• Không có kết quả nào được tìm thấy

File thứ 6: sinh-702-sua-18-12_12012021

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "File thứ 6: sinh-702-sua-18-12_12012021"

Copied!
2
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TRƯỜNG THCS GIA THỤY TỔ HOÁ - SINH - ĐỊA

MÃ ĐỀ 702 (Đề thi gồm 02 trang)

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I MÔN SINH HỌC 7

Ngày 24/12/2020 Năm học: 2020 - 2021 Thời gian làm bài: 45 phút

Họ và tên học sinh: ...Lớp...

I. Phần trắc nghiệm (5 điểm): Tô vào ô tròn trong phiếu trả lời trắc nghiệm tương ứng một chữ cái A, B, C hoặc D đứng trước câu trả lời đúng.

Câu 1: Cơ thể của giun đũa chỉ có cơ dọc phát triển ảnh hưởng đến sự di chuyển như thế nào?

A. Di chuyển linh hoạt, chúng có thể chun dãn, phồng dẹp cơ thể.

B. Di chuyển hạn chế, chúng chỉ có thể cong cơ thể lại và duỗi ra.

C. Di chuyển linh hoạt, chúng có thể cong cơ thể lại và duỗi ra.

D. Di chuyển hạn chế, chúng có thể chun giãn, phồng dẹp cơ thể.

Câu 2: Châu chấu có mấy cách di chuyển?

A. 3 cách: bò, nhảy, bơi. B. 2 cách: bay, nhảy.

C. 3 cách: bò, nhảy, bay. D. 2 cách: chạy, bò.

Câu 3: Động vật nào không thuộc lớp Giáp xác?

A. Rận nước. B. Tôm sông. C. Nhện D. Cua.

Câu 4: Làm thế nào để có thể phân biệt được tôm đực và tôm cái trưởng thành?

A. Tôm đực có đôi kìm to, tôm cái có tập tính ôm trứng vào mùa sinh sản.

B. Tôm đực có đôi kìm to, tôm cái có 8 đôi râu.

C. Tôm đực lớn gấp đôi tôm cái.

D. Tôm cái có đôi càng to và khỏe, tôm đực không có càng.

Câu 5: Cơ quan nào làm nhiệm vụ che chở bảo vệ cơ thể tôm?

A. Các đôi chân. B. Vỏ cơ thể. C. Đôi râu. D. Đuôi.

Câu 6: Lớp Giáp xác giống với lớp Hình nhện ở điểm nào?

A. Có 4 đôi chân. B. Cơ thể có 2 phần.

C. Có 3 đôi chân. D. Cơ thể có 3 phần.

Câu 7: Tôm bài tiết qua

A. da. B. bề mặt cơ thể. C. tuyến bài tiết. D. phổi.

Câu 8: Phần đốt to nhất trên cơ thể giun đất là

A. đai sinh dục. B. đuôi. C. miệng. D. đầu.

Câu 9: Giun đũa xâm nhập vào cơ thể người qua con đường

A. bài tiết. B. máu. C. tiêu hóa. D. hô hấp.

Câu 10: Khi sống, bụng của châu chấu luôn phập phồng là do

A. đang tiêu hóa thức ăn. B. động tác bài tiết các chất thải.

C. động tác hô hấp. D. đang di chuyển để bắt mồi.

Câu 11: Giun kim đẻ trứng ở

A. dưới da. B. máu. C. ruột. D. hậu môn.

Câu 12: Nhện thường sống ở

A. dưới bùn. B. trong lòng đất.

C. cánh đồng lúa. D. nơi hang hốc, rậm rạp.

Trang 1/2 - Mã đề thi 702

(2)

Câu 13: Đặc điểm nào của giun đất giúp da của chúng không bị khô?

A. Cơ thể bao phủ bởi chất kitin. B. Cơ thể bao phủ bởi chất nhày.

C. Cơ thể được chia thành nhiều đốt. D. Cơ thể có đai sinh dục phát triển.

Câu 14: Giun đất là loài động vật

A. phân tính. B. có khả năng mọc chồi.

C. sinh sản vô tính. D. lưỡng tính.

Câu 15: Khi mưa nhiều, giun đất chui lên mặt đất để

A. giao phối. B. tiêu hóa. C. bài tiết. D. hô hấp.

Câu 16: Châu chấu non phải nhiều lần lột xác mới thành con trưởng thành vì có A. lớp vỏ kitin cứng, kém đàn hồi. B. lớp sừng mềm, đàn hồi tốt.

C. lớp vỏ kitin mềm, đàn hồi tốt. D. lớp vỏ xà cừ cứng, kém đàn hồi.

Câu 17: Giun đất có vai trò như thế nào đối với đất trồng?

A. Làm đất mất dinh dưỡng. B. Làm đất tơi xốp, màu mỡ.

C. Làm đất bị xói mòn. D. Làm chua đất.

Câu 18: Giun đũa cái dài và mập hơn giun đực có ý nghĩa về mặt

A. bài tiết. B. hô hấp. C. di chuyển. D. sinh sản.

Câu 19: Đại diện sâu bọ nào vừa hút nhựa cây, vừa kêu vào mùa hè?

A. Ve sầu. B. Bọ ngựa. C. Chuồn chuồn. D. Mọt.

Câu 20: Các bước di chuyển của giun đất:

1. Giun chuẩn bị bò.

2. Dùng toàn thân và vòng tơ làm chỗ dựa, vươn đầu về phía trước.

3. Thu mình làm phồng đoạn đầu, thun đoạn đuôi.

Thứ tự đúng là:

A. 1 – 3 – 2 – 3 B. 1 – 2 – 3 – 2 C. 3 – 2 – 1 – 3 D. 2 – 3 – 1 – 2 II. Phần tự luận (5 điểm)

Câu 21 (2,0 điểm): Cơ thể hình nhện có mấy phần? Đó là những phần nào? Nêu các bước chăng lưới ở nhện?

Câu 22 (2,0 điểm): Nhiều ao đào thả cá, trai không thả mà tự nhiên có, tại sao? Giải thích vì sao ở những vùng nước ô nhiễm, người ăn trai, sò hay bị ngộ độc?

Câu 23 (1,0 điểm): Dựa vào kiến thức đã học về đặc điểm của lớp Sâu bọ, em hãy đưa ra 4 biện pháp phòng chống sâu bọ có hại nhưng an toàn cho môi trường?

...Hết...

(Học sinh làm bài ra giấy kiểm tra và nộp lại đề)

Trang 2/2 - Mã đề thi 702

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Khảo sát một số đặc điểm sinh học, sinh trưởng và sinh sản của rùa Đất lớn (RĐL) nuôi tại Trung tâm cứu hộ động vật hoang dã, Sóc Sơn, Hà Nội cho kết quả như sau:..

Mục đích của nghiên cứu này là chọn lọc được các cá thể đực giống và cái sinh sản thuộc 3 giống trên để làm nguyên liệu lai, tạo ra đực giống lai cuối

Cơ thể của chúng được bao phủ bằng một lớp vỏ cứng, có nhiều chân và chân phân thành các đốt.... 2/ Tôm, cua có lợi gì cho

Bắt đầu từ năm 2000, XK thủy sản của Việt Nam có sự tăng trưởng đột phá nhờ phát triển mạnh ngành nuôi trồng, đặc biệt là nuôi cá tra và tôm nước lợ (tôm sú và

Các chủng này được tiếp tục tiến hành thử nghiệm khả năng bảo vệ ấu trùng tôm, ấu trùng tôm được xử lí trước với các chủng Bacillus spp. alginolyticus) có tiềm năng

Ảnh hưởng của mật độ nauplius Artemia lên sự biến thái của ấu trùng tôm hề thể hiện rõ từ giai đoạn Zoea III, với tỷ lệ cao nhất ở mật độ 4 con/mL.. Tỷ lệ chuyển

Câu 11: Làm thế nào để có thể phân biệt được tôm đực và tôm cái trưởng thành.. Tôm đực có đôi kìm to, tôm cái có tập tính ôm trứng vào mùa

Câu 14: Làm thế nào để có thể phân biệt được tôm đực và tôm cái trưởng thành.. Tôm đực có đôi kìm to, tôm cái có tập tính ôm trứng vào mùa