• Không có kết quả nào được tìm thấy

PHIẾU BÀI TẬP SỐ 4 MÔN NGỮ VĂN 8 (TỪ 8/3 ĐẾN 16/3)

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "PHIẾU BÀI TẬP SỐ 4 MÔN NGỮ VĂN 8 (TỪ 8/3 ĐẾN 16/3)"

Copied!
3
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

CHUYÊN ĐỀ: THƠ HỒ CHÍ MINH (Tức cảnh Pác Bó, Ngắm trăng, Đi đường) I. Khái quát kiến thức về các văn bản :

Kiến thức Tức cảnh Pác Bó Ngắm trăng (Vọng nguyệt)

Đi đường (Tẩu lộ) Xuất xứ Là bài 20/133 bài của tập

thơ“Nhật kí trong tù”.

Là bài 30/133 bài của tập thơ “Nhật kí trong tù”.

Hoàn cảnh sáng tác

T2/1941 sau 30 năm hoạt động ở nước ngoài, Bác trở về trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Người sống và làm việc tại hang Pác Bó (Cao Bằng) trong điều kiện rất khó khăn, gian khổ. Nhưng trong hoàn cảnh ấy Bác vẫn vui, lạc quan bởi Bác đang sống và hoạt động cách mạng trên mảnh đất quê hương.

T8/1942 Hồ Chí Minh từ Pác Bó (Cao Bằng) bí mật lên đường sang Trung Quốc để tranh thủ sự viện trợ của quốc tế cho cách mạng Việt Nam, nhưng không ngờ đến Quảng Tây, Người bị chính quyền Quốc dân đảng bắt giữ và giải qua 30 nhà giam của 13 huyện thuộc tỉnh Quảng Tây, bị đày đọa cực khổ. Tại đây, Người viết tập thơ“Nhật kí trong tù”. Bài thơ này ra đời khi Bác bị giam trong nhà tù Tưởng Giới Thạch.

Trong thời gian bị giam cầm hơn một năm ở Trung Quốc (từ T8/1942 đến T9/1943), Hồ Chí Minh bị giải qua rất nhiều nhà giam ở Quảng Tây. Trên đường đi Người gặp rất nhiều gian khổ. Mặc dù vậy nhưng Người vẫn có ý chí nghị lực vượt qua hoàn cảnh, vẫn đầy tinh thần lạc quan. Bài thơ đã ra đời trong hoàn cảnh như vậy.

Thể thơ Thất ngôn tứ tuyệt Thất ngôn tứ tuyệt Thất ngôn tứ tuyệt Nội dung Thể hiện tinh thần lạc

quan, phong thái ung dung của Bác trong cuộc sống cách mạng đầy gian khổ.

Thể hiện tình yêu thiên nhiên đến say mê và phong thái ung dung của Bác ngay cả trong cảnh ngục tù gian khổ.

Thể hiện chân dung tinh thần con người – chiến sĩ cách mạng Hồ Chí Minh. Đồng thời gợi lên ý nghĩa triết lí:

từ việc đi đường núi mà hiểu được đường đời: vượt qua gian lao chồng chất sẽ đến thắng lợi.

(2)

Kiến thức Tức cảnh Pác Bó Ngắm trăng (Vọng nguyệt)

Đi đường (Tẩu lộ) Nghệ

thuật

Bài thơ tứ tuyệt với giọng điệu vui đùa, dí dỏm; ngôn ngữ giản dị, dễ hiểu; hình ảnh chân thực đời thường.

Bài thơ tứ tuyệt giản dị nhưng hàm súc, dư ba;

vừa có màu sắc cổ điển vừa mang tinh thần thời đại.

Bài thơ tứ tuyệt Đường luật giản dị mà hàm súc, giọng điệu linh hoạt.

II. Bài tập cơ bản và nâng cao 1. Về bài “Tức cảnh Pác Bó”

a. Nhận xét về nhan đề của bài thơ.

b. Bài thơ thuộc thể thơ gì? Hãy kể tên một số bài thơ cùng thể thơ này mà em đã học.

c. Đọc ba câu thơ đầu, em hình dung được gì về cuộc sống của Bác Hồ ở Pác Bó?

d. Bài thơ kết thúc bằng một câu thơ đầy ý nghĩa: “Cuộc đời cách mạng thật là sang”. Theo em, vì sao Bác Hồ lại thấy cuộc đời cách mạng đầy gian khổ ấy là“sang”?

e. Phân tích sự kết hợp giữa chất cổ điển và hiện đại trong bài thơ.

g. Qua bài thơ, chúng ta có thể thấy rất rõ Bác Hồ cảm thấy vui thích, thoải mái khi sống giữa thiên nhiên. Nguyễn Trãi cũng đã từng ca ngợi“thú lâm tuyền” trong bài thơ Côn Sơn ca. Hãy cho biết“thú lâm tuyền” ở Nguyễn Trãi và Hồ Chí Minh có gì giống và khác nhau?

2. Về bài “Ngắm trăng”

a. Nhân vật trữ tình đã ngắm trăng trong hoàn cảnh nào?

b. Đọc kĩ phần phiên âm, phần dịch nghĩa và phần giải nghĩa chữ Hán để hiểu chính xác từng câu chữ trong bài thơ và nhận xét về các câu thơ dịch.

c. Khi ở Pác Bó, giữa khó khăn, thiếu thốn, Bác Hồ vẫn ung dung, lạc quan với“Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng”. Lần này khi ở trong tù ngục, vì sao Bác lại nói đến cảnh: “Trong tù không rượu cũng không hoa”. Ba chữ “nại nhược hà” trong câu thơ thứ hai có nghĩa là gì? Ý nghĩa ấy giúp em hiểu được điều gì về tâm trạng của Bác qua hai câu thơ đầu?

d. Viết đoạn văn khoảng 10 câu theo kiểu diễn dịch phân tích hiệu quả của phép đối ở hai câu thơ sau trong bài Ngắm trăng.

e. Nhà phê bình văn học Hoài Thanh nhận xét: “Thơ Bác đầy trăng”. Em hiểu thế nào về nhận xét trên? Em hãy tìm thêm những câu thơ, bài thơ khác viết về trăng của Bác.

3. Về bài thơ “Đi đường”

a. Hãy so sánh bài thơ dịch của tác giả Nam Trân với nguyên tác bài Tẩu lộ của Hồ Chí Minh để hiểu chính xác từng câu thơ trong bài.

(3)

b. Tìm phép điệp ngữ và nêu hiệu quả nghệ thuật của phép điệp ngữ được sử dụng nhiều lần trong bài thơ bằng một đoạn văn khoảng 6 đến 8 câu.

c. Ý nghĩa tư tưởng của bài Đi đường gợi em nhớ tới bài thơ nào đã học trong chương trình Ngữ văn lớp 8? So sánh sự giống nhau ở hai bài thơ.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Bài tập 3: Viết một đoạn văn khoảng 10 câu phân tích diễn biến tâm trạng của người anh khi đứng trước bức tranh đạt giải của Kiều Phương. Bài tập 4: Hãy viết một đoạn

Qua đoạn trích kết hợp với hiểu biết của em về bài Đức tính giản dị của Bác Hồ, em hãy viết đoạn văn khoảng 12- 14 câu nêu cảm nhận của em về chủ tịch HồChí Minh (

Cái nhà sàn của Bác vẻn vẹn chỉ có vài ba phòng, và trong lúc tâm hồn của Bác lộng gió thời đại, thì cái nhà nhỏ đó luôn luôn lộng gió và ánh sáng, phảng phất

Hãy viết bài văn nghị luận giải thích nội dung câu tục ngữ và chứng minh đây là truyền thống đạo lí tốt đẹp của dân tộc

Viết đoạn văn khoảng 5 câu trình bày cảm nhận của em về nội dung đoạn trích trêna. Câu 5: Tìm các câu đặc biệt và chỉ rõ tác dụng của nó trong

Bài tập 3: Chỉ ra sự khác nhau về hình thức câu cầu khiến và chỉ ra sự thay đổi quan hệ giữa người nói và người nghe trong các câu sau?. Lão đi tìm con cá và bảo

d, Hãy viết một đoạn văn quy nạp khoảng 10 - 12 câu phân tích khổ thơ trên để thấy rõ niềm khát khao tự do cháy bỏng của người tù (gạch dưới và chú thích rõ 1 cặp

Ngay từ lúc chào đời, em bé đã được ôm ấp trong lời ru nhẹ nhàng của người mẹ; lớn lên với những bài hát đồng dao; trưởng thành với những điệu hò lao động, những