• Không có kết quả nào được tìm thấy

Đánh giá tình hình thực hiện Bảo Hiểm Xã Hội tại Công Ty TNHH TMDV Huế Cổ

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Đánh giá tình hình thực hiện Bảo Hiểm Xã Hội tại Công Ty TNHH TMDV Huế Cổ"

Copied!
83
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Trường ĐH KInh tế Huế

(2)

LỜI MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Nòng cốt để một Doanh Nghiệp tồn tại và phát triển chính là nguồn lao động, và trong thời đại ngày nay khi mà các nguồn lực khác trở nên khan hiếm thì nóđược xem xét là yếu tố quan trọng nhất của quá trình sản xuất. Đặt ra mục tiêu tăng trưởng đã buộc Doanh Nghiệp phải chú trọng việc cải thiện năng lực sản xuất, khả năng làm việc của người lao động hoặc cạnh tranh thu hút nhân tài, để làm được điều đó Doanh nghiệp phải có thế mạnh về chính sách lương và đãi ngộ lao động, một trong số đó chính là chế độ BHXH cho người lao động.

BHXH là một chính sách xã hội lớn của nhà nước ta, được quy định trong Hiến Pháp và không ngừng được bổ sung, hoàn thiện bằng việc các thông tư, nghị địnhngày càng cụ thể và rõ ràng hơn nhằm nâng cao việc đảm bảo quyền lợi, đời sống vật chất, góp phần ổn định cuộc sống của người lao động và gia đình của người lao động. Trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trướng, sự hội nhập quốc tế cũng như sự gia tăng dân số một cách chóng mặt, người lao động gặp phải sự cạnh tranh công việc không chỉ trong nước mà còn từ nước ngoài, dẫn đến những thiệt thòi mà người lao động phải chịu khi các nhà tuyển dụng có nguồn lao động quá dồi dào. Do đó BHXH càng trở nên quan trọng trong việc góp phần đảm bảo công bằng cho người lao động, xã hội cũng như phát triển xã hội một cách bền vững.

Trong lao động, sản xuất người lao động và người sử dụng lao động luôn vốn có những mâu thuẫn nhất định về tiền lương, thời gian lao động… Và khi rủi ro sự cố xảy ra, nếu không cósự giúp đỡ của BHXH thì dễ dẫn đến khả năng tranh chấp giữa người lao động và người sử dụng lao động. Thực hiện BHXH là trách nhiệm của mỗi doanh nghiệp, người sử dụng lao động. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện BHXH các doanh nghiệp thường gặp nhiều bất cập,trở ngại đến từ chủ doanh nghiệp, hoặc là không biết (do thiếu thông tin, trình độ thấp), hoặc là biết mà không thực hiện (do tính răng đe của pháp luật không nghiêm hoặc không có chế tài cụ thể để thực hiện Luật). Hay từ người lao động, hoặc là không biết (do trình độ thấp, do thiếu thông tin)

Trường ĐH KInh tế Huế

hoặc do biết
(3)

BHXH rắc rối, cán bộ thuBHXH làm việc thiếu trách nhiệm)... Do vậy, việc thực hiện BHXH còn chưa phổ biến, đồng đều, còn nhiều hạn chế.

Trường ĐH KInh tế Huế

(4)

Công ty TNHH TMDV Huế Cổ thực chất là nhà hàng Ancient Huế được thành lập vào năm 2007, tại Phú Mộng – Kim Long với khuôn viên rộng 3000 m2 thiết kế theo phong cách truyền thống, với sức chứa gần 300 người, phục vụ chủ yếu là du khách nước ngoài. Từ khi thành lập, Công ty đã bắt đầu tham gia thực hiện BHXH cho người lao động và đến cuối tháng 12/2016, Huế Cổ đã thực hiện BHXH gần như đầy đủ cho người lao động đã và đang làm việc tại Công ty. Dù những năm trở lại đây việc thực hiện BHXH đã có nhiều sự chuyển biến, thay đổi tích cực, nhưng vẫn còn đó những hạn chế, vướng mắc đến từ Công ty Huế Cổ cũng như từ Cơ quan BHXH thành phố Huế. Điều đó gây ảnh hưởng rất nhiều đến người lao động cũng như năng suất làm việc của người lao động ở Huế Cổ. Trong quá trình thực tập của mình, nhận thấy được tầm quan trọng của BHXH đối với người lao động cũng như doanh nghiệp, cùng với những vướng mắc còn tồn tại trong công tác thực hiện BHXH, em đã chọn đề tài:

“Đánh giá tình hình thực hiện Bảo Hiểm Xã Hội tại Công Ty TNHH TMDV Huế Cổ”làm khóa luận đại học của mình.

2. Mục đíchvà câu hỏinghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu

Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về BHXHvà các chế độ BHXH, quyền lợi của người lao động khi tham gia BHXH.

Phân tích tình hình thực hiện BHXH ởcông ty Huế Cổ.

Đánh giá công tác thực hiện BHXH ởcông ty Huế Cổ.

Đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm thực hiện công tác BHXH hiệu quả hơn trong thời gian tới.

2.2. Câu hỏi nghiên cu

Công tác thực hiện BHXH của công ty Huế Cổ dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn nào?

Thực trạng công tác thực hiện BHXH của công ty Huế Cổ diễn ra như thế nào?

Các yếu tố nào ảnh hưởng đến hiểu quả hoạt động thực hiện BHXH của công ty Huế Cổ?

Đâu là giải pháp để đẩymạnh việc thực hiện BHXH hiệu quả hơn trong thời gian tới?

3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

3.1.Đối tượng nghi

Trường ĐH KInh tế Huế

ên cứu
(5)

Đối tượng nghiên cứu: Những vấn đề liên quan đến tình hình thực hiện BHXH tạicông ty Huế Cổ.

Đối tượng khảo sát: Các tác nhân gây ra hạn chế trong quá trình thực hiện BHXH tại công ty Huế Cổ.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi không gian: Đề tài được nghiên cứu tạiCT TNHH TMDV Huế Cổ Phạm vi thời gian: Phân tích thực trạng giai đoạn 2014 đến 2016, điều tra số liệu sơ cấp đầu năm 2017

4. Phương pháp nghiên cứu

4.1. Quy trình các bước nghiên cứu

Xác định vấn đề nghiên cứu

Dữ liệu thứ cấp

Xác định nội dung nghiên cứu và nguồn dữ liệu cần thu thập

Dữ liệu sơ cấp

Tổng hợp kết quả Xử lý và phân tích dữ liệu

Thu thập dữ liệu

Trường ĐH KInh tế Huế

(6)

Hình 1:Sơ đồ các bước nghiên cứu

4.2.Phương pháp nghiên cứu cụ thể 4.2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu 4.2.1.1. Số liệu thứ cấp

Kế thừa số liệu có sẵn. Là phương pháp thu thập các thông tin đã qua xử lý về tình hình thực hiện BHXH của công ty, các thông tin được lấy từ báo cáo tài chính, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, các dữ liệu về quản lý nhân sự, đãi ngộ lao động của công ty cũng như các mẫu biểu trả về từ cơ quan BHXH . Ngoài ra, còn thu thập dữ liệu thứ cấp từ tài liệu khóa luận của các sinh viên khóa trước ở thư viện trường Đại học Kinh tế Đại học Huế, các đề tài khoa học có liên quan…

4.2.1.2. Số liệu sơ cấp

Khóa luận sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính để phục vụ cho việc phân tích đánh giá thực trạng công tác thực hiện BHXH của Công ty.Phương pháp này sử dụng công cụ chính là phỏng vấn thông qua bảng hỏi điều trả, gồm các bước như lập danh sách và phân loại đối tượng để tiến hành điều tra sơ cấp, thiết kế bảng hỏi điều tra dạng câu hỏi mở đánh giá tình trạng công tác thực hiên BHXH của Công ty. Phát bảng hỏi điều tra cho các đối tượng là cán bộ quản lý, người lao độngsau ba ngày thu lại phiếu để tổng hợp, đề nghị sửa chữa các thông tin trên phiếu nếu có sai sót.

Kết quả nghiên cứu định tính là cơ sở để tác giả đưa vào phân tích trong bài nghiên cứu.Từ đó định hướng các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tiêu thụ sản phẩm.

4.2.2.Phương pháp tổng hợp và xử lý dữ liệu

Sử dụng phương pháp phân tổ thống kê để tổng hợp và hệ thống hóasố liệu theo các tiêu thức phù hợp với mục đích nghiên cứu

Việc xử lý, tính toán số liệu được tiến hành trên máy tính theo các phần mềm

Trường ĐH KInh tế Huế

(7)

thống kê thông dụng như Exel, … còn số liệu đơn giản thì dùng máy tính bỏ túi, các số liệu được xử lý sẽ dùng để tính các chỉ tiêu kinh tế. Số liệu sau khi xử lý xong thì được sắp xếp theo mục đích cần phân tích.

4.2.3. Phương pháp phân tích

Phương pháp thống kê, tổng hợp Dựa trên số liệu nhận được từ phòng kế toán, nhân sự sau đótiến hành thống kê, tổng hợp rồi từ đó rút ra kết luận.

Phương pháp so sánh Sử dụng phương pháp này để so sánh sự biến động số lượng, doanh thu, chi phí, lợi nhuận, lao động, qua các năm. Từ đó đưa ra kết luậntình hìnhtăng, giảmcủacác yếu tố tác động như thế nào đến công tác thực hiện BHXH.

Phương pháp phân tích, đánh giá Chia tổng thể vấn đề nghiên cứu thành những mảng nhỏ, cụ thể nghiên cứu, phân tích, đánh giá bản chất của vấn đề để thấy rõ hơn những yếu tố tác động đến công tác thực hiện BHXH. Từ đó góp phần đưa ra những giải pháp thiết thực và mang tính thực tiễn với công ty hơn.

Phương pháp suy luận biện chứng Sử dụng những dữ liệu, thông tin thu thập được, áp dụng phương pháp suy luận biện chứng để giải thích, làm rõ vấn đề nghiên cứu.

Vận dụng một số phương pháp tuyệt đối, tương đối, số bình quân giữa các mối quan hệ trong việc đánh giá tình hình thực hiện BHXH.

Trường ĐH KInh tế Huế

(8)

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THỰC HIỆN BẢO HIỂM XÃ HỘI CỦA CÔNG TY

1.1. Lý luận cơ bảnvề đãi ngộ lao động 1.1.1.Khái niệm người lao động

Người lao động là những người trong độ tuổi lao động theo pháp luật quy định – là điểm chung của nhiều định nghĩa. Họ có cam kết lao động với chủ sử dụng lao động, thường là nhận yêu cầu công việc, nhận lương và chịu sự quản lý của chủ lao động trong thời gian làm việc cam kết. Kết quả lao động của họ là sản phẩm dành cho người khác sử dụng và được trao đổi trên thị trường hàng hóa, sản phẩm chân tay thì giá trị trao đổi thấp, sản phẩm trí óc thì giá trị trao đổi cao.

Theo nghĩa rộng, người lao động là người làm công ăn lương. Công việc của người lao động là theo thỏa thuận, xác lập giữa người lao động và chủ thuê lao động.

Thông qua kết quả lao động như sản phẩm vật chất, sản phẩm tinh thần cung cấp mà người lao động được hưởng lương từ người chủ thuê lao động. Ở nghĩa hẹp hơn, người lao động còn là người làm các việc mang tính thể chất, thường trong nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.

Theo Bộ Luật Lao động nước ta, người lao động là người đến tuổi lao động, có khả năng lao động, đang có giao kết và thực hiện hợp đồng lao động với chủ sử dụng lao động. Luật Lao động cũng quy định rõ ràng, cụ thể về các quyền và nghĩa vụ của người lao động khi tham gia lao động, quy định về hợp đồng lao động, xử lý tranh chấp hợp đồng lao động, các chế độ chính sách đãi ngộ, phúc lợi xã hội bắt buộc.

Từ góc độ kinh tế học, người lao động là những người trực tiếp cung cấp sức lao động –một yếu tố sản xuất mang tính người và cũng là một dạng dịch vụ/ hàng hóa cơ bản của nền kinh tế. Những người đang lao động là những người có cam kết lao động, sản phẩm lao động đối với tổ chức, người khác.

1.1.2. Phân loại nhân sự của doanh nghiệp

Theo cách chia mới, lực lượng lao động được chia thành lao động thông tin và

Trường ĐH KInh tế Huế

(9)

lao động phi thông tin.

Lao động thông tin lại được chia ra 2 loạilàlao động tri thức vàlao động dữ liệu.

Lao động dữ liệu (thư ký, kỹ thuật viên...) làm việc chủ yếu với thông tin đãđược mã hoá, trong khiđó lao động tri thức phải đương đầu với việc sản sinh ra ý tưởng hay chuẩn bị cho việc mã hoá thông tin.

Lao động phi thông tin được chia ralao động sản xuất hàng hoá và lao động cung cấp dịch vụ. Lao động phi thông tin dễ dàng được mã hoá và thay thế bằng kỹ thuật, công nghệ. Như vậy, có thể phân loại lực lượng lao động ra 5 loại làlao động tri thức, lao động quản lý, lao động dữ liệu, lao động cung cấp dịch vụ và lao động sản xuất hàng hoá. Mỗi loại lao động này có những đóng góp khác nhau vào việc tạo ra sản phẩm. Nồng độ tri thức, trí tuệ cao hay thấp trong sản phẩm lao động phụ thuộc chủ yếu vào đóng góp của lực lượng lao động trí thức, quản lý và phần nào của lao động dữ liệu.

1.1.3. Hệ thống công cụ đãi ngộ cho người lao động tại doanh nghiệp 1.1.3.1. Mục tiêu của đãi ngộ nhân sự

Đãi ngộ nhân sự là quá trình chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của người lao động để họ có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao và qua đó góp phần hoàn thành mục tiêu của doanh nghiệp.

Đãi ngộ nhân sự là một quá trình: mọi nhà quản trị đều có trách nhệm về đãi ngộ ngộ nhân sự từ việc xây dựng các chính sách đãi ngộ đến việc tổ chức thực hiện công tác đãi ngộ trong doanh nghiệp

Đãi ngộ nhân sự hướng tới việc thỏa mãn nhu cầu vật chất và tinh thần của người lao động

Đãi ngộ nhân sự giúp đạt được mục tiêu của doanh nghiệp thông qua lao động có hiệu quả của đội ngũ nhân sự.

Mục tiêu của đãi ngộ nhân sự đãi ngộ nhân sự trong doanh nghiệp trước hết có liên quan trực tiếp đến người lao động và chính doanh nghiệp, tuy nhiên, nó còn mang một ý nghĩa rộng lớn hơn, liên quan đến nguồn lực con người của quốc gia.

Mục tiêu của đãi ngộ nhân sự được thể hiện thông qua

Trường ĐH KInh tế Huế

(10)

Đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Đãi ngộ nhân sự là điều kiện đủ để nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Trong bất kỳ doanh nghiệp nào, người lao động có trình độ là điều rất cần thiết, tuy nhiên người lao độngcó trìnhđộ chuyên môn, tay nghề cao không có nghĩa là họ sẽ làm việc tốt, gắn bó với công việc, tận tâm trong công việc, không có nghĩa là hoạt động của doanh nghiệp chắc chắn tốt, vì những vấn đề này còn phụ thuộc vào việc người lao động có muốn làm việc hay không.

Để phát huy mọi năng lực, tiềm năng và động lực làm việc của mỗi cá nhân thì việc đãi ngộ nhân sự cả về vật chất và tinh thần là cách giải quyết tốt nhất để khai thác động cơ cá nhân và góp phần tạo nên sức mạnh tổng hợp của cả doanh nghiệp.

Đãi ngộ nhân sự góp phần duy trì nguồn nhân lực ổn định của doanh nghiệp vì nó cung cấp điều kiện vật chất cho quá trình tái sản xuất giản đơn và mở rộng “ sức lao động”.

Đối với việc thoả mãn nhu cầu người lao động

Đãi ngộ nhân sự tạo động lực kích thích người lao động làm việc. Người lao động trong doanh nghiệp luôn làm việc với động cơ thúc đẩy nhằm thoả mãn nhu cầu vật chất và tinh thần của họ. Trong quá trình làm việc, người lao động được thừa hưởng những thành quả thông qua việc đãi ngộ nhân sự, được thoả mãn nhu cầu, điều đó lại thúc đẩy họ làm việc có năng suất, chất lượng và hiệu quả hơn.

Đãi ngộ nhân sự tạo điều kiện để người lao động không ngừng nâng cao đời sống vật chất, giúp họ hoà đồng với đời sống xã hội ngày càng văn minh hiện đại. Về mặt vật chất, các hình thức đãi ngộ tài chính như tiền tiền lương, tiền thưởng, phúc lợi, trợ cấp… sẽ giúp người lao động nuôi sống bản thân và gia đình họ.

Đãi ngộ mang lại niềm tin cho người lao động đối với doanh nghiệp, công việc và những người xung quanh đó là “sức mạnh tinh thần” để họ làm việc tốt hơn, cống hiến nhiều hơn và trung thành với doanh nghiệp hơn… Với các hình thức đãi ngộ phi tài chính thông qua công việc và môi trường làm việc, người lao động sẽ có được niềm vui và say mê trong công việc làm viêc tự nguyện, tự giác và nhiệt tình, phát huyđược tính chủ động và sáng tạo… điều này là vô cùng quan trọng đối với người lao động vì

Trường ĐH KInh tế Huế

(11)

ngoài tiền bạc và địa vị, con người còn cần có những giá trị khác để theo đuổi, việc kiếm tiền chỉ là một trong những động cơ thúc đẩy con người làm việc.

Trường ĐH KInh tế Huế

(12)

Đối với việc duy trì và phát triển nguồn nhân lực cho xã hội

Đãi ngộ nhân sự góp phần quan trọng vào việc duy trì và phát triển nguồn nhân lực cho xã hội, giúp cho xã hội và nền kinh tế có được lực lượng lao động hùng hậu, đáp ứng nhu cầu về “sức lao động” cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, theo quan điểm và mục tiêu “dân giàu, nước mạnh”. Thông qua đãi ngộ, người lao động sẽ có điều kiện chăm lo gia đình, nuôi dạy, chăm sóc con cái ngày càng tốt hơn, tạo ra những thế hệ nhân lực có trí lực cao hơn và có khả năng tiếp thu kiến thức được nhiều hơn.

Đãi ngộ nhân sự cũng tạo điều kiện thuận lợi và góp phần trực tiếp vào việc thực hiện chiến lược con người của quốc gia. Vì đãi ngộ nhân sự trong các doanh nghiệp luôn là

1.1.3.2. Các công cụ tài chính

Tiền lươnglà giá cả sức lao động được biểu hiện ra ngoài như là giá cả lao động.

Trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, tiền lương được định nghĩa là một phần thu nhập quốc dân biểu hiện dưới hình thức tiền tệ, được Nhà nước phân phối một cách có kế hoạch cho công nhân viên căn cứ vào số lượng, chất lượng lao động mà họ cống hiến. Hiện nay, trong nền kinh tế thị trường, tiền lương lại được hiểu là số lượng tiền tệ mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo giá trị sức lao động mà họ hao phí trên cơ sở thoả thuận (hợp đồng lao động). Như vậy, trải quả những thời kỳ khác nhau, tiền lương được hiểu theo những cách khác nhau. Nhưng về bản chất tiền lương vẫn được coi là giá cả sức lao động. Người lao động bỏ ra sức lao động của mình bao nhiêu thì sẽ được trả công bấy nhiêu, đủ để họ có thể tái sản xuất sức lao động của mìnhđể phục vụ cho tổ chức.

Tiền thưởng là những khoản tiền mà doanh nghiệp trả cho người lao động do họ có những thành tích và đóng góp vượt trên mức độ mà chức trách quy định. Tiền thưởng cùng với tiền lương tạo nên khoản thu nhập bằng tiền chủ yếu của người lao động. Từ đó có thể thấy tiền thưởng là một công cụ khuyến khích vật chất có hiệu quả nhất đối với người lao động, nhất là những người còn tiềm ẩn những năng lực làm việc. Tiền thưởng là một dạng khuyến khích tài chính, được chi trả một lần để thù lao cho sự thực hiện công việc của người lao động. Tiền thưởng kích thích người lao động quan tâm đến sản xuất, nâng cao chất lượng làm việc, rút

Trường ĐH KInh tế Huế

ngắn khoảng thời gian thực
(13)

hiện công việc.

Phụ cấpPhụ cấp là một khoản tiền được trả thêm cho người lao động do họ đảm nhận thêm trách nhiệm hoặc làm việc trong các điều kiện không bình thường. Phụ cấp có tác dụng tạo ra sự công bằng về đãi ngộ thực tế. Doanh nghiệp có thể áp dụng một số loại phụ cấp như: Phụ cấp trách nhiệm công việc, phụ cấp độc hại nguy hiểm, phụ cấp khu vực, phụ cấp thu hút, phụ cấp lưu động…

Phúc lợi bao gồm Phúc lợitựnguyện

Là các loại phúc lợi mà các tổ chức đưa ra, tùy thuộc vào khả năng kinh tế của họ và sự quan tâm của lãnhđạo ở đó. Bao gồm các loại sau:

Các phúc lợibảo hiểmbao gồm: bảohiểmsức khoẻ,bảohiểmnhân thọ,bảohiểm mấtkhả nănglaođộng

Các phúc lợibảo đảmbao gồmbảo đảmthu nhập,bảo đảm hưutrí.

Phúc lợi bắt buộc

Là các phúc lợi tối thiểu mà các tổ chức phải đưa ra theo yêu cầu của phúc lợi.

Phúc lợi bắt buộc có thể là: các loại bảo đảm, bảo hiểm xã hội, trợ cấp thất nghiệp, bảo hiểm y tế. Ở Việt Nam, các phúc lợi bắt buộc bao gồm 5 chế độ bảo hiểm xã hội cho người lao động: trợ cấp ốm đau, tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp, thai sản, hưu trí và tử tuất. quỹ bảo hiểm xã hội được hình thành từ các nguồn: Người sử dụng lao động đóng 22% so với tổng quĩ tiền lương, người lao động đóng 10.5%.

1.2. Khái niệm, vai trò và chức năng của BHXH 1.2.1.Khái niệmcủa BHXH

BHXH là một trong những chính sách xã hội quan trọng của Đảng và Nhà nước.

Chính sách BHXH đãđược thể chế hoá và thực hiện theo Luật. BHXH là sự chia sẻ rủi ro và các nguồn quỹ nhằm bảo vệ người lao động khi họ không còn khả năng làm việc.

Bảo hiểm xã hội là biện pháp bảo đảm, thay đổi hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động do gặp phải những biến cố làm giảm hoặc mất khả năng lao động, mất việc làm thông qua một quỹ tiền tệ được tập trung từ sự đóng góp của người lao động và gia đình họ, đồng thời góp phần đảm bảo an sinh xã hội. Bảo hiểm xã hội là

Trường ĐH KInh tế Huế

(14)

trụ cột chính trong hệ thống an sinh xã hội ở mỗi nước.

Trường ĐH KInh tế Huế

(15)

Đồi tượng tham gia BHXH là người lao động và người sử dụng lao động. Tuy vậy, tuỳ theo sự phát triển kinh tế –xã hội cuả mỗi nước mà đối tượng này có thể là tất cả hoặc một bộ phận những người lao động nào đó. Dưới giác độ pháp lý, BHXH là một loại chế độ pháp định bảo vệ người lao động, sử dụng nguồn tiền đóng góp của người lao động, người sử dụng lao động và sự tài trợ, bảo hộ của Nhà nước, nhằm trợ cấp vật chất cho người được bảo hiểm và gia đình trong trường hợp bị giảm hoặc mất thu nhập bình thường do ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thai sản, thất nghiệp, hết tuổi lao động theo quy định của pháp luật, hoặc chết.

Quỹ bảo hiểm xã hội dành chi trả các chế độ trợ cấp và quản lý phí được hình thành từ đóng góp của người lao động, chủ sử dụng lao động và nguồn hỗ trợ của Nhà nước.

Quỹ BHXH được Nhà nước bảo hộ để tồn tại và phát triển. Mục đích chính của các chế độ BHXH là trợ cấp vật chất cho người bảo hiểm khi gặp rủi ro đã được quy định trong luật.

Như vậy, phát sinh từ nhu cầu của người lao động, BHXH đã trở thành chính sách xã hội quan trọng của nước ta và hầu hết các nước trên thếgiới. BHXH trở thành phương thức dự phòngđể khắc phục hậu quả của các rủi ro xã hội, đảm bảo an toàn xã hội và tạo động lực hữu hiệu để phát triển kinh tế.

2.2. Vai trò của BHXH

Có thể nói từ khi khái niệm BHXH được biết đến ở mọi Quốc gia thì chính sách BHXH đều do Nhà nước quản lý một cách thống nhất. Trong mọi chế độ xã hội BHXH luôn đóng vai trò quan trọng và thể hiện được những vai trò to lớn. Được thể hiện dưới những khía cạnh sau

1.2.2.1.Đối với người lao động

Có thể nói BHXH có vai trò rất quan trọng trong việc góp phần đảm bảo cuộc sống ổn định cho người lao động và gia đình họ khi mà họ gặp những rủi ro bất ngờ như: tai nạn lao động, ốm đau, thai sản…làm giảm hoặc mất sức lao động gây ảnh hưởng đến thu nhập của người lao động. Bởi lẽ, khi người lao động gặp những rủi ro ảnh hưởng đến thu nhập BHXH sẽ thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập cho người lao động và gia đình họ với mức hưởng, thời điểm và thời gian hưởng theo đúng quy

Trường ĐH KInh tế Huế

(16)

định của Nhà nước. Do vậy, mặc dù có những tổn thất về thu nhập nhưng với sự bù đắp của BHXH đã phần nào giúpngười lao động có được những khoản tiền nhất định để trang trải cho các nhu cầu thiết yếu của bản thân và gia đình họ. Chính do có sự thay thế và bù đắp thu nhập này, BHXH làm cho người lao động ngày càng yêu nghề hơn, gắn bó với công việc, sống có trách nhiệm hơn với bản thân, gia đình bè bạn và cộng đồng hơn; là sợi dây ràng buộc, kích thích họ hăng hái tham gia sản xuất hơn, gắn kết người sử dụng lao động với người lao động lại gần nhau hơn, từ đó nâng cao được năng suất lao động, tăng sản phẩm xã hội góp phần nâng cao chính cuộc sống của những người tham gia BHXH.

Ngoài ra BHXH còn bảo vệ và tăng cường sức khoẻ cho người lao động góp phần tái sản xuất sức lao động cho người lao động nhanh chóng trở lại làm việc tạo ra sản phẩm mới cho doanh nghiệp nói riêng và cho xã hội nói chung, đồng thời góp phần đảm bảo thu nhập của bản thân họ.

1.2.2.2.Đối với người sử dụng lao động

Thực tế trong lao động, sản xuất người lao động và người sử dụng lao động vốn có những mâu thuẫn nhất định về tiền lương, tiền công, thời hạn lao động… Và khi rủi ro sự cố xảy ra, nếu không có sự giúp đỡ của BHXH thì dễ dẫn đến khả năng tranh chấp giữa người lao động và người sử dụng lao động. Vì vậy BHXH góp phần điều hoà, hạn chế các mâu thuẫn giữa giới chủ và giới thợ, tạo ra môi trường làm việc ổn định cho người lao động, tạo sự ổn định cho người sử dụng lao động trong công tác quản lý. Từ đó góp phần nâng cao hiệu quả năng suất lao động của doanh nghiệp lên.

Hơn nữa, người sử dụng lao động muốnổn định và phát triển sản xuất thì ngoài việc đầu tư vào máy móc, thiết bị, công nghệ… còn phải chăm lo đến đời sống cho người lao động mà mình thuê mướn, sử dụng. Bởi người sử dụng lao động khi đã tính đến việc thuê mướn lao động cũng có nghĩa là lúc đóhọ rất cần có người lao độnglàm việc cho mình liên tục trong quá trình sản xuất kinh doanh. Nhưng mong muốn của người sử dụng lao động đó không phải lúc nào cũng thực hiện được, bởi trong quá trình sản xuất cũng như trong đời sống người lao động có thể gặp rủi ro vào bất kì lúc nào. Và lúc đó, người sử dụng lao động

Trường ĐH KInh tế Huế

sẽ không có người làm thuê cho mình dẫn đến
(17)

gián đoạn quá trình sản xuất kinh doanh làm giảm năng xuất lao động rồi dẫn đến giảm thu nhập cho người sử dụng lao động. Nhưng khi có sự trợ giúp của BHXH, người lao độngkhông may gặp rủi ro đó phần nào được khắc phục về mặt tài chính, từ đó người lao động có điều kiện phục hồi nhanh những thiệt hại xảy ra. Làm cho người lao động nhanh chóng trở lại làm việc giúp người sử dụng lao động, yên tâm, tích cực lao động sản xuất làm tăng năng xuất lao động, góp phần tăng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

1.2.2.3.Đối với Nhà nước

BHXH là một trong những bộ phận quan trọng giúp cho Ngân sách Nhà nước giảm chi đến mức tối thiểu nhưng vẫn giảiquyết được khó khăn về đời sống cho người lao động và gia đình họ được phát triển an toàn hơn. Khi người lao động hoặc người sử dụng lao động gặp tai nạn rủi ro sẽ làm quá trình sản xuất kinh doanh bị gián đoạn, năng suất lao động giảm xuống (cung hàng hoá nhỏ hơn cầu) làm tăng giá cả thị trường và rất có thể dẫn đến tình trạng lạm phát, khi đó buộc Chính phủ phải can thiệp điều tiết giá cả để ổn định đời sống của người dân.

BHXH góp phần giữ vững an ninh, chính trị trong nước ổn định trật tự an toàn cho xã hội: BHXH điều hoà, hạn chế các mâu thuẫn giữa giới chủ và giới thợ đồng thời tạo ra môi trường làm việc thuận lợi, ổn định cho người lao động. Bởi khi mâu thuẫn giữa người lao động và người sử dụng lao động chưa được giải quyết sẽ có thể dẫn đến những cuộc đình công, thậm chí là gây ra những cuộc bãi công lan rộng trên cả nước của những người công nhân (người lao động) đến lúc đó sản phẩm lao động xã hội không được sản xuất ra, mà nhu cầu tiêu dùng của xã hội vẫn cứ tiếp tục tăng lên khi đó buộc Chính phủ phải nhập khẩu hàng hoá. Như vậy, Chính phủ sẽ phải đối mặt với rất nhiều vấn đề như: giữ vững trật tự an toàn xã hội, đảm bảo nhu cầu tối thiểu của người dân…

BHXH làm tăng thu cho Ngân sách Nhà nước: BHXH đã làm giảm bớt mâu thuẫn giữa giới chủ và giới thợ đồng thời gắn kết giữa người sử dụng lao động và người lao động, góp phần kích thích người lao động hăng hái lao động sản xuất, nâng cao năng xuất lao động cá nhân nói riên đồng thời góp phần làm tăng năng xuất lao

Trường ĐH KInh tế Huế

(18)

động xã hội nói chung từ đó sản phẩm xã hội tạo ra ngày một tăng lên có thể đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài. Do vậy, ngân sách Nhà nước tăng lên do có một khoản thu được thông qua việc thu thuế từ các doanh nghiệp sản xuất nói trên.Khi người lao động thamgia BHXH mà không may gặp rủi ro bất ngờ hoặc khi thiên tai hạn hán, lũ lụt xảy ra… làm giảm hoặc mất khả năng lao động dẫn đến giảm hoặc mất thu nhập thì sẽ được bù đắp một phần thu nhập từ quỹ BHXH. Lúc này, nếu không có sự bù đắp của BHXH thì buộc Nhà nước cũng phải đứng ra để cứu trợ hoặc giúp đỡ cho người lao động để người lao động và gia đình họ vượt qua được khó khăn đó. Từ đó góp phần làm giảm chi cho Ngân sách Nhà nước, đồng thời giảm bớt được các tệ nạn xã hội phát sinh, giữ vững ổn định chính trị xã hội.Ngoài ra BHXH giúp cho Nhà nước thực hiện được các công trình xây dựng trọng điểm của quốc gia, các chương trình phát triển kinh tế, xã hội quốc gia bởi BHXH tập trung được nguồn quỹ lớn. Nguồn quỹ này thường dùng để chi trả cho các sự kiện BHXH xảy ra về sau.Chính vì vậy mà quỹ nhàn rỗi này có một thời gian nhàn rỗi nhất định đặc biệt là quỹ dành cho chế độ dài hạn.Trong khoảng thời gian nhàn rỗi ấy quỹ BHXH tạo thành một nguồn vốn lớn đầu tư cho các chương trình phát triển kinh tế xã hội của quốcgia.

1.2.2.4. Chức năng bảo hiểm xã hội

Thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập cho người lao động tham gia bảo hiểm khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập.

Tiến hành phân phối và phân phối lại thu nhập giữa những người tham gia BHXH.

Góp phần kích thích người lao động hăng hái lao động sản xuất nâng cao năng suất lao động cá nhân và năng suất lao động xã hội.

Gắn bó lợi ích giữa người lao động với người sử dụng lao động, giữa người lao động với xã hội.

1.2.3. Quyềnhạnvà trách nhiệm của các bên tham gia BHXH 1.2.3.1. Quyềnhạnvà trách nhiệm của người lao động

1.2.3.1.1. Quyền hạn của người lao động

Trường ĐH KInh tế Huế

(19)

Được tham gia và hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật này.

Được cấp và quản lý sổ bảo hiểm xã hội.

Nhận lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội đầy đủ, kịp thời.

Hưởng bảo hiểm y tế trong các trường hợp đang hưởng lương hưu, trong thời gian nghỉ việc hưởng trợ cấp thai sản khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi, nghỉ việc hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng, đang hưởng trợ cấp ốm đau đối với người lao động mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành.

Được chủ động đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động nếu thuộc trường hợp quy định và đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội; được thanh toán phí giám định y khoa nếu đủ điều kiện để hưởng bảo hiểm xã hội.

Uỷ quyền cho người khác nhận lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội.

Định kỳ 06 tháng được người sử dụng lao động cung cấp thông tin về đóng bảo hiểm xã hội; định kỳ hằng năm được cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận về việc đóng bảo hiểm xã hội, được yêu cầu người sử dụng lao động và cơ quan bảo hiểm xã hội cung cấp thông tin về việc đóng, hưởng bảo hiểm xã hội.

Khiếu nại, tố cáo và khởi kiện về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật.

1.2.3.1.2. Trách nhiệm của người lao động

Đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của LuậtBHXH.

Thực hiện quy định về việc lập hồ sơBHXH.

Bảo quản sổBHXH.

1.2.3.2. Quyềnhạnvà trách nhiệm của người sử dụng lao động 1.2.3.2.1. Quyền hạn của người sử dụng lao động

Từ chối thực hiện những yêu cầu không đúng với quy định của Điều lệ BHXH.

Khiếu nại với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khi cơ quan BHXH có hành vi vi phạm Điều lệ BHXH.

Các quyền khác theo luật định.

1.2.3.2.2. Trách nhiệm của người sử dụng lao động

Đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại Điều 92 và hằng tháng trích từ tiền

Trường ĐH KInh tế Huế

(20)

lương, tiền công của người lao động theo quy định để đóng cùng một lúc vào quỹ bảo hiểm xã hội.

Lập hồ sơ để người lao động được cấp sổ, đóng và hưởng bảo hiểm xã hội.

Trả trợ cấp bảo hiểm xã hội cho người lao động.

Trường ĐH KInh tế Huế

(21)

Giới thiệu người lao động đi giám định mức suy giảm khả năng lao động tại Hội đồng Giám định y khoa theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 41, Điều 51 và điểm b khoản 1 Điều 55 của Luật này.

Cung cấp tài liệu, thông tin liên quan theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Cung cấp thông tin về việc đóng bảo hiểm xã hội của người lao động khi người lao động hoặc tổ chức công đoàn yêu cầu.

Các trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.

Ngoài việc thực hiện các quy định trên, hằng tháng người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định tại khoản 2 Điều 102 và trích từ tiền lương, tiền công của người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 102 của Luật này để đóng cùng một lúc vào quỹ bảo hiểm thất nghiệp.

1.2.3.3. Quyềnhạnvà trách nhiệm của Cơ quan BHXH 1.2.3.3.1.Quyền hạn của Cơ quan BHXH

Tổ chức quản lý nhân sự, tài chính và tài sản theo quy định của pháp luật.

Từ chối yêu cầu trả bảo hiểm xã hội không đúng quy định.

Khiếu nại về bảohiểm xã hội.

Kiểm tra việc đóng bảo hiểm xã hội và trả các chế độ bảo hiểm xã hội.

Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền xây dựng, sửa đổi, bổ sung chế độ, chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội và quản lý quỹ bảo hiểm xã hội.

Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội.

Các quyền khác theo quy định của pháp luật 1.2.3.3.2. Trách nhiệm của Cơ quan BHXH

Tuyên truyền, phổ biến chế độ, chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội; hướng dẫn thủ tục thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội đối với người lao động, người sử dụng lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội.

Thực hiện việc thu bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật này.

Tiếp nhận hồ sơ, giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội; thực hiện việc trả lương hưu,

Trường ĐH KInh tế Huế

(22)

trợ cấp bảo hiểm xã hội đầy đủ, thuận tiện và đúng thời hạn.

Cấp sổ bảo hiểm xã hội đến từng người lao động.

Quản lý, sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật.

Thực hiện các biện pháp bảo toàn và tăng trưởng quỹ bảo hiểm xã hội.

Tổ chức thựchiện công tác thống kê, kế toán, hướng dẫn nghiệp vụ về bảo hiểm xã hội.

Giới thiệu người lao động đi giám định mức suy giảm khả năng lao động tại Hội đồng Giám định y khoa theo quy định tại điểm b khoản 1 và khoản 2 Điều 41 của Luật này.

Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý bảo hiểm xã hội; lưu trữ hồ sơ của người tham gia bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật.

Định kỳ sáu tháng, báo cáo Hội đồng quản lý bảo hiểm xã hội về tình hình thực hiện bảo hiểm xã hội. Hằng năm, báo cáo Chính phủ và cơ quan quản lý nhà nước về tình hình quản lý và sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội.

Cung cấp đầy đủ và kịp thời thông tin về việc đóng, quyền được hưởng chế độ, thủ tục thực hiện bảo hiểm xã hội khi người lao động hoặc tổ chức công đoàn yêu cầu.

Cung cấp tài liệu, thông tin liên quan theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Giải quyết kịp thời khiếu nại, tố cáo về việc thực hiện bảo hiểm xã hội.

Thực hiện hợp tác quốc tế về bảo hiểm xã hội.

Các trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.

1.2.4 Quỹ BHXH

1.2.4.1 Khái niệm về quỹ BHXH

Quỹ BHXH là một quỹ tài chính độc lập, tập trung nằm ngoài ngân sách Nhà nước. Quỹ này được dùng để chi trả trợ cấp cho các đối tượng hưởng BHXH và chi phí cho sự nghiệp quản lý BHXH ở các cấp, các nghành.

Có thể hiểu quỹ BHXH là tập hợp đóng góp bằng tiền của các bên tham gia BHXH: NLĐ, NSDLĐ, Nhà nước bù thiếu nhằm mục đích chi trả cho các chế độ BHXH và đảm bảo cho hoạt động của hệ thống BHXH.

Như vậy, “quỹ BHXH là quỹ tiền tệ tập trung, hạch toán độc lập với ngân sách

Trường ĐH KInh tế Huế

(23)

Nhà nước, được Nhà nước bảo hộ và bù thiếu. Quỹ này được quản lý theo cơ chế cân bằng thu chi do đó quỹ BHXH không đơn thuần ở trạng thái tĩnh mà luôn có sự biến động theo chiều hướng tăng lên hoặc thâm hụt.” ( trích giáo trình bài giảng BHXH – Trường đại học Lao dộng xã hội). Quỹ BHXH hình thành và hoạt động đã tạo ra khả năng giải quyết những rủi ro của tất cả những người tham gia với tổng dự trữ ít nhất, do rủi ro được dàn trải cho số đông người tham gia. Đồng thời quỹ này cũng góp phần giảm chi ngân sách cho Nhànước; khi có biến cố xã hội xảy ra như thiên tai, hạn hán, dịch bệnh, quỹ BHXH cũng là một khoản không nhỏ giúp Nhà nước thay cho cứu trợ xã hội, phúc lợi xã hội, …

1.2.4.2. Nguồn hình thành quỹ

BHXH là phạm trù kinh tế - xã hội tổng hợp, mặc dù tính xã hội được thể hiện nổi trội hơn. Theo các nhà kinh tế cho rằng, kinh tế là nền tảng của BHXH vì chỉ khi NLĐ có thu nhập đạt đến một mức độ nào đó thì việc tham gia BHXH mới thiết thực và có hiệu quả. Cũng theo các nhà kinh tế, BHXH chỉ có thể phát triển được theo đúng nghĩa trong điều kiện nền kinh tế hàng hoá tức là người tham gia BHXH phải có trách nhiệm đóng góp BHXH để bảo hiểm cho mình từ tiền lương/thu nhập cá nhân, người sử dụng lao động cũng phải đóng góp BHXH cho người lao động mà mình thuê mướn từ quỹ lương của doanh nghiệp/ đơn vị đồng thời Nhà nước cũng có phần trách nhiệm bảo hộ quỹ BHXH như đóng góp thêm khi quỹ BHXH bị thâm hụt. Như vậy:

Quỹ BHXH được hình thành chủ yếu từ các nguồn sau:

+ Người sử dụng lao động: sự đóng góp này không những thể hiện trách nhiệm của NSDLĐ đối với NLĐ đồng thời còn thể hiện lợi ích của NSDLĐ bởi đóng góp một phần BHXH cho NLĐ, NSDLĐ sẽ tránh được thiệt hại kinh tế do phải chi ra một khoản tiền lớn khi có rủi ro xảy ra đối với NLĐ của mình đồng thời cũng giảm bớt được những tranh chấp. Thông thường phần đóng góp này được xác định dựa trên quỹ lương của đơn vị, doanh nghiệp.

+ Người lao động: hệ thống BHXH ở các nước trên thế giới chủ yếu vẫn thực hiện trên nguyên tắc có đóng có hưởng vì vậy người tham gia phải đónggóp cho quỹ mới được hưởng BHXH. Người lao động tham gia đóng góp cho mình

Trường ĐH KInh tế Huế

để bảo hiểm
(24)

cho chính bản thân mình. Thông qua hoạt động này người lao động đã dàn trải rủi ro theo thời gian, khoản đóng góp vào quỹ BHXH chính là khoản để dành dụm, tiết kiệm cho về sau bằng cách là hưởng lương hưu hoặc được hưởng trợ cấp khi gặp rủi ro xảy ra. Khoản trợ cấp này được xác định một cách khoa học và có cơ sở theo nguyên nhân.

+ Nhà nước đóng và hỗ trợ thêm: Quỹ BHXH được nhà nước bảo hộ và đóng góp khi quỹ bị thâm hụt không đủ khả năng để chi trả cho các chế độ xã hội. Nhằm mục đích đảm bảo cho các hoạt động xã hội diễn ra được đều đặn, ổn định. Nguồn thu từ sự hỗ trợ Ngân sách Nhà nước đôi khi là khá lớn, sự hỗ trợ này là rất cần thiết và quan trọng. Có thể nói hoạt động của chính sách BHXH mà không có sự hỗ trợ của Nhà nước thì chẳng khác nào đứa trẻ mới tập đi.

+ Các nguồn khác: như sự giúp đỡ của các tổ chức từ thiện trong và ngoài nước, lãi do đầu tư phần quỹ nhàn rỗi, khoản tiền thu nộp phạt từ các đơn vị chậm đóng BHXH... Đây là phần thu nhập tăng thêm đô bộ phận nhàn rỗi tương đối của quỹ BHXH được cơ quan BHXH đưa vào hoạt động sinh lời. Việc đầu tư quỹ nhàn rỗi này cũng cần phải đảm bảo khả năng thanh khoản khi cần thiết, an toàn và mang tính xã hội.

Quỹ BHXH gồm các quỹ thành phần sau:

- Quỹ ốm đau và thai sản.

- Quỹ TNLĐ –BNN.

- Quỹ hưu trí và tử tuất.

Ở nước ta quy định mức đóng và phương thức đóng của NLĐ và NSDLĐ như sau: ( theo luật BHXH hiện hành nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam)

-NLĐ:

 Hằng tháng, người lao động quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 2 của Luật này đóng bằng 5% mức tiền lương, tiền công vào quỹ hưu trí và tử tuất; từ năm 2010 trở đi, cứ hai năm một lần đóng thêm 1% cho đến khi đạt mức đóng là 8%.

 Người lao động hưởng tiền lương, tiền công theo chu kỳ sản xuất, kinh doanh trong các doanh nghiệp nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp thì mức đóng bảo hiểm xã hội hằng tháng theo quy định tại khoản 1 Điều này; phương thức

Trường ĐH KInh tế Huế

(25)

đóng được thực hiện hằng tháng, hằng quý hoặc sáu tháng một lần.

Mức đóng và phương thức đóng của người lao động quy định tại điểm e khoản 1Điều 2của Luật này do Chính phủ quy định.

-NSDLĐ:

 Hằng tháng, người sử dụng lao động đóng trên quỹ tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của người lao động quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 2 của Luật này như sau:

a) 3% vào quỹ ốm đau và thai sản; trong đó người sử dụng lao động giữ lại 2%

để trả kịp thời cho người lao động đủ điều kiện hưởng chế độ quy định tại Mục 1 và Mục 2 Chương III của Luật này và thực hiện quyết toán hằng quý với tổ chức bảo hiểm xã hội;

b) 1% vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

c) 11% vào quỹ hưu trí và tử tuất; từ năm 2010 trở đi, cứ hai năm một lần đóng thêm 1% cho đến khi đạt mức đóng là 14%.

 Hằng tháng, người sử dụng lao động đóng trên mức lương tối thiểu chung đối với mỗi người lao động quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 2của Luật này như sau:

a) 1% vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

b) 16% vào quỹ hưu trí và tử tuất; từ năm 2010 trở đi, cứ hai năm một lần đóng thêm 2% cho đến khi đạt mức đóng là 22%.

Người sử dụng lao động thuộc các doanh nghiệp nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp trả lương theo chu kỳ sản xuất, kinh doanh thì mức đóng hằng tháng theo quy định tại khoản 1 Điều này; phương thức đóng được thực hiện hằng tháng, hằng quý hoặc sáu tháng một lần.

1.2.4.3 Mục đích sử dụng quỹ BHXH

Quỹ BHXH được sử dụng chủ yếu cho 2 mục đích sau:

- Chi trả trợ cấp cho các chế độ BHXH: Đây là khoản chi chiếm tỷ trọng lớn nhất của BHXH nhằm đảm bảo ổn định, duy trì cuộc sống cho NLĐ đồng thời góp phần ổn định sản xuất kinh doanh cho các doanh nghiệp

Theo khuyến nghị của Tổ chức lao động quốc tế (ILO) quỹ BHXH được sử dụng

Trường ĐH KInh tế Huế

(26)

để trợ cấp cho các đối tượng tham gia BHXH, nhằm ổn định cuộc sống cho bản thân và gia đình họ khi mà đối tượng tham gia gặp rủi ro và các chế độ được BHXH trợ cấp là 9 chế độ BHXH đã nêu trong công ước 102 tháng 6/1952 tại Giơnevơ.

Trong thực tế việc chi trả cho các chế độ BHXH diễn ra thường xuyên trên phạm vi rộng, hầu hết các nước trên thế giới đều có những khoản chi thường xuyên là chi lương hưu và trợ cấp tuất.

- Chi phí cho sự nghiệp quản lý BHXH: Ngoài việc trợ cấp cho các đối tượng hưởng BHXH, quỹ BHXH còn được sử dụng để chi cho các khoản chi phí quản lý như: tiền lương cho cán bộ làm việc trong hệ thống BHXH, khấu hao tài sản cố định, văn phòng phẩm và một số khoản chi khác.

1.2.5. Nội dung cơ bản của BHXH bắt buộc

Bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia.

1.2.5.1.Đối tượng tham gia

Người làm việc theo HĐLĐ (hoặc hợp đồng làm việc) không xác định thời hạn, HĐLĐ xác định thời hạn, HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng;

Người làm việc theo HĐLĐ có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng (thực hiện từ 01/01/2018);

Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;

Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động.

Như vậy, người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc là người lao động làm việc theo hợp đồng lao động, người sử dụng lao động, cán bộ, công chức, viên chức, quân nhân,…

ế độ trong bảo hiểm

Trường ĐH KInh tế Huế

(27)

Chế độ ốm đau

Người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội được hưởng trợ cấp ốm đau khi:

- Bị ốm đau, tai nạn rủi ro phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở y tế (trừ trường hợp tự hủy hoại sức khỏe do say ruợu hoặc sử dụng ma túy, chất gây nghiện khác);

-Có con dưới 7 tuổi bị ốm đau, phải nghỉ việc để chăm sóc và có xác nhận của cơ sở y tế.

Chế độ thai sản:

Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau:

-Lao động nữ mang thai;

-Lao động nữ sinh con;

-Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 4 tháng tuổi;

-Người lao động đặt vòng tránh thai, thực hiện các biện pháp triệt sản.

Đối với lao động nữ sinh con và người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 4 tháng tuổi phải có thời gian đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trướckhi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

Chế độ tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp

Chế độ tai nạn lao động: Người lao động đang đóng bảo hiểm xã hội bị tai nạn lao động trong các trường hợp dưới đây dẫn đến suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên thìđược hưởng trợ cấp tai nạn lao động do quỹ bảo hiểm xã hội chi trả:

- Bị tai nạn tại nơi làm việc và trong giờ làm việc;

- Bị tai nạn ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động;

- Bị tai nạn trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý.

Chế độ bệnh nghề nghiệp: Người lao động được hưởng trợ cấp bệnh nghề nghiệp do quỹ bảo hiểmxã hội chi trả khi bị bệnh thuộc danh mục bệnh nghề nghiệp do làm việc trong môi trường hoặc nghề có yếu tố độc hại dẫn đến suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên.

Chế độ hưu trí

Lương hưu hàng tháng: Người lao động được hưởng lương hưu hàng tháng khi có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên và có một trong các điều kiện sau:

+ Namđủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi.

+ Nam từ đủ 55 tuổi đến đủ 60 tuổi, nữ từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi và có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm việc nơi có hệ số phụ cấp khu vực từ 0,7 trở lên.

+ Người lao động đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi có đủ 15 năm làm công việc khai thác than trong hầm lò.

+ Người lao động bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp.

-Người lao động có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên, bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên được hưởng lương hưu với mức thấp hơn nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

Trường ĐH KInh tế Huế

(28)

+ Namđủ50 tuổi trở lên, nữ đủ 45 tuổi trở lên;

+ Có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm trở lên.

Trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần: Người lao động được hưởng trợ cấp một lần do quỹ bảo hiểm xã hội chi trả khi có một trong các điều kiện sau:

+ Đủ tuổi nghỉ hưu nhưng chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội;

+ Bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội;

+ Sau 1 năm nghỉ việc không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội và có yêu cầu nhận bảo hiểm xã hội một lần mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội;

+ Ra nước ngoài để định cư mà chưa đủ điều kiện hưởng lương hưu hàng tháng.

Chế độ tử tuất

Trợ cấp mai táng: Người lo mai táng cho một trong những đối tượng nêu dưới đây chết:

-Người lao động đang đóng bảo hiểm xã hội;

-Người lao động đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội;

-Người đang hưởng lương hưu;

- Người đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hàng tháng đã nghỉ việc.

1.2.5.3. Về trách nhiệm đóng bảo hiểm

Khi tham gia BHXH bắt buộc ở doanh nghiệp, người sử dụng lao động có trách nhiệm đóng BHXH cho bạn còn khi tham gia BHXH tự nguyện, người tham gia phải tự mìnhđóng BHXH tại cơ quan BHXH.

1.2.5.3.1. Tỷ lệ đóng BHXH, BHYT, BHTN:

Bng 1:Tỷ lệ đóng BHXH, BHYT, BHTN.

(ĐVT: %)

Tỷ lệ đóng BHXH BHYT BHTN Tổng

DN phải đóng 18 3 1 22

Người lao động 8 1,5 1 10,5

Tổng cộng 26 4,5 2 32,5

(Nguồn: Phòng nhân sự) Trong đó:

Người lao động phải đóng: BHXH: 8% (Đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất)

Doanh nghiệp phải đóng: BHXH: 18% (Trong đó: 3% vào quỹ ốm đau và thai sản, 1% vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; 14% vào quỹ hưu trí và tử tuất).

1.2.4.3.2. Mức tiền lương, tiền công đóng BHXH bắt buộc

Trường ĐH KInh tế Huế

(29)

Mức tiền lương, tiền công đóng BHXH, BHYT, BHTN bắt buộc là tiền lương tháng được ghi trong hợp đồng lao động và không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng.

Cụ thể:

Mức tiền lương tháng thấp nhất để tính mức đóng BHXH là mức lương tối thiểu vùng và mức tối đa để tính mức đóng BHXH là 20 lần mức lương cơ sở.

Mức tiền lương đóng tối đa: Mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc tối đa bằng 20 tháng lương cơ sở. (Mức lương cơ sở không phải là mức lương tối thiểu, mức lương cơ bản của DN… mà là mức lương cơ sở được quy định tại Nghị định 47/2016/NĐ-CP của Chính phủ. Hiện tại là 1.210.000đồng/tháng. Như vậy: Mức lương đóng BHXH tối đa 1.210.000 x 20 = 24.200.000 đồng/tháng.

Mức tiền lương tháng thấp nhất để tính đóng BHTN là mức lương tối thiểu vùng và mức tối đa để tính mức đóng BHTN là 20 lần mức lương tối thiểu vùng.

Hiện tại, quy định mức lương tối thiểu vùng áp dụng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp như sau:

a) Mức 3.750.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng I.

b) Mức 3.320.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng II.

c) Mức 2.900.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng III.

d) Mức 2.580.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng IV.

Người lao động đã qua học nghề (kể cả lao động do doanh nghiệp dạy nghề) thì tiền lương đóng BHXH bắt buộc phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng, nếu làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thì cộng thêm 5%.

Chú ý:

Từ 01/01/2016, tiền lương tháng đóng BHXH là mức lương và phụ cấp lương theo quy định của pháp luật lao động.

Trường ĐH KInh tế Huế

(30)

Từ ngày 01/01/2018 trở đi, tiền lương tháng đóng BHXH là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật lao động.

1.2.5.3.3. Thời hạn đóng tiền BHXH, BHYT,BHTN Đóng hằng tháng

Hằng tháng, chậm nhất đến ngày cuối cùng của tháng, đơn vị trích tiền đóng BHXH bắt buộc trên quỹ tiền lương tháng của những người lao động tham gia BHXH bắt buộc, đồng thời trích từ tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc của từng người lao động theo mức quy định, chuyển cùng một lúc vào tài khoản chuyên thu của cơ quan BHXH mở tại ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nước.

Đóng 3 tháng hoặc 6 tháng một lần

Đơn vị là doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp trả lương theo sản phẩm, theo khoán thì đóng theo phương thức hằng tháng hoặc 3 tháng, 6 tháng một lần. Chậm nhất đến ngày cuối cùng của kỳ đóng, đơn vị phải chuyển đủ tiền vào quỹ BHXH.

Đóng theo địa bàn

Đơn vị đóng trụ sở chính ở địa bàn tỉnh nào thì đăng ký tham gia đóng BHXH tại địa bàn tỉnh đó theo phân cấp của cơ quan BHXH tỉnh.

Chi nhánh của doanh nghiệp đóng BHXH tại địa bàn nơi cấp giấy phép kinh doanh cho chi nhánh.

1.2.5.4.Quy trình quản lý thu bảo hiểm xã hội

Kể từ khi bắt đầu hoạt động, doanh nghiệp có trách nhiệm lập 02 bản “Danh sách lao động và quỹ tiền lương trích nộp BHXH, BHYT bắt buộc” (Mẫu số 02a-TBH).

Trong thời hạn không quá 30 ngày kể từ ngày ký HĐLĐ hoặc quyết định tuyển dụng, người sử dụng lao động phải nộp toàn bộ hồ sơ (Bản sao Quyết định thành lập hoặc chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép hoạt động; HĐLĐ hoặc quyết định tuyển dụng cùng 03 bản “ Tờ khai tham gia BHXH, BHYT bắt buộc” (Mẫu số 01- TBH) hoặc sổ BHXH người lao động (nếu có) cho cơ quan BHXH.

Người sử dụng lao động tham gia BHXH, BHYT đóng trụ sở chính ở địa bàn nào thì đăng ký tham gia đóng BHXH, BHYT tại địa bàn đó theo phân cấp quản của cơ

Trường ĐH KInh tế Huế

(31)

quan BHXH.

Hàng tháng doanh nghiệp có trách nhiệm thu phần phải đóng của người lao động để chuyển cùng với phần đơn vị phải đóng vào quỹ BHXH theo tài khoản thu chuyên thu của cơ quan BHXH.

Hàng tháng hoặc tháng đầu của kỳ sau (đơn vị đóng theo kỳ), căn cứ hồ sơ đăng ký tham gia BHXH, BHYT và hồ sơ bổ sung (nếu có), các chứng từ chuyển tiền đóng BHXH, BHYT của đơn vị; giấy báo có của Ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nước trong tháng, trong kỳ để kiểm tra, đối chiếu và xác định số người tham gia BHXH, BHYT, tổng quỹ lương lương, số tiền phải đóng, số tiền đã đóng, số tiền đóng thừa, thiếu và số tiền lãi chưa đóng, chậm đóng (nếu có). Cơ quan BHXH lập 02 bản “ Thông báo kết quả đóng BHXH, BHYT bắt buộc” (Mẫu 08-TBH) gửi 01 bản cho đơn vị sử dụng lao động trước ngày 10 tháng sau, 01 bản lưu tại đơn vị [30].

1.2.5.5.Phân cấp quản lý thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế

Quyết định số 177/BHXH ngày 30/12/1996 và Quyết định số 2902/1999/QĐ- BHXH ngày 23/11/1999 chưa phân cấp trách nhiệm của Bảo hiểm xã hội Việt Nam trong công tác thu. Từ Quyết định số 722/QĐ-BHXH-BT ngày 26/5/2003 và Quyết định số 902/QĐ-BHXH ngày 26/6/2007 mới quy định rõ trách nhiệm.

Bảo hiểm xã hội Việt Nam

Chỉ đạo, hướng dẫn, và kiểm tra tình hình thực hiện công tác quản lý thu, cấp sổ BHXH, thẻ BHYT trong toàn ngành; Đối chiếu tình hình thu nộp BHXH, BHYT, cấp sổ BHXH, thẻ BHYT; Thẩm định số thu BHXH, BHYT bắt buộc hàng năm; Xác định mức lãi suất bình quân trong năm của hoạt động đầu tư quỹ BHXH và thông báo cho BHXH tỉnh [29].

Bảo hiểm xã hội tỉnh

Căn cứ tình hình thực tế của địa phương để phân cấp quản lý thu BHXH, BHYT cho phù hợp với chức năng, nhiệm vụ.

Xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu liên quan đến người lao động tham gia BHXH,

BHYT trên địa bàn tỉnh.

Trường ĐH KInh tế Huế

(32)

Xây dựng kế hoạch và hướng dẫn, kiểm tra tình hình thực hiện công tác thu, cấp sổ BHXH, thẻ BHYT theo phân cấp quản lý và quyết toán số tiền thu BHXH, BHYT đối với BHXH huyện theo định kỳ quý, 6 tháng, năm và lập “Biên bản thẩm định số liệu thu BHXH, BHYT bắt buộc” (Mẫu số 12-TBH).

Bảo hiểm xã hội huyện, thành phố

Tổ chức, hướng dẫn thực hiện thu BHXH, BHYT; cấp sổ BHXH, thẻ BHYT đối với người sử dụng lao động và người lao động theo phân cấp quản lý.

1.2.5.6. Phương thức kê khai hồ sơthực hiện BHXH

Đối với nghiệp vụ tăng giảm lao động, xin cấp mới sổ BHXH, thẻ BHYT, tăng giảm mức đóng,.. thì kê khai qua phần mềm điện tử.

Đối với nghiệp vụ xin chế độ thai sản, ốm đau cho người lao động thì nộp hồ sơ trực tiếp tại cơ quan thu BHXH của Doanh nghiệp.

Trường ĐH KInh tế Huế

(33)

CHƯƠNG 2

TÌNH HÌNH THỰC HIỆN BẢO HIỂM XÃ HỘI TẠI CÔNG TY TNHH TMDV HUẾ CỔ

2.1. Giới thiệuvề cơ sở thực tập

Tên đầy đủ: Công ty TNHH Thương mại dịch vụ Huế Cổ.

Địa chỉ: 4/4/8 kiệt 35 - Phạm Thị Liên -Phường Kim Long –Thành Phố Huế Điện thoại: (0234) 3590356

Fax: (0234) 3590357

Website: www.ancienthue.com.vn

Logo:

Mã số thuế: 3300499995

Vốn điều lệ: 10.000.000.000 đồng Xếphạng: 4.5/5 sao (TripAdviser) Chủ đầu tư: Ông Nguyễn Đức Minh Tuệ

Ngành nghề kinh doanh: Kinh doanh ẩm thực cho du khách nước ngoài

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát trin, các thành tựu đạt được của Công Ty Huế Cổ

2.1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển, chức năng của Công Ty Huế Cổ

Với ý tưởng đưa du khách trở về cùng quá khứ huy hoàng của mảnh đất Kim Long xưa, những nghệ nhân chạm trổ, thiết kế tài ba còn lại của đất kinh kỳ đã làm nên Ancient Hue. Nhà hàng Ancient Hue được thành lập vào năm 2007, tọalạc tại khu vực nhà vườn Phú Mộng – Kim Long gần chùa Linh Mụ, cách Đại Nội 1km về hướng Tây, với khuôn viên rộng 3000 m2 thiết kế theo phong cách truyền thống, bao bọc chung quanh là năm căn nhà cổ (có từ những năm 1800 và đầu những năm 1900) đặt

Trường ĐH KInh tế Huế

(34)

tên theo những làng lân cận ở Huế: Kim Long, Văn Thánh, Vạn Xuân, Gia Viên và Ngọc Hồ. Tất cả ẩn mình dưới vườn cây xanh xum xuê quả, Ancient Hue hiện lên như thủ phủ của bậc vương gia triều Nguyễn tồn tại hiên ngang giữa thế kỉ 21 hiện đại. Sự hòa hợp trong cách bài trí kiến trúc của quần thể này tái hiện lại những quá khứ huy hoàng của Huế và đem lại cho thực khách tới đây những cảm nhận sâu lắng nhất về một xứ Huế cổ xưa.

Với sức chứa hơn 300 người, các món ăn ngon cùng các dịch vụ hấp dẫn khác, Ancient Hue sẵn sàng làm vừa lòng những thực khách khó tính nhất. Các du khách nước ngoài đến Ancient Hue để thưởng thức các món ăn Huế theo phong cách chế biến đặc trưng của các đầu bếp tài hoa của nhà hàng, những trải nghiệm về văn hóa thông qua kiến trúc và những buổibiểu diễn ca múa nhạc cung đình ngày xưa. Hơn cả một nhà hàng, Ancient Hue là một quần thế văn hóa nghệ thuật mà du khách không thể nào bỏ qua khi đến Huế.

Bảng 2: Công suất phục vụ của Công ty Huế Cổ

(Đơn vị: Chỗ ngồi)

Nhà hàng Sức chứa

Nhà hàng Kim Long (Go

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Học thuyết của Herzberg (1959) đã đưa ra được các yếu tố ảnh hưởng đến động lực và sự thỏa mãn của người lao động, có tác động tới việc thiết kế và thiết

Do đó, hành vi động lực (hay hành vi được thúc đẩy, được khuyến khích) trong tổ chức là kết quả tổng hợp của sự kết hợp tác động của nhiều yếu tố như văn hóa của tổ

Trên cơ sở lý luận nguồn nhân lực, sự thỏa mãn của người lao động đối với doanh nghiệp, đề tài đi sâu nghiên cứu nhằm xác định được các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa

Mô hình đề xuất ban đầu với 7 yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc với 27 biến quan sát để đo lường ảnh hưởng của những yếu tố này đến sự hài lòng trong

Trong thời gian học tập và nghiên cứu tại trường được sự quan tâm của khoa quản trị kinh doanh, trường Đại Học KinhTế Huế dưới sự hướng dẫn của cô Lê Thị

Xuất phát từ những lý do đó, tôi đã chọn đề tài: “Phân tích những nhân tố tác động đến sự cam kết gắn bó với tổ chức của người lao động trực tiếp tại Công ty

(4) Kiểm định trung bình tổng thể (One sample T-Test): Để phân tích những đánh giá của người lao động về các nhân tố tác động đến sự hài lòng trong công

Tổ chức lao động khoa học có tác dụng giảm nhẹ lao động và an toàn lao động, đảm bảo sức khỏe cho người lao động và phát triển con người một cách toàn diện, thu hút