• Không có kết quả nào được tìm thấy

Đánh giá tình hình thực hiện chính sách tinh giản biên chế trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế .

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Đánh giá tình hình thực hiện chính sách tinh giản biên chế trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế ."

Copied!
68
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

------

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

Đề tài:

“ Đánh giá t ình hình th ự c hi ệ n chính sách tinh gi ả n biên ch ế trên đị a bàn t ỉ nh Th ừ a Thiên Hu ế ”

SVTH : Lê Văn Hiếu

Lớp : K49B – Quản trị nhân lực Khoá : 2015 - 2019

GVHD : Th.S Trương Thị Hương Xuân

Huế, tháng 12 năm 2018

Trường Đại học Kinh tế Huế

(2)

Trường Đại học Kinh tế Huế

(3)

Lời cám ơn

Đểhoàn thành khoá luận này đồng thời kết thức khoá học của mình, với tình cảm chân thành và sựbiết ơn sâu sắc nhất tôi xin gửi đến trường Đại học Kinh Tế- Đại học Huế đã tạo điều kiện cho tôi có môi trường học tập tốt trong suốt thời gian tôi học tập, nghiên cứu tại trường.

Tôi xin gửi lời cám ơn chân thành đến Thạc sĩ Trương Thị Hương Xuân đã giúp đỡtôi trong suốt quá trình nghiên cứu, trực tiếp hướng dẫn tôi hoàn thiện khoá luận này. Đồng thời tôi xin gửi lời cám ơn đến các quý Thầy Cô trong khoa Quản TrịKinh Doanh đã truyền đạt nhiều kiến thức, kỹ năng bổích trong suốt thời gian học tập vừa qua. Xin cám ơn các Thầy Cô trong hội đồng Khoa đãđóng góp những ý kiến quý báu cho bài khoá luận này.

Tôi xin chân thành cám ơn ban lãnhđạo của SởNội Vụtỉnh Thừa Thiên Huế đã tạo điều kiện để tôi có cơ hội thực tập tốt nghiệp tại cơ quan. Xin các ơn các Bác, Anh, Chị trong cơ quan đã nhiệt tình giúpđỡ, hướng dẫn tôi trong suốt thời gian thực tập.

Cuối cùng tôi xin gửi lời cám ơn đến người thân, bạn bè đãở bên động viên tôi hoàn thành khoá học cũng như hoàn thành tốt bài khoá luận này.

Tuy nhiên vì thời gian, kiến thức cũng như kỹ năng còn hạn chếcủa bản thân, không sao tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sựgóp ý, chỉ bảo của quý Thầy Cô, bạn đọc đểbài khoá luận này được hoàn thiện hơnnữa.

Một lần nữa tôi xin chân thành cám ơn!

Huế, ngày 31 tháng 12 năm 2018 Sinh viên

Lê Văn Hiếu

Trường Đại học Kinh tế Huế

(4)

Mục lục

PHẦN I: MỞ ĐẦU ...7

1.Tính cấp thiết của đềtài ...7

2. Mục tiêu nghiên cứu...7

3. Đối tượng nghiên cứu...8

4. Phạm vi nghiên cứu...8

5. Cơ sởlý luận ...8

6. Phương pháp nghiên cứu...8

7. Ý nghĩa lý luận, ý nghĩa thực tiễn của khoá luận ...9

7.1 Ý nghĩa lý luận ...9

7.2 Ý nghĩa thực tiễn ...9

8. Kết cấu của khoá luận...9

PHẦN II: NỘI DUNG...10

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀLÝ LUẬN VỀTỔCHỨC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TINH GIẢN BIÊN CHẾ...10

1.1 Một sốkhái niệm liên quan đến vấn đềtinh giản biên chế...10

1.2 Quan điểm của Đảng, chính sách của Nhà nước vềTinh giản biên chế...11

1.2.1 Quan điểm của Đảng vềchủ trương Tinh giản biên chế...11

1.2.2 Chính sách của Nhà nước vềchủ trương Tinh giản biên chế...13

1.3 Ý nghĩa, tầm quan trọng của việc tổchức thực hiện chính sách tinh giản biên chế...15

1.4 Các bước trong quy trình thực hiện tinh giản biên chế...16

1.4.1 Phổbiến, tuyên truyền chính sách tinh giản biên chế...16

1.4.2 Xây dựng kếhoạch triển khai thực hiện chính sách tinh giản biên chế...16

1.4.3 Phân công, phối hợp thực hiện chính sách tinh giản biên chế...17

1.4.4 Duy trì chính sách ...17

1.4.5 Điều chỉnh chính sách tinh giản biên chế...17

1.4.6 Thực hiện đôn đốc, giám sát, kiểm tra quá trình thực hiện chính sách ...18

Trường Đại học Kinh tế Huế

(5)

1.4.7 Tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm trong quá trình thực hiện chính sách tinh giản biên chế

...18

1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện chính sách tinh giản biên chế...18

1.5.1 Các yếu tốkhách quan ...18

1.5.2 Các yếu tốchủquan ...20

1.6 Các yêu cầu cơ bản trong tổchức thực hiện tinh giản biên chế...22

1.6.1 Yêu cầu thực hiện mục tiêu chính sách ...22

1.6.2 Yêu cầu đảm bảo tính hệthống trong quá trình thực hiện chính sách tinh giản biên chế....22

1.6.3 Yêu cầu đảm bảo tính hợp lý, khoa học trong tổchức thực hiện chính sách tinh giản biên chế...22

1.6.4 Yêu cầu đảm bảo lợi ích thực sựcho cácđối tượng thụ hưởng chính sách tinh giản biên chế ...23

1.7 Các phương pháp trong tổchức thực hiện chính sách tinh giản biên chế...23

1.7.1 Phương pháp kinh tế...23

1.7.2 Phương pháp giáo dục thuyết phục...23

1.7.3 Phương pháp hành chính...24

1.7.4 Phương pháp kết hợp ...24

1.8 Các chủthểtham gia thực hiện chính sách tinh giản biên chế...24

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1...28

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG, TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TINH GIẢN BIÊN CHẾ TRÊN ĐỊA BÀN ...29

TỈNH THỪA THIÊN HUẾ...29

2.1 Khái quát về cơ sởthực tập: SởNội vụtỉnh Thừa Thiên Huế...29

2.1.1 Quá trình phát triển...29

2.1.2 Cơ cấu tổchức ...30

2.1.3 Chức năng, nhiệm vụvà quyền hạn của SởNội vụ...32

2.2 Thực trạng, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC) trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế...35

2.1.1 Tổchức bộmáy tỉnh ...35

2.2.1 Tình hình quản lý, sửdụng CBCCVC ...36

2.2.2 Chất lượng đội ngũ CBCCVC...38

Trường Đại học Kinh tế Huế

(6)

2.2.3 Hiệu quảcủa đội ngũ CBCCVC...39

2.3 Kếhoạch và kết quảthực hiện chính sách tinh giản biên chế ởtỉnh Thừa Thiên Huế...40

2.3.1 Kếhoạch triển khai ...40

2.3.2 Lộtrình thực hiện...41

2.3.3 Kết quảcủa quá trình thực hiện tinh giản biên chế ởtỉnh Thừa Thiên Huế...45

2.4 Đánh giá kết quảthực hiện chính sách tinh giản biên chế trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế...49

2.4.1 Ưu điểm của tổchức thực hiện chính sách ...49

2.4.2 Hạn chế, bất cập của việc tổchức thực hiện...50

2.4.3 Nguyên nhân của các hạn chế, bất cập ...51

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2...54

CHƯƠNG 3: ĐỀXUẤT PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP GIÚP HOÀN THIỆN TỔCHỨC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TINH GIẢN BIÊN CHẾ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ...55

3.1 Đềxuất phương hướng giúp hoàn thiện tổchức thực hiện chính sách tinh giản biên chế trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế...55

3.2 Đềxuất giải pháp giúp hoàn thiện tổchức thực hiện chính sách tinh giản biên chế trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế...56

3.2.1 Đổi mới nhận thức đầy đủ, ý nghĩa tầm quan trọng của việc tổchức thực hiện chính sách tinh giản biên chế. ...56

3.2.2 Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá đúng năng lực của đội ngũ CBCCVC...58

3.2.3 Nâng cao năng lực và đềcao trách nhiệm của các chủthểtham gia thực hiện chính sách tinh giản biên chế, đặc biệt là người đứng đầu các cơ quan, đơn vị. Phân công, phối hợp thực hiện giữa các đơn vị...58

3.2.4 Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, đôn đốc thực hiện chính sách tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ CBCCVC...59

3.2.5 Xác định chính xác đối tượng tinh giản biên chế...59

3.2.6 Cổphần hoá các doanh nghiệp nhà nước, xã hội hoá các dịch vụmang tính xã hội ...60

3.2.7 Cải cách hành chính, rút gọn thủtục hành chính, áp dụng các phần mềm quản lý điện tử.60 3.2.8 Thực hiện chính sách khoán kinh phí quản lý hành chính, sựnghiệp gắn với chế độtiền thưởng ...61

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3...62

Trường Đại học Kinh tế Huế

(7)

PHẦN III: KẾT LUẬN...63 DANH MỤC BẢNG BIỂU ...65 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...66

Trường Đại học Kinh tế Huế

(8)

PHẦN I: MỞ ĐẦU

1.Tính cấp thiết của đềtài

Bộ máy hành chính cồng kềnh; đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC), người lao động hưởng lương từ ngân sách nhà nước ngày càng tăng nhưng hoạt động kém hiệu quả. Vâng, đó chính là thực trạng ở các cơ quan, đơn vị Nhà nước trên toàn quốc nói chung cũng như ở tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng trước khi thực hiện tinh giản biên chếtheo Nghị định 108/2014/NĐ-CP.

Tinh giản biên chế là một trong các giải pháp quan trọng của Nhà nước nhằm cải cách nền hành chính công vụ và nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức, thu hút những người có trình độ chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp vào hoạt động công vụ trong các cơ quan Đảng, nhà nước và tổ chức chính trị - xã hội. Tinh giản biên chế lại là một vấn đề vô cùng phức tạp, khó làm, khó thực hiện vì tác động trực tiếp đến con người, giảm ai, giảm như thếnào là cả một vấn đề. Mặc dù trước đó chính phủ đã từng ban hành nghị định 132/2007/NĐ-CP ngày 08/8/2007 của Chính phủvềchính sách tinh giản biên chế, các cơ quan trung ương và 61/63 tỉnh thành phố tinh giản được 67.398 người với tổng kinh phí để tinh giản biên chế hơn 3.181 tỷ đồng. Tuy nhiên đây vẫn là con sốcòn quá khiêm tốn khi mà số lượng biên chế dôi dư và không đáp ứng đòi hỏi của người cán bộlà quá nhiều.

Trước vấn đề mang tính thời sự và được sự quan tâm của đông đảo tầng lớp nhân dân này kết hợp với quá trình thực tập tại Sở Nội vụ tỉnh Thừa Thiên Huế, sự giúp đỡcủa các anh chịtrong cơ quan em đã tiến hành nghiên cứu là hoàn thiện đềtài

“ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TINH GIẢN BIÊN CHẾ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ” làm khoá luận tốt nghiệp cho bản thân mình.

2. Mục tiêu nghiên cứu

- Nghiên cứu các vấn đề lý luận, thực tiễn công tác tổ chức thực hiện chính sách tinh giản biên chế trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

- Phân tích kết quảcủa quá trình thực hiện chính sách tinh giản biên chếcủa tỉnh Thừa Thiên Huế.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(9)

- Chỉ ra các ưu điểm và những hạn chế bất cập còn tồn tại để đưa ra những giải pháp giúp hoàn thiện hơn chính sách tinh giản biên chếcủa cả nước nói chung cũng như ởtỉnh ta nói riêng.

- Đề xuất phương hướng giải pháp hoàn thiện tổ chức thực hiện chính sách tinh giản biên chế ở nước ta hiện nay.

3. Đối tượng nghiên cứu

Khoá luận nghiên cứu về quá trình tổchức thực hiện chính sách tinh giản biên chế trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế; các văn bản quy định, hướng dẫn thực hiện chính sách; các đối tượng tham gia thực hiện chính sách (các cơ quan hành chính các cấp, các đơn vịsựnghiệp nhà nước, cán bộcông chức, viên chức, người lao động đang thụ hưởng lương từ ngân sách nhà nước); những ảnh hưởng của chính sách (tích cực, tiêu cực).

4. Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi không gian: trên toàn địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

- Phạm vi thời gian: từ năm 2015 đến năm 2017 5. Cơ sởlý luận

Khoá luận nghiên cứu dựa trên quan điểm của Đảng, chính sách của nhà nước, các văn bản nghị định, chính sách vềtinh giản biên chếvàđề án tinh giản biên chếcủa tỉnh Thừa Thiên Huế.

6. Phương pháp nghiên cứu

Khoá luận sửdụng phương pháp nghiên cứu phân tích và đánh giá tác động của chính sách: phân tích chính sách, đánh giá tác động của chính sách, khái quát về thực hiện chính sách và năng lực thực hiện; các nguồn có sẵn liên quan đến đề tài nghiên cứu, bao gồm nghị quyết, quyết định của Đảng, các văn bản quy phạm pháp luật về chính sách tinh giản biên chế. Các số liệu thống kê được lấy từ Sở Nội vụ tỉnh Thừa Thiên Huế.

Nghiên cứu, phân tích các báo cáo vềquá trình thực hiện cũng như kết quảtinh giản biên chếcủa SởNội vụtỉnh.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(10)

7. Ý nghĩa lý luận, ý nghĩa thực tiễn của khoá luận 7.1 Ý nghĩa lý luận

Các kết luận, kết quả nghiên cứu của khoá luận góp phần bổ sung, hoàn thiện những vấn đề lý luận về tổ chức thực hiện chính sách tinh giản biên chế nói riêng ở nước ta nước ta nói chung cũng như đối với tỉnh Thừa Thiên Huếnói riêng.

7.2 Ý nghĩa thực tiễn

Phản ánh đúng thực trạng của quá trình thực hiện chính sách tinh giản biên chế ở tỉnh ta. Tìm ra các nguyên nhân làm ảnh hưởng đến quá trình tổ chức thực hiện chính sách, từ đó đưa ra những gợi ý, giải pháp, kiến nghị để góp phần nào đó giúp hoàn thiện chính sách tốt hơn, hiệu quả hơn.

8. Kết cấu của khoá luận

Phần mở đầu, phần nội dung và phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo.

Trong đó phần nội dung của khoá luậnđược bốcục theo 3 chương:

Chương 1: Những vấn đề lý luận vềtổchức thực hiện chính sách tinh giản biên chế.

Chương 2: Thực trạng thực hiện chính sách tinh giản biên chế trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

Chương 3: Đềxuất phương hướng, giải pháp giúp hoàn thiện việc tổchức thực hiện chính sách tinh giản biên chế ở nước ta hiện nay.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(11)

PHẦN II: NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TINH GIẢN BIÊN CHẾ

1.1 Một sốkhái niệm liên quan đến vấn đềtinh giản biên chế

Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị- xã hội ở trung ương, ởcấp tỉnh và cấp huyện, trong biên chế và hưởng lương từngân sáchNhà nước (Theo Luật cán bộ, công chức 2018).

Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổnhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội; trong cơ quan, đơn vịthuộc Quân đội nhân dân; thuộc Công an nhân dân và trong bộmáy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách Nhà nước…(Theo Luật cán bộ, công chức 2018).

Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vịsựnghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vịsựnghiệp công lập theo quy định của pháp luật (Luật Viên chức 2010).

Biên chế là số người làm việc trong cơ quan, đơn vị sự nghiệp công lập của Nhà nước do đơn vị quyết định hoặc được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo hướng dẫn của Nhà nước. Đây là vị trí công việc phục vụ lâu dài, vô thời hạn trong các cơ quan Nhà nước, hưởng các chế độvề lương, phụ cấp theo quy định của Nhà nước (theo định nghĩacủa Thư Viện Pháp Luật).

Tinh giản biên chế: được hiểu là việc đánh giá, phân loại, đưa ra khỏi biên chế những người dôi dư, không đáp ứng yêu cầu công việc, không thể tiếp tục bố trí sắp xếp công tác khác và giải quyết chế độ, chính sách đối với những người thuộc diện tinh giản biên chế (Định nghĩa tại Khoản 2 Điều 3Nghị định 108/2014/NĐ-CPvề chính sách tinh giản biên chế).

Chi thường xuyên: Chi thường xuyên là quá trình phân bổ và sử dụng thu nhập từ các quỹ tài chính công nhằm đáp ứng các nhu cầu chi gắn liền với việc thực hiện

Trường Đại học Kinh tế Huế

(12)

các nhiệm vụ thường xuyên của nhà nước về quản lý kinh tế – xã hội (theo www.dankinhte.vn).

Các đối tượng lao động hợp đồng theo nghị định 68/2000/NĐ-CP bao gồm: Sửa chữa, bảo trì đối với hệ thống cấp điện, cấp, thoát nước ở công sở, xe ô tô và các máy móc, thiết bị khác đang được sử dụng trong cơ quan, đơn vị sự nghiệp; lái xe; bảo vệ; vệ sinh; trông giữ phương tiện đi lại của cán bộ, công chức và khách đến làm việc với cơ quan, đơn vị sự nghiệp.

1.2 Quan điểm của Đảng, chính sách của Nhà nước vềTinh giản biên chế 1.2.1 Quan điểm của Đảng vềchủ trương Tinh giản biên chế

Nhằm tổ chức thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 17/4/2015 của Bộ Chính trị về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, thu hút những người có đức, có tài vào hoạt động công vụ trong các cơ quan, tổ chức hành chính và đơn vịsựnghiệp công lập của Nhà nước, đáp ứng được yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế. Từ đó, góp phần nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý nhànước, tiết kiệm ngân sách, giảm chi thường xuyên, cải cách tiền lương.

Các tổ chức trong hệ thống chính trị, cụ thể là các tổ chức đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và chính trị - xã hội từng bước được sắp xếp, kiện toàn; chức năng, nhiệm vụ, mối quan hệcông tác của các tổchức đó được phân định, điều chỉnh hợp lý hơn, bảo đảm vai trò lãnhđạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Đồng thời, các đơn vị sự nghiệp công lập được giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm, chủ động sửdụng tài sản, nguồn nhân lực để phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động cung cấp dịch vụ sự nghiệp công, chủ động trong việc sắp xếp, tổ chức lại cơ cấu bên trong của đơn vị; ký hợp đồng làm việc và hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật để hoàn thành nhiệm vụ được giao...

Trong những năm qua, Đảng ta có nhiều chủ trương, nghị quyết, kết luận về xây dựng tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị gắn với tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, như Kết luận số 64-KL/TW, ngày 28-5- 2013, của Hội nghị Trung ương 7 khóa XI, “Một sốvấn đề về tiếp tục đổi mới, hoàn thiện hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở”; Nghị quyết số 39-NQ/TW, ngày

Trường Đại học Kinh tế Huế

(13)

công chức, viên chức”; Kết luận số 102-KL/TW, ngày 22-9-2014, của Bộ Chính trị khóa, “Về hội quần chúng”; Quyết định số 253-QĐ/TW, ngày 21-7-2014, của Bộ Chính trị,“Về việc ban hành Quy định của Bộ Chính trị về quản lý biên chế thống nhất của hệthống chính trị”; Thông báo kết luận số37-TB/TW, ngày 26-5-2011, của Bộ Chính trị,“Về Đề án “Đổi mới cơ chế hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập, đẩy mạnh xã hội hóa một sốloại hình dịch vụsựnghiệp công””...

Trong đó, ngày 17/04/2015 Ban chấp hành Trung ương ra Nghịquyết 39-NQ/TW năm 2015 Tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Nêu rõ:

“- Bảo đảm sựlãnhđạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, phát huy vai trò giám sát của cơ quan dân cử, Mặt trận Tổquốc, các tổchức chính trị-xã hội và nhân dân trong quá trình thực hiện. BộChính trị quy định quản lý thống nhất biên chếcuảcảhệ thống chính trị.

- Cảhệthống chính trị thống nhất nhận thức và hành động, quyết tâm thực hiện tinh giản biên chế, nhưng không làmảnh hưởng đến hoạt động của các cơ quan, tổ chức, đơn vị,bảo đảm hoàn thành tốt nhiệm vụchính trị được giao.

- Tiến hành đồng bộvới các hoạt động cải cách hành chính, cải cách chế độcông vụ, công chức; nâng cao chất lượng khu vực dịch vụcôngvà đẩy mạnh xã hội hóa sự nghiệp công. Trên cơ sởdanh mục vị trí việc làm, cơ cấu công chức, viên chức hợp lý để xác định biên chếphù hợp. Một việc chỉ giao cho một cơ quan chủ trì, chịu trách nhiệmchính, các cơ quan liên quan có trách nhiệm phối hợp thực hiện.

- Tinh giản biên chếphải đi đôi với cải cách tiền lương và đổi mới tổchức bộmáy của cảhệthống chính trị, đổi mới phương thức lãnhđạo của Đảng. Tỉlệtinh giản biên chế được xác định theo từng cơ quan, tổchức, đơn vị, phù hợp với thực tếsố lượng, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của cơ quan, đơn vị.

-Cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức hợp lý vềtrìnhđộchuyên môn, ngạch, chức danh nghềnghiệp và độtuổi, giới tính, dân tộc.”

Cho đến thời điểm hiện tại thì Đảng ta vẫn giữ vững quan điểm đó là “Tinh giản biên chế gắn với cơ cấu lại, nâng cao chất lượng, sử dụng hiệu quả đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; giảm chi thường xuyên và góp phần cải cách chính sách tiền lương”.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(14)

1.2.2 Chính sách của Nhà nước vềchủ trương Tinh giản biên chế

Ngày 20/11/2014 Chính phủ ban hành Nghị định 108/2014/NĐCP “Về chính sách tinh giản biên chế” có hiệu lực kể từ ngày 10/01/2015 đến ngày 31/12/2021.

Nghị định đã quy định cụ thể phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng, nguyên tắc và các trường hợp tinh giản biên chế, chính sách tinh giản biên chế, trình tự và thời hạn giải quyết tinh giản biên chếcũng như trách nhiệm của cơ quan, đơn vị trong việc thực hiện tinh giản biên chế.

Theo nghị định 108/2014/NĐCP thì tinh giản biên chế có các chính sách sau (quy định tại các điều 8, 9,10 chương II của nghị định này):

- Chính sách về hưu trước tuổi

- Chính sách chuyển sang làm việc tại các tổ chức không hưởng lương thường xuyên từ ngân sách nhà nước.

- Chính sách thôi việc: gồm chính sách thôi việc ngay và thôi việc sau khi đi học nghề.

Ngoài ra theo kế hoạch số 65/KH-UBND năm 2015 còn có chính sách đối với những người thôi giữcác chức vụlãnh đạo hoặc được bổnhiệm, bầu cửvào các chức vụkhác có phụcấp chức vụlãnh đạo mới thấp hơn do sắp xếp tổchức.

Ngày 31/08/2018 ban hành Nghị định số 113/2018/NĐ-CP của Chính phủ: Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 108/2014/NĐ-CP ngày 20/11/2014 của Chính phủvềchính sách tinh giản biên, Nghị định có hiệu lực kểtừngày 15/10/2018.

Cụthểcác chính sách của Nhà nước vềTinh giản biên chế:

a. Mục tiêu chính sách tinh giản biên chế: nhằm tinh gọn bộ máy, làm cho biên chế có chất lượng hơn, góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan, đơn vị, tổ chức trong hệ thống chính trị có số hợp lý, chất lượng cao đủ trình độ, năng lực chuyên môn, phẩm chất đạo đức nghề nghiệp đểthực hiện nhiệm vụ, công vụ được giao có hiệu quảcao.

b. Các giải pháp chính sách tinh giản biên chế

Vềtổchức bộmáy: kiện toàn hệthống chính trị từTrungương đến các cấp cơ sở, bảo đảm bộ máy đồng bộ, tinh gọn,ổn định, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(15)

- Rà soát, sắp xếp, bốtrí lại các vịtrí, chức vụtrong mỗi cơ quan, đơn vị. Trừcác trường hợp các biệt và bức thiết thì thành lập tổ chức mới còn lại không được thành lập các tổchức trung gian.

- Kiện toàn bộ máy gắn liền với hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ. Xem xét tiến hành hợp nhất các cục, vụ, phòng trong các cơ quan. Khuyến khích sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã, bảo đảm cơ bản không tăng số lượng đơn vị hành chínhở địa phương.

- Hoàn thiện quy hoạch mạng lưới các đơn vịsựnghiệp công lập theo ngành, lĩnh vực. Giao quyền tựchủ, bán tựchủvề tài chính cho các đơn vị sự nghiệp. tăng cường sựkiểm tra, giám sát của Nhà nước và nhân dân đối với các cơ quan, đơn vị.

Vềtinh giản biên chế:

- Kiên trì thực hiện tinh giản biên chế công chức, viên chức. Không tăng số lượng biên chếtrong cảhệthống chính trị. Riêng đối với các đơn vị giáo dục, y tếcó thể tăng số lượng biên chếphù với sựgiám sát quản lý chặt chẽ.

- Các cơ quan, đơn vịsựnghiệp công lập phải có kếhoạch, đềán vềlộtrình tinh giản biên chế cụthểmục tiêu trong từng năm đến năm 2021. Trong đó cơ bản đến năm 2021 giảm được 10% sốbiên chế được giao năm 2015.

- Rà soát số lượng biên chếthuộc vào đốitượng được tinh giản. Kiêm nhiệm đối với các chức vụkhông chuyên tráchởcác cấp sơ sởxã, phường, tổdân phố.

Thông tư liên tịch số 01/2015/TTLT-BNV-BTC hướng dẫn Nghị định 108/2014/NĐ-CP về chính sách tinh giản biên chế do Bộ trưởng Bộ Nội vụ - Bộ Tài chính ban hành.

Kế hoạch số 15/KH-UBND, kế hoạch số 65/KH-UBND tỉnh Thừa Thiên Huế vềtinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Đề án, quyết định 1866/2017/QĐ-UBND về tinh giản biên chế trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giaiđoạn 2015-2021.

Với rất nhiều chính sách đã cho thấy nhà nước và tỉnh Thừa Thiên Huếrất quan tâm đến chủ trương Tinh giản biên chếhiện nay.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(16)

1.3 Ý nghĩa, tầm quan trọng của việc tổchức thực hiện chính sách tinh giản biên chế

Vấn đề biên chế và tinh giản biên chế trong bộ máy hành chính là một vấn đề khó khăn, phức tạp và cấp bách, đặt ra hiện nay cho tất cả các cấp, các ngành. Đối tượng Tinh giản là những ai, tinh giản như thế nào là câu hỏi khó dành cho các cấp quản lý, cụ thể là thủ trưởng các cơ quan – người trực tiếp quản lý, sửdụng nhân sự.

Việc tinh giản không đúng đối tượng vẫn còn, chính sách nhà nước còn bất cập vì vậy mục tiêu đề ra chưa đạt được như mong muốn, chưa thực sự giảm những người cần giảm, tình trạng những người chưa đáp ứng yêu cầu vị trí việc làm trong cơ quan, tổ chức, đơn vị chưakhắc phục được, chưa được tinh giản, sàng lọc khỏi bộmáy; cán bộ, công chức, viên chức thiếu năng lực, chưa đáp ứng được trìnhđộ chuyên môn, thái độ đạo đức nghề nghiệp trong thi hành công vụ chưa phù hợp với chuẩn mực của người cán bộ.

Thực tế cho thấy rằng những vướng mắt hạn chế trong quá trình tổ chức thực hiện chủ trương tinh giản biên chế đã ảnh hưởng đến việc hoàn thành các mục tiêu đã đềra. Vì vậy, khâu tổchức thực hiện chính sách tinh giản biên chếcó ý nghĩa vô cùng quan trọng, nếu chính sách không được thực hiện đúng sẽ dẫn đến sựhoài nghi, thiếu tin tưởng và sựphảnứng tiêu cực của nhân dân đối với các chủ trương, chính sách của Nhà nước. Qua quá trình thực hiện chính sách tinh giản biên chế mới biết được chính sách có thực sự đúng, phù hợp và đi vào cuộc sống hay không. Chỉ khi dựa vào thực tiễn mới có thể điều chỉnh, bổ sung và hoàn thiện chính sách cho phù hợp với thực tiễn, đáp ứng yêu cầu của cuộc sống. Đồng thời, việc phân tích, đánh giá một chính sách chỉ có cơ sở đầy đủ, sức thuyết phục sau khi được thực hiện.

Kết quả thực hiện chính sách tinh giản biên chế không chỉ là giảm số lượng biên chếmột cách cơ học mà phải có tác động đến việc cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, thúc đẩy nâng cao trình độ chuyên môn, tính cạnh tranh trong công việc, đồng thời góp phần vào cải cách chế độtiền lương. Việc đưa chính sách tinh giản biên chế vào thực tiễn cuộc sống là cả một quá trình phức tạp đầy khó khăn, chịu sự chi phối, ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố mà qua đó các nhà hoạch định và tổ chức thực hiện chính sách có kinh nghiệm để đưa ra được các giải pháp hợp lý,ưu việt hơn trong thực hiện chính sách. Như vậy, tổchức thực hiện chính sách tinh giản biên chếlà

Trường Đại học Kinh tế Huế

(17)

tất yếu khách quan, là bước cải cách quan trọng đểduy trì sựtồn tại và phát huy tối đa khả năngcủa bộ máy công đáp ứng yêu cầu quản lý của đất nước.

1.4 Các bước trong quy trình thực hiện tinh giản biên chế

Tinh giản biên chếlà cảmột quá trình dài và phức tạp, bao gồm nhiều bước các tác động bổ sung với nhau. Mỗi bước đều thể hiện một vai trò, nhiệm vụ, cách thức, phương pháp thực hiện khác nhau nhưng đều phục vụ cho mục đích tổng thể của cả chính sách. Khi tổ chức thực hiện bước này thành công tốt đẹp sẽ tạo điều kiện cho bước tiếp theo thực hiện dễ dàng hơn, thuận lợi hơn và đạt được kết quả tốt; không được bỏqua bất cứ bước nào trong quy trình thực hiện chính sách. Quy trình tổchức thực hiện bao gồm các bước sau:

1.4.1 Phổbiến, tuyên truyền chính sách tinh giản biên chế

Phổbiến, tuyên truyền chính sách tinh giản biên chếlà hoạt động ý nghĩa quan trọng đối với các cơ quan đơn vị, cán bộ, công chức, viên chức tham gia vào quá trình thực hiện chính sách đặc biệt là đối với những đối tượng năm trong diện tinh giản biên chế.

Phổ biến tốt chính sách sẽ giúp cho các chủ thể tham gia thực hiện chính sách hiểu rõ vềmục đích, yêu cầu, tính đúng đắn và lợi ích của chính sách mang lại.

Đối tượng áp dụng và hưởng thụ chính sách là rất lớn và khác nhau về cả lợi ích, chức vụ, đơn vị công tác, quá trình công tác… nên phải phổ biến rõđể những đối tượng này tựgiác thực hiện, ra khỏi biên chế Nhà nước.

Phổbiến tốt sẽsẽmọi người thấy được tầm quan trọng và mức độ phức tạp của chính sách đồng thời kích thích những người tham gia đóng góp ý kiến để xây dựng kế hoạch triển khai tốt nhất có thểvà phù hợp với từng cơ quan đơn vị.

1.4.2 Xây dựng kếhoạch triển khai thực hiện chính sách tinh giản biên chế

Đểtổchức thực hiện chính sách tinh giản biên chếcó hiệu quả, nhiệm vụ trước tiên đó là xây dựng kếhoạch triển khai thực hiện chính sách. Kếhoạch triển khai là cơ sở, là công cụ, là lộtrìnhđể tiến hành thực hiện chính sách một cách có định hướng và rõ ràng. Khi xây dựng kếhoạch triển khai cần xác định rõ mục tiêu, cụthểhoá các nội dung và nhiệm vụ. Các mục tiêu, nhiệm vụ phải có tính khả thi, nội dung phải xác thực, phù hợp với thực tiễn, không xa rời thực tế. Bản kế hoạch phải trả lời được các

Trường Đại học Kinh tế Huế

(18)

câu hỏi về: kế hoạch thực hiện gồm những ai; thời gian thực hiện; bộ phận nào có nhiệm vụ kiểm tra, đôn đốc; ai là người chịu trách nhiệm cuối cũng về kết quả thực hiện chính sách; bản quy chuẩn, nội quy, quy chếtổchức điều hành. Bản kếhoạch cần đảm bảo không bổ sung, điều chỉnh nhiều trong quá trình thực hiện để tránh những xung đột không cần thiết. Phải đảm bảo các cơ quan cá nhân nghiêm túc thực hiện.

1.4.3 Phân công, phối hợp thực hiện chính sách tinh giản biên chế

Vì chính sách tinh giản biên chế áp dụng trên phạm vi toàn quốc, từ cấp trung ương đến các cấp cơ sở ở địaphươngvới số lượng cơ quan đơn vị, cán bộ, công–viên chức lớn nên phải có sựphân công thực hiện rõ ràng giữa các cấp, các ban ngành. Đặc biệt sự phân công đó phải phù hợp với từng chức năng, nhiệm vụvà quyền hạn của các bên được phân công. Đồng thời phải phối hợp chặt chẽ, linh hoạt để quá trình thực hiện chính sách tinh giản biên chế được nhanh nhất, hiệu quả nhất và đáp ứng được yêu cẩu.

1.4.4 Duy trì chính sách

Đây là hoạt động không thể thiếu trong quy trình thực hiện tinh giản biên chế.

Đểcho chính sách được tồn tại và phát huy sứmệnh của mình trong khi sựbiến động không ngừng của nền kinh tế, môi trường xã hội thì mọi cơ quan đơn vị phải thường xuyên đốc thúc thực hiện chính sách theo lộtrìnhđã hoạch định ban đầu. Phải kiên trì thực hiện chính sách cho đến khi hoàn thành tốt mục tiêu đãđềra.

1.4.5 Điều chỉnh chính sách tinh giản biên chế

Điều chỉnh chính sách tinh giản biên chế là bước quan trọng, cần thiết trong thực hiện tinh giản biên chế. Vìmôi trường kinh tếxã hội là không bất biến mà sẽvận động, biến đổi liên tục, kéo theo đó là sự đòi hỏi cao hơn đểthích ứng với sự thay đổi đó. Và đểgiải quyết những khó khăn đó, trong quá trình thực hiện chính sách các cơ quan tổ chức, thi hành chính sách sẽcó những điều chỉnh đểphù hợp với thực tế. Tuy nhiên, những sự thay đổi đó phải đảm bảo nguyên tắc “chỉ được phép điều chỉnh các giải pháp, công cụ hay hoàn thiện mục tiêu chính sách, không được phép điều chỉnh làm thayđổi mục tiêu chính sách coi chính sách không còn tồn tại, phải xây dựng lại chínhsách”. Cần phải chú ý đến bước này thì việc thực hiện chính sách mới thuận lợi và đạt được kết quảtối ưu nhất có thể.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(19)

1.4.6 Thực hiện đôn đốc, giám sát, kiểm tra quá trình thực hiện chính sách

Trong quá trình thực hiện sẽ không tránh khỏi được những sai sót, những vi phạm có thể là do các nguyên nhân khách quan hay chủ quan. Vì vậy phải thực hiện vai trò giám sát, kiểm tra nhằm kịp thời phát hiện những sai sót, vi phạm, bất cập để đưa ra các giải pháp giúp hoàn thiện chính sách, tạo điều kiện thuận lợi để thực thi chính sách có hiệu quả, đúng trình tự, đúng pháp luật.

1.4.7 Tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm trong quá trình thực hiện chính sách tinh giản biên chế

Đây là bước cuối cùng của quy trình tổchức thực hiện tinh giản biên chế nhưng cũng rất quan trọng. Thực hiện bước này đểthấy được mức độthực hiện công việc của cả quá trình, kết luận về sự chỉ đạo, điều hành tổchức của các chủ thể tham gia thực hiện chính sách tinh giản biên chế. Phải xây dựng bản báo cáo về quá trình thực hiện chính sách, nêu rõ những ưu điểm, nhược điểm, những khó khăn trong thực hiện chính sách. Đề xuất các giải pháp khắc phục và rút kinh nghiệm cho những kế hoạch tiếp theo.

Tổng kết đánh giá, rút kinh nghiệm tổchức thực hiện chính sách tinh giản biên chế là công việc khó, phức tạp trong quá trình thực hiện chính sách, đòi hỏi các cơ quan, tổ chức và cán bộ, công chức, viên chức tham gia vào công việc này phải có trìnhđộ, năng lực, kiến thức và kỹ năng nhất địnhđể có thể đánh giá chính xác kết quả và rút ra được những bài học kinh nghiệm.

1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện chính sách tinh giản biên chế

Quá trình tổchức thực hiện tinh giản biên chếdiễn trong trong khoảng thời gian dài và liên quan đến nhiều cơ quan đơn vị và nhiều cá nhân nên kết quả thực hiện chính sách cũng chịuảnh hưởng của nhiều yếu tốkhác nhau.

1.5.1 Các yếu tốkhách quan

Các yếu tốkhách quan là các yếu tố xuất hiện, tác động đến tổ chức thực hiện chính sách tinh giản biên chế từ môi trường bên ngoài, độc lập và không thể bị tác động,thay đổi theo ý muốn củacon người.

Các yếu tố này tồn tại và vận động theo quy luật khách quan, ít tạo ra những biến động thất thường lớn nên ít gây được sự chú ý đối với các nhà quản lý, cán bộ

Trường Đại học Kinh tế Huế

(20)

,công chức, viên chức tham gia quá trình thực hiện chính sách tinh giản biên chế. Tuy nhiên chúng lại có tác động lớn đối với quá trình thực thi chính sách vì chúng mang tính chất quy luật, mà quy luật thì không thểtránh.

Các yếu tố khách quan chính như là:

a) Tính chất của vấn đềchính sách

Là tính chất đi liền, gắn với từng chính sách, ảnh hưởng trực tiếp đến cách giải quyết vấn đề của từng chính sách đó. Tính chất của chính sách tinh giản bên chế rất phức tạp, tính phức tạp thể hiện ở chổ phạm vi, đối tượng điều chỉnh quá rộng, đặc điểm, tính chất của các đối tượng là không giống nhau: các cán bộ, công chức, viên chức, lao động hợp đồng các cấp trong các cơ quan nhà nước hoặc các đơn vị sự nghiệp công hoạt động dựa vào hoặc một phần dựa vào quỹ lương từ ngân sách nhà nước.

Các đối tượng thuộc chính sách tinh giản biên chế có quá trình công tác, đóng góp cho các cơ quan, đơn vị sự nghiệp nhà nước khác nhau, có quyền lợi và nghĩa vụ khác nhau nên thực hiện chính sách tinh giản biên chế đối với họ hết sức khó khăn, phức tạp. Do đó trong tổ chức thực hiện chính sách tinh giản biên chế phải chú ý đến yếu tố khách quan này để có giải pháp, phương pháp thực hiện chính sách tinh giản biên chếphù hợp với từng đối tượng.

b) Môi trường thực thi chính sách

Môi trường thực thi chính sách là yếu tố liên quan đến các hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, an ninh- quốc phòng, môi trường tựnhiên và quốc tếv.v...

Môi trường thực thi chính sách tinh giản biên chế ởViệt Nam hiện nay cơ bản là thuận lợi. Tình hình chính trị xã hội tương đối ổn định, nền kinh tế tuy còn nhiều khó khăn nhưng vẫn duy trì được mức tăng trưởng khá, duy trì và phát huy được các thành tựu sau quá trình 30 năm đổi mới. Công cuộc cải cách hành chính, xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân, chủ trương mở cửa hội nhập quốc tế được nhân dân đồng tìnhủng hộvà tích cực tham gia. Đó là môi trường hết sức thuận lợi cần phải tận dụng và phát huy đểthực hiện tốt chính sách tinh giản biên chế.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(21)

c) Mối quan hệgiữa cácđối tượng thực thi chính sách

Mối quan hệgiữa các đối tượng thực thi chính sách thểhiện sựthống nhất hay không về lợi ích các mặt của các đối tượng trong quá trình thực hiện mục tiêu chính sách. Nếu các lợi ích của các đối tượng tham gia thực hiện chính sách không mâu thuẫn với nhau, mâu thuẫn với các đối tượng hưởng thụthì chính sách được thực hiện một cách dễ dàng, nhanh chóng và hiệu quả. Ngược lại, nếu có mâu thuẫn về lợi ích giữa các đối tượng thực thi, các đối tượng thụ hưởng thì việc thực thi chính sách sẽ gặp nhiều khó khăn,thậm chí là thất bại. Ở nước ta hiện nay, nhìn chung các mối quan hệgiữa các đối tượng là khá đồng thuận.

d) Đặc tính của đối tượng chính sách

Đặc tính của đối tượng chính sách là những đặc điểm, đặc trưng vốn có hay do môi trường sống tạo nên gắn liền với suy nghĩ của đại đa số nhân dân.Các đối tượng thuộc chính sách tinh giản biên chế làm việc trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước khác nhau, có thời gian công tác và đóng góp cho nhà nước ở mức độ khác nhau, trong đó cócảnhững người giữ chức vụlãnh đạo, quản lý quan trọng. Ở nước ta nói đến biên chế là nói đến nguồn nhân lực làm việc cho nhà nước hay làm việc trong biên chế nhà nước, được vào biên chế nhà nước là điều hết sức vinh dự và là nơi đảm bảo sự ổn định nhất cho sự nghiệp. Khi đã thuộc biên chế nhà nước và nằm trong diện tinh giản biên chế, phải từ bỏ quyền lợi và danh dự thì tránh sao khỏi được những tâm tư và bức xúc. Vì vậy, để vận động, thuyết phục họtự giác thực hiện tinh giản biên chế thì trước hết phải tuyên truyền, làm công tác tư tưởng, đả thông suy nghĩ làm cho họhiểu, đồng cảm và chia sẻvới những khó khăn và quyết tâm cải thiện, thay đổi tích cực của nhà nước.

1.5.2 Các yếu tốchủquan

Các yếu tốchủquan là các yếu tốthuộc về các cơ quan công quyền, do cán bộ, công chức, viên chức chủ động chi phối quá trình thực hiện chính sách. Các yếu tốchủ quannhư:

a) Thực hiện đúng, đầy đủ các bước trong quy trình tổchức thực hiện chính sách Mỗi bước trong quy trình đều có vai trò, ý nghĩa và tác động nhất định đối với cả quá trình thực hiện cũng như kết quả của chính sách. Vì các bước đều có quan hệ

Trường Đại học Kinh tế Huế

(22)

mật thiết với nhau, bước trướcảnh hưởng đến bước sau nên khi bỏ qua hay có sai sót nào mà không kịp khắc phụcở bước trước sẽ ảnh hưởng đến toàn bộquá trình, toàn bộ chính sách. Đây là yếu tốchủquan cực kỳquan trọng, tuyệt đối không được xem nhẹ.

b) Năng lực thực thi chính sách tinh giản biên chếcủa cán bộ, công chức trong bộ máy quản lý nhà nước

Năng lực thực thi chính sách tinh giản biên chế của cán bộ, công chức, viên chức trong bộ máy quản lý nhà nước là yếu tố chủ quan có vai trò quyết định đến kết quảcủa việc thực hiện chính sách. Đánh giá năng lực thực thi bao gồm các tiêu chí như: dạo đức công vụ, năng lực thiết kế tổ chức, năng lực phân tích đánh giá, năng lực thực tế, khả năng dự báo và những phảnứng trước những biến động xảy ra.Năng lực thực thi công biểu hiệnở khả năng thực hiện các quy trình và thủtục hành chính đểgiải quyết các mối quan hệ giữa các cơ quan nhà nước với cá nhân và tổchức trong xã hội có liên quan đến thực thi chính sách.

Cụthể năng lựcở đây là nói đến kiến thức, thái độvà kỹ năng của cán bộcông chức. Năng lực thực thi chính sách là yếu tốchủ quan quan trọng, quyết định đến hiệu quả của chính sách, vì vậy cần phải lựa chọn người có năng lực để tham gia thực hiện chính sách.

c) Sự đồng tìnhủng hộcủa nhân dân

Sự đồng tình ủng hộ của người dân là yếu tố có vai trò đặc biệt quan trọng, quyết định sựthành bại của chính sách. Việc tổchức thực hiện các mục tiêu chính sách không thểchỉ do các cơ quan và cán bộ, công chức nhà nước làm, mà phải có sựtham gia, giám sát và sự đồng tình ủng hộcủa mọi tầng lớp nhân dân trong xã hội. Các cán bộ, công chức, viên chức đều xuất phát từ nhân dân mà ra, được nhân dân ủy thác và trao quyền lực của mình để thực hiện, được nhân dân đóng thuế để nhà nước có ngân sách trả lương cho cán bộ, công chức, viên chức và việc phục vụnhân dân là bổn phận và nghĩa vụ pháp lý của cán bộ, công chức, viên chức nhà nước đối với nhân dân. Do đó nhân dân chính là đối tượng thụ hưởng trực tiếp hay gián tiếp các lợi ích do chính sách mang lại. Khi chính sách đạt được những kết quả đáp ứng nhu cầu của nhân dân, xã hội thì sẽ đi sâu vào lòng dân, được nhân dân ủng hộ. Chỉ khi được nhân dân ủng hộthì chính sách tinh giản biên chếmới được coi là thành công.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(23)

1.6 Các yêu cầu cơ bản trong tổchức thực hiện tinh giản biên chế 1.6.1 Yêu cầu thực hiện mục tiêu chính sách

Mục tiêu chính sách tinh giản biên chế là cái đích cuối cùng mà chính sách tinh giản biên chế hướng tới nhằm đạt được kết quả xác định từ trước. Mỗi chính sách đều hướng đến mục tiêu nhất định, nếu mục tiêu chính sách không được thực hiện coi như chính sách không được thực hiện. Mục tiêu chính sách tinh giản biên chế như đã nêu trên là nhằm làm cho biên chếcủa các cơ quan hành chính, đơn vịsựnghiệp nhà nước tinh gọn, chất lượng hơn góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có số lượng, chất lượng, cơ cấu hợp lý, có đủ trình độ, năng lực chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ xây dựng, phát triển đất nước và phục vụ đắc lực nhân dân. Vì vậy yêu cầu thực hiện mục tiêu chính sách là yêu cầu quan trọng đầu tiên, cơ bản trong tổchức thực hiện.

1.6.2 Yêu cầu đảm bảo tính hệ thống trong quá trình thực hiện chính sách tinh giản biên chế

Mỗi khi muốn hoàn thành tốt một chính sách nào đó, chúng ta phải thực hiện tốt các hệthống ẩn chứa trong quá trình thực hiện chính sách đó như: hệthống mục tiêu, biện pháp thực hiện; hệ thống tổ chức thực hiện; hệ thống điều hành, phối hợp thực hiện; hệ thống các quy phạm, quy chế, áp dụng các công cụ quản lý chính sách nhà nước. Yêu cầu đảm bảo tính hệ thống trước hết đòi hỏi phải thực hiện đầy đủ, chính xác các bước, các nhiệm vụtrong tổchức thực hiện để thống nhất, đồng bộtrong suốt quá trình thực hiện chính sách.

1.6.3 Yêu cầu đảm bảo tính hợp lý, khoa học trong tổ chức thực hiện chính sách tinh giản biên chế

Yêu cầu này đòi hỏi các chủ thểtham gia thực hiện chính sách, đặc biệt là các cấp quản lý phải tinh thông, có đủ năng lực để thực hiện một cách quảchính sách tinh giản biên chế. hợp lý, khoa học. Tính khoa học thể hiện trong quá trình tổ chức thực hiện chính sách tinh giản biên chế ở việc phối hợp nhịp nhàng, linh động, chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý chính sách, giữa các cơ quan chủquản và đối tượng tinh giản biên chế. Khi đã có được sự hợp lý, khoa học thì ắt hẳn chính sách sẽ được thực hiện một cách có hiệu quả, nhanh chóng đồng thời củng cố niềm tin của các đối tượng về các chính sách của nhà nước.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(24)

1.6.4 Yêu cầu đảm bảo lợi ích thực sự cho các đối tượng thụ hưởng chính sách tinh giản biên chế

Trong xã hội thường tồn tại nhiều nhóm lợi ích và nhà nước là người bảo vệlợi ích hợp pháp của cá nhân và tổ chức. Nhà nước thường dùng các chính sách công để thực hiện bảo vệ những người được thụ hưởng các chính sách xã hội. Yêu cầu này đòi hỏi phải xác định cụthể, chính xác đối tượng được tinh giản biên chếvà chỉnhững đối tượng này mới được thụ hưởng do chính sách tinh giản biên chế. Tuân thủyêu cầu này làm tránh các trường hợp không thuộc các đối tượng điều chỉnh nhưng “chạy chọt” để được thụ hưởng chính sách.

1.7 Các phương pháp trong tổchức thực hiện chính sách tinh giản biên chế

Phương pháp thực hiện chính sách mà cụthểlà những cách thức mà chủthể sử dụng, tổ chức triển khai thực hiện chính sách có hiệu quả. Để làm được điều đó cần vận dụng linh hoạt các phương pháp cho từng đối tượng, đặc điểm và từng hoản cảnh khác nhau để đạt hiệu quảnhất, được sự đồng thuận nhất từcác bên tham gia.

Các phương pháp chủyếu thường được áp dụng như là:

1.7.1Phương phápkinh tế

Phương pháp kinh tếlà cách thức tác động lên các đối tượng tham gia thực hiện chính sách tinh giản biên chếbằng các lợi ích vật chất. Đây là phương pháp liên quan trực tiếp đến lợi ích của cácđối tượng chính sách, nên có tác dụng rất mạnh so với các phương pháp khác.Trong thời buổi kinh tế xã hội phát triển như hiện nay thì vật chất là thứ rất được quan trọng, liên quan trực tiếp đến đời sống của mọi người nên khi đánh vào lợi ích kinh tế thì sẽ đem lại hiệu rất quảcao và là biện pháp được sửdụng rất rộng rãi.

1.7.2 Phương pháp giáo dục thuyết phục

Phương pháp giáo dục thuyết phục là cách thức tác động lên các đối tượng và các quá trình chính sách bằng lý tưởng cách mạng, bằng bổn phận và trách nhiệm của công dân đểhọý thức được trách nhiệm của mình và tựgiác tham gia thực hiện chính sách. Đối với một số đối tượng có ý thức được đầy đủdanh dự, bổn phận, trách nhiệm, đạo đức công vụ, đạo đức nghề nghiệp thì nên áp dụng phương pháp này thay vì phương pháp kinh tế thì sẽ thu được hiệu quả cao hơn đồng thời tạo được sự mãn

Trường Đại học Kinh tế Huế

(25)

khuyến khích sửdụng nhất vì dễthực hiện và giảm được bầu không khí căng thẳng đối với các đối tượng tham gia thực hiện chính sách.

1.7.3 Phương pháp hành chính

Phương pháp hành chính là cách thức tác động của chủ thể chính sách lên đối tượng và quá trình thực hiện chính sách bằng quyền lực của nhà nước. Nếu cả hai phương pháp kinh tếvà giáo dục thuyết phục không đem lại hiệu quảthì buộc phải sử dụng quyền lực của nhà nước tức là cưỡng chếhành chính. Trong thực tế phương pháp này được áp dụng đối với các đối tượng thiếu ý thức, thiếu kiến thức, vô kỷ luật, tư tưởng thoái hoá, biến chất…nhưng không tựgiác, tựnguyện tham gia thực hiện chính sách mà còn có tháiđộ chống lại với chính sách tinh giản biên chếcủa nhà nước.

1.7.4 Phương pháp kết hợp

Trong tổ chức thực hiện chính sách tinh giản biên chế, một khi áp dụng một trong ba phương pháp trên thì sẽ thực hiện kết hợp hai hoặc cả ba phương pháp cùng một lúc để đạt được hiểu quảcao nhất.

1.8 Các chủthểtham gia thực hiện chính sách tinh giản biên chế

Tham gia thực hiện chính sách tinh giản biên chế bao gồm (theo nghị định số 108/2014/NĐ-CP):

- Chính phủ; các bộ Tài chính, bộ Nội vụ; Bảo hiểm xã hội;cơ quan địa phương các cấp.

- Các cơ quan, tổ chức của Đảng, Nhà nước, tổchức chính trị - xã hội từTrung ương đến cấp xã.

- Các đơn vịsựnghiệp công lập của Đảng, Nhà nước, tổchức chính trị- xã hội.

- Các Hội được giao biên chế và ngân sách nhà nước hỗtrợ kinh phí đểtrả lương.

- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước hoặc do tổ chức chính trị, tổchức chính trị - xã hội làm chủsở hữu được chuyển đổi từ công ty nhà nước, công ty thuộc các tổchức chính trị, tổchức chính trị- xã hội, nay tiếp tục được cấp có thẩm quyền phê duyệt thực hiện sắp xếp lại theo phương án cổ phần hóa, giao, bán, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, phá sản hoặc chuyển thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên hoặc chuyển thành đơn vịsựnghiệp công lập.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(26)

- Công ty cổphần có vốn góp của Nhà nước nay được cấp có thẩm quyền bán hết phần vốn nhà nước.

- Nông, lâm trường quốc doanh sắp xếp lại theo quy định của pháp luật.

- Đối tượng tinh giản biên chếbao gồm cáctrường hợp sau:

+ Dôi dư do rà soát, sắp xếp lại tổ chức bộ máy, nhân sựtheo quyết định của cơ quan có thẩm quyền của Đảng, Nhà nước hoặc do đơn vị sự nghiệp công lập sắp xếp lại tổ chức bộ máy, nhân sự để thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm vềthực hiện nhiệm vụ, tài chính, tổchức bộmáy và nhân sự.

+ Dôi dư do cơ cấu lại cán bộ, công chức, viên chức theo vị trí việc làm, nhưng không thểbốtrí, sắp xếp được việc làm khác.

+ Chưa đạt trìnhđộ đào tạo theo tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ quy định đối với vị trí việc làm đang đảm nhiệm, nhưng không có vị trí việc làm khác phù hợp để bố trí và không thể bố trí đào tạo lại để chuẩn hóa về chuyên môn, nghiệp vụ hoặc được cơ quan bố trí việc làm khác, cá nhân tự nguyện thực hiện tinh giản biên chế và được cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý đồng ý.

+ Có chuyên ngành đào tạo không phù hợp với vị trí việc làm hiện đang đảm nhiệm nên bị hạn chế về năng lực hoàn thành công việc được giao, nhưng không thể bố trí việc làm khác hoặc được cơ quan bố trí việc làm khác, cá nhân tự nguyện thực hiện tinh giản biên chế và được cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý đồng ý.

+ Cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý thôi giữ chức vụ do sắp xếp tổ chức bộ máy theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền, tự nguyện thực hiện tinh giản biên chế và được cơ quan, đơn vịtrực tiếp quản lý đồng ý.

+ Có 02 năm liên tiếp liền kề tại thời điểm xét tinh giản biên chế, cán bộ, công chức được phân loại, đánh giá xếp vào mức hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực hoặc có 01 năm hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực và 01 năm không hoàn thành nhiệm vụ nhưng không thể bố trí việc làm khác phù hợp hoặc không hoàn thành nhiệm vụ trong năm trước liền kề tại thời điểm xét tinh giản biên chế, cá nhân tự nguyện thực hiện tinh giản biên chế và được cơ quan, đơn vị trựctiếp quản lý đồng ý.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(27)

+ Có 02 năm liên tiếp liền kề tại thời điểm xét tinh giản biên chế, viên chức có 01 năm được phân loại đánh giá xếp vào mức hoàn thành nhiệm vụ và 01 năm không hoàn thành nhiệm vụ nhưng không thể bố trí việc làm khác phù hợp hoặc không hoàn thành nhiệm vụ trong năm trước liền kề tại thời điểm xét tinh giản biên chế, cá nhân tự nguyện thực hiện tinh giản biên chế và được cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý đồng ý.

+ Có 02 năm liên tiếp liền kề tại thời điểm xét tinh giản biên chế, mà trong từng năm đều có tổng số ngày nghỉ làm việc bằng hoặc cao hơn số ngày nghỉ tối đa do ốm đau theo quy định tạikhoản 1 Điều 26 Luật bảo hiểm xã hội, có xác nhận của cơ sở khám chữa bệnh và của cơ quan Bảo hiểm xã hội chi trả trợ cấp ốm đau theo quy định hiện hành của pháp luật hoặc trong năm trước liền kề tại thời điểm xét tinh giản biên chế có tổng số ngày nghỉ làm việc bằng hoặc cao hơn số ngày nghỉ tối đa do ốm đau theo quy định tạikhoản 1 Điều 26 Luật bảo hiểm xã hội, cá nhân tự nguyện thực hiện tinh giản biên chế và được cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý đồng ý”.

+ Người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động không xác định thời hạn trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập chưa được giao quyền tự chủhoàn toàn vềthực hiện nhiệm vụ, tài chính, tổchức bộmáy, nhân sự dôi dư do sắp xếp lại tổ chức theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền hoặc do đơn vị sựnghiệp công lập sắp xếp lại tổ chức bộ máy, nhân sự để thực hiện chế độ tựchủ, tựchịu trách nhiệm vềthực hiện nhiệm vụ, tài chính, tổchức bộmáy và nhân sự.

+ Viên chức, người làm việc theo chế độhợp đồng lao động không xác định thời hạn tại các đơn vịsựnghiệp công lập được giao quyền tựchủhoàn toàn vềthực hiện nhiệm vụ, tài chính, tổchức bộmáy, nhân sự dôi dư do sắp xếp lại tổchức theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền hoặc do đơn vị sự nghiệp công lập sắp xếp lại tổ chức bộ máy, nhân sự để thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm vềthực hiện nhiệm vụ, tài chính, tổchức bộmáy và nhân sự.

+ Chủ tịch công ty, thành viên Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc, Giám đốc, Phó Giám đốc, Kế toán trưởng, kiểm soát viên của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủsở hữu dôi dư do

Trường Đại học Kinh tế Huế

(28)

thực hiện cổ phần hóa, giao, bán, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, phá sản hoặc chuyển thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên hoặc chuyển thành đơn vị sựnghiệp công lập theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; Giám đốc, Phó Giám đốc, Kế toán trưởng của các nông, lâm trường quốc doanh dôi dư do sắp xếp lại theo quy định của Nghị định số 170/2004/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2004 của Chính phủvềsắp xếp, đổi mới và phát triển nông trường quốc doanh, Nghị định số 200/2004/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2004 của Chính phủvềsắp xếp, đổi mới và phát triển lâm trường quốc doanh.

+ Những người là cán bộ, công chức được cơ quan có thẩm quyền cử tham gia quản lý hoặc đại diện theo ủy quyền đối với phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước mà dôi dư do cơ cấu lại doanh nghiệp đó.

+ Những người làm việc trong biên chế được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao cho các hội thuộc danh sách dôi dư do sắp xếp lại tổchức theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(29)

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Tinh giản biên chếlà một chính sách quan trọng của nhà nước hướng đến thực hiện tinh gọn bộ máy nhà nước, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công–viên chức đáp ứng tốt hơn những đòi hỏi của nền kinh tế, xã hội và bối cảnh đất nước ta nói chung cũng như trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huếnói riêng. Xây dựng chính sách tinh giản biên chế đã dựa trên rất nhiều cơ sở lý luận cũng như phân tích sâu rộng các vấn đề, các chủthể, các đối tượng, các đặc điểm kinh tế xã hội để có thể đưa ra được phương án thực hiện chính sách tối ưu nhất.

Tại chương 1 khoá luậnđãđưa ra cáclý luận chung vềtổchức thực hiện chính sách tinh giản biên chế như: quan điểm của Đảng, chính sách của nhà nước; ý nghĩa, tầm quan trọng của chính sách; quy trình thực hiện; yếu tố ảnh hưởng; yêu cầu cơ bản; phương pháp thực hiện; chủthể tham gia vào quá trình tổchức, thực hiện chính sách tinh giản biên chế. Từkết quảnghiên cứu, phân tíchở chương 1 là cơ sở đểphân tích thực trạng và tình hình thực hiện chính sách tinh giản biên chế trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế ở chương 2.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(30)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG, TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TINH GIẢN BIÊN CHẾ TRÊN ĐỊA BÀN

TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

2.1 Khái quát về cơ sở thực tập: SởNội vụtỉnh Thừa Thiên Huế

Địa chỉ cơ quan:Số 09 đường Đống Đa, Phường Vĩnh Ninh, thành phốHuế Điện thoại: 0234.3826833 - 3830151

Fax: 0234.3848018

Email: snv@thuathienhue.gov.vn 2.1.1 Quá trình phát triển

Sau thắng lợi của cuộc Tổng khởi nghĩa Cách mạng tháng Tám, ngày 28/8/1945, Chính phủlâm thời nước Việt Nam Dân chủCộng hoà ra tuyên cáo thành phần của Chính phủ mới gồm 13 Bộ, trong đó có Bộ Nội vụ. Đây là cơ quan của Chính phủthực hiện nhiệm vụ xây dựng bộ máy Nhà nước, bảo vệ chính quyền cách mạng còn non tr

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan