• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Đức Chính #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:105

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Đức Chính #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:105"

Copied!
7
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn: 3/9/2021 Ngày giảng:

Tiết 1

BÀI 1: CHÍ CÔNG VÔ TƯ

I/ MỤC TIÊU BÀI DẠY:

1. Kiến thức:

- Nêu được thế nào là chí công vô tư.

- Nêu được biểu hiện của chí công vô tư.

- Hiểu được ý nghĩa của phẩm chất chí công vô tư.

2.

Kĩ năng:

- Biết phân biệt các hành vi thể hiện chí công vô tư hoặc không chí công vô tư trong cuộc sống hằng ngày.

3. Phẩm chất, năng lực:

+ Phẩm chất: Trung thực, trách nhiệm

- Biết tôn trọng, ủng hộ người chí công vô tư, lên án hành vi không chí công vô tư - Biết sống có trách nhiệm trong lao động, học tập, sinh hoạt.

+ Năng lực:

- Năng lực chung: Tự chủ và tự học; giao tiếp và hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo

- Năng lực đặc thù: Điều chỉnh hành vi; phát triển bản thân: Biết điều chỉnh hành vi bản thân để trở thành người chí công vô tư;

* Nội dung tích hợp:

- GD đạo đức: TRUNG THỰC, TÔN TRỌNG, TRÁCH NHIỆM, HỢP TÁC + Biêt tôn trọng, ủng hộ người có phẩm chất chí công vô tư.

+ Phê phán những hành động vụ lợi cá nhân, thiêu công bằng trong giải quyêt mọi công việc.

+ Giáo dục học sinh học tập những tấm gương chí công vô tư.

- Lồng ghép tư tưởng Hồ Chí Minh: Tấm gương về chí công vô tư của Bác Hồ.

+Trong công việc, Bác Hồ luôn công bằng, không thiên vị.

+ Bác luôn đặt lợi ích chung của đất nước, của nhân dân lên trên lợi ích của bản thân.

II/ CHUẨN BỊ

- GV: Tranh ảnh, giấy khổ lớn, bút dạ

- Một số mẩu chuyện ngắn, ca dao, tục ngữ, câu nói của các danh nhân nói về phẩm chất chí công vô tư.

-HS: Soạn bài theo câu hỏi/sgk, sưu tầm ca dao, tục ngữ.

III/ PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT DẠY HỌC:

1. Phương pháp:

- Đàm thoạt, nêu vấn đề, nhóm, động não, nghiên cứu trường hợp điển hình, trực quan

2. Kĩ thuật dạy học

- Giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi, trình bày một phút, chia nhóm

(2)

IV/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:

* Ổn định tổ chức:(1’)

Kiểm tra sĩ số: 9A: ...

* Kiểm tra bài cũ: ( 3’) Kiểm tra sách vở của HS 1 HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG

*Mục đích

- Tạo tình huống có vấn đề để dẫn vào bài.

- Hình thành năng lực tư duy và năng lực cảm thụ, năng lực hợp tác và kĩ năng trình bày ván đề.

*Phương pháp và kĩ thuật dạy học:

- Phương pháp: động não, trực quan - Kĩ thuật: trình bày một phút

*Cách thức tiến hành: Giáo viên nêu vai trò của phẩm chất chí công vô tư đối với con người trong cuộc sống.

* Thời gian: 1 phút

GV đưa tình huống: Nam làm tổ trưởng tổ 1 của lớp, thấy An mắc lỗi nói chuyện trong giờ học, Nam bỏ qua vì nghĩ mình và bạn ấy là đôi bạn thân. Nếu ghi sợ An giận thì sao?

Nếu là Nam em sẽ xử lí như thế nào?

- Học sinh đưa ý kiến => GV chốt và dẫn vào bài học

Chí công vô tư là phẩm chất đạo đức tốt đẹp, trong sáng và rất cần thiết của mỗi con người. Vậy để hiểu rõ về phẩm chất đạo đức này và cần làm như thế nào để có được phẩm chất đạo đức ấy chúng ta sẽ cùng tìm hiểu bài học.

2 HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động của GV và Học sinh Nội dung HĐ1 : Phân tích truyện đọc

*Mục đích Giáo viên giúp học sinh hiểu được ý nghĩa từ 2 truyện đã đọc đối với bản thân và trong cuộc sống thường ngày.

* Phương pháp, kĩ thuật dạy học

- Phương pháp: Đọc, vấn đáp, thảo luận nhóm...

- Kĩ thuật: Chia nhóm, trình bày một phút.

*Cách tiến hành: Giáo viên cho học sinh đọc truyện rồi tiến hành thảo luận rút ra vấn đề.

* Thời gian: 8 phút

- GV Gọi HS đọc truyện Tô Hiến Thành- một tấm gương về chí công vô tư và truyện Điều mong muốn của Bác Hồ

HS đọc truyện/ sgk

* Thảo luận nhóm: HS thảo luận nhóm bàn (3phút) - Kĩ thuật chia nhóm

- Các nhóm thảo luận theo câu hỏi trong phiếu học tập

I. Đặt vấn đề:

Truyện đọc:

1.Tô Hiến Thành - một tấm gương về chí công vô tư

2.Điều mong muốn của Bác

(3)

- Đại diện nhóm trình bày - Nhóm khác nhận xét, bổ sung - Nhóm 1+3: câu hỏi a (gợi ý)

? Tô Hiến Thành đã có suy nghĩ như thế nào trong việc dùng người và giải quyết công việc? Qua đó em hiểu gì về Tô Hiến Thành?

+Tô Hiến Thành là người chỉ căn cứ vào việc ai là người có khả năng gánh vác việc nước, không thiên vị;

công bằng; giải quyết công việc theo lẽ phải và xuất phát từ lợi ích chung.

- Nhóm 2+4: câu hỏi b (gợi ý)

? Em có suy nghĩ gì về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Chủ Tịch Hồ Chí Minh

? Theo em điều đó đã tác động như thế nào đến tình cảm của nhân dân ta với Bác?

+Bác Hồ là tấm gương sáng ngời, Bác dành trọn cuộc đời cho quyền lợi dân tộc, quyền lợi của đất nước và tồn thể nhân dân... chính vì vậy Bác đã được nhân dân VN và tin yêu, kính trọng, khâm phục và tự hào, nhân dân thế giới kính phục.

+Trong công việc, Bác Hồ luôn công bằng, không thiên vị.

+ Bác luôn đặt lợi ích chung của đất nước, của nhân dân lên trên lợi ích của bản thân.

*Lồng ghép tư tưởng Hồ Chí Minh:

? Bằng sự hiểu biết của em về Hồ Chủ Tịch, em hãy lấy một số dẫn chứng về phẩm chất chí công vô tư của Bác trong đời sống?

- Học sinh trả lời

- GV chốt đưa máy chiếu đáp án-> HS quan sát

- GV: Chính vì lẽ đó mà nhà thơ Tố Hữu đã từng ca ngợi Bác:

- Bác ơi tim Bác mênh mông thế?

Ôm cả non sông mọi kiếp người.

Hay

- Một đời thanh bạch chẳng vàng son.

- GV nhận xét, đánh giá sự trình bày của HS.

? Tô Hiến Thành và Hồ Chí Minh đã thể hiện được phẩm chất gì qua hai mẩu chuyện trên?

- Những việc làm của Tô Hiến Thành và Chủ Tịch Hồ Chí Minh đều là những biểu hiện tiêu biểu của phẩm chất chí công vô tư.

Hoạt động 2: Nội dung bài học ( 20 phút)

- Những việc làm của Tô Hiến Thành và Chủ Tịch Hồ Chí Minh đều là những biểu hiện tiêu biểu của phẩm chất chí công vô tư.

II. Nội dung bài học:

(4)

* Mục tiêu : Giáo viên giúp học sinh hiểu được ý nghĩa từ 2 truyện đã đọc đối với bản thân và trong cuộc sống thường ngày.

* Phương pháp, kĩ thuật dạy học :

- Phương pháp: Đọc, vấn đáp, thảo luận nhóm...

- Kĩ thuật: Giao nhiệm vụ, trình bày một phút..

*Cách thức tiến hành: Từ việc tìm hiểu các truyện đọc ở phần đặt vấn đề, GV hướng dẫn HS hình thành kiến thức của bài học.

*Thời gian: 17 phút

? Theo em, thế nào là chí công vô tư ? - HS trả lời => GV chốt kiến thức

- Là phẩm chất đạo đức của con người, thể hiện ở sự công bằng, không thiên vị, tuân theo lẽ phải, đặt lợi ích chung lên trên lợi ích cá nhân.

? Tác dụng của phẩm chất chí công vô tư đối với cộng đồng và bản thân con người như thế nào?

- Điều đó đem lại lợi ích cho tập thể và cộng đồng xã hội, làm cho đất nước thêm giàu mạnh, cuộc sống của nhân dân được hạnh phúc, ấm no.

? Em hãy nêu một số việc làm thể hiện được phẩm chất chí công vô tư mà em biết?

- Giúp đỡ người khác mà không mong người trả ơn, không nhận hối lộ...

- Luôn cố gắng học tập tốt để vươn lên bằng chính khả năng của bản thân, không dựa dẫm vào người khác, không ích kỉ với người khác...

? Theo em, một người luôn phấn đấu hết mình để đạt được lợi ích cho bản thân bằng khả năng của mình thì người đó có phải là người chí công vô tư hay không? Vì sao?

- Phải, Vì người đó phấn đấu bằng khả năng của mình mà không làm những việc phi pháp để đạt được lợi ích.

Câu hỏi lồng ghép kĩ năng sống :

?Ở địa phương em có trường hợp nào có những hành vi không chí công vô tư như tham nhũng, hối lộ…?

- Nhận hối lộ; bớt xén tiền của, thời gian của nhà nước; thiên vị, đối xử không công bằng...

? Học sinh có những việc làm nào trái với chí công vô tư?

-HS bộc lộ => GV chốt

? Chí công vô tư có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống?

- Học sinh trả lời

- Học sinh khác nhận xét

1. Khái niệm:

- Chí công vô tư là phẩm chất đạo đức của con người, thể hiện ở sự công bằng, không thiên vị, tuân theo lẽ phải, đặt lợi ích chung lên trên lợi ích cá nhân.

2. Ý nghĩa:

- Chí công vô tư đem lại lợi ích cho tập thể, cộng đồng, góp phần làm cho đất nước giàu mạnh, XH

(5)

- GV chốt như bảng chính

GV: Có một số người khi nói thì có vẻ rất chí công vô tư nhưng trong công việc, hành động thì ngược lại.

? Theo em, HS cần phải học tập và rèn luyện phẩm chất chí công vô tư hay không? Vì sao?

- HS trả lời => GV chốt

- Làm bài thi dựa vào bạn bè; xem tài liệu trong thi cử;

thiên vị trong các hoạt động của lớp...

GV: Chí công vô tư là phẩm chất đạo đức tốt đẹp, trong sáng và cần thiết; nó thể hiện ở mọi lúc, mọi nơi, nó không chỉ thể hiện qua lời nói mà cần thể hiện trong hành động, việc làm..

? Để rèn luyện phẩm chất này, mỗi chúng ta cần phải làm gì?

- Học sinh trả lời

- Học sinh khác nhận xét - GV chốt như bảng chính

? Tìm một số câu ca dao, tục ngữ nói về phẩm chất chí công vô tư ?

- Học sinh suy nghĩ trả lời

GV chốt đưa một số đáp án trên máy chiếu Nhất bên trọng, nhất bên khinh

Công ai nấy nhớ, tội ai nấy chịu Luật pháp bất vị thân

Ca dao: Ai ơi giữ chí cho bền Dù ai xoay hướng đổi nền mặc ai

công bằng, dân chủ, văn minh.

- Người sống chí công vô tư sẽ được mọi người yêu quý, kính trọng.

3. Rèn luyện phẩm chất chí công vô tư:

- HS cần có thái độ ủng hộ, quý trọng người chí công vô tư, đồng thời phê phán những hành vi vụ lợi, thiếu công bằng trong cuộc sống.

3 : HOẠT ĐỘNG 3.LUYỆN TẬP + VẬN DỤNG (10 phút)

*Mục đích: Giúp học sinh vận dụng tốt làm các bài tập

* Phương pháp, kĩ thuật dạy học :

- Phương pháp: Vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, thảo luận cặp đôi, nhóm.

- Kĩ thuật: Giao nhiệm vụ, trình bày một phút

*Cách thức tiến hành: Giáo viên yêu cầu HS xác định và nắm rõ nội dung bài tập=> Học sinh làm=> Các học sinh khác nhận xét,. GV chốt, đánh giá.

*Thời gian : 10 phút

- Gọi HS đọc bài 1 và xác định yêu cầu

? Trong những hành vi ở bài 1 hành vi nào thể hiện phẩm chất chí công vô tư? Vì sao?

- HS hoạt động cặp đôi chia sẻ (2 phút)

III. Bài tập:

1

.Bài tập 1/sgk-5

-Hành vi thể hiện phẩm chất chí công vô tư: d, e -Hành vi không thể hiện

(6)

- HS nhận xét

- GV chữa, đánh giá, chiếu đáp án

- GV chiếu bài tập 2 (Bảng phụ) lên bảng và gọi HS lên làm.

- HS lên bảng làm

- HS nhận xét=> GV định hướng cách giải thích

+ Quan điểm a: Chí công vô tư là phẩm chất tốt đẹp cần thiết đối với tất cả mọi người chứ không chỉ đối với người có chức, có quyền.

+ Quan điểm b: Chí công vô tư đem lại lợi ích cho tập thể và cộng đồng xã hội. Mọi người đều chí công vô tư thì đất nước sẽ giàu manh, xã hội ốt đẹp, công bằng, cuộc sống nhân dân được ấm no, hạnh phúc.

+ Quan điểm c: Phẩm chất chí công vô tư cần được rèn luyện ngay từ khi còn nhỏ tuổi thông qua lời nói và việc làm hằng ngày;trong quan hệ đối xử với mọi người với gia đình, mọi người xung quanh trong xã hội.

GV yêu cầu Hs xác định yêu cầu của bài tập 3

? Em sẽ làm gì trong mỗi trường hợp sau đây và giải thích vì sao em làm như vậy?

GV chia lớp làm 3 nhóm theo ba dãy bàn thảo luận trả lời trong thời gian 3 phút.

Nhóm 1: Nghiên cứu trả lời phần a SGK 6 Nhóm 2: Nghiên cứu trả lời phần a SGK 6 Nhóm 3: Nghiên cứu trả lời phần a SGK 6

Các nhóm trao đổi thảo luận trả lời, nhận xét, đánh giá lẫn nhau.

GV chốt đánh giá, chiếu đáp án cho hs hoàn thành vào vở.

? Em hãy nêu một ví dụ về việc làm thể hiện phẩm chất chí công vô tư của bạn, thầy cô hoặc ai đó mà em biết?

- HS nêu

- GV nhận xét, đánh giá

phẩm chất chí công vô tư: a, b, c, đ

2.Bài tập 2/sgk-5

-Tán thành quan điểm:

d, đ. Hai ý trên đều thể hiện rõ đặc điểm của phẩm chất chí công vô tư.

- Không tán thành quan điểm : a, b, c

3.Bài tập 3/sgk- 6

a. Em phản đối vì mặc dù ông Ba là ân nhân của gia đình em nhưng ông có hành vi sai trái làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người khác.

b. Em phản đối và sẽ trình bày cho các banh trong lớp hiểu về Trung.

c. Em phản đối và sẽ chứng minh cho các bạn trong lớp thấy rằng việc Trang làm là đúng và có ích cho các bạn

4.Bài tập 4/sgk- 6

VD: Là lớp trưởng, Mai rất gương mẫu và chỉ ra những khuyết điểm của các bạn trong lớp để các bạn ấy sửa chữa.

(7)

?Sưu tầm những câu ca dao nói về phẩm chất chí công vô tư -Học sinh sưu tầm trên lớp và giao thêm về nhà cho các em làm - GV hướng dẫn một số câu tham khảo

- Quân pháp bất vị thân - Bề trên ở chẳng kỷ cương Cho nên kẻ dưới lập đường mây mưa

- Thương em anh để trong lòng Việc quan anh cứ phép công anh làm - Thượng bất chính, hạ tắc loạn - Cần kiệm, liêm chính, chí công, vô tư .

- Phải để việc công, việc nước lên trên, lên trước việc tư, việc nhà ( HCM)

?Sưu tầm những tấm gương, mẩu chuyện nói về phẩm chất chí công vô tư.

-Học sinh về nhà sưu tầm

*Hướng dẫn về nhà và chuẩn bị bài sau: (3’)

- Học bài, làm BT ở SGK và tham khảo các tài liệu khác - Soạn bài mới: bài Tự chủ

- Yêu cầu:

+ Đọc trước bài và trả lời câu hỏi/sgk

+ Tìm một câu chuyện hay một tấm gương thể hiện tính tự chủ của những người xung quanh mà em biết.

+ Sưu tầm thơ, ca viết về tính tự chủ.

V. Rút kinh nghiệm:

- Kế hoạch và tài liệu dạy học:………...

- Tổ chức hđ học cho hs:………...

- Học sinh học tập:………..

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Giáo dục học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về tấm gương chí công, vô tư của Bác :. + Trong công việc, Bác luôn công bằng

Trong cuộc sống, ngoài sự nỗ lực, phấn đấu không ngừng, mỗi chúng ta cần phải ý thức được cái riêng, giá trị của bản thân mình. Khi ý thức được giá trị của bản thân

- Năng lực tự chủ và tự học: Tự đặt được mục tiêu học tập để nỗ lực phấn đấu thực hiện; biết lập và thực hiện kế hoạch học tập; lựa chọn được các nguồn tài liệu

* MT riêng: (HS Chức: Khả năng nghe, viết của Chức chậm; ngôn ngữ diễn đạt lúng túng, không tự tin, không chủ động nói; khả năng đọc chậm còn phải đánh vần tiếng

- Ở tiết trước, các em đó được tìm hiểu về mục đích học tập của học sinh, trước mắt vì lợi ích của bản thân mình và lâu dài còn là vì lợi ích của xã hội và đất nước,

Năng lực cần đạt: Năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực tự học, năng lực

Năng lực cần đạt : - Năng lực tư duy toán học, tính toán, phát triển ngôn ngữ toán học, năng lực giải quyết tình huống có vấn đề,

+ Học sinh nhận xét được bài tập của bản thân, của bạn theo các tiêu chí: Hình ảnh, bố cục, màu sắc. + Rèn năng lực quan sát, đánh giá, giải quyết vấn đề, cảm