• Không có kết quả nào được tìm thấy

Giáo án Luyện từ và câu Lớp 3 tuần 13 - Giáo dục tiếu học

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Giáo án Luyện từ và câu Lớp 3 tuần 13 - Giáo dục tiếu học"

Copied!
2
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Luyện

từ và câu tuần 13

Mở rộng vốn từ Địa Phương - Dấu Chấm Hỏi, Dấu Than

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức : Nhận biết được một số từ ngữ thường dùng ở miền Bắc, miền Nam qua bài tập phân loại, thay thế từ ngữ (bài tập 1, bài tập 2).

2. Kĩ năng : Đặt đúng dấu câu (dấu chấm hỏi, dấu chấm than) vào chỗ trống trong đoạn văn (Bài tập 3).

3. Thái độ: Yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

1. Giáo viên: Bảng phụ.

2. Học sinh: Đồ dùng học tập.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động dạy Hoạt động học

1. Hoạt động khởi động (5 phút):

- Bài cũ : Gọi HS lên làm bài tập.

- Nhận xét, cho điểm.

- Giới thiệu bài mới : trực tiếp.

2. Các hoạt động chính :

a. Hoạt động 1: Từ địa phương (15 phút)

* Mục tiêu: Giúp cho HS biết dùng 1 số từ ngữ miền Bắc, Trung, Nam.

* Cách tiến hành:

Bài tập 1: Chọn và sắp xếp các từ ngữ sau vào bảng phân loại.

- Cho HS đọc yêu cầu của bài.

- Giúp HS hiểu các yêu cầu của bài: Các từ trong mỗi cặp từ có nghĩa giống nhau (bố/ ba; mẹ/ má)

- Yêu cầu HS phải đặt đúng vào bảng phân loại.

- Gọi 1 HS đọc lại các bảng từ cùng nghĩa.

- Cho HS cả lớp làm vào vở

- Mời 2 HS lên bảng thi làm bài nhanh - Chốt lời giải đúng.

+ Từ dùng ở miềm Bắc: bố, mẹ, anh cả, quả, hoa, dứa, sắn, ngan.

+ Từ dùng ở miền Nam: ba, má, anh hai, trái, bông, thơm, khóm, mì, vịt xiêm

- Đọc yêu cầu của đề bài.

- Lắng nghe.

- 1HS đọc.

- Lớp làm vào vở

- 2 HS lên bảng thi làm bài.

- Chữa bài đúng vào vở

(2)

Bài tập 2: Hãy tìm những từ cùng nghiã trong ngoặc đơn cùng nghĩa với những từ in nghiêng

- Mời 1 HS đọc yêu cầu đề bài.

- Cho HS trao đổi theo nhóm để tìm từ cùng nghĩa với từ in đậm.

- Mời HS nối tiếp nhau đọc kết quả trước lớp.

- Nhận xét, chốt lại:

b. Hoạt động 2: Dấu chấm hỏi, dấu chấm than (15 phút)

* Mục tiêu: Giúp cho các em biết đặt dấu chấm hỏi, dấu chấm than trong đoạn văn cho đúng

* Cách tiến hành:

Bài tập 3: Điền dấu câu thích hợp vào mỗi ô trống dưới đây.

- Mở bảng lớp mời 1 HS đọc yêu cầu đề bài.

- Yêu cầu HS đọc thầm cả bài.

- Cho HS chơi trò chơi thi tiếp sức.

- Nhận xét chốt lới giải đúng.

3. Hoạt động nối tiếp : - Nhắc lại nội dung bài học.

- Xem lại bài, chuẩn bị bài sau.

- 1HS đọc yêu cầu đề bài.

- Trao đổi theo nhóm 6

- Nối tiếp nhau đọc kết quả - Nhận xét.

- 1 HS đọc yêu cầu đề bài.

- Đọc thầm.

- Mỗi đội 5 HS lên thi tiếp sức - Kết quả:

+ Một người kêu lên; cá heo!

A! Cá heo nhảy múa đẹp quá!

Có đau không, chú mình? Lần sau khi nhảy múa, phải chú ý nhé!

RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Câu 1 (trang 86 sgk Tiếng Việt 5): Trong đoạn văn sau, người viết đã dùng những từ ngữ nào để chỉ nhân vật Phù Đổng Thiên Vương (Thánh Gióng)?. Việc dùng nhiều từ ngữ

Câu 2 (trang 77 sgk Tiếng Việt 5): Hãy thay thế những từ ngữ lặp lại trong mỗi câu của đoạn văn sau bằng những từ ngữ có giá trị tương đương để đảm bảo liên kết mà không

Câu 2 (trang 71 sgk Tiếng Việt 5): Nếu ta thay từ được dùng lặp lại bằng một trong các từ nhà, chùa, trường, lớp thì hai câu trên có còn gắn bó với

- TĐN không hoàn toàn (đồng nghĩa tương đối , đồng nghĩa khác sắc thái): Là các từ tuy cùng nghĩa nhưng vẫn khác nhau phần nào sắc thái biểu cảm (biểu thị cảm xúc,

Các sự vật cũng có hành động, ý nghĩa như người : trăng sao biết trốn, đất nóng lòng chờ đợi, đất hả hê uống nước, ông sấm vỗ tay cười, ông trời bật lửa xem lúa trổ

- Các đại từ xưng hô có khả năng thay thế DT đo đó chúng có thể có chức vụ trong câu như DT.. - Các đại từ vậy, thế có khả năng thay thế ĐT, TT do đó chúng có thể có

Luyện từ và câu lớp 2: Mở rộng vốn từ: từ ngữ về tình cảm

Em chọn từ ngữ nào điền vào chỗ trống để tạo thành câu hoàn chỉnh?. Gợi ý: Em hãy phân biệt các trường hợp và chọn từ