• Không có kết quả nào được tìm thấy

Giải SBT Sinh 9 Bài tập trắc nghiệm trang 76, 77, 78,79, 80, 81, 82, 83, 84 | Giải sách bài tập Sinh 9

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Giải SBT Sinh 9 Bài tập trắc nghiệm trang 76, 77, 78,79, 80, 81, 82, 83, 84 | Giải sách bài tập Sinh 9"

Copied!
35
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Bài tập trắc nghiệm

1 trang 76 sbt Sinh học lớp 9: Môi trường sống của sinh vật gồm A. đất và nước.

B. nước và không khí.

C. đất, nước và không khí.

D. tất cả những gì bao quanh sinh vật có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới chúng.

Lời giải:

Đáp án D

Môi trường là nơi sinh sống của sinh vật, bao gồm tất cả những gì bao quanh chúng, có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới chúng.

Môi trường sống của sinh vật

2 trang 76 sbt Sinh học lớp 9: Trong tự nhiên, có các loại môi trường sống nào sau đây?

A. Môi trường trong đất, môi trường nước và môi trường mặt đất – không khí.

B. Môi trường sinh vật, môi trường nước và môi trường mặt đất – không khí.

C. Môi trường sinh vật, môi trường nước và môi trường trong đất.

(2)

D. Môi trường trong đất, môi trường nước, môi trường mặt đất – không khí và môi trường sinh vật.

Lời giải:

Đáp án D

Có 4 loại môi trường chủ yếu bao gồm:

+ Môi trường nước: Gồm những vùng nước ngọt, nước lợ và nước mặn có các sinh vật thủy sinh. Ví dụ: Môi trường nước là môi trường sống của tôm, cá, cây bèo tây,…

+ Môi trường trong đất: Gồm các lớp đất có độ sâu khác nhau, trong đó có các sinh vật sống dưới đất. Ví dụ: Môi trường trong đất là môi trường sống của giun đất, dế,…

+ Môi trường trên cạn (mặt đất - không khí): Gồm mặt đất và lớp khí quyển, là nơi sống của phần lớn sinh vật trên Trái Đất. Ví dụ: Môi trường trên cạn là môi trường sống của các loài chó, mèo, lợn, cây bàng,…

+ Môi trường sinh vật: Cơ thể sinh vật được coi là môi trường sống khi chúng là nơi ở, nơi lấy thức ăn, nước uống của các sinh vật khác. Ví dụ: Cây xanh là môi trường sống của vi sinh vật và nấm kí sinh; ruột người là môi trường sống của các loài giun, sán;…

Các loại môi trường sống

(3)

3 trang 76 sbt Sinh học lớp 9: Phần "Sinh vật và môi trường" của Sinh học lớp 9 đề cập các tác động nào sau đây?

A. Tác động của các nhân tố môi trường lên sinh vật.

B. Tác động của sinh vật lên môi trường.

C. Tác động của sinh vật lên sinh vật.

D. Cả A, B và C.

Lời giải:

Đáp án D

Phần "Sinh vật và môi trường" của Sinh học lớp 9 đề cập các tác động giữa sinh vật và môi trường (môi trường có thể gồm cả nhân tố vô sinh hoặc hữu sinh). Như vậy, phần "Sinh vật và môi trường" của Sinh học lớp 9 đề cập các tác động:

- Tác động của các nhân tố môi trường lên sinh vật.

- Tác động của sinh vật lên môi trường: sinh vật có thể làm biến đổi môi trường.

- Tác động của sinh vật lên sinh vật.

Tác động giữa các yếu tố môi trường và sinh vật

4 trang 77 sbt Sinh học lớp 9: Con người nghiên cứu sinh vật và môi trường với mục đích nào sau đây?

(4)

A. Hiểu biết mối quan hệ tác động tương hỗ giữa sinh vật và môi trường, giữa các sinh vật với nhau.

B. Sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên sinh vật, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội một cách bền vững.

C. Khai thác tối đa nguồn tài nguyên sinh vật để có lợi nhuận cao nhất mà không cần quan tâm đến môi trường vì môi trường không có thay đổi gì.

D. Cả A và B.

Lời giải:

Đáp án D

Con người nghiên cứu sinh vật và môi trường với mục đích là:

- Hiểu biết mối quan hệ tác động tương hỗ giữa sinh vật và môi trường, giữa các sinh vật với nhau.

- Sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên sinh vật, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội một cách bền vững.

5 trang 77 sbt Sinh học lớp 9: Theo nghĩa khái quát, môi trường sống của sinh vật

A. nơi sinh vật cư trú.

B. nơi sinh vật tìm kiếm thức ăn.

C. nơi sinh vật sinh sống.

(5)

D. nơi sinh vật sinh sản.

Lời giải:

Đáp án C

Theo nghĩa khái quát, môi trường sống của sinh vật là nơi sinh vật sinh sống (cư trú, kiếm thức ăn, sinh sản).

6 trang 77 sbt Sinh học lớp 9:Nhân tố sinh thái là

A. các yếu tố vô sinh của môi trường có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên sinh vật.

B. các yếu tố hữu sinh của môi trường có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên sinh vật.

C. các chất dinh dưỡng có trong đất, trong nước mà sinh vật sử dụng.

D. các yếu tố của môi trường tác động tới sinh vật (trực tiếp hoặc gián tiếp).

Lời giải:

Đáp án D

Nhân tố sinh thái là các yếu tố của môi trường tác động tới sinh vật (trực tiếp hoặc gián tiếp). Nhân tố sinh thái bao gồm các yếu tố vô sinh như các chất dinh dưỡng trong đất, khí hậu,… và các yếu tố hữu sinh như sinh vật.

Nhân tố sinh thái

(6)

7 trang 77 sbt Sinh học lớp 9: Nước vừa là nhân tố sinh thái vừa là môi trường sống của sinh vật vì

A. không có nước thì không có một sinh vật nào có thể sống được.

B. nước là yếu tố tác động tới sinh vật.

C. nước là môi trường sống của nhiều sinh vật.

D. nước là môi trường có các chất hoà tan, có không khí hoà tan, có nhiệt độ nhất định, có ánh sáng xuyên qua, có thực vật, có động vật và cả vi sinh vật sống trong đó. Tất cả các thành phần nêu trên có tác động qua lại với nhau và tác động lên các sinh vật sống trong đó.

Lời giải:

Đáp án D

Nước vừa là nhân tố sinh thái vừa là môi trường sống của sinh vật vì nước là môi trường có các chất hoà tan, có không khí hoà tan, có nhiệt độ nhất định, có ánh sáng xuyên qua, có thực vật, có động vật và cả vi sinh vật sống trong đó. Tất cả các thành phần nêu trên có tác động qua lại với nhau và tác động lên các sinh vật sống trong đó.

Chu trình nước

(7)

8 trang 78 sbt Sinh học lớp 9: Nhìn chung, trong một ngày từ sáng đến tối, cường độ ánh sáng mặt trời chiếu trên mặt đất thay đổi như thế nào?

A. Tăng liên tục từ sáng đến tối.

B. Giảm liên tục từ sáng đến tối.

C. Không tăng và cũng không giảm.

D. Tăng dần từ sáng đến trưa và sau đó giảm dần vào buổi chiều cho đến tối.

Lời giải:

Đáp án D

Nhìn chung, trong một ngày từ sáng đến tối, cường độ ánh sáng mặt trời chiếu trên mặt đất tăng dần từ sáng đến trưa và sau đó giảm dần vào buổi chiều cho đến tối.

9 trang 78 sbt Sinh học lớp 9: Độ dài ngày giữa mùa hè và mùa đông khác nhau như thế nào?

A. Độ dài ngày mùa hè ngắn hơn mùa đông.

B. Độ dài ngày mùa đông và mùa hè như nhau.

C. Độ dài ngày mùa hè dài hơn mùa đông.

D. Cả 3 phương án đều sai.

Lời giải:

Đáp án C

(8)

Mùa hè: ngày dài, đêm ngắn.

Mùa đông: ngày ngắn, đêm dài.

→ Độ dài ngày mùa hè dài hơn mùa đông.

10 trang 78 sbt Sinh học lớp 9: Điểm gây chết dưới của cá rô phi ở Việt Nam là A. 2oC.

B. 5oC.

C. 30oC.

D. 42oC.

Lời giải:

Đáp án B

Điểm gây chết dưới của cá rô phi ở Việt Nam là 5oC.

(9)

11 trang 78 sbt Sinh học lớp 9: Nhiệt độ mà tại đó cá rô phi ở Việt Nam sinh trưởng, phát triển và sinh sản tốt nhất là

A. 2oC.

B. 5oC.

C. 30oC.

D. 42oC.

Lời giải:

Đáp án C

Nhiệt độ mà tại đó cá rô phi ở Việt Nam sinh trưởng, phát triển và sinh sản tốt nhất là 30oC – đây chính là điểm cực thuận trong giới hạn sinh thái về nhiệt độ của cá rô phi ở Việt Nam.

12 trang 78 sbt Sinh học lớp 9:Giới hạn chịu đựng của cá rô phi ở Việt Nam là A. 5°C đến 30°C.

B. 30oC đến 42°C.

C. 2°C đến 45°C . D. 5oC đến 42°C.

Lời giải:

Đáp án D

(10)

Giới hạn sinh thái bao gồm khoảng thuận lợi và khoảng chống chịu → Giới hạn sinh thái sẽ được tính từ điểm gây chết dưới đến điểm gây chết trên → Giới hạn chịu đựng của cá rô phi ở Việt Nam là 5oC đến 42°C.

13 trang 78 sbt Sinh học lớp 9: Mức độ sinh trưởng của cá rô phi ở Việt Nam như thế nào khi nhiệt độ tăng dần từ điểm gây chết dưới đến điểm cực thuận?

A. Tăng dần.

B. Giảm dần C. Không tăng.

D. Không giảm.

Lời giải:

Đáp án A

- Khoảng thuận lợi: là khoảng nhân tố sinh trưởng ở mức phù hợp, đảm bảo cho sinh vật sống tốt nhất.

- Khoảng chống chịu: là khoảng nhân tố sinh trưởng gây ức chế cho hoạt động sống.

→ Khi nhiệt độ tăng dần từ điểm gây chết dưới đến điểm cực thuận, mức độ sinh trưởng của cá rô phi ở Việt Nam tăng dần.

14 trang 78 sbt Sinh học lớp 9: Cá rô phi ở Việt Nam có thể chết A. trong khoảng nhiệt độ từ 5°C đến 30°C.

B. trong khoảng nhiệt độ từ 30°C đến 42°C.

(11)

C. trong khoảng nhiệt độ từ 5°C đến 42°C.

D. khi nhiệt độ thấp hơn 5oC và lớn hơn 42°C.

Lời giải:

Đáp án D

Nằm ngoài dưới hạn sinh thái thì sinh vật sẽ chết → Sinh vật sẽ chết khi nhân tố sinh thái nhỏ hơn điểm gây chết dưới và lớn hơn điểm gây chết trên → Cá rô phi ở Việt Nam có thể chết khi nhiệt độ thấp hơn 5oC (điểm gây chết dưới) và lớn hơn 42°C (điểm gây chết trên).

Giới hạn sinh thái về nhiệt độ của cá rô phi

15 trang 79 sbt Sinh học lớp 9: Các loại giun sán kí sinh sống trong môi trường nào sau đây?

A. Môi trường trong đất.

B. Môi trường trong nước.

C. Môi trường sinh vật.

D. Môi trường mặt đất - không khí.

Lời giải:

Đáp án C

(12)

Các loại giun sán kí sinh sống trong môi trường sinh vật. Cơ thể sinh vật chính là nơi ở, nơi lấy thức ăn, nơi sinh sản của các loài giun sán.

Giun sán trong ruột người

16 trang 79 sbt Sinh học lớp 9: Đâu là nơi sinh sống của giun đất và dế chũi?

A. Môi trường trong đất.

B. Môi trường trong nước.

C. Môi trường sinh vật.

D. Môi trường mặt đất - không khí.

Lời giải:

Đáp án A

Nơi sinh sống của giun đất và dế chũi là trong đất.

Môi trường đất của giun đất và dế chũi

(13)

17 trang 79 sbt Sinh học lớp 9: Nguồn gốc sâu xa của năng lượng cung cấp cho hoạt động của con người là từ đâu?

A. Từ thực vật.

B. Từ động vật.

C. Từ ánh sáng mặt trời.

D. Từ ôxi và nước.

Lời giải:

Đáp án C

Nguồn gốc sâu xa của năng lượng cung cấp cho hoạt động của con người là từ ánh sáng mặt trời: Sinh vật sản xuất hấp thụ ánh sáng mặt trời để tổng hợp nên chất hữu cơ thông qua quá trình quang hợp. Sau đó, năng lượng trong chất hữu cơ sẽ được truyền lại cho các sinh vật dị dưỡng khác thông qua con đường tiêu hóa.

18 trang 79 sbt Sinh học lớp 9: Hiện tượng cây đậu trồng trong chậu đặt bên cửa sổ thường có xu hướng vươn cong về phía chiếu sáng. Hiện tượng này do tác động của nhân tố sinh thái nào?

A. Nhiệt độ.

B. Độ ẩm.

C. Ánh sáng.

D. Không khí.

(14)

Lời giải:

Đáp án C

Ngọn cây có tính hướng sáng. Khi được chiếu ánh sáng từ một phía thì ngọn cây sẽ cong về phía có ánh sáng. Điều này sẽ đảm bảo cây thu nhận được ánh sáng để thực hiện quá trình quang hợp – một quá trình mang tính chất sống còn của thực vật.

19 trang 79 sbt Sinh học lớp 9: Câu nào sai trong các câu sau?

A. Ánh sáng có ảnh hưởng đến hình thái và sinh lí của cây. Cây có tính hướng sáng.

B. Ánh sáng là một nhân tố sinh thái.

C. Có nhóm động vật ưa hoạt động ban ngày, có nhóm động vật ưa hoạt động ban đêm.

D. Nhóm động vật ưa sáng gồm những động vật hoạt động chủ yếu vào ban đêm.

Lời giải:

Đáp án D

(15)

Nhóm động vật ưa sáng gồm những động vật hoạt động chủ yếu vào ban ngày. Ở nhóm này, các động vật thường có cơ quan thị giác phát triển, thân con vật thường có màu sắc (màu sắc báo hiệu, màu sắc ngụy trang,…).

Động vật ưa hoạt động ban ngày và ưa hoạt động ban đêm 20 trang 79 sbt Sinh học lớp 9: Nhờ có ánh sáng mà động vật

A. định hướng trong không gian.

B. kiếm mồi.

C. nhận biết các vật.

D. cả A, B và C.

Lời giải:

Đáp án D

Nhờ có ánh sáng mà động vật có thể định hướng trong không gian, kiếm mồi hoặc nhận biết các vật.

(16)

Các hoạt động sống cần ánh sáng

21 trang 80 sbt Sinh học lớp 9: Ánh sáng có tác động trực tiếp đến hoạt động sinh lí nào của cây xanh?

A. Hô hấp.

B. Quang hợp.

C. Phân chia tế bào.

D. Cả A, B và C.

Lời giải:

Đáp án B

Ánh sáng có tác động trực tiếp đến hoạt động quang hợp của cây xanh. Quang tổng hợp hay gọi tắt là quang hợp là quá trình tổng hợp chất hữu cơ từ các chất vô cơ đơn giản là CO2 và H2O dưới tác dụng của năng lượng ánh sáng Mặt trời. Không có ánh sáng mặt trời thì quá trình quang hợp không diễn ra.

(17)

22 trang 80 sbt Sinh học lớp 9: Dựa vào khả năng giữ nhiệt độ ổn định của cơ thể, động vật được chia thành những nhóm nào?

A. Một nhóm - Nhóm động vật biến nhiệt B. Một nhóm - Nhóm động vật hằng nhiệt

C. Hai nhóm - Nhóm động vật hằng nhiệt và nhóm động vật biến nhiệt.

D. Ba nhóm: A, B và nhóm trung gian.

Lời giải:

Đáp án C

- Dựa khả năng giữ nhiệt độ ổn định của cơ thể, sinh vật được chia thành 2 nhóm:

+ Sinh vật biến nhiệt: Là những sinh vật có nhiệt độ cơ thể phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường. Thuộc nhóm này có các vi sinh vật, nấm, thực vật, động vật không xương sống, cá, ếch nhái, bò sát.

+ Sinh vật hằng nhiệt: Có nhiệt độ cơ thể không phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường.

Thuộc nhóm này bao gồm các động vật có tổ chức cơ thể cao như chim, thú và con người.

Động vật biến nhiệt Động vật hằng nhiệt

23 trang 80 sbt Sinh học lớp 9: Nhóm động vật nào sau đây gồm toàn động vật biến nhiệt?

A. Cá chép, thằn lằn, hổ, gà.

(18)

B. Cá rô phi, rắn nước, cá sấu, ốc sên.

C. Báo, gấu, chim bồ câu, đại bàng.

D. Sư tử, hươu, nai, trâu.

Lời giải:

Đáp án B

Sinh vật biến nhiệt là những sinh vật có nhiệt độ cơ thể phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường. Thuộc nhóm này có các vi sinh vật, nấm, thực vật, động vật không xương sống, cá, ếch nhái, bò sát → Cá rô phi, rắn nước, cá sấu, ốc sên là các động vật biến nhiệt.

Cá sấu Ốc sên Cá rô phi Rắn nước

24 trang 80 sbt Sinh học lớp 9: Cơ quan nào của cây xanh chịu tác động của ánh sáng mặt trời để tiến hành quang hợp, tổng hợp chất hữu cơ từ CO2 và H2O?

A. Rễ.

B. Thân.

C. Lá.

D. Hoa, quả.

Lời giải:

Đáp án C

Lá là cơ quan quang hợp chủ yếu của cây xanh vì lá có chứa diệp lục – chất có khả năng hấp thụ và chuyển hóa ánh sáng Mặt Trời.

(19)

Cấu tạo của lá thực hiện quang hợp

25 trang 80 sbt Sinh học lớp 9: Trong số động vật có xương sống, lớp động vật nào có nhiệt độ cơ thể thay đổi theo nhiệt độ môi trường?

A. Lớp Cá, lớp Lưỡng cư.

B. Lớp Bò sát.

C. Lớp Chim, lớp Thú.

D. Cả A và B.

Lời giải:

Đáp án D

Sinh vật biến nhiệt là những sinh vật có nhiệt độ cơ thể phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường. Thuộc nhóm này có các vi sinh vật, nấm, thực vật, động vật không xương sống, cá, ếch nhái, bò sát.

Lớp cá Lớp bò sát Lớp lưỡng cư

(20)

26 trang 80 sbt Sinh học lớp 9: Trong số động vật có xương sống, lớp động vật nào thuộc nhóm động vật hằng nhiệt?

A. Lớp Cá, lớp Lưỡng cư.

B. Lớp Bò sát.

C. Lớp Chim, lớp Thú.

D. Cả A và B.

Lời giải:

Đáp án C

Sinh vật hằng nhiệt có nhiệt độ cơ thể không phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường.

Thuộc nhóm này bao gồm các động vật có tổ chức cơ thể cao như chim, thú và con người.

Lớp Chim và lớp Thú

27 trang 80 sbt Sinh học lớp 9: Ếch nhái là động vật sống ở A. nơi khô ráo.

(21)

B. nơi hoang mạc.

C. nơi ẩm ướt.

D. tất cả các nơi.

Lời giải:

Đáp án C

Ếch nhái là những động vật lưỡng cư. Do chúng hô hấp cả bằng da và phổi nhưng chủ yếu là qua da nên chúng thường sống ở nơi ẩm ướt, gần bờ nước để luôn giữ được da ẩm ướt tạo điều kiện thích hợp cho quá trình hô hấp.

Nơi sống ẩm ướt của ếch

28 trang 81 sbt Sinh học lớp 9:Dựa vào khả năng sống trong môi trường có độ ẩm khác nhau, động vật được chia thành mấy nhóm? Đó là những nhóm nào?

A. Một nhóm - Nhóm động vật ưa ẩm.

B. Một nhóm - Nhóm động vật ưa khô.

C. Hai nhóm - Nhóm động vật ưa ẩm và nhóm động vật ưa khô.

D. Ba nhóm: A, B và nhóm trung gian.

Lời giải:

Đáp án C

(22)

Tùy thuộc vào khả năng thích nghi với độ ẩm, động vật được chia thành 2 nhóm động vật ưa ẩm và động vật ưa khô.

- Động vật ưa ẩm: Thường sống ở nơi ẩm ướt, nhu cầu về độ ẩm môi trường hoặc trong thức ăn cao.

- Động vật ưa khô: Sống được ở nơi có độ ẩm thấp, thiếu nước lâu dài.

Động vật ưa ẩm Động vật ưa khô

29 trang 81 sbt Sinh học lớp 9: Nhóm sinh vật nào có khả năng chịu đựng cao đối với sự thay đổi nhiệt độ của môi trường?

A. Nhóm sinh vật biến nhiệt.

B. Nhóm sinh vật hằng nhiệt.

C. Không có nhóm nào cả.

D. Cả hai nhóm hằng nhiệt và biến nhiệt.

Lời giải:

Đáp án B

Động vật hằng nhiệt là nhóm động vật có nhiệt độ cơ thể không phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường. Chúng có các cơ chế để điều hòa nhiệt độ của cơ thể nên nhóm sinh vật hằng nhiệt sẽ có khả năng chịu đựng cao đối với sự thay đổi nhiệt độ của môi trường.

30 trang 81 sbt Sinh học lớp 9: Mỗi sinh vật sống trong môi trường đều có tác động qua lại hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp với các sinh vật khác ở xung quanh. Giữa các sinh vật có mối quan hệ nào sau đây?

A. Quan hệ cùng loài.

(23)

B. Quan hệ khác loài.

C. Cả A và B.

D. Không có quan hệ nào cả.

Lời giải:

Đáp án C

Các sinh vật có mối quan hệ cùng loài hoặc quan hệ khác loài:

- Trong mối quan hệ cùng loài có cạnh tranh và hỗ trợ.

- Trong mối quan hệ khác loài có hỗ trợ (cộng sinh, hội sinh) và đối kháng (cạnh tranh, kí sinh, sinh vật ăn sinh vật khác).

Quan hệ cùng loài Quan hệ khác loài

31 trang 81 sbt Sinh học lớp 9: Câu nào sai trong các câu sau?

A. Khi có gió bão, thực vật sống thành nhóm có tác dụng giảm bớt sức thổi của gió và cây không bị đổ.

B. Trong tự nhiên, động vật sống thành bầy đàn có tác dụng tìm kiếm thức ăn tốt hơn, chống lại kẻ thù tốt hơn.

C. Gặp điều kiện bất lợi, hiện tượng cá thể tách khỏi nhóm làm giảm nhẹ cạnh tranh giữa các cá thể, hạn chế sự cạn kiệt nguồn thức ăn trong vùng.

D. Trong tự nhiên, các sinh vật sinh vật sống không phụ thuộc vào nhau.

Lời giải:

Đáp án D

(24)

Trong tự nhiên, các sinh vật luôn có nhiều mối quan hệ gắn bó mật thiết với nhau.

Mối quan hệ giữa các sinh vật

32 trang 81 sbt Sinh học lớp 9: Trong quan hệ khác loài, mối quan hệ nào là có lợi cho cả hai loài sinh vật?

A. Hội sinh.

B. Cộng sinh.

C. Cạnh tranh.

D. Kí sinh và nửa kí sinh.

Lời giải:

Đáp án B

- Trong quan hệ khác loài, mối quan hệ cộng sinh là có lợi cho cả hai loài sinh vật.

- Trong mối quan hệ hội sinh thì chỉ có 1 loài có lợi, loài còn lại không có lợi cũng không có hại.

- Trong mối quan hệ cạnh tranh, hai loài đều có hại.

- Trong mối quan hệ kí sinh và nửa sinh sinh, chỉ có loài kí sinh là có lợi còn vật chủ thì là loài bị hại.

(25)

Cộng sinh giữa tôm kí cư và hải quỳ

33 trang 82 sbt Sinh học lớp 9: Trong quan hệ khác loài, mối quan hệ nào là có lợi cho một loài còn loài kia không có lợi và cũng không bị hại?

A. Hội sinh.

B. Cộng sinh.

C. Cạnh tranh.

D. Kí sinh và nửa kí sinh.

Lời giải:

Đáp án A

- Trong quan hệ khác loài, mối quan hệ hội sinh là có lợi cho một loài còn loài kia không có lợi và cũng không bị hại.

- Trong mối quan hệ cộng sinh thì có lợi cho cả hai loài sinh vật.

- Trong mối quan hệ cạnh tranh, hai loài đều có hại.

- Trong mối quan hệ kí sinh và nửa sinh sinh, chỉ có loài kí sinh là có lợi còn vật chủ thì là loài bị hại.

(26)

Phong lan sống hội trên cây gỗ

34 trang 82 sbt Sinh học lớp 9: Các loài sinh vật tranh giành nhau thức ăn, chỗ ở và các điều kiện sống khác của môi trường. Trong điều kiện này, các loài kìm hãm sự phát triển của nhau. Đó là mối quan hệ nào sau đây?

A. Sinh vật ăn sinh vật khác.

B. Cộng sinh.

C. Cạnh tranh.

D. Kí sinh và nửa kí sinh.

Lời giải:

Đáp án C

Trong mối quan hệ cạnh tranh, các loài sinh vật tranh giành nhau thức ăn, chỗ ở và các điều kiện sống khác của môi trường. Trong điều kiện này, các loài kìm hãm sự phát triển của nhau.

(27)

35 trang 82 sbt Sinh học lớp 9: Hiện tượng tự tỉa cành là kết quả của mối quan hệ nào sau đây trong điều kiện cây mọc dày, thiếu ánh sáng trong rừng?

A. Cạnh tranh cùng loài.

B. Cạnh tranh khác loài.

C. Hội sinh.

D. Cả A và B.

Lời giải:

Đáp án D

- Hiện tượng tự tỉa thưa là hiện tượng những cây gỗ mọc trong rừng thường có thân cao và thẳng; cành chỉ tập trung ở phần ngọn, còn các cành ở phía dưới sớm bị rụng hoặc là hiện tượng những cây nhỏ, sức sống kém sẽ bị chết dần so với những cây sinh trưởng nhanh khác.

- Hiện tượng tự tỉa thưa thể hiện mối quan hệ cạnh tranh cùng loài hoặc khác loài về ánh sáng và dinh dưỡng ở thực vật: Cành cây trên ngọn hoặc cây sinh trưởng nhanh sẽ thu được nhiều ánh sáng hơn cành cây phía dưới hoặc cây sinh trưởng chậm. Khi lá cây bị thiếu ánh sáng thì quang hợp của lá cây yếu, tạo được ít chất hữu cơ và không đủ bù đắp lượng tiêu hao do hô hấp và kèm theo khả năng lấy nước kém nên cành phía dưới hoặc cây sinh trưởng chậm bị khô héo dần và sớm rụng.

Tỉa thưa tự nhiên ở thực vật

(28)

36 trang 82 sbt Sinh học lớp 9: Ở địa y, quan hệ giữa nấm và tảo là mối quan hệ A. cộng sinh.

B. hội sinh.

C. cạnh tranh.

D. kí sinh.

Lời giải:

Đáp án A

Ở địa y, quan hệ giữa nấm và tảo là mối quan hệ cộng sinh. Trong đó, nấm và tảo đều có lợi trong mối quan hệ cộng sinh: Các sợi nấm hút nước và muối khoáng cung cấp cho tảo. Tảo nhờ có chất diệp lục nên chúng sử dụng nước và muối khoáng do nấm hút được để chế tạo nên chất hữu cơ nuôi sống cả hai.

Nấm cộng sinh với tảo tạo thành địa y

37 trang 82 sbt Sinh học lớp 9: Trong quan hệ đối địch giữa các loài sinh vật A. không loài nào có lợi.

B. không loài nào bị hại.

C. một loài được lợi và loài kia bị hại.

D. cả hai loài đều có lợi.

(29)

Lời giải:

Đáp án C

- Trong mối quan hệ đối địch khác loài, một bên sinh vật được lợi còn bên kia bị hại hoặc cả hai bên cùng bị hại.

- Các mối quan hệ đối địch khác loài điển hình gồm có: Cạnh tranh, kí sinh – nửa kí sinh, sinh vật ăn sinh vật khác.

Quan hệ đối địch

38 trang 82 sbt Sinh học lớp 9: Quan hệ đối địch giữa các loài gồm A. cạnh tranh, kí sinh và nửa kí sinh.

B. nửa kí sinh và kí sinh, sinh vật này ăn sinh vật khác.

C. cạnh tranh và sinh vật này ăn sinh vật khác.

D. cạnh tranh, kí sinh và nửa kí sinh, sinh vật này ăn sinh vật khác.

Lời giải:

Đáp án D

Các mối quan hệ đối địch khác loài điển hình gồm có: cạnh tranh, kí sinh – nửa kí sinh, sinh vật ăn sinh vật khác.

(30)

Cạnh tranh Kí sinh Sinh vật này ăn sinh vật khác

39 trang 83 sbt Sinh học lớp 9: Hiện tượng liền rễ của các cây cùng loài sống gần nhau (rễ của các cây nối liền nhau) là hiện tượng

A. hỗ trợ cùng loài.

B. cạnh tranh cùng loài C. hỗ trợ khác loài.

D. cạnh tranh khác loài.

Lời giải:

Đáp án A

Hiện tượng liền rễ của các cây cùng loài sống gần nhau (rễ của các cây nối liền nhau) là hiện tượng hỗ trợ cùng loài. Các cây liền rễ nhau → Cây sinh trưởng nhanh và khả năng chịu hạn tốt hơn, khi các cây thông liền rễ bị chặt ngọn sẽ nảy chồi mới và tốt hơn cây không liền rễ.

40 trang 83 sbt Sinh học lớp 9: Ở cây xương rồng, lá biến thành gai có tác dụng gì?

A. Chống chọi với sự thay đổi nhiệt độ.

B. Chống chọi với sự thay đổi ánh sáng.

(31)

C. Chống chọi với sự thay đổi độ ẩm.

D. Hạn chế sự thoát hơi nước.

Lời giải:

Đáp án D

Cây xương rồng là loài thực vật sống ở những nơi có điều kiện khí hậu khô nóng.

Lá của chúng biến thành gai có tác dụng hạn chế sự thoát hơi nước, tiết kiệm được lượng nước ít ỏi mà chúng hấp thụ được.

41 trang 83 sbt Sinh học lớp 9: Trong trồng trọt, để có năng suất cao cần có những điều kiện nào sau đây?

A. Đầy đủ ánh sáng cho quang hợp của cây.

B. Nhiệt độ và độ ẩm phù hợp.

C. Đầy đủ chất dinh dưỡng.

D. Cả A, B và C.

Lời giải:

Đáp án D

Trong trồng trọt, để có năng suất cao cần tạo điều kiện cho cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt. Muốn vậy, cần cung cấp cho cây trồng những điều kiện sau:

(32)

- Đầy đủ ánh sáng cho quang hợp của cây.

- Nhiệt độ và độ ẩm phù hợp.

- Đầy đủ chất dinh dưỡng.

Điều kiện để đạt năng suất cao trong trồng trọt 42 trang 77 sbt Sinh học lớp 9:

Môi trường sống của sinh vật bao gồm tất cả những yếu tố……(1)……và hữu sinh bao quanh sinh vật.

Các yếu tố của môi trường bao quanh sinh vật có ảnh hưởng trực tiếp hoặc

…(2)…..đến sinh vật sống trong môi trường đó.

Trong tự nhiên, không có cá thể sinh vật nào sống mà không chịu …(3)…. của yếu tố môi trường bao quanh.

Lời giải:

(1) Vô sinh; (2) Gián tiếp; (3) Tác động.

43 trang 83 sbt Sinh học lớp 9: Trong tự nhiên, thường không có sinh vật nào sống

….(1)…. với các sinh vật khác. Giữa chúng có những mối quan hệ ….(2)…. và

….(3)…. Nhờ có các mối quan hệ này mà trong tự nhiên đã thiết lập được sự

….(4)…. sinh học một cách bền vững.

Lời giải:

(33)

(1) Tách biệt; (2) Cùng loài; (3) Khác loài; (4) Cân bằng.

44 trang 83 sbt Sinh học lớp 9: Ánh sáng là một nhân tố sinh thái ảnh hưởng tới đời sống thực vật. Trong tự nhiên, mỗi loài cây thích nghi với điều kiện …….. khác nhau. Do vậy, có nhóm cây ưa sáng (bao gồm những cây sống nơi quang đãng) và nhóm cây ưa bóng (bao gồm những cây sống nơi có ánh sáng yếu, ánh sáng, tán xạ).

Lời giải:

Từ cần điền vào chỗ ….. là: ánh sáng.

45 trang 84 sbt Sinh học lớp 9: Độ ẩm là một nhân tố sinh thái ảnh hưởng tới đời sống thực vật. Trong tự nhiên, mỗi loài cây thích nghi với điểu kiện khác nhau về

…….. Do vậy, có nhóm cây ưa ẩm (bao gồm những cây sống ở ven các bờ sông suối, dưới tán rừng rậm, trong hang động…) và nhóm cây chịu hạn (bao gồm những cây sống ở hoang mạc, vùng núi đá…)

Lời giải:

Từ cần điền vào chỗ ….. là: độ ẩm.

46 trang 84 sbt Sinh học lớp 9: Hãy ghép nội dung ở cột A với cột B sao cho phù hợp và ghi kết quả ghép vào cột C.

Cột A Cột B Cột C

1. Sinh vật biến nhiệt

2. Sinh vật hằng nhiệt

a) Có nhiệt độ cơ thể ổn định và không phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường.

b) Ví dụ : Cây gạo, cây sấu, ba ba, chuồn chuồn, rắn nước, cá sấu.

c) Ví dụ : chó, mèo, heo, khi, gấu, chuột, con người

d) Có nhiệt độ cơ thể phụ thuộc vào sự thay đổi nhiệt độ của môi trường

1……….

2……….

Lời giải:

- Dựa khả năng giữ nhiệt độ ổn định của cơ thể, sinh vật được chia thành 2 nhóm:

(34)

+ Sinh vật biến nhiệt: Là những sinh vật có nhiệt độ cơ thể phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường. Thuộc nhóm này có các vi sinh vật, nấm, thực vật, động vật không xương sống, cá, ếch nhái, bò sát.

+ Sinh vật hằng nhiệt: Có nhiệt độ cơ thể không phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường.

Thuộc nhóm này bao gồm các động vật có tổ chức cơ thể cao như chim, thú và con người.

Cột A Cột B Cột C

1. Sinh vật biến nhiệt

2. Sinh vật hằng nhiệt

a) Có nhiệt độ cơ thể ổn định và không phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường.

b) Ví dụ: Cây gạo, cây sấu, ba ba, chuồn chuồn, rắn nước, cá sấu.

c) Ví dụ: Chó, mèo, heo, khi, gấu, chuột, con người.

d) Có nhiệt độ cơ thể phụ thuộc vào sự thay đổi nhiệt độ của môi trường.

1 – b, d

2 – a, c

47 trang 84 sbt Sinh học lớp 9: Hãy ghép nội dung ở cột A với cột B sao cho phù hợp và ghi kết quả ghép vào cột C.

Cột A Cột B Cột C

1. Quan hệ cùng loài: hỗ trợ

2. Quan hệ cùng loài: cạnh tranh

a) Điều kiện: môi trường sống không thuận lợi, thiếu thức ăn, chỗ ở,...

b) Điều kiện: sống với nhau thành nhóm tại nơi có diện tích (hoặc thể tích) hợp lí và nguồn sống đầy đủ.

1………

2……….

Lời giải:

(35)

- Trong mối quan hệ hỗ trợ, các cá thể trong một nhóm loài hỗ trợ lẫn nhau trong các hoạt động sống như chống lại kẻ thù, di cư, tìm kiếm thức ăn, chống chọi với môi trường.

- Quan hệ cạnh tranh cùng loài xảy ra khi điều kiện trở nên bất lợi (môi trường sống thiếu thức ăn, nơi ở chật chội, số lượng cá thể tăng quá cao, con đực tranh giành con cái,…).

Cột A Cột B Cột C

1. Quan hệ cùng loài: hỗ trợ

2. Quan hệ cùng loài: cạnh tranh

a) Điều kiện: môi trường sống không thuận lợi, thiếu thức ăn, chỗ ở,...

b) Điều kiện: sống với nhau thành nhóm tại nơi có diện tích (hoặc thể tích) hợp lí và nguồn sống đầy đủ.

1 – b 2 – a

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Sử dụng hóa chất gây đột biến ở thực vật, người ta có thể ngâm hạt khô hay hạt nảy mầm ở thời điểm nhất định trong dung dịch hóa chất có nồng độ thích hợp, tiêm

+ Hiện tượng tự tỉa thưa thể hiện mối quan hệ cạnh tranh cùng loài hoặc khác loài về ánh sáng và dinh dưỡng ở thực vật: Cành cây trên ngọn hoặc cây sinh trưởng nhanh

- Khi điều kiện môi trường thuận lợi (khí hậu phù hợp, nguồn thức ăn dồi dào, nơi ở nhiều,…), mức tử vong giảm, sức sinh sản tăng, nhập cư tăng dẫn tới số lượng cá

Quần thể sinh vật là tập hợp các cá thể cùng sống trong một số khoảng không gian khác nhau, ở một thời điểm nhất định và có khả năng sinh sản tạo ra những thế hệ

Ví dụ: ô nhiễm môi trường không khí sẽ gây ra những bệnh tật cho con người; suy thoái tài nguyên sinh vật sẽ dẫn đến con người bị thiếu lương thực, thực phẩm,…; khí hậu

2 trang 112 sbt Sinh học lớp 9: Hoạt động nào của con người trong thời kì nguyên thuỷ có tác động chủ yếu đến môi trường tự nhiên?... Dùng lửa để làm chín thức ăn, sưởi

Để bảo vệ các loài sinh vật và môi trường sống của chúng, mỗi người cần có ý thức và trách nhiệm thực hiện tốt Luật Bảo vệ môi trường; tham gia trồng cây, gây

Giữ gìn thiên nhiên hoang dã là bảo vệ các loài sinh vật và môi trường sống của chúng → Đây là cơ sở để duy trì cân bằng sinh thái, tránh ô nhiễm và cạn kiệt nguồn