• Không có kết quả nào được tìm thấy

QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG CÁ NHÂN TRONG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ &PHÁT TRIỂN BIDV CHI NHÁNH HUẾ

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG CÁ NHÂN TRONG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ &PHÁT TRIỂN BIDV CHI NHÁNH HUẾ"

Copied!
77
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

ĐẠI HỌC HUẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG CÁ NHÂN TRONG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG TMCP

ĐẦU TƯ &PHÁT TRIỂN BIDV CHI NHÁNH HUẾ

PHẠM THỊ NA

NIÊN KHOÁ: 2015-2019

Trường Đại học Kinh tế Huế

(2)

ĐẠI HỌC HUẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG CÁ NHÂN TRONG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG TMCP

ĐẦU TƯ &PHÁT TRIỂN BIDV CHI NHÁNH HUẾ

Giảng viên hướng dẫn Sinh viên thực hiện

ThS: Lê Quang Trực Phạm ThịNa

Lớp: K49D-QTKD Niên khoá: 2015-2019

Huế, 2018

Trường Đại học Kinh tế Huế

(3)

LỜI CẢM ƠN!

Trong quá trình học tập tại trường Đại học kinh tế Huế tôi xin chân thành gửi lời cámơnđến các giảng viênđã truyền đạt những kiến thức cho tôi trong suốt 4 năm đại học.

Tôi xin bày tỏlòng biết ơn sâu sắcđến Th.S Lê Quang Trựcđã tận tình hướng dẫn và giúp đỡtôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.Mặc dù bản thân còn rất nhiều thiếu sót nhưng thầy vẫn chịu khó hướng dẫn tôi một cách chi tiết, giúp tôi nhận ra những thiếu sót và kịp thời khắc phục.

Tôi xin gửi lời cámơn đến Ban lãnh đạo Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư & Phát triển-Chi nhánh Huế đã tạođiều kiện cho tôi thực tập tai ngân hàng.Và đặc biệt là các Anh (Chị) trong phòng Quản lí rủi rođã nhiệt tình hướng dẫn, chỉbảo, cung cấp số liệu, tài liệu, giúp đỡ nhiệt tình cho tôi trong suốt quá trình thực tập tại ngân hàng và hoàn thành báo cáo này.

Tôi xin chân thành cámơn!

Huếtháng 12 năm2018 Sinh viên thực hiện

Phạm ThịNa

Trường Đại học Kinh tế Huế

(4)

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN... i

MỤC LỤC ... ii

DANH MỤC CÁC CHỮVIẾT TẮT... vi

DANH MỤC BIỂU BẢNG... vii

DANH MỤC BIỂU ĐỒ... viii

DANH MỤC HÌNH ... viii

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ...1

1. Sựcần thiết của đềtài...1

2. Mục tiêu của đềtài ...2

3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...2

3.1 Đối tượng nghiên cứu ...2

3.2 Phạm vi nghiên cứu ...2

4. Phương pháp nghiên cứu của đềtài...2

4.1Phương pháp xửlý sốliệu ...Error! Bookmark not defined. 5. Cấu trúc của đềtài: ...3

PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU...3

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÍN DỤNG VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG CÁ NHÂN TRONG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ...4

1.1 Hoạt động tín dụng tại các ngân hàng thương mại...4

1.1.1 Khái niệm tín dụng ngân hàng...4

1.1.2 Đặc điểm tín dụng ngân hàng ...4

1.1.3 Phân loại tín dụng ngân hàng ...4

1.1.4 Vai trò tín dụng ngân hàng ...6

1.2 Rủi ro hoạt động tín dụng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng ...7

1.2.1 Khái niệm rủi ro tín dụng ...7

1.2.2 Phân loại tín dụng ngân hàng ...7

1.2.3 Dấu hiệu nhận biết rủi ro tín dụng...8

1.2.3.1. Nợquá hạn...8

Trường Đại học Kinh tế Huế

(5)

1.2.3.2 Lãi quá hạn ...8

1.2.3.3. Những dấu hiệu khác...8

1.2.3.4 Đặc điểm và lợi ích của việc vay của KHCN trong sản suất kinh doanh ...9

1.2.4 Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng ...13

1.2.4.1 Nguyên nhân chung ...13

1.2.4.2 Nguyên nhân từphía khách hàng ...14

1.2.4.3 Nguyên nhân từchính bản thân ngân hàng ...15

1.2.5 Tác động của rủi ro tín dụng...15

1.3 Các chỉ tiêu đo lường rủi ro tín dụng...16

1.3.1 Tỷlệnợquá hạn ...16

1.3.2. Tỷlệtổng dư nợ có hạn...17

1.3.3. Nợ xấu trên tổng dư nợ...17

1.3.4. Vòng quay vốn tín dụng ...18

1.3.5 Hệsốthu hồi...18

1.3.6. Hiệu suất sửdụng vốn ...19

1.3.7. Trích lập dựphòng và bùđắp rủi ro tín dụng...19

1.4 Quản lý rủi ro tín dụng ...19

1.4.1. Khái niệm quản lý rủi ro tín dụng ...19

1.4.2 Mục tiêu quản lý rủi ro tín dụng ...19

1.4.3 Ý nghĩa của việc quản lý rủi ro tín dụng ...20

1.4.4. Nguyên tắc Basel trong quản lý rủi ro tín dụng ...20

1.4.5 Các mô hìnhđo lường rủi ro tín dụng ...22

1.4.5.1. Mô hìnhđịnh tính về đo lường rủi ro tín dụng...22

1.4.5.2 Mô hình lượng hóa rủi ro tín dụng ...23

1.4.6 Nội dung quản lý rủi ro tín dụng ...24

1.4.6.1 Sàng lọc lựa chon khách hàng ...24

1.4.6.2 Lượng hóa và đánh giá rủi ro tín dụng ...24

1.4.6.2 Giám sát việc thực hiện vốn vay ...26

1.4.6.3 Xây dựng quan hệlâu dài với khách hàng ...26

1.4.6.4 Hạn mức tín dụng ...26

Trường Đại học Kinh tế Huế

(6)

1.4.6.5 Nâng cao hiệu quảthẩm định và quản lý bảo đảm tiền vay...26 1.4.6.6 Bảo hiểm tín dụng ...26 1.4.6.7. Hạn chếcho vay ...27 1.4.6.8. Xây dựng quy trình quản lý rủi ro tín dụng phù hợp với thực tếcủa ngân hàng ...27 1.4.6.9 Lập quỹdựphòng rủi ro ...27 1.4.7 Xửlý nợcó vấn đề...27 CHƯƠNG 2:RỦI RO TÍN DỤNG VÀ QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM–CHI NHÁNH HUẾ...29 2.1. Khái quát về Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Thừa Thiên Huế...29 2.1.1. Lịch sửhình thành và phát triển của Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và phát triển Việt Nam-chi nhánh Thừa Thiên Huế...29 2.1.1.1 Khái quát về Ngân hàng Thương mại cổphần Đầu tư và Phát triển Việt Nam 29 2.1.1.2 Ngân hàng Thương mại cổphần Đầu tư và Phát triển Việt Nam-Chi nhánh Huế ...29 2.1.2 Cơ cấu tổ chức và quản lý của Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam–chi nhánh Thừa Thiên Huế...30 2.1.2.1 Sơ đồ cơ cấu tổchức và quản lý của Ngân hàng Thương mại cổphần Đầu tư và phát triển Việt Nam-Chi nhánh Thừa Thiên Huế...30 2.1.2.2. Chức năng, nhiệm vụcác phòng ban của ngân hàng Thương mại cổphần Đầu tư và Phát triển Việt Nam–chi nhánh Thừa Thiên Huế...31 2.1.3 Tình hình lao động của Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam-Chi nhánh Thừa Thiên Huế...33 2.1.4 Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam-chi nhánh Thừa Thiên Huế...35 2.2. Hoạt động huy đông vốn tại ngân hàng Thương mại cổphần Đầu tư và phát triển Việt Nam-Chi nhánh Huế...38

Trường Đại học Kinh tế Huế

(7)

2.3. Tình hình cho vay phân theo mục đích vay tại Ngân hàng Thương mại cổ phần

Đầu tư và Phát triển Việt Nam-chi nhánh Thừa Thiên Huế năm 2015...39

2.3.1 Khái quát tình cho vay sản xuất kinh doanh tại ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển BIDV-chi nhánh Huế...41

2.4 Công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam-chi nhánh Huế...44

2.4.1 Công tác quản trị rủi ro tín dụng cá nhân tại ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam-chi nhánh Huế...44

2.5Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quảcho vay KHCN của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam-chi nhánh Huế...50

2.6 Những kết quả đạt được của BIDV trong hoạt động cho vay KHCN trong SXKD54 2.6.1 Những kết quả đạt được ...54

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG CÁ NHÂN TRONG HOẠT ĐỘNG SXKD TẠI BIDV-CHI NHÁNH HUẾ...56

3.1 Định hướng phát triển của Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam...56

3.2 Định hướng và mục tiêu trong hoạt động tín dụng và công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và phát triển Việt Nam-Chi nhánh Huế...57

3.3 Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng cá nhân trong sản xuất kinh doanh tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư & Phát triển Việt Nam-chi nhánh Huế...58

3.3.1 Giải pháp phòng ngừa...58

3.3.2 Những hạn chếcủa BIDV trong hoạt động cho vay KHCN trong SXKD...59

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾNNGHỊ...61

1. Kết luận...61

2. Kiến nghịvới ngân hàng nhà nước...61

3. Đối với Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam...62

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...63

Trường Đại học Kinh tế Huế

(8)

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BIDV: Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam BIDV: Thừa Thiên Huế: Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và

Phát triển Việt Namchi nhánh Huế NHTM: Ngân hàng thương mại

KH: Khách hàng

NH: Ngân hàng

KHCN: Khách hàng cá nhân SXKD: Sản xuất kinh doanh TCKT: Tổ chức kinh tế TCTD: Tổ chức tín dụng CBTD: Cán bộ tín dụng

VHD: Vốn huy động

CBNV: Cán bộ nhân viên

BIC: Tổng Công ty bảo hiểm BIDV

TPP: Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương HĐTD: Hội đồng tín dụng

CVTD: Cho vay tín dụng

Trường Đại học Kinh tế Huế

(9)

DANH MỤC BIỂU BẢNG

Bảng 1.1 Mô hình xếp hạng của Moody’s và Standar & Poo’r...25 Bảng 2.1 Tình hình lao động của ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển BIDV-chi nhánh Huế giai đoạn 2015-2017...34 Bảng 2.2: Doanh thu,lợi nhuận của BIDV Huế giai đoạn 2015-2017 ...36 Bảng 2.3 Tình hình huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại cổphần Đầu tư và phát triển Việt nam-Chi nhánh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2015-2016 ...38 Bảng 2.4 Tình hình cho vay phân theo mục đích vay tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam-chi nhánh Thừa Thiên Huế năm 2015 ...40 Bảng 2.5 Chất lượng tín dụng khách hàng cá nhân theo nhóm tại Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển–Chi nhánh Huế giai đoạn 2015-2017 ...43 Bảng 2.6 Tỷlệnợxấu KHCN tại BIDV Thừa Thiên Huế giai đoạn 2015-2017...43 Bảng 2.7: Các thang điểm đánh giá tài sản bảo đảm...47

Trường Đại học Kinh tế Huế

(10)

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 2.1: Tình hình cho vay theo mục đích sản xuất kinh doanh tại ngân hàng

TMCP Đầu tư & pháttriển -Chi nhánh Huế giai đoạn 2015-2017. ...42

Biểu đồ2.2: Tỷlệphần trăm độtuổi của cán bộtín dụng BIDV Huế...50

Biểu đồ2.3: Trìnhđộ thâm niên của cán bộtín dụng BIDV Huế...51

Biểu đồ2.4: Rủi ro xuất phát từ môi trường kinh doanh ...52

Biểu đồ2.5: Rủi ro xuất phát từkhách hàng cá nhân...53

Biểu đồ2.6: Rủi ro xuất phát từngân hàng...54

DANH MỤC HÌNH Hình 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổchức và quản lý của Ngân hàng Thương mại cổphần Đầu tư và Phát triển Việt Nam-Chi nhánh Huế...31

Trường Đại học Kinh tế Huế

(11)

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Sự cần thiết của đề tài

Ngày nay, xu hướng toàn cầu hóa đang càng ngày càng phát triển mạnh, nền kinh tế thế giới ngày càng có những bước chuyển biến rõ rệt. Việt Nam đang từng bước hội nhập vào nền kinh tế quốc tế đặc biệt là tham gia vào hiệp định đối tác quốc tế Châu Á-Thái Bình Dương TPP. Việt Nam là một thị trường đầy tiềm năng vì vậy ngày càng có nhiều nhà đầu tư vào thị trường màu mỡ này. Cá nhân kinh doanh trong nước muốn tồn tại thì phải có những chiến lược đầu tư phát triển để có thể đứng vững trên thị trường vì thế cho nên nhu cầu vốn sử dụng trong kinh doanh ngày càng trở nên rất cần thiết. Nắm bắt những xu hướng đó đã tạo ra nhiều cơ hội lớn trong lĩnh vực tài chính đặc biệt là các ngân hàng thương mại. Các ngân hàng lần lượt ra đời hoạt động tín dụng trở thành nghiệp vụ chủ yếu của hệ thống ngân hàng, mang lại 70%-90% thu nhập của mỗi ngân hàng.

Và tất nhiên, nếu thị trường càng có nhiều cơ hội lớn thì không tránh khỏi sự giành dật từ các đối thủ cạnh tranh từ đó đã làm cho thị trường tài chính ngày càng diễn biến phức tạp và gặp những rủi ro lớn. Những nguy cơ tiềm ẩn rủi ro ảnh hưởng đến việc kinh doanh của khách hàng cá nhân như: vốn vay sử dụng sai mục đích,sự không trung thực của khách hàng, khách hàng phá sản hay do suy thoái nềnkinh tế. Bên cạnh đó, có một số nguyên nhân từ phía ngân hàng như: nợ quá hạn cao, chất lượng tín dụng thấp, nợ xấu gia tăng. Vì vậy, nếu việc quản trị rủi ro được thực hiện một cách có hiệu quả sẽ giúp cho doanh nghiệp đánh giá và hạn chế những tổn thất mà rủi ro gây ra.

Vai trò của công tác quản trị rủi ro là hết sức cần thiết cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Tuy nhiên, trong tình hình kinh tế diễn biến phức tạp như hiện nay thì công tác quản trị rủi ro gặp rất nhiều khó khăn trong việc thẩm định và đánh giá rủi ro có thể xảy ra. Vì vậy,việc nâng cao hiệu quả công tác quản trị rủi ro trở nên rất quan trọng trong hoạt động của mỗi ngân hàng.

Nhận thức được vấn đề đó, Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển BIDV Việt Nam nói chung và ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển BIDV nói riêng đã rất chú trọng đầu tư nghiên cứu. Từ đó, đã tìm ra những biện pháp hữu hiệu khắc phục tạm thời và hạn chế tối đa rủi ro có thể xảy ra đe dọa đến hoạt động kinh doanh của doanh

Trường Đại học Kinh tế Huế

(12)

khách hàng. Mặc dù vậy, những nguy cơ từ rủi ro tiềm ẩn vẫn không thể tránh khỏi vì hoạt động kinh tế trong và ngoài nước ngày càng có những biến động phức tạp. Từ những tác động khôn lường của môi trường kinh tế có ảnh hưởng rất lớn đến công tác quản trị rủi ro, thì việc nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng là hết sức cần thiết.

Vì vậy, qua quá trình thực tập tại ngân hàng thì tôi đã quyết định chọn đềtài “ Quản trị rủi rotín dụng cá nhân trong sản xuất kinh doanh tại ngân hàng TCP Đầu tư và Phát triển BIDV- chi nhánh Huế”để làm khóa luận tốtnghiệp.

2. Mục tiêucủa đề tài

Mục tiêu của đề tài muốn hướng đến đó là:

Đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng cá nhân trong hoạt động sản xuất kinh doanh và những nguyên nhân dẫn đến rủi ro tại Ngân hàng TMCP đầu tư phát triển BIDV- Chi nhánh Huế. Trêncơ sở đó, phân tích thực trạngnguyên nhân từ đó đưa ra các biện pháp khắc phục nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản trị rủi ro trong hoạt động tín dụng cá nhân trong hoạt động SXKD của Ngân hàg TMCP Đầu tư & Phát triển BIDV- Chi nhánh Huế. Phân tích, làm rõ hơn về hoạt động tín dụng và những rủi ro trong quá trình hoạt động cũng như công tác quản trị rủi ro tại ngân hàng.

3.Đối tượng và phạmvi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu

Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng và các giải pháp nhằm nâng cao công tác quản trị rủi ro tín dụngcá nhân trong hoạt động SXKD của Ngân hàng Đầu tưvà Phát triển BIDV–Chi nhánh Huế.

3.2 Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi không gian: Địa bàn thành phố Huế - Phạm vi thời gian:

+ Số liệu thứ cấp: Thu thập số liệu của ngân hàng trong 3năm 2015, 2016, 2017

+ Số liệu sơ cấp: Tiến hành thu thập từ quá trình điều tra, phỏng vấn thông qua bảng hỏi đối tượng phỏng vấn gồm 19 cán bộ tín dụng đang làm việc và có liên quan đến công tác quản trị cho vay đối với chi nhánh, quá trình thu thập, phỏng vấn bắt đầu từ ngày 24/11/2108 đến hết ngày 30/11/2018.

4.Phương pháp nghiên cứu của đề tài

Trường Đại học Kinh tế Huế

(13)

Phương pháp quan sát: Quan sát thựctế hoạt động của ngân hàng nhằm nắm bắt những kiến thức cơ bản- Phương pháp thốngkê: Tổng hợp lại những thông tin, dữ liệu đã thu thập được nhằm phục vụ cho công việ nghiên cứu

- Phương pháp so sánh:Nghiên cứu mức độ biến động của các chỉ tiêu về số lượng và tỉ trọng qua các thời kì phân tích

- Phương pháp phân tích:So sánh, đối chiếu, đánh giá mối quan hệ để xác định hợp lý các thông tin tài chính với nhau và quan hệ giữa cá thông tin tài chính và thông tin phi tài chính

-Phương pháp tổng hợp

- Phương pháp phỏng vấn cá nhân trực tiếp bằng bảng hỏi định tính, đối tượng phỏng vấn là các anh/chị làm việc trong mảng tín dụng bao gồm 19 người. Phỏng vấn bằng bảng hỏi

-Phương pháp khác 5. Cấu trúc của đề tài:

Đề tài bao gồm 3 chương:

 Chương 1:Cơ sở lý luận về tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng cá nhân trong hoạt động SXKD của ngân hàng TMCP đầu tư phát triển BIDV

 Chương 2:Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng cá nhân trong SXKD tại ngân hàng TMCP đầu tư phát triển chi nhánh Huế

 Chương 3: Một số biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng cá nhân trong SXKD tại ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển BIDV- chi nhánh Huế

PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Trường Đại học Kinh tế Huế

(14)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÍN DỤNG VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG CÁ NHÂN

1.1 Hoạt động tín dụngtại các ngân hàng thương mại 1.1.1 Khái niệm tín dụng ngân hàng

Tín dụng ngân hàng là việc ngân hàng chấp nhận để khách hàng sử dụng một lượng tài sản (bằng tiền,tài sản thực hay uy tín) trên cơ sở lòng tin khách hàng có khả năng trả gốc và lãi khiđếnhạn.

Ngân hàng (NH) cấp tín dụng bằng các nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bảo lãnh và các nghiệp vụ khác.

Thuật ngữ được hiểu theo nghĩa rộng khái quát ở trên hoặc theo nghĩa hẹp là cho vay. Trong đề tài này nghiên cứu về tín dụng nói chung và trọng tâm là rủi ro trong hoạt động cho vay.

1.1.2 Đặc điểm tín dụng ngân hàng

- Dựa trên cơ sở lòng tin. Khi khách hàng sử dụng vốn vay có mục đích, có hiệu quả và có khả năng hoàn trả gốc và lãi đúng thời hạn thì NH sẽ cho khách hàng vay, còn khách hàng thì tin tưởng vào khả năng, kiếm được tiền trong trong tương lai để trả nợ gốc và lãi vay. Đặc điểm quan trọng nhất đó là lòng tin, từ đó tạo ra các đặc điểm tiếp theo.

- Sự chuyển nhượng một tài sản có thời hạn hay có tính hoàn trả được gọi là tín dụng. Trung gian tài chính là NH với mục đích là” đi vay để cho vay”nên mọi khoảng tín dụng của NH đều phải có thời hạn bảo đảm đểNH hoàn trả vốn huy động.

- Phải dựa trên nguyên tắc trả gốc và lãi. Khi khách hàng vay thì phải trả lãi cho NH .Giá trị hoàn trả phải lớn hơn giá trị gốc, đây chính là của quyền sử dụng vốn vay.

1.1.3 Phân loại tín dụng ngân hàng Căn cứ vào thời hạn tín dụng

Dựa vào thời hạn có thể phân tín dụng thành 3 loại sau:

- Tín dụng ngắn hạn: là tín dụng có thời hạn đến 12 tháng. NH cho khách hàng vay với thời gian trên nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu hoạt động kinh doanhcủa KH

Trường Đại học Kinh tế Huế

(15)

như:kinh doanh nhỏ lẻ,tiêu dùng và các hoạt động nông nghiệp...loại tín dụng này có thời gian thu hồivốn nhanh.

- Tín dụng trung hạn: có thời hạn trên 12 tháng đến 60 tháng. Khách hàng vay để đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh(SXKD), thương mại, dịch vụ.Các doanh nghiệpchủ yếu sử dụng hình thức này để vay vốn.

- Tín dụng dài hạn: là loại tín dụng cóthời hạn từ trên 60 tháng. Khách hàng vay từ NH để đáp ứng nhu cầu đầu tư có quy mô rộng lớn như các công trình: cầu cống, trường học,công viên, bệnh viện.

Căn cứ vào bảo đảm tín dụng

- Tín dụng có bảo đảm: Dựa trên cơ sở các bảo đảm như thế chấp, cầm cố hoặc có sự bảo lãnh của người thứ ba.KH khi vay sẽ được NH nắm giữ tài sản để xử lý thu hồi nợ khi vay không thực hiện các nghĩa vụ đãđược cam kết trong hoạt động tín dụng (HDTD). Đối với những khách hàng không có uy tín cao với ngân hàng thì áp dụng hình thức tín dụng này. Mặc dù là có tài sản bảo đảm (TSBD) nhưng hình thức tín dụng này vẫn có độ rủi ro cao vì tài sản có thể bị mất giá hay người bảo lãnh không thực hiện nghĩa vụ của mình.

-Tín dụng không có bảo đảm: Là loại tín dụng mà NH không cầntài sản thế chấp, cầm cố, hoặc không có bảo lãnh của người thứ ba.Việc cấp tín dụng chỉ dựa vào bản thân khách hàng có đủ khả năng tài chính. Muốn vậy, NH phải đánh giá hiệu quả sử dụng tiền vay của người vay, kháchhàng không được phép giao dịch với bất kì khách hàng nào khác. Đây là một loại tín dụng ít rủi ro cho NH vì khách hàng có uy tín rất lớn và khả năng trả nợ rất cao thì mới được cấp tín dụng mà không cần đảm bảo.

Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn:

- Tín dụngbất động sản

- Tín dụng công thương nghiệp - Tín dụng tiêu dùng

- Tín dụng đầu tư tài chính

Căn cứ vào phương thức hoàn trả nợ vay:

- Tín dụng hoàn trả nhiều lần -Tín dụng hoàn trả một lần

Trường Đại học Kinh tế Huế

(16)

- Tín dụng trảtheo yêu cầu Căn cứ vào chủ thể vay vốn:

- Tín dụng doanh nghiệp

- Tín dụng cá nhân,hộ gia đình 1.1.4 Vai trò tín dụng ngân hàng

Đối với nền kinh tế

- Tín dụng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đầu tư và hội nhập. Tín dụng NH đóng vai trò quan trọng trongcầu nối giữa những người có nguồn vốnvà những người thiếu vốn tạm thời. Việc luân chuyển vốn giữa các chủ thể trong nền kinh tế giúp cho việc thúc đẩy, tăng lượng vốn đầu tư đảm bảo được hoạt động SXKD. Ngoài ra, tín dụng NH giúp phân bổ có hiệu quả các nguồn lực tài chính trong nền kinh tế, giúp kinh tế tăng trưởng, tạo ra công ăn việc làm và năng suất lao động cao hơn. Nếu hoạt động SXKD của khách hàng phát triển tốt thì đây là cơ hội để hội nhập, đầu tư phát triển cơ sở vật chất trang thiết bị hiện đại.

- Nhà nước sử dụng tín dụng NH làm công cụ để điều tiết, thông qua việc đầu tư vốn tín dụng vào những ngành nghề, khu vực kinh tế trọng điểm sẽ thúc đẩy sự phát triển kinh tế, hình thành trên cơ cấu kinh tế hiệu quả.Thông qua lãi suất,tín dụng NH góp phần lưu thông tiền tệ ổn định giá trị đồng tiền.

Đối với khách hàng

-Tín dụng NH giúp khách hàng có được vốn về cả số lượng và chất lượng. Đồng thời, giúp khách hàng tận dụng được cơ hội kinh doanh,đảm bảo duy trì sự phát triển của doanh nghiệp.

- Tín dụng NH góp phần nâng caochất lượng cuộc sống.

Đốivới ngân hàng

-Lợi nhuận chủ yếu của NH là hoạt động tín dụng đem lại 70% -80%. Đây là hoạt động truyền thống mang lại hiệu quả cao nhất.

NH mở rộng được các loại hình dịch vụ khác như thanh toán, thu hút tiền gửi, kinh doanh ngoại tệ, tư vấn...thông qua hoạt động tín dụng. Từ đó đa dạng hóa hoạt động kinh doanh, tăng lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro khi ngân hàng Trung ương thắt chặt tiền tệ hoặc khi gặp rủi ro tín dụng.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(17)

1.2 Rủi ro hoạt động tín dụng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng 1.2.1 Khái niệm rủi ro tín dụng

Thomas P.Fithch: Rủi ro tín dụng là loại rủi ro xảy ra khi người vay không thanh toán được nợ theo thỏa thuận hợp đồng dẫn đến sai hẹn trong nghĩa vụ trả nợ. Cùng với rủi ro lãi suất, rủi ro tín dụng là một trong những rủi ro chủ yếu trong hoạt động cho vay của ngân hàng.

Timothy W.Koch: Một khi ngân hàng đã nắm giữ tài sản sinh lợi, rủi ro xảy ra khi tài sản sai hẹn – có nghĩa là khách hàng không thanh toán vốn gốc và lãi theo thỏa thuận. Rủi ro tín dụng là sự thay đổi tiềm ẩn của thu nhập thuần và thị giá của vốn xuất phát từ việc khách hàng không thanh toán hay thanh toán trễ hạn.

Rủi ro tín dụng xảy ra khi NH không thu được toàn bộ gốc và lãi từ KHhoặc KH không trả đúng thời hạn đã thỏa thuận. Đây là loại rủi ro phát sinh khi một hoặc các bên tham gia vào HĐTD không có khả năng thanh toán cho bên còn lại.

1.2.2 Phân loại tín dụng ngân hàng

Phân loại rủi ro tín dụng theo loại cho vay

Thứ nhất, rủi ro tín dụng đối với các khoản vay dùng để tài trợ vốn lưu động:

Thời gian hoàn trả khoản vay nhanh vì thời gian luân chuyển của của vốn lưu động tương đối nhanh nên mức độ rủi ro tín dụng loại này cũng thấp hơn.

Thứ hai,rủi ro tín dụng đối với các khoản vay dùng để tài trợ cho tài sản cố định:

Do thời gian vay vốn dài, hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình của tài sản cố định cũng rất cao, nên khoản vay này có mức độ rủi ro tín dụng cao.

Phân loại rủi ro tín dụng theo thời gian khoản vay

Rủi ro tín dụng đối với các khoản vay ngắn hạn: đối với các khoản tín dụng có thời hạn từ 12 thángtrở xuống.

Rủi ro tín dụng xảy ra đối với các khoản vay trung và dài hạn: đối với các khoản tín dụng có thời gian trên 12 tháng. Thông thường mức độ rủi ro tín dụng của các khoản vay trung hạn và dài hạn thường cao hơn rủi ro tín dụng của các khoản cho vay ngắn hạn. Do đó, cho dù lãi suất cho vay của các khoản vay trung và dài hạn này thường hấp dẫn hơn các NHTM ở Việt Nam vẫn hạn chế việc mở rộng hoạt động tín dụng đối với loại cho vay này.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(18)

Phân loại rủi ro tín dụng theo nguyên nhân gây ra rủi ro

Phân loại rủi ro tín dụng theo một số nguyên nhân sau như : Rủi ro tín dụng đối phát sinh từ những nguyên nhân chung, rủi ro tín dụng cónguyên nhân từ phía khách hàng, rủi ro tín dụng có nguyên nhân từ phía ngân hàng.

Phân loại rủi ro tín dụng theo khách hàng vay

Rủi ro tín dụng phân theo khách hàng vay bao gồm hai loại : Rủi ro tín dụng đối với các khoản vay của các doanh nghiệp và rủi ro tín dụng đối với khoản vay của cá nhân, hộ gia đình.

1.2.3 Dấu hiệu nhận biết rủi ro tín dụng 1.2.3.1. Nợ quá hạn

- Nợ quá hạn xuất phát từ nguyên nhân chủ quan và khách quan khác nhau vì một khoản tín dụng được cấp ra nhưng không thể thu hồi. Đây là nhân tố dễ gây ra rủi ro nhất trong nhiều yếutố.

Vì vậy, để hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng thì NH phải giữ chotỉ lệ nàyở mức hợp lý, thường là dưới 5%.

- Nợ quá hạn có nhiều loại, dựa vào khả năng thu hồi thì ta có thể chia nợ quá hạn thành hai loại là nợ quá hạn có khả năng thu hồi và nợ quá hạn không có khả năng thu hồi:

+ Nợ quá hạn có khả năng thu hồi là vì do nhiều lý do từ KH nên chậm thanh toán cho NH khi đãđến,nhưng các phân tích chủ quan của NH cho thấy có thể thu hồi được nợ.

+ Nợ quá hạn không có khả năng thu hồi là nợ quá hạn không thể thu hồi sau khi NH phân tích các khả năng thu hồitừ KH.CácNH được phép trích quỹ dự trữ đặc biệt để bù đắp trong trường hợp nợ quá hạn này.

1.2.3.2 Lãi quá hạn

Đó là khách hàng không trả được lãi khi đến thời hạn thanh toán lãi cho ngân hàng, khi KH không trả được khoản lãi tiền vay thể hiện khách hàng đang gặp khó khăn đặc biệt về tài chính. Nếu điều đó xảy ra thì NH phải điều tra rõ, từ đó đưa ra những giải pháp để khắc phục để hạn chế những thiệt hại cho ngân hàng.

1.2.3.3. Những dấu hiệu khác

Trường Đại học Kinh tế Huế

(19)

- Người vaytrì hoãn việc nộp báo cáo tài chính - Sửa đổi thời hạn, xin gia hạn tín dụng

- Sự tăng lên quá mức của hàng tồn kho,gia tăngcác khoản công nợ

- Chất lượng sản phẩm dịch vụ ngân hàng giảm sút, khách hàng không có tín nhiệm như trước nữa dẫn đến phải bán hàng với thời hạn trả tiền lâu hơn,hoặc bán cho cảnhững khách hàng có khả năng yếu về tài chính, có khả năng thanh toán thấp

- Lãi vay không thanh toánđúng kỳ hạnhay hoàn trả nợ vay không đúng - Cấu tổ chức kinh doanhbị thay đổi

- Một số biểu hiện khác như: quy mô sản xuất bị thu hẹp, chủng loại sản phẩm giảm sút, sự nghỉ việc của công nhân, tài sản đem ra mua bán hoặc nhân viên bị cắt giảm

- Biện pháp đầu tiên mà cán bộ tín dụng NH phải làm khi một khoản vay có vấn đề là xác định tính nghiêm trọng của vấn đề. Tuy nhiên để hoàn tất công việc này đòi hỏi phải có thêm lòng tin và sự cộng tác của khách hàng, thông tin thường lấy từ các báo cáo tài chính, báo cáo hoạt động kinh doanh của người vay. Tùy thuộc vào sự nghiêm trọng của tình hình mà xử lýcho phù hợp.

1.2.3.4Đặc điểm và lợi ích của việc vay củaKHCN trong sản suất kinh doanh 1.2.3.4.1Đặc điểm của việc cho vay của KHCN trong sản xuất kinh doanh

Cho vay trong hoạt động SXKD là các khoản vay nhằm đáp ứng nhu cầu vay vốn của KH để phục vụ cho nhu cầu kinh doanh. Thông thường những KH này thường có những dự án kinh doanh, người muốn khởi nghiệp nhưng chưa có đủ vốn, đầu tư trang thiết bị, hộ gia đình kinh doanh nhỏ và vừa...có thể hoàn trả kèm theo mức lãi suất phù hợp trong khoản thời gian nhất định.

Theo trang taichinh.online quy định về hình thức vay vốn trong SXKD.

https://taichinh.online/tim-hieu-ve-hinh-thuc-vay-von-kinh-doanh-hien-nay.html [Ngày truy cập 02/12/2018] quy định như sau:

“Đối với khách hàng như trên nghiệp vụ cho vay sẽ có đặc điểm như sau: Vay vốn kinh doanh là hình thức vay vốn nhằm mục đích hỗ trợ nguồn vốn cho một hoạt động, kế hoạch kinh doanh sắp tới. Việc tích cóp một số tiền lớn để bắt đầu kinh doanh thường khá hạn chế về mặt thời gian, bù lại vay vốn kinh doanh lại giúp người vay

Trường Đại học Kinh tế Huế

(20)

nhanh chóng có thêm nguồn vốn hữu ích để bắt tay ngay vào kế hoạch kinh doanh đã định. Sau một thời gian, người đi vay có thể tích lũy nguồn lãi thu nhập và hoàn trả dần khoản đã vay kèm theo mức lãi suất phù hợp được đề ra bởi bên ngân hàng.

Tùy theo ngân hàng, tổ chức tín dụng mà các điều kiện vay vốn kinh doanh cũng sẽ khác nhau. Thông thường 2 hình thức vay vốn kinh doanh thường gặp là vay món và vay hạn mức, phục vụ cho nhu cầu kinh doanh lâu dài,ổn định và cần vay vốn thường xuyên để hỗ trợ đầu tư mở rộng phạm vi, địa điểm, cơ sở vật chất, trang thiếtbị Khi được chấp thuận hồ sơ vay vốn kinh doanh thành công, bên phía ngân hàng sẽ giải ngân theo hình thức tiền mặt hoặc chuyển khoản, 1 lần hoặc nhiều lần cho đến khi người vay nhận đủ khoản vay. Từ khi nhận tiền, thời gian tính lãi suất bắt đầu và cá nhân người vay cần hoàn trả tiền kèm theo tiền lãi tương ứng theo thời điểm được quy định, gọi là đáo hạn. Việc chi trả có thể thực hiện dần dần trong một khoảng thời gian từ vài tháng cho đến vài năm (1-2 năm), hoặc có thể trả 1lần.

Bên cạnh đó, để vay vốn kinh doanh thành công, người vay cũng cần đưa ra tài sản, vật giá trị thế chấp

Đối tượng vay vốn là: Là cá nhân và hộ gia đình Đặc điểm các loại vay vốn kinh doanh

Cùng tìm hiểu về 2 hình thức vay vốn kinh doanh là: vay hạn mức và vay món.

Về vay hạn mức,người vay sẽ được cung cấp cho một hạn mức nhất định trong 1 khoảng thời gian để hoàn trả lại đúng thời hạn cho ngân hàng. Khoản vay này sẽ giúp khách hàng có thể bổ sung nguồn vốn đã có, bổ sung nguồn vốn lưu động để có thể thực hiện những hoạt động kinh doanh cần thiết như lập hợp đồng thường mại, ký quỹ đại lý, mua hàng hóa, xoay trả nợ gốc từ trước…

Thời hạn vay thường tối đa từ 12-24 tháng, hoàn trả theo từng thời điểm với mức lãi tương ứng được đề cập trong khế ước nhận nợ.

Hình thức này tạo thuận lợi hơn cho những cơ sở kinh doanh, cá nhân đã và đang kinh doanh, chứng minh được hoạt động kinh doanh ổn định và có nguồn thu cụ thể, thể hiện được nhu cầu vay vốn để mở rộng kinh doanh. Cũng như những cá nhân ban đầu kinh doanh, trình bàyđược tính khả thi của dự án kinh doanh về lâu dài cho bên ngân hàng được biết.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(21)

Về vay món, đây là khoản vay vốn kinh doanh được cấp theo món, thực hiện dựa trên những hợp đồng tín dụng cụ thể, giúp người vay bổ sung được nguồn vốn lưu động ngắn hạn cần thiết. Việc vay món kinh doanh đồng thời giúp bên vay hỗ trợ nâng cao cơ sở vật chất, thiết bị, máy móc cần thiết, tăng cường chất lượng, mở rộng khả năng sản xuất kinh doanh dây chuyền, đầu tư, xây dựng và sữa chữa lại địa điểm kinh doanh.

Thời hạn vay và phương thức trả dựa trên từng dạng vay món: Vay bổ sung vốn lưu động ngắn hạn, thời hạn tối đa thường là 12 tháng. Trả lãi hàng tháng kèm theo trả gốc theo tháng, hoặc quý, 2 quý/lần hoặc mỗi cuối kì hạn quy ước riêng. Vay bổ sung vốn kinh doanh trả góp, đầu tư tài sản cố định, thời hạn kéo dài lên nhiều năm. Hình thức trả cũng theo tháng, quý hoặc 2 quý/lần cùng mức lãiđược quy định.

Điều kiện đối với người đi vay

Về cá nhân người đi vay, cần thỏa các điều kiện sau: Độ tuổi khách hàng được xin vay là từ 18 cho đến 70 tuổi. Độ tuổi của người bảo lãnh khoản vay cũng phải trên 18 tuổi và nhỏ hơn 80 tuổi. Có mối quan hệ thân thiết, ruột thịt giữa bên bảo lãnh và bên người vay như vợ chồng, bố mẹ, anh chị em, ông bà, con dâu con rể…Đã thực hiện đăng kí kinh doanh, đăng kí xin giấy phép kinh doanh theo quy định của Nhà nước và có hoạt động sản xuất kinh doanh trong cùng lĩnh vực, ngành nghề tối thiểu 12 tháng tính đến thời điểm vay vốn kinh doanh.Cần có ít nhất 30% vốn tự có. Không có lịch sử nợ xấu, nợ tín dụng dài hạn tại ngân hàng trong khoảng thời gian 1-2 năm gần nhất.

Điều kiện đối với tài sản thế chấp

Nếu là tài sản nhà đất thì cần có sổ hồng, sổ đỏ đứng tên người vay, mặt tiền từ 2m cho nội thành, 3m cho ngoại thành. Tổng diện tích từ 20m2 trở lên. Đối với dạng căn hộ có sổ hồng, sổ đỏ thì diện tích căn hộ phải từ 30m2 tại nội thành, 50m2 tại ngoại thành. Loại đất hỗn hợp cần chứng minh thời gian sử dụng phần đất không là thổ cư sẽ lớn hơn hoặc bằng 10 năm, đường vào khu đất rộng từ 3m trở lên. Tài sản thế chấp là phương tiện vận tải thì cần có từ những thương hiệu nổi tiếng như Nhật Bản, Mỹ, Hàn Quốc, Đức… cũng như đã có bảo hiểm cho phương tiện này. Những loại

Trường Đại học Kinh tế Huế

(22)

giấy tờ có giá trị như sổ tiết kiệm, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, kỳ phiếu, tín phiếu, hợp đồng tiền gửi, số dư tài khoản tiền gửi…

Vay vốn kinh doanh được nhận định là một trong những giải pháp cứu cánh tuyệt vời cho những cá nhân mong muốn thực hiện kế hoạch kinh doanh của bản thân, nhưng vẫn chưa đạt đủ điều kiện về nguồn vốn. Hình thức này có thể mang lại rất nhiều lợi ích hấp dẫn, nhưng cũng kèm theo những vấn đề phát sinh nếu hình thức kinh doanh không ổn định và người vay không đủ khả năng chi trả. Cần tìm hiểu kĩ càng trước khi kinh doanh, xin vay vốn cũng như dịch vụ cho vay vốn kinh doanh phù hợp nhất.”

1.2.3.4.2 Những chỉ tiêu đánh giá hiệu quả cho vay sản xuất kinh doanh Các chỉ tiêu định tính

Việc đánh giá hiệu quả hoạt động cho vay trong sản xuất kinh doanh cần phải xem xét đánh giá qua các chỉ tiêu định tính:Sự tuân thủ, chấp hành nghiêm chỉnh các chính sách của chính ngân hàng để đảm bảo hiệu quả, an toàn khi cho vay quy trình vay và chính sách của ngân hàng.

Thời gian khách hàng phải chờ trước khi nhận được sự phản hồi cho vay từ phía ngân hàng: Nếu ngân hàng giải quyết nhanh chóng đảm bảo thời gian đúng quy định đáp ứng nhu cầu vốn cho khách hàng thì sự hài lòng của khách hàng đối với ngân hàng sẽ được tốt hơn.Từ đó thu hút nhiều khách hàng đến với ngân hàng.

Chỉ tiêu về điều hành và quy chuẩn của quy trình cho vay: Trong điều hành hoạt động cho vay phải đảm bảo sự phân công rõ ràng về trách nhiệm và quyền hạn, có quy trình kiểm tra,giám sát có hiệu quả,có đầy đủ con người và tổ chức hợp lý.Có cảnh báo rủi ro cho vay, độc lập đánh giá rủi ro cho vay.

Các chỉ tiêu định lượng

Dư nợ cho vay: Cho biết tại một thời điểm xác định nào đó ngân hàng hiện còn cho vay bao nhiêu. Đây là một chỉ tiêu thống kê thời điểm, vì vậy trong nhiều trường hợp để so sánh và đánh giá mức độ hiệu quả và sự tăng trưởng cho vay giữa các thời kỳ khác nhau. Doanh số cho vay: Là tổng số tiền ngân hàng cho vay ra trong một thời kỳ nhất định không kể món cho vay đó đã thu hồi về hay chưa. Đây là con số mang tính thời kỳ thường theo tháng, quý hoặc năm phản ánh một cách khái quát nhất về

Trường Đại học Kinh tế Huế

(23)

hoạt động cho vay trong năm tài chính. Nếu trong năm doanh số cho vay của ngân hàng lớn, đạt tỷ lệ cao và cao hơn so với năm trước có nghĩa là hoạt động cho vay của ngân hàng có hiệu quả và đang được mở rộng. Cũng như vậy, doanh số CVTD là tổng số tiền ngân hàng cho các khách hàng là cá nhân và hộ gia đình vay với mục đích tiêu dùng tính trong một thời kỳ nhất định. Chỉ tiêu này gồm hai chỉ tiêu tuyệt đối và tương đối. Chỉ tiêu này càng lớn phản ánh hiệu quả mà hoạt động cho vay tiêu dùng cao và sự tăng trưởng cho vay tiêu dùng nhanh. Tuy nhiên, sự tăng trưởng này phải phù hợp với tình hình cho vay của ngân hàng trong từng thời kỳ. Doanh số thu nợ: Doanh số thu nợ cũng được tính trong một thời kỳ nhất định thường là một năm tài chính. Nó phản ánh lượng vốn thực tế mà khách hàng trả nợ cho ngân hàng và được tính theo phương pháp cộng dồn. Doanh số thu nợ phụ thuộc vào kỳ hạn trả nợ, gồm hai chỉ tiêu tuyệt đối và tương đối. Quy mô khách hàng cho vay: Cũng giống như các hoạt động dịch vụ khác, việc có một cơ sở khách hàng tốt và phát triển ổn định cũng thể hiện hoạt động đang mang lại hiệu quả và sự phát triển của hoạt động dịch vụ đó. Đối với hoạt động cho vay, quy mô khách hàng thường được đo lường theo chỉ tiêu khách hàng cho vay cá nhân và khách hàng cho vay doanh nghiệp. Thông thường quy mô khách hàng cho vay doanh nghiệp có sự tăng trưởng chậm nhưng ổn định trong khi đó, quy mô khách hàng cho vay cá nhân thường phải có một tốc độ tăng trưởng cao. Thị phần cho vay tiêu dùng: Chỉ tiêu này cho biết ngân hàng hiện chiếm lĩnh bao nhiêu thị phần cho vay tiêu dùng trong tổng số dư nợ cho vay tiêu dùng của các ngân hàng trên một khu vực địa lý (tỉnh, thành phố, cả nước...). Việc tính toán chỉ tiêu này tương đối phức tạp vì cần sự tổng hợp số liệu của tất cả các ngân hàng. Tuy nhiên, việc so sánh tương đối giữa các ngân hàng với nhau phản ánh được hiệu quả của cho vay tiêu dùng của từng ngân hàng.

1.2.4 Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng 1.2.4.1 Nguyên nhân chung

Môi trường kinh tế,chính trị, xã hội và pháp lý trong nước:

Về môi trường kinh tế: Môi trường kinh tế tác động mạnh mẽ đến lĩnh vực kinh doanh của NH cũng như các doanh nghiệp trong nền kinh tế. Nếu nền kinh tế hoạt động ổn định không có lạm phát hay khủng hoảng xảy ra thì các DN sẽ thu được lợi

Trường Đại học Kinh tế Huế

(24)

nhuận cao và có thể trả nợ cho NH. Tuy nhiên, nếu nền kinh tế xảy ra khủng hoảng thì đe dọa rất lớn đến doanh nghiệp, hoạt động SXKD của DN bị trì trệ, hàng hóaứ đọng, doanh thu giảm sút và ảnh hưởng đến khả năng trả nợ cho NH. Các chính sách mới của chính phủ, chủ trương của Đảng cũng làm thay đổi lớn đối với hoạt động kinh doanh của DN.

- Môi trường chính trị,xã hội:Nếu môi trường chính trị, xã hội ổn định không có gì xảy ra xung đột hay chiến tranh, khủng bố thì sẽ tạo điều kiện cho các DN phát triển. Ngược lại, nếu nền kinh tế bất ổn thì ảnh hưởng rất lớn đến tình hình hoạt động của DN gây ra những rủi ro lớn về khả năng trả nợ cho NH.

- Môi trường pháp lý: Hệ thống pháp lý có tính cụ thể,chặt chẽ và có hiệu lực sẽ làm phát huy sức mạnh đối với các quan hệ giữa các tổ chức kinh tế với nhau cũng như các tổ chức kinh tế đó với NH. Ngược lại, hệ thống pháp lý lỏng lẻo thì tạo ra nhiều sơ hở kẻ gian dễ lợi dụng gây nên tình trạng lừa đảo, mánh khóe thiệt hại lẫn nhau. Từ đó NH rất khó để nhận biết, điều này làm cho kẻ gian trực tiếp chiếm dụng vốn của NH.

Môi trường quốc tế.

Hội nhập nền kinh tế đang là xu hướng hiện nay đối với các nước trên thế giới nó có tác động lớn đến hoạt động kinh doanh của từng tổ chức kinh tế. Nếu các tổ chức kinh tế hợp tác với nhau sẽ tạo ra một bức tường vững chắc để cùng nhau phát triển, giúp đỡ lẫn nhau. Tuy nhiên, quan hệ kinh tế mở rộng ra các nước sẽ tạo ra sự ràng buộc về kinh tế,tiềm ẩn những rủi ro mang tính hệ thống.

1.2.4.2 Nguyên nhân từ phía khách hàng

Trong nền kinh tế công nghệ 4.0 như hiện nay thì các DN chịu sự cạnh tranh gay gắt khốc liệt để có thể tồn tại và đứng vững trên thị trường đầy biến động.DN gặp rủi ro là điều không thể tránh khỏi. Nguồn thu chủ yếu của NH là từ các DN thông qua hoạt động tín dụng.Vì vậy,mọi hoạt động kinh doanh lãi hay lỗ của doanh nghiệp đều ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động rủi ro rín dụng của NH.Một số nguyên nhân dẫn đến rủi ro của doanh nghiệp bao gồm: Người vay vốn sử dụng sai mục đích, sử dụng vào các hoạt động kinh doanh có rủi ro cao dẫn đến thua lỗ, trốn nợ,không trả được nợ cho NH. Doanh nghiệp vay ngắn hạn để đầu tư vào tài sản lưu động cố định. Lợi dụng

Trường Đại học Kinh tế Huế

(25)

điểm yếu của NHTM, nhiều khách hàng đã tìm cách lừa đảo để được vay vốn. Họ lập phương án SXKD giả, giấy tờ thế chấp cầm cố giả mạo hoặc đi vay ở nhiều NH với cùng một bộ hồ sơ.Rủi ro xuất phát từ sự yếu kém của bản thân DN. Do trình độ kinh doanh yếu kém, khả năng điều hành,quản lý của ban lãnh đạo còn hạn chế. Bản thân DN bị lừa đảo hoặc đối tác của DN gặp rủi ro. DN gặp những rủi ro khách quan như:

Cháy nổ,thiên tai,động đất,mất trộm.... Đây là trường hợp ít khi xảy ra và khó có thể dự đoán trước được.

1.2.4.3 Nguyên nhân từ chính bản thân ngân hàng

Rủi ro tín dụng còn xuất phát từ chính bản thân NH là vì do những nguyên nhân sau: NH đưa ra chính sách tín dụng không phù hợp với nền kinh tế và thể lệ cho vay cũng tạo ra sơ hở để KH lợi dụng chiếm đoạt vốn của NH. Do cán bộ NH chưa chấp hành đúng quy trình cho vay như: không thẩm định, đánh giá đầy đủ thông tin chính xác của KH trước khi cho vay, cho vay khống, thiếu tài sản đảm bảo, cho vay vượt tỷ lệ an toàn. Đồng thời, CBTD không kiểm tra giám sát chặt chẽ về tình hình vốn vay của KH. Sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các NHTM nhằm thu hút khách hàng khiến cho việc thẩm định KH trở nên sơ sài, qua loa hơn. Hơn nữa, nhiều NHTM do quá chú trọng đến lợi nhuận đã chấp nhận rủi ro cao,bất chấp những rủi ro không lành mạnh, thiếu an toàn. Do trình độ nghiệp vụ của CBTD trong việc đánh giá các dự án, hồ sơ xin vay chưa tốt, cũng dẫn đến tình trạng dự án thiếu khả thi nhưng vẫn cho vay.

Một số cán bộ NH thiếu tinh thần trách nhiệm, vi phạm đạo đức kinh doanh. Do tình trạng tiêu cực,tham nhũng xảy ra trong nội bộ NH.Ngoài ra, còn rất nhiều yếu tố khác thuộc về NHTM gây ra tín dụng như: Chất lượng thông tin và xử lý thông tin trong NHTM,cơ cấu tổ chức và quản lý đội ngũ cán bộ, năng lực công nghệ...

1.2.5Tác động của rủi ro tín dụng

- Làm giảm lợi nhuận của NHkhi rủi ro tín dụng xảy ra

- Những khoản tín dụng gặp rủi ro gây cho NH những thiệt hại về mặt tài chính khi không thu được vốn và lãi trực tiếp làm giảm lợi nhuận của NH

- Khi NH thu được lãi treo hay nợ quá hạn thì cũng làm NH mất cơ hội đầu tư vào những dự án khả thi,có khả năng mang lại lợi nhuận.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(26)

- Làm giảm uy tín của NHkhi xảy ra rủiro tín dụng:KH một khi mất lòng tin thì sẽ không gửi tiền vào NH, thậm chí có thể có thể rút lại những khoản tiền đã gửi. Điều này, sẽ gây khó khăn cho việc huy động vốn và làm giảm quy mô hoạt động của NH.

NHTM gặp rủi ro cũng sẽ làm mất lòng tin đối với các NH bạn, NH nước ngoài nên rất khó có thể nhận được những khoản tín dụng từ phía họ khi cần thiết. Ngoài ra, NH khó có thể có các quan hệ đại lý làm cầu nối trong quá trình thanh toán quốc tế, phát triển các dịch vụ của NH.

- Khả năng thanh toán của NHbị giảm đáng kể

Rủi ro tín dụng đã khiến cho việc hoàn trả tiền gửi của NH gặp nhiều khó khăn.

Do chậm thu hồi từ các khoản đầu trong khi NH vẫn phải đều đặn trả lãi vốn theo đúng kì hạn.Chính vìđiều nàyđã làm hạn chế khả năng thanh toán của NH.

- Là nguy cơ dẫn đến phá sản NH. Làm giảm sút lòng tin đặc biệt là đối với người dân khi xảy ra rủi ro. Họ lo sợ bị mất những khoản tiền đã gửi và sẽ rút tiền nhanh hơn để tìm cơ hội đầu tư có lợi hơn ở một NH khác. Nghiêm trọng hơn là khi xảy ra tình trạng rúttiền ồ ạt dẫn đến sự phá sản thực sự của NH.

- Hậu quả của sự phá sản NH không chỉ bản thân NH phải gánh chịu mà còn ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống NH. Điều này sẽ tạo ra một phản ứng dây chuyền gây ra sự phá sản hàng loạt của các NH khác ảnh hưởng tiêu cực đến toàn bộ nền kinh tế 1.3 Các chỉ tiêu đo lường rủi ro tín dụng

1.3.1 Tỷ lệ nợ quá hạn

Số dư nợ quá hạn

Tỷ lệ nợ quá hạn = X 100%

Tổng dư nợ

- “Tỷ lệ nợ quá hạn” phản ánh số dư nợ gốc và lãi đã quá hạn mà chưa thu hồi được.

Nợ quá hạn cho biết cứ trên 100 đồng dư nợ hiện hành thì có bao nhiêu đồng đã quá hạn, đây là một chỉ tiêu cơ bản cho biết chất lượng hoạt động tín dụng của NH. Đối với các NHTM, tỷ lệ này khoảng 3%-5% là hợp lý.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(27)

- Tuy nhiên, chỉ số này chỉ phản ánh những số dư nợ thực sự đã quá hạn mà không phản ánh toàn bộ quy mô quá hạn. Để khắc phục nhược điểm này, người ta sử dụng chỉ tiêu “tỷ lệ tổng dư nợ có nợ quá hạn”.

1.3.2. Tỷ lệ tổng dư nợ có hạn

Tổng dư nợ có hạn

Tỷ lệ tổng dư nợ có hạn= x 100%

Tổng dư nợ 1.3.3. Nợ xấu trên tổng dư nợ

- Theo quyết định Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22 tháng 4 năm 2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.

- Theo quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòngđể xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của TCTD ban hành Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22 tháng 4 năm 2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước. Điều 6 quy định:

TCTD thực hiện phân loại nợ theo 5 nhóm như sau:

Nhóm 1: Nợ đủ tiêu chuẩn bao gồm:

- Các khoản nợtrung hạn và NH đánh giá là có khả năng thu hồi đủ cả gốc và lãiđúng hạn

- Các khoản nợ dưới 10 ngày và ngân hàng đánh giá là có đủ khả năng thu hồi đầy đủ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ gốc và lãiđúng thời hạn còn lại.

Nhóm 2: Nợ cần chú ý baogồm:

- Các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày - Các khoản nợ điều chỉnh kì hạn trả nợ lần đầu Nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn bao gồm:

- Các khoản nợ quá hạn từ 90 ngày đến 180 ngày - Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu

- Các khoản nợ được miễngiảm hoặc lãi do khách hàng khôngđủ khả năng trả lãiđầy đủ theo HĐTD

Nhóm 4 : Nợ nghi ngờ bao gồm:

Trường Đại học Kinh tế Huế

(28)

- Các khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày.

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấulại lần đầu.

- Các khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ 2.

Nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn bao gồm:

- Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày.

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lạilần đầu.

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lần thứ hai.

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn.

- Các khoản nợ khoanh,nợ chờ xử lý.

Nợ xấu là các khoản nợ thuộc nhóm 3,4, 5 Nợ xấu

Tỷ lệ nợ xấu= x 100%

Tổng dư nợ 1.3.4. Vòng quay vốn tín dụng

Doanh số thu nợ Vòng quay vốn tín dụng=

Dư nợ bình quân

Đây là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả của đồng vốn tín dụng thông qua tính luân chuyển của nó, đồng vốn được quay càng nhanh thì càng hiệu quả và đem lại lợi ích cho ngân hàng.

1.3.5 Hệ số thu hồi

Doanh số thu nợ Hệ số thu hồi nợ =

Tổng doanh số cho vay

Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả thu nợ của NH hay khả năng trả nợ vay của khách hàng, cho biết số tiền mà KH thu được trong một thời kì kinh doanh nhất định từ một

Trường Đại học Kinh tế Huế

(29)

đồng doanh số cho vay. Hệ số thu hồi càng lớn thì càng được đánh giá tốt, cho thấy công tác thu hồi vốn nhanh của NH càng hiệu quả và ngược lại.

1.3.6. Hiệu suất sử dụng vốn

Tổng dư nợ cho vay

Hiệu suất sử dụng vốn = x 100%

Tổng nguồn vốn huy động

Đây là chỉ tiêu phản ánh mối tương quan giữa nguồn vốn huy động và dư nợ cho vay.

Hiệu suất sử dụng vốn càng cao chứng tỏ hoạt động kinh doanh của NH có hiệu quả.

1.3.7. Trích lập dự phòng và bùđắp rủi ro tín dụng DPRR tín dụng trích lập Tỷ lệ trích lập DPRR=

Dư nợ bình quân

Tùy theo cấp độ rủi ro mà TCTD phải trích lập dự phòng rủi ro tín dụng từ 0% đến 100%:

- Nhóm 1: Nợ đủ tiêu chuẩn-0%

- Nhóm 2: Nợ cần chú ý-5%

- Nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn-20%

- Nhóm 4: Nợ nghi ngờ-50%

- Nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn-100%

1.4 Quảnlý rủi ro tín dụng

1.4.1. Khái niệm quản lý rủi ro tín dụng

Quản lý rủi ro tín dụng là việc các nhà quản trị NH xây dựng và thực thi các chiến lược,chính sách quản lý,kinh doanh tín dụng, tăng cường biện pháp phòng ngừa thông qua các công cụ quản lý thích hợp nhằm tối ưu khả năng thu hồi vốn vay từ khách hàng, hạn chế và giảm thấp nợ quá hạn, nợ xấu nhằm đạt các mục tiêu an toàn, hiệu quả,nâng cao chất lượng hoạt động của NH.

1.4.2 Mục tiêu quản lý rủi ro tín dụng

Tín dụng là một trong những nghiệp vụ hàng đầu, có ý nghĩa quan trọng trong quyết định đối với sự tồn tại và phát triển của một NH. Vì vậy, sự tăng về số lượng dự nợ sẽ là tín hiệu đáng mừng cho NH song cũng tiềm ẩn xác xuất rủi ro lớn. Lúc này

Trường Đại học Kinh tế Huế

(30)

nhà quản trị NH đứng trước lựa chọn là số dư nợ tăng và hạn chế rủi ro tín dụng có thể xảy ra. Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt hiện nay thì yêu cầu cơ bản của NH là “hiện thực, khả thi và hiệu quả”. Để thực hiện được yêu cầu này thì các nhà quản trị phải tính toán đến khả năng lấy những khoản không rủi ro để bù đắp vào những khoản rủi ro tiềm ẩn.

Dù rằng đứng trước những sự lựa chọn thì mục tiêu quản lý rủi ro tín dụng vẫn tối đa hóa tỷ lệ thu hồi vốn thông qua việc duy trì mức độ rủi ro có thể chấp nhận được và hạn chế mức tối đa tác động tiêu cựccủa các khoản nợ xấu.

1.4.3 Ý nghĩa của việc quản lý rủi ro tín dụng

Rủi ro tín dụng là điều khó tránh khỏi trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, quản lý rủi ro tín dụng nhằm mục đích tối đa hóa tỷ lệ thu hồi vốn thông qua việc duy trì một mức độ rủi ro nhất định. Quản lý rủi ro tín dụng có hiệu quả sẽ góp phần làm ổn định sự hoạt động của bất kỳ NH nào.

Quản lý rủi ro tín dụng đạt hiệu quả cao tức là NH cho vay và thu hồi được cả gốc lẫn lãi đối với hầu hết các khách hàng, góp phần làm tăng thu nhập cho NH, nâng cao uy tín,đạt được niềm tin của KH, khi đó NH sẽ có điều kiện thuận lợi để mở rộng tín dụng,thực hiện có hiệu quả chính sách khách hàng.

Mặt khác, NH có vai trò trung gian trong nền kinh tế, có mối quan hệ ràng buộc với tất cả các chủ thể liên quan như DN, cơ quan nhà nước, cá nhân và hộ gia đình...Quản trị rủi ro tín dụng có vai trò quan trọng trong toàn bộ nền kinh tế.NH cho vay có hiệu quả cũng có nghĩa là khách hàng sử dụng vốn vay đạt hiệu quả cao, qua đó NH cũng có khả năng thanh toán cho người gửi tiền. Như vậy, nó góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, nâng cao khả năng thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô của Chính phủ.

1.4.4. Nguyên tắc Basel trong quản lý rủi ro tín dụng

Ủy ban Basel đã ban hành 17 nguyên tắc về quản lý nợ xấu mà thực chất là đưa ra các nguyên tắc trong quản trị rủi ro tín dụng, đảmbảo tính hiệu quả và an toàn trong hoạt động cấp tín dụng.Các nguyên tắc này tập trung vào các nội dung cơ bản sau đây:

- Xây dựng môi trường tín dụng thích hợp (3 nguyên tắc): Trong nội dung này, ủy ban Basel yêu cầu Hội đồng quản trị thực hiện phê duyệt định kỳ chính sách rủi ro

Trường Đại học Kinh tế Huế

(31)

tín dụng, xem xét rủi ro tín dụng và xây dựng một chiến lược xuyên suốt trong quá trình hoạt động của NH(tỷ lệ nợ xấu,mức độ chấp nhận rủi ro...).Trên cơ sở này, Ban Tổng giám đốc có trách nhiệm thực thi các định hướng này phát triển các chính sách, thủ tục nhằm phát hiện, đo lường. Theo dõi và kiểm soát nợ xấu trong mọi hoạt động của mình, đặc biệt là các sản phẩm mới phải có sự phê duyệt của Hội đồng quản trị hoặc Ủy ban của Hội đồng quản trị.

- Thực hiện cấp tín dụng lành mạnh (4 nguyên tắc):Các NH cần xác định rõ ràng các chỉ tiêu cấp tín dụng lành mạnh (thị trường mục tiêu, đối tượng khách hàng, điều khoản và điều kiện cấp tín dụng...) NH cần xây dựng các hạn mức tín dụng cho từng loại khách hàng vay vốn để tạo ra các loạihình rủi ro tín dụng khác nhau nhưng có thể so sánh và theo dõi trên cơ sở xếp hạng tín dụng nội bộ đối với KH trong các lĩnh vực, ngành nghề khác nhau.NH phải có quy trình rõ ràng trong phê duyệt tín dụng,các sửa đổi tín dụng với sự tham gia của các bộphận tiếp thị,bộ phận phân tích tín dụng và bộ phận phê duyệt tín dụng cũng như trách nhiệm rạch ròi của các bộ phận tham gia, đồng thời, cần phát triển đội ngũ nhân viên quản lý rủi ro tín dụng có kinh nghiệm, kiến thức nhằm đưa ra các nhận định thận trọng trong việc đánh giá phê duyệt rủi ro tín dụng. Việc cấp tín dụng cần được thực hiện trên cơ sở giao dịch công bằng giữa các bên, đặc biệt cần có sự thận trọng và đánh giá hợp lý đối với khoản tín dụng cấp cho các khách hàng có quan hệ.

- Duy trì một quá trình quản lý, đo lường và theo dõi tín dụng phù hợp (10 Nguyên tắc):Các NH cần có hệ thống quản lý một cách cập nhật đối với các danh mục đầu tư có rủi ro tín dụng,bao gồm hồ sơ cập nhật tín dụng, thu thập thông tin tài chính hiện hành, dự thảo các văn bản hợp đồng vay...theo quy mô và mức độ phức tạp của NH.Đồng thời, hệ thống này có khả năng nắm bắt và kiểm soát tình hình tài chính, sự tuân thủ các thỏa thuận trong HĐTD của khách hàng...để phát hiện kịp thời những khoản vay có vấn đề. NH cần có hệ thống khắc phục sớm đối với các khoản tín dụng xấu, quản lý các khoản tín dụng có vấn đề. Các chính sách rủi ro tín dụng của NH cần chỉ rõ cách thức quản lý các khoản tín dụng có vấn đề.Trách nhiệm đối với các khoản tín dụng này có thể giao cho tiếp thị hay bộ phận xử lý nợ hoặc kết hợp hai bộ phận này, tùy theo quy mô và bản chất của mỗi khoản tín dụng. Ủy ban Basel cũng khuyến

Trường Đại học Kinh tế Huế

(32)

khích các NH phát triển và xây dựng hệ thống XHTDNB trong quản lý rủi ro tín dụng, giúp phân biệt các mức độ rủi ro tín dụng trong tài sản tiềm năng rủi ro của NH.

Như vậy, trong xây dựng mô hình quản lý rủi ro tín dụng, nguyên tắc Basel có một số điểm cơ bản:

- Phân tách bộ máy cấp tín dụng theo các bộ phận tiếp thị, bộ phận phân tích tín dụng và bộ phận phê duyệt tín dụng cũng như trách nhiệm rạch ròi của các bộ phận tham gia.

-Nâng cao năng lực của cán bộ quản lý rủi ro tín dụng.

- Xây dựng một hệ thống quản lý và cập nhật thông tin hiệu quả để duy trì một quá trìnhđo lường,theo dõi tín dụng thích hợp, đáp ứng yêu cầu rủi rotín dụng

1.4.5 Các mô hìnhđo lường rủi ro tín dụng

1.4.5.1. Mô hìnhđịnh tính về đo lường rủi ro tín dụng

Hệ thống tiêu chuẩn thường được các NH sử dụng trong mô hình định tính là tiêu chuẩn 6C

1.Character (Tư cách của người vay): Tiêu chuẩn này thể hiện tinh thần trách nhiệm, tính trung thực, mục đích rõ ràng và thiện chí trả nợ của người vay. Khi quyết định cho vay, CBTD phải chắc chắn tin rằng người xin vay có mục đích tín dụng rõ ràng và có thiện chí trả nợ nghiêm chỉnh khi đến hạn.

2.Capacity (Năng lực của người vay):CBTD phải chắc chắn rằng người xin vay phải có đủ năng lực hành vi và năng lực pháp lý để kí kết HĐTD.

3.Cash (Thu nhập của người vay):Tiêu chuẩn thu nhập của người vay tập trung vào câu hỏi: Người vay có khả năng tạo ra đủ tiền để trả nợ hay không? Nhìn chung, người vay có ba khả năng để tạo ra tiền đó là: dòng tiền ròng từ doanh thu bán hàng, dòng tiền phát hành chứng khoán và dòng tiền bán thanh lý tài sản. Bất cứ nguồn thu nào từ ba khả năng trên đều có thể sử dụng để trả nợvay cho NH.

4.Collateral (Tài sản đảm bảo): Một khoản tín dụng nếu được bảo đảm bằng tài sản cầm cố hay tài sản thế chấp sẽ gắn chặt hơn trách nhiệm và nghĩa vụ trả nợ của người vay. Nếu xảy ra những rủi ro khách quan, người vay không được trả nợ thì tài sản cầm cố, thế chấp sẽ trở thành nguồn thu nợ thứ hai của NH. Tài sản cầm cố thế chấp cũng phải đáp ứng những yêu cầu và điều kiện nhất định theo quy định của NH.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(33)

5.Conditions(Các điều kiện): Để đánh giá xu hướng ngành và điều kiện kinh tế có ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động kinh doanh của khách hàng, CBTD cần phải biết được thực trạng về ngành nghế công việc kinh doanh của khách hàng, cũng như khi các điều kiện kinh tế thay đổi sẽ ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động của người vay.

6.Control (kiểm soát người vay):NH có kiểm soát được khách hàng sử dụng tiền vay hay không? Tập vào những vấn đề như: các thay đổi trong pháp luật và quy chế có ảnh hưởng đến người vay? Yêu cầu tín dụng của người vay có đáp ứng tiêu chuẩn của NH và của nhà quản lý về chất lượng tín dụng.

1.4.5.2 Mô hình lượng hóa rủi ro tín dụng

Mô hìnhđiểm số Z(Z- Credit scoring model).

Mô hình điểm số Z: Đây là mô hình do E.I.Altman xây dựng để cho điểm tín dụng đối với các DN vay vốn.Đại lượng Z dùng làm thước đo tổng hợp để phân loại rủi ro tín dụng đối với người vay và phụ thuộc vào trị số của các chỉ số tài chính của người vay.Tầm quan trọng của các chỉ số này trong việc xác định xác suất vỡ nợ của người vay trong quá khứ.Từ đó Altman đã xây dựng mô hình tínhđiểm như sau:

Z=1,2 X1+ 1,4 X2+3,3 X3+0.6 X4+1.0 X5 Trong đó:

X1=Hệ số vốn lưu động / Tổng tài sản X2= Hệ số lãi chưa phân phối / Tổng tài sản

X3= Hệ số lợi nhuận trước thuế và lãi / Tổng tài sản

X4= Hệ số giá trị thị trường của tổng vốn sở hữu / Giá trị hoạch toán tổng nợ X5= Hệ số doanh thu / Tổng tài sản

Trị số Z càng cao,người vay có xác suất vỡ nợ càng thấp.Vậy khi trị số Z thấp hoặc là một số âm lẽ là căn cứ xếp khách hàng vào nhóm nguy cơ vỡ nợ cao.Theo

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Huyện Quảng Điền là một huyện thuần nông, với diện tích đất nông nghiệp lớn và người dân chủ yếu sống nhờ vào sản xuất nông nghiệp.Nắm được điều

Để thực hiện chức năng này, một mặt NHTM huy động và tập trung vốn tiền tệ tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế như vốn tạm thời nhàn rỗi trong các tổ chức kinh tế

Do đó, phát triển TDCN là một bước đi rất cần thiết đối với ngân hàng Vietcombank chi nhánh Huế nhằm tăng cường sự hiện diện, gia tăng thị phần, phân tán rủi ro trong

Rủi ro tín dụng trong hoạt động Ngân được quy định tại Điều 3 Quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử

Tóm lại, chu ̛ o ̛ ng 2 của luạ ̂ n va ̆ n đã trình bày kết quả hoạt đọ ̂ ng kinh doanh của BIDV Quảng Nam, phân tích các nhân tố ảnh hu ̛ ởng đến hoạt đọ ̂ ng quản trị

- Ngoài ra qua quá trình tìm hiểu tài liệu và nghiên cứu định tính trong bài làm tôi có phỏng vấn những cán bộ tín dụng cá nhân để tìm ra nguyên nhân dẫn đến những

Kết quả cho thấy, Agribank CN tỉnh Quảng Trị đã đạt được một số kết quả tích cực trong quản trị rủi ro hoạt động như: quản trị rủi ro hoạt động của ngân hãng được xác

Trường ĐH KInh tế Huế.. Để có thể kiểm soát việc phát sinh nợ xấu và khống chế tỷ lệ nợ xấu ở mức thấp, ngân hàng đã thực sự nỗ lực trong công tác quản trị rủi ro