• Không có kết quả nào được tìm thấy

Giải Lịch sử 12 Bài 18: Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946-1950) | Giải bài tập Lịch sử 12

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Giải Lịch sử 12 Bài 18: Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946-1950) | Giải bài tập Lịch sử 12"

Copied!
12
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

1

Bài 18: Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946-1950)

A/ CÂU HỎI GIỮA BÀI

Câu hỏi trang 131 sgk Lịch Sử 12: Vì sao cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược bùng nổ ngày 19 - 12 – 1946?

Lời giải

Sau khi kí Hiệp định Sơ bộ và Tạm ước:

- Ta: Thi hành nghiêm chỉnh.

- Pháp: Có những hành động bội ước và khiêu khích ta: Ngay sau 6/3/1946: Ở Nam bộ, Nam Trung Bộ.Tháng 11/1946: Hải Phòng, Lạng Sơn và 18/12/1946: Gửi tối hậu thư đòi ta giải tán lực lượng tự vệ chiến đấu và giao quyền kiểm soát thủ đô cho Pháp.

→ Trước hành động của Pháp ta chỉ có 1 con đường: Cầm vũ khí đứng lên kháng chiến.

Ngày 19 – 12 – 1946 được coi là ngày mở đầu cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp khi cả thành phố Hà Nội nổi dậy kháng chiến. Đồng thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.

Câu hỏi trang 131 sgk Lịch Sử 12: Phân tích nội dung cơ bản đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp của Đảng.

Lời giải

- Đường lối kháng chiến chống Pháp của Đảng được thể hiện trong các văn kiện:

+ Chỉ thị “Toàn dân kháng chiến” của Ban Thường vụ Trung ương Đảng (12/12/1946).

+ Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Hồ Chí Minh (19/12/1946).

+ Tác phẩm Kháng chiến nhất định thắng lợi của Tổng Bí thư Trường Chinh (9/1947).

- Nội dung của đường lối kháng chiến là: Kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự giúp đỡ của quốc tế.

(2)

2

+ Kháng chiến toàn dân: Toàn dân kháng chiến, toàn dân đánh giặc, trong đó lấy lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt. Xuất phát từ truyền thống chống ngoại xâm của dân tộc ta, từ tư tưởng “chiến tranh nhân dân” của Chủ tịch Hồ Chí Minh… Có lực lượng toàn dân, tham gia mới thực hiện được kháng chiến toàn diện và tự lực cánh sinh.

+ Kháng chiến toàn diện: Bao gồm tất cả các mặt: quân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa, ngoại giao,…Đồng thời, ta vừa “kháng chiến” vừa “kiến quốc”, tức là xây dựng chế độ mới nên phải kháng chiến toàn diện.

+ Kháng chiến trường kì (đánh lâu dài): So sánh lực lượng lúc đầu giữa ta và địch chênh lệch, địch mạnh hơn ta về nhiều mặt, ta chỉ hơn địch về tinh thần và có chính nghĩa. Do đó, phải có thời gian để chuyển hóa lực lượng làm cho địch yếu dần, phát triển lực lượng của ta, tiến lên đánh bạo kẻ thù.

+ Tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ quốc tế: Chủ trương tự lực cánh sinh hiểu rõ mối quan hệ giữa các yếu tố chủ quan và khách quan, trong đó bao giờ yếu tố chủ quan cũng giữ vai trò quyết định. Cuộc kháng chiến của nhân dân ta phải do dân ta thực hiện là chính mặc dù, ta vẫn coi trọng sự hỗ trợ từ bên ngoài. Bởi vì có nỗ lực chủ quan mới phát huy được hết sức mạnh của mình và nếu không dựa vào sức mình là chính thì không thể đánh lâu dài được.

Câu hỏi trang 133 sgk Lịch sử 12: Cuộc chiến đấu của quân dân ta trong những tháng đầu kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp diễn ra như thế nào?

Lời giải

(3)

3

- Hoàn cảnh: Toàn quốc kháng chiến chống Pháp bùng nổ. Cuộc chiến đấu của quân và dân ta trong các đô thị phía BẮc vĩ tuyến 16 diễn ra sôi nổi, thu hút nhiều thành phần tham gia.

- Thời gian: 19/12/1946 – 17/02/1947.

- Địa bàn: Hà Nội, Bắc Giang, Bắc Ninh, Vinh, Huế, Đà Nẵng,…

- Âm mưu của Pháp: Đánh úp cơ quan đầu não của ta ở Hà Nội. Tiêu diệt lực lượng vũ trang của ta ở các thành phố - thị xã.

- Chủ trương của Đảng: Vây hãm và tiêu hao một bộ phận sinh lực địch.

- Diễn biến chính: Tiêu biểu nhất là Hà Nội 60 ngày đêm: Trung đoàn thủ đô với khẩu hiệu “ Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”, Bắc Bộ phủ, chợ Đồng Xuân, nhà Bưu điện,…

- Kết quả: Thực hiện thắng lợi chủ trương của Đảng. Làm thất bại âm mưu của Pháp.

- Ý nghĩa: Tạo điều kiện cho ta chuẩn bị cuộc kháng chiến lâu dài.

(4)

4

Câu hỏi trang 133 sgk Lịch sử 12: Ta đã làm gì để chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài?

Lời giải

Sau khi rút khỏi Hà Nội, cơ quan đầu não của Đảng được chuyển lên Việt Bắc để bảo toàn lực lượng. Tại đây, Đảng và Chính phủ đã lãnh đạo nhân dân cả nước xây dựng lực lượng kháng chiến về mọi mặt:

– Về chính trị:

+ Thành lập Ủy ban kháng chiến hành chính, thực hiện nhiệm vụ kháng chiến và kiến quốc.

+ Thành lập Hội Liên hiệp quốc dân Việt Nam (Liên Việt) để mở rộng và tập hợp lực lượng.

– Về quân sự: Tăng cường tuyển chọn binh lính tham gia nhập ngũ chiến đấu.

– Về kinh tế: đề ra các chính sách duy trì, phát triển sản xuất, đặc biệt là sản xuất lương thực phục vụ kháng chiến.

– Về văn hóa: tăng cường và phát triển phong trào bình dân học vụ. Duy trì giảng dạy ở các bậc học trong hoàn cảnh chiến tranh.

Hội Liên hiệp quốc dân Việt Nam

(5)

5

Câu hỏi trang 135 sgk Lịch sử 12: Chiến dịch Việt Bắc thu – đông năm 1947 đã diễn ra như thế nào? Nêu kết quả và ý nghĩa của chiến dịch?

Lời giải

* Hoàn cảnh

- Sau khi mở rộng đánh chiếm các đô thị bắc vĩ tuyến 16, Phpas thiếu lương thực, thiếu quân.

- 3/1947, Bolae được cử sang làm cao ủy của Pháp ở Đông Dương. Thực hiện kế hoạch Bolae tấn công Việt Bắc.

- Thời gian: Từ 7/10/1947 đến 19/12/1947 - Địa bàn: Việt Bắc.

- Âm mưu của Pháp: Tiêu diệt cơ quan chủ lực của ta. Phá căn cứ địa cách mạng. Giành thắng lợi về quân sự => Nhanh chóng kết thúc chiến tranh.

- Chủ trương của Đảng: 15/10/1947, ra chỉ thị “phá tan cuộc tấn công mùa đông của giặc Pháp”.

- Diễn biến chính:

+ Tại Bắc Kạn: chợ Đồn, chợ Mới, chợ Rã...

+ Tại mặt trận phía Đông (trên đường số 4).

+ Tại mặt trận phía Tây, trên sông Lô: Đoan Hùng, Khe Lau.

* Kết quả:

– Buộc Pháp phải rút lui khỏi nhiều khu vực như Chợ Đồn, Chợ Rã,..

(6)

6

- Thu được nhiều vũ khí, quân trang quân dụng của chúng, đánh chìm nhiều tàu chiến, ca nô.

– Bảo vệ an toàn cho cơ quan đầu não, bộ đội chủ lực của ta ngày càng lớn mạnh.

* Ý nghĩa:

– Chuyển cuộc kháng chiến chống Pháp sang một giai đoạn mới.

– Làm thất bại chiến lược “đánh nhanh thắng nhanh”, “dùng người Việt đánh người Việt” của Pháp. Buộc Pháp phải đánh theo chiến lược của ta, đánh lâu dài với ta.

(7)

7

Câu hỏi trang 135 sgk Lịch sử 12: Cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện của ta được đẩy mạnh như thế nào sau chiến thắng Việt Bắc thu – đông năm 1947?

Lời giải

– Chủ trương: Củng cố chính quyền dân chủ nhân dân, tăng cường lực lượng vũ trang, đẩy mạnh kháng chiến toàn dân, toàn diện:

– Về chính trị:

+ Đầu năm 1949: tổ chức bầu cử Hội đồng nhân dân và Ủy ban kháng chiến hành chính các cấp.

+ Tháng 6 -1 949: thống nhất Mặt trận Việt Minh và Hội Liên Việt thành Mặt trận Liên Việt.

– Về quân sự: Tiếp tục gây dựng cơ sở kháng chiến, phát triển lực lượng, phát triển chiến tranh du kích.

– Về kinh tế: Thực hiện hàng loạt các chính sách có lợi như: giảm tô, xóa nợ, chia lại ruộng đất, cấp ruộng đất cho nông dân.

– Văn hóa, giáo dục: Tháng 7 – 1950, đưa ra chủ trương cải cách giáo dục phổ thông, xây dựng lại hệ thống các trường đại học và trung học chuyên nghiệp.

(8)

8

Tháng 6 năm 1949 Mặt trận Liên Việt được thành lập

Câu hỏi trang 138 sgk Lịch sử 12: Chiến dịch Biên giới thu – đông năm 1950 của ta được mở trong hoàn cảnh như thế nào? Nêu diễn biến, kết quả, ý nghĩa của chiến dịch?

Lời giải

a) Hoàn cảnh lịch sử:

- Thuận lợi:

+ Cách mạng Trung Quốc thành công, nước cộng hòa dân chủ nhân dân Trung Hoar a đời (10/1949).

+ Cách nước trong phe xã hội chủ nghĩa lần lượt đặt quan hệ ngoại giao với Việt Nam từ năm 1950.

+ Lực lượng kháng chiến của ta trưởng thành về mọi mặt.

- Khó khăn: Mĩ can thiệp sau và dính líu trực tiếp vào chiến tranh Đông Dương.

(9)

9

+ Tháng 5/1949, giúp Pháp đề ra kế hoạch Rove.

+ Tháng 5/1950, viện trợ kinh tế và quân sự cho Pháp nhằm từng bước nắm quyền điều khiển trực tiếp chiến tranh Đông Dương.

b) Diễn biến:

- Thời gian: Từ 16/9/1950 đến 22/10/1950.

- Địa bàn: Biên giới Việt – Trung.

- Âm mưu của Pháp:

+ 13/5/1949, nhờ sự giúp đỡ của Mĩ, kế hoạch Rove ra đời

+ 6/1949, Pháp tăng cường hệ thống phòng ngự trên đường số 4 nhằm khóa chặt biên giới Việt – Trung.

+ Thiết lập hàng lang Đông – Tây (Hà Nội – Hòa Bình- Hải Phòng – Sơn La) nhằm cô lập Việt Bắc với liên khu 3,4.

 Pháp chuẩn bị kế hoạc tấn công lên Việt Bắc lần thứ hai để nhanh chóng kết thúc chiến tranh.

- Chủ trương của Đảng: Tháng 6/1950 Đảng và chính phủ ta quyết định mở chiến dịch Biên giới nhằm:

+ Tiêu diệt bộ phận quan trọng sinh lực địch.

+ Mở đường thông sang Trung Quốc và thế giới.

+ Mở rộng và củng cố căn cứ địa Việt Bắc, tạo đà thúc đẩy cuộc kháng chiến tiến lên

- Diễn biến chính:

+ 16/9 mở màn ta đánh vào Đông Khê, quân địch ở Thất Khê bị uy hiếp, Cao Bằng bị cô lập.

+ Địch rút quân khởi Cao Bằng và nhiều vị trí quan trọng trên đường số 4 (22/10/1950).

+ Cùng thời gian trên, cuộc tấn công lên Thái Nguyên của Pháp cũng bị đập tan.

(10)

10

c) Kết quả:

– Loại khỏi vòng chiến đấu hơn 8 nghìn tên địch.

– Giải phóng một vùng biên giới Việt – Trung từ Cao Bằng tới Đình Lập.

– Chọc thủng hành lang Đông – Tây của Pháp.

– Kế hoạch Rơve bị phá sản.

d) Ý nghĩa:

- Làm phá sản kế hoạch Rơve.

- Khai thông biên giới Việt – Trung.

- Quân đội ta trưởng thành thêm một bước.

- Ta giành quyền chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ, đưa cuộc kháng chiến của ta phát triển thêm một bước mới từ cầm cự chuyển sang phản công.

(11)

11

B/ CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP

Câu 1 trang 138 sgk Lịch sử 12: Phân tích tính chất chính nghĩa và tính nhân dân của đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp của Đảng?

Lời giải

* Tính chính nghĩa:

– Đường lối nêu rõ mục đích của cuộc kháng chiến là để tiếp tục sự nghiệp cách mạng tháng Tám, đánh thực dân Pháp xâm lược, hoàn thành giải phóng dân tộc, giành độc lập và thống nhất thật sự cho Tổ quốc.

(12)

12

– Thể hiện trực tiếp qua 3 văn kiện chính: Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Hồ Chí Minh (20 – 12 – 1946), Chỉ thị “Toàn dân kháng chiến” của Trung ương Đảng (22 – 12 – 1946) và tác phẩm “Kháng chiến nhất định thắng lợi” của đồng chí Trường Chinh (9 – 1947).

* Tính nhân dân:

– Đường lối khẳng định cuộc kháng chiến của ta là chiến tranh nhân dân, chiến tranh chính nghĩa.

Vì vậy, cuộc kháng chiến của ta có tính chất dân tộc giải phóng và dân chủ mới.

– Nêu cao tinh thần toàn dân đánh giặc, “bất kỳ đàn ông, đàn bà không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc, bất kỳ người già, người trẻ. Hễ là người Việt Nam đứng lên đánh thực dân Pháp”.

Câu 2 trang 138 sgk Lịch sử 12: Nêu từ 5 đến 7 sự kiện tiêu biểu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống Pháp từ khi bùng nổ đến chiến dịch Biên giới thu – đông năm 1950?

Lời giải

– Ngày 19 – 12 – 1946, mở đầu kháng chiến chống Pháp, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.

– Ngày 6 – 3 – 1946, ký với Pháp Hiệp định Sơ bộ nhằm tránh cuộc đụng đầu cùng lúc với nhiều kẻ thù nguy hiểm.

– Ngày 14 – 9 – 1946, ký với Pháp Tạm ước tiếp tục nhân nhượng cho Pháp một số quyền lợi về kinh tế, văn hóa, tạo điều kiện để củng cố lực lượng, chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài.

– Chiến dịch Việt Bắc thu – đông 1947 đã từng bước đẩy lùi cuộc tiến công của kẻ thù, làm thay đổi chiến lược chiến tranh của Pháp ở Đông Dương.

– Chiến dịch biên giới thu – đông năm 1950 đã mở ra bước phát triển mới của cuộc kháng chiến, khai thông con đường liên lạc với các nước xã hội chủ nghĩa.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Câu hỏi trang 125 SGK Lịch sử 8: Nêu nguyên nhân, diễn biến của cuộc phản công của phái chủ chiến tại kinh thành Huế.. + Dựa vào sự ủng hộ của nhân dân, phái chủ

☐ Giữ thế phòng ngự chiến lược trên toàn chiến trường Đông Dương. ☐ Xoay chuyển cục diện chiến tranh Đông Dương và kết thúc chiến tranh. ☐ Tiêu diệt cơ quan đầu

Hãy đánh dấu X vào ô trống trước ý trả lời đúng về tính chất chính nghĩa cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp của nhân dân ta?. ☐ Cuộc kháng chiến nhằm bảo

Em hãy điền tiếp kiến thức phù hợp vào bảng sau khi nói về âm mưu của địch và mục đích của ta trong chiến dịch biên giới thu - đông 1950:.. Âm mưu của địch

Hãy đánh dấu X vào ô trống trước ý trả lời đúng về mục tiêu mở chiến dịch Điện Biên Phủ của nước ta.. Trình bày diễn biến chiến dịch Điện Biên Phủ và tô màu vào các mũi

+ Đà Nẵng cách Kinh đô Huế khoảng 100km về phía Đông Nam => có thể dùng Đà Nẵng làm bàn đạp tấn công Huế, buộc triều Nguyễn phải đầu hàng, kết thúc nhanh chóng

+ Về quân sự: triều đình phải nhận các huấn luyện viên và sĩ quan chỉ huy của Pháp, phải triệt hồi binh lính từ Bắc Kì về kinh đô, Pháp được tự do đóng quân ở Bắc Kì,

- Phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân các tỉnh miền Tây Nam Kì dâng cao:. + Một số sĩ phu ra Bình Thuận dựng Đồng Châu xã nhằm mưu cuộc