• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1"

Copied!
5
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn: 24/ 3/ 2021

Ngày giảng:... Tiết 27 Bài 16 QUYỀN THAM GIA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC,

QUẢN LÍ XÃ HỘI CỦA CÔNG DÂN (tiết 1) I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức:

- Giúp học sinh nắm được nội dung quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân. Cơ sở của quyền tham gia quản lí nhà nước và quản lí xã hội của công dân.

2. Kỹ năng:

- Biết cách thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước và quản lí xã hội của công dân.

- Tự giác, tích cực tham gia các công việc của trường, lớp và địa phương - Tránh thái độ thờ ơ, trốn tránh công việc chung của lớp, trường, xã hội 3. Thái độ:

- Có lòng tin yêu và tình cảm đối với nhà nước CHXHCNVN.

- Tuyên truyền vận đọng, mọi người tham gia các hoạt động xã hội.

4. Phẩm chất, năng lực

- Phẩm chất: Yêu lao động, yêu con người, yêu đất nước.

- Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực tự quản lí, hợp tác, giao tiếp.

- Năng lực tự nhận thức, tự điều chỉnh hành vi phù hợp với pháp luật và chuẩn mực đạo đức xã hội; năng lực tư duy phê phán; năng lực tự chịu trách nhiệm và thực hiện trách nhiệm công dân với cộng đồng đất nước.

* Tích hợp

- Giáo dục kĩ năng sống: tư duy phê phán, thu thập và xử lí thông tin.

- Giáo dục đạo đức: TÔN TRỌNG, TRUNG THỰC, KHIÊM TỐN, TRÁCH NHIỆM, TỰ GIÁC.

+ Hiểu được trách nhiệm của công dân trong việc xây dựng và phát triển đất nước.

+ Nắm vững cách thức thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội của công dân.

+ Hình thành tính tích cực chủ động, tự giác tham gia vào công việc chung của tập thể, của nhà nước và xã hội.

II. Chuẩn bị:

1. Chuẩn bị của thầy:

(2)

- Hiến pháp 1992 luật khiếu nại, tố cáo, luật bầu cử đại biểu quốc hội, luật bầu cử HĐND

2. Chuẩn bị của trò: Nghiên cứu bài học, trả lời câu hỏi, sưu tầm tài liệu và các tình huống liên quan đến nội dung bài học.

III- Phương pháp:

1. Phương pháp: Nêu vấn đề, nghiên cứu trường hợp điển hình, phân tích...

2. Kỹ thuật: Động não,thảo luận nhóm, xử lý tình huống, bày tỏ thái độ IV. Tiến trình lên lớp- giáo dục

1. Ổn định tổ chức(1’) 2. Kiểm tra bài cũ(5’)

? Trách nhiệm pháp lí là gì? ý nghĩa của trách nhiệm pháp lí 3. Bài mới

* Hoạt động Khởi động

- Mục đích: Giới thiệu bài, tạo tâm thế, định hướng chú ý cho HS.

- Thời gian: (2 phút.)

- Phương pháp: Trực quan - Kĩ thuật: Phân tích thông tin

- Phương tiện, tư liệu: tình huống thực tế

? Ở lớp 6,7,8 các em đã học người công dân có các quyền cơ bản nào?

? Vì sao mỗi người công dân có được các quyền đó?

? Ngoài những quyền nêu trên, người công dân có còn quyền nào khác không?

Để tìm hiểu thêm các quyền khác nữa của công dân...

Hoạt động Hình thành kiến thức

- Mục đích: Cung cấp cho học sinh một số thông tin giúp học sinh bước đầu nhận biết về quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân

- Thời gian: 20 phút.

- Phương pháp: vấn đáp, đàm thoại, thuyết trình…

- Phương tiện, tư liệu: máy chiếu, thông tin…

Hoạt động của thầy và trò Ghi bảng

GV hướng dẫn HS tìm hiểu phần ĐVĐ - Học sinh đọc tình huống ( sgk -57) - Giáo viên tổ chức học sinh thảo luận :

? Những quy định trên thể hiện quyền gì của người công dân?

? Nhà nước quy định những quyền đó như thế nào?

I. Đặt vấn đề:

- Những qui định thể hiện quyền:

+ Tham gia góp ý kiến dự thảo sửa đổi, bổ sung 1 số điều cảu hiến pháp 1992.

+ Tham gia bàn bạc và quyết định các công việc cảu xã hội

(3)

? Nhà nước ban hành những qui định đó để làm gì?

- Giáo viên kết luận: Công dân có quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội, vì nhà nước là nhà nước của dân, do dân và vì dân. Nhân dân có quyền có trách nhiệm giám sát hoạt động cảu các cơ quan, tổ chức nàh nước, đồng thời có nghĩa vụ thực hiện tốt các chính sách và pháp luật của nhà nước, giúp đỡ tạo điều kiện cho cán bộ, công chức nhà nước thự thi công vụ

? Em hãy lấy ví dụ thực hiện quyền này cảu công dân?

- Tham gia góp ý kiến xây dựng hiến pháp, pháp luật

- Tham gia sửa đổi, bổ sung xây dựng hiến pháp, pháp luật.

- Chất vấn đại biểu quốc hội về các lĩnh vực trong đời sống xã hội

- Tố cáo, khiếu nại, những việc làm sai trái của cơ quan quản lí nàh nước.

- Bàn bạc, quyết định, chủ trương xây dựng các công trình phúc lợi công cộng

- Xây dựng các qui ước của xã, thôn về nếp sống văn minh và chống tệ nạn xã hội

? Lấy ví dụ về việc thực hiện quyền này của học sinh?

- Góp ý kiến về xây dựng nhà trường không có ma tuý.

- Bàn bạc, quyết định việc quan tâm tới học sinh nghèo vượt khó.

- ý kiến với nhà trường về tình trạng học sinh vi phạm nội quy của trường, lớp.

- Giáo viên bổ sung, kết luận.

- Giáo viên tổ chức học sinh thảo luận nhóm

- Những qui định đó là quyền tham gia quản lí nàh nước, quản lí xã hội của công dân

- Những qui định đó là để xác định quyền và nghĩa vụ công dân đối với đất nước trên mọi lĩnh vực

Hoạt động của thầy và trò Ghi bảng

GV hướng dẫn HS tìm hiểu ND bài học.

GV: Treo bảng phụ câu hỏi.

II. Nội dung bài học:

1. Nội dung quyền tham gia quản lí

(4)

Tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm, chia tổ, phát phiếu học tập.

? Nêu nội dung của quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội? Nêu 1 ví dụ minh họa?

HS: Thảo luận và trả lời

GV: Cho HS làm bài tập 1 SGK

? Trong các quyền của công dân dưới đây, quyền nào thể hiện quyền tham gia của công dân vào quản lí nhà nước, quản lí xã hội?

HS: Trả lời Đáp án:

Các quyền thể hiện quyền tham gia quản lí nhà nước, xã hội của công dân:

- Quyền bầu cử đại biểu quốc hội, đại biểu hội đồng nhân dân.

- Quyền ứng cử và QH, HDND.

- Quyền khiếu nại, tố cáo.

- Quyền giám sát, kiểm tra hoạt động của cơ quan nhà nước.

GV: Yêu cầu HS đọc tư liệu tham khảo GV: Thông qua bài tập này củng cố kiến thức đã học và chứng minh cho nội dung quyền tham gia quản lí nhà nứơc, xã hội mà nhóm 1 vừa thực hiện.

nhà nước và xã hội:

- Là quyền:

+ Tham gia xây dựng bộ máy nhà nước và các tổ chức xã hội;

+ Tham gia bàn bạc, tổ chức thực hiện,giám sát và đánh giá các hoạt động, các công việc chung của nhà nước và xã hội.

- Là quyền chính trị quan trọng nhất của công dân.

Hoạt động Luyện tập

- Mục tiêu: Giúp học sinh củng cố lại kiến thức của toàn bài.

HS biết thực hành vận dụng xử lí tình huông rèn luyện cách ứng xử có văn hóa - Thời gian: 5 phút.

- Phương tiện, tư liệu: Câu hỏi, tình huống, câu chuyện - Phương pháp: thảo luận nhóm, trình bày sản phẩm - Kĩ thuật: động não, trình bày một phút

- Học sinh làm bài tập 1 (sgk-55)

- Giáo viên kết luận: Con người luôn có mối quan hệ như: Quan hệ xã hội, quan hệ pháp luật, trong quá trình thực hiện các qui định, quy tắc, nội dung của nhà nước đề ra thường có những vi phạm. Những vi phạm đó sẽ ảnh hưởng tới bản thân, gia đình và xã hội. Xem xét vi phạm pháp luật giúp chúng ta thực hiện tốt các quy định tránh xa tệ nạn xã hội, giúp cho gia đình, xã hội bình yên.

Hoạt động Vận dụng

(5)

- Mục tiêu: Giúp học sinh củng cố lại kiến thức của toàn bài.

HS biết thực hành vận dụng xử lí tình huông rèn luyện cách ứng xử có văn hóa - Thời gian: 5 phút.

- Phương tiện, tư liệu: Câu hỏi, tình huống, câu chuyện - Phương pháp: thảo luận nhóm, trình bày sản phẩm - Kĩ thuật: động não, trình bày một phút

Lấy ví dụ về quản lí hành chính nhà nước, quản lí xã hội với điều kiện cụ thể.

HS làm bài, GV nhận xét.

Hoạt động Mở rộng

- Mục tiêu: Giúp học sinh tìm hiểu them về quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế..

- Thời gian: 3 phút.

- Phương tiện, tư liệu: Câu hỏi, tình huống, câu chuyện - Phương pháp: thảo luận nhóm, trình bày sản phẩm - Kĩ thuật: động não, trình bày một phút

GV yêu cầu học sinh tìm thêm những tình huống về bài học.

- Giáo viên tổ chức học sinh làm bài tập 1 (sgk- 190)

Đáp án đúng: Các quyền: a,c,đ,h thể hiện quyền tham gia quản lí nhà nước, xã hội của công dân

? Em tán thành quan điểm nào dưới đây? Vì sao?

a. Chỉ có cán bộ công chức nhà nước mới có quyền tham gia vào quản lí nhà nước.

b. Tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội là quyền của mọi người.

c. Tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội là quyền của công dân HS: là bài, phát biểu tại lớp

GV: nhận xét.

HS làm bài, GV nhận xét.

4. Củng cố bài học, hướng dẫn học bài ở nhà (3p) - Giáo viên kết luận nội dung tiết 1

- Về nhà học bài cũ đầy đủ phân tích tình huống -Bài tập 2, 4 ( sgk- 59-60)

- Đọc và tìm hiểu nội dung bài 16 ( tiết 2) V. Rút kinh nghiệm

...

...

...

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Sự thống nhất của các thành viên đa dạng, phong phú về tổ chức, phương thức hoạt động trong hệ thống chính trị đã tạo điều kiện để phát huy sức mạnh

Những vấn đề thuộc thẩm quyền tập thể thì thiểu số phục tùng đa số nhưng thiểu số có quyền bảo lưu ý kiến, đa số cũng cần xem xét, tham khảo ý kiến của thiểu số

Lấy mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, độc lập, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh làm điểm tương đồng; xoá

Theo Hiến pháp năm 2013, tại Chương II, Điều 14 ghi nhận: “Ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh

Ủy ban nhân dân tổ chức việc thi hành Hiến pháp và pháp luật ở địa phương; tổ chức thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân và thực hiện các nhiệm vụ

Yêu cầu a) Suy nghĩ và hành động của T thể hiện sự hiểu biết về quyền quyền và nghĩa vụ của công dân. Qua đó T đã thể hiện trách nhiệm của mình trong việc thực hiện

Tiếp tục tăng cường công tác triển khai về việc thực hiện Luật an toàn giao thông trong học sinh, sinh viên theo kế hoạch số 113/KH-BGDĐT ngày 9 tháng 3 năm 2015

Việc tìm hiểu mức độ hài trong công việc của nhân viên, những yếu tố làm cho nhân viên cảm thấy hài lòng cũng như xem xét mức độ khác biệt của những yếu tố đó so với các