phần lớn là những phụ nữ mới kết hôn trước đó không lâu. Việc có thai trước hôn nhân không phải là phổ biến. Chỉ có 3 phụ nữ trong số 160 phụ nữ có con cùng năm với việc kết hôn là đã có mang trước khi kết hôn. Đại đa số phụ nữ có con đầu lòng chỉ một thời gian ngắn sau khi kết hôn: 52% trong vòng một năm; 77% trong vòng 2 năm; và 87% trong vòng 3 năm. Chỉ có 5% phụ nữ trong mẫu có con đầu lòng sau khi kết hôn 5 năm hoặc lâu hơn. Đối với các quá độ sinh đẻ khác, việc sinh con thường xảy ra trong khoảng từ 2 đến 4 năm sau lần sinh đẻ trước. Chỉ có rất ít phụ nữ có con

3 Muốn biết thêm chi tiết, xin liên hệ với tác giả theo địa chỉ Viện Xã hội học, 27 Trần Xuân Soạn, Hà Nội, Email:

hoadao@netnam.org.vn.

(6)

ngoài khoảng này. Đại đa số phụ nữ có 5 con hoặc ít hơn. Chỉ có 13% trong số những phụ nữ có con (không kể 3 trường hợp có thai trước hôn nhân) là có 6 con hoặc hơn. Điều này cho thấy việc phân tích đến quá độ sinh thứ 6 là đủ phản ánh thực tế.

Bảng 1: Số phần trăm tích lũy của các quá độ sinh đẻ đối với phụ nữ đã có chồng, Nghiên cứu Lịch đại Việt Nam 1995

ĐỘ DÀI THỜI CÁC QUÁ ĐỘ SINH (KH=kết hôn; C1=con 1, C2=con 2 v.v...) GIAN TỪ SỰ

KIỆN TRƯỚC KH--

C1

C1 -- C2

C2 -- C3

C3 -- C4

C4 -- C5

C5 -- C6

C6 -- C7

C7 -- C8

C8 -- C9

C9 -- C10

C10 -- C11

C11 -- C12

0 năm 9 1 1 1 2 2 2 3 3 7 0 0

1 năm 52 9 7 6 5 5 6 8 6 7 0 0

2 năm 77 53 43 38 39 39 40 44 52 64 1 0

3 năm 87 76 71 70 72 76 71 66 82 79 1 100

4 năm 92 88 85 84 84 90 84 78 91 93 2 100

5 năm 95 93 90 89 90 95 90 84 100 100 2 100

6 năm hay hơn 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100 2 100

Bảng 2 trình bày tóm tắt các kết quả phân tích đa biến. Tuổi và tuổi bình phương là hai biến số liên tục. Tuổi bình phương được đưa vào để kiểm tra giả thuyết về mối liên hệ phi tuyến giữa tuổi và nguy cơ có con tiếp theo. Tuổi được tính tại thời điểm đầu của mỗi khoảng cách sinh.

Tuổi phản ánh khả năng sinh học và chu trình sinh sản của phụ nữ. Giá trị của các hệ số của hai biến tuổi phản ánh độ lớn của tác động của tuổi đến khả năng có đứa con tiếp theo. Dấu dương (+) chỉ khả năng có đứa con tiếp theo tăng lên cùng với tuổi; dấu âm (-) chỉ khả năng này giảm khi tuổi gia tăng. Các biến số khác đều là những biến số hạng. Đối với biến số hạng, giá trị của hệ số chỉ độ lớn của tác động của biến số đó đối với hạng đã cho so với hạng dùng để so sánh. Dấu dương chỉ phụ nữ thuộc hạng đã cho có nhiều khả năng hơn phụ nữ ở hạng dùng để so sánh trong việc có đứa con tiếp theo. Dấu âm chỉ phụ nữ thuộc hạng đã cho có ít khả năng có đứa con tiếp theo hơn so với phụ nữ trong hạng dùng để so sánh. Các dấu sao (*, **, ***) ở sau hệ số chỉ tác động này có ý nghĩa về mặt thống kê hay không. Càng nhiều dấu sao thì tác động càng quan trọng. Không có dấu sao có nghĩa là không đủ bằng chứng để khẳng định rằng tác động đang xét là có ý nghĩa đáng kể. Ví dụ, trong quá độ đầu tiên, hệ số của những người phụ nữ có chồng làm nông nghiệp là 0,1453*** có ý nghĩa như sau: trong số các phụ nữ có các đặc trưng khác như nhau, những phụ nữ có chồng làm nông nghiệp có khả năng có con đầu lòng cao hơn (dấu dương) những phụ nữ có chồng làm việc phi nông nghiệp (hạng để so sánh) và khoảng cách từ khi kết hôn đến khi có con đầu lòng ngắn hơn; tác động này là rất có ý nghĩa về mặt thống kê (vì hệ số có ***). Nên lưu ý ở đây là phần lớn giá trị tuyệt đối của các hệ số trong Bảng 2 là nhỏ hơn 1 nhưng chúng ta không nên kết luận là tác động của các biến số là nhỏ vì để tính toán chính xác tác động này chúng ta phải dùng một hàm số mũ--điều sẽ kích giá trị của tác động lên rất nhiều (xem thêm Cox và Oakes 1984, và Allison 1984). Như đã nói ở trên, Bảng 2 chỉ bao gồm những mô hình phản ánh thực tế tốt nhất, do đó những biến số không có ý nghĩa về mặt thống kê không được đưa vào. Trên thực tế, những biến số không có ý nghĩa về mặt thống kê cũng nói cho chúng ta nhiều điều, nhưng giới hạn của bài viết không cho phép đề cập đến những biến số này.

Như ta thấy ở Bảng 2, chỉ có ba biến số là những yếu tố quan trọng quyết định thời điểm sinh con đầu lòng. Những phụ nữ kết hôn muộn, kết hôn trong thời gian gần đây, và có chồng làm nông nghiệp là những người có khoảng cách sinh con đầu lòng ngắn nhất. Điều này chỉ phần nào hỗ trợ cho giả thuyết của Rindfuss và Morgan vì chồng làm nông nghiệp không phải một đặc trưng hiện đại. Ngoài ra, giả thuyết này tỏ ra đúng vì những phụ nữ kết hôn muộn và kết hôn trong thời gian gần đây có lẽ đa số đã kết hôn trên cơ sở tình yêu và có đời sống tình dục tích cực ngay sau

(7)

hôn nhân.

Bảng 2: Các mô hình hồi quy theo phương pháp Cox với nguy cơ có sự kiện theo tỷ lệ đối với các quá độ sinh đẻ, Nghiên cứu Lịch đại Việt Nam 1995.

CÁC BIẾN SỐ KH -- C1 C1 -- C2 C2 -- C3 C3 -- C4 C4 -- C5 C5 -- C6 NƠI CƯ TRÚ

ĐÔ THỊ Ref.

NÔNG THÔN 0,1801**

NGHỀ NGHIỆP

NÔNG NGHIỆP Ref. Ref.

PHI NÔNG NGHIỆP -0,4156*** -0,3418***

TUỔI 0,2699*** 0,1552**

(TUỔI)2 -0,0053*** -0,0032***

THẾ HỆ HÔN NHÂN

KẾT HÔN TRƯỚC 1965 Ref. Ref. Ref. Ref. Ref. Ref.

KẾT HÔN T.KỲ 1965-75 0,1771** 0,1633** 0,0600 -0,4488*** -0,6966*** -0,9505***

KẾT HÔN T.KỲ 1976-85 0,1895** 0,1898*** -0,4876*** -0,9507*** -0,8581*** - 1,2990***

KẾT HÔN T.KỲ 1986-94 0,4952*** -0,1462* -0,9498*** -1,3443*

HỌC VẤN KHI KẾT HÔN

DƯỚI 5 NĂM Ref. Ref.

5-9 NĂM -0,1507 -0,5515***

10+ NĂM -0,6526***

NGHỀ NGHIỆP CỦA CHỒNG

PHI NÔNG NGHIỆP Ref. Ref.

NÔNG NGHIỆP 0,1453*** 0,1468**

HỌC VẤN CỦA CHỒNG

DƯỚI 5 NĂM Ref.

5-9 NĂM -0,0470 10+ NĂM -0,3077***

TÔN GIÁO

THIÊN CHÚA GIÁO Ref. Ref.

KHÁC -0,2402** -0,4830***

SỐ PHỤ NỮ

TRONG MẪU (N) 1688 1763 1492 994 597 326 P*<0.1 P**<0.05 P***<0.01

Ghi chú: Ref.=loại để so sánh.

Trong quá độ sinh đẻ thứ hai ta thấy có những dấu hiệu quan trọng của sự thay đổi trong khuôn mẫu tái sinh sản. Trước hết là vai trò của nơi cư trú. Với các đặc trưng khác như nhau, phụ nữ sống ở đô thị có xu hướng có con thứ 2 sau con thứ nhất một khoảng thời gian dài hơn. Thứ hai, mức ảnh hưởng của biến tuổi (tuổi khi sinh con thứ nhất) giảm đi đáng kể như ta thấy khi so sánh giá trị tuyệt đối của biến số này. Tuổi quả thật có tác động phi tuyến đến thời điểm sinh con vì các hệ số hồi quy của tuổi và tuổi bình phương trái dấu nhau. Điều này có nghĩa là lúc đầu tuổi sinh con đầu lòng tăng thì khoảng cách sinh con thứ hai ngắn lại; nhưng đến một tuổi nào đó, tuổi sinh con đầu lòng tăng thì khoảng cách sinh con thứ hai cũng tăng. Phụ nữ muộn có con đầu thường sớm có con thứ hai, nhưng nếu phụ nữ có con đầu rất muộn thì lại thường chậm hoặc không có con thứ hai. Thứ ba, có sự thay đổi lớn trong hành vi của lớp phụ nữ kết hôn trong giai đoạn 1986-94.

Trong khi ở quá độ sinh thứ nhất họ có khoảng cách sinh ngắn nhất thì ở quá độ sinh này họ là những người có khoảng cách sinh dài nhất. Tỷ suất về nguy cơ có con (hazard rate) đối với nhóm này đã giảm từ 1,6 lần nguy cơ tính cho phụ nữ kết hôn trước năm 1965 trong lần quá độ đầu tiên xuống còn 0,86 lần trong lần quá độ thứ hai. Có lẽ một số lượng đáng kể phụ nữ kết hôn trong giai đoạn 1986- 94 và sống ở đô thị đã bắt đầu dùng các biện pháp tránh thai ngay sau khi họ có con đầu lòng.

Đối với quá độ sinh đẻ thứ ba (từ hai con sang ba con), phụ nữ làm phi nông nghiệp và những người có chồng có học vấn cao có xu hướng có khoảng cách sinh dài hơn. Điều này cũng phù hợp với giả thuyết nghiên cứu. Đối với thế hệ hôn nhân (marriage cohort), dấu hiệu của các hành vi thôi đẻ và hoãn đẻ có thể thấy trong số những phụ nữ kết hôn sau năm 1975. Hệ số hồi quy cho hai lớp thế hệ những người kết hôn gần đây nhất có dấu âm, điều nói lên rằng phụ nữ trong những

(8)

lớp thế hệ này có quá độ thứ ba chậm nhất (khoảng cách sinh con dài nhất).

Tại quá độ sinh đẻ thứ tư, chỉ có các đặc trưng cá nhân của phụ nữ tỏ ra quan trọng đối với thời điểm sinh con thứ tư của họ. Các đặc trưng cá nhân của phụ nữ như học vấn, nghề nghiệp, tôn giáo, và thế hệ hôn nhân đều có ý nghĩa quan trọng về mặt thống kê trong việc dự báo thời điểm sinh con thứ tư. Quá độ sinh đẻ này hoàn toàn phù hợp với giả thuyết nghiên cứu. Sự dịch chuyển tương đối trong thời điểm sinh con thứ tư giữa các lớp thế hệ hôn nhân được hoàn thiện trong quá độ này. Nếu các đặc trưng khác như nhau, phụ nữ càng kết hôn sớm về thời gian theo Dương lịch thì càng có khoảng cách sinh thứ tư ngắn hơn. Ở quá độ thứ năm tình hình cũng tương tự như quá độ thứ tư, ngoại trừ yếu tố nghề nghiệp trở nên không quan trọng về mặt thống kê.

Cuối cùng, trong quá độ thứ sáu chỉ có lớp thế hệ hôn nhân tỏ ra có tác động đáng kể đến thời điểm sinh con thứ sáu. Dường như các đặc trưng kinh tế-xã hội cá nhân của phụ nữ chỉ là những yếu tố quyết định hành vi thôi đẻ và hoãn đẻ đối với các quá độ sinh đẻ từ thứ ba đến thứ năm, còn quá độ thứ sáu (và có lẽ các quá độ bậc cao hơn) chịu ảnh hưởng của "máy tái sinh sản tiềm tàng". Giá trị âm lớn của các hệ số hồi quy của thế hệ hôn nhân đối với những lớp thế hệ hôn nhân gần đây trong những quá độ bậc cao gợi ra rằng chỉ có một số nhỏ phụ nữ có sáu con hoặc hơn. Họ có lẽ là những phụ nữ có tính chọn lọc thiên lệch theo hướng mắn đẻ và hành vi của họ không thể được dự báo thông qua các đặc trưng kinh tế-xã hội thông thường.

Bảng 3 trình bày các mô hình với biến số các Phương pháp tránh thai và khoảng cách sinh trước. Vì hầu như không có ai dùng các phương pháp tránh thai trước khi sinh con đầu lòng và vì không có khoảng cách sinh nào trước khi sinh con đầu lòng nên Bảng 3 không có quá độ sinh từ kết hôn đến con đầu lòng. Theo mô hình các biến số trung gian (Davis và Blake 1956) hay còn gọi là mô hình các biến số trực tiếp nhất (Bongaarts 1978) của sinh đẻ, các biến số kinh tế-xã hội và văn hóa không tác động đến hành vi sinh đẻ một cách trực tiếp, mà gián tiếp thông qua một loạt các "biến số trung gian" hay "các biến số trực tiếp" như tần số quan hệ tình dục, sử dụng phương pháp tránh thai, nạo thai, cho con bú v.v... Các mô hình ở Bảng 3 cho phép kiểm nghiệm tác động của một trong những biến số trung gian quan trọng nhất là việc sử dụng các phương pháp tránh thai. Đồng thời những mô hình này cũng cung cấp thêm những hiểu biết về biến số gây nhiều tranh cãi là khoảng cách sinh trước đó.

Như ta thấy trong Bảng 3, các phương pháp tránh thai là biến số có tác động mạnh và rất quan trọng trong tất cả các quá độ được xét. Những phụ nữ có sử dụng các phương pháp tránh thai đều có khoảng cách sinh con dài hơn những người không sử dụng tránh thai trong tất cả các quá độ xét trong Bảng 3. Điều này cũng phù hợp với khung lý thuyết do Davis và Blake (1956) đưa ra.

Việc đưa vào biến số này đã triệt tiêu tác động của các đặc trưng gia đình (học vấn và nghề nghiệp của chồng). Điều này có nghĩa là các tác động đến khoảng cách sinh đẻ của học vấn và nghề nghiệp của chồng trong các mô hình ở Bảng 2 hoàn toàn hoạt động thông qua các biện pháp tránh thai.

Nói cách khác, ảnh hưởng của các ông chồng chủ yếu thể hiện ở vai trò của họ đối với việc sử dụng các phương pháp tránh thai của phụ nữ. Đây là một kết luận hết sức quan trọng và có ý nghĩa thực tiễn. Cách lý giải tương tự có thể áp dụng đối với nơi cư trú trong quá độ thứ hai, học vấn trong quá độ thứ tư, và thế hệ hôn nhân trong quá độ thứ năm. Biến số nghề nghiệp tác động đến khoảng cách sinh thứ ba và thứ tư không hoàn toàn thông qua các phương pháp tránh thai, mà chúng có tác động độc lập với biến số này vì hệ số hồi quy vẫn có ý nghĩa quan trọng về mặt thống kê ngay cả khi đã tính đến các tác động của các phương pháp tránh thai trong mô hình. Điều tương tự cũng xảy ra đối với tuổi ở quá độ thứ hai, thế hệ hôn nhân ở tất cả các quá độ trừ quá độ thứ năm, và học vấn ở quá độ thứ năm. Điều đáng lưu ý là biến số tôn giáo có tác động độc lập với các phương pháp tránh thai trong quá độ thứ tư và thứ năm. Tôn giáo có lẽ không chỉ ảnh hưởng đến việc dùng các phương pháp tránh thai, mà còn ảnh hưởng đến các biến số trung gian khác như nạo thai, quan hệ tình dục, nuôi con bằng sữa mẹ vân vân. Điểm đáng lưu ý khác là khoảng cách

(9)

sinh trước tỏ ra quan trọng chỉ đối với quá độ thứ ba và thứ tư. Kết quả này hơi khác với kết quả trong nghiên cứu của Nguyễn Đình Huân (1996) và gợi ra rằng thực chất của biến số này là gì còn cần phải nghiên cứu thêm trong tương lai.

Bảng 3: Các mô hình hồi quy theo phương pháp Cox với biến số dùng phương pháp tránh thai và khoảng cách sinh trước, Nghiên cứu Lịch đại Việt Nam 1995.

CÁC BIẾN SỐ C1 -- C2 C2 -- C3 C3 -- C4 C4 -- C5 C5 -- C6 NGHỀ NGHIỆP

NÔNG NGHIỆP Ref Ref.

PHI NÔNG NGHIỆP -0,3566*** -0,3588***

TUỔI 0,1272**

(TUỔI)2 -0,0027**

THẾ HỆ HÔN NHÂN

KẾT HÔN TRƯỚC 1965 Ref. Ref. Ref. Ref.

KẾT HÔN T.KỲ 1965-75 0,1940** 0,2056** -0,0782 -0,4925***

KẾT HÔN T.KỲ 1976-85 0,3118*** -0,0286 -0,3369***

-0,7867**

KẾT HÔN T.KỲ 1986-94 0,1891** -0,1943 -1,4309 HỌC VẤN KHI KẾT HÔN

DƯỚI 5 NĂM Ref.

5-9 NĂM -0,5299***

10+ NĂM

TÔN GIÁO

THIÊN CHÚA GIÁO Ref. Ref.

KHÁC -0,1667* -0,3249***

DÙNG PHƯƠNG PHÁP TRÁNH THAI

CÓ DÙNG Ref. Ref. Ref. Ref.

Ref.

KHÔNG DÙNG 0,6329*** 1,0434*** 1,0638*** 1,1202*** 0,8699***

KHOẢNG CÁCH SINH TRƯỚC -0,0597*** -0,0793***

SỐ PHỤ NỮ TRONG MẪU (N) 1767 1482 989 597 326 P*<0.1 P**<0.05 P***<0.01

Ghi chú: Ref.=loại để so sánh.

Nhìn chung, các giả thuyết cơ bản được số liệu của Nghiên cứu Lịch đại Việt Nam hỗ trợ.

Các yếu tố kinh tế-xã hội và dân số khác nhau có các tác động khác nhau trong những quá độ sinh đẻ khác nhau. Tác động của thế hệ hôn nhân cho thấy theo thời gian có sự chuyển đổi khuôn mẫu sinh đẻ từ đẻ nhiều và đẻ dày sang đẻ ít và đẻ thưa. Các đặc trưng của người chồng tỏ ra quan trọng đối với ba quá độ đầu tiên. Trong khi đó các đặc trưng kinh tế xã hội của phụ nữ thể hiện ở quá độ bậc trung là thứ ba cho đến thứ năm. Có lẽ khi chưa có con hoặc có chưa đủ số con mong muốn người chồng thể hiện vai trò của mình (chủ yếu thông qua việc dùng các biện pháp tránh thai), còn sau khi đã có một hoặc hai con người chồng có vẻ không có vai trò quyết định đến việc có thêm con hay không và khi đó người vợ mới là người có vai trò quyết định. Nếu điều này là đúng, nó gợi ra những hàm ý quan trọng đối với các hoạt động kế hoạch hóa gia đình. Vai trò của tôn giáo cũng chỉ thể hiện ở những quá độ sinh con bậc cao. Khi có ít con hoặc chưa đủ số con mong muốn, phụ nữ theo Thiên chúa giáo và các phụ nữ khác không tỏ ra có khuôn mẫu ứng xử khác nhau. Những phụ nữ có rất nhiều con (từ 6 con trở lên) là nhóm phụ nữ đặc biệt và họ không có sự phân hóa theo những chỉ báo kinh tế-xã hội thông thường. Có lẽ họ có con nhiều do những đặc điểm sinh học và xã hội không được đo lường trong nghiên cứu này. Cũng nên nêu lên ở đây là hai biến số về cấu trúc gia đình (có sống với cha mẹ hay không) và về hình thức hôn nhân (hôn nhân tự do tìm hiểu hay cha mẹ thu xếp) cũng được tác giả kiểm nghiệm nhưng không tỏ ra có ý nghĩa về mặt thống kê trong tất cả các quá độ sinh đẻ. Sự hiện diện của cha mẹ trong gia đình tỏ ra có ít ảnh hưởng đến thời điểm và khả năng sinh con tiếp theo hơn nhiều người tưởng. Việc hình thức hôn nhân không có tác động đáng kể thách thức giả thuyết Rindfuss và Morgan. Điều này hoặc là do thông tin về hình thức hôn nhân từ các câu hỏi hồi cố không đáng tin cậy (người được hỏi có thể

(10)

nói quan niệm đang thịnh hành ngày nay thay vì thực tế xảy ra khi họ kết hôn nhiều năm về trước), hoặc giả thuyết Rindfuss và Morgan đòi hỏi sự thử nghiệm trực tiếp bằng việc đo lường các tần suất quan hệ tình dục.

Nghiên cứu về thời điểm và khoảng cách sinh con cho thấy thêm nhiều khía cạnh của hành vi sinh sản và đặt ra nhiều câu hỏi mới cho các nghiên cứu tiếp theo. Hy vọng sẽ có thêm nhiều nghiên cứu về đề tài này tại các vùng khác của đất nước để bổ xung cho bức tranh về quá độ sinh đẻ đang diễn ra ở nước ta.

Sách tham khảo

Allison, Paul D. 1984. Event History Analysis: Regression for Longitudinal Event Data. Sage Publications.

Bongaarts, John. 1978. A Framework for Analyzing the Proximate Determinants of Fertility. Population and Development Review, No. 4, pp. 104-132.

Cox, D. R., and D. Oakes. 1984. Analysis of Survival Data. Chapman and Hall: London & New York.

Davis, Kingsley and Judith Blake. 1956. Social Structure and Fertility: An Analytic Framework. Economic Development and Cultural Change, No. 4, pp. 211-235.

Huan, Nguyen-Dinh. 1996. An Econometric Analysis of the Number and Timing of Birth: The Case of Vietnam.

Ph.D. Thesis, McMaster University.

Haughton, Jonathan and Haughton, Dominique. 1995. Son Preference in Vietnam. Studies in Family Planning 26, 6: 325-337.

McDonald, Peter. 1984. Nuptiality and Completed Fertility: A Study of Starting, Stopping, and Spacing Behaviour. World Fertility Survey: Comparative Studies, No. 35.

Rindfuss, R. and S. P. Morgan. 1983. Marriage, Sex, and the First Birth Interval: the Quiet Revolution in Asia.

Population and Development Review 9, pp. 259-278.

Rodriguez, G., J. Hobcraft, J. McDonald, J. Menken and J. Trussell. 1983. A Comparative Analysis of the Determinants of Birth Intervals. Comparative Studies, No. 30. London: World Fertility Survey.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Hai mÆt ph¼ng (ABF) vµ (CDE) chia khèi tø diÖn ABCD thµnh bèn khèi tø diÖn. b) Chøng tá r»ng bèn khèi tø diÖn ®ã cã thÓ tÝch b»ng nhau. c) Chøng tá r»ng nÕu ABCD lµ

Tình trạng tinh thần phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố: sự giải thích động viên của thầy thuốc, phương pháp và hiệu quả điều trị khi xảy ra tác dụng không

V× ph¶i m·i vµi chôc n¨m sau ta míi biÕt ®Õn sinh häc ph©n tö cña Mendel vµ Morgan, mµ ë ViÖt Nam lóc ®ã ng−êi ta biÕt chØ biÕt hai «ng nµy lµ hai nhµ khoa häc duy

Trong chiÕn l−îc ph¸t triÓn bÒn v÷ng còng nh− trong bèi c¶nh toµn cÇu hãa vµ héi nhËp quèc tÕ, v¨n hãa vµ con ng−êi ®ang ®−îc c¸c quèc gia nhËn ®Þnh lµ nguån néi lùc quan träng.. Ch−¬ng

2 Tªn ®óng lµ L'Ordre des FrÌres Mineurs - OFM Dßng Anh Em HÌn Män do Francisco d'Assise thµnh lËp n¨m 1209, sau ®ã ®−îc chia thµnh 3 nh¸nh; Dßng Franxico les Franciscains lµ mét trong

Vò B»ng kh«ng chØ dµnh mét quyÓn s¸ch MiÕng ngon Hµ Néi ®Ó viÕt vÒ nÒn v¨n hãa Èm thùc cña ng−êi Hµ Néi mµ trong Th−¬ng nhí m−êi hai, «ng còng dµnh kh¸ nhiÒu trang viÕt cho nÒn Èm thùc

THùC TR¹NG Vμ GI¶I PH¸P N¢NG CAO HIÖU QU¶ §ÇU T¦ C¤NG CHO PH¸T TRIÓN KINH TÕ HUYÖN S¥N §éNG - TØNH B¾C GIANG Real Situation and Solutions for Improvement of Eficiency in Public

Ngoµi ra, c¸c lo¹i vi sinh vËt nh− nÊm, mèc còng ph¸t triÓn rÊt nhanh vµ m¹nh trªn m«i tr−êng sèng cã chøa chÊt xenlulo, cã ®é Èm cao vµ ë nh÷ng n¬i kh«ng lµm vÖ sinh tµi liÖu th−êng