• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1"

Copied!
14
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TIẾT 32:

SỐNG CÓ ĐẠO ĐỨC VÀ TUÂN THEO PHÁP LUẬT Môn học: GDCD; lớp: 9A,9B

Thời gian thực hiện: 1 tiết I. MỤC TIÊU:

1. Về kiến thức:

- Khái niệm sống có đạo đức và tuân theo pháp luật.

- Mối quan hệ giữa đạo đức và pháp luật.

- Ý nghĩa của việc sống có đạo đức và tuân theo pháp luật.

- Trách nhiệm của thanh niên h/s cần phải rèn luyện thường xuyên để sống có đạo đức và tuân theo pháp luật.

2. Về năng lực:

Năng lực điều chỉnh hành vi: Nhận biết được những chuẩn mực đạo đức, những quy định của pháp luật.

Năng lực phát triển bản thân: Tự nhận thức bản thân; lập và thực hiện kế

hoạch hoàn thiện bản thân nhằm phát huy những giá trị của con người theo chuẩn mực đạo đức của xã hội, thực hiện tốt các quy định của pháp luật đề ra.

Năng lực tìm hiểu và tham gia hoạt động kinh tế - xã hội: Tích cực tham gia các hoạt động nhằm góp phần vào việc lan tỏa các giá trị về đạo đức và tuân theo pháp luật.

3. Về phẩm chất:

Yêu nước: Có ý thức tìm hiểu các giá trị, phẩm chất của đạo đức của người Việt Nam.

Chăm chỉ: Luôn cố gắng vươn lên đạt kết quả tốt trong học tập, kiên trì thực hiện mục tiêu, lí tưởng sống có đạo đức và tuân theo pháp luật.

Trách nhiệm: Có ý thức và tích cực tham gia các hoạt động để phát huy lối sống có đạo đức và tuân theo pháp luật.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU.

1. Thiết bị dạy học: Máy chiếu power point, màn hình, máy tính, giấy A0, tranh ảnh

2. Học liệu: Sách giáo khoa, kế hoạch bài dạy, thông tin, clip.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

Hoạt động 1. MỞ ĐẦU

Xác định vấn đề cần tìm hiểu của bài học a. Mục tiêu:

- Tạo được hứng thú với bài học.

- Phát biểu được vấn đề cần tìm hiểu: Nêu được thế nào là sống có đạo đức, thế

nào là tuân theo pháp luật. Nêu được mối quan hệ giữa đạo đức và pháp luật.

Hiểu được ý nghĩa của sống có đạo đức và tuân theo pháp luật. Hiểu được trách nhiệm của thanh niên, học sinh cần phải rèn luyện thường xuyên để sống có đạo đức và tuân theo pháp luật.

Trường TH&THCS Việt Dân Tổ khoa học xã hội

Họ và tên giáo viên Bùi Thị Thu Hằng

(2)

b. Nội dung:

c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

Hình ảnh dưới đây muốn nhắc tới điều gì?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc nhóm, cá nhân, suy nghĩ, trả lời.

- HS hình thành kĩ năng khai thác truyện đọc trả lời Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

- Hs trình bày ác nhân

* Sản phẩm dự kiến

- Hiến máu nhân đạo: Phạm trù đạo đức

- Vi phạm giao thông: Không tuân thủ pháp luật Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Gv nhận xét, đánh giá, dẫn dắt vào bài.

Hoạt động 2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC a. Mục tiêu:

Nêu được thế nào là sống có đạo đức, thế nào là tuân theo pháp luật.

- Nêu được mối quan hệ giữa đạo đức và pháp luật.

- Hiểu được ý nghĩa của sống có đạo đức và tuân theo pháp luật.

- Hiểu được trách nhiệm của thanh niên, học sinh cần phải rèn luyện thường xuyên để sống có đạo đức và tuân theo pháp luật.

b. Nội dung:

- GV giao nhiệm vụ cho học sinh đọc, phân tích phần Đặt vấn đề;

- GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua hệ thông câu hỏi, phiếu bài tập và trò chơi để hướng dẫn học sinh: Hiểu được thế nào là sống có đạo đức, thế nào là tuân theo pháp luật. Nêu được mối quan hệ giữa đạo đức và pháp luật. Hiểu được ý nghĩa của sống có đạo đức và tuân theo pháp luật. Hiểu được trách

(3)

nhiệm của thanh niên, học sinh cần phải rèn luyện thường xuyên để sống có đạo đức và tuân theo pháp luật.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh ; Sản phẩm dự án của các nhóm (Phiếu bài tập, sơ đồ tư duy, trò chơi....)

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS Sản phẩm dự kiến

Nhiệm vụ 1: Đặt vấn đề (HS tự đọc) Gv yêu cầu tự đọc theo hướng dẫn:

- Những chi tiết nào thể hiện anh hùng Nguyễn Hải Thoại là người sống có đạo đức và tuân thủ pháp luật.

- Động cơ nào thúc đẩy Nguyễn Hỉa Thoại có

suy nghĩ và hành động sáng tạo để phát triển công ty xây dựng Thăng Long? Động cơ đó thể hiện phẩm chất gì của anh.

- Việc làm của anh NHT đã đem lại lợi ích gì cho bản thân, mọi người và xã hội

Gv nhấn mạnh:

Gv Những việc làm dù rất nhỏ bé như không xả rác bừa bãi, chặt bẻ cành cây, sử dụng lãng phí điện nước, góp phần bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên cũng là những biểu hiện của người sống có đạo đức và tuân theo pháp luật.

I. Đặt vấn đề

Nguyễn Hải Thoại một tấm gương sống có đạo đức và làm việc theo pháp luật.

Nhiệm vụ 2: Nội dung bài học

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

- GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua hệ thống câu hỏi

(?) Qua đó em thấy Nguyễn Hải Thoại là người như thế nào.

(?) Vậy em hiểu sống có đạo đức là gì? và tuân theo pháp luật là gì.

(?) Hãy lấy ví dụ về tấm gương sống có đạo đức và tuân theo pháp luật mà em biết.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc nhóm, cá nhân, suy nghĩ, trả lời.

- HS hình thành kĩ năng khai thác truyện đọc trả lời

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - Hs trình bày ác nhân

* Sản phẩm dự kiến

II. Nội dung bài học 1. Khái niệm

- Sống có đạo đức là suy nghĩ hành động theo những chuẩn mực đạo đức xã hội, biết chăm lo đến mọi người, đến công việc chung, biết giải quyết hợp lí giữa quyền và nghĩa vụ, lấy lợi ích của xã hội, của dân tộc làm mục tiêu sống và kiên trì hoạt động để thực hiện mục tiêu đó.

- Tuân theo pháp luật là

(4)

- Sống có đạo đức là suy nghĩ hành động theo những chuẩn mực đạo đức xã hội, biết chăm lo đến mọi người, đến công việc chung, biết giải quyết hợp lí giữa quyền và nghĩa vụ, lấy lợi ích của xã hội, của dân tộc làm mục tiêu sống và kiên trì hoạt động để thực hiện mục tiêu đó.

- Tuân theo pháp luật là luôn sống và hành động theo những quy định của pháp luật

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- Gv nhận xét, đánh giá, chốt vấn đề

luôn sống và hành động theo những quy định của pháp luật

Nhiệm vụ 2: Nội dung bài học

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

(?) Hãy lấy ví dụ về tấm gương sống có đạo đức và tuân theo pháp luật mà em biết.

(?) Sống có đạo đức và tuân theo pháp luật có

mối quan hệ như thế nào? Lấy ví dụ minh hoạ.

(?) Sống có đạo đức và tuân theo pháp luật như anh hùng lao động Nguyễn Hải Thoại đem lại lợi ích gì.

Gv Người sống có đạo đức thể hiện các giá trị cơ bản đó là mối quan hệ với bản thân, với mọi người, với công việc, với môi trường, với lí

tưởng sống của dân tộc.

(?) Vậy các giá trị đó được thể hiện như thế nào.

Gv nhận xét, bổ sung

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc nhóm, cá nhân, suy nghĩ, trả lời.

- HS hình thành kĩ năng khai thác truyện đọc trả lời

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - Hs trả lời cá nhân

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- Gv nhận xét, đánh giá, chốt vấn đề

2.Mối quan hệ giữa sống có đạo đức và tuân theo pháp luật.

- Đạo đức là những phẩm chất bền vững của mỗi cá

nhân điều chỉnh hành vi trong đó có hành vi pháp luật.

- Người có đạo đức sẽ tự nguyện thực hiện những quy định của pháp luật.

Nhiệm vụ 2: Nội dung bài học

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

(?) Vậy sống có đạo đức và tuân theo pháp luật

3. Ý nghĩa

- Là điều kiện, yếu tố giúp mỗi người tiến bộ không

(5)

có ý nghĩa như thế nào.

(?) Hãy lấy ví dụ về các tấm gương sống có

đạo đức và tuân theo pháp luật mà em biết trong cuộc sống.

Gv nhưng bên cạnh đó có một số người đã lợi dụng những khe hở của pháp luật để làm những điều sai trái gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng.

(?) Em hãy kể tên một số vụ án coa hành vi trái đạo đức vi phạm pháp luật.

(?) Đối với những việc làm sai trái đó đã gây ra những hậu quả gì? Họ bị xử lí ra sao.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc nhóm, cá nhân, suy nghĩ, trả lời.

- HS hình thành kĩ năng khai thác truyện đọc trả lời

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- Gv nhận xét, đánh giá, chốt vấn đề

ngừng.

- làm được nhiều điều có ích cho mọi người và xã hội và được mọi người yêu quý, kính trọng.

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập (?) Vậy theo em công dân, học sinh cần làm gì để rèn luyện trở thành người sống có đạo đức và tuân theo pháp luật.

(?) Hãy kể một số việc làm của bản thân em thể hiện việc thực hiện tốt các chuẩn mực đạo đức và tuân theo các quy định của pháp luật.

(?) Em hãy nhận xét các bạn trong lớp đã thực hiện tốt các yêu cầu giáo dục đạo đức và pháp luật chưa? Hãy đề ra biện pháp khắc phục những tồn tại đó.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS nghe hướng dẫn

- Từng HS chuẩn bị độc lập

Bước 3: báo cáo kết quả và thảo luận

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

-Học sinh nhận xét phần trình của bạn -Gv sửa chữa, chốt kiến thức.

Gv mở rộng cho học sinh

4. Trách nhiệm của công dân, học sinh

- Cần thường xuyên tự kiểm, tra đánh giá hành vi của bản thân trọng việc sống có đạo đức và tuân theo pháp luật....

- Chấp hành nghiêm túc hiến pháp và pháp luật.

- Học tập tốt lao động tốt.

- Thực hiện tốt nội quy, quy định của lớp, trường, xã hội.

(6)

Một số công ti làm ăn trốn thuế, vì lợi nhuận mà gây ảnh hưởng không tốt tới môi truờng( công ti Vê dan xả nước thải ra sông Thị Vải…)

Hoạt động 3. LUYỆN TẬP a. Mục tiêu:

-HS được luyện tập để khái quát lại kiến thức đã học trong bài, áp dụng kiến thức để làm bài tập

b. Nội dung: Vẽ sơ đồ kiến thức bài học, làm bài tập trong vở bài tập, c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.

d. Tổ chức thực hiện

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

- Hs làm các bài tập trong SGK. (Có thể cho về nhà làm)

- GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua hệ thống bài tập, trò chơi...

- Chuyển giao nhiệm vụ

GV: Chia lớp thành 4 nhóm thảo luận trong thời gian 3 phút các câu hỏi sau:

1. Có quan điểm cho rằng chỉ cần tuân theo những giá trị đạo đức xã hội, không cần phải thực hiện pháp luật vì lịch sử loài người cho thấy đạo đức có chức năng định hướng, điều chỉnh hành vi , quan hệ xã hội từ khi con người mới hình thành, còn pháp luật mới được ra đời từ khi xuất hiện nhà nước.

2. Có quan điểm cho rằng chúng ta đang xây dựng nhà nướcpháp quyền chỉ cần mọi người thực hiện những qui định của pháp luật, điều hành theo pháp luật thì mọi hoạt động sẽ có hiệu quả.

3. Có quan điểm cho rằng mọi người cần phải sống có đạo đức và phải tuân theo pháp luật.

- Quan điểm nào đúng? Các em đồng ý với quan điểm nào? Vì sao?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc nhóm, thảo luận, suy nghĩ, trả lời.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

QĐ1: Đúng vì đạo đức ra đời trước pháp luật, nhưng ở thời kỳ bình minh của xã hội loài người ,quan hệ của xã hội còn đơn giản, chủ yếu trong quan hệ giao tiếp ứng xử hàng ngày.

QĐ2: Có mặt đúng là thây được tầm quan trọng của việc tuân theo pháp luật để xây dưng Nhà nước pháp quyền- Đó là một đòi hỏi khách quan của quá

trình thực hiện CNH- HĐH. Nhưng đây cũng là một quan điểm cực đoan, sai lầm lớn của quan điểm này là không thấy được vai trò của đạo đức- đó là nội lực của hành vi đạo đức, hành vi oháp luật.

QĐ3: Vừa phải sống có đạo đức, vừa phải tuân theo pháp luật (dù mỗi cá

nhân có thích hay không thích điều pháp luật qui định)- Đó là một quan điểm đúng đắn vì sống có đạo đức là việc thực hiện lương tâm và dư luận xã hội. Khi hiểu biết các giá trị của chuẩn mực đạo đức thì nó trở thành nội lực điều chỉnh

(7)

hành vi pháp luật, làm cho việc thực hiện những qui định của pháp luật không bị gó bó và như vậy việc thực hiện pháp luật sẽ tự giác, có hiệu quả hơn.

VD: Không ai muốn đứng giữa trưa nắng, trước đèn đỏ ở ngã tư đường.

Nhưnhg nhiều người vẫ tự giác dừng xe trước đèn đỏ, vì họ hiểu rằng cố tình vượt đèn đỏ sẽ dẫn tới va chạm, gây tai nạn. Vì vậy việc nhường đường cho tuyến có tín hiệu màu xanh là một biểu hiện sống có đạo đức và tuân theo pháp luật.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ -Yc hs nhận xét câu trả lời.

-Gv đánh giá, chốt kiến thức.

Hoạt động 4. VẬN DỤNG a. Mục tiêu:

- HS vận dụng những kiến thức đã học để giải quyết một vấn đề trong cuộc sống - Hướng dẫn học sinh tìm tòi mở rộng sưu tầm thêm kiến thức liên quan đến nội dung bài học.

b. Nội dung: Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bµi tập tình huống.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua tình huống.

Tình huống :

+ Gặp một cụ già mang xách nặng, đang muốn qua đường. (mang đồ giúp cụ, dắt cụ qua đường đúng chỗ đường dành cho người đi bộ qua đường => sống có đạo đức, tuân theo pháp luật)

+ Có người phụ nữ bị công an rượt đuổi chạy vào ngõ nhà em nhờ em chuyển một gói hàng đến một địa điểm nào đó đưa cho một người và cho em

200.000đ (Không chuyển, bí mật báo công an đến bắt tội phạm => tuân theo pháp luật)

Luật chơi: Chọn 3 bạn học sinh, hai bạn đóng vai người dân, một bạn đóng vai chuyên gia trả lời tình huống.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc nhóm, suy nghĩ, trả lời.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

+ Lắng nghe, nghiên cứu, trao đổi, trình bày nếu còn thời gian c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.

(8)

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

-Yc hs nhận xét câu trả lời.

-Gv sửa chữa, đánh giá, chốt kiến thức.

TIẾT 32+33

THỰC HÀNH NGOẠI KHÓA CÁC VẤN ĐỀ ĐỊA PHƯƠNG VÀ CÁC NỘI DUNG ĐÃ HỌC

(Thanh niên với pháp luật) Môn học: GDCD lớp: 9….

Thời gian thực hiện: 2 tiết I. Mục tiêu:

1. Ki n th c ế

- Giúp h c sinh h th ng hoá ệ ố được ki n th c c b n ã h c, t ó các em s hi uế ứ ơ ả đ ừ đ ẽ ể v nh ng ph m ch t ấ đạ đứo c c n có, bi t ế được nh ng vi c l m v không ệ à à được l m m pháp lu t qui à à định.

2. N ng l că

- N ng l c t h c, t giác chu n b b i theo s hă ự ự ọ ị à ự ướng d n c a GVẫ

- N ng l c gi i quy t v n ă ế ấ đề.  - N ng l c h p tác.ă

- N ng l c thuy t trìnhă ế

- T nh n th c v giá tr c a b n thân, t ch u trách nhi m v các h nh vi v vi c ị ủ à à ệ l m c a b n thân.à

3. Ph m ch tẩ ấ

Trách nhi mệ : Có ý th c tìm hi u, s ng v l m vi c theo d o à à ạ đức, pháp lu t.

Ch m ch :ă Luôn c g ng vố ắ ươn lên đạ ết k t qu t t trong h c t pả ố ọ ậ , kiên trì th c hi n m c tiêu, lí t ưởng s ng có đạ đứ ào c v tuân theo pháp lu t.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU.

1. Thiết bị dạy học: Máy chiếu power point, màn hình, máy tính, giấy A0, tranh ảnh

2. Học liệu: Sách giáo khoa, kế hoạch bài dạy, thông tin, clip.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

Hoạt động 1: MỞ ĐẦU

* Mục tiêu: Kích thích HS tự tìm hiểu về các vấn đề về thanh niên với pháp luật.

* Nội dung: Hoạt động cộng đồng

* Sản phẩm: Trình bày miệng

* Tổ chức thực hiện:

B1: Giao nhiệm vụ

1. Sưu tầm và sử dụng thông tin xã hội

Trường TH&THCS Việt Dân Tổ khoa học xã hội

Họ và tên giáo viên Bùi Thị Thu Hằng

(9)

* Giáo viên yêu cầu học sinh làm tập san theo đơn vị tổ với nội dung và cách thức như sau: sưu tầm các bài báo hoặc truy cập thông tin trên mạng về vấn đề thanh niên vi phạm pháp luật ở nước ta hiện nay; viết bài xã luận hay biểu cảm nêu những suy nghĩ của mình về thanh niên với pháp luật; vẽ tranh ảnh tuyên truyền về pháp luật; sưu tầm hoặc sáng tác ca dao, thơ, hò, vè về pháp luật...

* Giáo viên đưa ra yêu cầu với học sinh trước giờ dạy:

+ Tìm hiểu về vấn đề thanh niên chấp hành pháp luật ở nơi em đang sống?

+ Trong địa bàn nơi em đang sống, những tháng gần đây em biết có vụ việc thanh niên vi phạm pháp luật nào không ? Hậu quả ra sao?

B2: Hs thực hiện nhiệm vụ B3: Hs báo cáo

B4: GV nhận xét, chốt

* GV cung cấp cho học sinh bảng số liệu về thanh niên vi phạm pháp luật trong tỉnh Quảng Ninh

Từ năm 2007 đến tháng 6-2011, thanh niên, thiếu niên, học sinh có độ tuổi từ 14-30 vi phạm pháp luật có tới trên 11.500 đối tượng bị khởi tố, chiếm 79,98% tổng số đối tượng bị khởi tố trong toàn tỉnh và có xu hướng tăng, năm 2007 có 2.000 đối tượng, đến năm 2011 là 2.264 đối tượng (tăng 11,66%). Đại tá Phí Văn Minh, Phó Giám đốc Công an tỉnh cho biết: 5 năm trở lại đây (từ năm 2008 đến tháng 5-2013) trên địa bàn tỉnh xảy ra 8.750 vụ phạm pháp hình sự, phải khởi tố 14.759 đối tượng. Trong đó có 11.330 đối tượng độ tuổi thanh thiếu niên, chiếm 76,5% tổng số đối tượng phạm tội đã khởi tố. Đối tượng thanh thiếu niên phạm tội tập trung ở một số nhóm tội: Cướp tài sản (chiếm 8,1%), cố ý gây thương tích (10,6%), trộm cắp tài sản (16%), giết người (2,1%)… Đặc biệt, thời gian gần đây tỷ lệ học sinh, sinh viên sử dụng vũ khí có xu hướng tăng nhanh về số lượng và mức độ nguy hiểm, hình thức chuyển từ cá nhân sang đánh hội đồng, từ hả giận đến làm nhục bạn nghiêm trọng hơn, các em sử dụng các phương tiện hiện đại quay phim tung lên mạng; việc truy cập và sử dụng Internet trong học sinh, sinh viên ngày càng được phổ biến rộng rãi, đi đôi với những lợi ích mang lại cho các em là hàng loạt các vấn đề về việc các em truy cập vào các trang Web không chính thống, mang nhiều nội dung không lành mạnh gây ra rối loạn tâm lý lứa tuổi, sa sút trong học tập, tăng các hành vi bạo lực.

Hoạt động 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

* Mục tiêu: Gv nắm được các vấn đề của thanh niên với pháp luật.

* Nội dung: Các vấn đề pháp luật.

* Sản phẩm: Nhận thức của học sinh.

* Tổ chức thực hiện:

B1: Giao nhiệm vụ Hs thực hiện cá nhân

? Theo em những nguyên nhân nào dẫn tới thanh niên vi phạm pháp luật?

? Hậu quả của vấn đề ấy là gì?

? Biện pháp khắc phục?

(10)

? Nêu những minh chứng điển hình cho vấn đề vi phạm pháp luật ở tỉnh Quảng Ninh.

B2: Hs thực hiện nhiệm vụ B3: Hs báo cáo

Gợi ý

1. Nguyên nhân

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật là do các em chưa hiểu về pháp luật, do tác động của mặt trái nền kinh tế thị trường đã ảnh hưởng xấu đến văn hóa, giáo dục, sự tha hóa biến chất, lối sống thực dụng trong một bộ phận tầng lớp trẻ hiện nay; sự tiêm nhiễm những luồng văn hóa độc hại, các trang mạng xã hội, kích động bạo lực, kích động tình dục.

Bên cạnh đó là sự non kém, lệch lạc về nhận thức các vấn đề xã hội, pháp luật; những ảnh hưởng tiêu cực về phía gia đình như: sự thiếu gương mẫu về đạo đức, lối sống, gia đình không hòa thuận, không tôn trọng lẫn nhau, một số thành viên trong gia đình sống buông thả, rượu chè, cờ bạc, thậm chí phạm tội, đã tác động trực tiếp đến nhận thức và hành động của thanh, thiếu niên.

Sự phối hợp chưa chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và các tổ chức xã hội trong việc quản lý, giáo dục các em; một số gia đình còn quá nuông chiều con cái để dẫn đến tệ nạn ăn chơi đua đòi, giao lưu với đối tượng xấu, sống buông thả dẫn đến sa ngã.

Sự quản lý lỏng lẻo, thiếu quan tâm, giáo dục của gia đình, dẫn đến trẻ vị thành niên rơi vào con đường phạm tội. Nhiều gia đình không quan tâm đến đời sống tinh thần của con, phó mặc cho nhà trường, thậm chí có trường hợp còn dung túng, bao che hành vi vi phạm pháp luật của con, em mình.

2. Hậu quả

Gây nên một loạt các vụ vi phạm pháp luật ở lứa tuổi thanh thiếu niên.

Nhiều vụ án giết người, cướp giật, trộm cắp tài sản, cố ý gây thương tích, giao cấu với trẻ em xảy ra. Thực trạng này đã đến mức báo động và trở nên đáng lo ngại.

Theo thống kê của Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh, trong năm 2017 và 6 tháng đầu năm 2018, trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang đã xảy ra 108 vụ trẻ em vị thành niên vi phạm pháp luật với 170 đối tượng. Trong đó: giết người 2 vụ, cướp và cướp giật tài sản 2 vụ, trộm cắp tài sản 39 vụ, cố ý gây thương tích 7 vụ, đánh bạc 8 vụ, sử dụng trái phép chất ma túy 8 vụ...

3. Biện pháp

- Hướng dẫn học sinh tìm hiểu về pháp luật.

- Tổ chức các chuyên đề cung cấp kiến thức pháp luật cho học sinh.

- Để phòng ngừa, ngăn chặn tình trạng trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật, cần có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và gia đình, xã hội. Cấp ủy, chính quyền các cấp, các ban, ngành, đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, Nhà nước về chăm sóc, bảo vệ trẻ em; các văn bản chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh về phòng ngừa trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật.

- Duy trì, phát huy hiệu quả mô hình "Phòng ngừa, trợ giúp người chưa thành niên vi phạm pháp luật dựa vào cộng đồng". Các cấp, các ngành tăng

(11)

cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật bằng nhiều hình thức phong phú; phát huy hiệu quả hơn nữa trong sự phối hợp giữa 3 môi trường: gia đình - nhà trường - xã hội đối với giáo dục đạo đức toàn diện cho học sinh, sinh viên.

- Xây dựng môi trường xã hội lành mạnh, an toàn, gia đình hòa thuận, có nếp sống văn hóa, không để tình trạng bạo lực gia đình xảy ra. Bên cạnh đó, lực lượng Công an các cấp cần chủ động nắm chắc tình hình về tội phạm và tệ nạn xã hội trong thanh, thiến niên.

- Tích cực tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương về các biện pháp phòng ngừa trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật. Đẩy mạnh công tác quản lý đối tượng thanh, thiếu niên hư, lập hồ sơ đưa vào Cơ sở giáo dục, Trường giáo dưỡng, hoặc đưa ra kiểm điểm, quản lý, giáo dục tại cộng đồng dân cư.

- Chủ động tham mưu cho cấp ủy, chính quyền các cấp tăng cường công tác quản lý Nhà nước về an ninh trật tự, nhất là trong hoạt động dịch vụ văn hóa như: Internet, Game online, phim ảnh có nội dung đồi trụy, bạo lực.

- Tập trung lực lượng tấn công, truy quét tội phạm hình sự; kịp thời điều tra khám phá nhanh các vụ án, xử lý nghiêm trước pháp luật để giáo dục, răn đe và phòng ngừa chung, nhằm làm trong sạch địa bàn, hạn chế tới mức thấp nhất những hành vi vi phạm pháp luật do lứa tuổi vị thành niên gây ra.

B4: GV nhận xét, chốt vấn đề

GV cung cấp thêm cho học sinh một số vụ án xảy ra trên địa bàn thị xã mà đối tượng là thanh niên vi phạm pháp luật.

Triệt phá ổ nhóm mua bán trái phép chất ma tuý thiếu niên 15 tuổi Chủ nhật - 01/05/2022 20:19

Phòng CSĐT tội phạm về ma túy Công an tỉnh Quảng Ninh vừa triệt phá ổ nhóm mua bán trái phép chất ma túy.

Trước đó, vào hồi 23h ngày 05/4, Phòng CSĐT tội phạm về ma túy Công an tỉnh Quảng Ninh tiến hành bắt quả tang Trần Đức Hùng, SN 2006, trú tại thôn 12, xã Hải Xuân, TP Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh đang có hành vi cất giấu 2,574 gam ma túy ketamine. Quá trình đấu tranh mở rộng vụ án, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Quảng Ninh tiến hành bắt giữ thêm 6 đối tượng liên quan đến hành vi mua bán trái phép chất ma túy và thu giữ khoảng 25 gam ma túy ketamin, các đối tượng gồm: Vũ Văn Đức, SN 2000, trú tại tổ 4, khu Hồng Kỳ, phường Ninh Dương, TP Móng Cái; Võ Đình Thế Hoàng, SN 2001, trú tại thôn Đại Lộc, xã Đại Hợp, huyện Kiến Thụy, TP Hải Phòng; Nguyễn Thị Thùy Chinh, SN 1994, trú tại tổ 2, khu 5, phường Mông Dương, TP. Cẩm Phả; Tăng Trọng Thành, SN 1983, trú tại thôn Bình Sơn Tây, xã Bình Dương, thị xã Đông Triều; Tăng Trọng Hiếu, SN 1999, trú tại thôn Bình Sơn Tây, xã Bình Dương, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh và Nguyễn Văn Hà, SN 1979, trú tại số nhà 215, Nguyễn Bỉnh Khiêm, khu 1, phường Ka Long, TP. Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh.

* Khởi tố đối tượng đâm xe vào cán bộ Công an huyện Hải Hà

Ngày 10/8/2020, Cơ quan CSĐT Công an huyện Hải Hà đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, ra Lệnh tạm giam đối với Nguyễn Tiến Dũng, sinh năm 2003, trú

(12)

tại thôn Thái Lập, xã Tân Lập, huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh về tội “Cố ý gây thương tích” quy định tại khoản 3, Điều 134 Bộ luật Hình sự.

Trước đó, tối ngày 4/8/2020, Nguyễn Tiến Dũng cùng 1 nhóm thanh niên điều khiển khoảng 10 xe máy dàn hàng, đi với tốc độ cao, lạng lách, đánh võng hướng từ UBND xã Quảng Điền (cũ) đến trung tâm thị trấn Quảng Hà.

Tổ công tác Công an huyện Hải Hà đang làm nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát đảm bảo an ninh trật tự trên tuyến đường nội thị khi đó đã ra hiệu lệnh dừng xe, tuy nhiên các đối tượng ngang nhiên phóng xe lao thẳng vào tổ công tác.

Hậu quả làm Đại úy Phạm Văn Bình – Cán bộ Đội QLHC về TTXH Công an huyện Hải Hà bị gãy hở 1/3 chân phải, tỉ lệ thương tích 32%.

Công an huyện Hải Hà đã xác minh, điều tra làm rõ hành vi của nhóm đối tượng và xác định Nguyễn Tiến Dũng là đối tượng trực tiếp điều khiển xe máy lao thẳng vào lực lượng Công an.

Hiện Công an huyện Hải Hà đang tích cực điều tra, làm rõ để xử lý theo quy định của pháp luật.

Tác giả bài viết: Công an huyện Hải Hà

* Đầm Hà: Bắt đối tượng hiếp dâm người dưới 16 tuổi

Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Đầm Hà vừa khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam Nguyễn Hải Ninh, sinh năm 2004, thường trú tại thôn Phúc Thị, xã Việt Dân, thị xã Đông Triều, về hành vi hiếp dâm người dưới 16 tuổi.

Tại cơ quan điều tra, đối tượng Ninh khai nhận: Vào khoảng tháng 5/2020, thông qua mạng xã hội facebook, Ninh đã quen biết với P.T.N.A., sinh năm 2007, thường trú tại phố Lỷ A Coỏng, thị trấn Đầm Hà, huyện Đầm Hà.

Ninh và A. đã nảy sinh tình cảm với nhau. Đến ngày 8/6/2020, Ninh và A. đã hẹn gặp nhau tại huyện Đầm Hà. Ninh đón xe khách từ thị xã Đông Triều đến huyện Đầm Hà, sau đó rủ A. vào một nhà nghỉ trên địa bàn và quan hệ tình dục.

Sau khi tiếp nhận thông tin, Công an huyện Đầm Hà đã huy động lực lượng, áp dụng các biện pháp nghiệp vụ điều tra và bắt Ninh ngay sau đó.

(13)

* Hướng dẫn về nhà

Tìm hiểu thêm các vấn đề về pháp luật.

Hoạt động 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

* Mục tiêu: Gv nắm được các vấn đề của thanh niên với pháp luật.

* Nội dung: Các vấn đề pháp luật.

* Sản phẩm: Nhận thức của học sinh.

* Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV chuyển giao nhiệm vụ BT1:

- Em đã bao giờ thực hiện hành vi vi phạm pháp luật chưa?

- Nếu có, múc độ vi phạm ra sao?

- Em cảm thấy như thế nào về hình vi mình vừa gây ra?

BT2: Em làm gì khi chứng kiến hành vi vi phạm phạm PL? Giải thích vì sao em lựa chọn cách giải quyết đó.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS thực hiện

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS nộp sản phẩm

- GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

* Sản phẩm dự kiến

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức

HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG

a) Mục tiêu: HS phát hiện các tình huống thực tiễn và vận dụng được các kiến thức, kĩ năng trong cuộc sống tương tự tình huống/vấn đề đã học.

b) Nội dung: GV tổ chức cho HS làm các bài tập c) Sản phẩm: Đáp án của HS

d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

(14)

- Kể 1 câu chuyện người thật việc thật ở quanh em về một tâm sguowng sống và làm việc theo pháp luật.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

+ Học sinh làm bài.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- HS đứng tại chỗ trình bày miệng, HS khác nhận xét đánh giá.

-Bước 4: Kết luận, nhận định:

Giáo viên nhận xét, đánh giá

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Giáo án này hướng dẫn giáo viên ôn tập kiến thức đại số chương IV cho học sinh lớp

Bài soạn này hướng dẫn giáo viên tiến trình dạy học tiết ôn tập cuối năm, tập trung vào việc củng cố kiến thức về lập phương trình để giải

Kế hoạch bài giảng kiểm tra học kỳ II môn Toán lớp 9 nhằm đánh giá kiến thức, phát hiện lỗi sai và phân loại học

Tiết học trình bày các điều kiện để hai đường thẳng bậc nhất cắt nhau, song song hoặc trùng nhau, cũng như cách xác định hệ số của chúng và ứng dụng vào giải bài

Giáo án bài 37 giúp học sinh nắm được cách giải hệ phương trình bậc nhất hai ẩn bằng phương pháp thế trong tất cả các trường

Tiết 23 sẽ giúp học sinh hiểu và vận dụng được đồ thị hàm số bậc nhất y = ax +

Tiết học ôn tập kiến thức về đường thẳng vuông góc, đường thẳng song song và các trường hợp bằng nhau của tam giác, giúp học sinh củng cố kiến thức và phát triển các năng lực toán

Giáo án tiết Ôn tập cuối năm Toán 7 này giúp học sinh hệ thống kiến thức về các đường đồng quy trong tam giác, vận dụng kiến thức vào vẽ hình chứng minh tính vuông góc và song song của đường thẳng, đồng thời hình thành và phát triển các năng lực toán học và phẩm chất