• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương. #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{wid

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương. #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{wid"

Copied!
26
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 17 Khối 2

Ngày soạn : Ngày 25/12/2020

Ngày giảng : 2A, 2B ngày 28/12/2020

Mĩ thuật

Bài 16: NẶN, VẼ HOẶC XÉ DÁN CON VÂT ( Giáo dục BVMT)

I. MỤC TIÊU 1. Mục tiêu chung:

- Kiến thức: Học sinh biết cách nặn, cách vẽ, cách xé dán con vật.

- Kĩ năng: Nặn hoặc vẽ, xé dán được một con vật theo cảm nhận của mình.

- HS năng khiếu: Sắp xếp hình vẽ cân đối, hình vẽ gần với mẫu.

- Thái độ: Yêu quý các con vật có ích.Có ý thức chăm sóc vật nuôi.

* GDBVMT: HS Yêu quý các con vật có ích.Có ý thức chăm sóc vật nuôi (hoạt động 4: nhận xét, đánh giá).

2. Mục tiêu riêng:

* Em Dũng 2A, Chức 2B

- Quan sát tranh và nhắc lại một số câu trả lời.

- Tập nặn hình con vật theo ý thích.

II. CHUẨN BỊ II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên:

- VTV, SGV.

- Sưu tầm một số tranh, ảnh về các con vật có hình dáng, màu sắc khác nhau.

- Bài tập nặn một số các con vật của học sinh 2. Học sinh:

- Giấy vẽ hoặc Vở tập vẽ 2.

- Đất nặn (đất sét hoặc đất dẻo có màu) hoặc bút chì, màu vẽ hay giấy màu, hồ dán,

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU 1. Ổn định lớp học: (1p)

2. Kiểm tra bài cũ (2p)

- GV kiểm tra đồ dùng học tập của HS.

- GV nhận xét, tuyên dương.

3. Bài mới:

Giới thiệu bài (1p)

Hôm nay cô cùng các em đi tìm hiểu bài 17: Nặn hoặc vẽ xé dán con vật.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS HSKT

1. Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét (6p)

- GV cho HS xem ảnh một số con vật.

- HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi.

- Em Dũng 2A, Chức 2B quan sát tranh

(2)

? Tên các con vật.

? Con vật gồm có những bộ phận chính nào?

? Mô tả hình dáng của từng con vật?

? Mô tả màu sắc của từng con vật?

? Khi con vật hoạt động như đi , nằm, chạy,... thì hình dáng của chúng thay đổi như thế nào?

- GV cho HS xem tranh một số con vật.

? Hình ảnh chính trong các bức tranh là gì? Có dễ nhận biết không? Tại sao?

? Bạn đã vẽ rõ hình dáng, màu sắc của các con vật chưa?

? Khung cảnh xung quanh con vật có những hình ảnh gì?

? Em thích bức tranh nào nhất? Vì sao?

2. Hoạt động 2: Cách nặn, vẽ hoặc xé dán con vật (7p)

- Giáo viên hướng dẫn cách tiến hành như sau:

* Cách nặn con vật:

Có 2 cách nặn:

+ Nặn các bộ phận rồi ghép, dính lại.

+ Từ thỏi đất, vuốt nặn thành hình dạng con vật

- Tạo dáng cho con vật: đi, đứng, chạy, ...

Lưu ý: Có thể nặn bằng đất1 màu hay nhiều màu

* Cách vẽ con vật:

+ Vẽ các bộ phận chính trước.

+ Vẽ chi tiết.

+ Vẽ thêm các phần phụ.

+ Vẽ màu theo ý thích

- Con gà, mèo, voi…

- Đầu, mình, chân, đuôi...

- HS trả lời:

- HS trả lời:

- Hình dáng con vật thay đổi

- HS chú quan sát.

- Con vật, dễ nhạn biết, vì nó có hình dáng, màu sắc gần giống con vật bên thật.

- Bài vẽ đã rõ hình dáng, màu sắc con vật.

- Con đường, hàng rào, cỏ cây.

- HS nêu.

- HS quan sát GV nặn mẫu.

- HS chú ý quan sát GV vẽ mẫu.

- Em Dũng 2A nhắc lại câu trả lời - Em Dũng 2A nhắc lại câu trả lời - Em Thắng 2B nhắc lại câu trả lời.

- Em Dũng 2A, Chức 2B quan sát tranh

- Em Dũng 2A, Chức 2B quan sát tranh

(3)

* Cách xé dán con vật

- GV dùng hình gợi ý hướng dẫn cách xé dán con vật

+ Vẽ hình dáng con vật.

+ Dựa trên nét vẽ để xé,

+ Xếp hình phù hợp, bôi keo phía sau và dán

- GV cho HS tham khảo một số bài nặn, vẽ, xé dán con vật

3. Hoạt động 3: Hướng dẫn thực hành (17p)

- GVgợi ý học sinh làm bài như đã hướng dẫn:

+ Chọn con vật nào để làm bài tập.

+ Cách nặn, cách vẽ, xé dán.

- GV bao quát sát lớp và gợi ý thêm cho HS còn lúng túng.

4. Hoạt động 4:Nhận xét,đánh giá (5p)

- Giáo viên thu một số bài đã hoàn thành và hướng dẫn học sinh nhận xét (bài tập nặn, hoặc vẽ, xé dán) về:

? Hình dáng, đặc điểm con vật?

? Màu sắc.

? Em thích bài nào nhất? Vì sao?

? Em phải làm gì để bảo vệ chăm sóc vật nuôi?( hs trả lời theo ý ....)

*GDBVMT :

? Nhà em nuôi những con vật gì ?

? Em chăm sóc các con vật như thế nào ?

- GVKL: Qua bài học chúng ta càng thấy yêu hơn các con vật vì có rất nhiều các con vật gần gũi với con người, tạo nên sự phong phú cho môi trường thiên nhiên và còn có ích cho con người.

* Dặn dò:

- Quan sát các con vật và chú ý đến dáng đi, đứng, ... của chúng.

- Vẽ hoặc xé dán con vật vào giấy đã chuẩn bị

- Chuẩn bị bài 17: Xem tranh Gà mái, Phú quí

- HS chú ý quan sát GV xé dán con vật.

- HS tham khảo bài.

- Nặn, vẽ hoặc xé dán con vật mà em yêu thích.

- HS nhận xét bài theo tiêu chí GV đưa ra.

- 2HS kể.

- Cho ăn uống đầy đủ.

- HS lắng nghe.

- HS nghe dặn dò.

- Em Dũng 2A, Chức 2B quan sát tranh

- Em Dũng 2A, Chức 2B quan sát tranh

- Em Dũng 2A, Chức 2B

tập nặn hình con vật yêu thích.

- Em Dũng 2A, Chức 2B quan sát tranh

- Em Thắng 2B nghe cô dặn dò.

(4)

Khối 4

Ngày soạn: 25/12/2020

Ngày giảng: 4A, 4B ngày 28/12/2020

Mĩ thuật

Bài16: Tập nặn tạo dáng

Tiết 16: TẠO DÁNG CON VẬT HOẶC Ô TÔ BẰNG VỎ HỘP

(Giáo dục BVMT)

I. MỤC TIÊU

- Kiến thức: HS biết cách tạo dáng một số con vật, đồ vật bằng vỏ hộp.

- Kĩ năng: HS tập tạo dáng một con vật hoặc ô tô đơn giản (điều chỉnh).

- HS năng khiếu: Hình tạo dáng cân đối, gần giống con vật hoặc ô tô.

- Thái độ: HS ham thích tư duy sáng tạo.

II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên:

- SGK, SGV.

- Một vài hình tạo dáng bằng vỏ hộp (con mèo, con lợn, ô tô) đã hoàn thiện.

- Các vật liệu và dụng cụ cần thiết cho bài tạo dáng bằng vỏ hộp giấy (hộp giấy, bìa cứng, giấy màu, bút dạ, keo, băng dính, com pa, kéo...).

2. Học sinh:

- SGK.

- Một số vật liệu và dụng cụ để tạo dáng (vỏ hộp, bìa cứng, giấy màu, bút dạ, keo, băng dính, com pa, kéo...).

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU 1. Ổn định lớp học: (1p)

2. Kiểm tra bài cũ: (1p)

+ Yêu cầu lớp trưởng báo cáo sự chuẩn bị đồ dùng học tập của lớp.

3. Bài mới

* Giới thiệu bài (2p)

- GV cho học sinh hát bài: Gà trống, mèo con và cún con.

- GV: Em hãy kể tên các con vật có trong bài hát?

- HS: Con gà trống, con mèo, con chó.

- GV: Các con vật trong bài hát như thế nào?

- HS: Ngộ nghĩnh, đáng yêu.

- GV: Để tạo dáng một con vật đáng yêu và một số đồ vật như ô tô. Sau đây cô cùng các em đi tìm hiểu bài16 Tập nặn tạo dáng: Tạo dáng con vật hoặc ô tô bằng vỏ hộp.

- GV ghi đầu bài lên bảng.

- HS ghi bài vào vở.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG HS

1. Hoạt động 1: Quan sát nhận xét (6p) - GV Muốn tạo dáng được một con vật hoặc một đồ vật các em cần nắm được hình dáng và các bộ phận của chúng.

- HS lắng nghe.

(5)

? Hãy kể tên các con vật trong cuộc sống hàng ngày mà em biết?

? Em hãy nêu các bộ phận của con vật?

- GV cho học sinh quan sát ảnh một số con vật.

- GV: Trên đây là hình ảnh một số con vật: Con chó, mèo thỏ, gà trống...Mỗi con đều có đặc điểm, hình dáng, màu sắc khác nhau nhưng về cấu tạo chung chúng đều có các bộ phận chính là: đầu, thân, chân và đuôi. Và khi con vật đi, đứng, chạy...

thì các bộ phận của chúng cũng thay đổi theo.

? Trong cuộc sống hàng ngày ô tô là một trong những phương tiện đi lại và còn dùng để chở hàng. Em hãy kể tên các loại ô tô mà em biết?

? Theo em ô tô có những bộ phận nào?

? Nêu màu sắc của các xe ô tô?

- GV cho HS quan sát hình ảnh một số loại xe ô tô:

- Trên đây là một số hình ảnh xe ô tô: xe con, xe khách, xe tải, xe thể thao. Mỗi loại xe đều có hình dáng, đặc điểm, màu sắc khác nhau nhưng về cấu tạo chung chúng đều có các bộ phận chính: Buồng lái (đầu xe), thân xe (thùng chở hàng), bánh xe.

- Từ những vỏ hộp bằng nhựa, gỗ, sắt với kích cỡ, màu sắc khắc nhau chúng ta có thể tạo dáng ô tô, con vật rất ngộ nghĩnh, đáng yêu. Vậy cô cùng các em đi tìm hiểu hoạt động 2.

2. Hoạt động 2: Cách tạo dáng (7p) - GV yêu cầu HS quan sát H3 trong sách giáo khoa trang 39, thảo luận nhóm đôi và nêu cách tạo dáng ô tô.

- Yêu cầu 3 nhóm nêu cách tạo dáng.

- GV chiếu cách tạo dáng lên bảng và làm mẫu từng bước cách tạo dáng ô tô và con vật cho HS quan sát.

* Cách tạo dáng ô tô tải

- 2 HS kể.

- Đầu, mình, thân, đuôi, mắt, mũi, tai..

- HS quan sát - HS lắng nghe.

- Xe ô tô con, ô tô tải, ô tô khách, ô tô thể thao.

- Buồng lái (đầu xe), thân xe (thùng chở hàng), bánh xe, gương, cửa.

- Màu đen, trắng, xanh - HS quan sát.

- HS lắng nghe.

- HS thảo luận nhóm đôi 2p.

- Các nhóm cử đại diện báo cáo kết quả.

- HS quan sát giáo viên tạo dáng ô tô.

(6)

- Tìm những hộp có hình dáng, màu sắc phù hợp với các bộ phận của ô tô định tạo dáng.

+ Vỏ hộp to dùng làm thùng (thân xe).

+ Một hoặc hai hộp nhỏ làm buồng lái và đầu ô tô.

- Có thể cắt, sửa các khối hình cho vừa với từng bộ phận của ô tô (cắt 4 hình tròn làm bánh xe).

- Ghép, dính các bộ phận để thành hình ô tô.

- Tạo thêm 1 số chi tiết đèn, cửa, gương (cắt dán hoặc vẽ) cho hình sinh động.

* Cách tạo dáng con vật

- GV Tương tự như các bước tạo dáng ô tô, giáo viên hướng dẫn dẫn nhanh cách tạo dáng con vật.

- GV cho học sinh quan sát một số con vật và ô tô được tạo dáng bằng vỏ hộp.

- Dựa vào cách tạo dáng ô tô và con vật cô đã hướng dẫn thì các em có thể tạo dáng được các con vật và đồ vật khác như tàu thủy, máy bay,... Sau đây cô cùng các em chuyển sang hoạt động 3.

3. Hoạt động 3: Thực hành (20p)

- Tạo dáng dáng một ô tô hoặc hoặc một con vật theo ý thích.

- Thực hành nhóm đôi.

- Trong quá trình thực hành các em sẽ để gọn phần vỏ hộp đã cắt vào túi không để rơi xuống lớp làm mất vệ sinh lớp học.

- Thời gian thực hành khoảng 18 phút.

- Trong thời gian học sinh thực hành, GV đến từng nhóm gợi ý cho các em:

- HS quan sát GV tạo dáng con vật.

- HS tham khảo bài.

- HS lắng nghe.

- HS thực hành nhóm đôi.

- HS thảo luận, chọn con vật hoặc ô tô để phân công nhiệm vụ.

(7)

+ Tìm hình dáng.

+ Chọn con vật liệu và cắt hình cho phù hợp.

+ Làm các bộ phận và chi tiết.

+ Ghép, dính các bộ phận.

- GV: Trong quá trình thực hành các em sẽ để gọn phần giấy cắt thừa trên bạn, không vứt xuống lớp, hết tiết học thu dọn tất cả giấy vụn vào thùng rác và cất các dụng cụ học tập đúng nơi quy định.

4. Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá (4p) - GV cùng HS bày sản phẩm và nhận xét về:

- Giáo viên đưa các tiêu chí cho học sinh nhận xét.

- Yêu cầu 2 HS lên giới thiệu sản phẩm của nhóm.

? Hình dáng chung (rõ đặc điểm, đẹp)

? Các bộ phận, chi tiết (hợp lí , sinh động)

? Màu sắc (Hài hòa, vui tươi)

? Em thích bài của nhóm nào nhất? Vì sao?

- Ý kiến các bạn trong lớp.

- GV nhận xét bài của học sinh.

* GDBVMT:

? Em sẽ làm gì đối với những vật liệu đã dùng rồi như vỏ hộp bánh, hộp sữa?

- GVKL: Thay vì vứt bỏ những vỏ hộp như hộp sữa, lon bia, hộp bánh... các em sẽ dùng đôi bàn tay khéo léo của mình để tái chế thành những con vật, đồ vật làm đồ chơi hoặc trang trí trong phòng, lớp học.

Còn những vật liệu không dùng được các em cũng nên cho vào thùng rác để môi trường không bị ô nhiễm.

- GV yêu cầu HS thu dọn phần giác cho vào thùng rác.

*Dặn dò

- Quan sát các đồ vật có ứng dụng trang trí hình vuông.

+ Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập để giờ sau học bài 17: Trang trí hình vuông.

- HS trưng bày sản phẩm.

- HS cử đại diện lên giới thiệu sản phẩm theo các tiêu chí giáo viên đưa ra.

- HS nêu bài mình thích theo cảm nhận riêng.

- HS nêu ý kiến.

- HS lắng nghe.

- Làm các con vật, đồ vật làm dùng làm đồ chơi hoặc trang trí trong phòng, lớp học,...

- HS lắng nghe.

- HS thu dọn vệ sinh sau tiết học.

- HS lắng nghe dặn dò.

(8)

Khối 5

Ngày soạn: Ngày 25/12/2020 Ngày giảng: 5A ngày 28/12/2020

Mĩ thuật

Bài 16: Vẽ theo mẫu

Tiết 16: VẼ CÁI XÔ ĐỰNG NƯỚC HOẶC QUẢ DỪA

I. MỤC TIÊU

- Kiến thức: HS hiểu được đặc điểm của cái xô đựng nước hoặc quả dừa.

- Kĩ năng: HS tập vẽ cái xô đựng nước hoặc quả dừa (điều chỉnh).

- HS năng khiếu: Sắp xếp hình vẽ cân đối, hình vẽ gần giống mẫu.

-Thái độ: HS quan tâm, yêu quý mọi vật xung quanh.

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên:

- SGK, SGV.

- Mẫu vẽ quả dừa hoặc cái xô.

- Hình gợi ý cách vẽ.

2. Học sinh:

- SGK, VTV, bút chì, tẩy, màu vẽ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 1. Ổn định tổ chức (1p)

2. Kiểm tra bài cũ (2p)

? Nêu các bước vẽ tranh đề tài Quân đội?

- HS trả lời.

+ Vẽ hình ảnh chính là các cô, chú bộ đội trong một hoạt động cụ thể (tập luyện, múa hát)

+ Vẽ hình ảnh phụ phù hợp với nội dung (bãi tập, nhà, cây, cối, núi, sông, xe, pháo,...)

+ Vẽ màu có đậm, có nhạt phù hợp với nội dung đề tài.

- HS nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương.

3.Bài mới:

* Giới thiệu bài

- GV: Giờ trước cô dạy các em vẽ tranh đề tài quân đội hôm nay cô cùng các em đi tìm hiểu bài 16: Vẽ cái xô đựng nước hoặc quả dừa.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1. Hoạt động 1 : Quan sát nhận xét (6p) - GV đặt một số loại xô đựng nước khác nhau trên bàn yêu cầu HS quan sát.

? Em có nhận xét gì về sự giống nhau và khác nhau giữa các vật mẫu?

? Hãy nêu hình dáng và bộ phận của xô?

- Quan sát mẫu vẽ

- Giống nhau: Đều có miệng, thân, đáy và quai xô.

- Khác nhau: Về kích thước, hình dáng, màu sắc và chất liệu.

- Cái xô có dạng hình trụ, nằm

(9)

? So sánh tỉ lệ các bộ phận của cái xô?

? Màu sắc và độ đậm nhạt mẫu như thế nào?

? Cái xô nằm trong dạng khung hình gì?

- GVKL: Có rất nhiều loại xô, mỗi loại xô đều có hình dáng, chất liệu và màu sắc khác nhau nhưng nó đều có những bộ phận chính như niệng xô, thân xô và đáy xô. Để vẽ cái xô như thế nào cho đẹp và cân đối chúng ta cùng chuyển sang hoạt động 2

2. Hoạt động 2 : Cách vẽ (7p) - Nhắc lại các bước vẽ theo mẫu ?

- GV chiếu trên bảng trình tự các bước vẽ cái xô.

? HS nhắc lại các bước vẽ cái xô

- GV: Để giúp các con quan sát các bước vẽ rõ hơn cô sẽ minh họa lên bảng.

- Cho học sinh quan sát 1 số bài vẽ cái xô .

? Em có nhận xét gì về bố cục các bài vẽ ? - Khi vẽ con cần lưu ý vẽ bố cục cho cân đối hợp lý, không to quá, nhở quá, không lệch sang một bên.

+ Vẽ khung hình chung của cái xô (không quá to hoặc quá nhỏ so với khổ giấy) + Phác đường trục, xác định vị trí các bộ phận : miệng, thân, đế, quai xô,... và vẽ các nét chính.

+ Vẽ nét chi tiết và sửa lại hình vẽ cho đúng với mẫu.

+ Vẽ đậm nhạt bằng chì đen hoặc vẽ màu.

- GV cho HS xem một số tranh vẽ cái xô

trong dạng hình chữ nhật đứng.

- Tỉ lệ chiều rộng của đáy xô nhỏ hơn chiều rộng của miệng xô - Cái xô có màu…..

- Hình chữ nhật đứng tỉ lệ 2/3 - HS lắng nghe.

- HS nhắc lại các bước vẽ

+ Muốn vẽ một bài vẽ theo mẫu ta cần thực hiện qua 4 bước như sau:

+ B1: Vẽ phác khung hình chung và khung hình riêng của từng vật mẫu

+ B2: Tìm vị trí các bộ phận và vẽ phác bằng nét thẳng mờ

+ B3: Sửa hình và vẽ các chi tiết cho giống mẫu

+ Vẽ đậm vẽ nhạt - HS quan sát.

- 2 HS nhắc lại các bước vẽ cái xô - HS nêu.

- HS quan sát.

- HS quan sát.

- HS nhận xét.

- HS nghe.

- HS quan sát.

- HS tham khảo bài vẽ.

(10)

đựng nước.

- GVKL : Vừa rồi chúng ta đã được quan sát tỉ lệ, hình dáng và đậm nhạt của vật mẫu, bây giờ chúng ta cùng chuyển sang hoạt động 3

3. Hoạt động 3: Thực hành (17p) - GV yêu cầu HS vẽ một mẫu ở trên bàn.

- GV yêu cầu HS quan sát mẫu trước khi vẽ và vẽ theo đúng vị trí, hướng nhìn của em.

- Nhắc nhử HS so sánh tỉ lệ và cách vẽ như GV đã hướng dẫn.

Gợi ý các em cách sắp xếp bố cục cho cân đối với khổ giấy.

- GV đến từng bàn theo dõi, gợi ý.

HS hoàn thành bài tập.

4. Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá (5p) - GV cùng HS chọn một số bài để

trưng bày trên bảng để nhận xét.

? Bố cục cân đối chưa ?

? Tỉ lệ hình và đặc điểm hình vẽ đã gần giống mẫu chưa ?

? Bài vẽ đã đủ đậm, nhạt chưa ?

? Em thích bài vẽ nào? Vì sao?

- GV nhận xét bổ xung, đánh giá bài vẽ của HS. Tuyên dương hs có bài vẽ đẹp.

* Dặn dò:

- Về nhà các con hãy sưu tầm 1 số bức tranh của họa sĩ Nguyễn Đỗ Cung để chuẩn bị cho tiết học sau

- HS lắng nghe.

- HS tập vẽ cái xô vào VTV, trang 47.

- HS nhận xét bài theo tiêu chí GV đưa ra.

- HS chọn ra bài vẽ theo cảm nhận riêng.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe.

Khối 3

Ngày soạn: Ngày 25/12/2020 Ngày giảng: 3A: ngày 28/12/2020 3B: ngày 31/12/2020

Hoạt động giáo dục Mĩ thuật

Bài 16:

VẼ MÀU VÀO TRANH DÂN GIAN I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung:

- Kiến thức: Học sinh hiểu biết hơn về tranh dân gian Việt Nam và vẻ đẹp của nó.

- Kĩ năng: Vẽ màu theo ý thích có độ đậm, nhạt

- HS năng khiếu: Tô màu đều, gọn trong hình, màu sắc phù hợp làm rõ hình ảnh.

- Thái độ: Học sinh yêu thích nghệ thuật dân tộc.

* GDBVMT: Giáo dục HS yêu mến các con vật, có ý thức chăm sóc, bảo vệ các

(11)

con vật (HĐ4: Nhận xột, đỏnh giỏ).

2. Mục tiờu riờng:

- Em Thắng 3A nhắc lại một số cõu trả lời - Vẽ màu vào tranh theo ý thớch

II. CHUẨN BỊ 1. Giỏo viờn:

- Một số tranh, ảnh về cỏc con vật (con chú, mốo, trõu, bũ, gà, lợn).

- Tranh vẽ về một số con vật của thiếu nhi.

- Hỡnh gợi ý cỏch vẽ.

2. Học sinh:

- Vở tập vẽ 3, màu vẽ, bỳt chỡ, tẩy.

III. CÁC HOẠT HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU 1. Ổn định lớp học: (1p)

2. Kiểm tra bài cũ (1p)

- GV kiểm tra đồ dựng học tập của HS.

- GV nhận xột, tuyờn dương.

3. Bài mới:

* Giới thiệu bài: (2p)

- GV cho HS xem tranh Phỳ quý.

? Bức tranh này cỏc em đó học ở lớp 2 rồi, một em cho cụ biết Tờn bức tranh và thuộc loại trang gỡ?

- HS: Tranh Phỳ quý, tranh dõn gian Đụng Hồ.

- HS nhận xột.

- Để biết tranh dõn gian cú đặc điểm gỡ và cỏch vẽ màu của tranh dõn gian ra sao, hụm nay cụ cựng cỏc em đi tỡm hiểu bài 16: Vẽ màu vào hỡnh cú sẵn (Thỏng Giúng- phỏng theo tranh dan gian Đụng Hồ)

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS HSKT

(Thắng 3A) 1. Hoạt động 1: Giới thiệu tranh dân

gian ( 5p)

- GV giới thiệu một số tranh dõn gian.

? Cỏc tranh trờn thuộc loại tranh gỡ?

? Đề tài vẽ trong tranh dõn gian?

? Cỏch sắp xếp bố cục trong tranh như thế nào?

? Em hóy nhận xột về màu sắc trong tranh dõn gian?

? Em hiểu thế nào là tranh dõn gian?

- Học sinh chỳ ý quan sỏt.

- Tranh dõn gian.

- Vui chơi, chỳc tụng, - Dàn trải.

- Tươi sỏng.

- Là tranh cổ của Việt Nam.

Vễ về cỏc đề tài sinh hoạt xó hội, lao động sản xuất, ngợi ca cỏc anh hựng dõn tộc, tranh chõm biếm cỏc thúi hư tật xấu trong đời

- Quan sỏt tranh

- Nhắc lại cõu trả lời.

(12)

? Kể tên một số tranh dân giân mà em biết ?

- GVKL: Tranh dân gian là các dòng tranh cổ truyền của Việt Nam, có tính nghệ thuật độc đáo, đậm đà bản sắc dân tộc, thường được vẽ, in, bán và dịp Tết nên còn gọi là tranh Tết.

- Tranh dân gian do nhiều nghệ nhân sáng tác và sản xuất mang tính truyền thống từ đời này qua đời khác, nổi bật nhất là dòng tranh Đông Hồ ở tỉnh Bắc Ninh.

- Tranh Đông Hồ được sản xuất hàng loạt bằng những khuôn ván gỗ, khắc và in trên giấy gió có quét màu điệp. Mỗi màu là một bản in nên thường có nhiều người trong một gia đình vẽ tranh.

- Tranh dân gian có nhiều đề tài khác nhau như: Tranh sinh hoạt xã hội, lao động sản xuất, ngợi ca các anh hùng dân tộc, tranh châm biếm các thói hư tật xấu trong đời sống cộng đồng, tranh thờ,...

- Đặc điểm của tranh dân là hình vui nhộn, bố cục dàn trải, màu sắc tươi sáng.

2. Hoạt động 2: Cách vẽ màu( 5p) - GV cho HS xem tranh Thánh Gióng (Đông Hồ).

? Trong tranh có những hình ảnh gì?

? Cách sắp xếp bố cục như thế nào ?

? Nhận xét về tư thế của mọi người trong tranh ?

- GVKL: Đây là một trong những bức tranh nổi tiếng của làng Đông Hồ, vẽ về cảnh đấu vật của nam giới trong ngày xuân. Các đấu thủ đều đóng khố

sống cộng đồng, tranh thờ,...

- Đặc điểm của tranh dân là hình vui nhộn, bố cục dàn trải, màu sắc tươi sáng.

- Đông Hồ, Hàng Trống(Hà Nội), Kim Hoàng (Hà Tây), Làng Sình.

- HS lắng nghe.

- HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi.

- Thánh Gióng cưỡi ngựa nhổ tre đánh giặc, dãy núi, dòng sông.

- Dàn đều khắp tranh.

- HS nêu.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe.

- HS quan sát tranh

- HS lắng nghe.

(13)

theo đúng phong tục của người Việt trong cái rét của mùa xuân để lộ thân hình vạm vỡ. Nhìn bức tranh, 3 đôi vật đang rất căng thẳng, chưa phân thắng bại. Hai võ sĩ chờ hai bên ngồi hai tay ôn chân để khỏi rét và hình dáng theo mô hình hình chữ nhật đứng không vững thể hiện sự nôn nóng đợi đến lượt mình lên sới. Bên trên, ta thấy hai tràng pháo ở phía bên trên bức tranh thể hiện không khí mùa xuân. Đấu vật là một môn võ cổ truyền của Việt Nam xuất hiện từ khi lập quốc và tồn tại gắn liền với hoạt động bảo vệ tổ quốc và lễ hội xuân. Đất Kinh Bắc xưa rất nổi tiếng về môn vật này bởi có nhiều võ sĩ chiến thắng trong các cuộc thi vật do nhà nước phong kiến tổ chức.

- GV vẽ vào tranh cho HS quan sát.

+ Vẽ màu vào hình ảnh chính (người).

- Lưu ý: Các nhân vật không nên vẽ màu đậm như màu đen, xanh đậm, tím và vẽ xung quanh trước bên trong sau để màu không ra ngoài hình vẽ.

+ Vẽ màu nền

- Nên vẽ màu từ ngoài vào trong, vẽ hình người nhạt, thì nền đậm và ngược lại. Có thể vẽ màu nền trước, sau đó vẽ màu hình người sau.

- GV cho HS quan sát một số bài vẽ của HS năm trước.

? Em thích bài nào đẹp, bài nào chưa đẹp ? Vì sao?

3. Hoạt động 3: Thực hành( 17p) - GV chia lớp làm 3 nhóm để thi xem nhóm nào

vẽ nhanh và đẹp nhất.

- HS vẽ màu theo ý thích nhưng phải

- HS theo dõi GV hướng dẫn cách vẽ.

- HS tham khảo tìm ra bài vẽ đẹp và chưa đẹp.

- 2 HS nêu.

- HS làm bài vào VTV3, trang 42.

- HS quan sát GV minh họa.

- HS tham khảo

- Vẽ màu vào tranh theo ý thích

(14)

thể hiện được màu sắc của da người.

- Vẽ màu đều, không ra ngoài hình vẽ.

- GV quan sát, hướng dẫn các em học sinh còn lúng túng.

4. Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá (4p)

- HS trưng bày sản phẩm trên bảng theo nhóm .

? Vẽ màu đã phù hợp chưa, có đậm nhạt chưa?

? Em thích bài nào nhất ? Vì sao ?

? Bạn nào đã được xem đấu vật rồi?

Diễn ra vào thời điểm nào trong năm?

- GV nhận xét chung và chỉ ra những bài vẽ đẹp để cả lớp cùng học tập. Bên cạnh đó cũng động viên những em vẽ còn yếu cố gắng hơn trong những bài sau. Tuyên dương tinh thần học tập của lớp.

? Sau khi học bài này xong em có thích tranh dân gian không?

- GV: Không có món quà nào giá trị bằng những bài học và kinh nghiệm sống, mà ông cha ta đã để lại trong từng bức tranh Đông Hồ. Qua bài học cô mong muốn các bạn yêu tranh dân gian hơn, cùng bảo tồn, phát huy và giữ gìn những nét Việt mà ông cha ta để lại.

* Dặn dò

- Chuẩn bị đồ dùng cho bài sau.

- Tìm tranh, ảnh về đề tài bộ đội.

- Chọn ra bài vẽ đẹp và đánh giá theo cảm nhận riêng.

- HS lắng nghe

- Yêu thích, tôn trọng, bảo vệ và giữ gìn nghệ thuật dân tộc.

- HS lắng nghe.

- Về nhà chuẩn bị bài sau học.

- HS chú ý quan sát.

- HS lắng nghe

- Quan sát và lắng nghe.

- Lắng nghe.

- Nghe dặn dò.

Khối 3

Ngày soạn: Ngày 26/12/2020

Ngày giảng: 3A, 3B chiều ngày 29/12/2020 Âm nhạc

T

iết 17: HỌC HÁT BÀI: BÀI HỌC ĐẦU TIÊN

Nhạc và lời : Trương Xuân Mẫn I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung:

- Kiến thức: - HS biết tác giả bài hát Bài học đầu tiên là NS Trương Xuân Mẫn.

- Hát đúng giai điệu, thuộc lời ca, - Kĩ năng: Kết hợp vận động phụ hoạ và gõ đệm.

(15)

- Thái độ: Giáo dục HS ghi nhớ bài học đầu tiên và biết ơn thầy cô giáo cố gắng học tốt mai sau xây dựng đất nước đẹp giàu thể hiện tình yêu quê hương.

2. Mục tiêu riêng:

- HS Thắng 3A:

- HS biết tác giả bài hát Bài học đầu tiên là NS Trương Xuân Mẫn.

- Biết hát theo giai điệu, lời ca, kết hợp vận động theo nhạc.

- Qua tiết học GDHS ghi nhớ bài học đầu tiên và biết ơn thầy cô giáo.

1. Giáo viên: Nhạc cụ đệm, bảng phụ 2. Học sinh: Tập bài hát,vở ghi, Nhạc cụ gõ

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG

CỦA HS

HSKT (Thắng 3A) 1. Ổn định tổ chức: 1’

? Nhắc nhở HS tư thế ngồi học, kiểm tra sĩ số.

2. Kiểm tra bài cũ: 2’

- Cho HS khá lên biểu diễn trước lớp 1- 2 bài hát đã học.

- Nhận xét, đánh giá 3. Bài mới: 29’

- Giới thiệu nội dung bài hát, tác giả, xuất xứ…

Hoạt động 1: Học hát Bài học đầu tiên (20’)

- Mở băng hát mẫu cho HS nghe.

- Hướng dẫn HS đọc lời ca bài hát.

- Đánh dấu những tiếng hát luyến và những chỗ lấy hơi.

- Chia bài hát thành 6 câu. Sau đó hát mẫu và dạy hát từng câu theo lối móc xích.

* Lưu ý: Hát chính xác những tiếng được luyến và biết lấy hơi ở đầu các câu hát.

- Cho HS hát ôn lại đúng giai điệu, thuộc lời ca nhiều lần.

Chú ý: Hát với tốc độ vừa phải. Thể hiện tình cảm, tha thiết.Phát âm rõ lời, tròn tiếng.

- GV nhận xét, đánh giá, sửa sai.

Hoạt động 2: Hát kết hợp gõ đệm (8’) - GV hát kết hợp gõ đệm theo phách mẫu - Hướng dẫn HS vừa hát vừa gõ đệm theo nhịp như sau:

Thưa thầy em đã thuộc bài học sáng nay x x x x

- Sửa tư thế ngồi học.

- Cá nhân trình bày.

- Mở vở ghi đầu bài.

- Lắng nghe.

- Nghe bài hát mẫu.

- Đọc đồng thanh.

- Tập hát từng câu.

- Hát đồng thanh

- Lắng nghe - Theo dõi - Từng dãy thực hiện.

- Ngồi ngay ngắn.

- Theo dõi bạn trình bày.

- Mở vở ghi đầu bài.

- Lắng nghe.

- Nghe bài hát mẫu.

- Đọc đồng thanh.

- Tập hát từng câu.

- Hát đồng thanh

- Lắng nghe - Theo dõi - Thực hiện theo dãy

(16)

- Chia lớp thành 2 dãy:

+ Dãy A: Hát

+ Dãy B: Gõ đệm theo phách.( Sau đó đổi ngược lại )

- Kiểm tra HS hát và gõ đệm lại chính xác hơn.

- GV nhận xét, đánh giá ( sửa sai )

- Hướng dẫn HS vừa hát vừa nghiêng mình sang trái, phải đều theo nhịp.

* HS chậm tiến bộ hát đúng và thuộc lời ca.

- Nhận xét, đánh giá.

4.Củng cố - Dặn dò: 3’

- Cho HS hát ôn và gõ đệm lại theo nhịp một vài lần.

? Nhắc lại tên bài hát, tác giả

- GV tổng kết nhận xét: Khen HS năng khiếu, nhắc nhở HS còn chưa đúng yêu cầu.

- Dặn HS về ôn lại bài hát.

- Từng nhóm, cá nhân thực hiện

- HS lắng nghe - Thực hiện vận động theo nhạc.

- Thực hiện - Lắng nghe - Thực hiện.

- Cá nhân nêu.

- Lắng nghe.

- Ghi nhớ về nhà

- Theo dõi.

- Hát kết hợp vận động theo nhạc.

- Thực hiện - Lắng nghe - Hát ôn.

- Nghe nhận xét.

- Ghi nhớ về nhà thực hiện.

Khối 4

Ngày soạn: Ngày 26/12/2020

Ngày giảng: 4A chiều ngày 29/12/2020 4B chiều ngày 01/01/2021

Âm nhạc

Tiết 17: ÔN TẬP HAI BÀI TẬP ĐỌC NHẠC: TĐN SỐ 1, SỐ 2 I. MỤC TIÊU

- Kiến thức: Biết đọc nhạc và ghép đúng lời ca 2 bài TĐN.

- Kĩ năng: Biết kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo phách, tiết tấu bài TĐN.

- Thái độ: Biết kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo phách, tiết tấu bài TĐN.

II. ĐỒ DÙNG

1. Giáo viên: Đàn phím điện tử, nhạc cụ gõ, đệm ( song loan, thanh phách, trống nhỏ…..)

- Bảng phụ bài TĐN số 1, số 2.

2. Học sinh: Sách tập hát

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1. Ổn định tổ chức: 1’

- Nhắc HS sửa tư thế ngồi ngay ngắn, kiểm tra sĩ số.

- Ổn định chỗ ngồi, báo cáo sĩ số.

(17)

2. Kiểm tra bài cũ:

- Kiểm tra đan xen trong lúc ôn tập 3. Bài mới: 31’

- GV giới thiệu bài, ghi bảng.

Hoạt động 1: Ôn bài TĐN số (2 5’)

- GV treo bài TĐN số 2 lên bảng HS quan sát và trả lời

? Bài TĐN số 2 nhịp gì ? Cao độ gồm có những nốt gì ? Có hình nốt nào?

- Hướng dẫn HS luyện đọc cao độ bài TĐN :C- D- E – G – A .

- GV hướng dẫn HS luyện tập tiết tấu bài TĐN số 2 kết hợp vỗ hoặc gõ đệm theo tiết tấu.

- Hướng dẫn HS đọc nhạc kết hợp ghép lời ca bài TĐN số 2.

- Chia lớp thành 2 nửa 1 nửa đọc nhạc 1 nửa hát lời sau đó đổi lại kết hợp gõ đệm 1 trong 3 cách.

- GV nhận xét.

Hoạt động 2: Ôn bài TĐN số 3 (15’) - GV treo bài TĐN số 3 lên bảng HS quan sát và trả lời

? Bài nhịp gì ?

? Gồm có những nốt gì ?

? Có hình nốt nào?

- Hướng dẫn HS luyện đọc cao độ bài TĐN :C- D- E – G .

- GV hướng dẫn HS luyện tập tiết tấu bài TĐN số 3 kết hợp vỗ hoặc gõ đệm theo tiết tấu.

- Hướng dẫn HS đọc nhạc kết hợp ghép lời ca bài TĐN số 3.

- Chia lớp thành 2 nửa 1 nửa đọc nhạc 1 nửa hát lời sau đó đổi lại kết hợp gõ đệm 1 trong 3 cách.

- GV nhận xét.

4.Củng cố - Dặn dò: 3’

- HS đọc nhạc hát lời kết hợp gõ đệm bài TĐN số 2 một lần.

- Tuyên dương tổ, nhóm, cá nhân thể hiện tốt, động viên nhắc nhở những em chưa tập trung.

- HS chú ý và trả lời:

- Bài nhịp 2/4.

- Gồm các nốt C-D-E-G-A.

-Hình nốt: Đen, Trắng.

- HS luyện tập cao độ.

- HS luyện tập tiết tấu kết hợp gõ, vỗ đệm tiết tấu.

- HS đọc nhạc kết hợp hát lời bài TĐN 2.

- Một nửa đọc nhạc 1 nửa hát lời sau đó đổi lại kết hợp gõ đệm theo 3 cách.

- HS nghe nhận xét.

- HS ngồi ngay ngắn, trật tự, chú ý theo dõi và trả lời.

- Bài nhịp 2/4 .

- Gồm các nốt C-D-E-G.

- Hình nốt: Đen, Trắng.

- HS luyện tập cao độ.

- HS luyện tập tiết tấu kết hợp gõ, vỗ đệm tiết tấu.

- HS đọc nhạc kết hợp hát lời bài TĐN 3.

- Một nửa đọc nhạc 1 nửa hát lời sau đó đổi lại kết hợp gõ đệm theo 3 cách.

- HS nghe nhận xét.

- HS đọc nhạc hát lời kết hợp gõ đệm.

- HS nghe và ghi nhớ về nhà thực hiện theo yêu cầu của GV.

(18)

-Về nhà ôn lại 2 bài TĐN vừa ôn. - Lắng nghe.

Khối 1

Ngày soạn: Ngày 28/12/2020

Ngày giảng: 1A, 1B sáng ngày 31/12/2020

Phòng học trải nghiệm

Bài 15: LẮP GHÉP HÌNH CON THUYỀN, CON THỎ I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung:

- Kiến thức: Biết quan sát tìm và nhặt số que như mẫu.

- Kĩ năng: Biết cách vận dụng, áp dụng vào trong cuộc sống.

- Thái độ:

- Nghiêm túc, tôn trọng các quy định của lớp học.

- Hòa nhã, có tinh thần trách nhiệm đối với nhiệm vụ chung của nhóm.

- Nhiệt tình, năng động trong quá trình học tập.

2. Mục tiêu riêng:

* Em Tần 1B:

- Nghiêm túc, tôn trọng các quy định của lớp học.

- Hòa nhã, có tinh thần trách nhiệm đối với nhiệm vụ chung của nhóm.

- Nhiệt tình, năng động trong quá trình học tập.

II. CHUẨN BỊ

- Bộ lắp ghép hình học phẳng

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS HSKT

Tấn 1B 1. Ổn định: (3’)

- Giáo viên yêu cầu học sinh vào vị trí nhóm mình.

- Yêu cầu các nhóm trưởng lên nhận bộ lắp ghép hình học phẳng

2. Kiểm tra bài cũ: (5’)

? Nêu cách ghép bộ trồng rau?

? Tác dụng của bộ trồng rau?

3. Giới thiệu bộ lắp ghép con thuyền: (30’)

a. Lắp con thuyền

- GV giới thiệu tranh con thuyền

? Ảnh chụp gì?

? Thuyền có tác dụng gì?

? Thuyền có các bộ phận nào?

- Yêu cầu học sinh mở bộ lắp ghép hình học phẳng ra chọn các chi tiết để lắp thành hình chiếc thuyền

- Tổ chức cho học sinh hoạt động

- HS thực hiện.

- Nhận thiết bị.

- 3 HS nhắc lại.

- 2 HS nhắc lại.

- HS quan sát - Con thuyền - Trở người.

- HS trả lời.

- HS thực hiện.

- Học sinh chia sẻ trong

- Em Tấn 1B ngồi ngay ngắn.

- Lắng nghe.

- HS q. sát - Lắng nghe.

- Nhặt chi

(19)

tương tác: lấy các chi tiết lắp con thuyền.

? Trình bày lại cách lắp cá nhân trước lớp.

- Cho các nhóm thực hành lắp trong nhóm. Giáo viên quan sát, hỗ trợ học sinh.

- Cho các nhóm trình bày sản phẩm trước lớp.

b. Lắp con thỏ

- GV giới thiệu ảnh chụp con thỏ

? Ảnh chụp gì?

? Con nhìn thấy con thỏ ở đâu

? Con thỏ có các bộ phận nào lớn?

- Yêu cầu học sinh mở bộ lắp ghép hình học phẳng ra chọn các chi tiết để lắp thành hình con thỏ

- Tổ chức cho học sinh hoạt động tương tác: lấy các chi tiết lắp con thỏ

? Trình bày lại cách lắp cá nhân trước lớp.

- Cho các nhóm thực hành lắp trong nhóm. Giáo viên quan sát, hỗ trợ học sinh.

- Cho các nhóm trình bày sản phẩm trước lớp.

- Gọi các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- GV nhận xét, tuyên dương.

4. Nhận xét tiết học – HD tiết sau:

(2’)

? Hôm nay học bài gì?

- Giáo viên tổng hợp kiến thức.

nhóm.

- HS trình bày.

- HS thực hành.

- HS trình bày sản phẩm trước lớp.

- HSnx, bổ sung.

- Con thỏ

- Trên ti vi, nhà nuôi,..

- Đầu, thân, chân, đuôi.

- HS thực hiện.

- Học sinh chia sẻ trong nhóm.

- 3 HS trình bày.

- HS thực hành.

- HS trình bày sản phẩm trước lớp.

- HSnx, bổ sung.

- lắp ghép con thuyền, con thỏ.

-

Lắng nghe

tiết cùng bạn - Lắng nghe.

- Thực hiện cùng bạn.

- HS quan sát.

- Nhặt chi tiết cùng bạn

- Lắng nghe.

- Thực hiện cùng bạn.

-

Lắng nghe.

-

Lắng nghe.

-

Lắng nghe.

-

Lắng nghe.

Khối 2

Ngày soạn: Ngày 21/12/2020

Ngày giảng: 2B, 2A: ngày 24/12/2020

Phòng học trải nghiệm

Tiết 16: GIỚI THIỆU VỆ TINH ( TIẾT 1) I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung:

- Kiến thức: Tìm hiểu về công dụng, cấu tạo và hoạt động của vệ tinh

- Kĩ năng: Học sinh nhặt được đúng, đủ các chi tiết sắp xếp và dọn dẹp bộ robot wedo.

(20)

- Rèn kĩ năng làm việc nhóm, thuyết trình, lắng nghe.

- Thái độ:

- Học sinh nghiêm túc, tôn trọng các quy định của lớp học.

- Hòa nhã có tinh thần trách nhiệm.

- Nhiệt tình, năng động trong quá trình thảo luận, hợp tác.

2. Mục tiêu riêng:

* Em Nguyễn Trọng Dũng lớp 2A, Chu Tiến Chức lớp 2B - Học sinh nghiêm túc, tôn trọng các quy định của lớp học.

- Hòa nhã có tinh thần trách nhiệm.

- Nhiệt tình, năng động trong quá trình thảo luận, hợp tác.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Giáo viên:- Robot Wedo, Máy tính bảng.

2. Học sinh: Đồ dùng học tập

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS HSKT

1. Kiểm tra bài cũ ( 5’)

? Nhắc lại nội quy lớp học?

? Nêu lại các chi tiết trong bộ Wedo?

- GV nhận xét tuyên dương HS trả lời đúng.

2. Bài mới

a. Giới thiệu bài: (2’)

- Giới thiệu: Bài học ngày hôm nay cô và các con sẽ lắp ghép một mô hình đó là: vệ tinh

b. Tìm hiểu về vệ tinh (25’)

- GV chia nhóm học sinh và phát máy tính bảng cho các nhóm.

* Hoạt động 1: Tìm hiểu về công dụng

- GV cho HS quan sát hình ảnh vệ tinh thật trên màn hình ti vi.

? Con đã từng nhìn thấy vệ tinh chưa?

?Vệ tinh thường được đưa đến đâu?

- HS nhắc lại.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe.

- Trưởng nhóm nhận máy tính bảng

- HS quan sát

- HS trả lời - HS trả lời

- Dũng 2A, Chức 2B lắng nghe.

- Dũng 2A, Chức 2B lắng nghe.

- HS lắng nghe.

- Dũng 2A, Chức 2B quan sát .

- Dũng 2A, Chức 2B lắng nghe.

(21)

- Vệ tinh được sử dụng để làm làm gì?

* Hoạt động 2: Tìm hiểu về cấu tạo

- Giới thiệu về vệ tinh: Cho học sinh quan sát vệ tinh có sẵn trong phần mềm wedo ở máy tính bảng.

? Nêu cấu tạo của vệ tinh?

- GV hướng dẫn HS nhặt các chi tiết cần để lắp máy quạt.

- Quan sát, hướng dẫn, giúp đỡ các nhóm.

* Hoạt động 3: Tìm hiểu về hoạt động.

? Nêu hoạt động của vệ tinh ?

- HS quan sát

- Cục nguồn, động cơ, trụ tròn, đèn nháy, bánh xe lớn, trục xoay,...

- Các nhóm quan sát các bước lắp ghép trong máy tính bảng, tìm nhặt các chi tiết cần để lắp vệ tinh ra khay phân loại.

+ Nhóm trưởng lấy đồ dùng rồi phân công các thành viên trong nhóm thực hiện: 1 bạn lấy chi tiết, 1 bạn nêu tên các chi tiết.

- Khi kết nối máy tính bảng với bộ điều khiển trung tâm, lập trình cho động cơ chạy với một tốc độ nhất định, điều khiển Vệ tinh di chuyển để tránh sự va chạm các thiên thạch ngoài vũ trụ.

- Các nhóm lắng nghe, ghi nhớ và làm theo hướng dẫn của giáo viên.

- Công dụng, cấu tạo, hoạt động của vệ tinh.

- Dũng 2A, Chức 2B quan sát .

- Dũng 2A, Chức 2B lắng nghe.

- Dũng 2A, Chức 2B lắng nghe.

- Dũng 2A, Chức 2B nhặt một số chi tiết cùng bạn.

- Dũng 2A, Chức 2B lắng nghe.

(22)

- Nhận xét.

* Hoạt động 4: Sắp xếp, dọn dẹp - Giáo viên yêu cầu các nhóm cất các chi tiết đã lấy vào đúng vị trí trong khay phân loại.

3. Tổng kết – đánh giá( 2')

? Lớp mình vừa tìm hiểu về những gì của vệ tinh?

- Nhận xét tiết học

- Dặn học sinh thực hiện đúng nội quy ở phòng học.

- Các nhóm tháo và cất chi tiết vào đúng vị trí trong khay phân loại.

- HS trả lời - HS lắng nghe.

- HS lắng nghe.

- Dũng 2A, Chức 2B quan sát .

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe.

Khối 5

Ngày soạn: Ngày 28/12/2020 Ngày giảng: 5A Ngày 31/12/2020

Âm nhạc

Tiết 17: - TẬP BIỂU DIỄN 2 BÀI HÁT: REO VANG BÌNH MINH, HÃY GIỮ CHO EM BẦU TRỜI XANH.

- ÔN TẬP TĐN SỐ 2 I. MỤC TIÊU

- Kiến thức: Tập biểu diễn 2 bài hát Reo vang bình minh; Hãy giữ cho em bầu trời xanh.

- Kĩ năng: Biết hát theo giai điệu và thuộc lời ca, tập biểu diễn.

- Thái độ: Biết hát kết hợp ghép lời và gõ tiết tấu bài TĐN số 2.

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: Loa, máy tính, nhạc cụ gõ.

2. Học sinh: SGK, vở, thanh phách.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1. Ổn định tổ chức: (1’)

-Kiểm tra sĩ số, nhắc nhở HS tư thế ngồi học.

2. Kiểm tra bài cũ: (2’)

- GV cho hát lại bài hát Đất nước tươi đẹp sao.

3. Bài mới: (30’)

Hoạt động 1: Ôn tập bài hát: Reo vang bình minh(10’)

- HS ôn bài hát kết hợp gõ đệm theo nhịp và gõ đệm 2 âm sắc.

? Nêu cảm nhận về bài hát?

? Kể tên một số bài hát của nhạc sĩ Lưu Hữu Phước?

- Hướng dẫn HS hát cách hát có lĩnh xướng, đồng ca kết hợp gõ đệm.

- Yêu cầu HS trình bày theo nhóm, hát kết

- BC sĩ số, sửa tư thế ngồi học.

- Ôn bài hát.

- HS hát kết hợp gõ đệm theo nhịp và 2 âm sắc.

- HS trả lời.

- HS trả lời.

- HS thực hiện theo hướng dẫn của GV.

- HS thực hiện hát kết hợp vận

(23)

hợp gõ đệm và vận động theo nhạc.

- Gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét, đánh giá.

Hoạt động 2: Ôn tập bài hát: Hãy giữ cho em bầu trời xanh (10’)

- GV hướng dẫn HS hát bằng cách hát đối đáp, đồng ca kết hợp gõ đệm. Đoạn 1 hát gõ đệm theo nhịp, đoạn 2 hát gõ đệm theo phách.

? Yêu cầu HS trình bày theo nhóm?

? Trong bài có hình ảnh nào tượng trưng cho hòa bình? Kể tên?

Hoạt động 3: Ôn tập TĐN số 2(10’) - Luyện cao độ.

- Hướng dẫn HS đọc nhạc, hát lời kết hợp gõ phách.

- Đọc nhạc, hát lời kết hợp đánh nhịp 3/4 4.Củng cố, dặn dò: (2’)

? Nội dung bài học ngày hôm nay là gì?

- Yêu cầu HS trình bày 1 trong 2 bài hát kết hợp vận động phụ họa theo nhạc.

- Dặn dò HS về xem các bài hát Những bông hoa những bài ca,Ước mơ,Ôn tập TĐN số 4 chuẩn bị cho tiết sau.

động phụ họa.

- HS nhận xét.

- HS lắng nghe.

- HS thực hiện ôn bài hát theo hướng dẫn của GV.

- Trình bày theo nhóm.

- HS trả lời.

- HS luyện cao độ.

- HS thực hiện theo dãy, nhóm, cá nhân.

- HS thực hiện.

- HS trả lời.

- HS thực hiện.

- Nghe và về thực hiện theo hướng dẫn của giáo viên.

Khối 1

Ngày soạn: Ngày 29/12/2020

Ngày giảng: 1A, 1B: ngày 01/1/2021

Tiết 15: CHỦ ĐỀ 4: SÁNG TẠO VỚI CHẤM, NÉT, MÀU SẮC BÀI 9: CÙNG NHAU ÔN TẬP HỌC KÌ I (1 tiết)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1.1. Mục tiêu chung:

1. Phẩm chất

Bài học góp phần hình thành, phát triển ở HS các đức tính: chăm chỉ, trách nhiệm,tôntrọng sản phẩm mĩ thuật ở HS.

2. Năng lực

2.1. Năng lực mĩ thuật

- Nhận ra chấm, nét, màu sắc dễ tìm thấy trong tự nhiên, trong đời sống và có thể sử dụng để sáng tạo sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật.

2.2. Năng lực chung

- Nhận ra một số đồ dùng, vật liệu, họa phẩm,...là những thứ có thể tạo nên sản phẩm mĩ thuật trong thực hành, sáng tạo.

- Nêu được tên một số màu sắc, kiểu nét và chấm thể hiện ở sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật.

(24)

2.3. Năng lực đặc thù khác

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trao đổi và chia sẻ với bạn về những điều đã được học trong học kì 1.

- Năng lực ngôn ngữ: Biết sử dụng ngôn ngữ nói để giới thiệu về những điều đã được học trong học kì 1 và quan sát xung quanh.

- Năng lực thể chất: Thực hiện các thao tác thực hành với sự vận động của bàn tay.

2.2. Mục tiêu riêng:

* Em Tần 1B: Tạo được hình sản phẩm theo ý thích.

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: SGK Mĩ thuật 1, Vở Thực hành Mĩ thuật 1; hình ảnh trực quan minh họa nội dung bài học. Máy tính, máy chiếu hoặc ti vi (nếu có).

2. Học sinh: SGK Mĩ thuật 1, Vở Thực hành Mĩ thuật 1; giấy/ bìa màu, màu vẽ, bút chì, tẩy, hồ dán, kéo,...

III. PHƯƠNG PHÁP, HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC CHỦ YẾU

1. Phương pháp dạy học: Trực quan, quan sát, gợi mở, trò chơi, thực hành, thảo luận, sử dụng tình huống có vấn đề, liên hệ thực tiễn.

2. Kĩ thuật dạy học:Tia chớp, đặt câu hỏi, động não, sơ đồ tư duy.

3. Hình thức tổ chức dạy học: Làm việc cá nhân, làm việc nhóm.

IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

Hoạt động 1: Ổn định lớp và khởi động

- Tổ chức học sinh hát, kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng của học sinh.

- Sử dụng hình ảnh hoạt động học tập và sản phẩm của HS ở các bài đã học, gợi mở HS:

? Kể tên một số sản phẩm mĩ thuật do mình đã tạo ra?

? Nêu một số hình thức thực hành đã tạo nên sản phẩm (cụ thể) của cá nhân (hoặc nhóm).

- GV chốt ý từ đó liên hệ giới thiệu nội dung bài học

Hoạt động 2: Tổ chức cho HS củng cố kiến thức đã học

- Tổ chức học sinh thảo luận, yêu cầu:

+ Quan sát hình minh họa trang 42, 43 SGK và một số sản phẩm của HS, hình ảnh do GV chuẩn bị.

? Nêu yếu tố tạo hình thể hiện ở hình ảnh (trong tự nhiên, trong đời sống và trong sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật)?

+ Giới thiệu cách thực hành tạo nên

- Hát tập thể. Để đồ dùng lên bàn giáo viên kiểm tra.

- Quan sát, trình bày ý kiến.

- HS chia sẻ - HS chia sẻ

- Lắng nghe, nhắc đề bài.

- Thảo luận nhóm theo các nội dung giáo viên hướng dẫn.

(25)

một số sản phẩm cụ thể của bản thân hoặc của nhóm (vẽ, in, cắt, xé, ấn ngón tay,...)

- Gọi đại diện các nhóm HS trình bày.

- Tổng kết: Có nhiều loại nét, nhiều cách tạo chấm và tên gọi màu sắc khác nhau. Chấm, nét, màu sắc dễ tìm thấy trong tự nhiên, trong đời sống và có thể sử dụng để sáng tạo nên các sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật.

Hoạt động 3:Tổ chức cho HSthực hành sáng tạo và thảo luận

- Tổ chức HS làm việc nhóm với nhiệm vụ:

+ Mỗi nhóm tạo một sản phẩm mĩ thuật với khổ giấy bìa cho trước, có sẵn màu nền.

+ Lựa chọn nội dung thể hiện: hình ảnh thiên nhiên, con vật, đồ vật, đồ dùng,...

+ Vận dụng vật liệu, họa phẩm sẵn có để tự tạo chấm, nét bằng cách cắt, xé, dán,...tạo hình ảnh ở sản phẩm; hoặc vẽ, in chấm, nét tạo hình ảnh ở sản phẩm.

- Lưu ý HS có thể lựa chọn cách thể hiện sau:

+ Thể hiện chấm và màu sắc ở sản phẩm.

+ Thể hiện một kiểu nét hoặc một số kiểu nét và màu sắc ở sản phẩm.

+ Sử dụng chấm, nét, màu sắc ở sản phẩm.

Hoạt động 4: Tổng kết bài học - Gợi mở HS chia sẻ:

+ Tên sản phẩm là gì?

+ Cách thực hành tạo nên sản phẩm?

+ Sản phẩm nào em thích nhất? Vì sao?

- Hướng dẫn HS nhận xét, tự đánh giá kết quả làm việc và sản phẩm. Ví dụ:

+ Mức độ tham gia thảo luận, thực hành, hợp tác,...của cá nhân.

+ Nêu các yếu tố chấm, nét, màu sắc

- Đại diện các nhóm HS trình bày. Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung.

- Lắng nghe nhiệm vụ và làm việc theo nhóm.

- Tạo sản phẩm nhóm.

- Chia sẻ cảm nhận về sản phẩm của nhóm mình / nhóm bạn.

- Nhận xét, tự đánh giá.

(26)

mà nhóm đã thể hiện ở sản phẩm,...

- Tổng kết bài học. Yêu cầuHS về nhàtìm hiểu nội dung các bài học tiếp theo ở học kì 2.

- Lắng nghe. Có thể chia sẻ suy nghĩ.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Bài báo này đề cập những khó khăn của giáo viên Tiểu học trong việc dạy một số bài học thực hành trong môn học Tự nhiên- Xã hội và giới thiệu một Kế hoạch dạy học như

Hoạt động 1: Quan sát nhận xét (6p) - GV Muốn tạo dáng được một con vật hoặc một đồ vật các em cần nắm được hình dáng và các bộ phận của chúng... thì các bộ phận

c/ Chàng chim gáy nào giọng càng trong, càng dài thì quanh cổ càng được đeo nhiều vòng cườm đẹp.... 3 câu văn trên được sắp xếp theo trình tự

Từ các kết quả thực nghiệm suy ra: Chu kỳ dao động của con lắc đơn dao động điều hòa với biên độ nhỏ không phụ thuộc vào khối lượng và biên độ dao động của con lắc mà

Quan sát tranh của HĐ1 hỏi – đáp về tên các con vật và hoạt động của chúng được vẽ trong tranh.. Nhận xét – tuyên dương GV viết tên bài

- Nhận ra và nêu được hình dáng, đặc điểm các bộ phận, màu sắc, hoạt động …của một số con vật quen thuộc.. - Vẽ được con vật quen thuộc theo ý thích

Trao đổi với các bạn trong lớp về tính cách của các nhân vật và ý nghĩa của câu chuyện... Nhận xét ,

Nhận biết và nêu được đặc điểm về hình dáng, môi trường sống của một số con vật2. Tạo dáng được hình ảnh con vật bằng hình