• Không có kết quả nào được tìm thấy

Đề thi thử THPT quốc gia có đáp án chi tiết môn Hóa năm 2017 của thầy nguyễn anh phong mã 9 | Đề thi THPT quốc gia, Hóa học - Ôn Luyện

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2023

Chia sẻ "Đề thi thử THPT quốc gia có đáp án chi tiết môn Hóa năm 2017 của thầy nguyễn anh phong mã 9 | Đề thi THPT quốc gia, Hóa học - Ôn Luyện"

Copied!
10
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

ĐỀ MINH HỌA ĐỀ SỐ 9

KỲ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2017 Bài thi: Khoa học tự nhiên; Môn: HÓA HỌC

Thời gian làm bài: 50 phút

Câu 1: Cho một hợp chất của sất vào dung dịch HNO3 đặc nóng thu được dung dịch X và không thấy khí thoát ra. Hợp chất phù hợp là:

A. FeO. B. Fe2O3. C. Fe3O4. D. FeS.

Câu 2: Đặc điểm của phản ứng thủy phân este trong môi trường axit là phản ứng A. không thuận nghịch B. luông sinh ra axit và ancol

C. thuận nghịch D. xảy ra hoàn toàn

Câu 3: Teflon là tên của một polime được dùng làm

A. chất dẻo. B. tơ tổng hợp. C. cao su tổng hợp. D. keo dán.

Câu 4: Cho 3,54 gam hỗn hợp hai amin no, đơn chức, mạch hở tác dụng vừa đủ với HCl thu được 5,73 gam muối. Số mol HCl đã tham gia phản ứng là:

A. 0,06 B. 0,05 C. 0,04 D. 0,07

Câu 5: Một trong những hướng con người đã nghiên cửu để tạo ra nguồn năng lượng nhân tạo to lớn để sử dụng cho mục đích hòa bình, đó là:

A. Năng lượng mặt trời. B. Năng lượng thủy điện.

C. Năng lượng gió. D. Năng lượng hạt nhân.

Câu 6: Khi thêm Na2CO3 đến dư vào dung dịch Al2(SO4)3 sẽ có hiện tượng gì xảy ra?

A. Nước vẫn trong suốt.

B. Có kết tủa keo trắng và sủi bọt khí.

C. Có kết tủa keo trắng sau đó kết tủa tan trở lại.

D. Có kết tủa trắng.

Câu 7: Cho 18 glucozơ lên men tạo thành ancol etylic. Khí sinh ra được dẫn vào nước vôi trong dư thu được m gam kết tủa. Biết hiệu suất của quá trình lên men đạt 85%. Tính giá trị của m?

A. 20,0 gam B. 32,0 gam C. 17,0 gam D. 16,0 gam

Câu 8: Trong phản ứng hóa học:

10FeSO4 + 2KMnO4 + 8H2SO4 → 5Fe2(SO4)3 + K2SO4 + 2MnSO4 + 8H2O.

- Vai trò của Fe2+ trong FeSO4 trong phản ứng là:

A. Chất oxi hóa.

B. Chất khử.

C. Vừa là chất oxi hóa, vừa là chất khử.

D. Phản ứng không phải là phản ứng oxi hóa - khử.

Câu 9: Gluxit (cacbohiđrat) là những hợp chất hữu cơ tạp chức có công thức chung là:

A. Cn(H2O)m. B. CnH2O. C. CxHyOz. D. R(OH)x(CHO)y. Câu 10: Trong quá trình điện phân dung dịch AgNO3 (các điện cực trơ), ở cực dương xảy ra phản ứng nào sau đây?

A. Ag → Ag+ + 1e. B. Ag+ + 1e → Ag.

(2)

C. 2H2O → 4H+ + O2 + 4e. D. 2H2O + 2e → H2 + 2OH-.

Câu 11: Hòa tan hoàn toàn 3,22g hỗn hợp X gồm Fe, Mg Zn bằng một lượng vừa đủ H2SO4 loãng thấy thoát 1,344 lít H2 ở đktc và dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là:

A. 10,27g B. 8,98 C. 7,25g D. 9,52g

Câu 12: Polime được điều chế từ phàn ứng trùng ngưng là:

A. PVC. B. PE. C. Poliacrylonitrin. D. Tơ nilon-6,6.

Câu 13: Al không tác dụng với chất nào sau đây:

A. HNO3 đặc, nguội B. Dung dịch NaOH

C. Dung dịch HCl D. Fe3O4, t°.

Câu 14: Khi thủy phân HCOOC6H5 trong môi trường kiềm dư thì thu được:

A. 1 muối và 1 ancol. B. 2 muối và nước.

C. 2 Muối. D. 2 rượu và nước.

Câu 15: X, Y là hai este no, đơn chức, hở, thuộc cùng dãy đồng đẳng liên tiếp và đều được tạo thành từ một ancol Z. Đốt cháy hết m gam hỗn hợp H gồm X, Y, Z trong oxi, thu được 62,48g CO2

và 39,96g H2O. Mặt khác, m gam H tác dụng vừa đủ với 100 ml dung dịch NaOH 1,8M, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được a gam muối A; b gam muối B. Biết MA < MB. Tỉ lệ a : b có giá trị là:

A. 1,094 B. 1,068 C. 0,914 D. 1,071

Câu 16: Cấu hình của ion kim loại nào sau đây không giống cấu hình của khí hiếm?

A. Cu2+. B. Mg2+. C. A13+. D. Na+.

Câu 17: A (C3H6O3) + KOH → muối + etylen glicol. CTCT của A là:

A. HOCH2COOCH3. B. CH3COOCH2OH.

C. CH3CH(OH)-COOH. D. HCOOCH2CH2OH.

Câu 18: Trong ba oxil CrO, Cr2O3, CrO3. Thứ tự các oxit chỉ tác dụng với dung dịch bazơ, dung dịch axit, dung dịch axit và dung dịch bazơ lần lượt là:

A. Cr2O3. CrO, CrO3. B. CrO3, CrO, Cr2O3. C. CrO. Cr2O3. CrO3. D. CrO3, Cr2O3, CrO.

Câu 19: Nhỏ từ từ dung dịch chứa 0,15 mol HCl vào dung dịch chứa Na2CO3 0,03 mol NaHCO3

0,04 mol và K2CO3 0,06 mol thu được V lít khí CO2 (đktc). Giá trị của V là:

A. 1,344 B. 2,24 C. 1,792 D. 2,688

Câu 20: Cho dãy các kim loại sau: Ag, Cu, Fe, Α1. Các kim loại trên teo được sắp xếp theo chiều tăng dần của tính chất:

A. Dẫn nhiệt B. Dẫn điện C. Tính dẻo D. Tính khử

Câu 21: Tiến hành các thí nghiệm sau:

(1) Ngâm một lá đồng trong dung dịch AgNO3. (2) Ngâm một lá kẽm trong dung dịch HCl loãng.

(3) Ngâm một lá nhôm trong dung dịch NaOH loãng.

(4) Ngâm một lá sắt được quấn dây đồng trong dung dịch HCl loãng.

(3)

(5) Để một vật bằng thép cacbon ngoài không khí ẩm.

(6) Ngâm một miếng đồng vào dung dịch Fe2(SO4)3. - Số thí nghiệm xảy ra ăn mòn điện hóa là:

A. 1. B. 2. C. 4. D. 3.

Câu 22: Cho các CTPT sau: C3H7Cl, C3H8O và C3H9N. Hãy cho biết sự sắp xếp nào sau đây theo chiều tăng dần số lượng đồng phân ứng với các CTPT dó?

A. C3HSO < C3H9N < C3H7Cl. B. C3H7Cl < C3H8O < C3H9N.

C. C3H8O < C3H7Cl < C3H9N. D. C3H7Cl < C3H9N < C3H8O.

Câu 23: Cho sơ đồ chuyển hỏa sau: Tinh bột → X → Y → Z T Vinyl axetat. (mỗi mũi tên biểu diễn một phương trình phản ứng). Các chất Y, T trong sơ đồ trên lần lượt là:

A. CH3COOH, C2H5OH. B. CH3COOH, CHCH.

C. C2H5OH, CHCH. D. C2H4, CH3COOH.

Câu 24: Tên gọi nào sau đây là đúng với amin có công thức cấu tạo CH3-CH2-CH2-N(CH3)-CH2- CH3.

A. Etylpropylmetylamin. B. N,N-metyletanpropan-1-amin C. N,N-etylmetylpropan-1-amin . D. N,N-metylpropyletanamin

Câu 25: Hỗn hợp X gồm Gly, Ala, Val, metylamin và etylamin. Đốt cháy hoàn toàn 0,18 mol hỗn hợp X cần dùng vừa đủ 0,705 mol O2. Toàn bộ sản phẩm cháy gồm CO2, H2O và H2 được dẫn qua dung dịch Ca(OH)2 dư thấy khối lượng bình tăng 32,38 gam đồng thời có m gam kết tủa xuất hiện.

Giá trị của m gần nhất với:

A. 30,06 B. 44,82 C. 45,26 D. 47,02

Câu 26: Cho các chất sau: etyl axetat, lòng trắng trứng, etanol, axit acrylic, phenol, anilin, phenyl amoniclorua, saccarozơ, tinh bột. Trong các chất trên, số chất tác dụng với dung dịch NaOH trong điều kiện thích hợp là:

A. 7. B. 5. C. 6. D. 4.

Câu 27: Một polime Y có cấu tạo như sau: ... -CH2-CH2-CH2-CH2-CH2-CH2-CH2-CH2-CH2-... Công thức một mắt xích của polime Y là:

A. -CH2-CH2-CH2-. B. -CH2-CH2-CH2-CH2-.

C. -CH2-. D. -CH2-CH2-.

Câu 28: Sau một thời gian điện phân dung dịch Cu(NO3)2 với điện cực trơ, thấy dung dịch vẫn có màu xanh và khối lượng giảm 6,4 gam. Khối lượng Cu thu được ở catot là:

A. 5,12 gam B. 6,4 gam C. 5,688 gam D. 10,24 gam

Câu 29: Cho sơ đồ chuyển hóa:

Fe(NO3)3 t0

 X CO du Y FeCl3 Z T Fe NO

3 3

- Các chất X và T lần lượt là:

A. FeO và HNO3. B. Fe2O3 và Cu(NO3)2. C. FeO và AgNO3. D. Fe2O3 và AgNO3.

(4)

Câu 30: Cho m gam bột Cu vào 500ml dung dịch AgNO3 0,32M sau một thời gian phản ứng thu được 15,52 gam hỗn hợp chất rắn X và dung dịch Y. Lọc tách X rồi thêm 11,7 gam bột Zn vào Y, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 21,06 gam chất rắn Z. Giá trị của m là:

A. 10,24 B. 7,68 C. 12,8 D. 11,52

Câu 31: Cho các phát biểu sau:

(1) Các kim loại như Al, Zn là các kim loại lưỡng tính.

(2) Tất cả các oxit của kim loại là oxit bazơ, của phi kim là oxit axit.

(3) Các kim loại kiềm, kiềm thổ đều phản ứng mạnh với nước ở điều kiện thường.

(4) Các muối cacbonat của natri, kali hay canxi đều là chất điện li mạnh.

(5) Điện phân là quá trình oxi hóa - khử xảy ra trên bề mặt điện cực khi có dòng diện một chiều chạy qua chất điện li dung dịch hay nóng chảy.

(6) Các hiđroxit như Al(OH)3, Zn(OH)2 và Cr(OH)2 là những chất lưỡng tính.

- Số phát biểu đúng là:

A. 3. B. 4. C. 5. D. 6.

Câu 32: Hỗn hợp X chứa một amin no, mạch hở, đơn chức, một ankan và một anken. Đốt cháy toàn toàn 0,4 mol X cần dùng vừa đủ 1,03 mol O2. Sản phẩm cháy thu dược có chứa 0,56 moi CO2 và 0,06 mol N2. Phần trăm khối lượng của anken có trong X gần nhất với:

A. 35,5% B. 30.3% C. 28,2% D. 32,7%

Câu 33: Cho hỗn hợp X gồm Fe2O3, ZnO và Cu tác dụng với dung dịch HCl (dư) thu được dung dịch Y và phần không tan Z. Cho Y tác dụng với dung dịch NaOH (loãng, dư) thu dược kết tủa

A. Fe(OH)3. B. Fe(OH)2 và Cu(OH)2.

C. Fe(OH)2, Cu(OH)2 và Zn(OH)2. D. Fe(OH)2 và Zn(OH)2.

Câu 34: Nhúng thanh Mg (dư) vào dung dịch chứa HCl và Cu(NO3)2, sau khi kết thúc các phản ứng thu được dung dịch X và 2,8 lít (dktc) hỗn hợp khí Y gồm NO và H2. Biết Y có tỷ khối hơi so với H2

là 4,36. Cho NaOH dư vào X thấy số mol NaOH phản ứng tối đa là 0,41 mol. Cô cạn dung dịch X thu được m gam muối khan. Giá trị của m là:

A. 19,535 B. 19,231 C. 17,943 D. 21,035

Câu 35: Este X hai chức mạch hở có công thức phân tử C6H8O4. Từ X thực hiện các phản ứng sau:

(1) X + NaOH dư t0 X1 + X2 + X3

(2) X2 + NaOH CaO t,0 X4 + Na2CO3

(3) X4 + KMnO4 + H2O → X3 + MnO2 + KOH (4) X1 + HCl loãng t0 X5+ NaCl

- Phát biểu nào sau đây là đúng:

A. Χ5 có nhiệt độ sôi cao hơn axit axetic

B. X3 không hòa tan được Cu(OH)2 ở điều kiện thường C. X2 làm mất màu nước brom

D. X không có phản ứng tráng gương.

(5)

Câu 36: Đun nóng hỗn hợp E gồm một chất béo X và một este Y no, đơn chức, mạch hở cần dùng 280ml dung dịch NaOH 1,5M thu được hỗn hợp Z gồm hai muối, trong đó có một muối của axit béo và 23,88 gam hỗn hợp T gồm hai ancol có cùng số nguyên tử cacbon. Đốt cháy toàn bộ Z cần dùng 1,2225 mol O2, thu được Na2CO3; CO2 và 15,93 gam H2O. Phần trăm khối lượng của X có trong hỗn hợp E là:

A. 29,62% B. 26,81% C. 29,42% D. 28,69%

Câu 37: Hỗn hợp X gồm K, Ba, K2O và BaO (trong đó oxi chiếm 9,963% khối lượng). Hòa tan hoàn toàn 8,03 gam X vào nước, thu được 0,448 lít khí H2 (đktc) và dung dịch Y. Cho Y tác dụng với 100ml dung dịch Al2(SO4)3 0,2M, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là:

A. 8,55 gam B. 7,46 gam C. 9,08 gam D. 1,56 gam

Câu 38: Nhỏ từ từ dung dịch Ba(OH)2 vào ống nghiệm chứa dung dịch HCl và Al2(SO4)3. Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc khối lượng kết tủa theo thể tích dung dịch Ba(OH)2 như sau:

- Giá trị nào của mmax sau đây là đúng?

A. 74,54 B. 70,52 C. 76,95 D. 72,48

Câu 39: Hòa tan hoàn toàn 20,88 gam hỗn hợp X chứa Mg, Fe, FeO và Fe3O4 trong dung dịch chứa 0,08 mol KNO3 và 0,51 mol H2SO4 thu được dung dịch Y chỉ chứa m gam muối và 2,464 lít (dktc) hỗn hợp khí Z gồm H2 và NO. Nếu cho KOH dư vào Y thấy có 32,21 gam kết tủa xuất hiện. Giá trị của m là:

A. 72,14 B. 68,66 C. 62,12 D. 74,32

Câu 40: Hỗn hợp X chứa hai amin kế tiếp thuộc dãy đồng đẳng của metylamin. Hỗn hợp Y chứa glyxin và lysin. Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol hỗn hợp Z chứa X, Y cần dùng 1,035 mol O2, sản phẩm cháy gồm CO2, H2O và N2 dược dẫn qua bình đựng dung dịch H2SO4 đặc dư, thấy khối lượng bình tăng 16,38 gam; khí thoát ra khỏi bình có thể tích là 18,144 lít (đktc). Phần trăm khối lượng của amin có khối lượng phân tử nhỏ là:

A. 21,05% B. 16,05% C. 14,03% D. 10,70%

(6)

ĐÁP ÁN

1. B 2. C 3. A 4. A 5. D 6. B 7. C 8. B 9. A 10. C

11. B 12. D 13. A 14. B 15. B 16. A 17. D 18. B 19. A 20. D 21. D 22. B 23. C 24. C 25. D 26. D 27. D 28. A 29. D 30. C 31. A 32. D 33. B 34. A 35. C 36. B 37. A 38. C 39. B 40. B

ĐỊNH HƯỚNG TƯ DUY GIẢI Câu 1: Họp chất của sắt phải là hợp chất không có tính khử là Fe2O3.

Câu 3: Teflon hay poli (tetrafloetilen) là một polyme có công thức hóa học là (CF CF2 2)n

Tháng 4 năm 1938, Roy J. Plunkett, lúc ấy đang làm việc ở Phòng thí nghiệm hãng DuPont quyết định thử dùng tetrafloetilen làm khí sinh hàn cho máy lạnh. Ông mở van một bình thép chứa khí nén không thấy có khí thoát ra, cân lại thấy khối lượng bình không đổi. “Van không hỏng, khí đi đằng nào", ông bắt đầu cảm thấy tò mò. Ông cưa đôi bình thép và thấy một lớp polyme bám chặt phía trong thành bình, hơ nóng không chảy, trơ với mọi hóa chất mà ông thử. Đó chính là teflon.

Câu 4: Ta có: 5,73 3,54 0,06

 

36,5

BTKL

nHClmol

  

Câu 5: Nguồn năng lượng nhân tạo sử dụng cho mục đích hòa bình là năng lượng hạt nhân, các đáp án khác đều là năng lượng tự nhiên.

Câu 6:

3Na2CO3 + Al2(SO4 )3 + 3H2O → 2Al(OH)3 + 3CO2 + 3Na2SO4

Phản ứng tương tự: 3Na2S + 2AlCl3 + 6H2O → 6NaCl + 2A1(OH)3 + 3H2S Câu 7: nGlu0,1nCO2 0,1.2.0,85 0,17  m 17

gam

Câu 8:

- Trong phản ứng trên Fe2+ tăng số oxi hóa lên Fe3+ nên nó là chất khử - KMnO4 là chất oxi hóa, H2SO4 là môi trường.

Câu 10: Cực dương có ion NO3 và nước, nhưng ion NO3không bị điên phân nên nước bị oxi hóa tạo O2.

Câu 11:

Ta có: nH2 0,06nSO42 0,06BTKL m 3, 22 0,06.96 8,98 

Câu 13: HNO3 đặc, nguội thụ động hóa Al, Fe, Cr nên không xảy ra phản ứng.

Câu 14: Phương trình phản ứng: HCOOC6H5 + 2NaOH -> HCOONa + C6H5-ONa + H2O

Câu 15: Ta có: 2 3 , 3 6 2

2 4 8 2

: 0,1 :1, 42

0,8 3, 44

: 2, 22 Z X Y : 0,08

C H O

CO n CH OH C

H O C H O

     

 

 

3

2 5

0,1.82

1,068 0,08.96

CH COONa C H COONa

a m b m

   

Câu 16: Ion Cu2+ có cấu hình: ls22s22p63s23p63d9.

Câu 17: HCOOCH2CH2OH + NaOH → HCOONa + HOCH2CH2OH

(7)

Câu 18: Các oxit của Crom có tính chất khá đặc biệt:

- CrO là oxit bazơ.

- Cr2O3 là oxit lưỡng tính.

- CrO3 là oxit axit.

Câu 19: Ta có: 32 2

3

0,15

0,09 0,15 0,09 0,06 1,344

0,04

H

H CO CO

HCO

n

n n V

n

 

       



 

Câu 21: Số trường hợp thỏa mãn 3 điều kiện ăn mòn điện hóa (1) có 2 điện cực trong đó có ít nhất 1 cực là kim loại, (2) 2 điện cực tiếp xúc với nhau và (3) hai điện cực cùng nhúng trong dung dịch chất điện li là:

(1) Ngâm một lá đồng trong dung dịch AgNO3.

(4) Ngâm một lá sắt được quấn dây đồng trong dung dịch HCl loãng.

(5) Để một vật bằng thép cacbon ngoài không khí ẩm.

Câu 22:

- Chiều tăng số đồng phân: C3H7Cl < C3H8O < C3H9N

- Nguyên nhân: Cl có hóa trị I, O có hóa trị II, N có hóa trị III nên số cách bố trí các gốc hidrocacbon liên kết các nguyên tử này tăng.

Câu 23:

- Ta có sơ đồ đầy đủ:

Tinh bột → Glucozơ → C2H5OH → CH3COOH CH CH Vinyl axetat - Như vậy Y là C2H5OH, T là CHCH.

Câu 24:

- Mạch C dài nhất là C3 nên nó phải có tên là... propan-1-amin.

- Nối với N có 2 gốc -CH3 (metyl) -C2H5 (etyl) ta đọc etyl trước theo thứ tự trong bảng chữ cái.

Câu 25: Dồn chất: Nhấc 0,18 mol NH3 trong hỗn hợp X ra.

 

2 2

44 18 32,38 0, 47

: 0, 27 0,65

: 2 0,705.2 2 0,09

COO COO COO

a b a

CO a a b n b

H O b

n a b n

 

  

  

      

      

 

0, 47.100 47

m gam

   Câu 26:

Các chất tác dụng với dung dịch NaOH trong điều kiện thích hợp: etyl axetat, lòng trắng trứng, axit acrylic, phenyl amoniclorua.

* Lưu ý: saccarozơ, tinh bột chỉ thủy phân trong môi trường axit

Câu 27: Rõ ràng đây là công thức cấu tạo của PE. monome là CH2=CH2 còn mắt xích là –CH2-CH2- Câu 28:

(8)

Ta có:

 

2

: 64 16 6, 4 0,08 5,12

: 0,5

BTKL BTE Cu

Cu a a a a m gam

O a

       





Câu 29: Sơ đồ phản ứng:

Fe(NO3)3 t0

 Fe2O3 CO du Fe FeCl3 FeCl2 AgNO3 Fe(NO3)3

Câu 30: Bài toán mới đọc qua có vẻ khá phức tạp. Tuy nhiên, suy nghĩ 1 chút thì lại rất đơn giản.

Chúng ta chỉ cần bảo toàn tổng khối lượng 3 kim loại là xong.

3 0,5.0,32 0,16 3 0,16

0,18

AgNO NO

Zn

n n

n

   



 

nên dung dịch cuối cùng có nZn NO 3 2 0,08

, , 0,16.108 11,7 15,52 21,06 0,08.65 12,8

BTKL Cu Ag Zn

m m

        Câu 31: Các phát biểu sai:

(1) Các kim loại như Al, Zn là các kim loại lưỡng tính → Sai, không có khái niệm kim loại lưỡng tính.

(2) Tất cả các oxit của kim loại là oxit bazơ, của phi kim là oxit axit → Sai, ví dụ như CrO3 là oxit axit.

(3) Các kim loại kiềm, kiềm thổ đều phản ứng mạnh với nước ở điều kiện thường → Sai, Be không phản ứng với nước, Mg phản ứng chậm với nước.

Câu 32:

Ta có: 2

min 0,12

0,06 0, 4 0,12 0, 28

a N

anken ankan

n X n

n

 

     

2

. 1,03.2 0,56.2 0,94

BTNT O

nH O

   

min 4

0,94 0,56 1,5 0, 2

0,08

ankan

ankan a

anken

n n n CH

n

 

       - Làm trội C → amin phải là CH3NH2

.

3 6

0,56 0, 2 0,12

3 % 32,68%

0, 08

BTNT C

anken

C   C H

    

Câu 33:

Phần không tan Z chắc chắn là Cu → dung dịch Y: FeCl2, ZnCl2 và CuCl2 (không có muối FeCl3 do Cu dư) → Khi phản ứng với NaOH loãng dư thì thu được Fe(OH)2 và Cu(OH)2 (do Zn(OH)2 lưỡng tính bị NaOH tan hết)

Câu 34:

- Nhận thấy ClNaClnHCl0, 41

mol

- Và 0,125 2: 0,095 : 0,03

Y

n H

NO

 

(9)

4

4

2

0, 41 0,095.2 0,03.4 10 0,01

: 0, 41

: 0,01 19,535

: 0, 2

H

NH

BTKL BTDT

n Cl

X NH m

Mg

 

  



   



Câu 35:

- Nhìn vào sơ đồ, ta thấy ngay X4 phải là anken, X3 là ancol 2 chức (ít nhất 2 nguyên tử C). Như vậy X2 phải làm muối dạng R-C=C-COONa và ít nhất 3 nguyên tử C. Mặt khác X là este 2 chức nên ít nhất axit còn lại phải có 1 nguyên tử C.

- Như vậy, công thức của X là:

HCOO-CH2-CH2-OOC-CH=CH2.

(1) HCOO-CH2-CH2-OOC-CH=CH2 + NaOH t0 HCOONa + CH2=CH-COONa + HO-CH2- CH2-OH

(2) CH2=CH-COONa + NaOH CaO t,0 CH2=CH2 + Na2CO3

(3) CH2=CH2 + KMnO4 + H2O → HO-CH2-CH2-OH + MnO2 + KOH Đáp án đúng là CH2=CH-COONa có khả năng làm mất màu nước brom.

Câu 36:

Ta có: trong E

 

3 8 3

3 8

: 0,015

0, 42 0, 42 23,88

: 0,375

NaOH COO

C H O

n n mol

C H O

    

Đốt cháy Z 2 2 3 2

. .

0,885 BTNT Na 0, 21 BTNT O 0,885

H O Na CO CO

n  n  n

38,01 45,09

BTKL BTKL

RCOONa E

m m

   

Làm trội C 3 7

45,09 0,375.88

0,375 % 26,81

45,09

Y HCOOC H

n n X

     

Câu 37:

Ta có:

: 0, 05

39 137 7, 23 0,08

8,03 :

2 0, 05.2 0,02.2 0,03 :

O a b a

K a a b b

Ba b

     

  

      



 

3

3 2

2

4 4

: 0, 02 : 0,04

: 0,14

8,55 : 0,03

: 0, 06 : 0, 03

Al OH Al

OH

BaSO SO

Ba

 

  

   

  

  

Câu 38:

- Tại vị trí nBa OH 2 0, 2nHCl 0, 4 (kết tủa chỉ là BaSO4) - Tại vị trí kết tủa không đổi

2 2

. 4

2

:

: 3 4 0, 2 0,56 0,09

: 0, 2

BTNT Ba

Ba AlO a

BaSO a a a

BaCl



     



(10)

 

max 0, 27.233 0,18.78 76,95

m gam

   

Câu 39: Ta có: 4

.

2

: 0,08

0,11 0,11

:

BTNT N NH Z

NO a n a

n a b

H b

   

    



- Cho KOH vào Y

 

32, 21 ,

:1,02 0,08 0, 08 0,86 Mg Fe

OH a a

     



 

 

 

trong X 20,88 32, 21 17 0,86 3, 29 17

16 16

3, 29 17

4 2 10 0,08 .2 1,02 3,875 2 0,19125

16

BTKL O

H

a a

n

a b a a a b

   

  

          

 

,

0,07 16, 4 0,01.18 0,64.35,5 34,1 0,04

BTKL

Mg Fe

a m gam

b

 

       Câu 40:

Ta có: 2

2

2 2

0, 2 1,035

0,91 0,81

Z O H O CO N

n n n n

 

 

 

 

→ tư duy dồn chất chuyển 2N thành 1C

2 2 2

trong Z min

.

.

min

2 5 2

3 7 2

0,91 0,81 0,1 0,1 0, 2

0,1

0, 2 1,035.2 0,91 2 0,68 0,13

0,06 0,68 0,06.6 0,04.2

0,04 0,1 2, 4

: 0, 06 : 0,

X

a O

Y BTNT O

CO CO N

Lys BTNT C

a Gly

n n n

n

n n n

n C

n

C H NH C H NH

 

       

       

   

   

 2 5 2 0,06.45

% 16,05%

04 C H NH 16,82

   



Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Nhúng thanh Mg vào dung dịch sau điện phân, kết thúc phản ứng, lấy thanh Mg ra thấy khối lượng không thay đổi so với trước phản ứng.. Khối lượng

Kết thúc phản ứng được rắn X (tan một phần trong dung dịch HCl dư) và thu được dung dịch Y (phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH được tủa gồm 2 hydroxit kim

Mặt khác, lấy 0,15 mol E trên tác dụng vừa đủ với dung dịch KOH, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 4,07 gam phần hơi gồm 2 hợp chất hữu cơ có cùng số

Nếu đun m gam X với dung dịch chứa 0,7 mol NaOH đến phản ứng sau đấy cô cạn dung dịch sau phản ứng thì thu được bao nhiêu gam chất rắn.. Kim loại Fe không

CrO là oxit bazơ, tan dễ dàng trong dung dịch

Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề Câu 1: Trong các phản ứng sau phản ứng nào được xem là phương pháp nhiệt luyện dùng để

Cho dung dịch X tác dụng với dung dịch NaOH thì lượng kết tủa thu được là lớn nhất, nung kết tủa đến khối lượng không đổi thu được 29 gam chất rắn.. Phần trăm khối

Câu 2: Dung dịch nào dưới đây khi phản ứng hoàn toàn với dung dịch NaOH dư, thu được kết tủa trắng?. Trong tự nhiên, các kim loại kiềm chỉ tồn tại